Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 22 trang )

Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

MỤC LỤC
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
* Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 2-3
PhẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm tình hình thực tế........................................................................ 4-6
II. Biện pháp thực tiễn................................................................................... 6-7
1. Thuận lợi..................................................................................................... 6-7
2. Khó khăn.....................................................................................................
7
III. Biện pháp thực hiện ……………………………………………….. 7-18
1. Biện pháp 1:Khảo sát giấc ngủ của trẻ................................…………...
7
2.Biện pháp 2.Khuyến khích động viên trẻ tham gia tích cực vào các hoạt
động từ lúc đón trẻ đến giờ ngủ trưa.............................................................8-11
3.Biện pháp 3.Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ …….....................................
12
4.Biện pháp 4.Rèn trẻ ngủ đúng giờ...................................................... 12-13
5.Biện pháp 5: Chăm sóc khi trẻ ngủ............................................ 13-15
6.Biện pháp 6: Chăm sóc khi trẻ ngủ dậy …………………………. 15-17
7.Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh........................... 15-17
IV.Kết quả………………………………………………………………….18-20
1.Hiệu quả …………………………………………………………………18-19
2.Bài học kinh nghiệm……………………………………………………. 19
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…...…………………………….. 20
1.Kết luận……………………………………………………………………. 20
2.Kiến nghị…………………………………………………………………..

1/20



20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
*. Lí do chọn đề tài:
- Tất cả chúng ta đang sống giữa một thiên nhiên kỷ mới, một thiên nhên
kỷ với nền khoa học tiên tiến và hiện đại. Bởi lẽ đó nên vai trò của con người có
tính chất quyết định thúc đẩy nền khoa học ngày càng phát triển hơn. Bên cạnh
đó ngành giáo dục, đào tạo giao trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên mầm non
một nhiệm vụ: “ Đặt nền móng làm cơ sở đầu tiên cho việc hình thành nhân
cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có tài, có sức khoẻ để nối
tiếp và phát triển hơn nữa nền khoa học hiện đại của đất nước.
- Do cơ thể trẻ đang phát triển và hoàn thiện dần các chức năng, tâm sinh
lý nhưng sức đề kháng, sự dẻo dai của cơ thể còn non yếu. Những thói quen, nề
nếp, kỹ năng bắt đầu được in ấn. Như Các Mác đã khẳng định : “ Việc kết hợp
giáo dục trí tuệ và thể chất không chỉ là một phương tiện tăng thêm sản xuất cho
xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để con người phát triển toàn diện”.
- Với đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh của trẻ còn yếu. Sự hưng phấn
lan toả nhiều hơn sự ức chế, dẫn đến hệ thần kinh hay choáng và mệt mỏi. Nếu
ta không có cách tổ chức các hoạt động ( học – chơi – ăn - ngủ ) phù hợp thì sẽ
ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ thể trẻ. Một trong những công việc đó
là đảm bào cho trẻ có một giấc ngủ ngon.
- Nếu chế độ sinh hoạt một ngày mà được thực hiện thường xuyên, hợi lý
thì không những hiệu quả hoạt động của trẻ được nâng cao mà lại còn phòng
chống được các bệnh tật có thể xảy ra. Vì giấc ngủ sẽ tạo điều kiện cho cơ thể
được nghỉ ngơi để bù đắp lại sự thiếu hụt về năng lượng do học tập vui chơi lao
động quá mệt mỏi để giữ lại trạng thái cân bằng sau một thời gian làm việc. Giấc

ngủ trưa của trẻ chiếm khoảng thời gian từ 120 đến 150 phút, trong thời gian này
các cơ quan nội tạng của trẻ được nghỉ ngơi( giảm mức độ hoạt động). Các tể
bào thần kinh được hồi phục lại sau một buổi làm việc tạo cho quá trình sinh
trưởng, phát triển của cơ thể giúp trẻ thực hiện tốt công việc tiếp theo.
- Khi một đứa trẻ có giấc ngủ tốt thì tinh thần sảng khoái phấn khởi tích
cực tham gia vào các hoạt động. Còn những trẻ ngủ ít sự mệt mỏi càng dồn lại,
sự hưng phấn xúc cảm rất dễ nảy sinh như quấy khóc trái tình trái nết phát sinh
nhiều khi vô cớ.
+ Páp lốp cho rằng “ Giấc ngủ có thể nói là sự ức chế ngủ chia cuộc sống
của cơ thể thành hai giai đoạn thức và ngủ, hai trạng thái bên ngoài của cơ thể là
tích cực và thụ động. Sự ức chế này được tạo ra do sự cân bằng diễn ra khắp cơ
thể hướng trực tiếp ra bên ngoài, sự cân bằng giữa các quá trình phân huỷ các
chất dự trữ trong cơ thể khi cần phải hoạt động và sự khôi phục lại các chất đó
khi có thể đã được nghỉ ngơi.
+ Như vậy là trạng thái thức và ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau.
2/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

+ Thức và ngủ là điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động sống bình
thường của cơ thể con người. Ngủ tạo cho cơ thể khôi phục lại khả năng làm
việc đã tiêu hao, thức tích cực hoạt động sẽ đảm bảo cho giấc ngủ say hơn.
+ Giấc ngủ trưa chiếm lượng thời gian ngắn hơn giấc ngủ đêm nhưng lại
rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao đối với sức khoẻ, sự phát triển tâm lý, trí tuệ
của con người, đặc biệt đối với trẻ 24-36 tháng tuổi. Trẻ có thời gian ngủ đủ thì
sẽ tỉnh táo, tiếp thu hết các thông tin xung quanh qua các hoạt động chơi – ăn –
học tập – đi dạo.
+ Do đặc điểm các hệ cơ quan của trẻ đang phát triển hoàn thiện dần các
chức năng cơ quan cho nên sự rèn luyện học tập vui chơi trong ngày làm trẻ

chóng mệt mỏi. Nếu ta không tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ thì sẽ làm ảnh hưởng
không tốt đến tư chất thông minh, kết quả học tập rèn luyện không cao.
+ Giấc ngủ trưa cũng là giấc ngủ chính như giấc ngủ đêm, vì ngủ là nhu
cầu sinh lý cần thiết cho sự sống, nó tuân theo nhịp điệu phát triển sinh học khi
cơ thể được cung cấp đông đủ các nhu cầu cả về lượng và chất.
+ Ngủ là một trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể, khi đó các quá trình sinh lý
đều giảm mức độ. Giấc ngủ đảm bảo khôi phục khả năng phân tích và tổng hợp
của bộ não, khả năng làm việc của tế bào nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.
Chính vì vậy giấc ngủ là một nhu cầu sinh lý của con người.
+ Quá trình này lúc đầu chỉ xuất hiện ở một nhóm tế bào sau đó có xu
hướng khuếch tán ra xung quanh. Nếu không có gì cản trở của ngoại cảnh thì ức
chế sẽ lan khắp vỏ não và xuống cả các trung khu dưới vỏ não. Kết quả làm cho
cơ thể chuyển sang trạng thái ngủ.
Chính vì lý do trên nên tôi đã mạnh dạn đi đến quyết định chọn đề tài
“ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc
ngủ trưa” để làm đề tài thực nghiệm và áp dụng vào trong chương trình chăm
sóc giáo dục trẻ.

