ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN THỊ HỒNG DUYÊN
HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
LẬP LUẬN CHỨNG MINH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2014
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN THỊ HỒNG DUYÊN
HỆ THỐNG BÀI TẬP LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
LẬP LUẬN CHỨNG MINH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Ninh
HÀ NỘI – 2014
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu, cũng là một trong những
kiểu văn bản quan trọng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Tập làm văn nói
chung và làm văn nghị luận nói riêng mang tính chất thực hành, tổng hợp rõ rệt, cái
đích của nó không chỉ là giúp học sinh nắm vững các nội dung lý thuyết mà quan
trọng hơn là rèn luyện và phát triển tư duy, nhận thức trừu tượng, lí tính, khoa học
trước một vấn đề đặt ra trong đời sống. Đây là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu
trong giáo dục giúp học sinh có được một bản lĩnh sống đúng đắn, dám thể hiện
quan điểm, chính kiến của mình, rèn cho học sinh phát huy được tiềm năng, cá tính
sáng tạo của bản thân trước những hiện tượng đặt ra trong văn học và cuộc sống.
1.2. Mục đích của văn nghị luận là trình bày tư tưởng, tác động mạnh mẽ
vào nhận thức lí tính và thuyết phục người đọc, người nghe. Lập luận chính là một
phương tiện quan trọng để tạo nên tính thuyết phục của một bài văn nghị luận.
Trong cuộc sống cũng như trong làm văn nghị luận, lập luận chứng minh có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Aristote từng nói: “Để thuyết phục cần phải chứng
minh”[36, tr.221] . Nhà giáo Văn Như Cương khi trả lời cho câu hỏi vì sao cần dạy
chứng minh đã khẳng định: “Đâu phải chỉ trong Toán học mới có chứng minh.
Muốn mọi người tin vào điều ta nói, ta cần phải chứng minh (...) Muốn vậy thì phải
nói có sách, mách có chứng, không nói vu vơ, hàm hồ. Học cách chứng minh tức là
học cách lập luận cho chặt chẽ, cho có lí, học cách trình bày cho trong sáng, cho có
tính thuyết phục.”[Văn Như Cương, dẫn từ Một góc nhìn của tri thức, Nhà xuất bản
Trẻ, 2003]. Do đó, rèn luyện thao tác lập luận chứng minh là vô cùng cần thiết trong
cuộc sống và trong làm văn nghị luận.
1.3. Đoạn văn được xác định như một đơn vị cơ sở của văn bản. Đoạn văn
có thể được nghiên cứu dưới góc độ tĩnh: mô hình, cấu trúc, phân loại ... cũng có
thể dưới góc độ động: quy trình xây dựng đoạn văn. Trong quá trình dạy học làm
văn nghị luận, việc rèn luyện kĩ năng lập luận chứng minh trong đoạn văn thông
qua hệ thống bài tập là một một mắt xích không thể thiếu của quá trình dạy học. Bởi
lẽ, rèn luyện kĩ năng lập luận chứng minh trong đoạn văn sẽ là một bước cơ bản
nhưng vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển kĩ năng lập luận trong
1
bài văn nghị luận. Chất lượng của một bài văn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
dựng đoạn của người viết. Hơn nữa, đoạn văn còn đáp ứng được những yêu cầu
khác về sư phạm như gọn, dễ xây dựng và ít mất thời gian.
