Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý------------------------------------------------------
LỜI NÓI ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích, đặc biệt là khối lớp
12 đi thi đại học, học sinh ít thi khối C ( Văn, Sử ,Địa ), nên việc tuyển chọn
học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là hết sức khó khăn.Thông
thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học sinh giỏi toàn diện, hoặc
giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không mấy hứng thú khi được chọn
môn Địa lí để dự thi. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh học sinh cho rằng đây là
môn phụ nên ít khi được quan tâm, hoặc khí thấy con em mình đầu tư vào
môn Địa lí cũng lấy làm khó chịu và thậm chí tỏ thái độ không đồng tình.
Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn
học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông là một
việc khó, thì việc phát hiện và dạy học sinh giỏi môn Địa lí lại càng khó hơn
gấp bội, đòi hỏi cả Thầy và Trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng
đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao.Học sinh giỏi môn
Địa lí không giống như học sinh giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi
môn Địa lí lại càng không phải là giỏi thuộc các bài Địa lí đã được học. Trước
hết học sinh giỏi Địa lí phải có kiến thức các bộ môn khoa học tự nhiên như;
Toán, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các môn
học này. Những học sinh thiếu kiến thức Toán thì rất khó khi xác định tọa độ
địa lí của các đối tượng trên bản đồ, khi vẽ các biểu đồ, tính khoảng cách, độ
cao, độ sâu...dựa theo tỉ lệ bản đồ và đặc biệt là khi phân tích mối quan hệ
nhân quả. Các hiện tượng Địa lí tự nhiên cũng cần phải giải thích dựa trên cơ
sở của Toán học, lí học, sinh học, hóa học như sự chuyển động của Trái Đất,
tính chất của khí hậu lục địa, khí hậu hải dương, hiện tượng cat x tơ, quá trình
hình thành, sự phân bố cây trồng vật nuôi...
Mặt khác nếu học sinh giỏi Địa lí thiếu các kiến thức về khoa học xã
hội và nhân văn gặp khó khăn khi diễn đạt ý tưởng, gặp khó khăn khi giải
thích các nguyên nhân có liên quan đến lịch sử, phong tục tập quán, đường lối
chính sách của Đảng phát triển kinh tế, đến việc xác định các địa danh nhất là
địa danh nước ngoài. Bên cạnh đó học sinh giỏi môn Địa lí cũng cần phải có ít
nhiều vốn kiến thức từ thực tiễn cuộc sống.
Như vậy, để có học sinh giỏi môn Địa lí thì học sinh phải có kiến thức
toàn diện, trong thực tế, học sinh thường hay học lệch nhất là học sinh cuối
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiên - Trường THCS Lê Quý Đôn
1
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý------------------------------------------------------
cấp, vì thế để có học sinh giỏi môn Địa lí là một vấn đề sức khó khăn. Mặt
khác môn Địa lí thường được coi là môn phụ, môn thi thay thế ( ở cấp trung
học phổ thông )
Từ những thực trạng trên , bản thân tôi nhận thấy rằng việc dạy tốt môn
Địa lí và luôn phát hiện, động viên học sinh tham gia vào đội tuyển thi học
sinh giỏi môn Đại lí là rất cần thiết đối với những người đang làm công tác
giảng dạy ở các trường phổ thông. Bản thân tôi nhận thấy rằng dù khó khăn
đến đâu, do khách quan hay chủ quan thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Địa lí là việc làm không thể thiếu và coi đây là việc làm thường
xuyên của tất cả giáo viên Địa lí. Do đó tôi mạo muội trình bày một số kinh
nghiệm của mình trong việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí.
II. Phạm vi đề tài:
Đề tài áp dụng cho việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở
trường phổ thông, bản thân tôi đưa ra một số kinh nghiệm có được từ 15 năm
trong nghề về các phương pháp phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa
lí để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiên - Trường THCS Lê Quý Đôn
2
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý------------------------------------------------------
1. Nghiên cứu tình hình:
Qua quá trình công tác bản thân tôi nhận thấy rằng , đối với trường trung
học cơ sở Lê Qúy Đôn là một trường trung tâm thị trấn huyện Krông Năng,
trình độ học sinh rất chênh lệch, vì đây là địa bàn cư trú của nhiều đồng bào
dân tộc thiểu số đến từ mọi miền đất nước, nên việc phát hiện và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Địa lí là một việc làm hết sức khó khăn. Vì học sinh giỏi
Địa lí phải là học sinh giỏi toàn diện, mà học sinh giỏi toàn diện là những học
sinh ham thích tham gia bồi dưỡng và dự thi các môn khoa học tự nhiên, nên
khi nhà trường phát động đợt phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn,
thường thì môn Địa lí ngồi im một chỗ mà chờ khi các môn khoa học tự nhiên
tuyển chọn rồi mới đến môn Địa lí, nên các em tham gia vào bồi dưỡng môn
Địa lí thì đa số các em không ham thích môn Địa lí, mà đây chỉ là cả nể lời
giáo viên động viên hoặc là có em cho rằng các bạn vào đội tuyển hết rồi thì
mình cũng vào đại môn Địa lí để có tên trong danh sách là học sinh tham gia
bồi dưỡng học sinh giỏi. Nên khi bồi dưỡng học sinh giỏi ít khi có được kết
quả như mong muốn.
