Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN một số trò chơi dạy phần “warm up” giúp phát triển kĩ năng nói cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.37 KB, 13 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội
nhập kinh tế quốc tế của các nước trên thế giới, ngoại ngữ trở thành một phương
tiện hết sức cần thiết cho mỗi chúng ta. Do đó, với sự phát triển của xã hội và
nhu cầu của cộng đồng , việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông
đã có những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Người
dạy đã vận dụng các thủ thuật và hoạt động trên lớp học để phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát
triển và nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp.
Kỹ năng nói tiếng Anh là kỹ năng dễ gây hứng thú cho người học nhất với các
hoạt động đa dạng. Tuy vậy, đây lại là kỹ năng mà nhiều học sinh e ngại. Việc
tạo cho học sinh khả năng sử dụng tiếng Anh một cách linh hoạt, sáng tạo trong
các tình huống giao tiếp hàng ngày, dù chỉ là các tình huống rất đơn giản cũng sẽ
có ích và thiết thực hơn so với việc chỉ dạy các cấu trúc ngữ pháp hay các cụm
từ đơn lẽ. Làm thế nào để tạo ra tính thu hút học sinh, giúp các em nói Tiếng
Anh tự tin hơn và dễ dàng hơn? Câu hỏi này đặt ra cho người dạy những thách
thức cho việc sử dụng những thủ thuật để tạo ra các hoạt động nhằm thu hút
người học và tạo ra tính hiệu quả trong việc học ngoại ngữ. Qua những trao đổi
với đồng nghiệp, tham khảo sách vở và những kinh nghiệm của bản thân , tôi
xin trình bày với các quý thầy cô đồng nghiệp đề tài: Một số trò chơi dạy phần
“Warm up” giúp phát triển kỹ năng nói cho học sinh THCS”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Thiết kế trò chơi dạy phần Warm-up nhằm thu hút học sinh ôn lại kiến
thức bài cũ và vào bài mới đầy hứng thú, có những liên tưởng vào chủ đề chính
của bài học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh sản
sinh lời nói ngay từ đầu tiết học. Học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng
Tiếng Anh thảo luận giải quyết các nhiệm vụ học tập. Từ đó, những kích thích
tinh thần học sẽ dần dần giúp các em đạt được những hiệu quả nhất định trong
quá trình học. Vì vậy giáo viên cần nghiên cứu các trò chơi dạy phần “Warm up”
giúp học sinh phát triển kỹ năng nói. Học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi sử


dụng Tiếng Anh để giao tiếp.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh trường THCS Nguyễn Trường Tộ.
- Một số trò chơi dạy phần “Warm up” giúp phát triển kỹ năng nói cho
học sinh THCS.
4. Giới hạn của đề tài.
Một số trò chơi dạy phần “Warm up” giúp phát triển kỹ năng nói cho học
sinh THCS.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài này, tôi cần dùng các phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và nghiên cứu tài liệu những
vấn đề có liên quan để từ đó đưa vào áp dụng trong thực tế giảng dạy và rút ra
kinh nghiệm.
1


- Phương pháp quan sát sư phạm: Tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ
thăm lớp của đồng nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Trải qua lý thuyết và thực nghiệm trong môi
trường thực tiễn để xây dựng nên đề tài.
- Phương pháp điều tra lấy ý kiến: Câu hỏi của giáo viên và khả năng xây
dựng bài của học sinh, tham khảo ý kiến đồng nghiệp. Dựa vào kết quả đạt được
và rút ra kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm
hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng tốt nhất
kiến thức đó là cả một vấn đề lớn đối với các bộ môn văn hóa nói chung và bộ
môn Tiếng Anh nói riêng. Ngành giáo dục đã, đang và sẽ tích cực hướng tới sự

