PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bối cảnh quốc tế, khu vực hiện nay cùng với những ảnh hưởng của nền kinh
tế tri thức đã và đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu
cầu mới đối với ngành giáo dục trong việc đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ lao
động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng
lực cộng tác làm việc,...
Trước bối cảnh đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung
ương (khoá XI ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Bảo
đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông
nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; Trung học phổ
thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có
chất lượng”.
Đối với các hoạt động giáo dục, Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện
bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của
người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới
việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được chủ trương đó, giáo
viên phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối
“truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đặc biệt là vận dụng kiến thức để phát
hiện những thế mạnh cũng như những khó khăn tại địa phương phục vụ cho việc
phát triển các hoạt động kinh tế địa phương, đây cũng chính là cơ sở thực hiện
nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền
với gia đình và xã hội”.
Ở nước ta việc tổ chức dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh chưa được nhìn
nhận trên góc độ lý luận dạy học nên chưa đem lại hiệu quả giáo dục cao. Gần đây
trong mô hình trường học mới, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức
cho học sinh vận dụng và mở rộng kiến thức, kỹ năng trong nhà trường vào thực tế
sản xuất, kinh doanh của địa phương. Việc khai thác các thành tố của hoạt động sản
xuất, kinh doanh ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện
dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát.
Vì vậy vai trò, thế mạnh của những hoạt động sản xuất, kinh doanh đa dạng, muôn
hình muôn vẻ ở địa phương gần như chưa được các nhà trường biết đến và tận
dụng.
Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Dạy học gắn với thực tiễn sản xuất ở
địa phương thông qua bộ môn địa lý và một số chủ đề liên môn” làm đối tượng
nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng quản lý và dạy học của bản thân, từ đó đóng
góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục
nước nhà.
1
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề cốt lõi trong dạy học theo định hướng
phát triển năng lực.
Vận dụng dạy học gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ
môn địa lý và một số chủ đề liên môn
3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận về dạy
học theo định hướng gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ môn địa
lý và một số chủ đề liên môn. Từ đó đưa ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu
quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau.
4. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu.
Phạm vi: Đề tài được thực nghiệm đối với học sinh trường THPT Nghi Lộc 5;
THPT Nguyễn Duy Trinh; THPT Nghi Lộc 2; THPT Nghi Lộc 4; Xã Nghi Lâm;
Nghi Văn; Nghi Kiều huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Thời gian: từ năm 2015-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
•
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
•
Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
•
Phương pháp so sánh
•
Phương pháp thực nghiệm khoa học.
2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG DẠY
HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT Ở ĐỊA PHƯƠNG THÔNG QUA BỘ
MÔN ĐỊA LÝ VÀ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN.
1.1. Cơ sở lí luận
Hiện nay, hệ thống tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh chưa thực
sự hiệu quả nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao. Hầu hết học sinh khi sắp tốt
nghiệp THPT nhưng vẫn chưa xác định được sở thích, năng khiếu, thế mạnh, hạn
chế của bản thân để phục vụ cho tương lai. Việc làm nghề gì sau khi thi THPT
quốc gia vẫn đang mang tính cảm tính. Chính vì vậy việc tạo ra lực hút – sức hấp
dẫn học sinh trong quá trình dạy học là vấn đề rất quan trọng, GV phải biết nắm
bắt tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, vận dụng các nội dung truyền tải cho
học sinh gắn liền với thực tiễn cuộc sống, trong đó có gắn với thực tiễn sản xuất
kinh doanh trong đời sống hàng ngày.
1.1.1. Ý nghĩa của vận dụng dạy học gắn liền thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa
phương.
Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh. Các yếu
tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp
phần nâng cao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối
tượng, hiện tượng liên quan đến bài học.
Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức. Các thành
tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh là phương tiện quan trọng giúp học sinh rèn
một số kỹ năng học tập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự
chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với sản xuất, kinh
doanh; kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật
có trong các thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh. Trong quá trình tiếp cận với các
thành tố của hoạt động sản xuất, kinh doanh theo sự hướng dẫn của giáo viên, các
hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong sản xuất, kinh doanh sẽ được học sinh
tìm hiểu. Những điều tưởng như quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn
và học sinh sẽ có hứng thú với chúng, từ đó học sinh có được động cơ học tập
đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái
độ và hành vi thân thiện.
Phát triển trí tuệ của học sinh. Trong quá trình học tập, trí tuệ của học sinh
được phát triển nhờ sự tích cực hóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ
việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động
tâm lí: tri giác, biểu tượng, trí nhớ,…. Cho học sinh tiếp cận các thành tố của hoạt
động sản xuất, kinh doanh đúng mục đích, đúng lúc với những phương pháp dạy
học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kích thích tư duy,
3
giáo viên sẽ giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lý thông tin,
khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ của các em.
Giáo dục nhân cách học sinh. Tiến hành nghiên cứu quá trình thực tiễn sản
xuất một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng cũng chính là rèn cho các em tác phong làm
việc nghiêm túc, khoa học.
1.1.2. Phát triển một số kỹ năng mềm ở học sinh
Kỹ năng giao tiếp. Trong quá trình học tập gắn với thực tiễn sản xuất, học
sinh được rèn luyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, nhu cầu, mong
muốn, cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết một cách phù hợp với đối
tượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp; đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến
người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Kỹ năng này giúp học sinh có mối
quan hệ tích cực với nguời khác, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn
bè mới. Làm việc gắn với thực tiễn sản xuất, học sinh có được môi trường giao tiếp
cởi mở với bạn bè không chỉ trong phạm vi lớp học, đôi khi với nhiều đối tượng
khác mà các em gặp gỡ như nông dân, công nhân, nhà khoa học, nhà quản lý,…
giáo viên lưu ý cách thức giao tiếp phù hợp cũng chính là góp phần phát triển
ở các em một loại kỹ năng sống cần thiết.
Kỹ năng lắng nghe tích cực. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên lưu ý học
sinh chú ý lắng nghe người giới thiệu về sản xuất, đưa ra những câu hỏi tìm hiểu
sâu về sản xuất, cũng chính là hướng dẫn các em thực hành kỹ năng lắng nghe tích
cực.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng. Cho học sinh tiếp cận với thực tiễn sản
xuất, giáo viên cần lưu ý yêu cầu học sinh tìm hiểu sự vật hiện tượng liên quan đến
sản xuất, một cách chi tiết, cụ thể và tạo điều kiện để học sinh trình bày lại được
những thông tin thu thập được đồng thời bộc lộ cả suy nghĩ của các nhân học sinh
về những gì các em trình bày.
Kỹ năng hợp tác. Trong quá trình làm việc, học sinh sẽ biết chia sẻ trách
nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong
nhóm để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao; biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét
các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm; đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ
các thành viên khác trong quá trình hoạt động; tôn trọng những quyết định chung,
những điều đã cam kết.
Kỹ năng tư duy phê phán. Trong quá trình thực hiện các dự án sản xuất, học
sinh không chỉ thu thập thông tin rồi mô tả các hiện tượng, sự vật, quy trình được
các em tìm hiểu mà còn cần phải biết phân tích chúng một cách có phê phán. Khi
sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung, các em phân tích, so sánh,
đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều;
xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng,... đưa ra những nhận định
về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng,...
Những động tác đó giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy phê phán.
