Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Vấn đề cơ bản về kinh tế ngầm.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 145 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ NGẦM...................5
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ NGẦM...................5
1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ NGẦM .......................................................................... 5
1.1.1. Đôi nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề kinh tế ngầm ........................ 5
Bảng 1.1. Tóm tắt quan niệm của các nước về khu vực kinh tế phi chính thức
6
1.1.2 Kinh tế ngầm như là một bộ phận của nền kinh tế phi chính thức 11
Bảng 1.2. Phân loại các khu vực kinh tế ............................................................ 18
1.2. PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ...... 18
1.2.1. Các hoạt động sản xuất ngầm ........................................................ 18
1.2.2. Các hoạt động kinh tế phi pháp ...................................................... 19
1.2.3. Các hoạt động tội phạm, lừa đảo – phi kinh tế .............................. 20
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
NGẦM 20
1.3.1. Nhóm các yếu tố kinh tế ................................................................. 20
1.3.2. Nhóm các yếu tố chính trị - xã hội ................................................. 23
1.4. KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .............. 25
1.4.1. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước OECD ................................... 25
Bảng 1.3. Ước tính tỷ trọng trung bình của khu vực kinh tế ngầm trong
GDP của 3 nhóm nước giai đoạn 1989-1993 (% GDP) ..................................... 26
Bảng 1.4. Độ lớn khu vực kinh tế ngầm ở một số nước vào những năm 1990
27
1.4.2. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước đang phát triển ...................... 27
Bảng 1.5. Lực lượng lao động thành thị làm việc trong khu vực phi chính qui
tại một số nước đang phát triển của châu Á ...................................................... 28
1.4.3. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi .... 29
Bảng 1.6. Ước tính quy mô của khu vực kinh tế ngầm tại một số nước chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường ........................................................................... 30


1.4.4. Một số chương trình nghiên cứu về kinh tế ngầm đang và sẽ được triển
khai trên thế giới .............................................................................................. 30
1.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn nghiên cứu về
kinh tế ngầm của các nước trên thế giới .......................................................... 32
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ......................35
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM ......................35
2.1. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THỐNG KÊ QUỐC GIA SNA (System of National
Accounts) UN 1993 – CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ KHẢO SÁT
KHU VỰC KINH TẾ NGẦM .................................................................................... 35
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 40
i
2.2.1. Giới thiệu tổng quát về các hướng tiếp cận khi đo lường độ lớn của
khu vực kinh tế ngầm ....................................................................................... 40
2.2.2. Một số phương pháp đo lường kinh tế ngầm cơ bản .................... 42
2.2.3. Lựa chọn phương pháp đo lường kinh tế ngầm phù hợp với điều kiện
kinh tế quốc gia ................................................................................................. 53
2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ
NGẦM TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN .......................... 56
2.3.1. Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm 56
2.3.2. Phương pháp chung để đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm .... 59
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến các hoạt động kinh tế quốc
tế 62
2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đến sự phát triển kinh
tế quốc dân ........................................................................................................ 63
2.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới an ninh kinh tế quốc gia 67
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC
KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM...................................................................70
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC

KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM...................................................................70
3.1. KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ............... 70
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam
70
3.1.2. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam ....................... 71
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm ở
nước ta 73
a. Bình quân các loại đất đai trên đầu người qua các giai đoạn...................................75
b. Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế............77
3.1.4. Những khó khăn chung khi tiến hành khảo sát khu vực kinh tế ngầm
tại nước ta (từ kinh nghiệm khảo sát ở Hà Nội) .............................................. 77
3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở VIỆT NAM ...... 79
3.2.1. Đánh giá chung .............................................................................. 79
c. Đóng góp của khu vực phi chính qui vào GDP, 1993 (%) .....................................80
3.2.2. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ co giản tiêu thụ điện năng/mức tăng
GDP 82
d. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1995-1999, tính theo giá so sánh năm
199482
e. Tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 1995-2000..................................................82
f. Hệ số đàn hồi giữa nhịp độ tăng trưởng nhu cầu điện năng và tăng trưởng kinh tế giai
đoạn 1995-1999..........................................................................................................83
3.2.3. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ thất nghiệp – việc làm ........... 84
g. Các số liệu thống kê chính thức phục vụ nhu cầu tính toán.....................................84
h. Qui đổi thời gian nhàn rỗi của lao động thành đơn vị lao động chuẩn.....................86
i. Ước tính giá trị kinh tế ngầm của các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản (I)..........86
j. Ước tính số lượng người tham gia thuần vào các hoạt động phi chính thức ở khu vực
thành thị 87
ii
k. Ước tính giá trị hoạt động kinh tế ngầm trên cơ sở số lượng lao động tham gia thuần
(II) 88

l. Ước tính giá trị kinh tế ngầm trên cơ sở hiệu quả sử dụng thời gian (III).................88
m. Ước tính giá trị kinh tế ngầm trên cơ sở hiệu quả sử dụng thời gian (III)...............89
n. Tổng kết giá trị kinh tế ngầm trong nền kinh tế quốc dân.......................................89
3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
QUỐC DÂN (QUA KHẢO SÁT TẠI TP. HÀ NỘI) .................................................. 90
3.3.1. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới năng lực sản xuất ..................... 91
o. Tổng sản phẩm nội địa (giá thực tế) theo thành phần kinh tế .................................91
p. Tổng sản phẩm nội địa bình quân của thành phố Hà Nội........................................92
q. Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội giai đoạn 1995-2007..............................92
3.3.2. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới phát triển kinh tế vĩ mô ............ 94
r. Tình hình thu chi ngân sách địa phương của Hà Nội...............................................94
s. Vốn đầu tư xã hội..................................................................................................95
t. Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội....................................................................................96
u. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của Hà Nội.................................................97
v. Tình hình xuất nhập khẩu Hà Nội..........................................................................98
3.3.3. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới vấn đề an sinh xã hội ................ 99
3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHU VỰC KINH TẾ
NGẦM TẠI HÀ NỘI ............................................................................................... 100
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN lý KHU
VỰC KINH TẾ NGẦM tẠI VIỆT NAM.........................................................102
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN lý KHU
VỰC KINH TẾ NGẦM tẠI VIỆT NAM.........................................................102
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2008-2015 ........................................................................................... 102
4.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN - DÀI HẠN .......................................................... 105
4.2.1. Ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững ................................. 105
4.2.2. Phát triển nông thôn ...................................................................... 106
Bảng 4.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
107
4.2.3. Phát triển khu vực kinh tế chính thức ở thành thị ....................... 111

4.2.4. Phát triển thị trường lao động ...................................................... 112
Bảng 4.2. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị
phân theo vùng..........................................................................................................113
4.3. CÁC GIẢI PHÁP CẤP THIẾT – NGẮN HẠN .............................................. 113
KẾT LUẬN........................................................................................................117
KẾT LUẬN........................................................................................................117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................118
PHỤ LỤC .............................................................................................................vi
PHỤ LỤC .............................................................................................................vi
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.Tóm tắt quan niệm của các nước về khu vực kinh tế phi chính thức
6
Bảng 1.2.Phân loại các khu vực kinh tế ............................................................. 18
Bảng 1.3. Ước tính tỷ trọng trung bình của khu vực kinh tế ngầm trong GDP
của 3 nhóm nước giai đoạn 1989-1993 (% GDP) .............................................. 26
Bảng 1.4. Độ lớn khu vực kinh tế ngầm ở một số nước vào những năm 1990
27
Bảng 1.5. Lực lượng lao động thành thị làm việc trong khu vực phi chính qui
tại một số nước đang phát triển của châu Á ...................................................... 28
Bảng 1.6.Ước tính quy mô của khu vực kinh tế ngầm tại một số nước chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường ........................................................................... 30
Bảng 2.1.Đánh giá độ lớn của khu vực kinh tế ngầm tại Cộng hòa Belarus bằng phương pháp tiền
tệ 45
Bảng 2.2.Khả năng ứng dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá khu vực kinh tế ngầm....54
a.Bình quân các loại đất đai trên đầu người qua các giai đoạn......................................75
b.Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế...............77
c.Đóng góp của khu vực phi chính qui vào GDP, 1993 (%) ........................................80
d.Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1995-1999, tính theo giá so sánh năm

199482
e.Tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 1995-2000....................................................82
f.Hệ số đàn hồi giữa nhịp độ tăng trưởng nhu cầu điện năng và tăng trưởng kinh tế giai
đoạn 1995-1999..........................................................................................................83
g.Các số liệu thống kê chính thức phục vụ nhu cầu tính toán.......................................84
h.Qui đổi thời gian nhàn rỗi của lao động thành đơn vị lao động chuẩn........................86
i.Ước tính giá trị kinh tế ngầm của các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản (I)............86
j.Ước tính số lượng người tham gia thuần vào các hoạt động phi chính thức ở khu vực
thành thị 87
k.Ước tính giá trị hoạt động kinh tế ngầm trên cơ sở số lượng lao động tham gia thuần
(II) 88
l.Ước tính giá trị kinh tế ngầm trên cơ sở hiệu quả sử dụng thời gian (III)....................88
m.Ước tính giá trị kinh tế ngầm trên cơ sở hiệu quả sử dụng thời gian (III)..................89
n.Tổng kết giá trị kinh tế ngầm trong nền kinh tế quốc dân..........................................89
o.Tổng sản phẩm nội địa (giá thực tế) theo thành phần kinh tế ....................................91
p.Tổng sản phẩm nội địa bình quân của thành phố Hà Nội..........................................92
q. Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội giai đoạn 1995-2007.................................92
r.Tình hình thu chi ngân sách địa phương của Hà Nội.................................................94
s.Vốn đầu tư xã hội.....................................................................................................95
t.Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội......................................................................................96
u.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của Hà Nội....................................................97
v.Tình hình xuất nhập khẩu Hà Nội.............................................................................98
Bảng 4.1.Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
107
iv
Bảng 4.2.Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị
phân theo vùng..........................................................................................................113
Bảng A.1. Tóm tắt một số câu hỏi liên quan đến thái độ của doanh nghiệp
với việc tuân thủ pháp luật.................................................................................x
Bảng A.2. Định lượng kinh tế ngầm ở Hà Nội – phương án cơ sở.......xiv

Bảng A.3. Tổng kết ý kiến đề xuất của doanh nghiệp...........................xiv

v

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế ngầm là khái niệm không xa lạ gì đối với các nước phát triển, nhưng lại là
một hiện tượng mới ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế
chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường như ở nước ta. Quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ đã làm bùng phát nhiều mối quan hệ thị trường phức
tạp trên cơ sở nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu, cộng thêm vào đó là sự non trẻ và
thiếu kinh nghiệm của một thể chế quản lý mới … tất cả đã tạo điều kiện hình thành nên
một khu vực kinh tế không nhỏ, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự quản lý của nhà nước.
Kinh tế ngầm là một phần của khu vực đó, thường được hiểu bao gồm các hoạt động sản
xuất – kinh doanh bất hợp pháp; các hoạt động phi kinh doanh liên quan đến chiếm dụng
tài sản hay tạo thu nhập bất chính thông qua: gian lận thương mại, tham nhũng, trốn thuế,
cố ý làm thất thoát ngân sách nhà nước… Độ lớn của khu vực kinh tế ngầm không hề nhỏ
(như ở nước ta, chỉ tính riêng trong đầu tư xây dựng cơ bản thất thoát hàng năm lên tới
hàng chục nghìn tỷ đồng), nên hoàn toàn có cơ sở để khẳng định đây là một trong những
cản trở lớn nhất, làm giảm tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam.
Không những thế, kinh tế ngầm còn là “cái ung” chứa đựng những vấn đề kinh tế - xã hội
nhức nhối: tệ nạn xã hội, buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo, gian lận thương mại… và đặc biệt
là tham nhũng. Thế nhưng, tới thời điểm này, ngoài một số bài báo rời rạc đăng trên các
tạp chí chuyên ngành (Tia Sáng, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Nghiên cứu Kinh tế) hầu
như chúng ta chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu vấn đề này một cách hệ thống.
Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, việc tìm hiểu, nghiên cứu, soạn thảo phương pháp phù hợp
để nhận dạng, đánh giá và tìm cách từng bước đưa khu vực kinh tế ngầm ra ánh sáng – là
một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Trên thế giới, khái niệm khu vực kinh tế ngầm trong nền kinh tế quốc dân đã được

nhắc đến từ những năm 30 của thế kỷ trước. Nhưng phải hơn 40 năm sau, vấn đề này mới
được các nhà kinh tế học nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống, thể hiện qua các
công trình của một số nhà nghiên cứu tên tuổi như: Gutmann P., Altman T., Kaufmann
D., Kaliberda A., Hernan Soto… Những nghiên cứu này về cơ bản đã xây dựng được một
cơ sở phương pháp luận đủ mạnh để nhận diện và đánh giá khu vực kinh tế không được
1
kiểm soát, trong đó có kinh tế ngầm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này thường gắn
liền với hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế của một giai đoạn, của một quốc gia cụ
thể, do đó khó có thể ứng dụng trực tiếp vào trường hợp nước ta.
Ở trong nước, từ khi chúng ta thực hiện đổi mới, vấn đề kinh tế ngầm, kinh tế phi
chính thức cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Nổi bật nhất là công trình
nghiên cứu của các giả Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Hữu Đạt, Phạm Văn
Dũng… Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu tập trung vào đánh giá và nhận dạng
khu vực kinh tế phi chính thức với các đối tượng chủ yếu là kinh tế hộ gia đình với qui
mô nhỏ và các cá nhân tự tạo việc làm, hiện đang nằm ngoài tầm kiểm soát và hỗ trợ của
Nhà nước. Khu vực kinh tế ngầm, bao gồm các hoạt động sản xuất – kinh doanh bất hợp
pháp; các hoạt động phi kinh tế liên quan đến chiếm dụng tài sản, tạo thu nhập bất chính
thông qua gian lận thương mại, tham nhũng, trốn thuế… thì cho đến nay vẫn chưa có
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài mức độ ảnh hưởng của kinh tế ngầm đối với sự
phát triển kinh tế quốc dân.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp đo lường và đánh giá ảnh
hưởng của kinh tế ngầm, đề xuất lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện phát triển của
Việt Nam.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam trong quá trình
chuyển đổi kinh tế từ năm 1986 tới nay, với trọng tâm là giai đoạn 2000-2007. Chú trọng
khảo sát kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế
chuyển đổi giai đoạn từ sau 1990.

