Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

bài giảng khí hậu toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 19 trang )


chương 1
đối tượng và phương pháp
nghiên cứu của khí tượng
học

1.1 Đối tượng của khí tượng học
Lớp vỏ khí bao quanh Trái đất - Khí quyển
- Bề mặt trái đất được bao phủ bởi một lớp vỏ hơi khí quyển, cùng
tham gia vào chuyển động quay của trái đất
- Không khí có thể nén được mật độ giảm theo chiều cao và khí
quyển dần mất hẳn, không có ranh giới rõ rệt
- 1/2 khí quyển tập trung ở tầng 5km, 3/4 ở tầng 10km và 9/10 ở tầng
20km dưới cùng
- Căn cứ vào tài liệu quan trắc từ vệ tinh, khí quyển lan tới độ cao hơn
20 nghìn km với mật độ giảm dần
- Bán kính trái đất = 6378,16km (bán kính ở xích đạo) & = 6356,78km
(bán kính ở địa cực)

1.1 Đối tượng của khí tượng học (tiếp)
Khí tượng học là gì? Đối tượng nghiên cứu?
- Là khoa học về khí quyển-vỏ không khí của trái đất
- Nghiên cứu các quá trình vật lý đặc trưng cho Trái đất thuộc khoa
học vật lý
- Các hiện tượng, quá trình khí quyển phát sinh, phát triển do tác động
trực tiếp/gián tiếp của năng lượng mặt trời dẫn tới xuất hiện sự
chuyển động của không khí và các hiện tượng khác trong khí quyển
- Các hiện tượng, quá trình trong khí quyển quan hệ chặt chẽ với quá
trình xảy ra trên bề mặt trái đất nghiên cứu cả các quá trình xảy ra
ở lớp đất (nước) sát bề mặt: sự thay đổi nhiệt độ bề mặt, tương tác
biển-khí, sự truyền nhiệt vào đất/nước....




Khí tượng học xác định mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau
và với các hiện tượng khác trong tự nhiên tìm ra các quy luật
chung

Các vấn đề chính của Khí tượng học:
1. Thu thập chính xác số liệu thực tế đặc trưng cho khí quyển và các
hiện tượng xảy ra. Mô tả chung về số lượng và chất lượng.
2. Phân tích số liệu thực tế, tìm cách giải thích đúng đắn các hiện tư
ợng và xác lập quy luật phát triển của chúng.
3. Sử dụng các quy luật tìm được, nghiên cứu các phương pháp chỉ
ra sự phát triển của quá trình ở thời đoạn tiếp theo.
4. Sử dụng các quy luật tìm được để sử dụng sức mạnh tự nhiên
phục vụ hoạt động thực tiễn của con người.
1.1 Đối tượng của khí tượng học (tiếp)

1.1 Đối tượng của khí tượng học (tiếp)
Khí hậu học là gì?
- là khoa học về khí hậu - tập hợp các điều kiện khí quyển đặc trư
ng cho một nơi nào đó, phụ thuộc hoàn cảnh địa lý của địa phương
- Là khoa học địa lý và môi trường
- Liên quan chặt chẽ với khí tượng học. Sự hiểu biết các quy luật khí
hậu học chỉ có thể dựa trên cơ sở các quá trình khí quyển

Khái niệm thời tiết

Trạng thái của khí quyển ở gần mặt đất và ở những tầng thấp (môi trư
ờng hoạt động của hàng không) gọi là thời tiết


Những đặc trưng của thời tiết như: nhiệt độ không khí, khí áp, độ ẩm,
lượng mây, giáng thuỷ, gió,... được gọi là những yếu tố khí tượng

Mô tả theo các trị số tức thời của các yếu tố khí tượng. Khoảng thời
gian từ vài phút đến tối đa là vài giờ

Sự biến đổi của thời tiết ở gần mặt đất có ý nghĩa lớn đối với nông
nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác của con người

Những quá trình khí quyển ở các độ cao khác nhau có liên quan với
nhau một cách toàn diện cần nghiên cứu các tầng khí quyển trên
cao

Trạng thái khí quyển tầng cao là đối tượng của cao không học
1.1 Đối tượng của khí tượng học (tiếp)

Khái niệm khí hậu

Khí hậu là tập hợp của những điều kiện khí quyển đặc trưng cho
mỗi địa phương và phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh địa lí của
địa phương.

Hoàn cảnh địa lí: vĩ độ, kinh độ, độ cao trên mực biển, đặc điểm
của mặt đất, địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật...

ảnh hưởng đến nông nghiệp, giao thông, hoạt động sống của con
người....

Khí hậu là trạng thái dài hạn của thời tiết. Nghiên cứu giống như
đối với thời tiết nhưng thời hạn lấy trung bình là nhiều ngày, nhiều

tháng, nhiều năm hoặc nhiều thế kỷ.
1.1 Đối tượng của khí tượng học (tiếp)

×