Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Câu hỏi về bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.3 KB, 3 trang )

II. Câu hỏi tình huống :
1. Anh M. và chị D. lấy nhau đã được gần 10 năm, từ hai bàn tay trắng, nhờ chịu khó
làm ăn, vợ chồng anh đã có cuộc sống ổn định hạnh phúc với hai đứa con gái. Tuy nhiên,
thời gian gần đây, anh M. bị mất việc, phải đi làm thuê, thu nhập thấp và không ổn định,
cuộc sống gia đình anh trở nên khó khăn. Chị D. thường xuyên trách móc và có những lời
lẽ khinh miệt anh M. vì anh không kiếm được nhiều tiền, ngoài việc kiểm soát thu nhập
của anh M., chị D. còn không cho anh giao lưu bạn bè. Mỗi lần bạn anh đến nhà chơi, chị
mặt nặng mày nhẹ, đá thúng đụng nia...
Chán cảnh mình không có con trai, lại bị vợ coi thường, anh M. thường xuyên uống
rượu rồi về nhà mắng chửi vợ con, nhiều lần anh vứt quần áo của chị D. ra đường và đuổi
chị ra khỏi nhà, khiến mâu thuẫn gia đình ngày càng trầm trọng.
Bạn hãy xác định hành vi bạo lực gia đình trong tình huống trên ?
Trả lời :
Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc Hội
nước ta, các hành vi bạo lực gia đình trong tình huống trên bao gồm :
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính
mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và
cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng
của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
g) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng
của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài
chính;
h) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Câu 2: Bốn năm lấy chồng cũng là bốn năm chị N bị chồng đánh đập. Mỗi lần thực
hiện hành vi đó ông ta lại gọi các con xuống chứng kiến. Chị N đã từng bỏ nhà đi lánh nạn


tại nhà mẹ đẻ. Nhưng sau đó khi chồng đến hứa sẽ sửa sai chị lại trở về. Thế nhưng, chị lại
tiếp tục bị hành hạ trong chính căn nhà của mình mà không ai dám can ngăn. Đến khi chị
quyết định ly hôn thì ông ta doạ giết và không cho chia tài sản dù phải đền bù tiền hoặc đi
tù.
Nếu là người phát hiện hành vi bạo lực gia đình nêu trên, anh (chị) cần phải báo cơ
quan nào ? (Công an, Hội Phụ nữ, Tư pháp, UBND xã,…)
Trả lời :
Điều 18. Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần
nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo
lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư
khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý
hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và
trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực
gia đình.
Câu 3 : Mỗi khi có rượu vào là anh A chửi vợ. Anh chửi mà vợ im lặng thì cho là vợ
xem thường nên lao vào đánh vợ túi bụi, còn vợ mà nói thì anh cho là hỗn nên phải “dạy”
cho biết thế nào là “vợ hiền”. Nhiều khi không chịu nổi đòn đau, chị H vợ anh A chạy trốn
về nhà mẹ đẻ nhưng vẫn bị chồng hành hung. Mỗi lần như thế, anh A lại chửi cả bố, mẹ vợ
dã man hơn. Mọi người rất thông cảm nhưng không biết làm thế nào để bảo vệ chị H.
Trong trường hợp này, để bảo vệ mình, chị H có quyền yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp xã áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc không ? Giải thích ?
Trả lời :
Điều 20. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng
biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện
hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe
doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau
trong thời gian cấm tiếp xúc.
2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định
thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người có hành
vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư
trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ quyết định
đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận thấy biện pháp này
không còn cần thiết.
4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp đặc biệt
khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình phải tiếp xúc với
nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với người đứng đầu cộng đồng
dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
5. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có thể bị tạm
giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.
6. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc và việc xử
lý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều
này.
Như vậy chị H có quyền yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp
cấm tiếp xúc để bảo vệ mình theo quy định của pháp luật.
I II. Câu hỏi hiến kế :
Những năm gần đây, bạo lực gia đình diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng,
gia tăng nhanh chống về đối tượng vi phạm cũng như nạn nhân ở khắp các vùng, miền
trong cả nước, trong đó có tỉnh BR – VT.
Trước thực trạng đó, là một thành viên trong gia đình, theo anh (chị) cần làm gì để
phòng ngừa bạo lực gia đình ? (nội dung đề xuất tối thiểu 500 từ).

Trả lời :

×