hoàn thiện về đổi mới phương pháp dạy học. Để học sinh có thêm cơ hội giao
tiếp bằng Tiếng Anh ở mức độ căn bản và dần hình thành năng lực sử dụng ngôn
ngữ thì giáo viên phải để cho học sinh luyện nói trong các tiết dạy các kỹ năng
khác, trong các tiết học kiến thức ngôn ngữ hoặc đơn giản hơn chỉ là những lúc
làm nóng bầu không khí lớp học (Warm – up), lúc kiểm tra miệng hoặc chỉ lúc
thầy trò đối đáp bình thường trong lớp học. Tất cả những điều này rất quan trọng
nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Hoạt động
Warm-up là yếu tố quan trọng trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh
ngay trước khi đi vào nội dung bài mới, và đây cũng là một phần rất quan trọng
giúp các em phát triển kỹ năng nói. Nội dung phần Warm- up thường là không
khí sôi nổi, thoải mái, vừa ôn lại kiến thức cũ, vừa gợi mở thông tin liên quan
đến nội dung bài mới nên vốn từ sử dụng thường là nhẹ nhàng hơn nên phần lớn
học sinh tham gia rất tích cực và đây cũng là cơ hội giúp các em học sinh tự tin
sử dụng Tiếng Anh. Vì vậy, giáo viên cần nghiên cứu các trò chơi dạy phần
Warm- up có tính chất vui vẻ , tính tập thể, thu hút được nhiều đối tượng học
sinh có thể tham gia vào. Đặc biệt đối với những chủ đề bài học khó, phức tạp,
giáo viên cần phải chuẩn bị kĩ nội dung phần Warm- up hơn. Yêu cầu trò chơi
cho phần Warm- up cần được tiến hành nhanh, gọn, nhẹ nhàng , không quá khó
khiến học sinh khó diễn đạt bằng Tiếng Anh, và đặc biệt những trò chơi chú
trọng hoạt động nhóm hoặc cặp để học sinh thi đua, thấy được khả năng kiến
thức của mình, khả năng nói Tiếng Anh.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Trong những năm qua, theo sự phát triển của đất nước, ngành giáo dục
đã có nhiều thay đổi về kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy nhằm kích
thích sự ham học hỏi và tính sáng tạo của học sinh. Chương trình và sách giáo
khoa mới, phương pháp mới trong dạy và học, đặc biệt hơn là khi bài giảng của
giáo viên soạn trên phần mềm trình chiếu PowerPoint sinh động, hấp dẫn, được
nhiều học sinh rất yêu thích môn học, năng động hơn trong mọi hoạt động. Tuy
nhiên theo đặc thù bộ môn nhất là bộ môn Tiếng Anh tôi nhận thấy kết quả học
tập bộ môn chưa cao, đối tượng học sinh yếu vẫn còn nhiều. Nếu đánh giá riêng

biệt từng kỹ năng thì kết quả kỹ năng nói của các em chưa đạt hiệu quả. Các em
gặp rất nhiều trở ngại để phát triễn kỹ năng nói lưu loát, tự tin. Khi được giáo
2


viên yêu cầu nói về một chủ đề nào đó hoặc trả lời một số câu hỏi dẫn dắt liên
quan đến bài học mới các em thường không có ý diễn đạt, mặc dù ở một số thời
điểm học sinh đã được chuẩn bị một số ý nhưng khi được yêu cầu nói các em
dường như bị quên hết. Chính vì vậy, khi nói một điều gì đó bằng Tiếng Anh các
em thường cảm thấy mình buộc phải nói và do đó không có giao tiếp thực thụ.
Từ thực tế đó, là người trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh tôi đã cố gắng suy nghĩ,
tìm tòi các cách để giúp các em phát triển kỹ năng nói trong các tiết học.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
Phương pháp mới lấy người học làm trung tâm, phương pháp giảng dạy
theo đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp thì mục đích của dạy Tiếng Anh là để
giao tiếp và bản chất của giao tiếp là tương tác và để giúp học sinh tương tác
bằng Tiếng Anh có hiệu quả. Giáo viên không chỉ rèn kỹ năng nói cho học sinh
ở các tiết dạy nói mà giáo viên có thể tạo thêm hoạt động nói cho học sinh trong
giai đoạn trước các tiết dạy giúp các em có thêm cơ hội nói Tiếng Anh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Các trò chơi dạy phần “Warm up” giúp học sinh phát triển kỹ năng nói
Tiếng Anh.
* Getting to know each other:
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm sau đó mỗi cá nhân học sinh sẽ tự giới thiệu về
bản thân: nói tên, tuổi,ngày tháng sinh, nơi ở, nghề nghiệp trường, lớp, sở thích,
...........
Ví dụ:
- I’m ..............
- I’m ...............years old.

