Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP Cao su Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----ššššš-----

DƯƠNG THỊ HIỀN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÔNG NHÂN CAO SU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----ššššš-----

DƯƠNG THỊ HIỀN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÔNG NHÂN CAO SU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRỊNH THỊ ÁI HOA



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vì vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
càm kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Luận văn được nghiên cứu và viết
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Thị Ái Hoa – Học viện chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh.
Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu các thông tin trích
dẫn có nguồn gốc rõ ràng và được phép sử dụng. Những kết quả nghiên cứu này
chưa từng được sử để bảo vệ một học vị nào.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2019

Học viên

Dương Thị Hiền


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo Khoa khoa học
quản lý - Viện đào tạo sau đại học; cô giáo chủ nhiệm lớp CH26 – chuyên ngành
quản lý kinh tế và chính sách bạn bè đồng môn và anh chị đã giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày
tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Thị Ái Hoa – Học viện chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ dạy cho tôi về kiến thức
cũng như phương pháp nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài.

Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, với sự giảng
dạy, hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm của thầy, cô Viện đào tạo sau đại học Trường đại học kinh tế Quốc dân, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn
công tác và sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Mặc dù đã có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô, đồng
nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Học viên

Dương Thị Hiền


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ..........................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
CÔNG NHÂN CAO SU CỦA DOANH NGHIỆP......................................................7
1.1. Tổng quan về đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp...........7
1.1.1. Công nhân cao su của doanh nghiệp.........................................................7
1.1.2. Đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp.............................8
1.2. Quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp...................11
1.2.1. Khái niệm quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp...........11
1.2.2. Mục tiêu quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp.........12
1.2.3. Bộ máy quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp...........13
1.2.4. Nội dung quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp.......13
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề cho công

nhân cao su của doanh nghiệp.............................................................21
1.3.1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp.....................................................................21
1.3.2. Nhân tố thuộc về bản thân công nhân cao su...............................................23
1.3.3. Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài.......................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO CÔNG NHÂN CAO SU CỦA CÔNG TY CP CAO SU SƠN LA..............26
2.1. Tổng quan về Công ty CP cao su Sơn La và dự án trồng cao su tại tỉnh Sơn La 26
2.1.1. Giới thiệu về Công ty CP Cao su Sơn La.....................................................26
2.1.2. Giới thiệu Dự án trồng cao su tại tỉnh Sơn La.............................................30
2.2. Đội ngũ công nhân cao su tại Công ty CP cao su Sơn La.............................31
2.3. Thực trạng quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao
su Sơn La................................................................................................................33
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty
CP cao su Sơn La..............................................................................................33


2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề....................................................42
2.3.3. Kiểm soát đánh giá đào tạo nghề cho công nhân cao su............................52
2.4. Đánh giá công tác quản lý đào tạo nghề cho công nhân của Công ty CP cao
su Sơn La................................................................................................................57
2.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu..........................................................................57
2.4.2. Ưu điểm trong quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty
CP cao su Sơn La.......................................................................................................58
2.4.3. Hạn chế trong quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty
CP Cao su Sơn La.......................................................................................................59
2.4.4. Nguyên nhân của những hạn chế...................................................................61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÔNG NHÂN CAO SU CỦA CÔNG TY CP CAO SU
SƠN LA..............................................................................................................................63
3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho công nhân của Công

ty CP cao su Sơn La...............................................................................................63
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty đến năm 2022...........................................63
3.1.2. Mục tiêu đào tạo nghề cho công nhân của Công ty CP Cao su Sơn La. . .63
3.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho công nhân của Công ty
CP cao su Sơn La..............................................................................................64
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su
của Công ty CP cao su Sơn La đến năm 2022......................................................65
3.2.1. Hoàn thiện lập kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su....................65
3.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su.....67
3.2.3. Giải pháp về kiểm soát đào tạo nghề cho công nhân cao su......................75
3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng, bố trí sử dụng đãi ngộ công
nhân cao su..................................................................................................................76
KẾT LUẬN.......................................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CP
ĐTN
HCTĐVT
KTCB
LĐTB&XH
QLDN
QLKT
SXKD
TCKT
TCLĐTLTTBV
XDCB