3/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Đặc điểm tình hình thực tế:
*.Đối với hệ thần kinh của trẻ.
- Hệ thần kinh có vai trò vô cùng quan trọng: Để có một cơ thể vận động
thành một khối thống nhất. Hệ thần kinh của trẻ cần phát triển tốt và ổn định
nhờ việc tổ chức chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.
- Trẻ càng nhỏ thì hệ thần kinh càng non nớt và nhanh chóng mệt mỏi.

Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ không phù hợp, không theo thời gian quy
định thì các trung khu thần kinh sẽ bị mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sự phát triển
cơ thể trẻ. Nếu không kịp thời cho các trung khu đó nghỉ ngơi thì sẽ dẫn đến
những rối loạn thần kinh. Do vậy cần tổ chức cho trẻ có giấc ngủ ngon để đảm
bảo cho trẻ hoạt động học tập vui chơi thoải mái, tự tin.Trẻ 24-36 tháng tuổi có
phản xạ đặc biệt cùng với sự giúp đỡ của người lớn bằng cử chỉ, lời nói. Dần
dần vốn từ của trẻ được tăng lên một cách nhanh chóng và các kích thích tự vệ
được hình thành rõ hơn.
- Như vậy hệ thần kinh ở lứa tuổi 24-36 tháng tuổi còn non nớt và phát
triển chưa hoàn thiện. Do những đặc điểm trên mà vấn đề vệ sinh hệ thần kinh,
giữ hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn thích hợp phụ thuộc vào việc tổ chức
chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ là rất quan trọng. Đó là vấn đề tổ chức cho trẻ
ngủ trưa tốt tại lớp học của mình.
* Các quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế.
- Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế:
Nhà khoa học Páp lốp nêu “ Bất cứ một kích thích nào kéo dài ít nhiều khi va
chạm đến một điểm nhất định của bán cầu đại não, dù cho ý nghĩa sinh tồn của
nó to lớn đến đâu đi chăng nữa và tất nhiên nếu chẳng có hậu quả gì đối với
những kích thích đồng thời của những đặc điểm khác thì nhất định sớm muộn nó
sẽ dẫn đến trạng thái buồn ngủ và đến lúc giấc ngủ” chẳng hạn như tiếng ru à
ơi…của các bà, các mẹ, các cô giáo làm cho trẻ ngủ dần. Quy luật này có ý
nghĩa bảo vệ rất lớn đối với các tổ chức thần kinh ở vỏ não và đối với toàn bộ cơ
thể.
- Quy luật tương tác giữa cường độ kích thích và cường độ phản xạ:
+ So với quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế, quy luật này chỉ có
tính chất tương đối, nghĩa là quy luật này không đúng trong mọi trường hợp.
Nếu kích thích quá yếu hoặc quá mạnh thì khi kích thích càng tăng phản xạ sẽ
càng giảm vì xuất hiện ức chế vượt giới hạn.
- Quy luật khuếch tán và tập trung của hưng phấn và ức chế:
+ Từ một quan điểm trên vỏ não đang hưng phấn hoặc ức chế được lan toả ra

xung quanh theo hình phóng xạ đó là quá trình khuếch tán của hưng phấn hoặc
ức chế. Sự khuếch tán và hưng phấn bị ức chế trên vỏ não là một hiện tượng
4/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

mang tính quy luật. Đó là quá trình lan toả và tập trung.
Ví dụ: Quá trình ngáp – díp mắt – ngủ ngật – ngủ say thức sự là một quá
trình lan toả ức chế từ một điểm ban đầu nào đó trên vỏ não và toàn bộ vỏ não.
Quá trình từ ngủ sang thức là quá trình tập trung của ức chế sau khi lan rộng
khắp vỏ não.
- Quy luật cảm ứng qua lại:
+ Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh mình hoặc
tiếp sau mình của các quá trình thần kinh cơ bản.
+ Chẳng hạn khi ta chú ý vào một đối tượng nào đó thì các sự vật khác ở
xung quanh bị bỏ rơi, đó là sự cảm ứng âm tính theo không gian. Nếu ta nhắm
mắt lại vài phút rồi mở mắt ra ta nhìn thấy rõ dưới ánh sáng mờ vì hứng phấn ở
trung khu thị giác tăng lên. Đó là cảm ứng dương tính theo thời gian.
+ Hiện tượng cảm ứng qua lại xảy ra do tác động của nhiều yếu tố. Nhưng
trước hết nó phụ thuộc vào hoạt động của trung khu thần kinh bị kích thích tập
trung mạnh thì khi kích thích sẽ gây ra hiện tượng cảm ứng. Còn yếu hoặc mạnh
quá mức sẽ gây lan toả.
- Quy luật hoạt động của hệ thống vỏ não:
+ Bất kỳ một hoạt động nào của con người( hô hấp, ăn , ngủ…)đều là
những tổ hợp của nhiều phản ứng qua lại nó tác động tương hỗ lẫn nhau để thích
ứng với môi trường, cho nên những phản ứng này không thể hoạt động riêng lẻ
mà chúng phải hoạt động thành một hệ thống gồm nhiều hệ thống. Một trong
những biểu hiện quan trọng nhất của tính hệ thống trong hoạt động của vỏ não là
hình thành “ định hình động lực”.