4
Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm. Việc giáo viên giao nhiệm vụ rõ ràng, học
sinh tiếp nhận nhiệm vụ và trao đổi nhóm, phân công nhau và thực thi nhiệm vụ
được giao một cách có ý thức, nhiệt tình và có kết quả. Quá trình đó giúp cho kỹ
năng đảm nhận trách nhiệm của học sinh được rèn luyện.
Kỹ năng đặt mục tiêu. Ở từng hoạt động cụ thể, học sinh cần biết mình phải
đạt được cái gì sau buổi học tập gắn với thực tiễn sản xuất và biết phải làm gì để
đạt được mục tiêu đó. Kỹ năng đặt mục tiêu giúp học sinhhoạt động có mục đích,
có kế hoạch và có khả năng thực hiện được mục tiêu do chính mình xác định.
Kỹ năng quản lí thời gian. Các buổi dạy học học tập gắn với thực tiễn sản
xuất bao giờ cũng bị giới hạn bởi thời gian, dù có vận dụng phương pháp dạy học
theo dự án, nghĩa là học sinh có vài ngày, đôi khi vài tuần để chuẩn bị, song thời
gian vật chất dành cho việc này thực ra rất hạn chế. Điều đó đòi hỏi học sinh phải
biết lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và tuân thủ đúng kế hoạch đã định mới có thể
thực hiện đầy đủ các công việc và cuối cùng có sản phẩm theo dự kiến. Nếu biết
tuần tự thực hiện các bước trong cả quá trình, học sinh sẽ tránh được căng thẳng do
áp lực công việc gây nên. Quản lí thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào sự
thành công của cá nhân và của nhóm.
Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Trước khi học tập gắn với sản xuất,
kinh doanh, học sinh đã cùng giáo viên xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm
thông tin; học sinh được thông báo về những loại thông tin cần phải tìm kiếm,
nguồn/các địa chỉ tin cậy có thể cung cấp những loại thông tin đó; học sinh biết
cách chuẩn bị công cụ để thu thập thông tin; cách tiến hành thu thập thông tin theo
kế hoạch đã xây dựng, cách sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung
một cách hệ thống sau đó phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu
thập được; xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống các thông
tin đó và cuối cùng là viết báo cáo. Những công việc nêu trên được học sinh tuần
tự thực hiện. Cách tổ chức như vậy sẽ giúp các em rèn được kỹ năng tìm kiếm và
xử lí thông tin trong quá trình học tập gắn với thực tiễn sản xuất.
Tạo điều kiện tổ chức quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh một
cách hợp lý: Khi làm việc các cơ sở sản xuất, giáo viên và học sinh phải gia tăng
cường độ làm việc. Giáo viên không thuyết trình về các hiện tượng, sự vật cần tìm
hiểu mà cần hướng dẫn học sinh tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong
nhóm để xử lý các thông tin, tìm hiểu về quá trình sản xuất, kinh doanh, để tìm
cách trình bày lại những hiểu biết của cá nhân hoặc nhóm. Đôi khi học sinh có thể
được yêu cầu tổ chức triển lãm những hiện vật, bài viết giới thiệu về quá trình sản
xuất, kinh do các em thu thập được. Môi trường làm việc thay đổi đòi hỏi giáo viên
phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học phù hợp, sao cho tập thể
học sinh được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu quá trình sản xuất, kinh
doanh; đòi hỏi từng học sinh phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn để
cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5
1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Hướng dẫn cho học sinh học tập theo hướng vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết các tình huống thực tiễn.
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật nói chung cũng như các
bộ môn khoa học nói riêng, nên các chương trình đào tạo cũng được phân chia
thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với nhiều khái niệm tương đối
khó nhớ. Vì vậy để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo viên đang cố gắng trình bày
cho học sinh thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực trong từng môn học
cũng như mối quan hệ giữa các bộ môn khoa học khác nhau: Địa lý, Sinh học, Hóa
học, Kinh tế, Lịch sử,….
Khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu kiến thức bất kỳ lĩnh vực nào, giáo
viên nên sử dựng hệ thống câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp kiến thức gắn với
thực tiễn sẽ giúp cho học sinh chủ động tìm câu trả lời, đồng thời sẽ liên hệ được
với bản thân và địa phương sinh sống.
Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chon
những vấn đề quan trọng, mấu chốt của chương trình để triển khai, còn phần kiến
thức đễ hiểu có thể hướng dẫn cho học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham
khảo. Đồng thời giáo viên phải biết vận dụng thực tiễn sản xuất tại địa phương phù
hợp với nội dung bài giảng thì sẽ tăng hứng thú, say mê cho học sinh học tập, tìm
hiểu bộ môn.
Nếu giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các tình
huống thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn giúp
học sinh hiểu thêm được được các nội dung liên quan đến các hoạt động sản xuất:
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,… tại địa phương.
1.2.2. Hướng dẫn học sinh liên hệ các nội dung lý thuyết với thực tiễn sản xuất tại
địa phương.
Nếu trong quá trình dạy học, nếu giáo viên có định hướng liên hệ với thực
tiễn sản xuất tại địa phương với các kiến thức trong SGK thì học sinh sẽ dễ hứng
thú và nhớ bài hơn. Rất nhiều các vấn đề khoa học có thể kiên hệ được với các hoạt
động sản xuất: Lý thuyết về vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
xã hội, môi trường sinh thái, ý nghĩa của các di tích có giá trị lịch sử,….
1.2.3. Hướng dẫn học sinh thông qua các dự án thực tiễn.
Vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng trong quá trình hướng dẫn gắn giáo
dục với hoạt động sản xuất kinh doanh địa phương, bởi hoạt động này luôn đòi hỏi
họ phải đưa ra được các chủ đề, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp, linh hoạt
sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt bản thân người giáo viên cần nhạy
bén, nắm rõ thực tế, tình hình của địa phương. Cùng đó phải dựa vào mục tiêu, nội
dung, phân phối chương trình các môn học thuộc cấp, lớp dự kiến tổ chức hoạt
động; Điều kiện thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo của địa phương (đặc
6
điểm tình hình sản xuất, đời sống kinh tế, văn hóa); Điều kiện tổ chức thực hiện
của nhà trường về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên,…Mặt khác, ở địa
phương có các cơ sở sản xuất, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng, tìm
mối liên hệ giữa kiến thức trong bài giảng với lĩnh vực, tính chất, quy mô của sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ tại địa phương để xây dựng nội dung của hoạt động.
Căn cứ vào tình hình cụ thể giáo viên xác định hình thức, nội dung, phương
pháp tìm hiểu và yêu cầu báo cáo thu hoạch sau tìm hiểu rồi giao cho học sinh thực
hiện. Đặc biệt giáo viên cần chú trọng tới các vấn đề, đối tượng có liên quan đến
kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho học
sinh liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn…
Để tăng sự trải nghiệm, giáo viên cần có định hướng, giao nhiệm vụ quan
sát, tìm hiểu, phân tích để rút ra những gì có thể học được qua các sự kiện, hiện
tượng, đối tượng...