Nghĩa của từ viết tắt
Cổ phần
Đào tạo nghề
Hành chính thi đua văn thể
Kiến thiết cơ bản
Lao động thương binh và xã hội
Quản lý dạy nghề
Quản lý kỹ thuật
Sản xuất kinh doanh
Tài chính kế toán
Tổ chức lao động tiền lương thanh tra bảo vệ
Xây dựng cơ bản


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.
Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8.
Bảng 2.9
Bảng 2.10.
Bảng 2.11.
Bảng 2.12.
Bảng 2.13:

Bảng 2.14
Bảng 2.15:
Bảng 2.16
Bảng 2.17
Bảng 2.18.
Bảng 2.19:
Bảng 2.20:

Tình hình khai thác cao su tại Công ty CP Cao su Sơn La...................28
Kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Cao su Sơn La................29
Hoạt động kinh doanh cao su tại Công ty CP cao su Sơn La................29
Tình hình biến động công nhân cao su tại Công ty..............................32
Trình độ học vấn công nhân cao su......................................................33
Nhu cầu đào tạo công nhân cao su theo công việc của Công ty theo hình
thức đào tạo tại chỗ..............................................................................34
Mục tiêu kế hoạch đào tạo nghề khai thác mủ cao su cho công nhân cao su. .36
Ví dụ chương trình đào tạo cụ thể của nghề khai thác mủ cao su.........38
Kế hoạch về tổ chức lớp học và chương trình học theo kế hoạch.........39
Kinh phí hỗ trợ đào tạo cho Công ty theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Sơn
La và các quy định của Chính phủ, Bộ, Ngành, Trung ương...................40
Kết quả khảo điều tra về công tác lập kế hoạch đào tạo của Công ty...41
Kinh phí hỗ trợ đào tạo cho Công ty đã được giải ngân..........................45
Tổng hợp số liệu truyền thông về đào tạo nghề cho công nhân cao su của
Công ty giai đoạn 2014 – 2018..............................................................47
Thực trạng về tổ chức lớp học cho công nhân cao su...........................48
Kết quả khảo sát các đối tượng là công nhân cao su đã tham gia học
nghề về tổ chức thực hiện đào tạo........................................................50
Khảo sát về tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho công nhân cao su................51
Tình hình kiểm soát thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân
cao su của Công ty CP cao su Sơn La..................................................53

Kết quả đào tạo nghề khai thác mủ cao su cho công nhân cao su.........55
Kết quả khảo sát về công tác kiểm soát, đánh giá đào tạo nghề cho công
nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La..........................................56
So sánh kết quả đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao
su Sơn La với kế hoạch........................................................................57

BIỂU

Biểu đồ 2.1. Hoạt động kinh doanh mủ cao su của Công ty....................................31
Biểu đồ 2.2. Tổng số lao động của doanh nghiệp....................................................33


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty CP cao su Sơn La....................................28
HÌNH
Hình 2.14. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ĐTN cho công nhân cao su.......43


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----ššššš-----

DƯƠNG THỊ HIỀN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÔNG NHÂN CAO SU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2019


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La là hết sức
cần thiết, nhằm đảm bảo cho người lao động có nghề nghiệp ổn định, tạo công ăn
việc làm, ổn định cuộc sống, thích nghi với điều kiện mới. Công nhân cao su của
Công ty CP cao su Sơn La tại 6 huyện ở tỉnh Sơn La chủ yếu tập trung ở các xã, bản
của các huyện: Huyện Mường La, Huyện Thuận Châu, Huyện Quỳnh Nhai; Huyện
Mai Sơn; Huyện Yên Châu, Huyện Vân Hồ.
Từ khi chính sách góp đất trồng cao su được triển khai, Chính phủ đã có nhiều
chính sách chung và chính sách riêng cho đào tạo nghề đối với công nhân cao su tại Sơn
La. Một số chính sách chủ yếu như Quyết định Số:42/2012/QĐ-TTg phê duyệt Về việc hỗ
trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng
đặc biệt khó khăn; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Riêng Tỉnh Sơn La cũng
ra các chính sách nhằm hỗ trợ cho người lao động góp đất trồng cao su như: Nghị quyết số
363/NQ-HĐND ngày 18/03/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách phát
triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 133/2016/NQ-HĐND ngày
22/3/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho
người lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Nhờ có những chính sách trên, công tác đào tạo nghề cho công nhân cao su
của Công ty CP cao su Sơn La thời gian qua đã mở ra những cơ hội cho người dân
vùng trồng cao su. Các lớp đào tạo nghề đã được tổ chức linh hoạt phù hợp với từng
gai đoạn phát triển của dự án. Trong giai đoạn 2007 – 2012, Công ty CP cao su Sơn

