Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MỨC II 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.48 KB, 6 trang )

Tham luận: Nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng nhu cầu xây
dựng trường chuẩn giai đoạn 2.
Kính thưa quý vị đại biểu.
Kính thưa quý thầy cô.
Hôm nay, được sự phân công của BGH nhà trường, của tổ 4,5 tôi xin báo
cáo tham luận với chủ đề “ Nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng nhu cầu xây
dựng trường chuẩn mức độ 2”.
Kính thưa hội nghị, tôi hoàn toàn nhất trí với ND báo cáo tổng kết NH
2008- 2009 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2009- 2010.
Năm học 2009- 2010 là năm thứ 4 tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai
không” của Bộ giáo dục và đào tạo, năm học thứ 2 toàn ngành GD thực hiện phong
trào “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 của BGD-ĐT, SGD tỉnh QN, PGD-
ĐT huyện Đại Lộc.Căn cứ vào tiêu chí thi đua của Trường Tiểu học Nguyên Minh
Chấn xây dựng Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2 theo tiêu chí mới -
QĐ 32 /BGD về “Hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục”. Với tình hình thực
tế hiện nay của nhà trường, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và thiết thực theo QĐ số
32 của BGD, đòi hỏi mỗi thành viên trong nhà trường hết lòng hết sức, tận tuỵ vì
đàn em thân yêu, để làm sao đó chất lượng của nhà trường đạt được những thành
tích khả quan trong công tác giáo dục ở giai đoạn mới. Chất lượng dạy học ngày
một nâng cao, đặc biệt là học sinh giỏi, làm sao để giảm tỉ lệ HS yếu và phấn đấu
không có hs lưu ban trong từng năm học. Từ những băn khoăn, trăn trở của bản
thân, nay tôi xin đóng góp một vài biện pháp nhỏ về việc “Nâng cao chất lượng
dạy học” trong nhà trường.
Thưa quý vị đại biểu.
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan
tâm, bởi vì “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Để ngày mai thế giới có những
chủ nhân tương lai, xã hội có những người công dân tốt thì chỉ ngày hôm nay – khi
trẻ em là những mầm non mới nhú, thế hệ đi trước phải có trách nhiệm dạy dỗ,
hướng dẫn trẻ em đi đúng hướng. Đúng như lời Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thời thơ ấu rất quan trọng đối với sự


phát triển nhân cách con người. Đứa trẻ ngày hôm nay và sau này, trở thành người
như thế nào là tuỳ thuộc một phần quyết định ở chỗ các em đã trải qua ngày thơ ấu
như thế nào? ai là người dìu dắt các em trong những ngày ấu thơ, những gì của thế
giới xung quanh đi vào trái tim của các em.Mặc dù nhiệm vụ giáo dục trẻ em được
cả xã hội quan tâm, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt GVCN
lớp. Bởi vì nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình
độ văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Trường tiểu học chân chính
không chỉ là nơi trẻ tiếp thu kiến thức khoa học mà còn là nơi GD các em trở thành
người có ích cho XH. Vì vậy, trẻ em phải được giáo dục toàn diện. Bác Hồ đã nói:
“ Người có tài mà không có đức là người vô dụng Người có đức mà không có tài
làm việc gì cũng khó”. Do đó, ở nhà trường tiểu học, nhiệm vụ dạy trẻ các tri thức
khoa học và phẩm chất đạo đức là 2 nhiệm vụ song song không thể thiếu
được.Chính vì thế mà tôi cũng như đồng nghiệp của mình luôn tìm tòi, suy nghĩ
làm thế nào đó để chất lượng dạy học một cao, vì thế tôi mạnh dạn đưa ra một số
BP sau:
Biện pháp 1: Tạo sự thân thiện, ham thích đến trường.
-GVCN luôn luôn tạo sự thân thiện không chỉ ở lời ăn tiếng nói, mà cả trong
việc giảng dạy.Để làm được điều này, GV thật sự yêu nghề, mến trẻ, làm sao
mà các em thấy được “ Đi học là hạnh phúc” “Mỗi ngày đi học là một niềm
vui”.Cần tạo cho hs thấy được một môi trường dạy học thoả mái và vui tươi,
gần gũi giữa GV-GV, GV - HS, HS-HS, có như vậy các em mới hưng phấn
trong học tập.
-Biệp pháp 2: Xây dựng tập thể lớp thành một tập thể vững mạnh
-Xây dựng tập thể lớp về ý thức tự quản trong học tập là một công việc dẫn đến
sự thành công của GVCN, biến ý thức tự quản thành thói quen, thành một nề nếp
có tác dụng tích cực trong việc góp phần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của HS trong HT cũng như trong việc trao dồi phẩm chất đạo đức.Chúng ta thấy
rằng tập thể lớp là nền tảng của nhà trường, là nơi GVCN dễ gây tác dụng tích cực
đến toàn thể HS.Vì thế XD tập thể lớp luôn luôn đoàn kết, thân ái, có tính kỉ luật
cao cũng là 1 trong những biện pháp để nâng cao CLDH.

