Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng HSG Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.82 KB, 10 trang )


PHẦN I
NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Lí do khách quan:
Như chúng ta đã biết chất lượng giáo dục hiện đang là một trong những
vấn đề bức xúc của toàn xã hội vì muốn hiện đại hoá nền kinh tế trước hết cần
có những con người có kiến thức vững vàng thì mới có năng lực sáng tạo, linh
hoạt trong mọi công việc mà đội ngũ học sinh giỏi ở trường THCS chính là
nguồn cung cấp cho đất nước những công dân tài đức vẹn toàn trong tương lai.
Vậy: Làm thế nào để khai thác hết khả năng tiềm năng trong mỗi con ngừơi?
Làm thế nào để xây dựng đội ngũ học sinh giỏi cho các bộ môn? Đó chính là
nhiệm vụ của mỗi giáo viên bộ môn, đó chính là điều mà bất kì người thầy tâm
huyết với bộ môn nào cũng phải suy nghĩ.
2. Lí do chủ quan:
Đối với bất cứ môn học nào, học sinh giỏi không chỉ giới hạn trong việc
tiếp thu kiến thức, mà cần phải biết học tập và nghiên cứu theo đúng hướng với
đặc trưng và phương pháp của từng bộ môn. Quan niệm cho rằng môn Địa Lí
chỉ cần “học thuộc” là chưa đủ, chưa chính xác và hoàn toàn sai lầm. Chúng ta
đều biết Địa Lí là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú và phức
tạp. Các đối tượng địa lí phân bố không chỉ trên bề mặt đất, mà cả trong không
gian, trong lòng đất, và trong cả các lĩnh vực nhân văn, kinh tế, xã hội của từng
vùng, từng quốc gia và trên quy mô toàn cầu.
Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và
phát triển một cách độc lập, nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau, chính vì
vậy, người dạy và người học Địa Lí đều cần có phương pháp tư duy, phân tích
xét đoán các hiện tượng Địa Lí theo quan điểm hệ thống.
Học giỏi môn Địa Lí không chỉ dừng ở yêu cầu là hiểu khái niệm, hiểu
các quy luật Địa Lí tự nhiên, Địa Lí kinh tế xã hội, mà còn cần phải biết nhận
thức, liên kết các yếu tố Địa Lí trong mối quan hệ hữu cơ, quan hệ qua lại giữa
các hiện tương Địa Lí với nhau (tự nhiên với tự nhiên, tự nhiên với kinh tế xã


hội).
Một trong những năng lực sư phạm của GV ngoài giảng dạy, truyền thụ
những kiến thức cơ bản, toàn diện, khoa học, phổ thông...cho học sinh, người
GV còn phải có năng lực đào tạo mũi nhọn, tìm kiếm,phát hiện, bồi dưỡng
những nhân tài trong phạm vi thuộc môn mình phụ trách. Việc làm ấy có ý

trang1

nghĩa thiết thực trong chiến lược phát triển con người mà Đảng ta đang quan
tâm và chỉ đạo thực hiện ngày nay.
Xuất phát từ những lí do trên, hôm nay tôi xin phép được trình bày những
công việc mà tôi đã thực hiện được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi bộ
môn và tạm gọi là những kinh nghiệm nhỏ trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi bộ
môn Địa lí.
PHẦN HAI
NỘI DUNG THỰC HỆN
I. NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI MÔN DỊA LÍ TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY TRÊN LỚP :
Đối với học sinh thuộc lớp nào, khối nào, trường nào, hoặc môn học nào
cũng đều có sự phân hoá về trình độ hiểu biết và năng lực học tập. Vì thế việc
phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng
đối tượng là việc làm rất cần thiết đối với người GV trong công tác giảng dạy
của mình.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa Lí cũng không nằm
ngoài cái nền chung ấy. Nếu phát hiện đúng được đối tượng phù hợp để bồi
dưỡng thì kết quả mới cao. Muốn vậy, theo tôi cần lưu ý những vấn đề sau :
1. Để phát hiện được học sinh giỏi phải qua nhiều năm theo dõi tiến hành
ngay từ lớp đầu cấp học (lớp 6)
2. Thông qua giờ giảng và học trên lớp, bằng những câu hỏi nâng cao và
những kĩ năng thực hành, kết hợp với những bài kiểm tra đánh giá nhằm phát

hiện đúng đối tượng.
3. Ngoài năng lực học bài và nhớ kĩ bài học, học sinh giỏi được chọn cần
phải có những kĩ năng tối thiểu như:
- Hiểu và nắm chắc đượcnhững biểu tượng và khái niệm Địa Lí cơ bản
như:
+ Càng lên cao khí áp càng giảm, nhiệt độ càng tăng thì khí áp càng
giảm...
+ Kiểu khí hậu lục địa có các đặc tính: Có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ
giữa ngày và đêm, giữa các mùa , khí hậu nhìn chung là khô khan , lượng mưa
hàng năm thấp....

trang2

- Có kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ và ngoài thực địa, kĩ
năng vẽ, phân tích và nhận xét các loại biểu đồ cơ bản như biểu đồ đường, biểu
đồ hình tròn, hình cột , hình vuông... một cách đầy đủ và chính xác.
- Từ những kiến thức và kĩ năng cơ bản như trên, sau đó trong quá trình
bồi dưỡng các em sẽ được nâng cao hơn về năng lực nghiên cứu địa lí như: Biết
xử lí, phân tích các kĩ năng thực hành như viết, vẽ, nhận xét, phân tích các loại
biểu đồ, bản đồ và sử dụng At lat Địa lí Việt Nam một cách thành thạo.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ:
1. Về nội dung:
-Nội dung bồi dưỡng phải được dựa theo chương trình sách giáo khoa từ
lớp 6 đến lớp 9 có nâng cao kiến thức trong từng phần học.
-Trong quá trình bồi dưỡng cần lưu ý những vấn đề sau:
a. Kiến thức:
-Không nhất thiết phải dạy lại kiến thức học sinh đã hiểu và nắm được mà
chủ yếu đi sâu hơn trên cơ sở những hiểu biết sẳn có.
Ví dụ: Từ những hiểu biết về các hệ quả của sự vận động tự quay quanh

trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất mà học sinh đã được học, giáo viên đào sâu
thêm bằng cách đặt vấn đề : Giả sử trong khi chuyển động quay quanh Mặt Trời
mà Trái Đất không tự quay mà trục của nó lại vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo
thì những hệ quả đó có gì thay đổi ? Rồi yêu cầu học sinh tự suy nghĩ , trả lời.
(Khi chuyển động quay quanh Mặt trời mà Trái Đất không tự quay quanh trục
thì sẽ không có hiện tượng ngày và đêm dài 24 giờ hay một ngày dài bằng một
năm. Mặt khác nếu trục Trái Đất không nghiêng mà vuông góc trên mặt phẳng
quỹ đạo thì sẽ không có hiện tượng các mùa thay đổi trong năm và hiện tượng
ngày đêm dài ngắn khác nhau. Kết hợp cả hai giả thiết lại ta có hiện tượng xảy
ra là ngày dài một năm và không có hiện tượng các mùa trên Trái Đất...).
=> Chú ý phân tích các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố Địa Lí:
* Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với tự nhiên:
+ Mối quan hệ giữa hướng và độ cao của địa hình đối với sự phân hoá của
khí hậu; với hướng chảy và độ dốc của các dòng sông; với tác động đào bới
hoặc bồi đắp của các con sông...
+ Mối quan hệ giữa vị trí Địa Lí và khí hậu.
+ Mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi, với sự phân bố của động vật,
thực vật hoặc với các thành phần tự nhiên khác
* Giữa các yếu tố xã hội với xã hội:

trang3

+ Quan hệ giữa kết cấu dân số theo độ tuổi với tỉ suất sinh, với nguồn lao
động, với việc làm....
+ Quan hệ giữa kết cấu dân số theo giới tính với việc phân bố lao động và
tổ chức đời sống xã hội.
* Giữa các yếu tố kinh tế với kinh tế:
+ Mối quan hệ giữa các khu vực trồng trọt với chăn nuôi, giữa ngư nghiệp
với các trung tâm công nghiệp thực phẩm.
+ Mối quan hệ giữa chuyên môn hoá với hợp tác hoá...

* Giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế xã hội:
+ Mối quan hệ giữa địa hình với sản xuất và cư trú.
+ Mối quan hệ giữa tài nguyên, khoáng sản với sự phân bố các ngành
công nghiệp và phân bố dân cư.
b. kĩ năng:
Chú ý rèn luyện cho các em các kĩ năng sau:
-Đọc và phân tích: Bản đồ, biểu đồ, đồ thị, lát cắt, thống kê, tranh ảnh ...
để tìm ra những kiến thức cần thiết.
-Trên cơ sở các số liệu (tuyệt đối hoặc tương đối), biết chọn và thể hiện
(vẽ) biểu đồ thích hợp nhất (cột, tròn, đường...) và nhận xét biểu đồ.
Trên cơ sở At lát địa lí Việt Nam, thống kê, biểu đồ ... biết trình bày (viết
báo cáo) về một ngành kinh tế, tình hình Địa lí (tự nhiên và KT – XH) của một
địa phương, một quốc gia, một khu vực.
2. Về phương pháp:
Có nhiều phương pháp có thể sử dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Địa lí như : phát vấn, đàm thoại ... nhưng theo tôi phương pháp: "ĐẶT
VẤN ĐỀ" để học sinh tự tìm tòi, phát hiện được vấn đề (dưới sự hỗ trợ của GV)
là có hiệu quả hơn cả.
Sở dĩ tôi chọn phương pháp này là do nhiều nguyên nhân:
- Là học sinh giỏi, ít nhiều các em đã có sẵn một số vốn kiến thức và kĩ
năng nhất định, trên cơ sở đó phương pháp này sẽ nhằm phát triển thêm ở các
em khả năng tư duy và năng lực nghiên cứu Địa lí cũng như các kĩ năng cần
thiết khác.
- Qua việc tự học, tự mình chủ động tìm tòi phát hiện ra kiến thức các em
càng thêm vững tin ở chính mình càng hứng thú và say mê hơn trong học tập;
nhờ thế các em sẽ thành công.
- Mặt khác, với phương pháp này đòi hỏi người GV phải có năng lực tổ
chức, có kiến thức phong phú và vững chắc thì mới đạt được kết quả tốt.
Ví dụ minh họa:
* Về phát hiện kiến thức:


trang4

Khi dạy ở đồng bằng sông Hồng, giáo viên đặt vấn đề:
- Vì sao dân số là vấn đề cần giải quyết ở đồng bằng sông Hồng?
Để giải quyết vấn đề này, yêu cầu được đặt ra đối với học sinh là:
- Với kiến thức sẵn có và dựa vào At lát Địa Lí Việt Nam, các em sẽ tự
mình phân tích được những đặc điểm của dân số ở đây trên cơ sở so sánh với
các vùng khác trong cả nước.
- Tiếp đó các em sẽ phân tích mối quan hệ giữa vấn đề dân số đối với sự
phát triển kinh tế xã hội với tài nguyên và môi trường của đồng bằng để thấy
được những khó khăn lớn trước mắt và lâu dài do dân số gây ra.
- Qua đó các em sẽ thấy rõ được vấn đề và tự mình đề ra hướng giải quyết
phù hợp
* Về kĩ năng đọc At Lát:
- Trên cơ sở At Lát Địa Lí Việt Nam, GV đặt vấn đề: Trình bày về vấn đề
phân bố dân cư ở vùng Đông Nam Bộ và giải thích vì sao có sự phân bố như
thế?
- Tình hình vấn đề phân bố dân cư ( sử dụng bản đồ phân bố dân cư dân
tộc trang 9 và căn cứ vào thang màu về mật độ), học sinh sẽ đọc được:
-> Dân cư phân bố rất không đều:
+Nơi đông nhất là thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận.
+Một bộ phận nhỏ của vùng (thị Xã Tây Ninh có mật độ 501 đến 1000
người / km
2
).
+Phần lớn của vùng ( nam Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu) có dân cư thưa hơn (101 đến 500 người / km
2
).

+Nơi thưa dân nhất (Mật độ 50 đến 100 người / km
2
)là bắc Tây ninh
Bình Phước , nam thành phố Hồ Chí Minh.
- Mật độ nơi cao nhất gấp hơn 10 lần nơi thấp nhất .
* Giải thích: ( Sử dụng bản đồ vùng kinh tế Nam Bộ trang 20 để giải
thích).
-> Những nơi dân cư đông đúc là do hoạt động công nghiệp dịch vụ...phát
triển ( thành phố , thị xã...).
-> Những nơi thưa dân hơn vì đó là những vùng phát triển rừng hoặc
chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả...
* Về việc lựa chọn biểu đồ thích hợp để biểu hiện:
Chẳng hạn yêu cầu học sinh bảng số liệu thể hiện cơ cấu sản phẩm trong
nước phân theo ngành kinh tế của nước ta thời kì 1991 – 1996 ( theo giá trị thực
tế %) Giáo viên yêu cầu học sinh chọn biểu đồ thích hợp để thể hiện.
Vậy, vấn đề đặt ra cho học sinh là phải biết lựa chọn loại biểu đồ nào
thích hợp để vẽ và nhận xét.

trang5

×