* Các giai đoạn chuyển từ thức sang ngủ.
+ Giai đoạn thiu thiu ngủ: Các tác nhân kích thích mạnh va yếu đều gây
phản xạ như nhau.
+ Giai đoạn trái ngược: Những tác nhân kích thích gây phản xạ thì gây ức
chế và các tác nhân kích thích gây ức chế thì lại gây phản xạ.
+ Giai đoạn cực kỳ trái ngược: Các tác nhân kích thích gây phản xạ thì
gây ức chế và các tác nhân kích thích gây ức chế thì lại gây phản xạ.
+ Giai đoạn ức chế hoàn toàn( ngủ say): Các tế bào vỏ não hầu như ở
trạng thái ức chế, do đó cơ thể không còn phản ứng với các tác nhân gây kích
thích.
* Các dạng giấc ngủ.
+ Giấc ngủ sinh lý bình thường: Có ở người bình thường.
+ Giấc ngủ động có ở con vật (gấu, dơi, nhím…)
+ Ngủ do gây mê, do uống thuốc ngủ.
+ Ngủ bệnh lý: Ngủ do những biến loạn của hệ thần kinh trung ương.
+ Ngủ thôi miên.
5/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

+ Ngủ do các giác quan tổn thương quá nhiều.
* Thời gian ngủ của trẻ.
+ Thời gian ngủ của trẻ phụ thuộc vào từng lứa tuổi khả năng làm việc
của tế bào thần kinh.
+ Nhu cầu của trẻ từ 0 – 6 tuổi phát triển bình thường.
Lứa tuổi
Số lần ngủ ban
Thời gian ngủ
(tháng)

ngày
Ngày
Đêm
Một ngày
3-6
4
7h30
9h30
17h
6 - 12
3
6h30
10h
16h
12 - 18
2
4h30
10h30
15h
18 - 36
1
3h00
10h30
13h30
36 - 72
1
2h00
10h00
12h
Như vậy trẻ càng nhỏ thì số lần ngủ càng nhiều, giấc ngủ ngắn, số lần ngủ

nhiều.
II. Biện pháp thực tiễn:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của nhà trường, ban giám hiệu đã phân công tôi dạy
lớp nhà trẻ D1 và tạo điều kiện xây dựng phòng học khang trang thuận lợi
cho các hoạt động của trẻ. Nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết bị như
giường, chiếu, chăn, gối, đệm…phục vụ cho giấc ngủ của trẻ.
- Bản thân tôi là một giáo viên dạy nhà trẻ lại thêm lòng nhiệt tình, yêu
nghề, mến trẻ, luôn quan tâm đến từng trẻ do đó phụ huynh tin tưởng và yêu
quý. Thường xuyên chủ động trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng
như quá trình chăm sóc các con hàng ngày khi các con đến lớp.Tổ chức các hoạt
động xen kẽ nhau phù hợp với lứa tuổi tạo nhiều hứng thú cho trẻ tham gia.
- Lớp học theo đúng độ tuổi.Trẻ ngoan, có nề nếp, có sức khỏe tốt,trẻ
thích đi học, điều này đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện được việc nâng cao hiệu
quả giấc ngủ cho trẻ được thuận lợi hơn.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, tôi còn gặp phải một số khó khăn đó là:
- Phòng học, phòng ngủ còn sử dụng chung.
- Lớp học còn xen kẽ nhà dân.
- Có một số cháu trai rất hiếu động.
- Đại đa số là học sinh nam ( số học sinh nam chiếm 3 / 4 số học sinh của
lớp).
- Đặc biệt trong lớp có một trẻ mắc bệnh tự kỉ, chậm nói cháu tham gia vào
các hoạt động rất khó khăn.
- Một số phụ huynh chưa cho con đi học đầy đủ và chưa hiểu được tầm
quan trọng của giấc ngủ trưa của trẻ 24-36 tháng tuổi.
6/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa


III: Biện pháp thực hiện:
Với những khó khăn, thuận lợi ấy, một câu hỏi lớn đã đặt ra khiến tôi băn
khoăn suy nghĩ là làm gì? Làm như thế nào để chăm sóc sức khỏe cho trẻ được
tốt. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm ra biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả
giấc ngủ trưa cho trẻ 24-36 tháng một cách hiệu quả, bền vững, khắc phục được
những khó khăn của lớp, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực và
cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay. Cụ thể tôi đã thực hiện những
biện pháp sau:
1. Biện pháp 1: Khảo sát giấc ngủ của trẻ.
Đầu năm, tôi khảo sát giấc ngủ của 26 trẻ theo ba tiêu chí: Ngủ nhanh;
Ngủ say; Ngủ đủ thời gian cần thiết.
Ngủ nhanh:
+ Trẻ ngủ sau 15 phút: 3 trẻ = 11,5%.
+ Trẻ ngủ sau 30 phút: 20 trẻ = 66,6 %.
+ Trẻ ngủ sau 45 phút: 5 trẻ = 19,2%.
Ngủ say:
+ Giấc ngủ không bị gián đoạn, không sảy ra hiện tượng bất thường, không
xoay lật người nhiều lần: 5 trẻ =19,2%.
+ Giấc ngủ gián đoạn, xuất hiện những hiện tượng bất thường:20 trẻ = 66,6%.
+ Giấc ngủ bị gián đoạn, có xảy ra những hiện tượng bất thường:22 trẻ= 84,6%.
Ngủ đủ thời gian cần thiết:
+ Thời gian ngủ đạt từ 120 đến 150 phút: 5 trẻ = 19,2%.
+ Thời gian ngủ đạt từ 60 đến 110 phút: 19 trẻ = 73%.
+ Thời gian ngủ đạt từ 60 phút trở xuống:23 trẻ = 88,4%.

Chăm sóc giấc ngủ mùa đông cho trẻ
Kết quả là: Khi nắm được những kết quả về giấc ngủ của trẻ tôi ghi vào sổ kế
hoạch tháng cụ thể từng cháu một rồi kết hợp cùng với giáo viên trong lớp
để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2. Biện pháp 2: Khuyến khích động viên trẻ tham gia tích cực vào các
hoạt động từ lúc đón trẻ đến giờ ngủ trưa:
7/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

- Khi tổ chức các hoạt động: Đón trẻ, thể dục sáng, tiết học, chuyển tiếp,
hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, vệ sinh, ăn trưa…tôi luôn động viên,
khuyến khích các con để các con hoạt động tích cực.
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ, tôi luôn trò chuyện và hướng trẻ đến nội dung
mà trẻ đang học để trò chuyện. Ở tháng 10 tôi đi sâu vào các đề tài về “ Bản
thân” tôi cho trẻ quan sát bức tranh bé tập thể dục, bé đánh răng, bé lau mặt, bé
nằm ngủ, bé chơi các trò chơi , bé rửa tay...và các bạn mặc những bộ trang phục
trông rất đẹp và hấp dẫn trẻ.

