Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO
PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2014

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HẰNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO
PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Tang Bồng



Hà Nội – 2014

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................9
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................10
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................10
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................................11
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................11
NỘI DUNG .............................................................................................................12
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HƢNG YÊN VÀ TRUYỀN THỐNG CỦA
PHỤ NỮ HƢNG YÊN ..........................................................................................12
1.1 Mảnh đất và con người Hưng Yên ...................................................................12
1.1.1 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên .....................................................................12
1.1.2 Dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội ......................................................15
1.2. Những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Hưng Yên .......................................18
1.2.1 Lao động cần cù, thông minh, sáng tạo ........................................................18
1.2.2 Đảm đang việc nhà, việc nước góp phần phát triển văn hóa dân tộc ...........19
1.2.3 Yêu nước chống ngoại xâm, chống áp bức bóc lột.......................................21
1.3 Phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên từ khi có Đảng đến trước cách mạng
tháng 8 năm 1945 .....................................................................................................23
Tiểu kết ....................................................................................................................28
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
HƢNG YÊN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG NHỮNG NĂM

ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1950)...............30
2.1 Chủ trương vận động phụ nữ của Trung ương, Liên khu ủy và Tỉnh ủy trong
những năm từ 1945 đến 1950..................................................................................30
2.2 Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên...........................................................38

3


2.2.1 Tham gia phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và xây dựng
“Đời sống mới” .......................................................................................................38
2.2.2 Đẩy mạnh sản xuất, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách ........................47
2.2.3 Thực hiện nhiệm vụ kháng chiến ......................................................................50
Tiểu kết ....................................................................................................................55
Chƣơng 3: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
HƢNG YÊN ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ TRONG NHỮNG NĂM
CUỐI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1954)56
3.1 Chủ trương vận động phụ nữ của Trung ương, Liên khu ủy, Tỉnh ủy trong
những năm từ 1950 đến 1954..................................................................................56
3.2 Các hoạt động kháng chiến nổi bật của phong trào phụ nữ Hưng Yên dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (1950-7/1954) .........................................................61
3.2.1 Tham gia xây dựng làng kháng chiến, phá tề trừ gian, chống địch càn
quét, bảo vệ khu du kích, căn cứ du kích trong vùng địch hậu .............................61
3.2.2 Chăm sóc, bảo vệ bộ đội, du kích và nhân dân ............................................67
3.2.3 Tham gia công tác giao thông liên lạc ..........................................................70
3.2.4 Đẩy mạnh công tác binh vận .........................................................................73
3.2.5 Tổ chức, phát triển đội nữ du kích.................................................................77
Tiểu kết ....................................................................................................................85
Chƣơng 4: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC,
LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NỮ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG
YÊN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ....................86

4.1 Một vài nhận xét ................................................................................................86
4.2 Một số kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với
phong trào phụ nữ tỉnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp .........................96
Tiểu kết ....................................................................................................................99
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 102
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 108
4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hưng Yên - xứ sở của nhãn lồng, mảnh đất văn hiến, nơi có hơn 100 tiến sĩ,
trạng nguyên, có dòng sông Hồng chảy qua cùng thiên tình sử Chử Đồng Tử - Tiên
Dung, là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, thời nào ở Hưng Yên cũng xuất hiện
những danh nhân mà tên tuổi gắn liền với những đóng góp to lớn cho đất nước, quê
hương như: Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) chống quân Lương; Đào Nương
- vị tổ của nghệ thuật ca trù Việt Nam; Hoàng Hoa Thám - Hùm thiêng Yên Thế; Tô
Hiệu - chiến sĩ cách mạng kiên trung; Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam, người khởi xướng cho công cuộc đổi mới và nhiều người con ưu tú
khác như: Phạm Công Trứ, Phó Đức Chính, Lê Văn Lương, Nguyễn Bình, Nguyễn
Quyết, Nguyễn Trọng Xuyên, Bùi Thị Cúc, Trần Thị Khang…).
Cách mạng tháng Tám thành công tạo bước ngoặt cho lịch sử dân tộc sau hơn
80 năm sống dưới ách nô lệ, nhưng niềm vui của nhân dân ta chưa được bao lâu thì
thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Dưới sự lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại đứng đầu nhân dân ta anh dũng đứng lên kháng chiến quyết bảo vệ
nền độc lập tự do vừa giành được.
Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm giữa vùng địch hậu, bị địch
dùng mọi thủ đoạn đàn áp, khống chế, kìm kẹp, khủng bố gắt gao; song dưới sự

lãnh đạo của Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đứng đầu, nhân dân Hưng Yên
phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm đã sát cánh cùng quân dân cả
nước kiên cường đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn tàn bạo, xảo quyệt và thâm độc
của địch trên địa bàn, góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ - vang dội năm
châu, chấn động địa cầu.
Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là nhờ có
sự lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, đặc biệt là nhờ sức mạnh của
toàn dân tộc trong đó có phụ nữ. Cùng với phụ nữ cả nước, phụ nữ Hưng Yên đã
hăng hái góp sức mình tham gia đấu tranh chống áp bức, chống sưu cao thuế nặng,

5


chống bắt phu, bắt lính, xây dựng làng chiến đấu, tham gia dân quân du kích, kiên
cường đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch. Phụ nữ Hưng Yên còn tích
cực tham gia các hoạt động ủng hộ kháng chiến; động viên chồng, con, anh, em
xung phong tòng quân giết giặc; vận động binh lính địch quay súng trở về với cách
mạng và gia đình… Có thể khẳng định mọi thành tích, mọi chiến công của Đảng bộ,
quân dân Hưng Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp đều gắn liền và không
thể tách rời với vị trí và vai trò của phụ nữ Hưng Yên.
Chính vì vậy, nghiên cứu về phong trào phụ nữ Hưng Yên trong kháng chiến
chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng là việc cần thiết, không chỉ góp
phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò to lớn của phụ nữ trong kháng chiến mà còn góp
phần giúp cho các thế hệ người dân Hưng Yên, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu sâu thêm
truyền thống anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ trong tỉnh. Từ đó
bồi đắp thêm lòng tự hào, ý thức vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Mặt khác, phong trào phụ nữ Hưng Yên là một bộ phận của phong trào phụ nữ
Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, nghiên cứu phong trào phụ nữ tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 1945-1954 còn góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử

phong trào phụ nữ Việt Nam; góp phần thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về vai trò,
vị trí của người phụ nữ; đẩy mạnh tiến trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.
Với những suy nghĩ kể trên, được sự gợi ý của các thầy cô thuộc Trung tâm
đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị; các thầy cô bộ môn Lịch sử Đảng
khoa Lịch sử thuộc trường Khoa học xã hội và nhân văn và của thầy hướng dẫn, em
mạnh dạn chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phong trào phụ nữ
trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” làm luận văn thạc sĩ lịch sử
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào phụ nữ từ trước tới nay đã được
nhiều công trình Trung ương và địa phương quan tâm, nghiên cứu. Có thể tạm phân
chia thành các nhóm công trình sau:

6


2.1 Nhóm công trình lý luận chung:
Trước hết phải kể đến công trình Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ
(1930 - 1969), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1970. Đây là tác phẩm tập hợp các văn kiện,
các nghị quyết của Đảng về công tác vận động phụ nữ trong giai đoạn từ năm 1930
đến năm 1969. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những chủ trương, đường lối của
Đảng đối với công tác phụ nữ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến công tác vận động phụ
nữ. Người đã có rất nhiều bài viết, bài báo về công tác vận động phụ nữ được in trong
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 như: Thư gửi phụ nữ
nhân dịp xuân Bính Tuất (tập 4), Phụ nữ kiểu mẫu (tập 6)… Đồng chí Lê Duẩn - Bí
thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng cũng có tác phẩm: Phải đứng trên
quan điểm giai cấp mà nhận xét vấn đề phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1960…
2.2 Nhóm công trình về lịch sử phụ nữ Việt Nam:
Đó là các công trình: 30 năm đấu tranh của phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo

của Đảng, Trần Huy Liệu, Nghiên cứu lịch sử (13), 1960, tr. 1-12; Phụ nữ Việt Nam
qua các thời đại, Lê Thị Nhâm Tuyết, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973; Lịch sử
phong trào phụ nữ Việt Nam, Nguyễn Thị Thập (chủ biên), tập 1, Nxb Phụ nữ, Hà
Nội, 1981; Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1946-1955), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ban chấp hành
hội liên hiệp phụ nữ liên khu 3, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2002; Biên niên
lịch sử Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Lâm Bá Nam (chủ biên), Vũ Quang Hiển,
Nguyễn Đình Lê, tập 1 (1930-1976), Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2012… Do đối tượng,
phạm vi thể hiện, các công trình trên chủ yếu trình bày hoạt động và thành tích
chung của phụ nữ toàn quốc, chứ không có điều kiện nghiên cứu sâu về phong trào
phụ nữ ở từng vùng cụ thể.
2.3 Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo về Hưng Yên và phong trào
phụ nữ tỉnh Hưng Yên:
Có thể điểm qua một số công trình như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, tập
1(1929-1954) do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên xuất bản năm 1998. Cuốn

7


sách trình bày những nét khái quát về vùng đất, con người và những truyền thống
tốt đẹp của con người nơi đây; về quá trình thành lập Đảng bộ tỉnh và sự lãnh đạo
nhân dân đấu tranh giành chính quyền, giữ vững chính quyền cách mạng, kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Song đây là cuốn lịch sử Đảng
bộ nên không thể trình bày sâu về hoạt động của phụ nữ.
Cuốn: Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn tỉnh Hải Hưng
(1945-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990. Cuốn sách tái hiện lại quá
trình chuẩn bị, diễn biến và tình hình hoạt động chiến đấu của nhân dân và các lực
lượng vũ trang tỉnh Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên) trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Cuốn sách giúp người đọc hiểu rõ hơn, cụ thể hơn
về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Hải Hưng, song do đối tượng và phạm vi

thể hiện, cuốn sách chưa có điều kiện trình bày kĩ và toàn diện về phong trào phụ nữ
và các hoạt động của phụ nữ Hưng Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bộ sách: Đường 5 anh dũng quật khởi, là bộ hồi ký nhiều tập của các nhân
chứng lịch sử Võ An Đông, Nguyễn Huy Trường, Đào Ngọc Quế... Những con
người trực tiếp tham gia chiến đấu và chỉ đạo chiến đấu giai đoạn tiền khởi nghĩa,
giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Hải Phòng, Hải Dương, Hưng
Yên. Bộ sách này cũng giới thiệu một số hoạt động và phong trào phụ nữ tỉnh Hưng
Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
Lịch sử đấu tranh cách mạng của phụ nữ tỉnh Hải Hưng (1930-1945) của Hội
Liên hiệp phụ nữ Hải Hưng, xuất bản năm 1983, giới thiệu những truyền thống tốt
đẹp của phụ nữ Hải Hưng cũng như phong trào đấu tranh cách mạng của phụ nữ
tỉnh trong thời kì từ năm 1930 đến năm 1945.
Cuốn: Nữ du kích Hoàng Ngân của Lê Thị Toàn, Võ Hoàng Mai, Lê Huyền,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, xuất bản năm 1996, ghi lại những chiến công anh
dũng bất khuất của những nữ du kích Hoàng Ngân trong kháng chiến chống thực
dân Pháp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Công trình này chủ yếu trình bày các hoạt
động chiến đấu chứ chưa phản ánh toàn diện những hoạt động, những đóng góp của
lực lượng phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy.

8


Điểm qua tình hình nghiên cứu nói trên có thể thấy phong trào phụ nữ nói
chung từ năm 1945 đến năm 1954 dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được khá nhiều
người quan tâm nghiên cứu. Song phong trào phụ nữ ở một địa bàn cụ thể như
Hưng Yên thì đến nay mới chỉ được đề cập một cách lẻ tẻ, riêng rẽ. Chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chưa làm nổi bật vị trí vai trò của phong
trào phụ nữ, vai trò lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh đối với phong
trào phụ nữ cũng như chưa tổng kết được kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ đối
với phong trào phụ nữ. Để có một cái nhìn toàn diện và cụ thể về phong trào phụ nữ

tỉnh Hưng Yên trong 9 năm kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng cần phải nghiên
cứu tìm hiểu có hệ thống từ chủ trương, đường lối của Đảng, của từng tổ chức cho
đến quá trình xây dựng, hoạt động của phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên trong 9 năm
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tuy nhiên, những bài viết, bài nghiên cứu các cuốn sách và tạp chí kể trên có
ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ là một nguồn tư liệu quý giá mà còn gợi ý
cho tôi nhiều vấn đề khi nghiên cứu, thực hiện đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Góp phần tái hiện sự lãnh đạo của của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với
phong trào phụ nữ; nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra những bài học

kinh nghiệm phục vụ hiện tại.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Tập hợp, hệ thống hóa những chỉ thị, nghị quyết, văn kiện phản ánh đường
lối, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân
Pháp (1945-1954)
- Trình bày quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về công tác
phụ nữ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và những hoạt động chính, tiêu biểu của phong
trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên từ năm 1945 đến năm 1954.
- Làm rõ vị trí, vai trò của phụ nữ Hưng Yên trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (cụ thể ở đây là lực lượng phụ nữ Hưng Yên đối với cuộc kháng
chiến diễn ra trên địa bàn tỉnh).

