Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM TLV 5(GIUP HS HOC TOT VAN MIEU TA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.46 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THẠCH A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ
Giáo viên tổ 5
NH:2009-2010
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN THẠCH A
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT VĂN
MIÊU TẢ
A.Phần mở đầu:
I/Bối cảnh của đề tài:
Trong những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của
phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí giáo
dục đã liên tục phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Các buổi hội
thảo, chuyên đề, hội giảng, thao giảng, các cuộc triển lãm đồ dùng dạy học, … đã
được tổ chức, động viên được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo giáo viên Tiểu
học và thu hút được sự tham gia của nhiều cán bộ nghiên cứu giáo dục, cán bộ
giảng dạy ở các trường sư phạm. Qua đó, các phương pháp giảng dạy truyền thống
như giảng giải, đàm thoại, trực quan, thực hành, ôn luyện, … được cải tiến, vận
dụng theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Nhiều nơi đã sắp xếp lại tổ
chức theo hướng phân hoá trình độ học sinh, làm cho việc giảng dạy sát đối tựợng
hơn, phát huy được khả năng của HS giỏi mà không ảnh hưởng đến sự lĩnh hội của
2
HS trung bình, yếu kém. Cơ sở vật chất của nhà trường được sửa sang. Đời sống
GV từng bước được cải thiện, … Những cố gắng đó đã đóng góp tích cực vào việc
nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học tỉnh nhà nói riêng, giáo dục Tiểu học cả


nước nói chung.
II/Lý do chọn đề tài
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống
mỗi con người. Với cộng đồng đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ
em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. . Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ
đẻ một cách khoa học, cẩn thận trong các giờ học tiếng Việt đặc biệt là trong phân
môn Tập làm văn, để sử dụng công cụ này trong những tháng năm học tập ở nhà
trường, cũng như trong suốt cuộc đời.
Tiếng mẹ đẻ có tính chất hai mặt: nó vừa là đối tượng học tập của học sinh,
vừa tạo cho các em công cụ để học các môn khác, là công cụ tư duy, giao tiếp.
Nhận thấy tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong chương trình tiểu học. Là
những giáo viên dạy lớp cuối của bậc tiểu học chúng tôi thấy cần phải giúp đỡ các
em ngoài việc nhận ra tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ còn phải nói, viết tiếng mẹ
đẻ một cách chính xác, thành thạo qua phân môn Tập làm văn đặc biệt là văn miêu
tả .
III/Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .
Trong giảng dạy có rất nhiều đề tài mà người giáo viên cần quan tâm trong
dạy học .Giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn nói riêng,Tiếng việt nói chung là
một vấn đề hết sức cần thiết,đặc biệt là học sinh khối lớp 5.
IV/Mục đích nghiên cứu:
3
Hòa vào sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông nói chung,giáo dục tiểu học
nói riêng,bản thân mỗi nhà giáo chúng tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ
chuyên môn,nghiệp vụ.Chúng tôi luôn tìm tòi,sáng tạo và lựa chọn phương pháp
dạy học vừa phù hợp với đối tượng học sinh vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục.Xác định được mục tiêu chung như thế nên giáo viên Tổ 5 Trường Tiểu Học
Tân Thạch A chúng tôi mạnh dạng đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt
bài văn miêu tả”,nhằm giúp cho học sinh học tốt hơn phân môn Tập làm văn nói
riêng,môn Tiếng việt 5 nói chung.
V/Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Nhiều năm liền nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề về Nâng cao
hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Việt ,các tổ khối trong trường cũng có kế hoạch
thực hiện.Nhưng đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt văn miêu tả ” được
thực hiện trong Tổ 5.
B.Phần nội dung:
I/Cơ sở lí luận:
Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà
còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt là tập làm văn là môn mà các
em ở tiểu học yếu hơn các môn khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ
giúp các em nối tiếp một cách tự nhiên các bài khác nhau trong môn Tiếng Việt
như tập đọc, chính tả, ngữ pháp, kể chuyên...nhằm giúp các em có năng lực nói,
viết. Nhờ năng lực này, các em biết sử dụng tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao
tiếp, học tập. Giúp các em bổ xung kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó hình
thành nhân cách cho các em.
4
Để cung cấp và giúp các em có những kiến thức Tiếng Việt, người giáo viên
phải có phương pháp dạy Tập làm văn cụ thể, lô-gic qua các chi tiết của phân môn
Tập làm văn,đặc biệt là văn miêu tả.
II/Thực trạng của vấn đề:
1.Thuận lợi:
-Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng môn
Tiếng Việt nói chung,môn Tập làm văn nói riêng thông qua một số chuyên đề mà
nhà trường đã tổ chức.
-Đầu năm học, trường chúng tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm. Kết
quả khảo sát môn Tiếng Việt khối lớp 5 như sau:
GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
-Sau khi có kết quả kì thi khảo sát chất lượng đầu năm, chúng tôi đã họp tổ chuyên
môn. Chúng tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn góp phần đáng kể vào chất lượng môn
Tiếng Việt. Làm thế nào để giúp HS làm tốt bài tập làm văn hơn, đặc biệt là văn miêu
tả ? Liệu các HS vừa lên lớp 5 này có đủ khả năng học tốt kiểu bài này không ?