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VẬN DỤNG BÀI HỌC VỚI THỰC TIỄN SẢN
XUẤT
2.1. Quy trình chung
Xác định vấn đề: giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động tìm hiểu thực
tiễn), giúp học sinh phát hiện vấn đề, làm rõ tiêu chí của sản phẩm. Để tổ chức hoạt
động này, giáo viên cần lựa chọn một tình huống gắn với ứng dụng của kiến thức
cần dạy trong thực tiễn để giao cho học sinh tìm hiểu, xác ðịnh vấn ðề cần giải
quyết. Tùy thuộc nội dung cụ thể mà nhiệm vụ này có thể ðược thực hiện hoàn
toàn trên lớp hoặc giao cho học sinh tìm hiểu một phần trước khi tổ chức thảo luận
trên lớp để xác định vấn đề/tiêu chí của sản phẩm. Từ vấn đề cần giải quyết kèm
theo sản phẩm phải hoàn thành với các tiêu chí cụ thể, học sinh cần phải nghiên
cứu về kiến thức có liên quan cần sử dụng trong việc giải quyết vấn đề, thiết kế sản
phẩm. Đây là những kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông mà học sinh
phải học. Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền cũng bao hàm cả yêu cầu luyện tập
vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi và làm các bài tập để đáp ứng yêu cầu cần
đạt về kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.
Giải quyết vấn đề: học sinh được hướng dẫn để đề xuất các giải pháp giải
quyết vấn đề; rút ra các hệ quả có thể lựa chọn giải pháp khả thi; thiết kế mô
hình; tiến hành mẫu thử nghiệm; phân tích số liệu thực nghiệm và đánh giá; hoàn
thiện mô hình thiết kế.
Thời gian giành cho hoạt động này chủ yếu là ngoài giờ lên lớp (sử dụng
thời lượng dành cho hoạt động trải nghiệm của các môn học).
2.2. Kĩ thuật tổ chức các hoạt động dạy học
Mục tiêu: mô tả rõ yêu cầu cần đạt và sản phẩm học tập mà học sinh
phải hoàn thành khi thực hiện hoạt động.
7
Nội dung: mô tả rõ nội dung và cách thức thực hiện hoạt động (học sinh
phải làm gì? làm như thế nào? làm ra sản phẩm gì?).
Sản phẩm: mô tả dự kiến sản phẩm mà học sinh có thể hoàn thành;
những khó khăn, sai lầm học sinh có thể mắc phải.
Đánh giá: phương án đánh giá các sản phẩm dự kiến của học sinh (tập
trung
làm rõ nguyên nhân khó khăn, sai lầm, chưa hoàn thiện của sản phẩm); chỉnh sửa,
hoàn thiện sản phẩm để học sinh ghi nhận, sử dụng.
2.3. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề
Nhiệm vụ ban đầu giao cho học sinh có thể là yêu cầu tìm hiểu và giải
thích về một quy trình thực tiễn sản xuất... với ý đồ làm xuất hiện vấn đề cần
nghiên cứu để "cải tiến" quy trình đó.
Trong trường hợp cần thiết, quá trình chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh
bao gồm việc giới thiệu về các kiến thức khoa học có liên quan và được sử dụng
trong tình huống, quy trình sản xuất mà học sinh phải tìm hiểu.
Học sinh thực hiện hoạt động tìm hiểu về quy trình thực tiễn sản xuất được
giao để thu thập thông tin, xác định vấn đề cần giải quyết và kiến thức có liên
quan cần sử dụng để giải quyết vấn đề.
Căn cứ vào kết quả hoạt động tìm tòi, nghiên cứu của học sinh, giáo viên tổ
chức cho các nhóm học sinh báo cáo, thảo luận, xác định vấn đề cần giải quyết.
Trên cơ sở các sản phẩm của cá nhân và nhóm học sinh, giáo viên đánh giá,
nhận xét, giúp học sinh nêu được các vấn đề cần tiếp tục giải quyết, xác định được
các tiêu chí cho giải pháp (sản phẩm khoa học hoặc sản phẩm kĩ thuật) cần thực
hiện để giải quyết vấn đề đặt ra. Từ đó định hướng cho hoạt động tiếp theo của học
sinh.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền (tổ chức dạy học các kiến thức có
liên quan theo chương trình giáo dục phổ thông; sử dụng thời gian phân phối
của chương trình cho nội dung tương ứng)
Học sinh được hướng dẫn hoạt động học kiến thức mới có liên quan, bao
gồm hoạt động nghiên cứu tài liệu khoa học (sách giáo khoa), làm bài tập, thí
nghiệm, thực hành để nắm vững kiến thức.
Vận dụng kiến thức mới vừa học và các kiến thức đã biết từ trước, học sinh
cố gắng giải thích về quy trình/thiết bị được tìm hiểu. Qua đó xác định được những
vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
8
Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh trình bày về kiến thức mới đã
tìm hiểu và vận dụng chúng để giải thích những kết quả đã tìm tòi, khám phá
được trong hoạt động 1.
Căn cứ vào kết quả báo cáo và thảo luận của các nhóm học sinh, giáo viên
nhận xét, đánh giá, "chốt" kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận và sử dụng;
làm rõ hơn vấn đề cần giải quyết; xác định rõ tiêu chí của sản phẩm ứng dụng
mà học sinh phải hoàn thành trong Hoạt động 3
Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề
Căn cứ vào tiêu chí của sản phẩm, học sinh đề xuất giả thuyết hoặc giải pháp
giải quyết vấn đề.
Khuyến khích học sinh thảo luận theo nhóm để đề xuất các ý tưởng khác
nhau, sau đó thống nhất lựa chọn giải pháp khả thi nhất.
Học sinh lựa chọn phương án thực hiện các hoạt động sản xuất. Phân tích
số liệu rút ra kết luận kết quả thực nghiệm.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh báo cáo kết quả và thảo luận.
Trên cơ sở sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên nhận xét, đánh giá;
học sinh ghi nhận các kết quả và tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sản
phẩm.
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT.
3.1. Bài học liên quan
Chủ đề: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân
bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. (Địa lý 10)
Chủ đề: Công dân với sự phát triển kinh tế (GDCD 11)
Chủ đề: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông (GDCD 11)
Chủ đề: Chế biến và bảo quản một số nông lâm thủy sản ở địa phương
(Công nghệ 10)
3.2. Xác định mối liên hệ nội dung bài học với thực tiễn sản xuất tại địa
phương.
Trong sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong đó các yếu tổ cụ thể: thời tiết, khí
hậu, địa hình, độ ẩm, thổ nhưỡng, mang tính định hướng lớn đến việc phân bố sản
phẩm. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố maketing sản
phẩm trở nên vô cùng quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Việc xác định đúng sản phẩm thế mạnh, và công tác truyền thông tốt sẽ
mang lại hiệu quả kinh tế địa phương cao.
9
Trên địa bàn các xã trường đóng, hoạt động kinh tế chủ yếu của các hộ gia
đình chủ yếu là thuần nông. Bản thân học sinh cũng là một nguồn lao động của gia
đình. Vì vậy việc áp dụng các kiến thức đã được học vào các hoạt động sản xuất
của gia đình có một ý nghĩa hết sức to lớn về nhiều mặt.
Giáo viên các bộ môn có vai trò rất lớn trong việc định hướng, kích thích
được học sinh phát hiện ra vấn đề, mạnh dạn đề xuất các giải pháp trong việc phát
huy tính hiệu quả kinh tế địa phương.