- I’m ....................
- I’m in class..........
- I study at.................... . It’s in................ . It’s .............from my house. I
often...........to school (by.............).
- I like................./ My favorite...............is.............. .
Lưu ý: tùy vào nội dung của tiết học trước mà giáo viên yêu cầu học sinh nói
thông tin nào cho phù hợp.
* Please game:
Giáo viên đưa ra các yêu cầu bắt đầu với “ Please.....”
Tất cả học sinh phải làm theo yêu cầu của giáo viên nếu không làm theo yêu cầu
thì sẽ bị phạt.
Nếu yêu cầu không bắt đầu với “ Please...” thì học sinh không được phép làm
theo yêu cầu đó.
Nếu học sinh làm theo yêu cầu đó thì sẽ bị phạt. (Học sinh bị phạt thay thế giáo
viên đưa ra các yêu cầu)
Ví dụ:
T: Please clap your hand.
T: Please stand up.
T: Please touch your friend’s head.
T: Please close your eyes.
3


T: Clap your hand.
T: Touch your nose
T: Raise your left hand
Lưu ý: tùy vào nội dung của tiết học trước mà giáo viên yêu cầu học sinh nói
thông tin nào cho phù hợp.
* Chinese whisper:
Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra.

Giáo viên phân lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm 5 học sinh xếp thành một
hàng dọc.
Giáo viên gọi hai học sinh đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm một
câu nào đó vào tai hai bạn.
Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, hai học sinh này chạy về nhóm của mình
và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ
nhất thì lại thì thầm với bạn thứ ba. Và cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng.
Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong
đội của mình.
Nhóm nào đọc trước và đúng thì ghi được một điểm. Nhóm nào đọc trước mà
sai thì dành quyền cho đội còn lại.
Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến hết số câu mà giáo viên cần
kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại.
Ví dụ:
English 6:
Unit 6: Places
There are tall trees in front of the mountains.
The mountains are behind the house.
There is a well to the left of the house.
Unit 5: Things I do
I go to school at a quarter to seven.
I have classes from seven to half past nine.
I play games in the evening.
English 7:
Unit 5: Work and play
There are many activities at recess.
Some boys usually play catch at recess.
Some girls skip rope.
But the most activity is talking.
English 8:

Unit 4: Our past
I used to live on a farm.
My great- grandma used to tell me old folktale.
There wasn’t any electricity.
I used to walk to school.
Unit 5: Study habits
In order to remember words better,
some learners write each word
4


and its use on a small peace of paper
and stick it in somewhere in their house
so as to learn it at any time.
English 9:
Unit 3: A trip to the countryside
Liz and Ba’s family had a day trip to Ba’s village last Sunday.
It’s about 60 kilometers to the north of Ha Noi.
They went to the village by bus.
There’s a shrine of a Vietnamese hero on the mountain near the village.
* Whisper dictation:
Giáo viên viết một số câu có vận dụng cấu trúc hoặc vốn từ đã được học trong
tiết trước vào tờ giấy nhỏ.
Giáo viên phân lớp thành bốn nhóm, học sinh thứ nhất đọc nội dung cho học
sinh thứ hai nghe, học sinh thứ hai đọc nội dung cho học sinh thứ ba nghe, học
sinh thứ ba đọc nội dung cho học sinh thứ tư nghe, và tiếp tục đến học sinh cuối
cùng sẽ phải viết câu vào tờ giấy và dán lên bảng nội dung đã ghi được.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm kiểm tra kết quả của nhóm khác.
Ví dụ:
English 6: Unit 6: Places