Hình ảnh trẻ đang rửa tay
Do đó trẻ rất thích thú khi được quan sát và trả lời nhanh các câu hỏi của
cô đưa ra. Chẳng hạn tôi sử dụng các câu hỏi như sau:
+ Các con nhìn xem, bức tranh này các bạn làm gì?
+ Ai đây? Bạn đang làm gì?
+ Ai có ý kiến khác? + Làm như vậy để làm gì?
- Đúng rồi! Để cùng các bạn chơi được các trò chơi thì các con phải có
một cơ thể khỏe mạnh.
+ Để cơ thể khỏe mạnh các con sẽ làm gì?( rửa tay, lau mặt sạch sẽ, nằm
ngủ ngoan...)
Hoặc giờ thể dục sáng, tôi lựa chọn những bài hát có giai điệu vui nhộn,
phù hợp theo các sự kiện trong tháng và các ngày hội ngày lễ trong năm để các
con hứng thú tập thể dục cùng cô. Tôi đã sử dụng một số bài hát để các con tập
thể dục như sau: + Lại đây với cô – Tháng 9: Trường Mầm non.

+ Nắng sớm – Tháng 10: Bản thân.
+ Làm chú bộ đội – Tháng 12: Kỷ niêm ngày 22 - 12.
+ Sắp đến tết rồi - Tháng 1 : Ngày tết Nguyên Đán ...

8/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

Hình ảnh cô và trẻ tập thể dục sáng
- Trong mỗi hoạt động, tôi luôn đảm bảo thời gian, mật độ vận động cho
trẻ. Đảm bảo cân bằng giữa hoạt động với nghỉ ngơi, cho trẻ vận động vừa sức,
phù hợp với tâm sinh lý trẻ 24-36 tháng tuổi.
Ví dụ: Trong giờ kể chuyện “ Chú thỏ thông minh”, để các con ổn định
tôi tổ chức cho các con đến thăm vườn Bách Thú, khi các con đi tôi bật nhạc nhẹ
cho các con nghe. Đến vườn Bách Thú tôi cho các con quan sát một số con vật
như chú thỏ đang ăn cỏ; Cá sấu đuổi bắt thỏ con; Cá sấu đang nằm im... thấy các
con chăm chú nhìn vào các con vật và không hiểu tại sao Cá sấu lại đuổi bắt Thỏ
tôi đã gợi ý để thảo luận cùng trẻ và làm những động tác tạo dáng thành các con
vật. Tôi đã sử dụng một số câu hỏi kết hợp với những động tác như sau:
Con gì mắt hồng lông trắng
Tai dài đuôi ngắn
Ấy tình tính tang
Ấy tang tính tình
Đó là con gì?
+ Con thỏ có những bộ phận nào? Ai có ý kiến khác?
+ Tai nó dùng để làm gì? Nó có mấy cái tai?( Cho trẻ để hai tay lên trên
đầu của mình làm tai của thỏ).+ Con thỏ dùng chân để làm gì?( Cô và trẻ cùng
làm con thỏ đi ăn cỏ)
+ Ở vườn Bách thú còn có con gì? Cá sấu đang làm gì?) Tại sao Cá sấu lại

nằm im?....( Cho trẻ để hai tay lên má, nghiêng đầu và nhắm mắt như đang ngủ)

9/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

Hình ảnh cô và trẻ nghiêng đầu, nhắm mắt như đang ngủ
- Khi cho trẻ hoạt động, tôi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho trẻ như
chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ, tạo bầu không khí vui vẻ giúp trẻ có
trạng thái phấn khởi, hứng thú và tự nguyện tham gia vào các hoạt động.
Ví dụ: Để củng cố các kiến thức đã học trong câu chuyện “ Chú thỏ thông
minh” tôi đã chuyển thể từ kể chuyện sang một vở kịch rối. Màn kịch rối như
sau: Thỏ con: Là…lá …la…là …lá …la…chào các bạn, các bạn có biết tôi là ai
không?
Trẻ:…Thỏ……………………....!
Thỏ con: Đúng rồi, tôi là Thỏ con đấy, trời hôm nay đẹp quá, ở bờ sông
chắc có nhiều cỏ non lắm. Tôi đi ra bãi cỏ ven sông để ăn cỏ thôi, là…lá …la…
là …lá …la…ôi ngon quá, thích quá.
Cá sấu: Ta là Cá sấu đây bụng ta đang cồn cào vì đói, ta mệt quá, đói quá.
Hình như có một chú thỏ đang ở bờ sông kìa. Các bạn ơi tôi sẽ làm gì để bắt
được chú Thỏ kia?
Trẻ:…………………………..!
Cá sấu: Đúng rồi, tôi sẽ nằm im ở đây, nằm như là ngủ ấy có phải không
các bạn?
Trẻ:…………………………..!
Thỏ con: Ôi chỗ này có nhiều cỏ non quá, ngon quá, thích quá…
Cá sấu: A…….! Ta bắt được Thỏ rồi, đừng có mà thoát khỏi miệng của ta,
ta sẽ kêu “Hu…Hu…Hu…” Thỏ đã sợ chưa hả Thỏ?
Thỏ con: Các bạn ơi, tôi sợ lắm nhưng làm thế nào để tôi thoát ra khỏi

miệng Cá sấu bây giờ, các bạn ơi…!
Trẻ:………………………!
Thỏ con: Cá sấu thông minh ơi, Cá sấu mà kêu Hu…hu…hu… tôi chẳng
sợ đâu, Cá sấu mà kêu Ha….ha….ha….thì tôi sẽ sợ chết khiếp đi mất đấy Cá
sấu ạ.
Cá sấu: Chú Thỏ này vẫn chưa sợ ta, lại còn khen ta thông minh nữa chứ.
Được, ta sẽ kêu “ Ha….ha….ha….” để cho con Thỏ này thật là sợ. “ Ha
….ha….ha….” Ôi Thỏ con chạy mất rồi, đuổi theo….đuổi theo….
Thỏ con: Là…lá …la…là …lá …la…Ê………ê……ê…..Cá sấu,
ê….ê….ê…Cá sấu. Từ mai Cá sấu hãy chăm chỉ đi học nhé, Cá sấu ơi….
Cá sấu( khóc): Hu…hu…hu…Các bạn ơi, từ nay tôi sẽ chăm chỉ đi học.
Thôi chào các bạn tôi đi học thôi.
Khi màn kịch rối kết thúc, một lời giáo dục nhẹ nhàng hướng trẻ đến sự
thông minh…
+ Các con có muốn thông minh như bạn Thỏ không?
+ Muốn thông minh như bạn Thỏ, các con sẽ làm gì?
10/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

Cuối cùng tôi bật nhạc “ Thỏ tắm nắng” để tôi là thỏ mẹ và các con là
những chú thỏ con đi tắm nắng. Điều này đã giúp tôi và các con gần gũi nhau
hơn.