Đối với nội dung này, học sinh có thể vận dụng những kiến thức như: Phân
tích, tổng hợp các điều kiện ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế địa phương; các
phương án nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,…
3.3. Chuẩn bị phương án tổ chức dạy học.
Đối với giáo viên:
3.3.1. Khảo sát cơ sở: Tìm hiểu tình hình một số hoạt động sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn các xã miền tây Nghi Lộc
3.3.2. Lựa chọn nội dung
Chủ đề: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân
bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. (Địa lý 10)
Chủ đề: Công dân với sự phát triển kinh tế; Cạnh tranh trong sản xuất và lưu
thông (Công nghệ 10)
Chủ đề: Chế biến và bảo quản một số nông lâm thủy sản ở địa phương
(Công nghệ 10)
3.3.3. Lập kế hoạch dạy học.
Thời gian thực hiện chủ đề dạy học: 3 tiết.
- Hoạt động khởi động: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp
+ Giáo viên giới thiệu một số mô hình sản xuất kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
+ Đưa ra những yêu cầu về thời gian cho học sinh/ nhóm học sinh thực hiện.
+ Giáo viên liên hệ với những hộ sản xuất gần trường nhất (gia đình học sinh) để
HS đến tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất các nông phẩm, thu hoạch, sơ chế,
bảo quản, hiệu quả kinh tế, đăng kí bảo hộ,….
- Hoạt động hình thành kiến thức mới: 1,5 tiết, thực hiện trên lớp.
Giáo viên dạy 1,5 tiết trên lớp để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát triển và phân bố của cây trồng.
+ Giáo viên hướng dẫn cơ sở lí thuyết trong việc thực hiện các bước sản xuất.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn các hoạt động sản xuất để nghiên cứu và
thực hiện.
10
- Hoạt động trải nghiệm thực tế:
+ Giáo viên phối hợp với nhà trường, hội cha mẹ học sinh đưa học sinh đến các gia
đình sản xuất ở các xã.
+ Học sinh sẽ được nghe trình bày về tình hình sản xuất, giá trị thương mại của sản
phẩm, hiệu quả kinh tế, triển vọng phát triển trong tương lai.
+ Học sinh tham quan các cánh đồng sản xuất
Lưu ý: Giáo viên có thể kết hợp với các giáo viên bộ môn khác để cùng đưa học
sinh của cả khối học sinh đi tham quan trải nghiệm thực tế.
- Hoạt động củng cố, luyện tập: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp.
+ Các nhóm học sinh báo cáo kết quả thu thập được sau khi trải nghiệm thực tế.
+ Hình thức báo cáo: bản báo cáo trên giấy hoặc bản powerpoint.
+ Cho học sinh thảo luận giữa các nhóm.
+ Giáo viên tổng hợp, chốt nội dung kiến thức cần lưu ý.
- Hoạt động vận dụng, mở rộng: 0,5 tiết, thực hiện trên lớp
+ Giáo viên hướng dẫn HS lựa chọn các hoạt động sản xuất, quy mô hộ gia đình.
+ Thảo luận nhóm, lớp để cùng tìm ra quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
phẩm, khả năng áp dụng cao.
Đối với học sinh:
- Tìm hiểu về các quy trình sản xuất nông sản tại các xã thông qua các kênh thông
tin, khảo sát thực tế.
- Chuẩn bị bút, vở ghi chép, máy ảnh, bảng thu thập số liệu,…
3.4. Kế hoạch dạy học.
Chủ đề: Dạy học gắn với thực tiễn sản xuất ở địa phương thông qua bộ môn
địa lý và một số chủ đề liên môn
3.4.1. Mục tiêu
3.4.1.1. Kiến thức
- HS biết được kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển
của một số cây nông sản.
- Áp dụng kiế thức về thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm;
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao giá trị trên thị trường.
3.4.1.2. Kĩ năng
- Rèn luyện các năng lực, kỹ năng trong quá trình thực hiện dự án.
- Rèn luyện tính tỉ mỉ cẩn thận khi trực tiếp tham gia các hoạt động thực tiễn.
11
3.4.1.3. Thái độ
- Quan tâm đến các thao tác cơ bản trong qui trình sản xuất một nông phẩm.
- Chủ động nhận nhiệm vụ thực hiện một số giải pháp trong sản xuất hàng hóa.
- Chia sẻ hợp tác có tinh thần xây dựng khi trao đổi các vấn đề bài học.
3.4.1.4. Năng lực
+ Năng lực tự học: Học sinh tự tìm hiểu các kiến thức liên quan đến chủ đề bằng
các thông tin từ Internet, sách báo...
+Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Phát hiện các vấn đề trong quá trình
thực hiện dự án và đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề.
+ Năng lực ngôn ngữ: Phát huy năng lực ngôn ngữ trong quá trình thuyết trình
trước đám đông.
+ Năng lực giao tiếp: Rèn kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô và các bác nông
dân.
+ Năng lực hợp tác, làm việc nhóm: Phát huy hiệu quả làm việc nhóm,….
3.5. Ma trận mức độ nhận thức.
12
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Đặc
điểm Trình bày được vai
sản
xuất
nông
nghiệp, các
nhân tố ảnh
hưởng
tới
sự
phát
triển
và
phân
bố
nông
nghiệp
Công
Hiểu
trò và đặc điểm của
sảnxuất
nông
nghiệp; các nhân
tố tự nhiên và các
nhân tố kinh tế - xã
hội ảnh hưởng đến
sự phát triển và
phân
bố
nông
nghiệp
dân Biết được thế nào
Thế mạnh
Vận dụng
nhân tố - Phân tích các
Vận dụng cao
- Đưa ra được
tự nhiên và các nhân hoạt động kinh các giải pháp
tố kinh tế - xã hội tế chủ yếu của nâng cao chất
ảnh hưởng đến sự địa phương
lượng sản phẩm;
phát triển và phân
tìm ra được sản
bố nông nghiệp ở
phẩm điển hình
địa phương
của địa phương.
Hiểu được ý nghĩa
Nắm được đặc
Đề xuất được các
với sự phát là phát triển KT
triển
kinh
tế.
của sự phát triển
điểm kinh tế, xã
kinh tế đối với cá hội địa phương
nhân, gia đình và xã
hội.
Chế biến và Biết được mục đích
Hiểu được các dặc
Phân tích được Đề xuất các giải
bảo
quản và nghĩa của công
một
số tác chế biến , bảo
nông
lâm quản sản phẩm.
thủy sản ở
địa phương
điểm cơ bản của
nông lâm thuỷ sản
và ảnh hưởng của
đk MT đến chất
lượng của nông lâm
thuỷ sản trong bảo
quản chế biến
đặc điểm cơ bản
của một số nông
sản, ảnh hưởng
của các
điều
kiện tới chế biến
và baỏ quản.
pháp bảo quản
sản phẩm của địa
phương trên cơ
sở lý thuyết và
thực tiễn.
Phân tích được
Đề xuất được các
Tình hình cạnh
tranh và
lưu
thông hàng hóa
tại địa phương.
giải pháp nhằm
nâng cao
sức
cạnh tranh và lưu
thông hàng hóa
Cạnh
tranh Nêu
trong
sản
xuất và lưu
thông hàng
hóa.
được
khái Hiểu được mục đích
niệm cạnh tranh
trong sản xuất, lưu
thông hàng hóa và
nguyên nhân dẫn
đến cạnh tranh.
cạnh tranh trong sản
xuất và lưu thông
hàng hóa, các loại
cạnh tranh và tính
hai mặt của cạnh
tranh.
giải pháp phục
vụ phát triển
kinh tế
địa
phương
Nhận xét được vài
nét về tình hình
cạnh tranh trong sản
xuất và lưu thông
hàng hóa.