Vốn kiến thức của các em như thế nào ? Kỹ năng làm văn ra sao ? Sau khi thảo
luận, bàn bạc, cuối cùng chúng tôi đã thống nhất một số biện pháp giúp học sinh làm tốt
văn miêu tả.
2.Khó khăn:
- Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả. Không
quan sát theo đúng yêu cầu. Vốn ngôn ngữ còn quá tí ỏi.
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giờ dạy,
không gây hứng thú học tập của học sinh.
5
III/Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
1. Biện pháp thực hiện
Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, Tập làm văn là phân môn nhằm rèn
luyện cho học sinh cả bốn kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Điều quan
trọng khi dạy Tập làm văn là giúp học sinh tạo được những ngôn bản chân thực,
bộc lộ rõ cá tính, năng lực ngôn ngữ và khả năng cảm thụ sáng tạo của mỗi em.
Như thế, giờ học Tập làm văn giúp các em có cái mới để nói, có nhu cầu nói, có
khả năng nói điều muốn nói. Nghĩa là phải dạy các em biết thu nhận những biểu
tượng, cảm xúc, ý nghĩ nhờ quan sát và cảm thụ một cách chính xác, tinh tế thế
giới con người và thiên nhiên gần gũi và gợi cảm hứng cho các em ; dạy các em
biết diễn đạt những gì đã có theo một hệ thống bài tập từ đơn giản (nói, viết theo
câu hỏi gợi ý, theo dàn ý …) đến cao hơn là nói, viết một văn bản trọn vẹn theo
một đề tài kích thích được hứng thú và nhu cầu bộc lộ bản thân của mỗi em.
Với ý nghĩa đó, phân môn Tập làm văn 5 được xây dựng theo quan điểm giao
tiếp và quan điểm tích hợp. Quan điểm tích hợp theo chiều dọc ở đây thể hiện rất
rõ ở chỗ kiến thức và kỹ năng của phân môn Tập làm văn 5 bao hàm kiến thức và
kỹ năng của các lớp dưới, đặc biệt là lớp 4. Cụ thể, ở lớp 4, loại văn miêu tả được
dạy trong 30 tiết với 3 kiểu bài : tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Chương trình tập
làm văn 5 tiếp tục dạy văn miêu tả với 2 kiểu bài : tả cảnh – 14 tiết, tả người – 12
tiết. Trong mỗi kiểu bài nói trên, ngoài việc tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng cơ bản đã dạy ở lớp 4 (quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn và sắp xếp ý để

miêu tả, dựng đoạn và viết bài miêu tả), chương trình còn chú trọng rèn luyện một
số kỹ năng bộ phận gắn với đặc điểm của kiểu bài cụ thể. Ví dụ : luyện tập về cách
tả từng phần của cảnh theo không gian, tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian ; tả
6

×