Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.53 KB, 17 trang )

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp xe
buýt Hà Nội.
3.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
3.1.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh
Xí nghiệp đưa ra kế hoạch sản xuất kinh doanh từ nay đến năm 2010 để
phấn đấu phù hợp với định hướng chiến lược của tổng công ty đến năm 2010: “
Phát triển Transerco thành một Tổng công ty mạnh, hoạt dộng kinh doanh đa
ngành đem lại cho cộng đồng và xã hội hệ thống dịch vụ vẩn tại đa phương thức
hiện đại, kinh tế và tiện lợi cùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất gần gũi
với môi trường thiên nhiên, mang dấu ấn về văn hoá Transerco”.
Ngoài ra, mục tiêu của tổng công ty đến 2010: “Phát triển Transerco
thành một Tổng công ty mẹ - con kinh doanh đa ngành giữ vai trò chu đạo trong
vận tải hành khách công cộng và hạ tầng giao thông của Thủ đô. Tổng công ty
sẽ sở hữu một trong những thương hiệu uy tín, có văn hoá doanh nghiệp hiện
đại, kinh doanh tăng trưởng, đảm bảo thu nhập cho người lao động ở mức tiên
tiến của Thủ đô”.
Biểu số 3.1: Tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu tỷ đồng 46.5 48.7 50.85
Chi phí tỷ đồng 81.54 82.2 83.5
Lợi nhuận tỷ đồng -35.04 -33.5 -32.65
Trợ giá tỷ đồng 35.04 33.5 32.65
Số lao động BQ tháng người 901 910 918
Tổng quỹ lương tháng tỷ đồng 2.2615 2.456 2.639
Năng suất lao động BQ năm người

Triệu đồng 51.609 53.516 55.392
Thu nhập BQ người LĐ Nghìn đồng 2509.989 2698.901 2874.728
( Nguồn: phòng tài chính kế toán- phòng kế hoạch điều độ))
Xí nghiệp đưa ra các chương trình đầu tư công nghệ, thiết bị máy móc,
chương trình quản lý:


 Đầu tư cho công nghệ, thiết bị máy móc như xí nghiệp dần dần
từng bước trang bị thêm các phương tiện mới, hiện đại hơn nhằm
thay những phương tiện cũ lát, lạc hậu để hạn chế những tai nạn
xẩy ra. Bên cạnh đó, trang bị thêm những máy móc cho quy trình
sửa chữa như máy nâng hầm, máy sơn công nghiệp, máy hàn…
 Đầu tư các trang thiết bị máy móc cho Gara Lạc Trung sau khi
được xây dựng mới và Gara phối hợp với các kỹ sư của xí nghiệp
để hoàn thiện quy trình bảo dưỡng cấp I và cấp II theo đúng tiêu
chuẩn ISO.
 Các chương trình đầu tư cho quản lý như xí nghiệp tiến hành sử
dụng các phần mềm quản lý nhân sự mới như QTNL3.5,
PMSOFT… Đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo
như máy laptop để giúp cho quá trình dạy trên sa hình, các hệ
thống máy fax, máy in trang bị đầy đủ cho phòng ban.
 Công tác điều hành do xí nghiệp có 6 tuyến do đặc thù không chốt
điều hành ở đầu B nên công tác điều hành gặp khó khăn mà đội
kiểm tra mỏng, tuổi cao nên xí nghiệp dự kiến tuyển thêm các lực
lượng kiểm tra giám sát, bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ
cho họ. Mặt khác xí nghiệp dự định lắp đặt các thiết bị kiểm tra,
giám sát trên xe buýt và dần lắp đặt hệ thống thẻ xe buýt thông
minh “smart card” sẽ giúp cơ quan chức năng không những quản lý
được lượng hành khách mà còn quản lý được việc điều hành hoạt
động xe buýt về số chuyến, lượt, tốc độ xe chạy… góp phần nâng
cao chất lượng phục vụ.
 Xí nghiệp hoàn thiện chương trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO.
3.1.2 Hình thức hoạt động
Hình thức hoạt động chủ yếu của xí nghiệp là nhằm vận tải và dịch vụ
công cộng phục vụ hành khách chủ yếu là vận tải hành khách bằng xe buýt
trong nội và ngoại thành đến các đô thị vệ tinh, bảo dưỡng sửa chữa phương
tiện vận tải và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội.