9


- Rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm chính trong quá trình Đảng
lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến trên địa bàn, góp phần phục vụ công tác lãnh

đạo, tổ chức hoạt động phong trào phụ nữ hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và quá trình chỉ đạo thực
hiện của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với phong trào phụ nữ tỉnh từ năm 1945 đến
năm 1954.
Những hoạt động tiêu biểu của phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên trong kháng
chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Phản ánh những vấn đề liên quan đến hoạt động và phong trào
phụ nữ tỉnh Hưng Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Về thời gian: Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi kháng chiến
thắng lợi tháng 7 năm 1954.
Về không gian: Chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối kháng chiến của Đảng và những chủ trương giải
pháp lãnh đạo kháng chiến trên địa bàn của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài
ra còn kết hợp các phương pháp khác như điền dã, khai thác tư liệu kể của các nhân
chứng, phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp…
5.3. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính của chúng tôi là các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng từ 1945-1954, những chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy Hưng Yên đối với phong

10



trào phụ nữ tỉnh; các văn kiện của Liên khu 3, của Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính tỉnh
Hưng Yên, của Tỉnh đội Hưng Yên và các tài liệu còn lưu giữ được của Hội phụ nữ
tỉnh Hưng Yên trong những năm kháng chiến chống Pháp. Ngoài ra chúng tôi còn
tham khảo các sách, báo, tài liệu viết về sự nghiệp kháng chiến của quân dân cả
nước cũng như của quân dân Liên khu 3, của quân dân Khu Tả ngạn sông Hồng
dưới sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn 1945-1954.
6. Đóng góp của luận văn
- Tập hợp, hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng về vận động
phụ nữ tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm
1954. Qua đó làm rõ vai trò của Đảng trong tổ chức, hướng dẫn và lãnh đạo phụ nữ
tích cực tham gia vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- Góp phần phản ánh rõ hơn, toàn diện hơn cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của nhân dân tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1945 - 1954, qua đó làm nổi bật vị trí,
vai trò đặc biệt quan trọng của phụ nữ tỉnh Hưng Yên đối với sự nghiệp kháng chiến
của quân dân ta trên địa bàn.
- Góp thêm nguồn sử liệu phục vụ công tác nghiên cứu về lịch sử tỉnh Hưng Yên
nói chung và nghiên cứu về lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 4 chương:
Chương 1: Khái quát về Hưng Yên và truyền thống của phụ nữ Hưng Yên
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phong trào phụ nữ trong những
năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1950)
Chương 3: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phong trào phụ nữ trong những
năm cuối kháng chiến chống thực dân Pháp (1950-1954)
Chương 4: Một vài nhận xét và kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo phong trào phụ
nữ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp

11



NỘI DUNG
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ HƢNG YÊN VÀ TRUYỀN THỐNG
CỦA PHỤ NỮ HƢNG YÊN
1.1 Mảnh đất và con ngƣời Hƣng Yên
1.1.1 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Hưng Yên là một tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng
Bắc Bộ, có diện tích 935,5 km2. Phía đông giáp tỉnh Hải Dương; phía nam giáp tỉnh
Thái Bình, ranh giới là sông Luộc; phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam ranh giới là sông
Hồng; phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía tây và tây bắc cận kề với thủ đô Hà Nội,
ranh giới phần lớn là sông Hồng [82, tr.405].
Tỉnh Hưng Yên xưa thuộc Thừa tuyên Sơn Nam (đến năm Cảnh Hưng thứ 2
(1741) chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ). Đến thời nhà Nguyễn năm
Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn
Nam Hạ gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được
thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của
trấn Sơn Nam và Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định [3, tr.9].
Thời Pháp thuộc, Hưng Yên gồm hai phủ (Khoái Châu, Ân Thi) và 6 huyện:
Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Kim Động, Tiên Lữ và Phù Cừ [82, tr.405].
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hưng Yên vẫn là đơn vị hành chính cấp
tỉnh trực thuộc Ủy ban hành chính Bắc Bộ. Năm 1947, huyện Văn Giang thuộc tỉnh
Bắc Ninh được nhập vào tỉnh Hưng Yên.
Năm 1968, Hưng Yên hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Sau
30 năm hợp nhất, năm 1997 Hưng Yên và Hải Dương lại được tái lập.
Hiện nay Hưng Yên bao gồm một thành phố và 9 huyện: Ân Thi, Khoái
Châu, Kim Động, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ; với
9 trị trấn và 145 xã. Dân số toàn tỉnh tính đến tháng 12-2012 có 1.145.600 người.
Vị trí địa lý đã tạo cho Hưng Yên rất nhiều thuận lợi trong sự giao lưu buôn
bán, trao đổi văn hóa. Song chính vị trí đó lại luôn thúc đẩy quân xâm lược muốn

sớm chiếm lấy để làm bàn đạp tấn công chiếm đóng các vùng đất xung quanh.

12


Hưng Yên có địa hình tương đối đơn điệu - là một tỉnh trong số ít tỉnh thành ở
miền Bắc không có núi, rừng, biển. Địa hình nghiêng từ tây bắc xuống đông nam và
không thật bằng phẳng. Độ dốc trung bình là 8cm/1km.
Phía bắc tỉnh là loại địa hình cao, có hình vòng cung đi từ đông bắc sang tây
bắc rồi men theo phía tây dọc xuống sông Hồng, bao quanh các huyện Văn Lâm,
Văn Giang, Khoái Châu. Đây là vùng đất trong đê có độ cao từ 4-6m. Liền kề với
vùng đất cao là vùng đất thấp hơn, độ cao trung bình khoảng 3m, phổ biến ở các
huyện Ân Thi, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Kim Động, Tiên Lữ và Phù Cừ. Nhiều nơi độ cao
chỉ còn 2m và dưới 2m như ở thị xã Hưng Yên…
Địa hình cao thấp không đều có ảnh hưởng rõ rệt đến việc canh tác nông
nghiệp của nhân dân trong tỉnh. Trước kia thường xuyên xảy ra hạn hán ở những
vùng cao và ngập úng ở những vùng thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất,
đời sống của nhân dân, đòi hỏi nhân dân trong vùng phải cần cù trong lao động và
đoàn kết cùng nhau khắc phục khó khăn trước mưa, bão, lũ lụt…
Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng nên khí hậu ở Hưng Yên
mang những nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Bắc Bộ, nóng
ẩm, mưa nhiều. Một năm có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình
23o C /năm. Lượng mưa hàng năm đạt từ 1800-2200 mm. Số giờ nắng bình quân
1730 giờ/năm. Độ ẩm không khí đạt 80-90% [3, tr.16]. Điều kiện khí hậu kể trên đã
mang đến nhiều thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi, song nó cũng mang đến
không ít khó khăn cần sự khắc phục như: độ ẩm không khí cao cộng với mưa nhiều
khiến cho sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển, dịch bệnh nhiều… Thêm vào đó,
từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm trên địa bàn thường có gió bão, có năm có mưa đá,
gió lốc… gây thiệt hại lớn đến mùa màng và sinh hoạt của người dân.
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng tuy không có núi, có biển nhưng lại có hệ

thống sông ngòi dày đặc với nhiều con sông lớn như: sông Hồng, sông Luộc, sông
Kẻ Sặt…
Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc, đoạn chảy qua Hưng Yên theo
hướng tây tây bắc - nam đông nam có chiều dài 67 km. Có trữ lượng phù sa dồi dào