Về không gian: Trong khuôn khổ tài chính cho phép đề tài sẽ tiến hành thử nghiệm
điều tra khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội (cũ).
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là thông qua việc đo lường và đánh giá ảnh hưởng của kinh tế
ngầm đối với nền kinh tế Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tối đa mức độ
ảnh hưởng tiêu cực của khu vực kinh tế này đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ sau:
2
- Tìm hiểu và xác định cơ sở lý luận để nhận dạng, phân loại đánh giá độ lớn
của nền kinh tế ngầm tại Việt Nam.
- Lựa chọn phương pháp xác định độ lớn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của
khu vực kinh tế ngầm đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
- Ứng dụng các phương pháp trên để khảo sát và đánh giá độ lớn của kinh tế
ngầm và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế.
- Nghiên cứu, phân tích và đề xuất giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý
Nhà nước đối với khu vực kinh tế này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu kinh tế ngầm cần phải có cách tiếp cận hệ thống, xem xét sự hình thành,
vận động của khu vực kinh tế này trong mối quan hệ biện chứng với các điều kiện phát
triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Để tìm ra
được một phương pháp đánh giá khu vực kinh tế ngầm phù hợp, nhóm nghiên cứu sẽ tiến
hành cùng lúc một số công việc: 1) nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của các nước
phát triển; 2) khảo sát thực tiễn Việt Nam thông qua điều tra, phỏng vấn hai nhóm đối
tượng chính: cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; 3) nghiên cứu ý kiến chuyên gia
trong và ngoài nước thông qua tài liệu thứ cấp; 4) phân tích, đánh giá, tổng hợp, hình
thành phương pháp tối ưu. Trên cơ sở phương pháp được lựa chọn, nhóm nghiên cứu sẽ
tiến hành ứng dụng thực tế để nhận dạng khu vực kinh tế ngầm và đánh giá ảnh hưởng
của nó đối với sự phát triển của một địa phương (thành phố Hà Nội). Dựa trên việc phân
tích các kết quả khảo sát vừa có được, kết hợp với cơ sở lý luận chung, nhóm nghiên cứu

sẽ tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước với khu
vực kinh tế ngầm, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích đã đề ra, nhóm nghiên cứu
sẽ sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cơ bản: phương pháp phân tích thống
kê, phân tích – tổng hợp, toán kinh tế, phương pháp nghiên cứu điển hình kết hợp điều tra
khảo sát thực tế.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản để nghiên cứu khu vực kinh tế phi chính thức nói
chung và kinh tế ngầm nói riêng.
- Đề xuất phương pháp đánh giá độ lớn và mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế
ngầm trong điều kiện kinh tế nước ta.
3
- Đưa ra đánh giá tổng quát về ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tới sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân.
- Khái quát một số đặc điểm nhận dạng khu vực kinh tế ngầm trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
- Đề xuất nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước với khu
vực kinh tế ngầm.
8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài bao gồm 120 trang, 32 bảng và 7 hình. Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài sẽ gồm những nội dung chính như sau:
Chương I. Một số vấn đề cơ bản kinh tế ngầm
Chương II. Phương pháp đo lường độ lớn và đánh giá mức ảnh hưởng của khu vực
kinh tế ngầm trong điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam
Chương III. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam
Chương IV. Giải pháp nhằm quản trị ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tại Việt
Nam.
4
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ NGẦM
1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ NGẦM

1.1.1. Đôi nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề kinh tế ngầm
Thực tế cho thấy, khi đánh giá thực lực của một nền kinh tế để ra sách lược phát
triển mà chỉ xem xét tới khu vực kinh tế hợp pháp, chính thống, kiểm soát được là hoàn
toàn không khách quan và thiếu chính xác. Khu vực kinh tế phi chính thức, dù chúng ta có
muốn hay không thì vẫn luôn luôn tồn tại và đóng một vài trò không nhỏ trong sự vận
động của nền kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này hiện diện ở khắp mọi nơi, ở bất kỳ
nước nào từ các nước kém phát triển tới những nước có nền kinh tế thị trường lâu đời và
được coi là hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, với các nền kinh tế đang ở trong giai đoạn chuyển
đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường như ở nước ta hiện nay, vai trò của khu vực
kinh tế ngoài chính thống lại càng có một vị trí đặc biệt. Đơn giản là vì trong quá trình
dịch chuyển cơ cấu kinh tế, các thể chế kinh tế cũ đương nhiên bị phá vỡ, trong khi các
thể chế mới chưa được hình thành, các chủ thể kinh tế đặc biệt là các cơ quan hoạch định
chính sách luôn ở trong tình trạng “vừa dò đường vừa tiến”. Tất cả đã tạo nên mảnh đất
màu mỡ cho kinh tế phi chính thống phát triển.
Như chúng ta đã biết mỗi quốc gia có những đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau, nên cách
tiếp cận, cách phân loại, phương pháp đánh giá khu vực kinh tế phi chính thống này mỗi nơi một
khác. Ngay như tên gọi cũng đã cho ta thấy sự đa dạng và phong phú của nó:
- kinh tế (khu vực) phi chính qui (Informal Economy (Sector);
- kinh tế bóng đen (Shadow Economy);
- kinh tế chìm (Underground Economy);
- kinh tế ngầm (Hidden Economy);
- kinh tế phi chính thức (Unofficial Economy);
- kinh tế không được giám sát (Non-observed Economy; Unobserved Economy);
- khu vực phi kết cấu (Unstructural Sector);
- kinh tế song song (Parallel Economy);
- kinh tế đen (Black Economy);
- kinh tế xám (Grey Economy);
- kinh tế bất hợp pháp (Illegal Economy);
- kinh tế vô hình (Invisible Economy);
5

- kinh tế giấu diếm (Concealed Economy);
- khu vực phi chính quy thành thị (Urban Informal Sector);
- khu vực phi doanh nghiệp (Unincorporated Sector);
- khu vực dịch vụ phi chính quy (Informal Service Sector);
- và nhiều tên gọi khác nữa.
1

Nhưng dù được gọi bằng nhiều tên khác nhau, thì tất cả các khái niệm trên đều cùng một
điểm chung là phản ánh các hoạt động kinh tế ở một khu vực trái với khu vực kinh tế chính thống
và khu vực này rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tổng quát các khái niệm của một số tổ
chức và quốc gia trên thế giới về khu vực kinh tế này đã được hai tác giả Lê Đăng Doanh và
Nguyễn Minh Tú (1997) trình bày tương đối cặn kẽ trong cuốn “Khu vực kinh tế phi chính quy:
Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế” (tr. 9-33).
Dưới đây chúng tôi xin tóm tắt và bổ sung thêm một số quan điểm mà các tác giả trên chưa đề
cập đến.
Bảng 1.1.Tóm tắt quan niệm của các nước về khu vực kinh tế phi chính thức
STT Các nước hoặc tổ chức Nội dung
1. Quan niệm của Cộng hòa
Liên Bang Đức
Khu vực phi chính qui ở các nước thế giới thứ ba là mảnh đất
nuôi dưỡng hàng triệu con người muốn làm việc trong hệ thống
kinh tế chính thức nhưng không tìm được việc làm ở đó.
2. Quan niệm của Liên
minh châu Âu (EU)
Kinh tế chìm là khu vực kinh tế trốn thoát khỏi mạng lưới thống
kê và không định lượng được.
3. Quan niệm của Hà Lan Kinh tế không được giám sát là các hoạt động lẽ ra phải được liệt
kê nhưng lại không liệt kê trong số liệu thống kê chính thức. Kinh
tế ngầm là các hoạt động không báo cáo cơ quan tài chính và kinh
tế bất hợp pháp là các hoạt động vi phạm pháp luật.