13
3.6. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. Mục đích
- Giới thiệu một số mô hình, dự án sản xuất nông sản hàng hóa tiêu biểu của
các địa phương trên cả nước
2. Nội dung
- Tìm hiểu quy trình sản xuất các sản phẩm hàng hóa đó.
3. Kĩ thuật tổ chức:
- Yêu cầu HS kể các hình thức và quy trình sản xuất một nông sản hàng hóa.
Nhận xét, so sánh với tình thực tế địa phương.
4. Sản phẩm học tập
- HS trình bày quy trình sx nông phẩm hàng hóa hoàn chỉnh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu kiến thức về
phát triển và phân bố nông nghiệp:
đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Họat động: Cá nhân/ cặp.
B1: HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết
1. Đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp
trình bày đặc điểm của sản xuất nông
nghiệp.
B2. HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu
và không thay thế được.
b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp
là cây trồng, vật nuôi.
c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa
Hoạt động. Cặp/ nhóm.
B1. HS dựa vào kênh chữ SGK, vốn
hiểu biết để trả lời:
- Có những nhóm nhân tố nào ảnh
hưởng tới phân bố nông nghiệp? Mỗi
vụ.
d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt
chẽ vào điều kiện tự nhiên.
e. Trong nền kinh tế hiện đại, nông
nghiệp trở thành hàng hóa.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
nhóm có những nhân tố nào?
- Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố
tới phân bố nông nghiệp? Lấy ví dụ cụ
thể để chứng minh.
( Nhóm 1-2 phân tích yếu tố tự nhiên,
phân bố nông nghiệp:
a. Vị trí địa lý:
nhóm 3-4 phân tích kinh tế xã hội ).
- khí hậu – nước:
b. Nhân tố tự nhiên:
- Đất:
14
B2. HS trình bày, GV chuẩn kiến thức.
- Sinh vật:
c. Nhân tố kinh tế – xã hội:
- Dân cư và lao động:
- Sở hữu ruộng đất;
- Tiến bộ khoa học – kĩ thuật;
- Thị trường tiêu thụ:
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu kiến thức về công dân với phát triển kinh tế
Hoạt động GV và HS
Nội dung
* Hoạt động thảo luận: Nhóm
3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của
- GV: Trình bày sơ đồ về nội dung của phát triển kinh tế đối với cá nhân,
gia đình và xã hội
phát triển kinh tế:
Phát triển KT
→Tăng trưởng KT
→ Cơ cấu KT hợp lý
a. Phát triển kinh tế
- Phát triển KT là sự tăng trưởng KT
→ Công bằng xã hội
gắn liền với cơ cấu KT hợp lý, tiến bộ
và công bằng xã hội.
* Phát triển KT là gì? Tăng trưởng KT,
Cơ cấu KT? Cơ cấu ngành KT, vùng
kinh tế, liên hệ ở địa phương?
* Thế nào là xd cơ cấu KT hợp lý, tiến
bộ? Liên hệ ở địa phương?
* Vì sao tăng trưởng KT phải đi đôi với
công bằng xã hội? Liên hệ ở địa
phương?
* KL: Tăng trưởng KT tạo điều kiện b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế
đối
thuận lợi để giải quyết công bằng xh,
khi công bằng xh được đảm bảo tạo với cá nhân gia đình và xã hội
động lực để phát triển KT.
- Đối với cá nhân
- HS: Đại diện nhóm trình bày, cả lớp
Phát triển kinh tế tạo điều kiện để lao
bổ sung.
- GV: N/xét , bổ sung, kết luận.
- GV: * Ý nghĩa của phát triển kinh tế:
động có việc làm và thu nhập ổn định,
nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất
cũng như tinh thần, phát triển
con
người toàn diện ...
- Đối với gia đình
+ Đối với cá nhân? Liên hệ thực tiễn?
Phát triển kinh tế là tiền đề, cơ sở quan
* Hoạt động: thảo luận: Nhóm
+ Đối với gia đình? Liên hệ thực tiễn?
trọng để thực hiện tốt các chức năng gia
đình: kinh tế, sinh sản, chăm sóc và
15
+ Đối với xã hội? Liên hệ thực tiễn?
- Liên hệ về tình cảm, trách nhiệm và
giáo dục, đảm bảo hạnh phúc gia đình;
xây dựng gia đình văn hoá ...
động cơ phấn đấu để góp phần vào sự
nghiệp phát triển KT đất nước.
- HS: Đại diện nhóm trình bày, cả lớp
bổ xung.
- GV: N/xét , bổ xung, kết luận.
- Đối với xã hội
+ Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi
xã hội, chất lượng cuộc sống
cộng
đồng ,....
+ Giải quyết công ăn việc làm, giảm
thất nghiệp và tệ nạn xã hội.
+ Phát triển văn hóa, giáo dục, y tế ...
* KL: Tích cực tham gia phát triển kinh
đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã
tế vừa là quy ền lợ i, vừa là nghĩa vụ hội.
công dân, góp phần thực hiện dân giàu, + Củng cố an ninh quốc phòng, giữ
nước mạnh, xh công bằng, dc, văn minh.
vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu
lực quản lý của nhà nước
+ Khắc phục tụt hậu về kinh tế, xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở
rộng quan hệ quốc tế.
2.3. Chế biến và bảo quản một số nông lâm thủy sản ở địa phương
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động: cá nhân
GV đưa các ví dụ trên để yêu cầu HS
4. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo
quản, chế biến nông lâm thuỷ sản:
chỉ rõ mục đích của việc bảo quản
a. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo
quản nông lâm thuỷ sản:
Nhằm duy trì đặc tính ban đầu của
GV: Kể các hoạt động chế biến nông
nông lâm thuỷ sản, hạn chế tổn thất và
chất lượng của chúng
lâm thuỷ sản mà em biết?
HS: sát thóc thành gạo, làm mì sợi,
miến, bún khô, mì ăn liền, đóng hộp
hoa quả, chế biến nước uống từ hoa
quả..
GV: Mục đích của các hoạt động chế
biến đó là gì?
b. Mục đích, ý nghĩa của công tác
chế
biến nông lâm thuỷ sản:
- Duy trì nâng cao chất lượng sản phẩm
- tạo điều kiện cho việc bảo quản
- Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị
đáp
ứng nhu cầu người tiêu dùng
Hoạt động: thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Những điều kiện nào của môi
5. ảnh hưởng của điều kiện
môi
16
trường có thể ảnh hưởng tới chất lượng trường đến nông lâm thuỷ sản trong
nông lâm thủy sản trong quá trình bảo quá trình bảo quản:
quản?
- Độ ẩm không khícao vượt quá giới
Nhóm 2: Phân tích ảnh hưởng của độ
ẩm đến chất lượng của nông lâm thủy
sản?
Nhóm 3; : Phân tích ảnh hưởng của
hạn cho phép làm cho sản phẩm ẩm trở
lại thuận lợi cho vi sinh vật và côn
trùng phát triển
Độ ẩm cho phép bảo quản thóc gạo là
nhiệt độ đến chất lượng của nông lâm
thủy sản?
70 -80%, rau quả tươi là 85 - 90%
- Nhiệt độ không khí tăng thuận lợi cho
sự phát triển của vi sinh vật và côn
GV Nếu có cả độ ẩm nà nhiệt độ cao
trùng gây hại, thúc đẩy các phản ứng
sinh hoá của sản phẩm đánh thức quá
thì còn gây ra tác hại ntn?
