Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Đảng bộ liên khu III lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.07 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THẢO

ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III
LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NỮ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1946-1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____________________________________________

NGUYỄN THỊ THẢO

ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III
LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ NỮ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP (1946-1954)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03.15

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thức


HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, cơng trình nghiên cứu là do bản thân thực hiện; các
thông tin và số liệu trong luận văn có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo trung thực và
tin cậy; những đánh giá và kết luận trong luận văn chƣa từng công bố ở bất kỳ
cơng trình nào khác.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của TS. Trần
Văn Thức, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống thực dân
Pháp, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam; với sự tạo điều kiện của Khoa Lịch sử
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn- Đại học Quốc gia Hà Nội,
Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp,Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam, Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung
ƣơng Đảng, Thƣ Viện Quốc gia Việt Nam, Thƣ Viện Quân đội; trong quá
trình hoàn thành luận văn, tác giả nhận đƣợc sự quan tâm động viên của gia
đình, sự hậu thuẫn từ đồng đội, bạn bè.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn Trần Văn
Thức; tôi cũng gửi lời cảm ơn Khoa Lịch sử Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ mơn Lịch sử kháng chiến chống
thực dân Pháp, Phịng Thơng tin- Tƣ liệu, Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam,Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc phòng, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng
Đảng, Thƣ Viện Quốc gia Việt Nam, Thƣ Viện Quân đội và đồng đội, bạn bè;

cuối cùng tôi xin bày tỏ lịng biết ơn và tình cảm sâu sắc gửi đến những ngƣời
thân của tôi.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………...1
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III ĐỐI
VỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỪ NĂM 1946 -1950………………………………...9
1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ Liên khu III đối với
phong trào phụ nữ…………………………………………………………………9
1.1.1. Các yếu tố tác động tới chủ trương của Đảng bộ Liên khu III………….9
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ Liên khu III về phong trào phụ
nữ………….Error! Bookmark not defined.
1.2.

Quá

trình

chỉ

đạo

thực

hiện


của

Đảng

bộ

Liên

khu

III……………………………Error! Bookmark not defined.
1.2.1.Củng cố tổ chức, tham gia các hoạt động xây dựng đời sống, kinh tế phục
vụ kháng chiến và từng bước tham gia kháng chiến………………………….29
1.2.2.Hoạt động trên mặt trận đấu tranh vũ trang, bước đầu tham gia công tác
binh địch vận, tiếp tục củng cố xây dựng
Hội………………………………..Error! Bookmark not defined.
Tiểu

kết

Chƣơng

1……………………………………………………………………Error! Bookmark
not defined.
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III ĐẨY MẠNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO
PHỤ

NỮ


NĂM

TỪ

1952

ĐẾN

NĂM

1954…………………………………………...Error! Bookmark not defined.
2.1.

Những

yêu

cầu

mới

của

Đảng

bộ

III……………………………………Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng về phong trào phụ
nữ……………Error! Bookmark not defined.


Liên

khu


2.1.2.Chủ trương của Đảng bộ Liên khu III về phong trào phụ
nữ……………Error! Bookmark not defined.
2.2.

Quá

trình

chỉ

đạo

thực

hiện

của

Đảng

bộ

Liên


khu

III…………………………….Error! Bookmark not defined.
2.2.1.Tham gia ủng hộ các chiến dịch lớn trên chiến trường, tăng gia sản xuất,
tiếp tục bao vây phá hoại kinh tế địch, làm nòng cốt trong các cuộc vận động
thi
đua………………………………………………………………………………….Error
! Bookmark not defined.
2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động du kích, cơng tác binh địch vận và chống bắt lính,
đấu tranh chống âm mưa phá Hiệp định
Giơnevơ………………………………Error! Bookmark not defined.
Tiểu

kết

Chƣơng

2……………………………………………………………………Error! Bookmark
not defined.


Chƣơng

3:

NHẬN

XÉT




KINH

NGHIỆM……………………………………….Error! Bookmark not defined.
3.1.

Nhận

xét………………………………………………………………………….Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Ưu
điểm………………………………………………………………..Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Hạn
chế………………………………………………………………..Error!
Bookmark not defined.
3.2.

Kinh

nghiệm……………………………………………………………………..Error!
Bookmark not defined.
3.2.1.Sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III là nhân tố quyết định quá trình
phát triển của phong trào phụ nữ trên địa
bàn……………………………….Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ phụ nữ cốt cán từ các phong trào
trong kháng
chiến…………………………………………………………….Error!
Bookmark not defined.
3.2.3. Để phong trào phụ nữ phát triển, phải quan tâm giải quyết các vấn đề về

đời sống của phụ
nữ…………………………………………………………..Error! Bookmark
not defined.


Tiểu

kết

Chƣơng

3……………………………………………………………………Error! Bookmark
not defined.
KẾT
LUẬN…………………………………………………………………………..Error!
Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………11
PHỤ
LỤC……………………………………………………………………………Error!
Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ
khi mới ra đời đã đánh giá cao vai trò của các tổ chức quần chúng, trong đó
có phong trào phụ nữ. Trong đấu tranh cách mạng, Đảng đã nhận định: “Phụ
nữ là một lực lƣợng cách mạng rất lớn, Đảng ta phải hết sức chú ý đem phụ
nữ vào trƣờng tranh đấu, phải kéo họ tham gia các hình thức cách mạng tranh

đấu”[31, tr.68] và coi họ là một “đội quân đặc biệt”[32, tr.339]. Trong kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, phát huy truyền thống yêu nƣớc, truyền
thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc, phụ nữ Việt Nam thuộc
mọi tầng lớp lứa tuổi đã tham gia kháng chiến và có đóng góp đáng kể cho sự
nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
Liên khu III thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là nơi tập trung
nguồn nhân lực, vật lực dồi dào, là vị trí chiến lƣợc cả về kinh tế, chính trị và
quân sự. Chính vì vậy, khi tái xâm lƣợc nƣớc ta, thực dân Pháp ln tìm mọi
cách để chiếm lấy vùng này nhằm tạo thành hậu phƣơng kháng chiến của
chúng, thực hiện âm mƣu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” “dùng ngƣời
Việt trị ngƣời Việt”. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Liên khu III thuộc
mọi tầng lớp lứa tuổi, ở cả nông thôn và thành thị, đã anh dũng, kiên cƣờng,
mƣu trí, đấu tranh chống kẻ thù bằng mọi hình thức, trên các mặt trận; những
hoạt động của phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp trở thành các
phong trào cuốn hút đƣợc đông đảo quần chúng tham gia. Đảng bộ Liên khu
III đã biết tranh thủ những ƣu điểm đó, vận dụng vào cuộc kháng chiến và
kiến quốc trên địa bàn. Khi có các chủ trƣơng, đƣờng lối phù hợp, phụ nữ đã
có đóng góp khơng nhỏ trong cuộc kháng chiến của quân và dân Liên khu III.
Nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo phong trào phụ nữ trong
kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm góp phần dựng lại bức tranh tồn
1


cảnh của cuộc kháng chiến trƣờng kì 9 năm của dân tộc, làm rõ hơn tính chất
tồn dân, tồn diện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng lãnh
đạo; rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo phong
trào phụ nữ; tơn vinh những đóng góp của phụ nữ Liên khu III trong kháng
chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, làm động lực để cổ vũ, động viên các thế
hệ phụ nữ trên địa bàn tiếp tục phấn đấu, xây dựng Hội Liên hiệp phụ nữ
trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Xuất phát từ những lý

do đó, chúng tôi chọn đề tài “Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo phong trào phụ
nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng
chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 đã đƣợc nhiều cơng trình nghiên cứu,
đề cập đến ở những mức độ, khía cạnh khác nhau. Căn cứ vào nội dung
nghiên cứu có liên quan, có thể chia tƣ liệu thành các nhóm cơng trình nhƣ
sau:
1. Những cơng trình có đề cập tới sự lãnh đạo của Đảng đối với phong
trào phụ nữ.
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 6, 7, 8, 9, 12, Nxb
CTQG, Hà Nội, 2000. Các văn kiện đánh giá vai trò của các phong trào quần
chúng, trong đó phong trào phụ nữ, những đóng góp tích cực cho Cách mạng
Việt Nam; nêu lên các hạn chế khi chƣa nhìn nhận đúng vai trị của phong
trào phụ nữ trong từng giai đoạn đấu tranh của cuộc Cách mạng. Ban Chấp
hành trung ƣơng Đảng Lao Động Việt Nam, Văn kiện Đảng về công tác vận
động phụ nữ (Từ 1930-1969), Nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 1970. Nguyễn Thị Thập
(Chủ biên), Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam, Tập 1, Nxb Phụ Nữ, Hà
Nội, 1981. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Biên niên lịch sử Hội Liên hiệp

2


phụ nữ Việt Nam, Tập 1 (1930-1976), Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2012. Các tác
phẩm có đề cập đến các Nghị quyết, Chỉ thị đối với phong trào phụ nữ cả
nƣớc nói chung trong đó có phụ nữ Liên khu III trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
2. Một số cơng trình viết về sự lãnh đạo của Đảng bộ và phong trào kháng
chiến của các địa phương Liên khu III.

Các cơng trình đề cập đến lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ
Liên khu III, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên
khu III có: Bộ Quốc Phịng - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Tập 1, 2, Nxb QĐND, Hà Nội,
1994. Đảng ủy - Bộ Tƣ lệnh Quân khu 3, Lịch sử Đảng bộ Quân khu 3, Tập 1,
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 5.1955), Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 2008. Bộ Quốc phòng - Bộ Tƣ lệnh Quân khu 3 và Viện
Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của
quân và dân Liên khu III (1945-1955), Nxb CTQG, Hà Nội, 2005. Quân khu
Ba Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb QĐND, Hà Nội, 1990. Vũ
Quang Hiển, Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ
(1946-1954), Nxb CTQG, Hà Nội, 2001. Đây là những tài liệu cung cấp cho
luận văn về lịch sử hình thành, phát triển của Liên khu III, Đảng bộ Liên khu
III và lịch sử đấu tranh của quân và dân Liên khu III trong kháng chiến chống
thực dân Pháp. Với Luận án Tiến sĩ lịch sử của TS. Trần Văn Thức, Cuộc đấu
tranh chống phá hội tề ở đồng bằng Bắc Bộ (1947-1954), Hà Nội, 2005, đã
cung cấp cho luận văn cái nhìn tổng thể về cuộc đấu tranh của nhân dân vùng
đồng bằng Bắc Bộ, chống phá chính quyền ngụy do thực dân Pháp lập ra ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là
các tỉnh trong Liên khu III.

3


3.Những cơng trình đề cập đến hoạt động của phụ nữ Liên khu III trong
kháng chiến chống thực Pháp.
Bộ Quốc Phòng - Viện Lịch sử Quân sự, Hậu phương chiến tranh nhân
dân Việt Nam (1945-1954), Nxb QĐND, Hà Nội, 1997. Kinh Lịch, Nữ du
kích Hồng Ngân, Nxb QĐND, Hà Nội, 1965. Kinh Lịch, Nhân dân Tán
Thuật đánh giặc giữ làng, Nxb QĐND, Hà Nội, 1963. Hội Liên hiệp phụ nữ

tỉnh Bắc Ninh, Lịch sử phong trào phụ nữ Bắc Ninh (1930-2000), tỉnh Bắc
Ninh Xuất bản năm 2000. Lịch sử phong trào phụ nữ Hà Nội (1930-1975),
Nxb Hà Nội, 2005, Đường 5 anh dũng quật khởi, Nxb Hải Phịng, 1998…
Nhóm tài liệu kể trên có đề cập đến các hoạt động của phụ nữ Liên khu III
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhiều hình thức khác nhau
nhƣng chủ yếu là các hoạt động tham gia kháng chiến. Đáng kể nhất là tác
phẩm Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân
Pháp (1946-1955), Nxb Lao Động, Hà Nội, 2000, của Ban Chấp hành Hội
Liên hiệp Phụ nữ Liên khu III, cuốn sách đề cập đến các hoạt động của phong
trào phụ nữ Liên khu III từ năm 1946 đến năm 1955. Đây là một cơng trình
nghiên cứu xun suốt lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của phong
trào phụ nữ Liên khu III trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy
nhiên, cuốn sách chƣa đề cập nhiều đến các chủ trƣơng chỉ đạo cụ thể của
phong trào phụ nữ Liên khu III trong từng thời điểm lịch sử của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Ngồi ra cịn có các Nghị quyết, Chỉ thị, Báo cáo hàng năm và định kỳ
của Liên khu ủy III, của Khu hội phụ nữ Liên khu III đƣợc lƣu tại Cục Lƣu
trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, các Báo cáo về tình hình Liên khu III trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đƣợc lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu
trữ Bộ Quốc phòng, đã đề cập đến chủ trƣơng chỉ đạo của Đảng, Liên khu ủy

4


III, kết quả của các hoạt động phong trào phụ nữ Liên khu III trong kháng
chiến chống thực dân Pháp trong từng năm.
4.Những vấn đề mà các cơng trình đã cơng bố chưa làm sáng tỏ
Chƣa trình bày một cách có hệ thống các chủ trƣơng, biện pháp lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ nữ từ năm 1946 đến
năm 1954.

Chƣa đánh giá những ƣu điểm, hạn chế, kinh nghiệm của Đảng bộ Liên
khu III về quá trình lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946-1954).
5.Những vấn đề luận văn tập trung giải quyết
Trình bày và phân tích các chủ trƣơng, biện pháp lãnh đạo của Đảng bộ
Liên khu III đối với phong trào phụ nữ trên địa bàn trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1946-1954).
Việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của phụ nữ Liên khu III trong
giai đoạn này.
Bƣớc đầu tổng kết những ƣu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm rút ra
từ sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ nữ trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), từ đó rút ra một số kinh
nghiệm lịch sử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và hệ thống hóa những tài liệu liên quan đến đề tài.
- Trình bày một cách có hệ thống các chủ trƣơng của Đảng, Liên Khu ủy III,
đối với phong trào phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

5


- Bƣớc đầu rút ra những ƣu điểm, hạn chế cùng một số kinh nghiệm của
Đảng bộ Liên khu III từ thực tế lãnh đạo phong trào phụ nữ trong kháng chiến
chống thực dân Pháp 1946-1954.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng:

- Chủ trƣơng chỉ đạo của Đảng, của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào
của phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954.
- Hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III thể hiện ở các phong trào,
các hoạt động của phụ nữ trên địa bàn trong giai đoạn này.
4.2.Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Luận văn tập trung trình bày đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng
bộ Liên khu III chỉ đạo phong trào phụ nữ trong những năm 1946 đến năm
1954. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bắt đầu từ năm 1945 ở Nam
Bộ, đến cuối năm 1946 thực dân Pháp đánh chiếm Liên khu III và nhân dân
nơi đây bắt đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, do vậy luận văn đề cập đến
các chủ trƣơng của Đảng bộ liên khu III và quá trình chỉ đạo thực hiện phong
trào phụ nữ từ năm 1946.
- Về không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên
khu III đối với phong trào của phụ nữ các tỉnh thuộc Liên khu III, nhƣng năm
1948 Liên khu III mới đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất Khu II, Khu III và
Khu XI. Do vậy luận văn đề cập đến chủ trƣơng và sự chỉ đạo phong trào phụ
nữ của Khu II, Khu III và Khu XI từ năm 1946-1947. Năm 1952, Trung ƣơng
Đảng tách các tỉnh Hải Phòng, Kiến An, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thái Bình
thành lập Khu Tả Ngạn, cho nên từ năm 1952 luận văn không đề cập đến chủ
trƣơng của Khu ủy Tả Ngạn và sự chỉ đạo phong trào phụ nữ các tỉnh thuộc
Khu Tả Ngạn.

6


5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 .Nguồn tư liệu:
- Các văn kiện của Đảng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về
phong trào phụ nữ. Các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng Lao Động Việt Nam,
Liên Khu ủy III, liên quan đến phong trào phụ nữ.

- Các cuốn sách viết về lịch sử phụ nữ Việt Nam, Lịch sử phụ nữ đồng bằng
Bắc Bộ, Lịch sử phong trào phụ nữ các địa phƣơng Liên khu III trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Hồi ký của các cán bộ trực tiếp tham gia và chỉ đạo phong trào phụ nữ Liên
khu III.
- Một số tài liệu có liên quan ở Cục Lƣu trữ Văn phịng Trung ƣơng Đảng,
Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc phòng, Thƣ viện Quốc gia,Thƣ viện Quân đội…
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về đƣờng lối lãnh đạo quần chúng của Đảng, luận văn sử dụng hai
phƣơng pháp chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic.
Phương pháp lịch sử: Trên cơ sở thu thập, khảo cứu các nguồn tƣ liệu
văn bản, các chủ trƣơng của Đảng bộ Liên khu III (Liên khu ủy III) đối với
phong trào phụ nữ từ năm 1946 đến năm 1954.
Phương pháp logic: Khai thác các nguồn tƣ liệu, sự kiện lịch sử, các
chủ trƣơng của Đảng bộ liên khu III chỉ đạo phong trào phụ nữ thuộc phạm vi
đề tài luận văn. Các chủ trƣơng, các phong trào phụ nữ đƣợc sắp xếp một
cách logic nhằm làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự kiện, tổng kết, đánh giá
sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu III.
Ngoài ra, luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh, để làm rõ
chủ trƣơng của Đảng bộ Liên khu III đối với phong trào phụ nữ ở từng giai
đoạn cụ thể trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
7


6. Đóng góp của luận văn
- Bƣớc đầu trình bày có hệ thống các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Đảng
bộ Liên khu III với phong trào phụ nữ trong kháng chiến chống thực dân
Pháp.
- Trên cơ sở trình bày quá trình Đảng bộ Liên khu III lãnh đạo phong trào phụ

nữ, luận văn rút ra nhận xét đánh giá và nêu lên những kinh nghiệm về vấn đề
này.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận
văn chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III ĐỐI VỚI
PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỪ NĂM 1946 -1950
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III ĐẨY MẠNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO PHỤ
NỮ TỪ NĂM 1951-1954
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

8


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU III
ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỪ NĂM 1946 -1950
1.1. Các yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ Liên khu III đối với
phong trào phụ nữ
1.1.1. Các yếu tố tác động tới chủ trương của Đảng bộ Liên khu III
* Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế- xã hội
Liên khu III là tên gọi của một tổ chức hành chính - quân sự bao gồm phần
lớn đồng bằng Bắc Bộ. Liên khu III đƣợc thành lập theo sắc lệnh số 120/SL
ngày 25.1.1948 [25, tr.15] của Chủ tịch Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, trên cơ sở hợp nhất các Khu II, Khu III, Khu XI1 bao gồm các tỉnh,
thành phố: Hà Nội, Hải Phịng, Nam Định, Thái Bình, Kiến An, Hải Dƣơng,
Hƣng n, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Đơng, Sơn Tây, Hịa Bình. Đến tháng 5
năm 1952, các tỉnh Hƣng Yên, Hải Phịng, Kiến An, Hải Dƣơng, Thái Bình
tách khỏi Liên khu III thành lập Khu Tả ngạn sông Hồng. Nhƣ vậy tên gọi và
địa giới hành chính Liên khu III trong kháng chiến chống thực dân Pháp có sự

thay đổi, khơng nhất quán từ đầu cho đến cuối cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp.
Về vị trí địa lý, phía đơng Liên khu III giáp biển với chiều dài hơn 200
km, phía Bắc, Tây, Nam giáp với trung du miền núi Việt Bắc, Tây Bắc và
vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hóa. Vùng biển Liên khu III trải dài theo bờ biển
các tỉnh, thành phố Hải Phịng, Kiến An, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
Đây là một vùng đất phù sa trẻ, có địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Đồng
1

Khu II (Chiến khu II) bao gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Đơng, Sơn Tây, Hịa Bình, Nam Định, Hà
Nam, Ninh Bình, Lai Châu, Sơn La; gần đến Tồn quốc Kháng chiến Hà Nội tách thành Khu đặc biệt (Khu
XI). Khu III (Chiến khu III) bao gồm các tỉnh Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hải
Ninh và Thái Bình.

9


ruộng xen kẽ với các cồn cát có độ cao từ 2-3m. Ven biển có đê chắn sóng
đƣợc xây dựng từ nhiều đời và theo thời gian không ngừng đƣợc bồi đắp
thêm. Phía ngồi đê chắn sóng là những bãi biển dài và rộng, khi thủy triều
lên ngập sâu từ 2-3m. Dọc theo bờ biển có nhiều cửa sơng nhƣ Nam Triệu,
Cấm, Lạch Tray, Đa Độ, Văn Úc, Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý, Ba
Lạt…thuận tiện cho tàu, thuyền ra vào. Ngồi khơi có nhiều đảo và quần đảo
trong đó có nhiều đảo có vai trị quan trọng về qn sự cũng nhƣ về kinh tế
nhƣ Bạch Long Vĩ, Long Châu, Cát Bà, Cát Hải… Cùng với đó là hệ thống
sơng ngịi dày đặc, điển hình là các sơng Hồng, sơng Thái Bình, sơng Luộc,
sơng Hóa, sơng Đáy, sơng Chanh... Mật độ bình qn gần 2 km sơng/1km 2
diện tích tự nhiên trên địa bàn.
Khí hậu của Liên khu III mang đặc trƣng khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ
và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa là mùa nắng nóng kéo dài từ tháng

5 đến tháng 10 hàng năm và mùa khô là mùa lạnh, bắt đầu từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong mùa nóng từ 27-29 oC, có những
ngày nắng nóng lên tới 37-38 oC.
Hệ thống đƣờng giao thơng ở Liên khu III phát triển khá sớm và tƣơng đối
hoàn chỉnh. Về đƣờng bộ có các tuyến đƣờng nối liền giữa Hà Nội với các
tỉnh: Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Ngun, Tun Quang, Hịa Bình, Hà Nam,
Ninh Bình. Đƣờng sắt có các tuyến đƣờng nhƣ đƣờng bộ từ Hà Nội đi Yên
Bái, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Nam Định và các tỉnh phía Nam. Hệ
thống đƣờng giao thơng thủy có cả đƣờng sơng và đƣờng biển nhƣ: sơng
Hồng, sơng Thái Bình, sơng Bạch Đằng, đặc biệt là cảng Hải Phịng - cảng
lớn trong khu vực. Ngồi ra cịn có hệ thống đƣờng không với các sân bay
Bạch Mai, Nội Bài, Gia Lâm, Kiến An, Cát Bi, Đồ Sơn.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1991), Lịch sử Đảng bộ Hải
Phòng, Nxb, Hải Phòng.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vũ Thƣ, Thái Bình (1989), Những sự
kiện lịch sử Đảng bộ huyện Vũ Thư (1945-1954), Thái Bình xuất bản.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ Liên khu III (1949) Tổng kết kinh nghiệm công
tác trong vùng địch chiếm, Tài liệu lƣu Thƣ viện Trung ƣơng Quân đội.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Kiến An (2000) Lịch sử Đảng bộ Kiến
An (1930-1999), Nxb Hải Phịng.
5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Đơng (1951) Báo cáo tình hình cơng
tác năm 1951, Đơn vị bảo quản số 141, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu
trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam (1952) Báo cáo tổng kết hoạt
động Thu Đông, Đơn vị bảo quản số 252, Phơng Liên khu ủy III, Cục

Lƣu trữ Văn phịng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà
Nam, Tập 1 (1927-1975), Nxb Hà Nam.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Nguyên Xá (1991), Lịch sử truyền thống đấu
tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Nguyên Xá, Thái Bình
xuất bản.
9. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Phù Ninh (1990) Lịch sử đấu tranh cách
mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên, Hải
Phòng, Nxb Hải Phịng.
10. Ban Chấp hành Hội Nơng dân Thành phố Hải Phịng (2000) Lịch sử
Hội Nơng dân và phong trào Nơng dân Hải Phịng (1930-2000), Nxb
Hải Phịng.

11


11. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2002), Lịch sử Đảng bộ
thành phố Hà Nội 1930-2000, Nxb Hà Nội.
12. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học, Nxb
CTQG, Hà Nội.
13. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến
tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) - Thắng lợi và bài học, Nxb
CTQG, Hà Nội.
14. