Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo dục đạo đức hs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.37 KB, 4 trang )

TỔNG PHỤ TRÁCH ĐỘI VỚI CÔNG TÁC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
QUA HÌNH THỨC HƯỚNG VỀ NGUỒN
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục cho thanh thiếu niên nói chung và giáo dục đạo đức cho học
sinh nói riêng là 1vấn đề lớn trong chiến lược con người của Đảng, được
toàn xã hôị quan tâm và trở nên vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng
người.
Giáo dục đạo đức là một quá trình hình thành cho học sinh ý thức đạo
đức, hành vi và thói quen đạo đức là một tổ hợp của những tri thức đạo đức
và hành vi đạo đức, nghĩa là trong quá trình giáo dục đạo đức, bồi dưỡng
cho các em những chuẩn mực đạo đức và quan trọng hơn là giúp cho các em
chuẩn hoá các chuẩn mực đó thành niềm tin. Niềm tin đạo đức sẽ tạo cho
các em có sức mạnh trong việc biến những tri thức thành hành vi đạo đức.
Tình cảm đạo đức được coi là “chất men” thúc đẩy các em biến ý thức
thành hành vi, thói quen đạo đức một cách thoải mái, dễ chịu không bị
cưỡng ép máy móc. Hành vi đạo đức là biểu hiện bộ mặt đạo đức của con
người, phải được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đã được xã
hội qui định, phải dược thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc một cách tự giác với
động cơ đúng đắn và được lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen đạo đức.
Ở học sinh tiểu học, phải giáo dục đạo đức cho các em bằng các chuẩn
mực hành vi đạo đức, các mẫu hành vi tốt xấu, đúng sai. Bồi dưỡng cho các
em có những xúc cảm, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực hành vi đạo
đức. Các em sẽ cảm thấy sung sướng, phấn khởi, hài lòng khi mình thực
hiện được những hành vi đạo đức tốt đẹp. Rèn luyện các em hành vi và thói
quen thực hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được qui định .
Hình thành cho các em tình cảm tốt đẹp: bồi dường lòng biết ơn với
những người đã hi sinh vì đất nước, những người đã góp phần làm nên
những trang sử vẻ vang cho Tổ quốc, làm cho các em hiểu được thiên nhiên
và con người Việt Nam, truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông.
Từ đó, gợi lên cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu dân tộc, yêu


Tổ quốc .
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không những giúp các em biết và
thừa nhận sự cần thiết, tính tất yếu của các phẩm chất đạo đức mà còn phải
thục hiện hành vi đạo đức đó, làm mọi việc theo sự hiểu biết của mình cùng
với động cơ và tình cảm tích cực.
Nhà trường đã, đang và sẽ cung cấp cho học sinh những tri thức cơ
bản về các phẩm chất và các chuẩn mực đạo đức như thái độ lễ phép, lòng
biết ơn, tình cảm nhân ái, lòng vị tha … Từ đó các em nhận thức được rằng
cần phải làm cho hành vi của mình phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực
đạo đức, phù hợp với lợi ích của xã hội. Học sinh biết coi trọng giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc, biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo, những người
có công với đất nước, tôn trọng pháp luật, trung thực, thẳng thắn, trọng lẽ
phải, nêu cao tinh thần trách nhiệm, biết giữ lời hứa, biết giữ gìn và bảo vệ
môi trường sống…
Trong tình hình hiện nay, không thể không nói đến sự tác động tiêu
cực từ cuộc sống xã hội. Nền kinh tế thị trường và sự mở cửa hội nhập đã
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội, song mặt trái của nó cũng không
ít những ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách đạo đức của thanh thiếu niên. Đó
là ảnh hưởng của văn hoá phẩm không lành mạnh, coi thường các chuẩn
mực của đạo lý làm cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
gặp không ít khó khăn.
II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Để thực hiện tốt vấn đề trên, việc kết hợp với các lực lượng xã hội là
yếu tố vô cùng quan trọng. Chính vì thế, vào đầu mỗi năm học, BGH nhà
trường phối hợp với Ban đại diện CMHS của từng lớp cùng với tổ chức Đội
TNTP trong trường tiến hành điều tra hiện trạng về hành vi đạo đức của học
sinh thông qua các hoạt động hằng ngày, thông qua các thông tin của
CMHS, của GVCN và chính của các em với nhau. Từ đó, chúng tôi xây
dựng cho các em một số nội dung để chúng tôi khảo sát qua từng giai đoạn:
• Biết xưng hô lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, bạn bè; biết xin

