Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

õcây dựng kế hoạch dạy học cả ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 32 trang )


Xây dựng kế hoạch dạy học cả
ngày giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục tiểu học.

Xây dựng kế hoạch dạy học cả ngày
giải pháp nâng cao chất lượng
giáo dục tiểu học.

I. Dạy học cả ngày ở tiểu học - Một đòi
hỏi tất yếu:

II. Thực trạng tổ chức dạy học cả ngày
hiện nay:

III. Định hướng tổ chức dạy học cả ngày:

IV. Kế hoạch tổ chức dạy học cả ngày:

I. Dạy học cả ngày ở tiểu học - Một đòi hỏi tất yếu:
GD học sinh trở thành những con người năng động
sáng tạo trong tình hình xã hội và khoa học công nghệ thay
đổi nhanh chóng hiện nay đang trở thành vấn đề bức thiết
của các nhà trường. Dạy học cả ngày ở tiểu học với nội dung
đan xen phù hợp giữa những môn học hoặc hoạt động giáo
dục tự chọn đã được tổ chức tại hầu hết các nước có nền
giáo dục phát triển trong khu vực và thế giới. Giáo dục tiểu
học Việt Nam mong muốn vươn tới ngang tầm các nước
trong khu vực trong khi thời lượng dạy học và hoạt động
giáo dục của ta còn hạn chế, hầu hết học sinh chỉ được học 1
buổi/ ngày. Mặt khác, nhu cầu cho trẻ em được học cả ngày


để yên tâm làm việc của cha mẹ học sinh ngày càng trở nên
cấp thiết vì nhà trường là địa chỉ an toàn nhất bảo vệ và
chăm sóc trẻ em khi cha mẹ đi làm.

Sóc Trăng là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân
đầu người đứng ở hàng thấp của cả nước, giáo dục còn
nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giáo
viên, tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao. Dạy học 2 buổi/ ngày
được ngành giáo dục xác định là giải pháp có tác động
mạnh nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
ở tiểu học. Từ những
lý do nêu trên khiến cho việc tổ chức dạy học cả ngày
trở thành một trong những giải pháp quan trọng nhằm
bảo đảm cho HS tiểu học được thụ hưởng một nền giáo
dục toàn diện với chất lượng vững chắc

II. Thực trạng tổ chức dạy học cả ngày hiện nay:
Hiện có 65/304 trường (21,38%) tổ chức dạy học 2
buổi/ngày cho 13795 học sinh, tỷ lệ 11,6%. Có 128
trường dạy học trên 5 buổi/tuần với 22266 học sinh, tỷ lệ
18,73%.
Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chỉ phát triển
tập trung ở các khu vực thành phố, thị trấn và các trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Điều kiện mở rộng việc dạy
học 2 buổi/ngày ở các trường tiểu học hiện nay còn gặp
khó khăn về cơ sở vật chất, về chương trình và một phần
điều kiện kinh tế gia đình chưa đáp ứng đầy đủ cho con
em đến trường. Về đội
ngũ: toàn tỉnh có tổng số 6889 cán bộ, giáo viên tiểu học.
Trong đó được chia ra theo từng loại hình như sau:


- Cán bộ quản lý là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng: 604.
Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp đứng lớp: 5253. Giáo viên
dạy các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tiếng Anh,
Tin học và Tiếng Khmer: 1032. tỉ lệ giáo viên trên lớp
hiện nay là 1,29 Cán bộ
quản lý: đảm bảo về số lượng và chất lượng.Tuy nhiên,
trình độ đào tạo trên chuẩn vẫn còn thấp (30,94%), trình
độ trung cấp vẫn còn nhiều (69,06%).
Giáo viên: số lượng đủ đáp ứng theo quy định tại
Thông tư Liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV,
ngày 23/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội
vụ, về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các
cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trường lớp tiểu học
đã từng bước đi sâu vào chuyên môn hóa theo cấp học và
loại hình quản lý.