13


và chính vùng đất Hưng Yên hiện nay là do phù sa của dòng sông này bồi tụ nên.
Về đến Hưng Yên, dòng sông Hồng quanh co uốn khúc tạo nên những bãi bồi rộng
ở Phú Cường, Hùng Cường (Kim Động). Sông Hồng mang lại nguồn nước và
nguồn phù sa cho đồng ruộng Hưng Yên và là ranh giới tự nhiên giữa Hưng Yên
với Hà Nội và Hà Nam; là con đường thủy quan trọng nối liền Hưng Yên với các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Khu 4, nối liền Hưng Yên với Hà Nội và các tỉnh Việt
Bắc, Tây Bắc.
Sông Luộc là một nhánh của sông Hồng, nằm gần như vuông góc với sông
Hồng ở phía nam của tỉnh Hưng Yên, tạo thành ranh giới với tỉnh Thái Bình. Sông
Luộc dài 70 km, rộng trung bình 200m, đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Hưng Yên dài
26km. Theo sông Luộc, từ Hưng Yên có thể đến Ninh Giang và từ sông Luộc qua
các hệ thống sông khác có thể đến Hải Dương và Hải Phòng.
Sông Kẻ Sặt chảy ở phía đông bắc của tỉnh, làm nên ranh giới tự nhiên giữa
Hưng Yên và Hải Dương. Đoạn sông chảy qua Hưng Yên dài 20km, từ Thịnh Vạn
(Mỹ Hào) đến Tổng Hóa (Phù Cừ). Nó dẫn và tiêu nước khi nhận từ sông Thái Bình
(phía nam thành phố Hải Dương) và xuôi chiều tiêu thủy ra sông Luộc. Dựa vào
điều kiện tự nhiên thuận lợi này, người dân Hưng Yên đã sớm xây dựng hệ thống
thủy lợi để điều tiết nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài hệ thống sông tự nhiên, Hưng Yên còn có nhiều sông đào nhằm phục
vụ yêu cầu của sản xuất nông nghiệp như: sông Bác Hồ (Tiên Lữ)… những con
sông đào cùng với hệ thống sông ngòi trước đó đã tạo thành hệ thống thủy nông Bắc
- Hưng - Hải.

Do có nhiều sông ngòi, đặc biệt là sự đổi dòng liên tục của sông Hồng cùng
với mưa lớn kéo dài đã tạo nên những trận lũ lụt lớn. Lịch sử từng ghi: Từ năm
1806-1898,trong vòng 92 năm, ở Hưng Yên đã có 39 lần vỡ đê1. Nhân dân hết sức
khổ cực. Nỗi thống khổ của nhân dân Hưng Yên được thể hiện trong bài vè về “Cái
thời Tự Đức”:

1

Đê Văn Giang vỡ 18 năm liền, đê Cửu Yên vỡ 6 năm liền…

14


Văn Giang và Tiên Lữ
Lụt lội mấy năm liền
Mênh mông trắng lặng khắp miền
Giun tròn làm tổ bên trên ngọn cành
Vụ mùa không một nhành lúa mới
Thóc để dành ếch, giải nuốt trôi… [3, tr.17].
Từ năm 1905 đến năm 1945, đê sông Hồng vỡ 10 lần, trong đó trận lụt lớn xảy
ra vào năm 1915 đã tàn phá nặng nề Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh2.
Để bảo vệ nhà cửa, mùa màng, từ đời này sang đời khác nhân dân trong tỉnh
liên tục đắp đê chống lụt tạo nên những con đê: Đê sông Hồng, đê Khoá Châu, đê
Văn Giang… những “vạn lý trường thành” ngăn lũ.
Tóm lại, vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên của Hưng Yên đã mang đến cho tỉnh
nhiều thuận lợi song có cũng không ít khó khăn đe dọa nghiêm trọng đến đời sống
và sản xuất của nhân dân. Để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển
sản xuất đòi hỏi chính những con người sinh sống trong vùng không phân biệt nam
nữ phải cần cù trong lao động, đoàn kết trong sản xuất và chiến đấu, chung sức
chung lòng khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

1.1.2 Dân cư và các hoạt động kinh tế, xã hội
Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ thời các vua Hùng dựng nước đã có con người
sinh sống. Qua các di tích mộ quách khai quật được tại Nội Mạc (xã An Viên huyện Tiên Lữ); mộ thuyền tại Đống Lương (huyện Kim Động); trống đồng tại Cửu
Cao (huyện Văn Giang)… cùng với thiên tình sử Chử Đồng Tử - Tiên Dung (thời
vua Hùng thứ mười tám) trên mảnh đất Khoái Châu… đã minh chứng cho sự cư trú
lâu đời của con người nơi đây.
Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng nên khi các vương triều phong kiến
thực hiện chính sách trọng nông thì vùng đất Hưng Yên luôn được quan tâm khai
thác. Thời nhà Trần, các vương hầu được phép chiêu mộ dân phiêu tán đến khai
hoang, lập ấp, dựng điền trang dọc theo sông Hồng. Nhà Trần còn cho đắp đê Quai
2

Báo Đông Pháp, số tháng 9-1915.

15


Vạc dọc sông Hồng và cho đào đắp nhiều kênh mương dẫn nước để tiêu úng, chống
hạn. Thời Lê sơ, đã lập ra đội ngũ hà đê chánh, phó sứ trông coi đê điều và thủy lợi…
Nhờ chính sách trọng nông của các triều đại phong kiến mà nền sản xuất nông
nghiệp Việt Nam nói chung, ở Hưng Yên nói riêng rất phát triển. Hưng Yên trở
thành một trong những vựa lúa lớn của đồng bằng Bắc Bộ. Để làm nên những vụ
mùa bội thu, người phụ nữ Hưng Yên giữ vai trò rất quan trọng. Họ là lực lượng
chính trong sản xuất đảm nhiệm những công việc: cày cấy, làm cỏ, bỏ phân, tát
nước, không quản ngại nắng sương cùng với chồng con tham gia khai hoang, vỡ
đất, đắp đê…
Vốn có truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó nên ngoài hoạt
động chính là sản xuất nông nghiệp những lúc nông nhàn, nhân dân trong tỉnh lại
tham gia các hoạt động kinh tế tiểu thủ công nghiệp; hình thành nhiều làng nghề thủ
công nổi tiếng: Nghề đúc đồng ở làng Cầu Nôm (Đại Đồng -Văn Lâm), nghề làm

khuôn đúc ở Đông Mai (Văn Lâm), nghề làm bừa ở Muồng (Vân Dương -Mỹ
Hào)… Những ngành nghề có sự tham gia đông đảo của phụ nữ bởi tính chất công
việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chỉ như: Việc chăm tằm, ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng ở các
làng Vân Phương (Tiên Lữ); Phú Thị (Khoái Châu); Như Lân, Cửu Cao (Văn
Giang), Phương Tòng, Duyên Yên (Kim Động). Một số làng có nghề trồng dâu nuôi
tằm dệt vải, nhuộm vải như Đồng Tỉnh, Huê Cầu (Văn Giang), Nghĩa Trang, Sài
Trang (Yên Mỹ). Nghề đan thuyền ở Nội Lễ (Tiên Lữ)… Đặc biệt Hưng Yên còn
nổi tiếng với nghề làm tương ở Bần Yên Nhân (Mỹ Hào).
Hoạt động buôn bán ở Hưng Yên phát triển từ rất sớm, có nhiều làng buôn như:
làng Huê Cầu (Văn Giang) có người buôn bán khắp các tỉnh Hải Phòng, Kiến An, Nam
Định, Thái Bình, Thái Nguyên. Làng Đa Ngưu (Văn Giang) trước cách mạng tháng
Tám có tới hơn 70% số hộ buôn bán thuốc bắc, cung cấp 9/10 thuốc bắc cho các hiệu
thuốc ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Làng Đồng Tỉnh (Văn Giang) cả làng đi buôn
thuốc lào và cau ở Thái Bình, Kiến An, Thái Nguyên, Nghệ An… Đặc biệt, Hưng Yên
còn được biết đến với Phố Hiến - thương cảng nổi tiếng bậc nhất của quốc gia Đại Việt
thế kỷ XV-XVI. Cảng Phố Hiến là nơi tấp nập tàu thuyền tới buôn bán. Các nước Hà

16


Lan, Bồ Đào Nha, Pháp… đã dựng nhiều thương điếm ở đây làm cho phố xá ngày
càng tấp nập đông vui, đúng với câu “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
Ngày nay, hoạt động buôn bán ở Hưng Yên không còn sầm uất như xưa nhưng
với vị trí thuận lợi: Có đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 5 chạy qua; có quốc
lộ 39A nối liền các huyện trong tỉnh với Thái Bình và Hà Nam; quốc lộ 39B thông
với Hải Dương; với hơn 80km đường thủy trên sông Hồng, sông Luộc… với hệ
thống giao thông hết sức thuận lợi tạo tiềm năng phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa,
xã hội của tỉnh.
Hưng Yên là mảnh đất có truyền thống văn hiến lâu đời, có nhiều người đỗ đạt
cao. Thời phong kiến, Hưng Yên có tới 215 vị đỗ đại khoa, có danh tướng Phạm

Ngũ Lão (Phù Ủng - Ân Thi), có đại thần trải 5 đời vua Trần là Nguyễn Trung Ngạn
(Thổ Hoàng - Ân Thi), nhà toán học, nhà ngoại giao, nhà sử học lỗi lạc Lê Như Hổ
(Tiên Châu - Tiên Lữ). Đại diện cho phụ nữ Hưng Yên có Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị
Điểm (Giai Phạm - Mỹ Hào) bà là tác giả của bản dịch Chinh phụ ngâm nổi tiếng.
Trong thế kỉ XX, Hưng Yên là quê hương của nhiều người con ưu tú có cống
hiến lớn lao cho nền văn hóa, khoa học nước nhà như: Nhà sư phạm, nhà soạn giả
Dương Quảng Hàm (Phú Thị - Mễ Sở - Văn Giang), nhà cải cách sân khấu chèo
Nguyễn Đình Nghi (Thụy Lôi - Tiên Lữ), nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan,
danh họa Tô Ngọc Vân (Xuân Cầu - Nghĩa Trụ - Văn Giang), nhà văn Vũ Trọng
Phụng (Mỹ Hào), nhà thơ, nhà khoa học Phạm Huy Thông (Đào Xá - Ân Thi) và góp
tên tuổi rạng rỡ phụ nữ Hưng Yên thời kì này có danh họa nổi tiếng Dương Bích Liên
(Văn Giang)…
Có thể khẳng định ở thời kỳ nào mảnh đất Hưng Yên cũng có những người
con ưu tú, tên tuổi của họ gắn liền với những đóng góp lớn lao cho quê hương đất
nước. Trong số đó có rất nhiều phụ nữ có những cống hiến to lớn cho Tổ quốc,
khẳng định được tài năng và tên tuổi của mình, ghi đậm dấu ấn cùng thời gian.
Những con người đó mãi là niềm tự hào của nhân dân, là động lực, là tấm gương để
các thế hệ người dân Hưng Yên noi theo.

17


1.2. Những truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Hƣng Yên
1.2.1 Lao động cần cù, thông minh, sáng tạo
Việt Nam là đất nước có nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước từ lâu đời.
Những người phụ nữ được tôn thờ là những nữ thần nông nghiệp (Bà Dâu, Bà Đậu),
những nghi lễ cúng “Mẹ Lân” của các tộc người… đã phản ánh công lao phát minh
và vai trò quan trọng của người phụ nữ trong nền nông nghiệp cổ. Nghề nông đòi
hỏi con người phải cần cù, tỉ mỉ, cẩn thận… rất phù hợp với bản chất của người phụ
nữ Việt Nam, trong đó có phụ nữ Hưng Yên.

Vốn có truyền thống lao động cần cù, trải qua bao thế hệ, phụ nữ Hưng Yên đã
cùng với chồng con, cha anh đổ bao mồ hôi vào từng nhát cuốc, đường cày, phải
“một nắng hai sương”, “cày sâu cuốc bẫm”, khai hoang phục hóa, đấu tranh với thiên
tai khắc nghiệt, xây dựng nên những cánh đồng thẳng cánh cò bay, góp phần đưa Việt
Nam trở thành nơi xuất hiện “hai mùa lúa vào loại sớm nhất thế giới” [91, tr.16].
Khi lao động sản xuất, những người phụ nữ luôn kiên trì, nhẫn nại:
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Sao cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng…
Song nền sản xuất nông nghiệp luôn bị chi phối bởi yếu tố thời tiết. Ở Việt
Nam diễn biến thời tiết luôn bất thường đặc biệt tình trạng thiên tai, lũ lụt thường
xuyên diễn ra đã đe dọa nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Trong
khi đó, Hưng Yên lại có 3 dòng sông lớn bao quanh nên thường xuyên bị nước dâng
ngập tràn… Do vậy để bảo vệ sản xuất buộc người dân nơi đây phải đắp đê trị thủy.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với hai bàn tay và đôi vai gầy, phụ nữ Hưng Yên
đã cùng nhân dân trong tỉnh xây đắp nên những con đê đồ sộ cao hàng chục mét, dài
hàng trăm km như bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng nhà cửa.
Trong hoàn cảnh đất nước luôn luôn có giặc ngoại xâm, những trai tráng khỏe
mạnh của Hưng Yên luôn phải tòng quân cứu nước và bảo vệ đất nước. Khi đó,
những người mẹ, người vợ không chỉ đảm đang lao động sản xuất thay thế chồng