4. Quan niệm của Ấn Độ Khu vực phi chính qui bao gồm các đơn vị không đăng ký và
không được liệt kê chính thức, cũng như không rơi vào phạm vi
hoạt động của pháp luật và quy định của nhà nước.
5. Quan niệm của Tổ chức
lao động thế giới (ILO)
Khu vực phi chính qui là các đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ, sản
xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ do người lao động tự do,
người lao động trong gia đình và một số ít người lao động khác
đảm nhận. Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về
vốn thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao
động thấp.
6. Quan niệm của Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh
tế (OECD)
Kinh tế ngầm được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt động về
nguyên tắc phải được tính vào GDP nhưng thực tế lại không tính
được do chúng được giấu giếm trước cơ quan nhà nước. Đó là
hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không
khai báo, sản xuất hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô
hình.
7. Quan niệm của Ngân
hàng thế giới
Hoạt động phi chính thức là hoạt động mà giá trị gia tăng không
được ghi nhận do các hãng hoặc cá nhân cố ý khai báo sai hoặc
trốn tránh không khai báo.
1
Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1997). Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn
Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia, tr. 8-9.
6
Như vậy, dù với cách nhìn nhận như thế nào thì các nhà nghiên cứu đều có chung

một điểm thống nhất: kinh tế ngầm là một bộ phận không thê tách rời của kinh tế phi
chính thức và đóng vài trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia.
Kinh tế ngầm (Hidden Economy) như là một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính
thức bắt đầu được nhắc tới nhiều vào những năm 30 của thế kỷ 20, khi các tổ chức tội
phạm có tổ chức (mafia) Ý tấn công vào nền kinh tế Mỹ. Khi đó, kinh tế ngầm đồng
nghĩa với các hoạt động phạm pháp của mafia, chủ yếu liên quan đến sản xuất vận chuyển
buôn bán hàng quốc cấm. Từ đó đến nay, kinh tế ngầm đã có sự dịch chuyển đáng kể từ
khu vực tội phạm hình sự sang khu vực kinh tế, xã hội. Nếu những năm 30 các nghiên
cứu về kinh tế ngầm chỉ đề cập đến khía cạnh hình sự thì đến những năm 70 các nhà kinh
tế đã thực sự vào cuộc. Tác giả của một trong những nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực này
là nhà khoa học Mỹ P. Gutmann.Trong bài báo mang tên “The Subterranean Economy”
2
(Kinh tế chìm) ông đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục rằng không thể không
tính đến sự tồn tại của các hoạt động kinh tế ngầm. Từ thời điểm này bắt đầu xuất hiện
nhiều tác phẩm nghiên cứu sâu về kinh tế ngầm với các tên tuổi: Carter M., Kaufmann D.,
Kaliberda A., Д. Арваи, Д. Блейдс, Б. Даллаго, А. Дилнот, Л. Дрекслер, Б. Контини,
К. Моррис, Е. Фейг, Б. Казимер
3
và nhiều người khác. Có thể chia các nghiên cứu này
thành hai nhóm lớn: các nghiên cứu về kinh tế ngầm tại các nước phát triển và các nghiên
cứu tại các nước đang và kém phát triển. Điểm khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận của
hai nhóm này xuất phát từ bản chất khác nhau của các hoạt động ngầm. Với các nước
phát triển, khu vực kinh tế ngầm được xem như là một phần còn bỏ sót, cần tính thêm của
nền kinh tế quốc dân. Còn đối với các nước thứ 3, khu vực này lại được xem là một phần
không thể thiếu, không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân.
Các nghiên cứu cho thấy, ở các nước phát triển kinh tế ngầm có thể phát triển với
mấy nguyên nhân sau:
- tỷ lệ thất nghiệp cao;
- chi phí sản xuất quá lớn;
- sự thay đổi trong thời gian làm việc: thu ngắn tuần làm việc;

- tăng tuổi thọ trung bình;
2
Gutmann P.M. The Subterranean Economy // Financial Analysts Journal. 1977. November – December.
3
Carter M. Issues in the hidden economy: A Survey // Economic record. Parkville, 1984. V.60.#170. Gutmann
P.M. The grand unemployment illusion // Journal of the institute for Socioeconomic Studies. 1979.V.4. #2.
Kaufmann D., Kaliberda A. Integrating the unofficial economy into the dynamics of postsocialist economies: a
framework of analysis and evidence / Economic transition in Russia and the new states of Eurasia. Armonk, NY.:
M.E. Sharpe, Inc.
7
- thuyên giảm bảo đảm xã hội cho người về hưu.
Khác với các nước thứ ba, khu vực kinh tế ngầm tại các nền kinh tế phát triển
thường thu hút lao động không có năng lực cạnh tranh như: người nhập cư (hợp pháp và
không hợp pháp), nội trợ, sinh viên, người về hưu. Với những đối tượng này, hoạt động
ngầm (bán thời gian, không khai báo hay đăng ký) dường như là một loại hình công việc
duy nhất để kiếm thu nhập. Doanh nghiệp nhu nhận các đối tượng này làm việc với mục
đích tăng phần lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Điểm này rất khác với mục đích tham
gia vào khu vực kinh tế ngầm của người dân ở các nước đang phát triển – là để tồn tại.
Trong nhóm các nghiên cứu về khu vực kinh tế ngầm ở các nước đang phát triển
chúng tôi muốn nhắc tới công trình nổi bật nhất của nhà kinh tế học người Pêru De Soto
Hernando
4
. Sở dĩ chúng tôi chọn Soto Hernando bởi đối tượng nghiên cứu của tác giả này
có nhiều nét tương đồng với hoàn cảnh của Việt Nam. Vừa mới ra đời, tác phẩm “Con
đường khác…” của Soto Hernando đã nhận được sự đánh giá rất cao của cộng đồng khoa
học quốc tế. Mục đích nghiên cứu của tác Ernando rất rõ ràng: “Tôi muốn chỉ ra vì sao
nước tôi lại có tới 48% các hoạt động kinh tế và 61,2% thời gian làm việc của người dân
đều ở khu vực bất hợp pháp. Khu vực này hiện chiếm tới 38,9% tổng sản phẩm quốc gia
(GNP) và vì sao với năng suất sản xuất chỉ bằng 1/3 khu vực hợp pháp kinh tế khu vực
bất hợp pháp này vẫn tiếp tục phát triển, dự định có thể đạt tới 61,3% GNP vào năm

2000”
5
. Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này Soto cho rằng chính là vì
sự đổ bộ ồ ạt của dân nhập cư từ nông thôn về thành phố: “Để tồn tại, những người nhập
cư không còn cách nào khác là phải vi phạm pháp luật. Nếu như họ muốn cư trú, buôn
bán, sản xuất, vận chuyển thậm chí cả tiêu dùng thì phần lớn các hoạt động này dù không
muốn nhưng ít nhiều họ đều phải vi phạm qui định của pháp luật, cho dù mục đính và bản
thân các hoạt động đều hợp pháp như: xây nhà, cung ứng các loại dịch vụ hoặc buôn bán
nhỏ lẻ”. Tất nhiên mức độ vi phạm của những hoạt động này khác hẳn với các hoạt động
tội phạm gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội như: buôn bán ma túy, mại dâm, trộm
cắp, cướp bóc. Vì sao lại có tình trạng như thế? Kết quả nghiên cứu của Soto Hernando đã
chỉ ra một số kết luận:
1. Kinh tế phạm pháp (ngầm) là phản ứng thầm lặng và đầy sức sáng tạo của
người dân trước những bất lực của chính phủ trong việc đáp ứng những yêu
cầu tồn tại cơ bản của số đông người nghèo khó.
4
Де Сото Эрнандо. Иной путь. Невидимая революция в третьем мире. М.: Catallaxy, 1995 (1989).
5
Sách đã dẫn, trang 15.
8
2. Thị trường đen (chợ đen) là kết qủa phản ứng của số đông trước các qui định
có tính phân biệt về kinh tế cũng như luật pháp của bản thân hệ thống. Để
tồn tại người dân sẽ bất chấp qui định của pháp luật lấn chiếm lòng đường,
bán hàng rong, cung cấp dịch vụ không có giấy phép, tổ chức sản xuất
chìm…
3. Hoạt động ngầm sẽ càng có sức hấp dẫn và cơ hội để phát triển nếu khi vi
phạm pháp luật người dân lại thấy cuộc sống đỡ khó khăn hơn. Điều này có
nghĩa các hoạt động ngầm sẽ phát triển nếu qui định của pháp luật vượt quá
một mức giới hạn nào đó. Đơn giản như việc đánh thuế thu nhập cá nhân.
Nếu mức sàn chịu thuế quá thấp và thuế suất quá cao thì rõ ràng nhà nước

đang đẩy người dân đến ngưỡng phi pháp – trốn thuế.
4. Nếu chi phí để không phạm pháp (ví dụ xin giấy phép, đóng thuế, kiểm tra
chất lượng sản phẩm…) vượt quá mức độ cho phép để người dân có thể tiến
hành sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường – thì người ta sẽ tìm
đến các hoạt động ngầm. Điều này cũng dễ hiểu, trên thực tế có nhiều tình
huống chúng ta muốn minh bạch, nhưng minh bạch đồng nghĩa không còn
lợi nhuận, chính vì vậy ta phải tìm cách lách luật, đi ngầm. Đơn cử như việc
đánh thuế lợi nhuận doanh nghiệp 28% là một mức thuế cao. Doanh nghiệp
đương nhiên sẽ tìm mọi cách để giảm thiểu lợi nhuận trốn thuế, từ việc mua
hóa đơn khống đến ký các hợp đồng ma, đội giá nguyên vật liệu đầu vào…
với mục đích tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận.
Bắt đầu từ những năm 1980 người ta thường xuyên tổ chức các hội thảo quốc tế về
kinh tế ngầm. Nội dung của các cuộc hội thảo này bàn về rất nhiều vấn đề khác nhau như:
Làm thế nào để đánh giá, thống kê độ lớn của khu vực kinh tế này? Kinh tế ngầm ở nền
kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hóa tập trung giống và khác nhau ra sao? Ví dụ
trong công trình nghiên cứu của Ofer G., Vinokur A. (1980), các tác giả còn chỉ ra rằng
khu vực kinh tế ngầm ở các nước kinh tế kế hoạch hóa tập trung chỉ chiếm 3-4% GDP,
nhỏ hơn rất nhiều so với các nước phát triển kinh tế thị trường
6
. Năm 1991 tại châu Âu tại
Geneva đã diễn ra Hội thảo của cá nhà thống kê châu Âu về Kinh tế phi chính qui và kinh
tế ngầm. Kết quả của cuộc hội thảo này đã được in thành một Bản hướng dẫn có tính chất
6
Ofer G., Vinokur A. The Soviet Household under the Old Regime: Economic Conditions and Behavior in the
1970. Cambridge University Press, p.84.
9
tham khảo dùng để đánh giá khu vực kinh tế ngầm trong các nước có nền kinh tế thị
trường.
Trong lĩnh vực thống kê, từ những năm hai mươi của thế kỷ trước, trên thế giới có
hai hệ thống thông tin kinh tế-xã hội tổng hợp:

- hệ thống Bảng cân đối kinh tế quốc dân (Material Product System - MPS) được
vận dụng ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, trong đó có Việt Nam;
- hệ thống Tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA) được vận dụng
ở hầu hết các nước.
Cả hai hệ thống thông tin kinh tế-xã hội tổng hợp trên cùng có mục đích phản ánh
quá trình tái sản xuất xã hội của mỗi quốc gia dựa trên cơ sở thu nhập, xử lý và tổng hợp
thông tin kinh tế xã hội vĩ mô, qua đó phản ánh điều kiện sản xuất, kết quả sản xuất, quá
trình phân phối thu nhập, mối quan hệ giữa các ngành kinh tế trong quá trình sản xuất và
sử dụng cuối cùng kết quả sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Tuy có chung một mục đích
nhưng về bản chất hai hệ thống này được xây dựng trên nền tảng lý luận thuộc các trường
phái kinh tế- chính trị khác nhau dẫn đến phương pháp luận tính toán cũng khác nhau
7
.
Tuy nhiên, từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan vỡ vào những năm 1990, thì hầu hết các
nước đều chuyển sang dùng hệ thống SNA thống nhất.
Ở Việt Nam, trong khoảng thời gian 1989-1992 ngành Thống kê được sự tài trợ của
Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc đã tiến hành nghiên cứu và vận dụng SNA vào Việt
Nam. ngày 25/12/1992 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 183/TTg về việc Việt
Nam chính thức áp dụng dụng SNA và tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm nội quốc trên phạm vi
cả nước, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thay cho MPS và chỉ tiêu Thu nhập quốc
dân đã thực hiện trong thời gian trước đây.
Có điểm đáng lưu ý là, dù ra đời từ rất sớm nhưng trước phiên bản SNA93, hệ thống
Tài khoản quốc gia SNA không có các chỉ dẫn để đánh giá khu vực kinh tế không chính
thức, đặc biệt là kinh tế ngầm. Có mấy lý do chính. Thứ nhất, là vì hầu hết trong nền kinh
tế của các nước đóng vai trò chủ chốt trong việc soạn thảo SNA vào thời điểm những năm
1980 trở về trước ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm chưa đủ lớn, chưa có dấu hiệu ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế quốc gia. Thứ hai, các nhà soạn thảo chưa
thể thống nhất được về cách tiếp cận cũng như phương pháp luận để đánh giá độ lớn của
khu vực kinh tế này, trong khi kinh nghiệm thực tế gần như chưa có gì. Chính vì vậy phải
7

Lê Văn Toàn (Chủ biên) và các tác giả khác. Phương pháp biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) ở Việt
Nam. Hà Nội: Tổng cục Thống kê, 1998. tr. 5
10
đợi tới phiên bản SNA93 (ra đời vào năm 1993) người ta mới đưa ra được hướng dẫn
tương đối hoàn chỉnh về việc định lượng các khu vực kinh tế nằm ngoài nền kinh tế chính
thống, trong đó có kinh tế ngầm. Đây là một trong những cơ sở nền tảng cần nghiên cứu
kỹ khi tiến hành đánh giá khu vực kinh tế ngầm. Chúng tôi sẽ làm chi tiết công việc này
trong những phần sau.
1.1.2 Kinh tế ngầm như là một bộ phận của nền kinh tế phi chính thức
Như vậy, muốn hiểu và xác định được một cách rõ ràng hơn về khái niệm kinh tế ngầm,
trước hết chúng ta cần có cách nhìn tổng quát về các khu vực của một nền kinh tế quốc dân, phân
tích được các mối liên hệ cơ bản, ranh giới giữa các khu vực này. Làm được như vậy chúng ta
mới đủ khả năng để nhìn nhận và đánh giá về một khu vực kinh tế vốn dĩ đã rất phức tạp bởi bản
chất tàng hình sẵn có. Tuy nhiên, chúng ta biết, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm và cấu trúc
kinh tế khác nhau, do đó đã dẫn đến sự đa dạng và khác biệt trong nhiều cách tiếp cận. Bản thân
khái niệm kinh tế ngầm (hidden economy) cũng có nhiều khái niệm đồng dạng khác, ví dụ kinh
tế bóng đen (shadow economy); kinh tế chìm (underground economy); kinh tế đen (black
economy); kinh tế vô hình (invisible economy)… Cho đến nay thì trên thế giới, cũng như ở Việt
Nam, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu bản chất của các thuật ngữ này để phân biệt
chúng với nhau. Bản thân chúng tôi cũng chưa thể làm công việc này bởi đơn giản các nền kinh
tế không đứng yên mà luôn luôn chuyển động, thay đổi và phát triển. Việc mà chúng ta có thể
làm được là tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, qua đó hiểu rõ bản chất của nền kinh tế phi chính thức
và tìm một hướng tiếp cận phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta. Dưới đây xin được
trình bày cách hiểu của chúng tôi về kinh tế ngầm dựa trên cách tiếp cận của Hệ thống tài khoản
quốc gia 1993 – SNA93.
Nền kinh tế quốc dân thông thường được chia làm hai phần rõ ràng nhất. Một là khu vực kinh
tế chính thức (Official Economy), bao gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh (kinh tế) phù
hợp và không vi phạm pháp luật, không bị pháp luật nghiêm cấm. Hai là khu vực kinh tế còn lại mà
ta có thể gọi chung với tên gọi – khu vực phi chính thức (Unofficial Economy). Đây là khu vực hoạt
động của nhiều loại hình kinh tế phức tạp, với nhiều nét đặc thù khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào

trình độ phát triển kinh tế của từng quốc gia. Tuy nhiên, có thể thấy tại khu vực phi chính thức này
nổi cộm lên ba nhóm hoạt động cơ bản. Đó là: 1) kinh tế phi chính qui (Informal Economy); 2) kinh
tế ngầm (Hidden Economy); 3) kinh tế không được kiểm soát (Non-observed Economy) (xem 1.1.2).
11
Hình 1.1.Cấu trúc của các khu vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân
Hình 1.2.Mối quan hệ giữa các khu vực trong kinh tế phi chính thức
Mối quan hệ hữu cơ giữa ba khu vực kinh tế này được mô tả trên Hình 1.2. Như vậy,
để làm rõ khái niệm Kinh tế ngầm cùng lúc chúng ta phải làm rõ các khái niệm nêu trên.
Khu vực Kinh tế phi chính qui (Informal Economy)
Kinh tế Quốc
dân
(National
Economy)
Kinh tế chính
thức
(Official
Economy)
Kinh tế phi chính
thức (Unofficial
Economy)
Kinh tế ngầm
(Hidden
Economy)
Kinh tế phi chính
qui (Informal
Economy)
Kinh tế không được
giám sát (Non-
observed Economy)
Kinh tế ngầm

(Hidden
Economy)
Kinh tế phi
chính qui
(Informal
Economy)
Kinh tế không được
giám sát (Non-
observed Economy)
Hoạt động
kinh tế có đăng
ký của các hộ
kinh doanh cá
thể
Sản xuất phi
pháp và phân
phối các mặt
hàng quốc cấm
Các hoạt
động ngầm
phi kinh tế
12
Thông thường đây được gọi là tầng tự nhiên của nền kinh tế phi chính thức (nằm
ngoài sự kiểm soát của nhà nước), bao gồm các hoạt động sản xuất – kinh doanh có qui
mô nhỏ, rất nhỏ với điều kiện thô sơ, vốn thấp, sử dụng lao động là chính. Do đó năng
suất thấp, cung cấp sản phẩm với giá cả chất lượng thấp, khối lượng nhỏ (buôn bán
nhỏ, phục vụ gia đình, phục vụ nhân lực cho hoạt động xây dựng, vận tải chính qui,
hụi, họ, sửa chữa nhỏ…). Với tính chất này, khu vực kinh tế phi chính qui năng động,
linh hoạt dễ dàng chuyển đổi sang hoạt động khác. Một số đặc điểm cơ bản của khu vực
phi chính qui là:

1) sử dụng tiềm năng tại chỗ là chủ yếu;
2) chủ cơ sở sản xuất đồng thời là người lao động, sử dụng lao động trong gia đình
hoặc có thuê một số ít lao động;
3) sản phẩm và dịch vụ được coi là hợp pháp;
4) hoạt động kinh doanh không đăng ký theo luật;
5) không thực hiện chế độ kế toán, thống kê của nhà nước;
6) không nộp thuế, nhưng có thể nộp những phí hoặc lệ phí hoặc các khoản đóng
góp tài chính khác cho chính quyền địa phương;
7) những người thuộc khu vực này phần lớn là người nghèo. Một điểm đáng chú ý
là sự tồn tại của khu vực này thường được xem như là tự nhiên, pháp luật và các
qui định hành chính chưa với tới họ hoặc chưa có ý thức pháp luật về công việc
của họ.
8
Tóm lược cấu trúc của Khu vực phi chính qui được thể hiện trên 1.1.2
Kinh tế không được kiểm soát (Non-observed Economy)
Theo mô tả trên 1.1.2. ta thấy Khu vực kinh tế không được kiểm soát là một khu vực
phức tạp, nằm trong phần giao thoa giữa kinh tế ngầm và khu vực phi chính qui. Nó bao
gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế chính thức và phi chính thức nhưng không đăng ký
cộng với các hoạt động không chính thức phi thị trường.
Trên thực tế, khu vực kinh tế không được kiểm soát thường được xét bao gồm các
hoạt động dưới đây:
1. Các hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng bị các nhà sản xuất cố tình che dấu
với mục đích trốn thuế.
8
Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (1997). Sách đã dẫn. tr.60-61.
13
Hình 1.3.Các hoạt động cơ bản trong khu vực kinh tế phi chính quy
2. Các hoạt động kinh tế phi chính thức như:
- hoạt động của các doanh nghiệp, sản xuất phục vụ nhu cầu nội bộ;
- hoạt động của các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực phi chính thức (không

hợp pháp như sử dụng lao động trẻ em, sinh viên, hưu trí);
- hoạt động của những người kinh doanh không có tư cách pháp nhân (buôn bán
nhỏ, lẻ).
3. Hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng không được tính tới do sự thiếu hoàn
thiện và khả năng hạn hẹp của hệ thống thống kê quốc gia.
4. Các hoạt động phạm pháp:
- Các hoạt động vốn hợp pháp nhưng trở nên bất hợp pháp vì người sản xuất (cung
ứng) không đủ điều kiện thực hiện theo qui định của pháp luật (ví dụ cung cấp
dịch vụ chữa bệnh khi chưa có bằng y khoa tương ứng).
- Hoạt động bất hợp pháp, sản xuất, buôn bán và phân phối các loại hàng hóa hay
dịch vụ bị pháp luật cấm, ví dụ như: sản xuất và buôn bán ma túy (chi tiết xem
Hình 3).
Khu vực phi chính qui
Khu vực thị trường Khu vực phi thị trường
Hoạt động sản xuất phi doanh
nghiệp trong khuôn khổ hộ gia
đình
Sản xuất sản phẩm dùng cho
nhu cầu nội bộ (sử dụng cuối
cùng, trung chuyển hoặc tích
lũy)
Hoạt động có đăng ký Hoạt động không đăng ký
14
Hình 1.4.Mối quan hệ của khu vực kinh tế không được kiểm soát với khu vực
kinh tế chính thức và phi chính thức
Như vậy, rõ ràng trong các hoạt động của phần kinh tế không được kiểm soát đã bao
gồm một phần hoạt động kinh tế ngầm (hoạt động kinh tế hoạc phi kinh tế cố tình che dấu
các cơ quan chức năng và hệ thống thống kê) và hoạt động phi chính thức (các hoạt động
không đăng ký hoặc chưa được kiểm soát vì một lý do khách quan nào đó).
Kinh tê ngầm (Hidden Economy)

Kinh tế ngầm (còn được gọi với nhiều tên khác như: nền kinh tế bóng đen, nền kinh
tế chìm, nền kinh tế bị che giấu) được xem là khu vực hoạt động sản xuất – kinh doanh vi
phạm pháp luật một cách có ý thức. Hay nói cách khác, kinh tế ngầm được sử dụng để
biểu thị tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào GDP nhưng thực tế lại
không tính được do chúng được giấu diếm trước cơ quan nhà nước. Đó là các hoạt
động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà việc buôn bán, phân phối hoặc sở hữu chúng bị
pháp luật ngăn cấm; Hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ vốn hợp pháp nhưng trở
nên phi pháp vì bản thân người sản xuất không có quyền làm việc đó; hoạt động sản
Khu vực kinh tế
chính thức
Khu vực kinh tế
phi chính thức
Hoạt động có
đăng ký
Hoạt động
không đăng

Khu vực
thị trường
Khu vực
phi thị
trường
Hoạt động
có đăng ký
Hoạt động
không đăng

Khu vực kinh tế không
được kiểm soát
15

xuất giấu diếm và các hoạt động phi kinh tế tạo thu nhập vô hình (bị giấu không nhìn
thấy được).
Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với cách hiểu về kinh tế ngầm nêu trên. Thông
thường các nhà nghiên cứu có mấy hướng tiếp cận cơ bản khi tiến hành xác định thành
phần của kinh tế ngầm. Người ta xem đó là tập hợp:
1) các hoạt động kinh tế và phi kinh tế bị cấm;
2) các hoạt động sản xuất ngầm (hidden production/work);
3) các hoạt động kinh tế vì một lý do nào đó mà không được hệ thống thống kê
chính thức tính đến, kể cả các hoạt động cố tình trốn thuế;
4) các hoạt động kinh tế không đăng ký trong khuôn khổ cả hai khu vực chính thức
và phi chính thức.
Với cách tiếp cận thứ nhất, kinh tế ngầm được xem đơn thuần là các hoạt động kinh
tế phạm pháp bị cấm đoán. Trong trường hợp này, thậm chí các hoạt động phi kinh tế
hạng nặng như: tội phạm có tổ chức, bảo kê, giết thuê theo đơn đặt hàng... cũng được liệt
kê vào kinh tế ngầm. Các hoạt động này gần như không liên quan trực tiếp đến sản xuất –
kinh doanh, tạo sản phẩm hay thu nhập trực tiếp của người lao động nhưng lại ảnh hưởng
trực tiếp đến việc phân chia lợi nhuận, thu nhập của nhiều thành phần kinh tế. Do đó
chúng hoàn toàn có thể được xem như là một bộ phận khó tách rời của các hoạt động kinh
tế khác. Theo cách tiếp cận thứ hai, khái niệm kinh tế ngầm gắn liền với sản xuất ngầm.
Sản xuất ngầm ở đây được hiểu là là các hoạt động sản xuất kinh doanh được phép nhưng
chủ thể sản xuất cố tình che dấu không khai báo với các cơ quan chức năng với mục đích
kinh tế nào đó như: trốn thuế, tăng thu nhập, tránh các trách nhiệm xã hội... Cách tiếp cận
thứ ba cho rằng toàn bộ các hoạt động kinh tế vì một lý do nào đó không được thống kê
tới đều được coi là ngầm. Cánh hiểu này rộng hơn so với hai cách trên, chú trọng vào
hình thức thống kê hơn là bản chất của hoạt động kinh tế có phạm pháp hay không. Cách
tiếp cận cuối cùng được đánh giá là tổng quát hơn cả. Theo đó, kinh tế ngầm được xem là
toàn bộ các hoạt động kinh tế dấu diếm (ngầm) và bị cấm ở cả hai khu vực cơ bản chính
thức và phi chính thức của một nền kinh tế quốc dân.
Có thể nhận thấy, khó có thể tìm ra một tiêu chuẩn chung để đánh giá kinh tế ngầm
của các nền kinh tế khác nhau trên thế giới. Bởi rất nhiều hoạt động kinh tế hợp pháp tại

nước này, nhưng hoàn toàn bất hợp pháp ở nước khác. Đơn cử như việc mua bán một số
loại ma túy đặc chủng ở rất nhiều nước là hợp pháp. Điều này cần được đặc biệt lưu ý khi
16
học hỏi kinh nghiệm và tiến hành soạn thảo phương pháp đánh giá kinh tế ngầm tại một
quốc gia cụ thể. Trên 1.1.2, chúng tôi giới thiệu cách hiểu về kinh tế ngầm theo quan
điểm của Hệ thống tài khoản quốc gia SNA93.
Hình 1.5.Các hoạt động cơ bản trong khu vực Kinh tế ngầm
Như vậy, chúng ta thấy khu vực phi chính qui có một số hoạt động giao thoa với khu
vực kinh tế ngầm đó là khi các hoạt động phi chính qui không còn tính “tự nhiên” mà trở
nên cố tình che dấu pháp luật và cơ quan quản lý nhằm mục đích thu lợi. Mặt khác, khu
vực kinh tế ngầm không chỉ có ở các hoạt động hộ gia đình mà còn có mặt ở nhiều khu
vực kinh tế khác. Trong Bảng 1.2. trình bày một cách ngắn gọn các khái niệm cơ bản và
dấu hiệu nhận diện các khu vực kinh tế.
Kinh tế ngầm
Hoạt động kinh tế
ngầm
Hoạt động phi kinh
tế ngầm
Hoạt động kinh tế
phi pháp
Hoạt động sản xuất
ngầm
Hoạt động sản xuất
hàng hóa và dịch vụ
mà việc buôn bán,
phân phối hoặc sở hữu
chúng bị pháp luật
ngăn cấm.
Hoạt động sản xuất
hàng hóa và dịch vụ

vốn hợp pháp nhưng
trở nên phi pháp vì bản
thân người sản xuất
không có quyền làm
việc đó.
Hoạt động chiếm đoạt
tài sản (trộm, cướp,
lừa đảo…).
Tội phạm kinh tế (lừa
đảo khách hàng, vi
phạm hợp đồng…).
Lạm dụng quyền lực
(tham nhũng, cố ý
làm trái, lợi dụng
quyền lực trục lợi…)
17
Bảng 1.2.Phân loại các khu vực kinh tế
STT Khu vực kinh tế Dấu hiệu nhận biết
1. Kinh tế phi chính thức
(Unoficial Economy)
Là toàn bộ các hoạt động không nằm trong các hoạt động
chính thức
2. Kinh tế phi chính qui
(Informal Economy)
Các hoạt động sản xuất – kinh doanh có qui mô nhỏ, rất nhỏ
với điều kiện thô sơ, vốn thấp, sử dụng lao động là chính.
Do đó năng suất thấp, cung cấp sản phẩm với giá cả chất
lượng thấp, khối lượng nhỏ (buôn bán nhỏ, phục vụ gia
đình, phục vụ nhân lực cho hoạt động xây dựng, vận tải
chính qui, hụi, họ, sửa chữa nhỏ…)

3. Kinh tế không được giám
sát (Non-observed
Economy)
Toàn bộ các hoạt động kinh tế chính thức và phi chính thức
nhưng không đăng ký cộng với các hoạt động không chính
thức phi thị trường.
4. Kinh tế ngầm
(Hidden Economy)
Tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào GDP
nhưng thực tế lại không tính được do chúng được giấu diếm
trước cơ quan nhà nước. Đó là các hoạt động sản xuất hàng
hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo; hoạt động
sản xuất hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô
hình (bị giấu không nhìn thấy được).
Có thể thấy việc nhận diện khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực chính thống luôn là
một bài toán phức tạp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế chuyển đổi như ở nước ta. Trong
một thời gian ngắn, nền kinh tế dịch chuyển nhanh chóng từ bao cấp sang thị trường. Hệ
thống thể chế kinh tế cũ bị phá vỡ, trong khi hệ thống mới đang được hình thành. Đây là
thời điểm thuận lợi cho các hoạt động phi chính thức phát triển với rất nhiều hình thức.
Với cách phân loại và nhận dạng như đã trình bày ở trên, chúng tôi mong muốn từng
bước góp phần hoàn thiện hơn các công cụ để nhận diện và đánh giá các hoạt động kinh
tế phức tạp này tại nước ta.
1.2. PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGẦM
Các hoạt động thuộc khu vực kinh tế ngầm theo cách hiểu đã được thống nhất ở trên
có thể được chia làm ba nhóm lớn: 1) hoạt động sản xuất ngầm; 2) các hoạt động kinh tế
phi pháp khác ; 3) các hoạt động tội phạm, lừa đảo - phi kinh tế (xem 1.1.2).
1.2.1. Các hoạt động sản xuất ngầm
Các hoạt động sản xuất ngầm được hiểu là các hoạt động sản xuất pháp luật không
cấm, nhưng các chủ thể sản xuất cố tình che giấu chúng vì các mục đích riêng như trốn
thuế, trục lợi cá nhân hoặc né tránh các qui chế về an toàn lao động, bảo hiểm xã hội …

được pháp luật qui định. Có thể liệt kê một số hoạt động sản xuất ngầm trên thực tế: thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán tài chính không đúng theo qui định của
18
pháp luật; không nộp các văn bản, báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý theo luật
định; lập các báo cáo tài chính – kế toán sai nguyên tắc với số liệu thiếu hoặc sai thực tế.
Hoạt động sản xuất ngầm có qui mô khác nhau ở các doanh nghiệp. Không thiếu các
daonh nghiệp hoàn toàn không có hoạt động sản xuất ngầm. Tuy nhiên, hoạt động này
vẫn thường gặp, đặc biệt là ở các doanh nghiệp đang có nền kinh tế chuyển đổi như ở
nước ta. Bởi vì với sự hỗ trợ của hoạt động này các doanh nghiệp có thể giải quyết được
một số bài toán nan giải như:
- bảo đảm nguồn thu nhập ổn định cho nhân viên trong điều kiện thị trường biến
động bất lợi, thất thường;
- giữ được mối quan hệ với bạn hàng và đối tác, thông qua tỷ lệ phần trăm hoa
hồng hoặc các khoản thanh toán tiền mặt tức thời;
- khuyến khích được hệ thống phân phối – một trong những vấn đề quyết định sự
tồn tại của doanh nghiệp;
- bảo đảm mối quan hệ “tốt” đối với đại diện các cơ quan quản lý nhà nước;
- tạo khả năng xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới với mức sinh lời cao.
Như vậy, nếu nhìn một cách tổng quát, không phải bất cứ hoạt động ngầm nào cũng
có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vấn đề là nhà quản lý
phải làm thế nào để từng bước minh bạch hóa các hoạt động này, hoặc tạo cơ chế để vừa
công khai hóa hoạt động vừa không ảnh hưởng đến lợi ích sát sườn của doanh nghiệp.
1.2.2. Các hoạt động kinh tế phi pháp
Các hoạt động kinh tế phi pháp bao gồm:
- hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ bị luật pháp cấm
cho dù có nhu cầu rất lớn ở trên thị trường;
- sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ mà bản thân nhà sản xuất
không có giấy phép hợp lệ.
Nhóm này thường bao gồm các hoạt động như sản xuất và buôn bán ma túy, dịch vụ
môi giới mại dâm và một phần nào đó là các hoạt động sản xuất và buôn bán vũ khí

ngầm, kể các hoạt động tổ chức cờ bạc, cá độ trái với qui định của pháp luật. Một trong
những nhóm hoạt động cũng hết sức phổ biến ở khu vực này chính là hoạt động sản xuất
và buôn bán bia, rượu, đặc biệt là các hình thức buôn bán rượu lậu qua biên giới.
19

×