Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn thạc sĩ: Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần CNG Việt Nam​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.26 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

--------*--------

NGÔ THI KIM NGỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

---------------

NGÔ THI KIM NGỌC

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102


HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2013


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 22 tháng 01 năm 2014.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS. Trương Quang Dũng

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Hữu Thân


Phản biện 1

3

TS. Phạm Thị Nga

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Hải Quang

Ủy viên

5

TS. Phan Thị Mỹ Hạnh

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Khoa quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Ngô Thị Kim Ngọc

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 27/06/1979

Nơi sinh: Hà Nội

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 124182048

I- Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần CNG
Việt Nam
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
2) Phân tích thực trạng của công ty và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi
phí và lợi nhuận của công ty.
3) Đề xuất và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
tại công ty
III- Ngày giao nhiệm vụ: 18 /6 /2013

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ và sự hỗ trợ giúp đỡ của cac
Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam. Các nguồn tài liệu
trích dẫn và số liệu sử dụng của luận văn này là trung thực. Đồng thời tôi cam kết
rằng kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về lời cam đoan này.
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn

Ngô Thị Kim Ngọc


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể Quý thầy Cô

của trường Đại học công nghệ TP Hồ Chí Minh, Quý Thầy Cô Khoa Quản trị kinh
doanh trong thời gian qua đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có
những góp ý cho những thiếu sót của luận văn này để luận văn được hòan thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Phú Tụ - người hướng dẫn khoa học
của luận văn, đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để thực hiện luận
văn thạc sỹ này.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp thông tin và số liệu trong suốt
quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Ngô Thị Kim Ngọc


iii

TÓM TẮT
GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn nền kinh tế chung vẫn chiu tác động và ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoàng kinh tế từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ, điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp vẫn có thể đứng vững, nhiều doanh nghiệp làm ăn cầm trừng vì
không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp thì đứng trên bờ vực phá sản hoặc phá sản bởi
rất nhiều khó khăn. Sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả và kết
quả kinh doanh, câu hỏi đưa ra là các doanh nghiệp phải làm gì để thoát khỏi những
tình trạng xấu? Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến chiến lược cũng như các
tìm giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Tùy thuộc vào đặc thù kinh
doanh của doanh nghiệp mình mà tích cực nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần CNG Việt Nam cũng như

bao doanh nghiệp khác, cũng có rất nhiều khó khăn và luôn tìm kiếm những giải
pháp. Tuy nhiên, tác giả thấy rằng với tình hình kinh doanh hiện nay của công ty thì
chưa thật sự hiệu quả như đúng với tiềm năng mà công ty sẵn có. Vì vậy, tác giả
chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần CNG
Việt Nam” là đề tài thạc sĩ.
Với mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất kinh doanh của công ty và đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp công
ty có thêm giải pháp kinh doanh đạt hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
NỘI DUNG
Đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần CNG Việt Nam” đươc thực hiện vào đúng thời điểm nền kinh tế vẫn đang
chịu nhiều ảnh hưởng bởi cuộc khung hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp lần
lượt bị phá sản nhiều hơn là thành lập các nguồn nhiên liệu ngày càng khan hiếm và giá
liên tục tăng cao. Vì vậy, để công ty cổ phần CNG Việt Nam thực hiện những giải


iv

pháp tận dụng sự ưu đãi của Nhà nước, của Tập đoàn tại thời điểm này là vô cùng quan
trọng, không chỉ giúp công ty có được hiệu quả hơn trong việc kinh doanh hiện tại mà
còn về lâu dài cho việc chuyển đổi nhiên liệu kinh doanh như LPG, LNG một cách dễ
dàng, giúp doanh nghiệp ngày càng đứng vững trên thị trường nhiên liệu. Luận văn
gồm ba vấn đề cốt lõi sau đây:
Thứ nhất, thông qua nghiên cứu các lý thuyết, các khái niệm liên quan đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh, kết hợp với các nghiên cứu định tính và định lượng luận văn đưa
ra các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, luận văn giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần CNG Việt Nam và tiến
hành nghiên cứu bằng cách tính toán số liệu, lập bảng, phân tích tại Công ty cổ phần
CNG Việt Nam. Từ đó phân tích, đánh giá và xác định yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