Tuy nhiên trong thời gian qua đối với giáo dục tiểu học còn
gặp một số khó khăn.
- Số học sinh tiểu học bỏ học khá nhiều, tỉ lệ học
đúng độ tuổi chưa cao, hiệu quả đào tạo còn nhiều yếu kém,
chất lượng học tập chưa đáp ứng yêu cầu, tỉ lệ học sinh lên
lớp chưa thật vững chắc “”
- Chất lượng đội ngũ giáo viên tuy có nhiều chuyển
biến về trình độ đào tạo, song trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của giáo viên tiểu học hiện nay chưa thật tương xứng với
trình độ đào tạo, số giáo viên học tiêu chuẩn hóa, đào tạo từ
xa chất lượng còn nhiều yếu kém
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu học tập, còn
nhiều phòng học tạm, phòng học mượn và phòng cấp 4 đã

xuống cấp gây khó khăn cho việc tổ chức dạy học 2
buổi/ngày.

- Chương trình tiểu học hiện hành được thiết kế cho học
nữa ngày. Luật Giáo dục qui định tiểu học là cấp học phổ
cập, không phải đóng học phí. Như vậy, Nhà nước đảm bảo
cơ bản các chi phí cho việc dạy học theo chương trình, kế
hoạch dạy học chung. Do yêu cầu thực tế, Bộ GD&ĐT chủ
trương khuyến khích các địa phương có điều kiện tổ chức
dạy học cả ngày hoặc trên 5 buổi/ tuần với sự hỗ trợ của
chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội và gia đình
học sinh. Đồng thời, nhà nước cũng có giải pháp tăng dần
các điều kiện đảm bảo để nâng tỉ lệ học sinh tiểu học được
học cả ngày. Ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương hỗ trợ xây dựng thêm phòng học, trang thiết bị cơ
sở vật chất phục vụ dạy học cả ngày. Trong khi ngân sách
chưa đủ cho việc trả chế độ GV dạy thêm giờ (do còn thiếu
GV), chưa đủ trang trải các chi phí phát sinh do dạy học cả
ngày thì sự hỗ trợ của kinh phí ngoài ngân sách là cần thiết.

- Hiện này, việc tăng thời lượng của hầu hết các
trường tiểu học chủ yếu dành cho các môn Toán , Tiếng
Việt, Tiếng Anh, ít có các hoạt động giáo dục toàn diện HS.
Mặt khác ở những vùng khó khăn, HS yếu cần được
hỗ trợ, cũng cố kiến thức lại không tổ chức được học cả
ngày, nhiều học sinh khó đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng,
chất lượng giáo dục thấp; ở những vùng thuận lợi, học sinh
khá lại học thêm nhiều là chưa hợp lí, dễ gây áp lực về tâm
lí cho các em.
Thêm vào đó, do các nhà trường, giáo viên phải tự xoay xở

trong việc phát triển từ chương trình quốc gia thành chương
trình dạy trên 5 buổi/ tuần nên việc thực hiện dạy học, giáo
dục và công tác quản lí, chỉ đạo gặp nhiều khó khăn. Nhà
nước không có những qui định thu chi cụ thể cho học cả
ngày, ở một số nơi đã có thắc mắc, bức xúc trong dư luận xã
hội.

III. Định hướng tổ chức dạy học cả ngày:

1. Nguyên tắc tổ chức dạy học

2. Nội dung dạy học

3. Hình thức dạy học
4.Tổ chức dạy học cả ngày trên cơ sở phù
hợp đặc điểm địa phương

Theo các anh chị việc tổ chức dạy học
cả ngày dựa trên nguyên tắc nào ?
- Đảm bảo 4 nguyên tắc; thu chi có sự thỏa thuận, DH phải
đảm bảo chất lượng

Câu hỏi

Theo các anh chị việc tổ chức dạy học cả ngày dựa trên
nguyên tắc nào ?
-
Nhu cầu nâng cao chất lượng của trường
-
Nhà trường có đủ CSVC

-
Thỏa thuận nhà trường với phụ huynh
-
PT hài hòa nhân cách HS: cũng cố kiến thức HS
-
Chú ý đội ngũ GV
-
Học 2 buổi không phải là học thêm, tạo điều kiện các
em được vui chơi
-
Tuyên truyền, thuyết phục tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trơ
những G Đ KK
-
Chú ý việc PT nhân cách HS, có kế hoạch cụ thể cho
từng buổi học và có soạn giảng cụ thể
-
Không nhất thiết phải thu tiền

×