1.4. Hiện nay, lập luận chứng minh đã được đưa vào trong chương trình
giảng dạy từ lớp 7 và trở thành một thao tác lập luận khá quen thuộc với giáo viên
và học sinh. Nhưng để lập luận chứng minh trở thành một kĩ năng trong tư duy và
phát huy được hiệu quả của nó thì giáo viên cần chú trọng hơn nữa trong việc rèn
luyện kĩ năng này trong bài văn nghị luận, mà trước hết là thông qua đơn vị cơ bản
của văn bản là đoạn văn. Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chưa có sự
phối hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, chưa đưa ra được những mẫu
bài tập phong phú để rèn cho học sinh viết đoạn văn, từ đó tiến tới một yêu cầu lớn
hơn là viết bài văn hoàn chỉnh. Vì thế, xuất hiện tình trạng nhiều bài văn không có
kết cấu rõ ràng, rành mạch, thiếu logic, mà một trong những nguyên nhân chính là
kĩ năng viết đoạn văn chưa được luyện tập thành thục.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Hệ
thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh THCS” với
mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn nghị luận nói chung và thao
tác lập luận chứng minh nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về lập luận chứng minh
Từ lâu, logic học đã quan tâm nghiên cứu về lập luận nói chung và lập luận
chứng minh nói riêng. Sự quan tâm này đã được đặt ra từ thời cổ đại trong logic
hình thức của Aristote (thế kỉ IV, trước CN) và được nghiên cứu sâu hơn trong
Logic hình thức ở các thời kì cận hiện đại và trong cả logic biện chứng. Buổi đầu,
lập luận được coi là lĩnh vực, phạm vi của thuật hùng biện - một dạng nghệ thuật
nói năng. Tiếp sau đó, lập luận được trình bày trong các phép suy luận logic, trong
nghệ thuật ngụy biện hay trong những cuộc nghị luận, tranh cãi ở tòa án.
Cùng với sự phát triển của logic học, chứng minh cũng được đề cập tới qua
nhiều công trình nghiên cứu. Tiêu điểm trong tất cả các công trình logic học của
Aristote mà sau này được gọi bằng tên chung là “Bộ công cụ” là suy luận và chứng
minh diễn dịch. Aristote từng khẳng định vai trò của chứng minh trong các công
2
trình nghiên cứu của mình: “Để thuyết phục thì cần chứng minh.” [36, tr.221]. Sau
này, Ơcơlit (khoảng 322 -283 TCN) viết tác phẩm: “Những cơ sở của hình học” để
tổng kết sự phát triển của toán học Hy Lạp ở ba thế kỉ trước, cũng ở đó phương
pháp chứng minh diễn dịch xây dựng lý thuyết khoa học đã thể hiện sức mạnh vô
địch. Bắt đầu từ thế kỉ XVI, logic học gắn bó hữu cơ với việc xây dựng logic học
quy nạp qua các công trình của F.Bacon (1561 - 1626). Trong tác phẩm “Organon
mới”, ông đã bổ sung, phát triển suy luận quy nạp và coi đó là phương pháp khái
quát các kết quả thực nghiệm để phát minh ra các lý thuyết khoa học. Cùng với F.
Bacơn, nhà triết học và logic học người Pháp – R. Descartes (1590 - 1650) đã viết
tác phẩm “Phương pháp luận” trong đó nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò của chứng minh
theo lối trực giác về tính rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên của các lý thuyết khoa học.
Những tư tưởng trên về sau được J.S.Min (1806 - 1873) và R.Cacsnap (1891 –
1970) tiếp tục hoàn thiện và phát triển.
Một xu hướng mới trong sự phát triển của logic hình thức là xu hướng toán
học hóa các cách thức lập luận của tư duy, xu hướng này đã mở ra một thời kì phát
triển rất phong phú của logic hình thức và được ứng dụng rộng rãi trong sự phát
triển của công nghệ hiện đại. Xu hướng này gắn liền với các tên tuổi như: G.Bool
(1815 - 1864), De Morgan (1806 - 1871), G.Freghe (1848 - 1925)…
Ở Việt Nam, chứng minh với tư cách là một hình thức của tư duy hay quá
trình sử dụng hình thức ấy cũng được đề cập đến trong các cuốn giáo trình của
Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Như Hải, Nguyễn Anh Tuấn…
Những nghiên cứu về chứng minh có bề dạy nhất định được chúng tôi coi là
một trong những cơ sở quan trọng làm nền tảng trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh chưa được nghiên cứu như một
vấn đề độc lập mà chủ yếu xuất hiện trong các công trình nghiên cứu về văn nghị
luận nói chung. Dưới thời kì Pháp thuộc (trước 1945), căn cứ vào những tài liệu và
sách Làm văn của nhiều tác giả được sống và được học Làm văn thời thời kì này
(“Việt Nam văn học sử yếu” của Dương Quảng Hàm, 1959; “Phương pháp làm văn
nghị luận” của Thẩm Thệ Hà, Nhà xuất bản Sống Mới, Sài Gòn, 1959…), văn nghị
luận được đưa vào giảng dạy dưới hai dạng là nghị luận xã hội – luân lí và văn học
– văn chương. Ở thời kì này, lí thuyết chưa được chú ý nhiều: “Trong giờ luận Pháp
3
và Việt văn, các giáo sư chỉ cho đầu bài, có khi làm một dàn ý sơ lược rồi để mặc ta
thao túng” (Nguyễn Đăng Thư, “Nghị luận khái quát”, 1953). Ở những năm 1950,
Nghiêm Toản đã viết “Luận văn thị phạm”, sau đó, hàng loạt các tác giả miền Nam
(trước 1975) liên tiếp cho ra nhiều sách về văn nghị luận: Thẩm Thệ Hà, Phạm Việt
Tuyển, Lê Thái Ất, Lữ Hồ, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Duy Nhường, Vũ Kí, Minh
Văn, Xuân Tước… Quan niệm và cách trình bày của các tác giả có khác nhau
nhưng nhìn chung đều chia văn nghị luận thành hai loại lớn: nghị luận văn chương
và nghị luận luân lí, trong đó, các tác giả miền Bắc có đề cập đến chứng minh như
một kiểu bài tồn tại bên cạnh các kiểu bài khác (trần thuật, miêu tả, phát biểu cảm
nghĩ, tường thuật, kể chuyện, viết thư, đơn, từ, phân tích, giải thích, bình luận).
Ở miền Bắc trước cải cách giáo dục, các sách Làm văn chủ yếu tập trung xây
dựng các cuốn dàn bài: “Dàn bài Tập làm văn 10” (tức lớp 12 sau cải cách giáo dục,
biên soạn 1962), Dàn bài làm văn 8 Phổ thông (1971), “Dàn bài Tập làm văn 9”
(1974), “Dàn bài Tập làm văn 10” (1974)… Năm 1978, nhà xuất bản Giáo dục in
cuốn “Dạy Tập làm văn ở trường Phổ thông”, 1980 phát hành tài liệu “Hướng dẫn
giảng dạy Tập làm văn PTTH” (tập 1) và năm 1982 (tập 2) của nhóm tác giả
Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu, Tạ Phong Châu, Nguyễn Quốc Túy. Cùng thời gian
này, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Tuyển và Nguyễn Gia Phong cho ra cuốn “Tập làm
văn và ngữ pháp” (1981). Nhìn chung, các tài liệu trên đã chú ý tới thực hành các
dạng bài cơ bản như giải thích, phân tích …, trong đó có chứng minh. Tuy nhiên,
phần lớn dẫn chứng văn học để minh họa cho một nhận định chính trị – xã hội. Các
kĩ năng được chú ý là: phân tích đề, lập dàn ý, diễn đạt, mở bài, kết bài… nhưng
chưa chú ý tới đặc thù đoạn văn theo từng dạng bài.
Trong chương trình cải cách giáo dục, chứng minh đã được đưa vào từ lớp 8
bên cạnh các kiểu bài: giải thích, phân tích, bình luận, phân tích, bình luận, bình
giảng. Chương trình và sách giáo khoa Tập làm văn mới căn cứ vào phương thức
biểu đạt để chia ra sáu kiểu văn bản và chứng minh không phải là một kiểu bài độc
lập mà là một thao tác lập luận. Theo quan niệm mới, không có một bài văn nào chỉ
dùng một phương thức biểu đạt và một thao tác lập luận. Bài văn hay là bài văn biết
vận dụng tổng hợp nhiều phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận khác nhau.
Tất nhiên trong một bài văn bao giờ cũng có một phương thức biếu đạt chính, một
4
vài thao tác lập luận đóng vai trò chủ đạo. Các tác giả Trần Đình Sử, Đỗ Ngọc
Thống, Lê A... đã thể hiện rõ quan điểm này trong một số công trình: “Làm văn”,
“Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT”...