lỗi, cám ơn trong các hành vi hằng ngày.
• Có ý thức bảo vệ của công, có tác phong tốt khi đi học, đến
trường cũng như khi đi chơi…
• Có hành vi tốt về việc giúp đỡ người khác, chấp hành thực hiện
ATGT cũng như các nội qui ở trường, ở nơi công cộng…
• Xây dựng tình yêu thương đối với mọi người trong gia đình, đối
với bà con hàng xóm, tổ dân phố, với thầy cô, bạn bè ở trường…
• Có ý thức tham gia các cuộc vận động, các phong trào do nhà
trường, địa phương tổ chức để nâng cao tính tập thể…
• Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tì hiểu có tình cảm thái
độ kính trọng các gương anh hùng đã hi sinh vì đất nước, quê
hương.
Từ những nội dung trên, chúng tôi tiến hành thực hiện với những hình
thức sau:
Cùng với Ban Giám hiệu nhà trường, GVCN xây dựng một chương
trình hoạt động cho cả năm học, thành lập sổ kỷ luật, sổ người tốt việc tốt, sổ
theo dõi lao động; từng chi đội có sổ chi đội, sổ sinh hoạt lớp.
1. Kết hợp với các thành viên trong Hội đồng nhà trường theo dõi
các hoạt động đã đề ra theo từng giai đoạn để kịp thời tuyên dương những
em làm tốt, nhắc nhở những em chưa thực hiện qua các buổi chào cờ đầu
tuần.
2. Mời các nhân chứng lịch sử về nói chuyện truyền thống của trận
đánh Núi Thành nhân ngày thành lập QĐND Việt Nam 22-12.
3. Tổ chức tìm hiểu về Bác Hồ, về tiểu sử các anh hùng chi đội mang
tên đồng thời tổ chức cho các em hướng về nguồn: tham quan tượng đài Núi
Thành - nơi diễn ra trận đầu đánh Mỹ, thăm nhà tưởng niệm anh Nguyễn
Văn Trỗi; thăm đình Nại Nam, nhà dưỡng lão thành phố, đi thăm các Bà mẹ
Việt Nam Anh Hùng trong phường, làm cho các em hiểu được sự hi sinh lớn
lao của những người đi trước cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
4. Những bài học về đạo đức cũng đã khơi dậy ở học sinh những cảm

xúc đối với những hiện thực xung quanh, thể hiện cụ thể qua các hành động
trong nhà trường như việc vận động giúp đỡ các bạn nghèo, các bạn gặp khó
khăn…
5. Kết quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh được phản ánh
qua việc xếp loại hạnh kiểm cuối năm học. Qua 3 năm gần đây đối với học
sinh của trường có kết quả tốt. Tỉ lệ học sinh đạt loại tốt cao, không có học
sinh bị xếp loại cần cố gắng. Cụ thể:
Năm học Loại tốt Loại khá Loại CCG
2002 - 2004 86,7% 13,3% 0
2004 - 2005 88,2% 11,8% 0
2005 - 2006 90,2% 9,8% 0
Mặc dù có những kết quả như vậynhưng chúng tôi vẫn nhận thấy còn
1 số hạn chế như:
• Một số học sinh vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về những giá trị
đạo đức nên đôi lúc vẫn còn có những hành vi chưa đúng trong
lối sống, trong sinh hoạt cũng như trong học tập.
• Một số PHHS chưa thật sự quan tâm đến con, xem nhẹ mối quan
hệ giữa gia đình và nhà trường, khoán trắng việc dạy dỗ em cho
nhà trường.
• Trong nhà trường chưa có sự cân đối giữa học và hành, chưa coi
trọng đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học
sinh, còn coi nhẹ các hoạt động ngoài giờ, nhất là giáo dục lao
động.


III/BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Từ những nội dung nêu trên, chúng tôi rút ra một số vấn đề sau :
• Lãnh đạo nhà trường phải phối hợp với hội PHHS và các đoàn
thể địa phương đánh giá đúng thực trạng đạo đức và công tác

giáo dục đạo đức cho học sinh để đề ra những biện pháp tích cực
và thiết thực để giáo dục các em.
• Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống qua các môn
học, tăng cường công tác nhiệm lớp của GVCN.
• Phát huy tác dụng của các tiết chào cờ đầu tuần, vai trò của tổ
chức Đội TNTP trong nhà trường thông qua các hoạt động ngoài
giờ lên lớp.
• Tham mưu với các cơ quan có thẩm quyền giải toả các hàng quán
có ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo dục.
• Thực hiện tốt sự chỉ đao của cấp trên về việc xây dựng nhà
trường “ xanh - sạch - đẹp”.
Tóm lại, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh không phải thực hiện
dễ dàng và có kết quả ngay mà phải được tiến hành thường xuyên, lâu dài và
đồng bộ ở tất cả mọi lĩnh vực mới mong mang lại kết quả tốt đẹp, đáp ứng
yêu cầu giáo dục toàn diện theo nguyên lý giáo dục của Đảng.

Người thực hiện
Đoàn Thị Kiều Hạnh

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×