Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

bệnh ở trâu bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP-TNTN
BÁO CÁO SEMINAR
LỚP DH8SHNN
 BỆNH TRÊN TRÂU BÒ
GVHD: Nguyễn Khắc Chung Thẩm
Nhóm 4:
Lê Huỳnh Đức Nguyễn Văn Thông
Trần Minh Mẫn Nguyễn Bình Phong
Phạm Quốc Phiên
-
Trâu là một loài động vật thuộc họ Trâu bò
(Bovidae). Chúng sống hoang dã ở Nam Á (
Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan)
Đông Nam Á, miền bắc Úc. Trâu thuần dưỡng,
tức trâu nhà được nuôi phổ biến nhất ở vùng
nhiệt đới châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ
và Bắc Phi châu.
-
Trâu trưởng thành nặng khoảng từ 250 đến 500
kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất
nhiều; con cái có thể nặng 800kg, con đực lên tới
1,2tấn, và cao tới khoảng 1,8m. Trâu rừng châu Á
có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng
trên thế giới

- Bò là tên gọi chung để chỉ các loài động vật
trong chi động vật có vú với danh pháp khoa
học Bos, bao gồm các dạng bò hoang dã và bò
thuần hóa. Chi Bos có thể phân chia thành 4
phân chi là: Bos, Bibos, Novibos, Poephagus



Vấn đề nuôi gia súc ngày càng trở nên quan trọng,
không còn dừng ở mức độ lấy công làm lời nữa,
mà phải tính toán kinh tế hơn. Trong đó bệnh
cũng quan trọng không kém ảnh hưởng đến vấn
đề kinh tế.
2.1. Bệnh lở mồm long móng:
2.1.1. Nguyên nhân:
- Bệnh do virus lở mồm long móng gây ra, lây lan
mạnh do sự tiếp xúc trực tiếp giữa trâu bò, dê
bệnh với trâu bò, dê mạnh.
-
Cũng có thể lây gián tiếp cho người, súc vật,
hoặc thịt thú bệnh được mang từ vùng này sang
vùng khác .
- Gia súc bị bệnh, virus có trong nhiều bộ phận của
cơ thể: hạch lâm ba, mụn nước, nội tạng, máu
v.v... và các chất bài tiết ra ngoài: phân, nước
tiểu, nước bọt... Virus xâm nhập chủ yếu bằng
đường tiêu hóa, qua niêm mạc miệng, vết
thương ở da, niêm mạc hô hấp, sinh dục.
- Bệnh lở mồm long móng lan truyền đã từ lâu ở
hầu hết các nước. ở nước ta đã áp dụng các biện
pháp thú y phòng chống bệnh nên đã hạn chế
bệnh ở phía Bắc, nhưng vẫn xảy ra bệnh ở một
số tỉnh phía Nam.
2.1.2. Triệu chứng:
Gia súc ốm thường ủ bệnh 2-7 ngày, phát bệnh ở 2
thể nhẹ và nặng.
- Ở thể nhẹ, gia súc bệnh sốt cao 40 - 42

o
C trong
2-3 ngày, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, nằm
xuống đứng lên khó khăn, ăn khó, ăn ít. Sau 3-4
ngày bị cảm nhiễm, những mụn nước bắt đầu
mọc ở niêm mạc, mồm, chân và chỗ da mỏng
trên cơ thể. ở miệng, niêm mạc, lợi răng viêm
đỏ, lưỡi dày cử động khó.
-
ở thể nặng thường xảy ra ở bê nghé, thể hiện
viêm cấp tính, ỉa chảy nặng, đường tiêu hóa xuất
huyết, chết nhanh trong 2-3 ngày. Có thể bê nghé
viêm phổi cấp, viêm màng bao tim, cơ tim gây
chết bất ngờ hoặc 2-3 ngày sau.
-
Bệnh lây cho người khi tiếp xúc gia súc bệnh,
gây sốt cao, mụn nhỏ mọc ở niêm mạc làm loét
miệng, mụn mọc ở nhiều nơi: ngón tay, bàn tay,
cánh tay, đùi, vú, mắt... ngứa khó chịu. Mụn nước
vỡ và mất đi nhanh. Bị nặng, người có thể bị
viêm ruột cấp, nôn mửa, ỉa chảy dữ dội.

2.1.3. Phòng bệnh và chữa trị:
-
Phòng bệnh:
Tiêm vaccine phòng bệnh lở mồm long móng đúng theo
type gây bệnh (qua điều tra dịch tể và xét nghiệm mẫu
bệnh phẩm) tại điạ phương cho trâu bò lúc 4 tháng tuổi.
Ở vùng có dịch bệnh xảy ra có thể tiêm sớm hơn lúc trâu
bò được 2 tháng tuổi. Tiêm lập lại 6 tháng một lần.

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn trâu bò có sức khỏe, tắm chải
sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại, chống ô nhiễm nguồn nước
uống, phát hiện gia súc bệnh kịp thời để cứu chữa.
Khi phát hiện gia súc bệnh, báo ngay cô quan thú y địa
phương để được hướng dẫn xử lý.

- Chữa trị:

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chữa
triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát.
+ Dùng Vimekon 1/200 rửa sạch chỗ loét hàng ngày.
+ Kết hợp dùng một trong các loại thuốc sau để trị các
triệu chứng viêm loét và phòng các bệnh thứ phát.
+ Vime Blue dùng xịt nơi vết thương bị lở loét giúp
mau lành da non.
+ Penicilline 4M: 1lọ dùng cho 500 - 1000 kg thể
trọng.
+ Ampi 1g: 1lọ dùng cho 100kg thể trọng.
+ Penstrep 1ml/20 kg thể trọng.
Gia súc bệnh mệt nhọc cần tiêm các loại thuốc trợ sức
như: Na-Campho, B.Complex ADE, Vitamin C
2.2.1. Nguyên nhân:
-
Bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella multocida.
-
Bệnh xảy ra quanh năm và thường tập trung vào
mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và những lúc
giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề
kháng gia súc bị suy giảm.
-

Ở nước ta trâu mắc bệnh nhiều và nặng hơn bò.
Trâu thường chết do bệnh quá cấp tính.
-
Súc vật non đang bú mẹ ít mắc bệnh hơn súc vật
trưởíng thành. Súc vật 2 -3 tuổi mắc bệnh dễ
hơn súc vật già.
2.2.2. Triệu chứng:
Bệnh tụ huyết trùng có 3 thể bệnh:
a. Thể ác tính:
-
Con vật đột nhiên lên cơn sốt cao 41-42
o
C và trở
nên hung dữ điên loạn đập đầu vào tường, có thể
chết trong 24 giờ.
-
Ở một số bê nghé 3 - 18 tháng có triệu chứng
thần kinh: giãy giụa rồi ngã xuống đất chết.
-
Có khi con vật đang ăn cỏ chạy lồng lên run rẩy,
ngã xuống và lịm đi.

- Một số trâu bò có triệu chứng bệnh ở đường
ruột, lúc đầu phân táo bón, sau tiêu chảy dữ
dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột.
-
Giai đoạn cuối con vật nằm liệt, đái ra máu,
thở rất khó khăn, có nhiều chấm xuất huyết đỏ
sẫm ở các niêm mạc. Bệnh tiến triển 3 - 5
ngày, tỉ lệ chết từ 90 - 100%.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×