There are tall trees in front of the mountains. The mountains are behind the
house. There is a well to the left of the house.
English 7: Unit 5: Work and play
There are many activities at recess. Some boys usually play catch at recess.
Some girls skip rope. But the most activity is talking.
English 8: Unit 5: Study habits
In order to remember words better, some learners write each word and its use on
a small peace of paper and stick it in somewhere in their house so as to learn it at
any time.
English 9: Unit 3: A trip to the countryside
Liz and Ba’s family had a day trip to Ba’s village last Sunday. It’s about 60
kilometers to the north of Ha Noi. They went to the village by bus. There’s a
shrine of a Vietnamese hero on the mountain near the village.
* Passing the pen:
Giáo viên cho học sinh nghe bài hát
Học sinh truyền cây viết cho nhau.
Giáo viên bấm dừng bài hát tại bất kỳ đoạn nào và khi bài hát dừng lại mà học
sinh có cây bút trên tay sẽ phải trả lời câu hỏi giáo viên yêu cầu.
Ví dụ:
English 6:
Unit 5: Things I do
Answer the question:
What time do you get up?
What time do you go to school?
What time do you have classes?
What time do classes finish?
5


Unit 6: Places

Answer the question:
What is in front of your house?
What is behind your house?
What is to the left of your house?
What is to the right of your house?
English 7:
Unit 5: Work and play
Answer the question:
What do you usually do at recess?
Do you usually talk with your friends at recess?
What do you usually do after school?
What is the boy doing?
What are the girls doing?
English 8:
Unit 5: Study habits
Answer the question:
Do all language learners write the meaning of new words in their mother
tongue?
Do some learners write examples of words they want to learn?
Does every learners tries to learn all new words they come across?
Do many learners only learn new words that are important?
What do you usually do to remember words better?
English 9:
Unit 3: A trip to the countryside
Answer the question:
Where is Ba’s village?
How did Ba and his family get to the village?
What is there on the mountain near Ba’s village?
Is there a banyan tree at the entrance to Ba’s village?
Where did they had their picnic?

* A cat can run:
Giáo viên yêu cầu học sinh đứng thành hai dãy.
Giáo viên làm mẫu với các câu có động từ khiếm khuyết “can” và phải có ngữ
nghĩa đúng.
Nếu học sinh được giáo viên nhìn sẽ phải lập lại câu nói đó, nếu câu nói của
giáo viên có ngữ nghĩa sai thì học sinh không được lập lại câu nói đó mà phải trả
lời “No” . Nếu học sinh không làm đúng yêu cầu thì sẽ là người nói.
Ví dụ:
People can ride a bike.
A dog can run.
A fish can fly. (No)
People can walk.
A car can fly. (No)
A dog can read. (No)
6


The girls can skip rope.
A board can listen. (No)
A bird can swim.
A pen can write. (No)
People can sing.
* Guessing games:
Ví dụ:
English 7:
Unit 3: At home
What’s my job?
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm từ 3-4 học sinh, mỗi nhóm sẽ được phát
một số card trong đó có ghi các danh từ chỉ nghề nghiệp. Tùy theo thời gian của
trò chơi, mỗi học sinh có thể giữ 1-2 card. Thành viên của các nhóm khác sẽ đặt