La đã tổ chức dạy nghề cho hơn 4.000 công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn
La. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề cho công nhân cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La
vẫn còn nhiều vấn đề như cơ cấu đào tạo nghề còn chưa phù hợp, chất lượng đào
tạo còn chưa cao. Những vấn đề đó có nguyên nhân từ công tác quản lý đào tạo
nghề của bộ phận quản lý đào tạo nghề chưa cao, học viên trình độ còn thấp, cây
cao su là loại cây trồng mới, quá trình đào tạo nhiều giai đoạn: trồng mới, chăm sóc,
thu hoạch, chế biến... mà chính sách đào tạo nghề chỉ được đào tạo 01 lần/người.


ii
Mặc dù công tác quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP
cao su Sơn La những năm qua đã có những nỗ lực nhất định, tuy nhiên vẫn còn những
hạn chế làm cho kết quả đào tạo nghề chưa đạt được như kỳ vọng. Một số vấn đề có
thể thấy như công nhân công ty cổ phần cao su Sơn La chuyên trách phụ trách về đào
tạo nghề chưa có kinh nghiệm, công tác truyền thông về đào tạo nghề còn chưa mạnh,
nhiệm vụ khảo sát nhu cầu học nghề chưa sâu sát dẫn đến các kế hoạch đào tạo chưa
thực sự phù hợp, giám sát, đánh giá đào tạo nghề còn hình thức…
Trong thời gian tới, vấn đề đào tạo nghề để giúp người dân chuyển đổi thành
công nghề nghiệp, ổn định cuộc sống vẫn là bài toán cần có lời giải tối ưu hơn, trong
đó một lời giải quan trọng là từ công tác quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su
của Công ty CP cao su Sơn La. Vì vậy, học viên chọn chủ đề “Quản lý đào tạo nghề
cho công nhân cao su của Công ty CP Cao su Sơn La” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ Quản lý kinh tế và Chính sách với mong muốn được góp phần hoàn thiện
công tác này tại Công ty.
Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:
- Xây dựng được khung nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề cho công nhân
cao su của doanh nghiệp
- Phân tích được thực trạng quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của
Công ty CP cao su Sơn La.
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho công

nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La.
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 3 chương:


iii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
CÔNG NHÂN CAO SU CỦA DOANH NGHIỆP
Chương 1 đề cập đến ba nội dung chính
(1) Đào tạo nghề cho công nhân cao su với các nội dung Khái niệm và phân
loại công nhân cao su, khái niệm đào tạo nghề cho công nhân cao su và đặc điểm
đào tạo nghề cho công nhân cao su;
(2) Quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp với các nội
dung khái niệm quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su, mục tiêu quản lý đào tạo
nghề cho công nhân cao su, bộ máy quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của
doanh nghiệp, nội dung quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su.
(3) Nhân tố ảnh hưởng đến quản đào tạo nghề cho công nhân cao su của
doanh nghiệp với ba nhân tố là nhân tố thuộc về doanh nghiệp, nhân tố thuộc về bản
thân công nhân cao su, nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài.
Quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh nghiệp là quá trình lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch đào tạo
nghề nhằm giúp cho người lao động nắm vững được nghề trồng, chăm sóc, thu
hoạch và chế biến cao su phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể về quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của doanh
nghiệp như sau là nâng cao chất lượng và tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có, nâng
cao khả năng thích ứng của nguồn nhân lực trong tương lai, nâng cao kết quả và hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý đào tạo nghề nhằm giúp người lao
động chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp, có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ cần
thiết, ổn định việc làm và nâng cao thu nhập.
Nội dung quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su được nghiên cứu theo

quy trình quản lý bao gồm lập kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su, tổ chức
thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su và kiểm soát và đánh giá
hoạt động đào tạo nghề cho công nhân cao su.