2. Tình hình thực tế:
Kết quả dự thi môn Địa lí học sinh giỏi cấp huyện của bản thân tôi là giáo
viên trường Trung học cơ sở Lê Qúy Đôn ở một số năm gần đây như sau:
Năm Số lượng HS dự thi Kết quả đạt được
2002- 2003
2003- 2004
2004- 2005
2005 - 2006
02
04
06
06
00
02
03
02
* Nguyên nhân chủ quan:
Đa số những học sinh không đạt trong kì thi học sinh giỏi môn Địa lí cấp
huyện là do các em chưa thực sự yêu thích môn Địa lí, coi đây là môn phụ nên
không cần học nhiều cũng có thể đậu, hoặc một số em đang chủ yếu thiên về
học thuộc. Qúy bậc phụ huynh không đồng tình với việc con em mình tham
gia vào đội tuyển dự thi môn Địa lí, hoặc không quan tâm đến việc con em
mình đang tham gia dự thi để tạo điều kiện cho con em mình ôn luyện.
* Nguyên nhân khách quan:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiên - Trường THCS Lê Quý Đôn
3
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý------------------------------------------------------
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí thường diễn ra sau thời
gian quy định vì chờ cho các môn khoa học tự nhiên loại ra rồi các em mới
vào đội tuyển môn Địa, nên thời gian ôn luyện ngắn, việc nhồi nhét kiến thức
là một vấn đề không thể tránh khỏi, nên chất lượng không cao.
Đặc biệt đa số học sinh giỏi môn Địa lí chưa có năng lực Địa lí: Đó là các kĩ
năng phân tích, so sánh, tổng hợp các vấn đề Địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội ...
trong mối quan hệ, chưa có kĩ năng cơ bản về khai thác sử dụng bản đồ, lược
đồ, biểu đồ, bảng số liệu... đặc biệt học sinh phải nắm được ý nghĩa đằng sau
các kí hiệu, số liệu... Và đây là những học sinh chưa thực sự là học sinh giỏi
môn Địa lí, chưa có trí thông minh, nhạy bén, chưa có tầm nhận thức trên diện
rộng.
Học sinh giỏi môn Địa lí không thể không nói đến phải là những học sinh có
chữ viết đẹp, rõ ràng...
PHẦN THỨ HAI: CÁC GIẢI PHÁP:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiên - Trường THCS Lê Quý Đôn
4
Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý------------------------------------------------------
A. Cơ sở lí luận:
Đây là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nên trong quá trình giảng dạy,
cần nêu cao tối ưu phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
năng lực tự học của học sinh nên:
- Giáo viên chỉ cung cấp cho học sinh tài liệu cần thiết có liên quan đến nội
dung chương trình bồi dưỡng. Sau đó tiến hành hướng dẫn học sinh ôn tập
nắm bài và khắc sâu kiến thức cơ bản, tìm tòi khám phá tri thức mới thông
qua quan hệ kênh hình và kênh chữ
- Tăng cường rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu... một
cách thành thạo.
- Rèn luyện cho học sinh biết kết hợp thành thạo các kiến thức cơ bản từ các
tài liệu với kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê... để trình
bày một số vấn đề tương đối lớn về Địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội... của một
địa phương cụ thể.
- Thường kiểm tra theo định kì để có nhận xét, đánh giá mức độ và khả năng
nhận thức của học sinh, kịp thời uốn nắn những sai sót cơ bản.
- Tăng cường sưu tập các bộ đề thi và đáp án môn Địa lí các cấp để làm cơ sở
cho việc ôn luyện.
B. Cơ sở thực tiễn:
1. Một số giải pháp để phát hiện học sinh giỏi môn Địa lí:
- Phải dạy ít nhất học sinh đó từ hai năm trở lên.
- Học sinh đó phải nắm chắc kiến thức cơ bản môn Địa lí.
- Vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.
- Sử dụng thành thạo kĩ năng Địa lí
- Phải có lòng ham mê, yêu thích môn Địa lí
2. Một số giải pháp cụ thể về bồi dưỡng phần lí thuyết:
- Không cần yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng vì kiến thức Địa lí mênh
mông không biết học thế nào là đủ. Vì vậy phải hướng dẫn học sinh cách học
hiểu rõ được bản chất của sự vật hiện tượng. Trong mỗi bài vấn đề gì cần nhớ,
vấn đề gì không cần nhớ. Tuy nhiên trong mỗi bài cần nhớ địa danh nào, số
liệu nào tùy thuộc vào mỗ bài, tùy thuộc vào năng lực hiểu biết của từng học
sinh.
- Khi cần giải thích sự vật hiện tượng Địa lí cũng cần vận dụng kiến thức của
các môn học khác và cũng cần xem mối quan hệ giữa xã hội loài người với tự
nhiên về mặt không gian và thời gian.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiên - Trường THCS Lê Quý Đôn
5