18


con nuôi sống gia đình mà còn đảm đang sản xuất cung cấp lương thực tại chỗ, góp
phần nuôi quân sĩ ăn no đánh thắng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Ngoài việc sản xuất trên đồng ruộng, chị em phải gánh vác mọi việc trong nhà
rất vất vả: Xay lúa, giã gạo, chăm sóc cha mẹ, nuôi dưỡng con cái… lao động từ
sáng sớm tới nửa đêm “canh ba đi nằm, canh năm đã dậy”. Người phụ nữ Hưng

Yên tuy đói khổ, lam lũ, vất vả, chân lấm tay bùn nhưng họ không hề ca thán mà
luôn chăm chỉ lao động. Ngoài sản xuất trồng trọt và chăn nuôi các chị em còn
tranh thủ thời gian lúc nông nhàn để quay tơ, dệt vải… Họ cũng rất khéo tay trong
việc chế biến nông sản, làm ra nhiều sản phẩm nổi tiếng gần xa.
Với bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, khắc phục khó khăn, vươn lên
trong lao động sản xuất của bao thế hệ phụ nữ Hưng Yên đã góp phần thêm rạng
danh truyền thống phụ nữ Việt Nam, càng thêm khẳng định chân lý: “Chân cứng đá
mềm” đó là đức tính kiên trì của con người Việt Nam, trước hết là của người phụ nữ
Việt Nam [91, tr.19], mà phụ nữ Hưng Yên là một bộ phận cấu thành.
1.2.2 Đảm đang việc nhà, việc nước góp phần phát triển văn hóa dân tộc
Cùng với truyền thống chung của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Hưng Yên còn có
truyền thống yêu chồng, thương con, hy sinh tất cả cho chồng cho con; tự nguyện
nhận mọi khó khăn gian khổ, thiếu thốn về mình.
Trong hoàn cảnh đất nước liên tục phải đấu tranh chống ngoại xâm, những
người chồng, người anh, người cha thường xuyên phải đánh giặc xa nhà, người phụ
nữ Hưng Yên lại thay chồng, thay cha gánh vác việc nhà, phụng dưỡng mẹ cha,
nuôi dạy con cái. Và cũng tự xa xưa bằng những lời ru tiếng hát, với tình cảm
thiêng liêng của người phụ nữ đã truyền lại cho con cháu những truyền thống, đạo
đức tốt đẹp của dân tộc. Từ khi con mới học nói học cười tới lúc trưởng thành là do
bàn tay của người mẹ chăm sóc. Trong những lúc người chồng, người cha vắng nhà,
chị em chính là người thay thế nuôi dạy con rèn trí luyện tài. Hình ảnh đó đã được
khắc họa trong 2 câu thơ của Đoàn Thị Điểm:
“Ngọt bùi thiếp đã hiếu nan
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân”
(Chinh phụ ngâm)

19


Không chỉ đảm đang việc nhà, những người phụ nữ Hưng Yên còn hết lòng vì

nước, vì dân. Lịch sử còn ghi lại tấm gương của bà Phạm Thị Trân (quê ở Hồng
Châu vùng đất giao giữa Hưng Yên với Hải Dương). Bà là người xinh đẹp, hát hay,
được vua Đinh mời về Hoa Lư phong chức “Ưu bà” (chuyên dạy quân lính tập hát,
múa, đánh trống) và được tôn là “Bà tổ của nghệ thuật chèo Việt Nam” [91, tr.23].
Trong các ngày lễ hội đầu năm ở các làng xã, phụ nữ Hưng Yên tham gia rất
đông đảo. Là quê hương của nghệ thuật chèo, những người phụ nữ Hưng Yên cũng
là lực lượng chủ yếu trong các phường chèo, đóng các vai trên sân khấu chèo ở các
sân đình trong những ngày lễ hội. Bằng nghệ thuật diễn xuất chị em đã tố cáo và lên
án mạnh mẽ chế độ bất công trong xã hội đương thời mà đại diện là bọn thống trị
vua quan. Lưu giữ nét đẹp văn hóa quê hương, góp phần giữ gìn và phát triển nghệ
thuật hát chèo dân tộc.
Phụ nữ là tầng lớp bị lễ giáo phong kiến trói buộc nhưng từ rất sớm ở Hưng
Yên đã có những người con gái dám vượt qua lễ giáo, bất chấp “môn đăng hộ đối”
để lựa chọn người bạn trăm năm. Biết giữ trọn lòng thủy chung son sắt, không vì
địa vị tiền tài mà thay lòng đổi dạ. Dân gian còn lưu lại câu truyện ca ngợi Trần Thị
Ngọc Hoa quyết chết theo chồng là Phạm Tải chứ nhất định không chịu làm vợ vua.
Dưới chế độ phong kiến, phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hưng Yên nói
riêng đều phải chịu chung số phận bị các luật lệ phong kiến khắc nghiệt kìm hãm,
không được đi học, không được thi cử… Trong điều kiện đó, ở Hưng Yên đã có
một số phụ nữ vượt qua mọi khó khăn, miệt mài học tập và trở thành những nhân tài
mà tên tuổi của họ còn lưu truyền mãi với thời gian: Đoàn Thị Điểm (thôn Giai
Phạm, xã Tịnh Tiến, huyện Yên Mỹ) là tác giả bản dịch “Chinh phụ ngâm” từ chữ
Hán sang chữ Nôm, là một trong 4 cây bút nữ xuất sắc nhất của nền văn học nước
nhà thế kỉ XVIII-XIX3.
Như vậy dù ở thời nào, những người phụ nữ Hưng Yên cũng luôn làm tốt vai trò,
nhiệm vụ của mình xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc nói chung, phụ nữ
Việt Nam nói riêng. Xứng đáng với nhận định “Phụ nữ có tinh thần dân tộc hơn ai hết…
những cái gì đẹp đẽ, tinh anh nhất của dân tộc đều nằm trong các bà mẹ” [15, tr.15].
3


Gồm: Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan (Nguyễn Thị Hinh), Lê Ngọc Hân