sản xuất kinh doanh cũng như các nguyên nhân có liên quan đến quá trình của Công ty
cổ phần CNG Việt Nam.
Thứ ba, từ thực trạng của công ty, luận văn nghiên cứu các định hướng và phát triển
của công ty, đồng thời đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp công ty có hướng đi
đúng đắn và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn.
KẾT QUẢ
1) Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần CNG Việt Nam
trong những năm 2010, 2011, 2012.
2) Xác định yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công
ty.
3) Đưa ra 03 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần CNG Việt Nam bao gồm:


Nhóm giải pháp về tăng doanh thu: 1) Đầu tư các trạm trung tâm nối đường

ống bán cho các khách hàng nhỏ lẻ trong các khu công nghiệp nhằm tăng sản
lượng tiêu thụ làm doanh thu tăng lên; 2) Có chính sách ưu đãi và phục vụ tận tình
cho các khách hàng truyền thống đang sử dụng khí.


v



Nhóm giải pháp để giảm chi phí: 1) Củng cố mối quan hệ; 2) Kiểm soát chặt

chẽ các chi phí; 3) Thu hồi công nợ để giảm bớt tình trạng bị chiếm dụng vốn.



Nhóm giải pháp để tăng lợi nhuận: 1) Tăng doanh thu bán hàng và tiết giảm

các khoản chi phí sẽ làm lợi nhuận tăng lên.
KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần CNG Việt Nam là rất cần thiết. Bằng phương pháp
nghiên cứu khoa học, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh
doanh và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty
cổ phần CNG Việt Nam


vi

ABSTRACT
INTRODUCTION
In the phase of the common economy under the impact from the economic
crisise as of the year 2008, the Vietnamese economy is not exceptional. This
directly affects the business production of the enterprises. Some enterprises stand
firmly and others in the middle due to the inefficient business and others are in the
way of the bankruptcy or dissolved by many difficulties. The survival of the
enterprise depends on the efficiency and the business results. The question is raised
here: How to exit the bad status? The enterprises attach importance to the strategy
as well as the business solutions for their enterprises. Depending on the special
business features, it is possible to study, find out the solutions to improve the
efficiency for the enterprises. CNG Vietnam joint stock company as well as other
others have many difficulties and find out the solutions. However, the author sees
that with the current business trade, the company has really not been efficient in
accordance with the potential available by the company. Therefore, the author
chooses the title “improving the bussiness trade efficiency of CNG Vietnam

joint stock company” as the title of the master of art.
With the stuying purpose of the title is to find out the factors impacting on the
business process of the company and work out measures, recommend the company
to get further the business trade solution more efficiently in the business production
of the ocmpany.
CONTENT
The thesis “improving the business efficiency of CNG Việt Nam joint
stock company” is carried out at the time when the economy is bearing many
affections of the world economic crisis. Many enterprises under the bankruptcy is
more than the establishment one. The fuel sources is scarce and the prices is
continuously increased. Therefore, for CNG VietNam, carrying out the measures to
take advantages of the preferentiality of the state, the group at this moment is very


vii

important, not only helping the company to get more efficiency than the current trade,
but also the long term for the trade fuel convertion like LPG, LNG easily and helping
the enterprise to stand firmly on the fuel market. The thesis includes the three core
issues:
Firstly, by studying the theories, definitions related to the trade efficiency combined
with the study of the quantitive and qualitative, the thesis works out the factors
affecting the business production of the enterprise.
Secondly, the thesis briefly introduces CNG Việt Nam joint stock company and
makes study by calculating the data, preparing the table, analysis at CNG Việt Nam
joint stock company. Then, it is to analyze, evaluate and define the factors impacting
on the business efficiency as well as the reasons related to the process of CNG Vietnam
joint stock company.
Thirdly, from the existing status of the company, the thesis is to study the
orientations and development of the company, consecutively working out the measures

and recommend to help the company to get the right orientation and and more efficient
trade production.
RESULT
1) Evaluating the business production efficiency of CNG Vietnam joint stock
company in the years 2010, 2011, 2012.
2) Defining the key factors affecting the business efficiency of the company.
3) Proposing 03 solution groups to improve the business efficiency of Vietnam
CNG joint stock company including:


The solution group of the revenue increase: 1) Investing the center stations

connecting the pipeline to be sold to the small customers in the industrial parks to
increase the consuming outpout for the increasing revenue; 2) Getting the
preferential policy and making the whole-hearted services for the traditional
customers under the gas use.


viii



The solution group to reduce the cost: 1) Strengthen the relationship; 2)

Controlling closely the costs; 3)Withdrawing the debts to reduce the capital tie-up.


The solution group to increase the profit: 1) Increasing the sale turnove and

reducing the costs making the profit higher.

CONCLUSION

The study and proposal of the solutions to improve the business efficiency of
Vietnam CNG joint stock company are very necessary. By the scientific study
method, the thesis is systemized the basis of the argument of the efficiency of the
business production and working out the solutions to improve the business
production efficiency for Vietnam CNG joint stock company.


ix

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT.................................................................................................................. iii
ABSTRACT ...............................................................................................................vi
MỤC LỤC ..................................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................xii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... xiii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: ......................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: ............................................................................ 2
5. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................... 2
6. Bố cục của luận văn tốt nghiệp: ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH
NGHIỆP ...................................................................................................................... 4
1.1. Các khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh trong doanh

nghiệp. .................................................................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh: ................................................... 4
1.1.2 Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh: ..................................................... 5
1.1.3 Bản chất của hiệu quả kinh doanh: .................................................................. 5
1.1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh:............................................. 5
1.2. Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: ........... 6
1.2.1. Bảo đảm tính toàn diện, tính hệ thống trong việc xem xét hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp: ...................................................................................... 6


x

1.2.2. Bảo đảm sự thống nhất giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi
ích của xã hội: ...................................................................................................... 6
1.2.3. Bảo đảm kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích của
người lao động và giữ gìn được bản sắc dân tộc.................................................. 7
1.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện
vật và giá trị. ......................................................................................................... 7
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh: ........................... 7
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ................................................ 13
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 20
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CNG
VIỆT NAM ............................................................................................................... 20
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần CNG Việt Nam. ............................................... 20
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty. .......................................................................... 20
2.1.2 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. .................................................................. 21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty. ......................................................... 22
2.1.4 Sản phẩm của Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam........................................... 22
2.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP CNG Việt Nam. ........ 24
2.2.1 Nhóm hiệu quả kinh tế chung. ....................................................................... 24

2.2.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả của vốn sản xuất kinh doanh. .................................. 29
2.2.3 Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động. .............................................. 32
2.2.4 Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế xã hội ......................................................... 35
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh: .......................................... 36
2.4. Đánh giá điểm mạnh, yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. ....... 51
2.4.1 Điểm mạnh: ...................................................................................................... 51
2.4.2 Điểm hạn chế: .................................................................................................. 51
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 55
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ........................................................ 55
SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CNG VIỆT NAM ......... 55
3.1. Định hướng và Phát triển của Công ty cổ phần CNG Việt Nam. ...................... 55


xi

3.1.1 Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 55
3.1.2 Định hướng và phát triển của CNG VietNam: .............................................. 55
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
cổ phần CNG Việt Nam ..................................................................................... 56
3.2.1 Nhóm giải pháp về tăng doanh thu. ............................................................... 57
3.2.2 Nhóm giải pháp để giảm chi phí. ................................................................... 65
3.2.3 Nhóm giải pháp để tăng lợi nhuận. ................................................................ 66
3.3. Kiến nghị. ........................................................................................................... 68


xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNG VietNam


Công ty cổ phần CNG Việt Nam

CNG

Khí nén thiên nhiên sạch (Compressed Natura Gas)

CB CNG

Cán bộ công nhân viên

SXKD

Sản xuất kinh doanh

PV Gas

Tổng công ty khí việt Nam (Petro Vietnam Gas)

PV Gas D

Công ty cổ phần Phân phối khi khí thấp áp Dầu khí Việt Nam
(PetroVietnam Low Pressure Gas Distribution Joint Stock
Company)

PVGas south

Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng miền nam
(Petro Vietnam Gas South)

KHĐT


Ban Kế hoạch đầu tư

TCHC

Ban Tổ chức hành chính

KCN

Khu công nghiệp

ROS

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Return on Sales)

ROE

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)

ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân (Return on Assets)

Hn

Năng suất lao động

Rn

Tỷ suất lợi nhuận trên lao động


TSCĐ

Tài sản cố định

VCSH

Vốn chủ sở hữu

HĐKD

Hoạt động kinh doanh


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy đổi đơn vị nhiệt lượng........................................................................ 23
Bảng 2.2 Doanh thu hoạt động kinh doanh của năm 2010- 2012 ............................. 24
Bảng 2.3 Chi phí hoạt động kinh doanh của năm 2010- 2012 .................................. 25
Bảng 2.4 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của năm 2010- 2012 ............................. 26
Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giai đoạn 2010-2012 ............................. 27
Bảng 2.6 hiệu quả sử dụng chi phí giai đoạn 2010-2012 .......................................... 28
Bảng 2.7 hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2010-2012 ................ 29
Bảng 2.8 Hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) giai đoạn 2010- 2012 ............................ 30
Bảng 2.9 Cơ cấu lao động giai đoạn 2010-2012 ....................................................... 32
Bảng 2.10 Chỉ tiêu đánh giá sử dụng lao động giai đoạn 2010-2012 ....................... 34
Bảng 2.11 Chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2010-2012 ................................................... 36
Bảng 2.12 Kết quả sản lượng tiêu thụ giai đoạn 2010-2012 ..................................... 41
Bảng 2.13 Khách hàng của công ty giai đoạn 2010-2012 ........................................ 45

Bảng 2.14 Tổng hợp các yếu tố đầu vào ................................................................... 47
Bảng 2.15 Tổng hợp các yếu tố đầu ra...................................................................... 48
Bảng 2.16 Tổng hợp kết quả phân tích các chỉ tiêu hiệu quả SXKD ....................... 48
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ Dupont ............................................................................................ 50
Bảng 3.2 Định phí của các năm 2010, 2011 và 2012................................................ 59
Chi phí cố định trên 1 Sm3 sẽ giảm ở mức sau: ........................................................ 60
Bảng 3.3 Danh mục thiết bị đầu tư ........................................................................... 61
Bảng 3.4 Giá thành sản phẩm trước khi tăng sản lượng ........................................... 62
Bảng 3.5 Giá thành sản phẩm sau khi tăng sản lượng .............................................. 63
Bảng 3.6 Giá thành toàn bộ trước và sau khi thực hiện bi giải pháp ........................ 64
Bảng 3.7 Kết quả sản xuất kinh doanh trước khi thực hiện giải pháp ...................... 64
Bảng 3.8 Tổng hợp và so sánh hiệu quả thực hiện các giải pháp so với hoạt động
SXKD bình thường ................................................................................................... 66


xiv

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần CNG Việt Nam ................................. 22
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ Dupont ........................................................................................ 5050


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng phát triển, nhiều doanh nghiệp
được thành lập và có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Tuy nhiên, cũng
có những doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh đã gặp phải rất nhiều khó khăn dẫn
đến tạm ngưng hoặc ngừng hẳn sản xuất kinh doanh vì thua lỗ, có nhiều trường hợp

còn bị phá sản mà nguyên nhân đơn giản là không có chiến lược lâu dài, không
hoạch định được tương lai cũng như không tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp mình.
Mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là tạo ra lợi nhuận cao, làm cho đồng
vốn sinh lời cao nhất, mang về cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận nhất và tiết kiệm
được nhiều chi phí cũng như giảm giá thành để cạnh tranh, giải quyết việc làm cho
người lao động, thực hiện nghĩa vụ nhà nước, thực hiện được nhiều công tác an sinh
xã hội,....nhưng để đạt được những kết quả như mong đợi này, hơn lúc nào hết các
doanh nghiệp cần phải tìm có những giải pháp cụ thể, sát thực với tình hình sản xuất
của doanh nghiệp mình.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và sự sống còn của doanh nghiệp là
kết quả kinh doanh có lợi nhuận thì các doanh nghiệp luôn phải tìm tòi, nghiên cứu
các biện pháp sản xuất kinh doanh khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam là doanh nghiệp mới đi vào hoạt động,
trong những năm gần đây đã gặp phải nhiều khó khăn, nhưng cũng không ngừng
hòan thiện chiến lược phát triển kinh doanh của mình cũng như tìm kiếm những
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả sản xuất
kinh doanh trong thời gian gần đây của công ty cho thấy rằng lợi nhuận cứ giảm dần
theo các năm.
Với khả năng tiếp thu thực tế tại Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam và
những kiến thức được trang bị ở trường, với mong muốn bày tỏ những nhận xét và


2

quan điểm của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam. Vì vậy, em chọn đề tài:“ Nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh tại Công ty Cổ Phần CNG Việt Nam” làm đề tài luận văn cao
học. Hi vọng luận văn sẽ giúp công ty có thêm biện pháp để nâng cao hiệu quả của

công ty, mang về nhiều lơi nhuận, gặt hái thành công hơn nữa trong quá trình sản
xuất kinh doanh và phát triển của công ty cũng như củng cố được những kiến thức
thực tế trong quá trình học tập của bản thân.

2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu đề tài này là :


Hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty.


Phân tích thực trạng của công ty và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi

phí và lợi nhuận của công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.


Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty.

3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Luận văn nghiên cứu thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, trên
cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần CNG Việt Nam

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần CNG Việt Nam từ năm
2010 đến năm 2012.

5. Phương pháp nghiên cứu:



Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp từ các báo cáo: báo cáo

kết quả kinh doanh; Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012; các Hợp đồng,các
tài liệu có liên quan thu thập từ báo chí, Internet. Ngoài ra còn các báo cáo khoa
học, các luận văn cũng được tham khảo một các hợp lý.


Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, phương pháp suy luận, logic,

phương pháp lịch sử,...


3

6. Bố cục của luận văn tốt nghiệp: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn
được trình bày theo 3 Chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần CNG Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty
cổ phần CNG Việt Nam


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.


Các khái niệm, bản chất và ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh trong

doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn từ
sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện cung cấp dịch vụ nhằm sinh lời. Sản xuất kinh
doanh có hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, bởi nó giúp
doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và phát triển. Vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là
gì? Làm cách nào để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả?có rất nhiều khái
niệm về hiệu quả sản xuất. Sau đây là một số khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh
doanh:
Khái niệm thứ nhất, Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là phản
ánh độ sử dụng các nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Đối với
các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần chú trọng đến các
điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu quả các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi
phí. Yêu cầu việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh là phải sử dụng một cách
hợp lý nhằm tối đa hóa kết quả đầu ra với chi phí thấp nhất [16].
Khái niêm thứ hai, Hiệu quả kinh tế thể hiện mối quan hệ đặc trưng ở mối
quan hệ đa dạng giữa lượng kết quả và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Tùy theo thành phần của yếu tốt kết quả hay chi phí bỏ ra và tùy theo mối quan hệ
giữa kết quả và chi phí, ta có các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau. Để đánh giá chính
xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp bao giờ
cũng cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các
chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được mực độ sản xuất, suất hao phí
của từng yếu tố, từng loại và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả [3].


5


1.1.2 Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh:
Kết quả sản xuất kinh doanh là giá trị hay số lượng sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp thu được trong một kỳ, một giai đoạn sản xuất kinh doanh. Về số
lượng đó là số sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trong một kỳ. Về giá trị
đó là biểu hiện dưới dạng tiền như tổng giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận. Kết
quả là đại lượng cân đong, đo, đếm được.
Phân biệt hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh:
-

Hiệu quả phản ánh trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, chất lượng của công
tác kinh doanh trong kỳ nghiên cứu;

-

Kết quả kinh doanh phản ánh số lượng, giá trị thực hiện được trong một kỳ sản
xuất kinh doanh.