iv
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO CÔNG NHÂN CAO SU CỦA CÔNG TY CP CAO SU SƠN LA
Chương 2 nghiên cứu 4 nội dung chính: (1) Tổng quan về Công ty cổ phần
cao su Sơn La và dự án trồng cao su tại tỉnh Sơn La, (2) Công nhân cao su tại Công
ty cổ phần cao su Sơn La, (3) Thực trạng quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao
su của Công ty cổ phần cao su Sơn La, (4) Đánh giá quản lý đào tạo nghề cho công
nhân cao su của Công ty cổ phần cao su Sơn La.
Sau khi nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su
của Công ty cổ phần cao su Sơn La từ thực trạng bộ máy quản lý đào tạo nghề, thực
trạng lập kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su, thực trạng tổ chức thực hiện
kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su, thực trạng kiểm soát và đánh giá đào
tạo nghề cho công nhân cao su luận văn đã đánh giá thực hiện mục tiêu và điểm
mạnh, hạn chế trong công tác này của Công ty cổ phần cao su Sơn La.
Công tác quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty cổ phần
cao su Sơn La tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn một số hạn chế
nhất định. Cụ thể:
- Về bộ máy quản lý đào tạo nghề: Có nhiều thành viên trong tổ đào tạo chưa
được phân công chức năng nhiệm vụ cụ thể, từ đó một số thành viên Ban chỉ đạo
còn thụ động, chưa thể hiện được vai trò của mình.
- Về lập kế hoạch: Việc xác định nhu cầu học nghề cho công nhân cao su là
chưa sát với thực tế từ đó làm cho việc xác định mục tiêu đào tạo chưa hợp lý. Điều
này được thể hiện rõ qua việc trong năm 2018 Công ty CP cao su Sơn La đặt ra kế
hoạch đào tạo 900 học viên nghề khai thác mủ cao su nhưng trong thực tế chỉ có
500 người đi học, đến năm 2016 - 2017 Công ty lập chỉ tiêu kế hoạch đào tạo 53

học viên nghề bảo vệ vườn cây nhưng cũng không tổ chức đào tạo. Hay như ngay
trong năm 2019, Công ty xác định chỉ tiêu đào tạo nghề vận hành dây chuyền chế
biến mủ là 50 học viên nhưng chỉ đào tạo được 18 người đạt có 36% kế hoạch.
Hơn thế nữa việc xây dựng các chỉ tiêu về đào tạo nghề cho công nhân cao
su của Công ty CP Cao su Sơn La còn chạy theo số lượng, chưa thực sự chú trọng
đến chất lượng và giải quyết việc làm sau đào tạo.