Hình ảnh cô và trẻ cùng chơi trò chơi “Thỏ tắm nắng”
Kết quả là: Thông qua các hoạt động, tôi đã gần gũi trẻ hơn, qua đó vừa
giúp trẻ thích đến lớp vừa lồng được kỹ năng khi nằm ngủ cho trẻ.
3. Biện pháp 3: Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ:
- Về trang thiết bị, cơ sở vật chất:

Vì lớp học và phòng ngủ còn sử dụng chung nên khi tổ chức cho các con
ăn xong, tôi đã chuẩn bị nơi ngủ cho các con có ánh sáng dịu, phòng ngủ sạch
sẽ, thanh tịnh. Khi tổ chức giấc ngủ cho các con điều quan trọng nhất là không
để các con nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà.Vào mùa hè tôi trải chiếu,giác giường
giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt cửa sổ, tắt đèn, kéo rèm và kiểm tra quạt,
điều hòa…trước khi cho các con ngủ. Mùa đông đến tôi chuẩn bị thêm chăn,
đệm và thường xuyên phơi, giặt chăn, đảm bảo đồ dùng luôn luôn sạch sẽ, khô
ráo.
- Về phía cô:
+ Ngoài cử chỉ nhẹ nhàng, lời nói dịu dàng, ngay từ đầu năm học, khi đón
trẻ vào lớp tôi đã quan sát và tìm hiều thật kỹ về tính nết cũng như khảo sát giấc
ngủ của từng trẻ ở nhà và ở lớp để khi xếp chỗ nằm cho các con tôi dễ quan sát
cũng như xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra trong khi các con ngủ.
+ Bên cạnh đó, tôi còn chuẩn bị thêm một số bài hát ru (như bài: Khúc hát
ru của người mẹ trẻ - Phạm Tuyên; Lời ru trên nương – Trần Hoàn; Ru con mùa
đông – Đặng Hữu Phước…), các bài dân ca của các miền ( như bài Ru con –
Dân ca Nam Bộ; Lý hoài nam – Dân ca Quảng Trị; Ru em – Dân ca Xê
Đăng….) và những băng nhạc nhẹ để ru các con ngủ.
+ Trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu giấc ngủ của trẻ ở nhà như thế nào?
Phối hợp với phụ huynh cùng có những biện pháp khắc phục những khó khăn ở
nhà cũng như ở lớp.
11/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

- Về phía trẻ:
+ Để chuẩn bị cho các con có một giấc ngủ ngon, trong giờ ăn tôi luôn
luôn động viên, khuyến khích các con ăn hết xuất ăn của mình. Với những cháu
ăn nhanh, ăn nhiều( như cháu: Diệu Quyên,Bảo Linh, Bảo An) tôi nhắc các con

nhai thật kỹ và không nên ăn quá nhiều vì ăn no quá các con sẽ tức bụng và rất
khó chịu khi nằm ngủ, đặc biệt với cháu Trần Lâm – cháu bị bệnh tự kỉ và
những cháu ăn chậm (như cháu: Nhã Uyên, Phương Linh,Minh Giang) tôi cho
các con ngồi riêng một bàn để động viên và xúc cho các con ăn hết xuất cơm
nếu không các con sẽ bỏ cơm và nhịn đói để đi ngủ.
+ Khi các con ăn xong tôi cho các con vận động nhẹ nhàng và ngồi xem
tranh, ảnh… đồng thời cho các con rửa chân tay, mặt mũi và đi đại tiểu tiện.

Trẻ ngồi xem tranh, ảnh sau giờ ăn.
+ Bên cạnh đó, tôi hướng dẫn các con cùng chuẩn bị chỗ ngủ như cất đồ
chơi gọn gàng, trải chiếu cùng cô và lấy gối để vào chỗ nằm của mình, đồng thời
nhắc các con cởi bớt áo khoác về mùa đông và lới dây buộc tóc cho các bạn gái
sau đó nhắc các con về chỗ ngủ của mình. Bạn gái ngủ riêng , bạn trai ngủ riêng.
Kết quả là: Thông qua việc chuẩn bị tốt trước giờ ngủ không những đồ
dùng luôn luôn sạch sẽ, mà còn tạo cho trẻ cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn.
4. Biện pháp 4: Rèn trẻ ngủ đúng giờ.
Với số học sinh nam chiếm 3/4 số học sinh của lớp, việc rèn nề nếp và
thói quen ngủ đúng giờ cũng là vấn đề gặp nhiều khó khăn. Một câu hỏi đặt ra
với tôi rằng “ Với số học sinh nam nhiều như vậy thì mình có thể rèn cho các
con có được thói quen tốt hay không” sau đó tôi đã tìm hiểu và thực hiện một số
biện pháp sau:
+ Phải thường xuyên cho các con lên giường ngủ trưa vào đúng thời gian quy
định.
+ Lén kiểm tra khi các con nằm .
+ Đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của trẻ.