20


1.2.3 Yêu nước chống ngoại xâm, chống áp bức bóc lột
Cùng với những truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó; chăm
lo việc nhà, đảm đang việc nước… của phụ nữ Việt Nam, người phụ nữ Hưng
Yên từ xa xưa đã giàu truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm,
chống áp bức bóc lột.
Lịch sử dân tộc ta đã bao lần bị kẻ thù xâm lược: nghìn năm đấu tranh chống
Bắc thuộc, ba lần chống giặc Nguyên Mông, giặc Minh, giặc Thanh, thực dân Pháp,
đế quốc Mỹ… Trong điều kiện lịch sử đó, cùng với phụ nữ cả nước, phụ nữ Hưng
Yên đã từng trải qua cảnh sống cơ cực của một dân tộc phải sống kiếp nô lệ. Nhiều
chị em có chồng con bị giết, nhà cửa, tài sản bị phá, bị hãm hiếp làm nhục… Chính
vì vậy, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, lòng yêu nước thiết tha của chị em lại
được khơi dậy mạnh mẽ, tình yêu thương chồng con và tình yêu nước thương nòi
trong chị em đã hòa làm một, việc tiễn đưa chồng con, anh em lên đường tòng quân
đã trở thành một việc làm bình thường của mỗi người phụ nữ Việt Nam trong đó có
phụ nữ Hưng Yên.
Không chỉ động viên chồng con, anh em ra trận, bằng những hoạt động cụ thể
của mình, phụ nữ Hưng Yên đã làm sáng ngời truyền thống “giặc đến nhà đàn bà
cũng đánh”. Nhiều chị em đã sát cánh cùng chồng con, cầm gươm, cầm gậy, cầm
súng dũng cảm chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của đất nước, quê hương,
bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của gia đình và bản thân mình.
“…Trên đất nước nghìn năm chảy máu
Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm…” [80, tr.9].
Ngay từ những năm 548-550, khi Triệu Quang Phục lập căn cứ ở đầm Dạ
Trạch (Khoái Châu), các bà, các mẹ đã động viên chồng con tham gia nghĩa quân
góp phần tiêu diệt quân xâm lược Lương, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.

Năm 1285, phụ nữ Hưng Yên đã cùng chồng con lập nên các đội dân binh
cùng đại quân của Trần Quốc Tuấn, phản công quét sạch quân Mông Nguyên tại
Hàm Tử, Tây Kết (Khoái Châu - Hưng Yên).
Thời Lê Lợi chống giặc Minh, Hưng Yên có Đào Thị Huệ (người thôn Đào
Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên) tuổi đôi mươi, xinh đẹp hát hay, múa

21


dẻo nhất vùng, dân làng thường gọi là Ả4 Đào. Giặc Minh đóng đồn trong vùng,
chúng thường la cà vào thôn chè chén và bắt nàng múa hát làm vui… Nhiều hôm
chúng không về đồn, ngủ lại tại nhà nàng, để tránh muỗi chúng chui vào túi và nhờ
nàng túm đầu túi lại. Khi chúng ngủ say, nàng đã cùng với dân làng khiêng những túi
ấy quăng xuống sông Đào Giang ở rìa làng. Những túi chứa giặc Minh trôi đi mất
tích, quân số ngày càng hao hụt mà không tìm ra duyên cớ, lũ giặc ngày càng hoảng
hốt, cuối cùng phải bỏ đi nơi khác [91, tr.60]. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, dân
làng nhớ ơn Ả Đào xin đặt tên làng là Đào Xá. Sau khi nàng mất dân làng lập đền thờ
để ghi nhớ công ơn của người con gái đã dùng tài nghệ và mưu lược giết giặc.
Thời phong kiến suy tàn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn xảy ra liên miên đã gây
lên bao cảnh hoang tàn chia ly, nhân dân vô cùng cơ cực. Phụ nữ Hưng Yên đã
động viên chồng con tham gia và tích cực ủng hộ các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn
Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu… chống cường quyền áp bức khiến cho bọn
quan quân triều đình Lê - Trịnh bao phen mất ăn mất ngủ.
Cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phụ nữ Hưng Yên đã
động viên chồng con tham gia cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Chị em đã tiếp tế, cung cấp
lương thực, bảo vệ nghĩa quân… Không những thế nhiều chị em còn trực tiếp tham
gia chiến đấu. Tiêu biểu cho lực lượng phụ nữ tham gia nghĩa quân Bãi Sậy là bà
Trần Thị Khuy, người làng Tiên Kiều, huyện Ân Thi, con gái ông Lãnh Khuy, bà là
một trong những thủ lĩnh của nghĩa quân Bãi Sậy. Trong một trận đánh ở vùng giáp
giới Hưng Yên - Hải Dương, ông Lãnh Khuy bị tử trận. Trần Thị Khuy đã thay cha

chỉ huy nghĩa quân và bà được nghĩa quân suy tôn là Đốc Binh [22, tr.191]. Tham
gia nghĩa quân Bãi Sậy còn có bà Lê Thị Lạc (vợ ông Quản Cơ) là một trong 15
người của xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm tham gia lãnh đạo nghĩa quân Bãi Sậy hoạt
động ở vùng này. Bà Quyền Túc thôn Đa Hòa, xã Mễ Sở, huyện Khoái Châu đã
cùng chồng tham gia nghĩa quân và được ông Đổng Quế - một trong những thủ lĩnh
nghĩa quân Bãi Sậy tặng đôi câu đối:

4

Ả có nghĩa là nàng

22


“Nộ đảo sơn hà tam xích kiếm
Công thành phu phụ nhất gia binh”
Tạm dịch:
Khuấy động non sông ba thước kiếm
Thành công chồng vợ một nhà quân [84, tr.13].
Hiện nay, đôi câu đối trên còn được trưng bày ở phòng truyền thống xã Mễ Sở
(Khoái Châu).
Từ đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước ở Việt Nam bước sang giai đoạn mới.
Giai đoạn cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản, đại diện tiêu biểu là Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh với những cuộc vận động cứu nước và hoạt động của
nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đã có nhiều ảnh hưởng đến thanh niên và học sinh.
Tại Hưng Yên, trong những cuộc biểu tình đấu tranh đòi thả tự do cho cụ Phan Bội
Châu và đòi để tang cụ Phan Châu Trinh đã có sự tham gia của chị em, học sinh,
thanh niên và dân nghèo thị xã.
Ngoài những hoạt động tự phát chống áp bức bóc lột và đấu tranh cách mạng
theo xu hướng dân chủ tư sản. Chị em còn tham gia ủng hộ, giúp đỡ các tổ chức bí

mật theo xu hướng cách mạng vô sản. Cuối năm 1927, đồng chí Trạc ở Bắc Ninh đã
về bắt mối gây cơ sở, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở thôn Sài Thị,
xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu và thành lập tại đây một chi bộ gồm 9 đồng chí.
Tại đây, bà Lê Thị Trước (Tuần Cận), bà Nguyễn Thị Võng đã tham gia nuôi giấu và
bảo vệ cán bộ.
1.3 Phong trào phụ nữ tỉnh Hƣng Yên từ khi có Đảng đến trƣớc cách
mạng tháng 8 năm 1945
Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân trong tỉnh nói
chung, phụ nữ Hưng Yên nói riêng vô cùng cực khổ. Là một tỉnh sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu lại bị quan hệ sản xuất phong kiến kìm hãm, bị thực dân phát xít
đô hộ bóc lột cộng thêm thiên tai hoành hành “chiêm khô, mùa thối” khiến cho năng
suất thấp, sản lượng lúa chỉ đạt 15-17 tạ/ha. Đại bộ phận nhân dân không có ruộng
đất còn giai cấp địa chủ phong kiến và các chủ tư bản trong tỉnh chỉ chiếm 5-6%