HS: hạt nảy mầm--> củ, hạt bị hư hỏng trình ngủ nghỉ của hạt, làm giảm chất
lượng sản phẩm
- Các sinh vật gây hại như chuột, vi
sinh vật, nấm , sâu bọ...Khi gặp điều
kiện môi trường thuận lợi chúng phát
triển nhanh, xâm nhập và phá hoại
nông lâm thủy sản.
Hoạt động 2.4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động : Thảo luận nhóm
6. Cạnh tranh và nguyên nhân dẫn đến
- GV: * Cạnh tranh là gì? Tại sao cạnh
cạnh tranh
tranh lại là sự cần thiết, khách quan
trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
Nêu ví dụ thực tiễn?
a. Khái niệm cạnh tranh
cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các
* Nguyên nhân của cạnh tranh
chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh
hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận
lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Nêu ví dụ thực tiễn minh hoạ?
b. Nguyên nhân đẫn đến cạnh tranh
+ Trong nền sản xuất hàng hóa, do tồn tại
- HS: Đại diện trả lời, bổ sung.
- GV: N/xét, bổ sung, kết luận.
nhiều chủ sở hữu khác nhau, tồn tại với tư
cách là những đơn vị kinh tế độc lập trong quá
trình sản xuất, kinh doanh nên phải cạnh tranh
với nhau.
+ Do điều kiện sản xuất của mỗi chủ thể kinh
tế lại khác nhau, nên chất lượng hàng hóa và
chi phí sản xuất khác nhau, kết quả sản xuất,
17
kinh doanh giữa họ không giống nhau...,
Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh
được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và
lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tất yếu giữa họ
có cạnh tranh với nhau.
7. Mục đích của cạnh tranh và các loại cạnh
tranh
a. Mục đích của cạnh tranh
* Hoạt động: Thảo luận nhóm
- GV: * Mục đích của cạnh tranh là gì?
Để đạt mục đích, những người tham gia
cạnh tranh thông qua các loại cạnh tranh
nào?
* Hãy kể các loại cạnh tranh và
cho biết tại sao cạnh tranh lại có nhiều
loại như vậy? Nêu ví dụ thực tiễn ?
- HS: Đại diện trả lời, bổ xung.
- GV: nhận xét, bổ sung, kết luận.
MỤC ĐÍCH CỦA CẠNH TRANH
Nhằm giành những đk thuận lợi
để thu nhiều lợi nhuận
- Giành nguồn nguyên liệu và các nguồn lực
sản xuất khác;
- Giành ưu thế về khoa học và công nghệ;
- Giành thị trường, nơi đầu tư, các hợp đồng
và các đơn đặt hàng;
- Giành ưu thế về chất lượng, giá cả hàng
hóa và phương thức thanh toán...
b.Các loại cạnh tranh
- Cạnh tranh giữa người bán
với nhau
CÁC
- Cạnh tranh giữa người mua
với nhau
LOẠI
CẠNH
- Cạnh tranh trong nội bộ
TRANH
ngành
- Cạnh tranh giữa các ngành
- Cạnh tranh trong nước và
ngoài nước
Hoạt động 2.5: Hoạt động trải nghiệm thực tế
+ Giáo viên phối hợp với nhà trường, hội cha mẹ học sinh đưa học sinh đến
các hộ gia đình (các cơ sở sản xuất) tại địa phương.
+ Học sinh sẽ được nghe báo cáo của chủ cơ sở sản xuất báo cáo về quy mô,
quy trình sản xuất nông sản, hiệu quả kinh tế, triển vọng phát triển trong tương lai.
+ Học sinh tham quan các khhu vực sản xuất, tìm hiểu về quy trình sản xuất
các nông phẩm: công tác chuẩn bị thu hoạch, chế biến, bảo quản,…
Lưu ý: Giáo viên có thể kết hợp với các giáo viên bộ môn khác để cùng đưa
học sinh của cả khối học sinh đi tham quan trải nghiệm thực tế.
18
Sản phẩm học tập: HS ghi chép những thu thập và quan sát (hình ảnh) để làm dẫn
chứng và tư liệu sinh động.
Hoạt động 3: Củng cố luyện tập
1. Mục đích
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả của qui trình sản xuất một
nông sản cụ thể.
2. Nội dung
- Các nhóm xây dựng được hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả qui trình
sản xuất nông sản tại địa phương, nêu được ưu điểm và nhược điểm của từng giải
pháp, tìm ra giải pháp hiệu quả nhất
3. Kĩ thuật tổ chức:
- Tổ chức lớp thành các nhóm
4. Sản phẩm học tập
- HS trình bày giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất một nông phẩm hoàn
chỉnh
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
1. Mục đích
- Vận dụng giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho các sản phẩm khác
nhau
2. Nội dung
- Các nhóm xây dựng được các hệ thống giải pháp khác nhau để nâng cao
hiệu quả sản xuất, tìm ra được giải pháp tối ưu nhất.
3. Kĩ thuật tổ chức:
- Tổ chức lớp thành các nhóm
4. Sản phẩm học tập
- HS trình bày giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho các nông phẩm
hoàn chỉnh khác nhau
CHƯƠNG 4. ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN
SẢN XUẤT
4.1. Dự án Giải pháp nâng cao giá trị cho cây hàng tăm vùng tây Nghi Lộc.
(Học sinh thực hiện: Nguyễn Thành Long, Trần Thị Quỳnh lớp 10A2-THPT Nghi
Lộc 5, năm học 2015-2016. Sản phẩm đạt giải Nhì cấp quốc gia cuộc thi Vận dụng
kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn)
1
9
4.1.1. Tên Dự án: Giải pháp nâng cao giá trị cho cây hàng tăm vùng tây Nghi
Lộc.
4.1.2 . Mục tiêu giải quyết tình huống.
Cây hành tăm là một loại gia vị quen thuộc của người dân Việt. Hành tăm
được trồng nhiều ở miền Trung nước ta. Ở vùng Tây Nghi Lộc, khoảng vài chục
năm trở lại đây người dân đã trồng hành tăm không chỉ ở trong vườn của gia đình
mà còn trồng ở ngoài đồng ruộng.
Thông qua quá trình tìm hiểu thông tin trên các phương tiện truyền thông về
giá trị của cây hành tăm, chúng em – Những học sinh còn ngồi trên ghế nhà
trường, và cũng là những người con cháu trên quê hương, chúng em muốn nhân
cuộc thi này tìm hiểu và đề xuất những giải pháp cho các bác nông dân trong vùng
nâng cao giá trị cho cây hành tăm quê nhà.
Cụ thể hơn nữa, chúng em sẽ vận dụng kiến thức của các môn học như Sinh
học, Địa lí, Toán học , Hoá học, và tìm kiếm các thông tin trên mạng internet để
tìm hiểu cụ thể về đặc điểm và công dụng của cây hành tăm. Từ đó,tập hợp thành
một bài viết hữu ích để tặng cho các bác nông dân trong vùng. Đồng thời với việc
trao đổi này, chúng em sẽ phỏng vấn và thu thập số liệu trên các xã Lâm – Văn
– Kiều xem xét tình hình trồng hành tăm và những thuân lợi, khó khăn mà người
nông dân đang gặp phải. Cuối cùng, chúng em sẽ vận dụng kiến thức Tin học ít ỏi
của mình thiết kế logo cho sản phẩm, cây hành có tên, giá sẽ bán được cao hơn,
đó là ước mơ và là mục tiêu hành động của chúng em.