12/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa


+ Khi trẻ đã ngủ thì các cô không được trao đổi với nhau mà phải giữ im lặng thì
trẻ mới ngủ được.
+ Đối với những trẻ khó ngủ tôi thường: Ngồi cạnh những trẻ khó ngủ để vỗ về ,
động viên trẻ ngủ. Tách những trẻ khó ngủ ra , không cho trẻ ngủ cạnh
nhau.Phân chia mỗi cô một góc lớp để cho trẻ ngủ ngon mới làm việc khác.
Luôn có một cô trông nom giấc ngủ của trẻ.
Kết quả là: Cứ đều đặn như vậy, nửa tháng, hay một tháng, đồng hồ sinh
học của các con sẽ quen với việc thúc giục các con phải ngủ đúng giờ. Các con
cũng biết khi đến giờ ngủ trưa thì tất cả các bạn trong lớp đều đi ngủ và mình
cũng nằm ngủ như các bạn để không làm ảnh hưởng đến bạn khác.
5. Biện pháp 5: Chăm sóc khi trẻ ngủ.
Đến giờ ngủ, tôi kiểm tra lại xem các con đã nằm đúng chỗ của mình chưa
sau đó cả lớp cùng đọc với cô:
Bài thơ “ Giờ ngủ”
Bài thơ “ Đi ngủ”
“Lên giường đi ngủ
“Giờ đi ngủ
Không ngịch đồ chơi
Em lên giường
Không gọi bạn ơi
Nằm im lặng
Không cười khúc khích
Hai mắt nhắm
Không ai tinh nghịch
Em ngủ cho ngoan
Giơ chân giơ tay
Chiều bố mẹ đón sớm”
Phải nằm cho ngay
Mắt thì nhắm lại”.

- Khi các con đọc xong bài thơ, tôi nhắc các con nằm thoải mái, không nói
chuyện và tranh giành chăn gối với bạn.
- Để các con đi vào giấc ngủ được tốt, ngoài cử chỉ nhẹ nhàng, tôi bắt đầu
giảm dần sự yên tĩnh trong nhà. Điều này sẽ giúp các con biết được rằng
các con sẽ không để lỡ bất kỳ việc gì khi các con lên đi ngủ. Lúc này tôi đã
mở nhạc nhẹ của một số bài hát ru cho các con nghe, đặc biệt tôi chỉ mở
nhạc cho các con nghe trong khoảng 10 phút để giúp các con chuyển dần
sang trạng thái tĩnh và giúp các con có một giấc ngủ yên bình.

13/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

Bài hát: Khúc hát ru của người mẹ trẻ - Phạm Tuyên; Lời ru trên nương Trần Hoàn.
- Về mùa hè, khi sử dụng điều hòa tôi luôn chú ý điều chỉnh nhiệt độ để
nhiệt độ vừa phải, không quá lạnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các
con.
- Kiểm tra thường xuyên những bạn hay có mồ hôi trộm hoặc yếu tôi luôn
quan tâm đến trẻ như lau mồ hôi cho trẻ hoặc thay quần áo nếu cần
- Những trẻ ho hoặc sức khỏe yếu cho nằm xa điều hòa hoặc quạt...

Chăm sóc giấc ngủ mùa hè cho trẻ.
- Khi mùa đông đến, tôi không để các con mặc quá nhiều quần áo vì khi các con
mặc nhiều quần áo hay quàng khăn ở cổ các con sẽ khó thở do đó giấc ngủ sẽ
không sâu và ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động nối tiếp cũng như ảnh
hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Thường xuyên kiểm tra chăn của trẻ.Nếu trẻ bị bạn kéo chăn hoặc ngủ say bị
nằm ra ngoài chăn thì tôi phải chỉnh lại chăn cho các con.
- Những trẻ hay nghịch chăn, kéo chăn của bạn tôi cho nằm vào giữa và ngồi

cạnh cho đến khi trẻ ngủ.

Chăm sóc giấc ngủ mùa đông cho trẻ.
- Sau đó, tôi giữ yên tĩnh trong lớp để các con ngủ, nếu không các con sẽ
dễ bị phân tâm bởi những hoạt động chung quanh mình và không thể tập trung
14/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

vào giấc ngủ. Trong giờ các con ngủ, tôi thường xuyên theo dõi để sửa tư thế
nằm cho các con và kéo quần áo khi các con hở bụng hay hở lưng.
-Với những trẻ mới đi học như cháu Hà My con chưa quen với nề nếp của
lớp nên con cảm thấy sợ hãi, con vừa khóc vừa không chịu lên giường nằm cùng
với các bạn nên tôi đã cho con ngủ sau. Tôi ngồi cạnh con để vỗ về đồng thời
trấn an con bằng những câu “ Con ngoan, con không khóc nữa nhé!; Chiều mẹ
về sớm rồi mẹ sẽ đến đón con về! ; Nếu con còn khóc thì các bạn trong lớp sẽ
không ngủ được đâu …” giúp con thấy yên tâm hơn và bắt đầu lên giường ngủ
mà không còn căng thẳng nữa.
-Bên cạnh đó còn một số trẻ khó ngủ, hay chêu chọc bạn làm ảnh hưởng
đến giấc ngủ của các bạn trong lớp. Tôi cho các con nằm riêng và phối hợp cùng
cô giáo trong lớp đến ngồi cạnh các con để nhắc nhở cũng như động viên con
ngủ

Chăm sóc trẻ khó ngủ và trẻ mới đi học.
- Đặc biệt với cháu Trần Lâm, vì cháu bị tự kỉ nên chăm sóc giấc ngủ cho
cháu là hết sức khó khăn. Chỉ trong một giấc ngủ mà con liên tục trêu các bạn
trong lớp, không cho các bạn ngủ toàn nằm đè lên người các bạn và cười nói tự
do và cô giáo thường xuyên cho con nằm riêng các bạn để đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho con khi con đang ngủ.

- Nhìn các con nằm rất ngoan, ai cũng nghĩ rằng tất cả các con đang ngủ
rất say. Bằng kinh nghiệm chăm sóc các con của mình, tôi đến từng trẻ và đặt
tay của mình lên trán của con để kiểm tra xem con đã ngủ chưa. Nếu có trẻ chưa
ngủ, tôi lấy tay xoa lên vùng trán của trẻ, dần dần trẻ sẽ đi vào giấc ngủ.
- Trong khi các con ngủ, tôi luôn quan sát và sử lý các tình huống có thể
sảy ra trong giấc ngủ của trẻ. Nếu trẻ đã thức, con muốn đi vệ sinh tôi cho con
dậy nhẹ nhàng hoặc với trẻ đã ỉa đùn hay đái dầm tôi bế con ra thay ngay rồi cho
con vào ngủ tiếp.
*Kết quả là: Qua biện pháp này, các con ngủ rất ngoan và đã ngủ đủ giấc.
6. Biện pháp 6: Chăm sóc khi trẻ ngủ dậy.
Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc giấc ngủ của trẻ là tránh
tình trạng đánh thức đồng loạt làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khác và sinh
15/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