Xí nghiệp đưa ra các bản kế hoạch về thị trường: kế hoạch phát triển các
dịch vụ mới như cho khai thác ký hợp đồng đưa đón học sinh sinh viên hàng
tháng hay điều chỉnh các lộ trình chưa hợp lý.
Các cán bộ quản lý cần được đào tạo bài bản hơn để nhằm đáp ứng yêu
cầu công việc càng cao để có thể thu thập, xử lý các thông tin và đưa ra các bản
báo cáo tài chính hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm chính xác, kịp
thời. Mặt khác, các cán bộ phòng ban cần có những kế hoạch cụ thể để chuẩn bị
các năm sau đang dự kiến cổ phần hoá xí nghiệp.
3.1.3 Phương hướng trong giai đoạn tới của công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực tại xí nghiệp
Thời gian qua, đã có không ít người, những thư gửi lên phàn nàn về chất
lượng phục vụ của xe buýt. Sau 4 năm từ 2002 - 2005, xe buýt chỉ tập trung vào
phát triển về lượng thì đến giai đoạn này, những nhà quản lý đã nhận thức được
đầy đủ sự cần thiết nâng cao “chất” để giữ khách và hơn cả là xây dựng lại hình
ảnh một xe buýt đẹp - văn minh. Do đó, xí nghiệp rất chú trọng đến nguồn lực
con người và coi đây là nguồn lực chính cho những năm tiếp theo. Mà nhiệm vụ
trọng tâm của xí nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 là công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực. Để thực hiện được điều này, Ban chấp hành Đảng bộ của
Xí nghiệp đã ra nghị quyết về xây dựng nguồn vốn đào tạo, hỗ trợ những người
lao động có năng lực, ham học và nhiệt tình gắn bó với đơn vị.
Xí nghiệp dự kiến đến năm 2009 sẽ hoàn thành chương trình đào tạo
chuẩn. Ước tính đến năm 2010, tất cả nhu cầu đi học tập công nhân lái xe và
nhân viên bán vé đều được đáp ứng. Nâng cao khả năng vận dụng sau đào tạo
của người lao động thông qua các khoá nâng cao nghiệp vụ hàng năm.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
3.2.1 Các chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Đảng ta đã xác định giáo dục và đào tạo là yếu tố trực tiếp, có vai trò
quyết định trong chiến lược phát triển con người và đối với quá trình đào tạo
nhân lực cho CNH – HĐH . Ngoài ra, giáo dục còn giữ chức năng dự báo liên

tục nhu cầu tương lai của xã hội và đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu nầy.
Giáo dục và đào tạo là con đường cơ bản để tạo nên và phát huy sức mạnh của
đất nước. Một trong các nguyên nhân chủ yếu giúp Nhật Bản, Singapore, Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông trở thành một trong ba trụ cột chính của thế giới
công nghiệp hiện đại (bên cạnh Bắc Mỹ và Tây Âu) chính là nguồn nhân lực
được giáo dục và bồi dưỡng thường xuyên liên tục.
Chiến lược phát triển của xí nghiệp từ nay đến năm 2010 nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ hành khách, tạo dựng hình ảnh và văn minh xe buýt. Bên
cạnh đó, xí nghiệp xe buýt Hà Nội luôn xác định việc phát triển nguồn nhân lực
là một yếu tố then chốt trong quá trình phát triển của công ty. Chính vì vậy việc
đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên (có
chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau) đáp ứng yêu cầu công việc được chú
trọng.
Đối với lao động trực tiếp: xí nghiệp đưa ra các chương trình đào tạo
khung nhằm phát triển đội ngũ lao động lành nghề, nâng cao trình độ đội ngũ và
tiếp nhận những kiến thức mới nhằm phục vụ công việc.
Lao động gián tiếp: các cán bộ quản lý các phòng ban đang trong quá
trình thử nghiệm các phần mềm quản lý như PMSOFT, qtnl3.5, quản lý dữ
liệu…nhằm tạo ra tính chuyên nghiệp trong công việc. Xí nghiệp đang dần từng
bước nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thông qua công tác đào tạo
nâng cao nghiệp vụ hay công tác tuyển dụng những lao động mới cũng có yêu
cầu cao hơn nhằm có được đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn.
Xí nghiệp đang lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ kiểm
tra giám sát như thay thế những lao động tuổi cao vào các công việc khác,
thuyên chuyển những lao động có trình độ, khả năng và tuyển lao động mới vào
làm. Số lượng cán bộ kiểm tra đủ về số lượng mà chất lượng được nâng cao
nhằm xử lý các vi phạm của người lao động một cách nhanh chóng, kịp thời góp
phần nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Xí nghiệp đưa ra các cuộc điều tra, khảo sát tình hình lao động và tiến
hành bố trí, sắp xếp lại lao động và giải quyết lao động dôi dư.

Bên cạnh đó xí nghiệp còn chú trọng phối hợp với các cơ sở đào tạo như:
Đại học Bách khoa, Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi ...tiếp nhận sinh viên năm
cuối thực tập và tham gia quá trình xây dựng và hoàn thiện quy trình bảo dưỡng
ô tô, đào tạo bổ sung các kỹ năng cần thiết. Đây là nguồn nhân lực rất cần thiết
cho việc phát triển lâu dài của xí nghiệp.
Như vậy, xí nghiệp đã nhận thức rõ được vai trò của nguồn nhân lực và từ
đó đưa ra các chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn
phát triển khác nhau của đơn vị.
3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực tại xí nghiệp xe buýt Hà Nội
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được tiến hành thường
xuyên đã từng bước nâng cao trình độ ý thức của người lao động, hoạt động đã
tương đối đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nhưng công tác đào tạo vẫn còn
những tồn tại do các nguyên nhân từ người lao động cũng như đội ngũ giảng
viên hoặc do chính sách đào tạo của xí nghiệp. Sau đấy, các giải pháp nhằm
hoàn thiện hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
3.2.2.1 Hoàn thiện nhu cầu và kế hoạch đào tạo
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của xí nghiệp xe buýt Hà
Nội tuỳ đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nhưng vẫn còn nhiều
tồn tại. Do đó, hoàn thiện nhu cầu và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực là việc
làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Trước tiên, xí nghiệp cần xác định nhu cầu đào tạo cho hợp lý. Nhu cầu
đào tạo hàng năm căn cứ vào:
 Tình hình của xí nghiệp
 Nhu cầu đào tạo của người lao động, nhu cầu công việc
 Mục tiêu phát triển của xí nghiệp trong giai đoạn từ nay đến 2010
 Quy chế, chính sách nâng bậc hàng năm của xí nghiệp
 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực
 Các chủ trương, chính sách đào tạo như thời gian tối đa đào tạo, số
lượng người đào tạo.

Xí nghiệp dựa vào nhu cầu đào tạo để từ đó đưa ra các kế hoạch đào tạo
sát từng đối tượng hơn, đổi mới chương trình khung đào tạo cho công nhân lái
xe, nhân viên bán vé và xây dựng chương trình đào tạo thợ sửa chữa theo tiêu
chuẩn. Xí nghiệp không nên chỉ lập ra các kế hoạch đào tạo ngắn hạn mà đưa ra
các kế hoạch dài hạn để có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho
công tác đổi mới của đơn vị.
Lựa thời gian đào tạo sao cho hợp lý tránh ảnh hưởng đến công việc và
cuộc sống.
Mặt khác, thành lập trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực để từ đó triển
khai đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc cũng như nhu cầu của người lao
động. Xí nghiệp cần có sự liên kết giữa 3 bên như cơ sở đào tạo - DN - cơ quan
Nhà nước nhằm giúp đỡ cho quá trình đào tạo không chỉ nguồn tài liệu, đội ngũ
giáo viên, các chương trình đào tạo mà cả nguồn tài chính cho công tác đào tạo.
3.2.2.2 Nâng cao chất lượng giáo viên giảng dạy

×