Biện pháp 3: Giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập của HS
-XD tập thể có ý thức trong HT là tạo cho các em thói quen, có tác động tích
cực trong việc góp phần phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của hs trong HT
cũng như trao dồi kiến thức.
- GV theo dõi tình hình HT của lớp qua sổ chuyên cần (Sổ theo dõi sĩ số
hàng ngày BCS lớp) kịp thời phát hiện những trường hợp đặc biệt để phối hợp
cùng với BCS lớp có biện pháp nhắc nhở những em hay nghỉ học.
- Để XD cho các em có ý thức động cơ HT đúng đắn, gv luôn chú ý lồng
mục đích giáo dục này trong nội dung các buổi sinh hoạt tập thể:Chào cờ đầu tuần,
sinh hoạt Đội, các kỳ sơ kết, tổng kết, các ngày lễ hội… Với nhiều hình thức như:
Nêu các gương điển hình gương vượt khó, số hoa điểm tốt, hái hoa dân chủ, ... Để
HS thấy được “ Tại sao phải học tốt ”, “ Muốn học tốt phải như thế nào? ”.
Biên pháp 4: Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy
-Đầu năm GV cần KSCL và nắm bắt được trình độ hs thông qua các GVCN
của năm học trước, GV lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể để có kế hoạch BDHSG,
HS có năng khiếu, phụ đạo HS yếu nhằm nâng cao trình độ cho các em. Muốn
làm được điều này, GV cần phân chia ra các nhóm đối tượng hs theo các mức
G,K,TB,Y . Việc dạy phân hoá theo năng lực của từng hs là một phương pháp
tôi cho rằng hiệu quả và tối ưu.
*Đối với hs G, K:Trong kế hoạch phải thể hiện rõ: Thời gian tuyển chọn;
hình thức tuyển chọn ; địa điểm tuyển chọn, ND tuyển chọn, SL HS vào đội tuyển,
hỗ trợ HSG có hoàn cảnh khó khăn. Tuyển chọn được thực hiện các bước sau:
- Bước 1: GV CN lớp tiến hành KSCLHS bằng cách kiểm tra những nội
dung kiến thức cơ bản trong chương trình học.
- Bước 2: Tổ chức thi chọn trong khối
- Bước 3: Tổ chức thi chọn để thành lập đội tuyển hs giỏi của trường.
Phấn đấu đến cuối năm tỉ lệ hs đạt danh hiệu hs G đạt ít nhất 25%, HS TT
đạt ít nhất 40% theo QĐ 32 của Bộ GD.
*Đối với HS TB,Y : GV tổ chức dạy phụ đạo thêm vào thứ bảy hay những tiết
tự học.GV cần soạn ra những bài tập phù hợp với trình độ của các em này, nhằm

giúp các em nắm vững lại các kiến thức cơ bản , sau đó nâng cao dần kiến thức lên.
GV cần tổ chức cho hs học nhóm, tổ ở lớp, ở nhà mục đích kèm cặp giúp nhau
cùng tiến bộ.GV luôn luôn quan tâm trong từng tiết học, bài học kịp thời phát hiện
và bố sung những ND kiến thức còn yếu. Thường xuyên theo dõi sự tiến bộ của
từng đối tượng HS theo từng chương, từng kì, nhất là qua các lần kiểm tra định kì.
Đối với nhóm đối tượng hs sinh này, GV phấn đấu đến cuối năm TL HS LL, HS
HTCT TH đạt ít nhất 99%, TLHSY( ĐV môn đánh giá = điểm số) và Chưa HT
( ĐV môn đánh giá = nhận xét) không quá 1% (theo QĐ 32).
Biện pháp 5: Sử dụng ĐDDH phục vụ trong tiết học
-ĐDDH là một trong những vấn đề góp phần nâng cao CLDH.Quá trình
nhận thức từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, nhất là đối với HSTH, YT
trực quan lại càng cần thiết góp phần đem lại hiệu quả của bài học.Ngoài những
ĐDDH có sẵn trong thư viện, GV cần làm thêm những ĐDDH khác còn thiếu
nhằm bổ sung cho tiết dạy sôi nổi hơn, các em tiếp thu bài nhanh hơn. Nhờ ĐDDH
phong phú, GV có điều kiện đổi mới PP dạy ở các môn học, HS hứng thú học tập,
chủ động tìm hiểu ND bài dưới sự HD của thầy.
Biện pháp 6: Cần đổi mới PPDH và đánh giá hs
-Xu thế phát triển của giáo dục hiện nay là làm sao trong từng tiết học, bài
học, HS là người tự chiếm lĩnh kiến thức, GV chỉ là người HD chỉ đạo cho hs lĩnh
hội tri thức.Chính vì lẽ đó mà trong mỗi bài học, GV cần có nhiều hình thức DH
phù hợp với từng đối tượng hs, đòi hỏi GV đầu tư nghiên cứu bài để có những
PPDH tối ưu nhất để các em tiếp thu bài có hiệu quả nhất.Tránh tình trạng bắt buộc
hs khoanh tay lên bàn nghe giảng bài. GV không được làm tổn thương hs trước
lớp. Không có tình trạng GV nhận xét khuyết điểm của các em trước PHHS, tạo
cho hs bầu không khí HT thoả mái, các em sẽ hưng phấn và tiếp thu bài tốt hơn. Có
như vậy mới đánh giá kết quả HT của hs chính xác công bằng khách quan qua từng
bài học, tháng học và cả năm học.
Biện pháp 7: Phối hợp tổ chức các hoạt động Đội và hoạt động giáo dục NGLL
-Hoạt động NGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học
văn hoá, với các chủ đề, chủ điểm thi đua phù hợp với lứa tuổi, sinh động, hấp dẫn

