Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

THAM LUẬN CHỈ ĐẠO TĂNG CƯỜNG THỜI LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.42 KB, 4 trang )

Phòng GD&ĐT Bình Gia
Trường TH Bình La
THAM LUẬN
CHỈ ĐẠO TĂNG CƯỜNG THỜI LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1
I.Thực trạng:
Trường TH Bình La là một trường vừa tách từ năm 2005 cơ sở vật
chất còn nghèo nàn,còn 2 phòng học tạm bợ,còn chung với trường mẫu
giáo.Dân cư thưa thớt đường đi lại khó khăn còn một số hộ dân chưa có
điện.Một số hộ dân chưa có điều kiện mua xắm ti vi nên việc tiếp cận thông
tin đại chúng còn hạn chế, tiếp xúc với người đa số lại càng ít ỏi,ở nhà bố
mẹ,ông bà nói tiếng dân tộc với các em .Nên Vốn tiếng Việt các em nhìn
chung là thấp, không đồng đều; chưa đủ để học Tiếng Việt lớp 1một cách
thuận lợi.
Phải chuẩn bị thêm cho các em vốn tiếng Việt để các em học môn
Tiếng Việt lớp 1 tốt hơn.
Đối với lớp 1, tập trung Tăng thời lượng dạy tiếng Việt cho HS dân
tộc lớp 1 là cần thiết và hợp lí.
Việc tăng cường dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số lớp 1 đóng
vai trò trọng tâm, then chốt cho chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số
.Thuận lợi :
Được sự quan tâm sát sao của phòng giáo dục và đào tạo và sự chỉ đạo
của cấp uỷ chính quyền địa phương về tầm quan trọng tăng cường thời
lượng day học tiếng việt cho học sinh dân tọc thiểu số lớp 1
- Đa số giáo viên là người dân tộc nên việc dạy học sinh cũng có phần
thuận lợi hơn.
Khó khăn
Trong đối tượng học sinh dân tộc thiểu số rất khó khăn về kinh tế,
trường học lại xa, cha mẹ làm nông ít quan tâm đến việc học của con em.
Các em thường hay nhút nhát, rụt rè ở nơi đông người, các em rất thụ động
trong việc giao tiếp, trên lớp thì ít dám phát biểu xây dựng bài.


Mặt khác, trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta là giảng dạy
bằng tiếng việt, mà tiếng việt lại là ngôn ngữ thứ hai của các em học sinh
dân tộc thiểu số. Các em vô cùng mới mẻ khi đến lớp tiếp thu ngôn ngữ mới.
Ngôn ngữ mới các em đang học lại không phải là tiếng mẹ đẻ -ngôn ngữ thứ
nhất-của các em. Các em rất bỡ ngỡ, vô cùng khó khăn trong việc tiếp thu
kiến thức. Đối tượng gặp khó khăn lớn nhất chính là các em đấu cấp tiểu học
– lớp một - vốn ngôn ngữ tiếng việt các em quá ít ỏi, thậm chí trống rỗng.
4.Nguyên nhân kết quả đạt chưa cao:
Theo tôi chính những khó khăn nêu trên là nguyên nhân dẫn đến kết
quả đạt chưa cao.
. Khó khăn về ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân chính làm
cho nhiều trẻ em dân tộc thiểu số đi học muộn so với độ tuổi quy định vào
tiểu học và là nguyên nhân của chất lượng lớp một của học sinh dân tộc
thiểu số thấp hơn hẳn so với chất lượng chung
II.chỉ tiêu phấn đấu:
Tổng số HS lớp 1:28em được chia thành 5 lớp trong đó 3 lớp nghép
-Đến cuối năm 100% học sinh lớp 1 nói được tiếng việt tương đối
thành thạo
- 100% HS dân tộc sau khi học song lớp 1 biết nghe,nói biÕt ®äc, biÕt
viÕt thành thạo tiếng việt .
III.Giải pháp thực hiện
-Chúng tôi chỉ đạo tăng tiết vào các buổi học ít tiết,mỗi tuần tăng
thêm 3 buổi học vào các buổi chiều thứ 2,3,4 không tính thù lao.
- Phương pháp dạy học cơ bản cho học sinh DTTS là vận dụng
phương pháp dạy học một cách linh hoạt ,sáng tạo nhằm phù hợp với
hoàn cảnh và điều kiện học tập của học sinh .Giáo viên phải nắm được
khả năng học tập của từng học sinh để xác định nội dung cụ thể của bài
học trong sách giáo khoa cần hướng dẫn cho từng nhóm đối tượng học
sinh.
- Phương pháp dạy học cơ bản cho học sinh DTTS là cách đưa ra vấn

đề đơn giản để học sinh bắt chước làm theo ,không áp đặt . Cần tạo
không khí vui vẻ và sự tự tin cho học sinh trong quá trình học tập ,nên có
những câu hỏi vừa sức để học sinh trả lời dựa trên nội dung bài học và
khả năng thực tế của học sinh .
Biết đọc, biết viết là mục tiêu số một của học sinh DTTS . Trước hết
cho HS nghe , hiểu ,nói được những từ Tiếng Việt thông dụng trong các
baì học ở các môn học lớp 1 . Có thể học kỳ I ,lớp 1 tập trung để học sinh
nghe ,hiểu Tiếng Việt . Kết hợp nghe hiểu để học đọc,học viết . Không
nghe ,không hiểu Tiếng Việt , các em sẽ không học được môn Tiếng Việt
,không biết đọc , không biết viết không thể học các môn học khác .
Ưu tiên dành nhiều thời gian để học nghe , hiểu ,đọc , viết . Các môn học
khác có thể học sau ,có thể học trong môn Tiếng Việt . Cuối lớp 1 học
sinh phải biết đọc, biết viết .
+ Trong tất cả các tiết dạy nhất là Tiếng Việt giáo viên có kế hoạch để
các em yếu Tiếng Việt được nói , được quan tâm nhiều hơn ,qua đó các em
được thực hành thường xuyên về việc sử dụng ngôn ngữ. Từ đó giáo viên
cũng có điều kiện và cơ hội hiểu hơn những mặt yếu của các em để giúp các
em khắc phục những điểm yếu đó trong từng tiết học .
Tận dụng tối đa tranh minh họa và đồ dùng dạy học trong việc giải
nghĩa từ ,tránh giải thích dài dòng vì vốn từ Tiếng Việt của các em còn hạn
chế - Bằng các biện pháp về tổ chức và cách dạy như trên sẽ góp phần nâng
cao vốn Tiếng Việt cho học sinh ,phá bỏ rào cản về ngôn ngữ ,tạo tiền đề để
giúp các em hoàn thành chương Tiểu học.
IV.Đề xuất kiến nghị

×