1.1.3 Bản chất của hiệu quả kinh doanh:
Bản chất của hiệu quả kinh doanh có thể được hiểu là một phạm trù kinh

tế phản ảnh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh

phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các
hoạt động của doanh nghiệp [4].

Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra

với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu
cầu của nhà quản trị [7].


1.1.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh:

Ở góc độ một doanh nghiệp, để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh

doanh của mình, doanh nghiệp phải thu được kết quả không chỉ đủ bù đắp chi phí
mà còn phải có lợi nhuận. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là cơ sở để
giảm chi phí, tăng lợi nhuận, từ đó doanh nghiệp có cơ hội, điều kiện để mở rộng
sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
dịch vụ, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu
quả kinh doanh còn là cơ sở để cải thiện đời sống cho người lao động, cải thiện điều
kiện làm việc để họ có thể phát huy hết vai trò của mình, gắn bó lâu dài với doanh
nghiệp.


6

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước của chúng ta đang trong thời kỳ hội
nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi do quá trình này đem lại, các doanh nghiệp
hiện nay đang phải đối diện với thách thức rất lớn đó là các doanh nghiệp nước
ngoài có các tiềm lực khổng lồ về tài chính, công nghệ, thị trường, trình độ quản
lý…do vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là vấn đề gắn liền với sự sống
còn của doanh nghiệp [2]
Với các lý do nêu trên thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các

doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung là một tất yếu.

1.2.

Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:


1.2.1. Bảo đảm tính toàn diện, tính hệ thống trong việc xem xét hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp:
Theo quan điểm này, tính toàn diện và tính hệ thống thể hiện ở chỗ khi xem
xét đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần chú ý đến tất cả các mặt,
các khâu, yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, phải xem xét ở góc độ không
gian và thời gian; các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hiện nay phải phù hợp với
chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
1.2.2. Bảo đảm sự thống nhất giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với
lợi ích của xã hội:
Theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
phải phù hợp và thống nhất với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu
chiến lược của nhà nước. Bởi vì mỗi doanh nghiệp như là một tế bào trong một cơ
thể là nền kinh tế quốc dân, nên khi tính toán các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh thì không được làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân, đến lợi ích chung của
xã hội. Đặc biệt điều này rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta hoạt động theo
cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì ngoài mục đính kinh tế còn
phải quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội.


7

1.2.3. Bảo đảm kết hợp giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp với lợi ích
của người lao động và giữ gìn được bản sắc dân tộc.
Quan điển này suất phát từ việc lấy con người làm trung tâm, coi con người
là nguồn lực và vốn quí nhất của doanh nghiệp, bởi vì suy cho cùng thì những thành
công hay thất bại trên thị trường đều có nguyên nhân từ con người và yếu tố con
người vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của hoạt động kinh doanh.
Sự kết hợp của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với việc chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần, bảo vệ nhân cách của người lao động không những thể

hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước, mà
còn tạo điều kiện giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
1.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về
hiện vật và giá trị.
Theo quan điểm này, phải đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
theo kết quả cuối cùng đạt được trên cả mặt hiện vật và mặt giá trị. Chỉ có như vậy
mới có cơ sở để đánh giá và việc đánh giá mới đảm bảo tính đúng đắn và tính toàn
diện. Bởi vì mặt hiện vật mới chỉ phản ánh được một phần kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà doanh nghiệp thu về từ hoạt động kinh doanh đó.
1.3.

Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh:

1.3.1 Nhóm hiệu quả kinh tế chung:
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp đánh giá một cách chung
nhất về hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1.1

Chỉ tiêu tổng lợi nhuận
Tổng lợi nhuận của một doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa tổng doanh

thu và tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (1.1)
Chỉ tiêu tổng lợi nhuận gọi là hiệu quả tuyệt đối của hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.


×