Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Luận văn thạc sỹ - Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.11 KB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

DƯƠNG ÁNH NGỌC

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

DƯƠNG ÁNH NGỌC

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐỊA CHÍNH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THẾ PHÁN




HÀ NỘI - 2019LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Các số liệu,, kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào khác.
Tôi xin đảm bảo các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận văn này đều
được chỉ rõ nguồn gốc, khách quan và khoa học.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Dương Ánh Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế, tác giả đã hoàn thành luận
văn thạc sỹ quản lý kinh tế với đề tài “Tăng cường công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng ”.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thế Phán đã quan
tâm giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và đã đóng góp nhiều ý kiến quý
báu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Phòng Tài nguyên

và Môi trường, Văn phòng Đăng kí đất đai, Phòng Thanh tra huyện Đoan
Hùng - tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả tìm hiểu thực tế,
thu thập tài liệu và học tập kinh nghiệm trong suốt thời gian hoàn thành luận
văn.
Trong quá trình thực hiện khó có thể tránh khỏi những hạn chế vì vậy
tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn
đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Dương Ánh Ngọc


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST

Ký hiệu

T
1


HĐND

2

GCN

3
4
5
6
7

SDĐ
UBND
KN

TNMT

Nguyên nghĩa
Hội đồng nhân dân
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Sử dụng đất
Ủy ban nhân dân
Khiếu nại
Quyết định
Tài nguyên và Môi trường


DANH MỤC BẢNG, HÌNH

BẢNG:
Bảng 2.1. Thống kê đất đai tại Huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015 - 2018...............63
Bảng 2.2: Kết quả số lượt tiếp dân và đơn thư trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai
đoạn 2015 - 2018.....................................................................................................70
Bảng 2.4: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về vấn đề tiếp dân trên địa bàn
ba xã nghiên cứu....................................................................................74
Bảng 2.5: Kết quả giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện Đoan Hùng..................78
Bảng 2.7: Số lượng đơn thư về việc tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan
Hùng giai đoạn 2015 - 2018...................................................................88
Bảng 2.8: Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai
đoạn 2015 - 2018....................................................................................89
Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về công tác giải quyết khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn ba xã nghiên cứu.....................91
HÌNH:


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

DƯƠNG ÁNH NGỌC

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐỊA CHÍNH
MÃ NGÀNH: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI - 2019


9

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mỗi quốc gia, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng. Tuy
nhiên, trong bối cảnh bùng nổ dân số, hiện đại hóa- công nghiệp hóa diễn ra hiện
nay làm cho số lượng người ngày càng gia tăng đồng nghĩa với việc diện tích đất
đai ngày càng thu hẹp trong khi đó quỹ đất lại có hạn. Do đó, vấn đề cấp bách được
đặt ra của mỗi quốc gia là làm sao có thể quản lý tốt việc sử dụng đất. Vì vậy, công
tác quản lý đất đai của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đều cần được chú
trọng trên mọi phương diện.
Mặc dù Cơ quan quản lý Nhà nước của huyện Đoan Hùng đã có những quy
định cụ thể trong lĩnh vực đất đai nhưng trên thực tế hiện nay còn một số đơn vị và
bộ phận cá nhân thực hiện chức năng quản lý còn lỏng lẻo, yếu kém, chưa đáp ứng
được yêu cầu xã hội. Do vậy trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn huyện thường
xuyên xảy ra tranh chấp giữa các chủ sử dụng đất dẫn tới vi phạm pháp luật như:
lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép,
giao đất trái thẩm quyền, không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất,… Việc
xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật đất đai đôi khi còn thiếu nghiêm minh, không
triệt để làm gia tăng các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực quản lý
và sử dụng đất đai. Đây là những vấn đề hết sức phức tạp, cấp bách trên địa bàn cả
nước, có nơi trở thành điểm nóng tác động xấu đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã
hội của huyện, làm giảm niềm tin của nhân dân trong việc thực hiện pháp luật. Do
đó, tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cá và tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Đoan Hùng là việc làm hết sức cần thiết.