v
- Về tổ chức thực hiện kế hoạch: việc tổ chức đào tạo nhiều khi chưa kịp
thời, có đôi khi kế hoạch đi vào triển khai một thời gian rồi mới tổ chức tập huấn.
Hơn nữa nội dung của nhiều đợt tập huấn còn sơ sài. Việc tuyên truyền vận động
chủ yếu mang tính chất thông báo, đọc nghe. Công tác tư vấn cho công nhân cao su
về học nghề còn thụ động và chưa chuyên sâu, chưa giúp họ thực sự tin tưởng. Bên
cạnh đó chất lượng đào tạo nghề chưa thực đạt yêu cầu. Do vậy, kết quả thu được từ
hoạt động đào tạo nghề còn hạn chế, sau khóa học các học viên còn nhiều bỡ ngỡ để
áp dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn. Vẫn còn một bộ phận học viên
sau khi học nghề xong vẫn không thể được nhận vào làm ngay. Kinh phí bố trí cho
điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, cũng như kinh phí để tuyên truyền, tư vấn học nghề
không có. Việc vận hành các quỹ còn cứng nhắc nên chưa thu hút được các chuyên gia
giỏi tham gia dạy nghề. Hơn thế nữa việc phân bổ kinh phí thực hiện đào tạo nghề cho
công nhân cao su đôi lúc còn muộn, nên việc tổ chức đào tạo nhiều khi rơi vào thời điểm
không thuận lợi cho lao động tham gia học nghề. Việc phối hợp trong quản lý đào tạo
nghề cho công nhân cao su giữa các phòng, ban, các nông trường, đội sản xuất chưa
chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của Ban tổng giám đốc Công ty.
- Về kiểm soát sự thực hiện kế hoạch: Hiện nay Công ty CP cao su Sơn La đã
sử dụng hình thức kiểm soát trước, trong và sau quá trình đào tạo nghề. Công ty CP
cao su Sơn La thấy được tầm quan trọng của việc chủ động lấy ý kiến phản hồi từ
người học, cũng như các đơn vị sản xuất có sử dụng công nhân sau khi học nghề.
Từ việc lấy thông tin người học, đơn vị sản xuất có những phản ánh gì thì Công ty

CP cao su Sơn La tiếp nhận thông tin và xử lý. Từ đó cũng có thể thấy rằng chủ thể
kiểm soát đào tạo nghề cho công nhân cao su được xác định đầy đủ.
Các công cụ kiểm soát việc thực hiện đào tạo nghề cho công nhân cao su vẫn
còn hạn chế chủ yếu là thông qua các văn bản kế hoạch, báo cáo, chưa ứng dụng
công nghệ thông tin vào kiểm soát, dẫn đến việc theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu,
kinh phí, đầu vào, đầu ra của người học nghề còn chưa kịp thời, thiếu chính xác.
Nói chung khâu kiểm soát thực hiện đào tạo nghề cho công nhân cao su còn
mang tính hình thức, chạy theo số lượng mà chưa đi vào những nội dung thực chất.
Trong quá trình kiểm soát khi phát sinh những vấn đề các cơ quan có thẩm quyền


vi
chưa thực sự mạnh dạn trong khâu xử lý, thường để cho các đơn vị có khuyết điểm
tự điều chỉnh, sửa chữa.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÔNG NHÂN CAO SU CỦA CÔNG TY CP CAO SU
SƠN LA
Chương 3 đề cập đến 2 nội dung chính (1) Phương hướng hoàn thiện quản lý
đào tạo nghề cho công nhân của Công ty CP cao su Sơn La; (2) Một số giải pháp
hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn
La đến năm 2022.
Các giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của
Công ty CP cao su Sơn La đến năm 2022 được đưa ra bao gồm giải pháp về hoàn
thiện lập kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su, giải pháp về tổ chức thực
hiện kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su, giải pháp về kiểm soát đào tạo
nghề cho công nhân cao su, giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng, bố trí sử
dụng đãi ngộ công nhân cao su.
Giải pháp về hoàn thiện lập kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su:
Nâng cao chất lượng, độ chính xác của công tác điều tra xác định nhu cầu học nghề

của công nhân cao su. Xác định mục tiêu đào tạo nghề cho công nhân cao su sát với
thực tiễn.. Xây dựng các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo nghề cho công
nhân cao su một cách cụ thể, chi tiết.. Xác định chính xác, cụ thể nguồn kinh phí và
thực hiện việc phân bổ kinh phí cho từng hoạt động đúng quy định của pháp luật.
Xây dựng quy trình lập kế hoạch trong đó có việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho
từng cá nhân đơn vị tham gia vào quá trình lập kế hoạch đào tạo nghề cho công
nhân cao su.. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề cho
công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La.
Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho công nhân cao su:
Nghiên cứu, xem xét để sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ


vii
của Tổ quản lý đào tạo nghề. Xem xét bổ sung, bố trí cán bộ công chức chuyên
trách quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su thuộc Phòng Tổ chức – Lao động
tiền lương. Từng bước nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo nghề cho
công nhân cao su cả ở cấp Tổ, Đội sản xuất. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý của Công ty đáp ứng được nhu cầu dạy và học nghề trong tình hình mới.
Nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý đào
tạo nghề cho công nhân cao su. Tăng cường, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt
động tuyên truyền vận động, tư vấn cho công nhân cao su tham gia các chương
trình đào tạo nghề do Công ty tổ chức. Không ngừng nâng cao chất lượng các
khóa đào tạo nghề cho công nhân cao su. Hoàn thiện quản lý vận hành các quỹ
trong hoạt động quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su.
Giải pháp về kiểm soát đào tạo nghề cho công nhân cao su: Đa dạng hóa các
hình thức kiểm soát và chủ thể kiểm soát đào tạo nghề cho công nhân cao su của
Công ty cổ phần cao su Sơn La. Đa dạng hóa các công cụ kiểm soát đào tạo nghề cho
công nhân cao su.
Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng, bố trí sử dụng đãi ngộ công nhân
cao su: Cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban giám đốc, các phòng chức năng Công ty

trong công tác đào tạo nghề cho công nhân.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên
cứu đề ra như (1) đã xác định được khung lý thuyết về quản lý đào tạo nghề cho
công nhân cao su của doanh nghiệp, (2) dựa vào khung lý thuyết đã được xác định,
phân tích được thực trạng quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty
cổ phần cao su Sơn La. Từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế trong quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty cổ
phần cao su Sơn La, (3) từ những hạn chế đã phát hiện, luận văn đề xuất được 04
nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty
cổ phần cao su Sơn La.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----ššššš-----

DƯƠNG THỊ HIỀN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO CÔNG NHÂN CAO SU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRỊNH THỊ ÁI HOA



HÀ NỘI - 2019


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La là hết sức
cần thiết, nhằm đảm bảo cho người lao động có nghề nghiệp ổn định, tạo công ăn
việc làm, ổn định cuộc sống, thích nghi với điều kiện mới. Công nhân cao su của
Công ty CP cao su Sơn La tại 6 huyện ở tỉnh Sơn La chủ yếu tập trung ở các xã, bản
của các huyện: Huyện Mường La, Huyện Thuận Châu, Huyện Quỳnh Nhai; Huyện
Mai Sơn; Huyện Yên Châu, Huyện Vân Hồ.
Từ khi chính sách góp đất trồng cao su được triển khai, Chính phủ đã có nhiều
chính sách chung và chính sách riêng cho đào tạo nghề đối với công nhân cao su tại Sơn
La. Một số chính sách chủ yếu như Quyết định Số:42/2012/QĐ-TTg phê duyệt Về việc hỗ
trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng
đặc biệt khó khăn; Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định
chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Riêng Tỉnh Sơn La cũng
ra các chính sách nhằm hỗ trợ cho người lao động góp đất trồng cao su như: Nghị quyết số
363/NQ-HĐND ngày 18/03/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách phát
triển cây Cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 133/2016/NQ-HĐND ngày
22/3/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho
người lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Nhờ có những chính sách trên, công tác đào tạo nghề cho công nhân cao su
của Công ty CP cao su Sơn La thời gian qua đã mở ra những cơ hội cho người dân
vùng trồng cao su. Các lớp đào tạo nghề đã được tổ chức linh hoạt phù hợp với từng
gai đoạn phát triển của dự án. Trong giai đoạn 2007 – 2012, Công ty CP cao su Sơn
La đã tổ chức dạy nghề cho hơn 4.000 công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn

La. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề cho công nhân cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La
vẫn còn nhiều vấn đề như cơ cấu đào tạo nghề còn chưa phù hợp, chất lượng đào
tạo còn chưa cao. Những vấn đề đó có nguyên nhân từ công tác quản lý đào tạo
nghề của bộ phận quản lý đào tạo nghề chưa cao, học viên trình độ còn thấp, cây
cao su là loại cây trồng mới, quá trình đào tạo nhiều giai đoạn: trồng mới, chăm sóc,
thu hoạch, chế biến... mà chính sách đào tạo nghề chỉ được đào tạo 01 lần/người.