23


dân số nhưng chiếm tới 50-60% ruộng đất. Chúng o ép nhân dân bằng cách tăng tô
và thuê mướn nhân công giá rẻ. Những người dân quanh năm vất vả “đầu tắt mặt
tối” nhưng khi thu hoạch về nộp tô cho địa chủ và trả nợ là hết thóc. Cảnh “gác hái
là dốc bồ” thường xuyên diễn ra, nhân dân không đủ ăn, phải đi tha phương cầu
thực. Nhiều chị em phụ nữ phải bỏ con khát sữa, đem sữa mình đi ở vú cho con
người. Chỉ tính riêng thôn Ngải Dương, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm năm 1944 đã
có 7 chị em đi ở vú tại Hà Nội; trong đó có bà Vân, chồng bà đi phu ở mỏ thiếc
Tĩnh Túc (Cao Bằng), bà có 5 người con, phải cho đi 2 con, bà đi ở vú nhưng cuối
cùng chồng con đều bị chết cả [37, tr.29]. Một số chị em phải bỏ nhà, bỏ cửa ra
thành phố làm con sen, con ở…
Ngoài nỗi khổ chung của dân tộc và giai cấp người phụ nữ Việt Nam nói
chung, phụ nữ Hưng Yên nói riêng còn bị luật lệ phong kiến kìm hãm, trói buộc.
Thuyết “Tam tòng” đã buộc người phụ nữ suốt đời bị lệ thuộc “ở nhà phục tùng

cha, lấy chồng phụ thuộc chồng, chồng chết phụ thuộc con trai”. Tục lệ “Cha mẹ đặt
đâu con ngồi đấy” đã không cho người con gái được lựa chọn chồng. Lệ thách cưới
đã biến những người con gái thành vật mua bán “Mất tiền mua mâm phải đâm cho
thủng, mất tiền mua thúng phải đựng cho mòn”. Quan niệm “Trai tài lấy năm bảy
thiếp, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng” làm cho mâu thuẫn gia đình nảy sinh
(vợ lẽ - vợ cả). Tư tưởng tự ty, an phận ăn sâu trong tâm thức của chị em từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Chế độ phong kiến và những tập tục cổ hủ, lạc hậu đã dồn chị
em vào bước đường cùng… Chị em không được đi học bởi quan niệm xã hội “Con
gái đi học chỉ để viết thư cho trai”. Sự áp bức bóc lột đến cùng cực của chế độ thống
trị, kết hợp với những luật lệ phong kiến khắc nghiệt đã nhấn chìm người phụ nữ
trong vòng đói khổ, dốt nát, cuộc sống của họ không có lối thoát.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sự ra đời
của Đảng đã tạo ra bước ngoặt đối với cách mạng nước ta. Ngay từ khi thành lập,
trong Luận cương chính trị, Đảng đã đề ra chủ trương “thực hiện nam nữ bình
đẳng” và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng [90, tr.5-6]. Có
thể khẳng định, Đảng ra đời đã tạo ra bước ngoặt lớn trong đời sống của phụ nữ
Việt Nam, trong đó có phụ nữ Hưng Yên.

24


Sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cách mạng của
phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hưng Yên nói riêng. Thời kỳ1930-1935, khi cán
bộ của Đảng về Hưng Yên tuyên truyền, tổ chức cán bộ đã chú trọng đến công tác
tuyên truyền vận động phụ nữ. Sẵn có lòng yêu chồng, thương con, khi được giác ngộ
cách mạng các bà, các mẹ đã động viên chồng con tham gia cách mạng. Nhiều phụ
nữ chắt chiu từng hạt gạo, củ khoai nuôi giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng. Khi chồng
con bị bắt bớ, tù đầy, các bà, các mẹ đã nén nỗi đau tiếp tục nuôi giấu cán bộ. Tấm
gương tiêu biểu của phụ nữ Hưng Yên thời kỳ này là bà Xã Thóc (Ân Thi) đã giúp đỡ
đồng chí Giáo Cư (Trần Cung) khi đồng chí về hoạt động trong vùng [37, tr.32].

Trong những năm 1936-1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách
mạng ở Hưng Yên ngày càng phát triển. Sách báo công khai của Đảng như: “Dân
chúng”, “Đời nay”, “Tin tức”, “Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ nữ”, “Chị
em phải làm gì ?”… thu hút chị em tìm đọc và tích cực tham gia các tổ chức quần
chúng. Các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp xuất hiện ở nhiều nơi tại Hưng
Yên. Được cán bộ của Đảng tuyên truyền, giáo dục, vận động, chị em trong tỉnh đã
tích cực tham gia các tổ chức công khai hợp pháp như: Hội Truyền bá chữ quốc
ngữ, Hội Tương tế, Hội Ái hữu… Nhiều nơi chị em còn nổi dậy chống cường hào
như: Chị em nông dân Ninh Thôn (huyện Ân Thi) tham gia cuộc đấu tranh phá ấp
của tên địa chủ Mai Tầm Xuân… [37, tr.39].
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, trước hoàn cảnh lịch sử mới,
Đảng ta chủ trương chuyển hướng chiến lược. Tháng 11-1939, Hội nghị Trung
ương Đảng lần thứ 6 họp và đề ra chủ trương: Thành lập Mặt trận dân tộc thống
nhất phản đế Đông Dương nhằm tập trung lực lượng đánh đổ chính quyền đế quốc
và tay sai. Hưởng ứng phong trào phản đế (1939-1940), phụ nữ Hưng Yên tham gia
mít tinh, biểu tình, rải truyền đơn, thành lập hội Ái hữu… Trong các cuộc mít tinh
biểu tình, nhiều chị em phụ nữ mạnh dạn đứng lên diễn thuyết, kêu gọi quần chúng.
Những hành động đó không những làm cho chị em tin tưởng vào khả năng của
mình mà còn khuyến khích thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển. Ở các huyện

25


×