câu hỏi để tìm ra nghề nghiệp của người đó. Người trả lời phải khéo léo sao cho
người hỏi không nhận ra được nghề nghiệp của mình, nhưng vẫn phải trả lời hợp
lý các câu hỏi. Người đặt câu hỏi phải hỏi các câu khiến người trả lời bộc lộ
được nghề nghiệp của họ. Nhóm nào đoán được nhiều nghề nhất sẽ là nhóm
chiến thắng.
Ví dụ:
Questions:
Do you work indoors or outdoors?/ in a factory or hospital?
Do you teach students?
Do you write newspapers?
Do you work on the farm?
Group 1: farmer, worker, housewife
Group 2: doctor, nurse, engineer
Group 3: teacher, student, journalist
* Yes/ No questions:
Ở trò chơi này sẽ có một người (chủ trò có thể là giáo viên hoặc một học sinh).
Nhiệm vụ của người chủ trò là hỏi người tham gia chơi các câu hỏi có hoặc
không - yes/ no (bắt đầu bằng những từ để hỏi như are, is, do, does …). Tuy
nhiên người trả lời không được sử dụng yes hay no để trả lời mà vẫn phải đảm
bảo trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác. Tất nhiên để làm cho đối
thoại được sinh động người hỏi có thể thêm vào câu hỏi không ở dạng yes/ no.
Còn về phần trả lời nếu vi phạm luật chơi thì sẽ bị loại để người khác lên thay.
Người chiến thắng sẽ là người không mắc sai lầm trong một khoảng thời gian đã
qui định trước (khoảng 3 phút).
Ví dụ:
English 8:
Unit 13: Festivals
Q (người hỏi): How are you today?
A (người trả lời: I am fine.
Q: Are you sure?

A: I said “ I am fine”
Q: What about me? Do you think I’m fine?
7


A: Certainly.
Q: Sorry, can you say that again?
A: Yes, I can. ( Người trả lời đã vi phạm luật chơi)
* Spelling:
Giáo viên chia lớp thành hai dãy học sinh( hàng ngang hoặc dọc) lên chơi.
Giáo viên sẽ đọc một từ và học sinh phải viết được từ đó lên bảng rồi đánh vần
từ đó. Hai em đứng đầu hai dãy bốc thăm để dành quyền chơi trước.
Học sinh nào viết sai hoặc đánh vần không chính xác sẽ không ghi được điểm.
Nếu viết đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được một điểm.
Sau khi trả lời xong bất kì đúng hay sai, em học sinh ấy phải ngồi xuống để dành
lượt chơi cho bạn tiếp theo.
Lần lươt chơi cho đến khi giáo viên đã đi hết số từ cần kiểm tra hoặc cho đén
khi thời gian mà giáo viên ấn định đã hết. Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều điểm
hơn là đội thắng cuộc.
Ví dụ:
English 6:
Unit 2:
At school
-Where
- you
- your
- my
- street
- live
- on

*Crossword:
Giáo viên trình chiếu ô chữ lên bảng
Nêu chủ điểm của các từ và số lượng từ cần tìm trong ô chữ.
Chia lớp ra thành hai nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện chọn chữ số tương ứng hàng
ngang hoặc hàng dọc.
Giáo viên nêu yêu cầu và có gợi mở.
Học sinh trong nhóm trả lời câu yêu cầu, nếu không trả lời được nhóm khác có
quyền được trả lời. (Nhóm có câu trả lời đúng thì được một điểm) . Nhóm nào
có nhiều điểm hơn thì thắng cuộc.
Nếu nhóm nào trả lời từ khóa trước khi mở hết các ô chữ thì chiến thắng.
Ví dụ:
English 6:
Unit 6: B. In the city
Cross: School, temple, hospital, factory, restaurant, stadium
( Tranh ảnh gợi mở)
Key word:
Around the house
1
2

S
T

C
E

H
M

O

P

O
L
8

L
E


3
4
5
6

H
F
R
S

A

R

O

O
A
E
T


U

S
C
S
A

N

D

P
T
T
D
T

I
O
A
I

H

T
R
U
U


E

H

A
Y
R
M
O

L
A

U

S

N

T

E

English 7:
Unit 5: Work and play
Cross: Art, Chemistry, Physics, History,
English, Music
Down: the key word: recess