cho các em. Phong trào hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường đã thu hút và lôi
cuốn các em một cách lành mạnh, có tác dụng tích cực cho việc hình thành nhân
cách của các em. Qua các hoạt động này giúp các em hình thành và phát triển các
kĩ năng ban đầu và cơ bản cần thiết, phù hợp với sự phát triển chung của học
sinh.Chính vì thế , GVCN cần phải “ trẻ hoá” để cùng am hiểu tường tận về tổ
chức Đội, cùng tham gia hoạt động vui chơi với các em, cùng hoà nhập để hiểu
hơn tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các em, từ đó mà thông cảm hơn, yêu
thương hơn và có trách nhiệm nhiều với các em HS lớp mình phụ trách, mới thực
sự trở thành người mẹ, người cha, người chị, người anh gần gũi thân thiết.Đây là
phong trào mũi nhọn trong nhà trường và là tiêu chí thi đua giữa các lớp học.Do
vậy GV cần có kế hoạch bồi dưỡng các em không chỉ trong các tiết chính khoá, mà
trong cả các hoạt động vui chơi giải trí, TDTT để phát hiện các em có năng lực phù
hợp với từng bộ môn nhằm kèm cặp, giúp đỡ các em để các em phát huy được
năng lực sở trường của mình.
Biện pháp 8: Phái có sự liên hệ chặt chẽ với GVBM và PHHS
-GVCN thường xuyên liên hệ với GVBM để trình bày kế hoạch của mình,
tìm biện pháp phối kết hợp để cùng giáo dục.Đề nghị với GVBM nghiêm khắc
với những trường hợp sai phạm giúp các em quyết tâm sửa chữa.Đặc biệt, luôn
lưu ý với GVBM nhắc nhở các em cần có thái độ trung thực trong học tập, tuyệt
đối không để hs vi phạm trong thi cử.
-Việc giáo dục hs cần có sự hỗ trợ đắc lực của gia đình, GV luôn thông báo
kịp thời các thông tin của hs cho PH biết, để gia đình phối hợp với GV có biện
pháp giúp đỡ các em kịp thời.Không phải PHHS nào cũng nhiệt tình, tận tâm
trong công việc này đâu, họ có muôn vàn lý do để phó thác cho GV với phương
châm “ Trăm sự nhờ thầy cô giúp đỡ”..Đây cũng là vấn đề nan giải mà chúng ta
luôn trăn trở, nhằm tìm biện pháp khắc phục tốt nhất nâng cao CL toàn diện
cho HS.
-Nhằm góp phần nâng cao CL giáo dục toàn diện cho hs, chúng ta không
những chú trọng đến chất lượng học tập mà còn cần phải chú ý đến chữ viết của
các em, rèn luyện thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp cũng là một biện pháp để

hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho hs như: tính kiên trì, cẩn thận,
chịu khó trong học tập.
Tôi có thể lấy câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng để kết lại tham luận
của mình: “ Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người
quyết định và tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo
phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng
đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”.
Ngày nay người thầy giáo còn là người thiết kế và tổ chức các hoạt động học
tập cho HS nghiên cứu, tìm cho mình những kiến thức, kỹ năng vững chắc nhằm

×