Như vậy, quan niệm về chứng minh qua các giai đoạn là khác nhau: có thời
kì coi đó là một kiểu bài; hiện nay, chứng minh lại được coi là một thao tác lập
luận. Dù quan niệm có khác nhau nhưng điểm chung là khẳng định tầm quan trọng
của chứng minh. Các tài liệu đã cũng đề cập đến chứng minh nhưng không phải
dưới góc độ nghiên cứu độc lập mà nằm trong phần nghiên cứu chung về văn nghị
luận. Đặc biệt, bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cũng đã có nhưng
không nhiều và chưa thành một hệ thống chuyên sâu. Đây sẽ là những cơ sở quan
trọng đồng thời cũng là điểm xuất phát cho chúng tôi khi thực hiện đề tài “Hệ thống
bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh THCS.”
2.2. Lịch sử nghiên cứu về đoạn văn
Đoạn văn là đơn vị cơ bản trong hệ thống ngôn ngữ và có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình giao tiếp và tạo lập văn bản. Chính vì vậy nó trở thành đối tượng
nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học, nhà sư phạm. Trong những năm gần đây,
khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến đoạn văn ở nhiều góc độ khác
nhau: khái niệm đoạn văn, cấu trúc đoạn văn, kĩ năng dựng đoạn và liên kết đoạn…
Trước hết, ở góc độ đoạn văn nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu
đề cập đến.
Hà Thúc Hoan trong cuốn “Những vấn đề về Ngữ nghĩa Tiếng Việt” đã đề
cập đến đoạn văn ở góc độ “cấu trúc đoạn”. Người viết đã đưa ra quan niệm của
mình về “cấu trúc đoạn” dựa trên năm mẫu cơ bản của đoạn văn. Năm mẫu cơ bản
này tạo nên bởi cấu tạo của đôi câu liên kết (đôi câu liên kết với nhau bằng nội dung
quan hệ hoặc là dùng phép liên kết). Những mẫu cấu trúc nói trên tuy là bó buộc,
công thức nhưng là cần thiết cho giai đoạn đầu của luyện văn [22].
Tác giả Nguyễn Quang Ninh, Hoàng Dân trong cuốn “Tiếng Việt (Phần ngữ
pháp văn bản)” [29] đã đề cập đến đoạn văn ở phương diện chủ yếu là lý thuyết:
những quan niệm, quan điểm, khái niệm đoạn văn truyền thống và tác giả đã đưa ra
quan niệm đoạn văn của mình, đồng thời mở rộng hướng nghiên cứu bằng những
vấn đề liên quan: quan niệm về đơn vị trên câu, khái niệm đoạn văn, chỉnh thể trên
5
câu, cách tách đoạn văn… Những vấn đề người viết đề cập mang tính chất khái
quát, thống nhất và khoa học, vừa có tính kế thừa quan niệm cổ điển, vừa mang tính
chất hiện đại mới mẻ.
Như vậy có thể thấy, đoạn văn đã được một số nhà nghiên cứ quan tâm và đề
cập đến trong các công trình của mình. Đây sẽ là những tiền đề, cơ sở quan trọng
làm định hướng cho chúng tôi trong quá trình xây dựng hệ thống bài tập luyện viết
đoạn văn lập luận chứng minh.
Bên cạnh đó, tiếp cận đoạn văn theo hướng xây dựng hệ thống bài tập luyện
kĩ năng viết đoạn cũng được một số tác giả quan tâm nghiên cứu.
Năm 1989, tác giả Đình Cao và Lê A [12] trong phần nghiên cứu “Kĩ năng
dựng đoạn văn” đã đưa ra cách hiểu về đoạn văn, các mô hình cấu trúc đoạn văn;
phân loại đoạn văn; cách tách đoạn văn, liên kết đoạn; quy trình viết đoạn văn… Có
thể nói từ nhiều khía cạnh khác nhau, hai tác giả không chỉ đưa ra quan niệm về
đoạn văn mà còn đưa ra được một hệ thống bài tập về đoạn văn rất phong phú.
Đi sâu nghiên cứu đoạn văn, tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thị Ngọc Diệu,
trong cuốn “Giản yếu về ngữ pháp văn bản” có đề cập đến “Đoạn văn và mối quan
hệ liên kết trong đoạn văn” bằng một chương sách. Xét ở góc độ thực hành, tài liệu
đã tuyển chọn được một hệ thống bài tập phù hợp với quan niệm của tác giả “cấu
trúc đoạn”, “mối quan hệ giữa đoạn với văn bản” [14]. Đặc biệt dưới góc độ xây
dựng hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn phải kể đến đóng góp của tác giả Nguyễn
Quang Ninh trong cuốn “150 bài tập rèn kĩ năng dựng đoạn văn”. Về lý thuyết, tác
giả chỉ gợi mở hướng dẫn để đủ hiểu được về đoạn, biết cách tiến hành dựng đoạn
và biến đổi đoạn. Sách dành nội dung chính cho việc xây dựng hệ thống bài tập rèn
kĩ năng dựng đoạn và biến đổi đoạn: nếu bài tập, hướng dẫn giải bài tập. Đây là
cuốn sách có ý nghĩa phương pháp cao, không chỉ ở nội dung mà còn ở kết cấu xây
dựng hệ thống bài tập [28].
Tác giả Trần Hữu Phong trong công trình nghiên cứu “Lập luận với việc
luyện cho học sinh phổ thông trung học cách lập luận trong đoạn văn nghị luận”
[31] cũng đã xây dựng được một hệ thống bài tập để luyện cách lập luận trong đoạn
văn. Trong công trình này, người viết đề cập đến đoạn văn theo những cách lập luận
khác nhau: lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp, lập luận phối hợp diễn dịch với quy
nạp; lập luận so sánh, lập luận nhân quả hay lập luận hỏi - đáp.
6
Như vậy, đoạn văn với tư cách là đơn vị cơ bản của văn bản nói chung và
văn nghị luận nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến trong các công
trình của mình. Đây sẽ là những cơ sở quan trọng cho chúng tôi trong quá trình thực
hiện đề tài. Tuy nhiên, dưới góc độ đoạn văn lập luận chứng minh, trong nghiên cứu
vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Dựa trên những căn cứ này, đặc biệt thông qua thực tế giảng
dạy và nhận thức của học sinh, chúng tôi đề xuất xây dựng hệ thống bài tập luyện
viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh THCS.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học Tập làm văn ở THCS, trong đó đặc biệt chú ý luyện viết
đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh THCS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lý luận: Nghiên cứu lập luận chứng minh, đoạn văn và đoạn văn lập
luận chứng minh ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu trên đối tượng giáo viên trực tiếp giảng dạy và
học sinh lớp 7, 8, 9 của trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), THCS Yên Phụ
(Bắc Ninh).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học lập luận chứng minh để xây dựng hệ
thống bài tập rèn luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho học sinh THCS.
- Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học làm văn nói chung và
luyện viết đoạn văn lâp luận chứng minh nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ cở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
- Xây dựng hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho
học sinh THCS
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của hệ thống bài
tập xây dựng.
7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tôi dùng nhóm phương pháp nay để phân tích, tổng hợp, thu thập
thông tin khoa học từ các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
nhằm rút ra các cơ cở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Nhóm phương pháp này dùng để điều tra, khảo sát thực trạng dạy học luyện
viết đoạn văn lập luận chứng minh; dựa trên các số liệu thống kê nhằm xác định cơ
sở thực tiễn cho đề tài.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi tổ chức giờ học thực nghiệm và đối chứng nhằm khẳng định tính
khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập đã đề xuất.
5.4. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được dùng để khảo sát, phân loại, đánh giá các loại bài tập,
mẫu, kết quả thu được, xử lý các thông tin nhằm đối chiếu, kiểm chứng.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng
minh cho học sinh THCS một cách khoa học, đảm bảo tính thống nhất và tính phát
triển, tích cực hóa hoạt động của học sinh và phong phú, đa dạng thì sẽ trở thành
phương tiện dạy học tích cực, hữu ích cho giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao
khả năng tạo lập văn bản cho học sinh, cũng như chất lượng dạy học văn nghị luận
nói riêng và Làm văn nói chung.
7. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm phong phú lý luận về dạy học Tập làm văn trong nhà trường
THCS nói chung và dạy văn nghị luận nói riêng trong chương trình Ngữ văn THCS.
Hệ thống hóa kiến thức về chứng minh và lập luận chứng minh làm cơ sở cho quá
trình giảng dạy của giáo viên và học sinh.