hoạt của lớp. Để các con ngủ trưa được đủ giấc,có tinh thần thoải mái trẻ nào
thức giấc trước tôi cho dậy trước đồng thời giúp các con sửa sang quần áo và
buộc tóc cho gọn gàng. Còn những trẻ khó ngủ hoặc trẻ mới đi học, con chưa
quen với nề nếp của lớp nên tôi cho thức dậy sau cùng.
Sau khi các con thức dậy, tôi nhắc các con đi vệ sinh và cùng cô thu dọn
gối và chiếu nơi các con vừa ngủ đồng thời tôi mở cửa sổ để thông thoáng
phòng và làm vệ sinh nơi ngủ.
Để các con được tỉnh táo sau giấc ngủ trưa, tôi luôn tổ chức cho các con
chơi một số trò chơi dân gian kết hợp vận động nhẹ giúp các con nhanh nhẹn
hơn như trò chơi Nu na nu nống; Chi chi chành chành; Kéo cưa lừa xẻ; Con
muỗi; Gieo hạt…
Ví dụ trò chơi : Nu na nu nống.
Nu na nu nống

Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.
Tôi cho các con ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, vừa nhịp tay
vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào
một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “ nu” sẽ đập nhẹ vào 1
chân, từ “ na” sẽ đập vào chân 2. Chân nào gặp từ “ trống” thì được co chân đó.
Đây là trò chơi nhẹ giúp các con giải trí và thư giãn sau một giấc ngủ.

Trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống”sau khi trẻ ngủ dậy.
Bên cạnh đó, để các con nhanh nhẹn và phản xạ tốt khi thức dậy, tôi tổ
chức thêm trò chơi “ Chi chi chành chành”. Đến trò chơi này, tôi cho các con

16/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

đứng lên và chơi theo nhóm, một bạn đứng xòe bàn tay ra còn các bạn khác giơ
một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, tất cả cùng đọc nhanh:
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.
Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay ra thật

mạnh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì phải xòe tay ra.
Trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”sau khi trẻ ngủ dậy.
Các con được chơi một số trò chơi kết hợp vận động nhẹ nhàng, tinh thần
thấy thoải mái tôi bắt đầu đưa các con vào các hoạt động khác trong ngày.
Kết quả là: Trẻ tỉnh táo, tinh thần thoải mái và tích cực tham gia vào các
hoạt động.
7. Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
- Tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tìm hiểu xem sức khỏe
của con hôm nay như thế nào để có biện pháp chăm sóc hợp lý cũng như quá
trình hoạt động của trẻ ở trên lớp đặc biệt là giấc ngủ trưa của các con để phụ
huynh yên tâm công tác.
VD: Sau tiết học khám phá khoa học đây là tiết học khá là khô khan nhưng tôi
luôn cố gắng tạo ra nhiều trò chơi vui nhộn để tạo hứng thú cho trẻ. Vì vậy sau
khi học xong các con nằm ngủ thì các con sẽ cảm thấy thoải mái hơn và giấc
ngủ được sâu hơn.
Hơn thế nữa để việc chăm sóc giấc ngủ trưa của trẻ đạt hiệu quả cao tôi
thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình
hình giấc ngủ của các con tại nhà xem như thế nào? để so sánh ở lớp và ở nhà
trẻ ngủ có giống nhau không? Sau đó tôi tìm nguyên nhân vì sao gây ra hiện
tượng đó.Bên cạnh đó tôi còn kết hợp với phụ huynh đặt ra mục tiệu ngủ đủ giấc
như chiều bố mẹ đón về cho các con chơi thoải mái sau đó tầm 7 giờ đến 8 giờ
cho trẻ ăn tối và ăn xong lại cho trẻ ngồi chơi sau đó cho trẻ 10 giờ đi ngủ để
đảm bảo giấc ngủ, sáng dậy sớm ăn sáng còn đi học.Vì vậy ngay từ đầu năm tôi
đã thông báo kết quả khảo sát giấc ngủ của từng trẻ để phụ huynh nắm được.
- Đối với các con khó ngủ, tôi phát tài liệu về cách chăm sóc giấc ngủ trưa
của trẻ cho các bậc phụ huynh để các vị phụ huynh chăm sóc giấc ngủ cho con,
em mình trong các ngày trẻ nghỉ ở nhà. Từ đó kết hợp cùng tôi để có biện pháp
chăm sóc giấc ngủ tốt nhất cho các con.

17/20



Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

Cô giáo phát tài liệu tham khảo cho phụ huynh học sinh.
Kết quả là: Chăm sóc giấc ngủ trưa của trẻ không thể tách khỏi gia đình vì giấc
ngủ trưa của trẻ có tác dụng lớn đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, phụ huynh học
sinh đã thống nhất và phối hợp cùng cô cách chăm sóc giấc ngủ trưa cho các con
Tóm lại: Giấc ngủ trưa chiếm thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lớn lao
đối với sự phát triển sức khỏe, tâm lý, trí tuệ của các con. Giấc ngủ trưa là một
bước đệm cần thiết cho việc khôi phục sức lực của các con sau 1/ 2 ngày học tập
và vui chơi.
IV: Kết quả:
1.Hiệu quả:
- Qua thời gian áp dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả giấc ngủ cho
các con ở lớp mình, tôi thấy kết quả trên trẻ thật đáng lạc quan, trẻ tích cực
tham gia vào các hoạt động và sức khỏe của trẻ tăng lên đáng kể. Trẻ phát triển
cân đối hài hòa có sức khỏe tốt. Cụ thể:
Tình trạng ngủ
Thể trạng ngủ
Đầu năm
Cuối năm
( Số trẻ= %)
( Số trẻ= %)
Ngủ nhanh

Sau 15 phút
Sau 30 phút
Sau 45 phút
Ngủ say

Giấc ngủ bị gián đoạn,
không xảy ra hiện tượng
bất thường, không xoay
lật người nhiều lần
Giấc ngủ gián đoạn,
xuất hiện những hiện
tượng bất thường
Giấc ngủ bị gián đoạn,
có xảy ra những hiện
tượng bất thường
Ngủ đủ thời Thời gian ngủ đạt từ
gian cần thiết
120 đến 150 phút
18/20