4.1.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
4.1.3.1. Vận dụng kiến thức liên môn nghiên cứu tổng quan về cây hành tăm nói
chung và tình hình trồng hành tăm trên các xã Lâm – Văn – Kiều.
- Địa lý: Cây hành tăm, hành trắng....thuộc họ Hành, được trồng phổ biến ở các
tỉnh miền Trung, trồng làm rau gia vị và lấy củ để làm thuốc. Có thể nhân giống
bằng củ hay tách bụi vào vụ Đông xuân, thu hoạch củ vào vụ Hè thu. Trồng hành
vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao hơn các loại rau ăn lá khác. Cây hành góp
phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người trồng rau.
Vùng các xã Lâm- Văn – Kiều vốn là vùng cao nhất của huyện Nghi Lộc. Tuy
nhiên, được thiên nhiên ưu đãi, vùng này có thể phát triển nông nghiệp lúa nước.
Diện tích đất tơi xốp,bằng phẳng khá rộng nên rất thích hợp cho việc trồng hành
tăm.
- Sinh học: về thời vụ: Mùa vụ thích hợp cho cây hành là trồng vào tháng 9- 10
(đầu mùa mưa), thu hoạch thân, lá vào tháng 1- 2 (khoảng 3- 4 tháng sau trồng) và
thu họach củ vào tháng 3- 5 (6- 7 tháng sau trồng). Tuy nhiên trồng trái vụ có giá
bán cao hơn.
- Công nghệ: Trước khi chuẩn bị vào vụ trồng hành nên tiến hành cày lật đất để
xử lý cỏ dại và các mầm bệnh nằm lại trong đất từ vụ trước.
2
0
- Hoá học: Làm đất và kỹ thuật trồng: Đất trồng Hành nên chọn những loại đất
thịt nhẹ, cát pha, tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt. Cây hành không kén đất nên có
thể sản xuất trên các chân đất cát ven biển. Độ pH thích hợp 6,0- 6,5, nguồn nước
không bị ô nhiểm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa
đường quốc lộ.
- Toán học: Đất trồng hành phải được làm kỷ, tơi xốp và sạch cỏ dại. Lên luống
rộng 1,2 – 1,5 m, rãnh rộng 0,2 – 0,3m và độ cao luống là 20- 25 cm. Sau khi lên
luống, bón phân. Mỗi luống trồng 5-6 hàng dọc hoặc bố trí hàng ngang tùy theo
điều kiện từng vùng, khoảng cách hàng – hàng 20 – 25 cm
Hành giống nên chọn những củ chắc, có đường kính từ 1cm trở lên. Mỗi ha cần
500 kg củ giống ( 25kg/sào). Khoảng cách trồng mỗi củ 4 – 6 cm, độ sâu lấp củ từ
2-3 cm
Khi trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ băm ngắn lên luống, mặt dày khoảng 5 cm
để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc, xói lở do mưa…
4.1.3.2.Nội dung tờ rơi.
HÀNH TĂM
( Có vùng gọi là củ nén) được người xứ Nghệ dùng nó thay thế như hành củ ngoài
Bắc, nhưng một số món đặc sản nếu thiếu nó sẽ giảm đi 1 nửa phần ngon như :
Cháo lươn, Cháo ngao, trai, canh gà, cá đồng…
- Theo Đông y, hành tăm vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu
đờm, ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, trị cảm hàn, bí tiểu, ngộ độc chì, côn
trùng, rắn độc cắn, giải rượu...
Cảm cúm cần 1 nắm nhỏ đập dập, đổ cháo nóng vào ăn hết
ngay -BẢO QUẢN:
đổ ra rổ và để nơi thoáng mát là được
hoặc rửa sạch gói nhiều giấy báo bỏ ngăn rau quả, nhưng tránh để lẫn với rau quả
sẽ hút ẩm nhanh hỏng hành
-HD dùng: lấy 1 nắm nhỏ xoa nhẹ và rửa dưới vòi nước hoặc là bỏ rổ chà rửa dưới
vòi nước
Lưu ý: Không được dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị
thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều
hành tăm để tránh bị chứng phong chạy trên mặt...
BẢO QUẢN VÀ CÔNG DỤNG HÀNH
TĂM BẢO QUẢN
Cách 1 Cách thông thường ở quê hay dùng là cứ mua về bỏ vào cái rổ thưa nhỏ để
nơi thoáng mát, thi thoảng đưa ra chổ râm (ko phơi nắng trực tiếp)phơi cho thoáng2
1
> khi dùng lấy 1 nắm cho vào 2 tay xát nhẹ nó bung lớp ngoài ra, rửa dưới vòi
nước, hoặc cho ra cái rổ nhỏ chà rửa trong chậu, đập dập phi lên thơm .
Cách 2 :để lâu thì làm như sau:
+ Sau khi mua hành tăm về, bạn cho vào rổ và thả vào thau nuớc, dùng bàn chải cọ
và rửa sạch đất cát rồi dổ ra nong/ rá phơi thật khô;
+ Chia nnhỏ hành tăm ra từng phần, sử dụng vài ba lớp giấy báo gói thành từng gói
và cho vào ngăn dưới của tủ lạnh, chú ý không để lẫn với các loại rau tuơi khác,
nuớc có thể làm hỏng hành, và cũng không sử dụng túi nilon vì nó hấp hơi có thể
làm thối hành.
CÔNG DỤNG CỦA HÀNH TĂM
Theo Đông y, hành tăm vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu
đờm, ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, trị cảm hàn, bí tiểu, ngộ độc chì, côn
trùng, rắn độc cắn...
Chữa cảm do bị mưa, lạnh, hoặc cảm nắng (cảm thử) không ra mồ hôi, cảm hàn,
trúng phong á khẩu, nhức đầu, sổ mũi, nóng rét, ho, đau bụng do ngộ độc thức ăn.
Hành tăm ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến thành bài thuốc giải
cảm công hiệu. Hành tăm có tác dụng giải cảm rất tốt và là một loại gia vị được
nhiều bà nội trợ ưa dùng. Hành tăm được trồng từ tháng 6 và lấy lá, thân ăn cho
đến tháng 3 năm sau, thân có thể trữ được bằng cách để trong cát, tủ lạnh… nên
hành tăm củ có hầu như quanh năm. Và ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và
chế biến củ hành tăm thành bài thuốc giải cảm công hiệu. Trong khoảng thời gian
ngâm rượu, tinh dầu, các sulfit hữu cơ, kháng sinh alliin có trong củ hành tăm sẽ
được hòa tan cùng với rượu cay vừa giữ được lâu vừa gia tăng hiệu quả giải cảm,
giải mỏi.
HÀNH TĂM CÓ 1 SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN
- Ho gà: Củ hay lá đâm nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ,
chắt nước uống.
- Bí đái, đái buốt, bụng đầy trướng: vài củ hành tăm đập dập, xào nóng đắp lên
vùng bàng quang (dưới rốn). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ hành tăm 4g giã giập chưng
cách thủy với 1 chén con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã).
- Chấn thương máu tụ: Dùng củ hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã củ hành
đắp.
- Lòi dom (thoát giang): 10 tép hành tăm giã nhuyễn xào nóng để xông (sau khi đã
rửa sạch hậu môn).
- Phòng trị rắn độc, trùng thú cắn: Theo kinh nghiệm của dân gian, để rắn không
đến nơi ở thì trồng hành tăm. Khi bị trùng thú cắn thì nhai ngay 1 nắm hành tăm
nuốt một nửa, nửa còn lại đắp lên chỗ bị cắn (kết hợp chữa theo Tây y).
2
2
- Ngộ độc ăn uống, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn hoà rượu uống.
- Thổ tả nguy cấp: Giã 100g hành nát hòa với r rượu uống và lấy hành giã nát sao
nóng chườm lên rốn, khi nguội lại làm tiếp như vậy ngày vài lần là khỏi.
- Côn trùng chui vào tai: Muỗi, kiến... chui vào tai thì lấy hành vắt lấy nước nhỏ
vào tai là côn trùng chui ra.
- Nghẹt mũi, thở không thông: Sắc hành uống ngày 3 lần, uống khoảng 2 - 3 ngày
sẽ có tác dụng.
- Giun chui ống mật: Lấy 80g hành giã nát vắt lấy nước trộn với 40ml dầu vừng
(dầu mè) hoặc dầu lạc (đậu phộng) để uống.
- Trị trúng độc, mặt xanh, thân lạnh: Lấy 100g lá hành giã nát vắt lấy nước xoa
khắp cơ thể.
- Trị bệnh tả: Lấy 20g củ hành và 20 quả táo tầu, đun với 3 lít nước, khi cạn còn
khoảng 2 lít nước thì uống trong ngày.
- Trị chứng chảy máu cam: Dùng 100g hành lấy cả rễ nấu với cháo gạo khi cháo
chín cho thêm một ít giấm rồi ăn nóng cho toát mồ hôi giảm nhiệt.
- Trị trẻ em hói đầu: Đun nước lá hành rửa, sau đó lấy củ hành giã nát nhỏ, cho
thêm một ít mật trộn đều bôi lên chỗ hói.
- Chữa mụn nhọt: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.
- Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa
với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.
- Chữa viêm tuyến vú: Hành 20-30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.
- Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9g. Nghiền phèn chua
thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.
- Chữa động thai ra máu: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.
- Chữa xơ vữa động mạch: củ hành 60g, giã nát cùng 60g mật ong đun sôi kỹ, quấy
đều, sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Ngày 2 lần, mỗi lần 57g, uống với nước sôi. 7 ngày là 1 đợt điều trị. Lúc uống bỏ bã hành ra.
- Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2
miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.
- Chữa bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi,
thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.
- Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng
hồ đắp vào chỗ đau.
- Chữa viêm khớp: Củ hành to 60g, gừng già 15g. Cùng giã nát, cho rượu trắng
vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.
- Chữa tay chân tê: Củ hành 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần.
23
- Trị cảm hàn: Dùng Hành Tăm giã nát, hòa nước uống, và lá Hành Tăm, bầm nát
với gừng, bọc trong túi hay khăn, để “đánh gió” bên ngoài.
- Trị trúng phong á khẩu: Giã nát chừng 20 củ Hành Tăm, vắt lấy nước, dùng lông
gà chấm nước, thoa vào cổ.
- Trị rắn độc, sâu bọ cắn: Lấy 7 củ Hành Tăm, nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết
cắn trong khi chờ cấp cứu.
Lưu ý: Không được dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị
thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều
hành tăm để tránh bị chứng phong chạy trên mặt.
4.1.3.3. Nội dung các câu hỏi phỏng vấn.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
Nhà bác có trồng hành không? Trồng được mấy mùa/năm?
Người trồng hành đầu tiên của xóm là ai?
Hành được trồng thời gian nào?
Sau thời gian bao lâu thì thu hoạch?
Công chăm sóc có vất vả hơn các loại cây trồng khác hay không?
Lợi nhuận so với các loại cây khác?
Diện tích trồng của gia đình?
Sản lượng dự kiến?
Giá thành bác thường bán được là bao nhiêu?
Bác bảo quản hành như thế nào?
Bác có biết hành có tác dụng chữa bệnh gì không?
Bác để giống hành như thế nào?
Bác thường bán hành cho ai? Lái buôn? Ra chợ tự bán?
Bác có muốn nâng cao giá trị của cây hành không?
Có ý định trông cây này trong thời gian lâu dài hay không?
4.1.4. Giải pháp giải quyết tình huống
4.1.4.1. Phát tờ thông tin cho các bác nông dân
- Long và Quỳnh đã tranh thủ những khoảng thời gian rảnh rỗi của 2 bạn để
đi phát tờ rơi và phỏng vấn các bác nông dân, chủ tịch xã, xóm
trưởng….các xóm thuộc 3 xã Lâm- Văn – Kiều.
4.1.4.2. Phỏng vấn
- Xã Nghi Lâm:15/20 xóm.
- Xã Nghi Văn:3/21 xóm.
- Xã Nghi Kiều:8/21
xóm. 4.1.4.3. Thu thập số liệu.
- Tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực:
+ Tình hình trồng và thu nhập từ cây hành của từng hộ gia đình.
2
4
+ Cách bán hành sau thu hoạch.
+ Nguyên vọng.
-
Thống kê và giải pháp đề xuất.
4.1.4.4. Giải pháp khả thi : thiết kế logo
4.1.5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
4.1.5.1. Viết bài đăng website nhà trường
ĐẦU XUÂN KỂ CHUYỆN ‘CỦ HÀNH’
Ước gì có thể làm được một việc gì đó dù nhỏ để củ hành của những
người nông dân vùng Tây Nghi Lộc thân yêu sẽ nổi tiếng nhưng những củ tỏi
Lý Sơn huyền thoại..............
Vào một đêm tháng giêng rét ngọt, những hạt mưa lâm thâm báo hiệu mùa
xuân sắp về, bỏ qua cái khó chịu của rét mướt ngày giáp Tết, chúng mình đến nhà
cô giáo chủ nhiệm tâm sự về một dự án.........Thưa cô..........
Mùa hành Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều....đang vào mùa xanh mướt. Chúng
con muốn làm một việc gì đó, bắt đầu từ ai đó để củ hành miền Tây Nghi Lộc được
nổi tiếng như củ tỏi Lý sơn huyền thoại. Thế là ba cô trò cùng nhau bàn bạc.
Bác nông dân trồng hành trên vùng đất chúng ta, cũng là cha,là mẹ,là ông, là
bà....là những người thân quanh năm chân lấm tay bùn, mong được mùa, mong đắt
khách... Củ hành tăm hơn mười mấy năm nay là một loại nông sản được thương lái
tìm mua đắt đỏ. Theo như cảm nhận thì chắc chắn hơn cây lúa và một số loại nông
sản của vùng. Thế nhưng, bản thân người trồng hành không hề biết rằng, họ đang
trồng một loại cây gia vị quý, vừa dùng để chế biến cho thức ăn thêm ngon thơm,
vừa là một loại thuốc Nam chữa nhiều bệnh thông dụng.
Sinh ra ở vùng đất nông nghiệp nhưng Long, Quỳnh( 10 A2) cũng như những
học sinh khác đang ngồi trên ghế nhà trường, Với mong muốn thoát khỏi cảnh làm
nông vất vả, các bạn được bố mẹ tạo mọi điều kiện để học hành tốt nhất. Tuy nhiên
trăn trở về cây hành tăm quê nhà thúc dục hai bạn tìm hiểu. Đầu tiên là lên mạng
tìm kiếm những thông tin ban đầu về củ hành tăm. Hai bạn mừng rỡ khi biết đây là
2
5