- Xây dựng được hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh
cho học sinh THCS phong phú, đa dạng, tích cực hóa hoạt động của học sinh, đảm
bảo tính thống nhất và tính phát triển để nâng cao chất lượng dạy học phép lập luận
chứng minh nói riêng và văn nghị luận nói chung.
8
- Thiết kế một số giáo án thể nghiệm cho việc dạy học phép lập luận chứng
minh thông qua đoạn văn làm tài liệu vận dụng và tham khảo trong quá trình dạy
học ở trường THCS.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống bài tập luyện viết đoạn
văn lập luận chứng minh cho học sinh trung học cơ sở
Chương 2: Hệ thống bài tập luyện viết đoạn văn lập luận chứng minh cho
học sinh trung học cơ sở
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Diệp Quang Ban (2006), Văn bản và liên kết trong Tiếng Việt. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
2.
Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm, (1985), Ngữ
pháp văn bản và việc dạy làm văn. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập hai. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
4.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập hai. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
5.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập hai. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
6.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (ban cơ bản),
tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (ban nâng cao),
tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 (ban cơ bản),
tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
9.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 (ban nâng cao),
tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (ban cơ bản),
tập một. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (ban nâng cao),
tập một. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
12. Đình Cao và Lê A (1989), Làm Văn, tập hai. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
13. Đỗ Hữu Châu ( chủ biên) (1994), Làm văn 10 ( Ban Khoa học xã hội). Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
14. Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thị Ngọc Diệu (1995), Giản yếu về ngữ pháp văn
bản. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
15. Đỗ Hữu Chân, Lê A, Nguyễn Ngọc Hóa, Nguyễn Quang Ninh (1990), Làm
văn 10. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
10
16. Nguyễn Đức Dân (2003), Giáo trình Nhập môn Logic học, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.
17. Trần Thanh Đạm, Lƣơng Duy Cán (2000), Làm văn 10. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
18. Vƣơng Tất Đạt (1997), Lôgic học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
19. Vƣơng Tất Đạt (1992), Lôgic – hình thức. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội,
Hà Nội.
20. Nguyễn Nhƣ Hải (2013), Giáo trình logic học đại cương. Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
21. Hà Thúc Hoan (2006), Làm văn nghị luận lý thuyết và thực hành. Nhà xuất
bản Huế - Thuận Hóa.
22. Hà Thúc Hoan (1985), Những vấn đề về ngữ nghĩa Tiếng Việt. Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
24. Lê Văn Hồng (chủ biên), 2007, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Phan Trọng Luận, Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng (1996), Phương
pháp dạy học văn. Nhà xuất bản Đai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
26. Nguyễn Quang Ninh, Hệ thống bài tập rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn cho
học sinh Trung học , luận án phó giáo sư.
27. Nguyễn Quang Ninh ( Chủ biên) (2000), Luyện cách lập luận trong đoạn văn
nghị luận cho học sinh phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Nguyễn Quang Ninh (1997), 150 bài tập rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
29. Nguyễn Quang Ninh, Hoàng Dân (1994), Tiếng Việt (Phần ngữ pháp văn
bản). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
30. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt . Nhà xuất bản Đà Nẵng.
31. Trần Hữu Phong (2003), Lập luận với việc luyện cho học sinh PTTH cách
lập luận trong đoạn văn nghị luận, Luận án tiến sí khoa học.
32. Bảo Quyến (2007), Rèn kĩ năng làm văn nghị luận. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
11
33. Trần Đình Sử (2001), Về vấn đề dạy làm văn (Tạo lập văn bản trong chương
trình, SGK Tiếng Việt, Làm văn ở trường phổ thông từ lớp 1 – lớp 12), Tạp chí
Ngôn ngữ, số 16.
34. Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận, Nguyễn Quang Ninh, Đỗ Ngọc Thống
(1992), Một số vấn đề về lí luận trong sách Làm văn 12 cải cách giáo dục,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.
35. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2008), Làm văn. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
Hà Nội, Hà Nội.
36. Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Anh Tuấn (2008), Lôgíc học đại cương. Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
37. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2007), Giáo trình tâm lí học đại cương. Nhà
xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
12