Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

đề thi các trường huyện tam nông - đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.63 KB, 2 trang )

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH KIỂM TRA HK I
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH MÔN: TOÁN-LỚP 6
NĂM HỌC : 2007-2008
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90’
HỌ TÊN GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ KIM LAN
I/ Trắc nghiệm : (5Đ)
1. Tập hợp A gồm các số lớn hơn 10 và nhỏ hơn 16. Số tự nhiên nào không thuộc tập hợp A. Hãy
đánh “x” vào ô vuông thích hợp
a. 11 b. 12 c. 15 d. 10
2/ Hãy khoanh tròn câu đúng nhất
Số 144 là bình phương của số tự nhiên nào dưới đây
a. 8 b. 10 c. 12 d. 14
* Điền vào chỗ chấm cho thích hợp
3/ Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1: chỉ có……………………………ước là ……………………và ……………………
4/ hai tia chung gốc Ax và Ay tạo thành đường thẳng xy được gọi là ………………………………………
5/ Cho 5 điểm A, B, C, D, E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Có bao nhiêu đường thẳng
đi qua các cặp điểm?
a. 5 b. 6 c. 8 d. 10
6/ Số tự nhiên chia hết cho 3, không chia hết cho 2 và 5 là
a. 500 b. 501 c. 502 d. 503
7/ Trong ba điểm ………………………… có một và chỉ một điểm nằm giữa ……………………………
8/ Nếu I gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB thì IA = IB =
2
1
AB
a. Đúng b. Sai
9/ Không có số tự nhiên lớn nhất
a. Đúng b. Sai
10/ Số La Mã XIV biểu thò cho số.
a. 19 b. 16 c. 14 d. Không phải ba số trên.
II/ Phần tự luận: (5đ)


Bài 1: Trong các số sau: 381; 4690; 15660; 145
a. Số nào chia hết cho cả 2 và 5
b. Số nào chia hết cho cả 2; 3; 5 và 9
c. Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.
Bài 2: Cho a = 180 ; b = 156. Hãy phân tích a, b ra thừa số nguyên tố.
a. Tìm UCLN (a, b) và BCNN (a, b)
b. Hãy cho biết BCNN (a, b) lớn gấp mấy lần ƯCLN (a, b)?
Bài 3: Trên tia Ox lấy 2 điểm M và N sao cho OM = 3cm ; ON = 8cm
a. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b. Tính độ dài đoạn thẳng MN
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm: (5đ)
1. d
2. c
3. hai là 1 và chính nó
4. hai tia đối nhau
5. d
6. b
7. thẳng hàng, hai điểm còn lại
8. a. Đúng
9. a. Đúng
10. c.
(Mỗi câu 0,5đ)
II/ Phần tự luận: (5đ)
B1:
a. 4690 ; 15660 (0,5đ)
b. 15660 (0,5đ)
c. 381 (0,5đ)
B2: a = 180 b = 156
Phân tích được:

a = 2
2
. 3
2
. 5 b = 2
2
. 3 . 13 (0,5đ)
a) ƯCLN (a, b) = 2
2
. 3 = 12
BCNN (a, b) = 2
2
. 3
2
. 5 . 13 = 2340 (0,75đ)
b) Ta có BCNN (a, b) : ƯCLN (a, b)
= 2340 : 12 = 195 (0,5đ)
Vậy : BCNN (a, b) lớn hơn ƯCLN (a, b) gấp 195 lần (0,25đ)
B3 : (Vẽ hình đúng 0,25đ)
a. Vì OM < ON (3cm < 8cm) (0,5đ)
Nên điểm M nằm giữa O và N
b.Tính MN:
Ta có OM + MN = ON
3cm + MN = 8cm
 MN = 8 – 3 (0,5đ)
Vậy MN = 5cm (0,25đ)

×