P


H

Y

C

A
H

R
E

T
M

I

S

T

R

Y

S

I


C
E
S
S

S
N
T
I

G
O
C

L
R

I
Y

S

H

H
M

I
U


* Noughts and crosses:
Giáo viên chiếu hình có chín ô vuông.
Chia học sinh thành hai nhóm: một nhóm là “Noughts (O) và một nhóm là
“Crosses” (x).
Hai nhóm lần lượt chọn các từ trong các ô và đặt câu với từ đó
Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được “O” hay”X”
Nhóm nào có ba “O” hay”X” trên một hàng ngang hay dọc hoặc chéo sẽ thắng
cuộc.
Ví dụ:
English 9:
Unit 3: A trip to the countryside

9


c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp và biện pháp đưa ra nhằm phá huy khả năng giao tiếp sử
dụng Tiếng Anh. Tuy nhiên không phải bất cứ trò chơi nào cũng có thể áp dụng
được một cách hiệu quả để phát triển kỹ năng nói. Trong việc lựa chọn trò chơi
thì mục đích tạo hứng thú, lôi cuốn người học tự giác nói và giao tiếp với người
khác luôn là điều cần quan tâm trước tiên. Nếu đáp ứng được hai yêu cầu trên về
mục đích và luật chơi thì việc dạy và học nói tiếng Anh sẽ có những kết quả
đáng ghi nhận.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi
và hiệu quả ứng dụng
Sau một thời gian thực nghiệm đề tài với những lớp tôi giảng dạy tôi nhận
thấy các em không lo sợ khi nói Tiếng Anh, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn và
nói Tiếng Anh lưu loát hơn và sự tiếp thu bài của học sinh tốt hơn.
Thiết nghĩ, nếu chúng ta áp dụng các hình thức luyện nói này ở các khối
lớp khác chắc cũng sẽ có hiệu quả nhất định.

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mặc dù đề tài này chỉ là một phần trong tiết học, nhưng nó cũng góp một
phần không nhỏ để giúp học sinh phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh và gây hứng
thú cho học sinh học bài mới hiệu quả. Khi có được hứng thú, học sinh sẽ dần
hình thành khả năng sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, từ đó có động cơ học
tập tốt hơn.
Nhưng để đạt hiệu quả cho phần này bản thân giáo viên cần có sự đầu tư
nghiên cứu nội dung bài học mà học sinh đã được học và chuẩn bị được học để
xây dựng các trò chơi phù hợp. Về phía học sinh cần học bài cũ và chuẩn bị bài
mới chu đáo và phải có ý thức tuân thủ luật chơi.
10


2. Kiến nghị
Để học sinh chơi trò chơi hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các lớp học
khác tôi rất mong các cấp lãnh đạo xây dựng phòng học riêng cho bộ môn Tiếng
Anh.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi đã thực hiện trong quá trình
giảng dạy ở trường, trong cách trình bày chắc hẳn có nhiều thiếu sót, mong các
đồng nghiệp và hội đồng Ban giám khảo góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Thống Nhất, ngày 07 tháng 11 năm 2018.
Xác nhận BGH
Người thực hiện

Lê Thị Kim Ngân

11



MỤC LỤC
Nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,
phạm vi và hiệu quả ứng dụng
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

12

Trang
1
1
1
1

1
1
2
2
2
3
3
3
10
10
10
10
11


1.
2.
3.
4.
5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Tiếng Anh THCS, Bộ giáo dục
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III của nhà
xuất bản giáo dục.
Sách giáo viên Tiếng Anh THCS, Bộ giáo dục.
Hướng dẩn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Anh, Bộ giáo
dục.
Thiết kế bài giảng Tiếng Anh THCS (Tập 1,2) , Chu Quang Bình.


13



×