2
Mặc dù công tác quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP
cao su Sơn La những năm qua đã có những nỗ lực nhất định, tuy nhiên vẫn còn những
hạn chế làm cho kết quả đào tạo nghề chưa đạt được như kỳ vọng. Một số vấn đề có
thể thấy như công nhân công ty cổ phần cao su Sơn La chuyên trách phụ trách về đào
tạo nghề chưa có kinh nghiệm, công tác truyền thông về đào tạo nghề còn chưa mạnh,
nhiệm vụ khảo sát nhu cầu học nghề chưa sâu sát dẫn đến các kế hoạch đào tạo chưa
thực sự phù hợp, giám sát, đánh giá đào tạo nghề còn hình thức…
Trong thời gian tới, vấn đề đào tạo nghề để giúp người dân chuyển đổi thành
công nghề nghiệp, ổn định cuộc sống vẫn là bài toán cần có lời giải tối ưu hơn, trong
đó một lời giải quan trọng là từ công tác quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su
của Công ty CP cao su Sơn La. Vì vậy, học viên chọn chủ đề “Quản lý đào tạo nghề
cho công nhân cao su của Công ty CP Cao su Sơn La” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ Quản lý kinh tế và Chính sách với mong muốn được góp phần hoàn thiện
công tác này tại Công ty.
2. Tổng quan nghiên cứu
Đến nay, chủ đề đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề đã được đề cập khá
nhiều trong các công trình nghiên cứu. Một số đề tài mà tác giả đã tham khảo như:
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Hải (2012), trường Đại học Kinh tế quốc
dân về “Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lai
Châu”. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức phân tích thực trạng cho
lao động nông thôn của chính quyền tỉnh, tổ chức thực thi chính sách này của chính

quyền tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 – 2012, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của chính
quyền tỉnh Lai Châu đến năm 2015.
Luận văn thạc sỹ của Hoàng Trọng Tuấn (2016), Học viện Chính trị Khu vực
I về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn”. Luận văn đã hệ thống
hóa được cơ sở lý luận về đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các nội dung
như khái niệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các hình thức đào tạo nghề,
mục tiêu của đào tạo nghề, các tiêu chí đánh giá đào tạo nghề, nội dung đào tạo
nghề và những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Luận


3
văn cũng đã phân tích được thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh
Bắc Kạn và đánh giá đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn theo các
tiêu chí và theo nội dung đào tạo nghề, từ đó rút ra các điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân của điểm yếu trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc
Kạn. Dựa vào các điểm yếu đã phát hiện luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn
thiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Mạnh Hùng (2016), Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh về “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở
tỉnh Yên Bái”. Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận quản lý nhà nước về
đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các nội dung như khái niệm, vai trò, nội
dung và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động
nông thôn. Luận văn đã phân tích được thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề
cho lao động nông thôn ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015 và đề xuất được các
giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở
tỉnh Yên Bái. Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và
lấy số liệu đào tạo nghề của Yên Bái để phân tích.
Phạm Quốc Việt (2013), thực trạng và đề suất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
phát triển bền vững cây cao su tại huyện Mường La – tỉnh Sơn La, luận văn thạc sỹ Đại

học Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn đã cho thấy thực trạng phát triển cây cao su tại
huyện Mường La tỉnh Sơn la và đề xuất các giải pháp phát triển diện tích trồng cao su,
phát triển bền vững cây cao su nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp cho những hộ có diện tích trồng cao su tại huyện Mường La.
Các nghiên cứu về đào tạo nghề khá nhiều và đa dạng, tuy nhiên nghiên cứu
về Quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP Cao su Sơn La thì chưa
có nghiên cứu nào lựa chọn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện hướng tới những mục tiêu cơ bản sau:
- Xây dựng được khung nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề cho công nhân
cao su của doanh nghiệp
- Phân tích được thực trạng quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của
Công ty CP cao su Sơn La.


4
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho công
nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La.
4. Đối tượng và phạm vi về nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công
ty CP Cao su Sơn La.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Nghiên cứu quản lý đào tạo nghề cho đối tượng công nhân cao su
của Công ty CP cao su Sơn la. Các nội dung được tiếp cận theo quá trình quản lý, bao
gồm lập kế hoạch đào tạo nghề, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nghề và kiểm soát thực
hiện đào tạo nghề.
+ Về không gian: Công ty CP cao su Sơn La.
+ Về thời gian: Dữ liệu được thu thập cho giai đoạn 2014-2018, các giải
pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2022.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Khung nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý đào tạo nghề cho
công nhân cao su

Quản lý đào tạo nghề cho
công nhân cao su của
Công ty CP cao su
Sơn La

Nhân tố thuộc về
doanh nghiệp

Lập kế hoạch đào
tạo nghề cho công
nhân cao su

Nhân tố thuộc về
công nhân

Tổ chức thực hiện
kế hoạch đào tạo
nghề cho công
nhân cao su

Nhân tố thuộc về
môi trường bên
ngoài

Kiểm soát và đánh

giá thực hiện đào
tạo nghề cho công

nhân cao su

Thực hiện mục tiêu quản lý
đào tạo nghề cho công nhân
Đối với doanh nghiệp:
Nâng cao chất lượng
và tận dụng tối đa
nguồn nhân lực hiện
có, nâng cao khả năng
thích ứng của nguồn
nhân lực trong tương
lai góp phần nâng cao
kết quả và hiệu quả
SXKD của doanh
nghiệp

Đối với công nhân:
Giúp người lao động
chuyển đổi nghề
nghiệp phù hợp, có
đủ kiến thức, kỹ năng
và thái độ cần thiết,
ổn định việc làm và
nâng cao thu nhập


5

5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho
công nhân, quản lý đào tạo nghề để xây dựng khung nghiên cứu về quản lý đào tạo
nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La. Luận văn sử dụng
phương pháp phân tích hệ thống và tổng hợp.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp giai đoạn 2014 -2018 về tình hình đào tạo
nghề cho công nhân và quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP
cao su Sơn La.Thu thập tài liệu liên quan đến chính sách, quy định về quản lý đào
tạo nghề cho công nhân cao su của Công ty CP cao su Sơn La. Các tài liệu được thu
thập từ các nguồn như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính
phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và các báo cáo hoạt động
của Công ty.
Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát 2 nhóm đối tượng.
- Mục đích điều tra: làm rõ hơn thực trạng quản lý đào tạo nghề cho công nhân
cao su của Công ty. Câu hỏi điều tra được thiết kế dựa trên các nội dung quản lý đào tạo
nghề cho công nhân cao su (xem phụ lục Mẫu phiếu điều tra)
- Đối tượng điều tra:
Thứ nhất là các cán bộ quản lý và các cán bộ trong Ban chỉ đạo đào tạo
nghề, chuyển đổi nghề cho công nhân của Công ty CP cao su Sơn La. Tổng số phiếu
phát ra là 30 phiếu và số phiếu thu về cũng là 30 phiếu.
Thứ hai là công nhân cao su tại Sơn La đang và đã học nghề tại Công ty CP
Cao su Sơn La. Vào thời điểm này có 02 lớp Kỹ thuật thu hoạch mủ cao su do Công
ty CP cao su Sơn La tổ chức là công nhân tại Nông trường cao su Châu Quỳnh
thuộc công ty, số phiếu phát ra là 50 thu về 50.
Thời gian khảo sát là tháng 3 năm 2019. Điểm đánh giá theo thang đo Likert
trong đó 1 là kém nhất đến 5 là tốt nhất.
Bước 4: Phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp bằng phương pháp phân tích hệ
thống, thống kê, các phiếu điều tra được tập hợp lại và xử lý bằng phần mềm excel
so sánh, tổng hợp để phản ánh thực trạng quản lý đào tạo nghề cho công nhân cao
su của Công ty CP cao su Sơn La.



×