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2018 từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới.


10


11
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Thu thập thông tin
3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
3.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
2 phương pháp trên chủ yếu được sử dụng trong chương 1 và chương 2 của
luận văn
3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
Được sử dụng chủ yếu trong chương 3 của luận văn
4. Kết cấu luận văn
Nội dung luận văn được chia thành 03 Chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai ở cấp huyện
Chương 2: Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2018
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong thời
gian tới


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở CẤP HUYỆN
1.1. Tổng quan về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai ở cấp huyện
1.1.1. Một số khái niệm về khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.
Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất theo thủ tục do Luật Khiếu nại
quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính về đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân đó.
Tố cáo về đất đai là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm


12
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của người sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai đai.
1.1.2. Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai ở cấp huyện
1.1.2.1. Quy trình giải quyết khiếu nại:
Căn cứ vào Thông tư số 07/2013/TT-TTCP về Quy định quy trình giải quyết
khiếu nại hành chính của Thanh tra Chính phủ và Điều 204, Luật đất đai 2013. Quy
trình giải quyết khiếu nại gồm 6 bước:
Bước 1: Tiếp nhận đơn khiếu nại
Bước 2: Thẩm định hồ sơ, dự thảo tờ trình và thụ lý giải quyết khiếu nại
Bước 3: Thẩm tra xác minh, thu thập chứng cứ, lập báo cáo
Bước 4: Chuẩn bị ra quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại, gửi, công khai quyết định giải
quyết khiếu nại

Bước 6: Lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại
1.1.2.2. Quy trình giải quyết Tố cáo
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 28 của
Luật tố cáo 2018 và Thông tư số 06/2013/TT-TTCP về Quy định quy trình giải
quyết tố cáo của Thanh tra Chính phủ. Giải quyết tố cáo đất đai được thực hiện theo
4 bước:
Bước 1: Thụ lý tố cáo
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo
Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo


13
1.1.2.3. Quy trình giải quyết tranh chấp đất
Khi có tranh chấp về đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải với
nhau. Nếu các bên không tự hòa giải được thì yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
thông qua hòa giải ở cơ sở. Việc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại
cơ sở được tiến hành Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Khoản 1
Điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Đất đai 2013. Quy trình giải quyết gồm 4 bước:
Bước 1. Tiếp nhận, thu nhập chứng cứ, thẩm tra xác minh
Bước 2: Lập hồ sơ và báo cáo về việc tranh chấp đất
Bước 3: Tổ chức hòa giải tại cơ sở
Bước 4: Giải quyết tranh chấp đất đai sau khi hòa giải không thành ở cấp cơ sở
1.1.4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai cấp huyện
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai cấp huyện
1.2.1. Yếu tố chủ quan:
Bao gồm các yếu tố như: Yếu tố con người, Yếu tố tổ chức của các cơ quan

giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai và Yếu tố nguồn lực vật chất
1.2.2. Yếu tố khách quan
Ngoài các nhân tố chủ quan có tác động trực tiếp thì nhân tố về pháp luật,
kinh tế - xã hội, địa hình địa mạo là các nhân tố khách quan có tác động gián tiếp
đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.
1.3. Kinh nghiệm của việc giải quyết khiếu nai, tố cáo và tranh chấp đất
đai của huyện Phù Ninh, Thị xã Phú thọ và bài học rút ra cho huyện Đoan
Hùng, Phú Thọ
1.3.1. Kinh nghiệm huyện Phù Ninh


14
1.3.2. Kinh nghiệm Thị xã Phú Thọ
1.3.3. Bài học rút ra cho Huyện Đoan Hùng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2015-2018
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội có ảnh
hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện
2.2. Tình trạng quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng
2.2.1. Cơ cấu loại đất và số lượng thửa
2.2.2. Biến động đất đai trên địa bàn huyện Đoan hùng giai đoạn 20152018
2.4. Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất
đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015- 2018.
Đề tài đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai theo các nội dung quy trình giải quyết hiện hành tại địa phương.

2.4.1 Thực trạng trong quy trình giải quyết hiện hành tại huyện Đoan
Hùng.
2.1.1.1.Thực trạng trong công tác tiếp đón người dân..
Quy trình tiếp dân tại huyện Đoan Hùng trên thực tế diễn ra theo các bước
Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
Bước 2: Quá trình làm việc
Bước 3: Kết thúc buổi tiếp công dân
2.4.1.2 Thực trạng trong công tác giải quyết đơn thư.
Viêc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Đoan Hùng được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận, phân loại, xác định nội dung đơn thư.


15
Bước 2: Xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đúng thẩm
quyền.
2.4.1.3. Kết quả tiếp dân giai đoạn 2015- 2018 trên địa bàn huyện Đoan
Hùng
Giai đoạn 2015- 2018 trên địa bàn huyện Đoan Hùng đã tiếp 1.661 lượt công
dân, với tổng số đơn thư là 1.330. Trong đó đơn thư liên quan đến đất đai là 837
đơn thư, chiếm 62,93 % tổng số đơn thư.
2.4.2. Thực trạng và kết quả công tác giải quyết khiếu nai, tố cáo và
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015- 2018
2.4.2.1. Thực trạng giải quyết khiếu nại đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2015- 2018
Trong giai đoạn 2015- 2018, trên địa bàn huyện có tổng số 704 vụ việc khiếu
nại trong lĩnh vực đất đai với 4 nội dung chính:
- Khiếu nại liên quan đến cấp GCN giai đoạn 2015- 2018 có tổng số 156 vụ ,
trong đó đã giải quyết 152 vụ và còn đang giải quyết 4 vụ
- Khiếu nại về các quyết định giao đất, thu hồi đất, bồi thường thiệt hại của

UBND huyện là khiếu nại có số lượng nhiều nhất với tổng số 429 đơn
- Khiếu nại về các khoản thuế, phí và lệ phí trong quá trình quản lý và sử
dụng đất với tổng số 12 đơn
- Khiếu nại về thủ tục chuyển quyền của Phòng Tài nguyên và Môi trường
cũng chiếm số lượng đơn khá lớn với tổng số 33 vụ
- Các hình thức khiếu nại khác với 74 đơn
Tính đến cuối năm 2018, huyện đã giải quyết được 685/704 vụ chiếm
97,30%.
2.4.2.2. Thực trạng giải quyết tố cáo đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn
2015- 2018
Trong giai đoạn 2015- 2018, trên địa bàn huyện nhận được 37 đơn tố cáo.
Trong đó có 9 đơn tố cáo liên quan đến đất đai.
- 4 đơn tố cáo sai sự thật (chiếm 44,4%), các đơn tố cáo có nội dung chính là
tố cáo chủ sử dụng đất lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, có
hành vi hủy hoại đất trong quá trình sử dụng đất và 1 đơn tố cáo cán bộ địa chính


16
thiếu trách nhiệm trong quá trình cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất
- 02 đơn tố cáo sử dụng đất sai mục đích sử dụng, trong đơn người tố cáo có
đưa ra một số chứng cứ chứng minh việc sử dụng đất sai mục đích của đối tượng bị
tố cáo, xong các chứng cứ chưa được đầy đủ nhưng người tố cáo không cung cấp
thêm được thông tin gì nên chính quyền địa phương đang trong quá trình xác minh,
làm rõ tính xác thực của nội dung tố cáo và các chứng cứ.
- 03 đơn tố cáo đúng sự thật. Trong đó:
+ 01 đơn tố cáo về việc san ủi, lấm chiếm và hủy hoại đất
+ 01 đơn tố cáo cán bộ địa chính thiếu trách nhiệm trong việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
+ 01 đơn tố cáo quyết đinh hành chính của Phòng TNMT huyện
Tất cả các kết luận về kết quả điều tra nội dung tố cáo và hình thưc xử lý đều

công khai để có tính chất răn đe đồng thời tuyên truyền pháp luật đến toàn bộ người
sử dụng đất.
2.4.2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện giai
đoạn 2015- 2018
Giai đoạn 2015- 2018 trên địa bàn huyện Đoan Hùng đã xảy ra 128 vụ tranh
chấp về đất đai. Trong đó, số vụ tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân là 124 vụ
và có 4 vụ xảy ra tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn
huyện.
Huyện Đoan Hùng đã giải quyết 116/128 vụ tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền (chiếm 90,63% tổng số vụ). Cụ thể số vụ theo hình thức tranh chấp như sau:
+ Tranh chấp ranh giới sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân có số lượng
là lớn nhất với 59 vụ.
+ Tranh chấp về hợp đồng cho thuê và chuyển nhượng quyền sử dụng đất
có số lượng lớn thứ 2 với 26 vụ
+ Tranh chấp QSD đất giữa các thành viên trong gia đình khi thừa kế hoặc
phân chia tài sản sau ly hôn có 21 vụ.
+ Tranh chấp ngõ đi chung có số lượng là 7 vụ
+ Tranh chấp tài sản gắn liền với đất có 8 vụ đều đã được giải quyết hết
không tồn đọng vụ nào.


17
2.5. Đánh giá chung về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan hùng giai đoạn 2015 - 2018
2.5.1. Những kết quả đạt được
Giai đoạn 2015 - 2018, UBND huyện cùng với các phòng ban chuyên môn
về lĩnh vực đất đai đã giải quyết được 810 vụ việc có liên quan đến khiếu nại, tố cáo
và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện. Trong đó:
+ Số vụ việc liên quan đến khiếu nại là 685 vụ trên 704 vụ, chiếm 97,30%
tổng số vụ khiếu nại xảy ra.

+ Xác minh, điều tra và xử lý 9 đơn tố cáo đất đai
+ Thực hiện hòa giải cơ sở và giải quyết 116 vụ tranh chấp đất trong số 124
vụ, chiếm 93,55% tổng số vụ tranh chấp đất.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế
- Về lãnh đạo, chỉ đạo
- Về phân công trách nhiệm quản lý và tham mưu giải quyết
- Về công tác quản lý đất đai
- Về chính sách, pháp luật
- Về phía người đi khiếu kiện
2.5.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
b. Nguyên nhân chủ quan

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG TRONG
THỜI GIAN TỚI
3.1. Định hướng tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai ở Huyện Đoan Hùng
3.1.1. Định hướng trong quản lý và sử dụng đất đai


18
3.1.2. Định hướng tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn Huyện Đoan Hùng
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai

3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối
hợp giữa các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong hoạt động giải quyết khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp đất.
3.2.3. Giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực và trách
nhiệm của cán bộ
3.2.4. Giải pháp về hoàn thiện quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại
3.2.5. Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
3.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu
3.3. Kiến nghị


19
KẾT LUẬN
Để thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
tốt thì công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư phải được thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật đồng thời phải linh hoạt. Cán bộ tiếp dân dành thời gian hợp lý
để trao đổi, đối thoại, giải thích, hướng dẫn với thái độ cởi mở, chân thành, thấu
tình đạt lý, làm rõ đúng sai và trả lời tại chỗ, kịp thời, thỏa đáng hoặc chuyển đến
các cơ quan chuyên môn giải quyết nên được người dân đồng thuận cao, đáp ứng
được nhu cầu, nguyện vọng của công dân, từ đó không xảy ra bức xúc, điểm nóng
hoặc khiếu kiện, tố cáo đông người. Giai đoạn 2015 - 2018 trên địa bàn huyện
Đoan Hùng đã tiếp nhận 1.661 đơn thư. Trong đó có 837 đơn thư liên quan đến đất
đai. Đồng thời, đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan
Hùng ngày càng có xu hướng tăng nhưng công tác tiếp nhận đơn và giải quyết các
vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trên địa bàn huyện là khá tốt do đó đã giải quyết
được trên 90% các vụ.
Từ việc đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2015 - 2018, luận văn đã chỉ
ra những khó khăn, tồn tại làm giảm hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

và tranh chấp đất đai, từ đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan
Hùng nói riêng và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như cả nước nói chung trong thời
gian tới.
Qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai nói trên, những
kiến nghị, phản ánh đã giúp nhân dân tham gia vào quá trình quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội. Làm cho đất nước ngày càng phát huy tốt hơn quyền dân chủ của
nhân dân, nhằm góp phần ổn định tình hình chính trị và trật tự xã hội, thúc đẩy quá
trình đổi mới của đất nước thắng lợi trong thời kỳ hội nhập.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

DƯƠNG ÁNH NGỌC

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG - TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ĐỊA CHÍNH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THẾ PHÁN

HÀ NỘI - 2019



21

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mỗi quốc gia, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng. Đất là
nơi con người sinh sống, nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn h0020óa, trao đổi
thông tin, tạo nên từng nét văn hóa riêng cho mỗi dân tộc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ dân số, hiện đại hóa- công nghiệp hóa
diễn ra hiện nay làm cho số lượng người ngày càng gia tăng đồng nghĩa với việc
diện tích đất đai ngày càng thu hẹp trong khi đó quỹ đất lại có hạn. Do đó, vấn đề
cấp bách được đặt ra của mỗi quốc gia là làm sao có thể quản lý tốt việc sử dụng
đất. Vì vậy, công tác quản lý đất đai của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng
đều cần được chú trọng trên mọi phương diện. Từ đo đạc địa chính, lập hồ sơ địa
chính, thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…để đảm bảo sử
dụng đất một cách có đầy đủ, hợp lý, hiệu quả và bền vững.
Từ Luật đất đai 2003 đến Luật đất đai năm 2013, công tác xử lý các vi phạm
pháp luật về đất đai như: giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được coi là một
trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và cần
được thực hiện tốt.
Mặc dù Cơ quan quản lý Nhà nước đã có những quy định cụ thể trong lĩnh
vực đất đai nhưng trên thực tế hiện nay còn không ít những địa phương, đơn vị và
một số bộ phận cá nhân thực hiện chức năng quản lý còn lỏng lẻo, yếu kém, chưa
đáp ứng được yêu cầu xã hội. Do vậy trong quá trình sử dụng đất thường xuyên xảy
ra tranh chấp giữa các chủ sử dụng đất dẫn tới vi phạm pháp luật như: lấn, chiếm, sử
dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép, giao đất trái
thẩm quyền, không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất,… Việc xử lý các vụ
việc vi phạm pháp luật đất đai đôi khi còn thiếu nghiêm minh, không triệt để làm
gia tăng các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong lĩnh vực quản lý và sử dụng
đất đai. Đây là những vấn đề hết sức phức tạp, cấp bách trên địa bàn cả nước, có nơi

trở thành điểm nóng tác động xấu đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của địa
phương, làm giảm niềm tin của nhân dân trong việc thực hiện pháp luật. Do đó công