3 trẻ= 11,5%
20 trẻ= 76,9%
3 trẻ= 11,5%

23 trẻ= 88,4%
3 trẻ= 11,5%
0trẻ

5 trẻ= 19,2%

23 trẻ= 88,4%

20 trẻ= 66,6%

11 trẻ= 42,3%


22 trẻ= 84,6%

4 trẻ= 15,3%

5 trẻ= 19,2%

23 trẻ= 88,4%


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

Thời gian ngủ đạt từ 60
đến 110 phút
19 trẻ= 73%
3 trẻ= 11,5%
Thời gian ngủ đạt từ 60
phút trở xuống
23 trẻ= 88,4%
0 trẻ
- Trẻ đã tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động theo chế độ sinh hoạt
trong ngày. Trẻ được ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
- Trang thiết bị như chăn, gối, giường…được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ.
- Qua thời gian chăm sóc giấc ngủ cho trẻ tôi đã tìm ra được những
nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ trưa của trẻ. Từ đó tôi đã điều
chỉnh phù hợp với tâm sinh lý trẻ 24-36 tháng tuổi để giúp trẻ có được một giấc
ngủ ngon.
- Dây truyền làm việc giữa ba cô trong lớp được phối hợp nhịp nhàng.
- Phụ huynh đã trao đổi tình trạng sức khỏe của con em mình với cô giáo
và tham gia đóng góp xây dựng những ý kiến kinh nghiệm giúp tôi chăm sóc

giấc ngủ tốt cho trẻ. Bên cạnh đó, hàng ngày phụ huynh học sinh luôn đưa trẻ tới
lớp đúng giờ.
Tóm lại: Nhìn các con khỏe mạnh, hoạt bát, ngoan ngoãn vui tươi, phụ
huynh ngày càng tin tưởng cô giáo. Đó là phần thưởng rất quý đối với tôi.
2.Bài học kinh nghiệm
- Từ những kết quả đã đạt được tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Qua quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ và nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy
ngay từ khi mới sinh ra các con như một tờ giấy trắng chưa có những nề nếp,
thói quen. Vì thể người lới nói chung và các cô giáo mầm non nói riêng là người
trực tiếp tác động đến trẻ nhằm dần dần hình thành cho trẻ những hiểu biết ban
đầu về cuộc sống.
- Trẻ 24-36 tháng mọi nề nếp còn ít, vì vậy những thói quen ban đầu chỉ
là dạng sơ khai mới mẻ. Vì thế để hình thành được những nề nếp, thói quen cô
giáo cần dựa vào vốn tích luỹ của bản thân, vốn ngôn ngữ nhất định để diễn đạt
trong việc hướng dẫn, chăm sóc giấc ngủ của trẻ.
- Để cho hệ thần kinh của trẻ phát triển bình thường, cô giáo phải tổ chức
cho trẻ vui chơi, học tập vừa sức theo chế độ sinh hoạt một ngày, đặc biệt là tổ
chức giấc ngủ trưa cho các con một cách khoa học.
- Cô giáo không chỉ giúp trẻ mở rộng kinh nghiệm để phát triển nhận thức
mà còn luôn luôn gợi ý, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
trong ngày.
- Để giúp trẻ có giấc ngủ sâu hơn, nhanh hơn thì các hoạt động trong ngày
phải được sắp xếp phù hợp đảm bảo giữa động và tĩnh, giữa đơn giản với phức
tạp có như vậy thì mới giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển bình
thường.
19/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa


- Cô giáo phải có năng lực sư phạm và kiên trì giúp trẻ khi trẻ chuẩn bị ngủ
- Không nên yêu cầu trẻ phải có nề nếp ngay ngoài khả năng của trẻ.
- Áp dụng chương trình theo hướng tích hợp sẽ tạo ra mọi cơ hội để trẻ
được hoạt động một cách tích cực, tự nhiên.
- Cô phải có thói quen đặt câu hỏi cho mình: Mình đã chuẩn bị tốt mọi
điều kiện cho giấc ngủ của trẻ chưa? Vì sao trẻ lại chư ngủ được?...
- Biết khuyến khích, động viên và nhắc nhở trẻ kịp thời.
- Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường để cùng thống
nhất các nội dung yêu cầu, biện pháp giáo dục trẻ để trẻ có thói quen ngủ tốt.
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Để giúp trẻ có nề nếp ngủ đúng giờ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song để
trẻ có một giấc ngủ ngon và đủ giấc là rất quan trọng vì trẻ được ngủ đủ giấc sẽ
kích thích hệ thần kinh phát triền thuận lợi chuẩn bị cho cho thời điểm hoạt động
nối tiếp mới, các con thấy thoải mái tươi tỉnh, phấn khởi thì hiệu quả đạt được ở
mọi hoạt động mới cao. Thói quen này cần được củng cố duy trì thực hiện
thường xuyên thì hiệu quả giấc ngủ của trẻ mới bền vững.
- Mặc dù đã đạt được một số kết quả trên nhưng bản thân tôi vẫn không
ngừng bồi dưỡng chuyên môn cho mình và tiếp tục phát huy những gì đã đạt
được, đã làm được, những gì còn tồn tại tôi sẽ khắc phục để chất lượng giấc ngủ
của trẻ ngày càng tốt hơn.
2. Kiến nghị:
- Để thực hiện tốt đề tài này, chúng tôi là những người trực tiếp làm công
tác chăm sóc giáo dục tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa
về việc xây thêm phòng học cho các con để các con có phòng ngủ riêng biệt.
- Tôi mong Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Gia lâm tổ chức các chuyên
đề, các lớp tập huấn về chăm sóc giấc ngủ trưa của trẻ cho giáo viên mầm non.
- Tôi cũng rất mong các đoàn thể, các ban nghành và Nhà nước quan tâm
hơn nữa đến đời sống tình thần cũng như vật chất đối với đội ngũ giáo viên nói
chung và giáo viên mầm non nói riêng đề chúng tôi yên tâm hơn với công việc

của mình.
- Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng vào thực tế. Kinh nghiệm
đó giúp tôi vượt qua khó khăn và đạt được một số kết quả đáng khả quan trong
việc nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa cho trẻ 24-36 tháng tuổi của lớp nhà trẻ D1
- Tôi rất mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của BGH, của các bạn đồng
nghiệp cho tôi để tôi đạt được kết quả ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

20/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa

UBND HUYỆN GIA LÂM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*******

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
“Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao
hiệu quả giấc ngủ trưa”

Tác giả : Đàm Thị Thu Trang
Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục nhà trẻ
Cấp học: Mầm non
Tài liệu kèm theo: Phụ lục, hình ảnh minh họa cho SKKN

21/20


Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nâng cao hiệu quả giấc ngủ trưa


22/20



×