22
tác giải quyết khiếu nại, tố cá và tranh chấp đất đai là việc làm hết sức cần thiết.
Đoan Hùng là huyện trung du miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, là
cửa ngõ của bốn tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, cách trung tâm
thành phố Việt Trì 56 km về phía Tây Bắc. Đoan Hùng có hai tuyến đường Quốc lộ
chạy qua là Quốc lộ số 2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang và Quốc lộ 70 từ thị
trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai nên có một vị trí quan trọng và thuận lợi cho
việc giao lưu phát triển kinh tế với các vùng miền trong cả nước. Chính vì vậy trong
thời gian qua, việc quản lý và sử dụng đất đai đang là vấn đề nóng bỏng và phức tạp
trên địa bàn huyện. Công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ kéo theo giá đất
ngoài thị trường tăng cao nên tình hình sử dụng đất không đúng mục đích, tranh
chấp, lấn chiếm đất đai đang là vấn đề nổi cộm dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo, giải
quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện ngày một gia tăng với nhiều tính chất và
mức độ phức tạp. Số liệu cụ thể cho thấy, trong giai đoạn 2015 - 2018 trên địa bàn
huyện Đoan Hùng đã tiếp 1.661 lượt công dân, với tổng số đơn thư là 1.330. Trong
đó đơn thư liên quan đến đất đai là 837 đơn thư, chiếm 62,93% tổng số đơn thư.
Vì vậy, “Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ” không chỉ có ý nghĩa về
mặt khoa học mà còn có ý nghĩa cả về thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2018 từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể

Thứ nhất, khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện
và sơ lược về công tác quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2015 - 2018 trên địa bàn
huyện Đoan Hùng.
Thứ hai, thực trạng công tác giaỉ quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 - 2018.


23


24
Thứ ba, những thuận lợi, khó khăn, tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
của huyện trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Huyện Đoan Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ với địa giới
hành chính gồm 27 xã và 1 thị trấn.
- Phạm vi về thời gian:
+ Luận văn nghiên cứu từ 2015 đến năm 2018.
+ Đề xuất giải pháp trong thời gian tới..
4. Phương pháp nghiên cứu
Các nội dung của đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh
giá từ các tài liệu và số liệu đã thu thập qua công tác điều tra sau đó tiến hành đối
soát với các quy định trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước,
tỉnh Phú Thọ và huyện Đoan Hùng để đưa ra các kết luận. Nguồn tài liệu bao gồm:
4.1. Thu thập thông tin
4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào
mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài
liệu này được thu thập từ các cơ quan điều tra như: Văn phòng đăng ký đất đai,
phòng TNMT, UBND huyện Đoan Hùng, Thanh tra huyện.
4.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Tác giả kết hợp phỏng vấn sâu với phát phiếu điều tra đối với các đối tượng sau:
- Ở cấp huyện: tác giả phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo và các chuyên viên của
UBND huyện, HĐND huyện, Toà án, Viện kiểm sát, phòng Tài nguyên - Môi
trường và Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai huyện,...
- Ở cấp xã: tác giả chọn 3 đơn vị cấp xã trên địa bàn huyện hiện đang là điểm
nóng trong thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, đó là:


25
Thị trấn Đoan Hùng, xã Sóc Đăng và xã Tây Cốc.Đồng thời, tác giả sẽ phỏng vấn
các cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ địa chính và cán bộ của một số bộ phận có liên quan.
- Người dân: Tác giả phỏng vấn và phát phiếu điều tra tới 100 hộ gia đình, cá
nhân và tổ chức trực tiếp tham gia vào các vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai
trên địa bàn 3 xã được chọn làm điểm nghiên cứu.
4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Sau khi làm sạch các phiếu điều tra, tác giả tiến hành nhập các dữ liệu điều
tra vào phần mềm excel để tổng hợp; thiết kế các biểu mẫu cần thiết, tính toán các
chỉ tiêu phản ánh kết quả điều tra, khảo sát. Trên cơ sở đó, sẽ sử dụng các phương
pháp phân tích, so sánh phù hợp để rút ra những nhận xét về thực trạng công tác giải
quyết kiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện.
5. Kết cấu luận văn
Nội dung luận văn được chia thành 03 Chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh
chấp đất đai ở cấp huyện
Chương 2: Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp

đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2018
Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong thời
gian tới


×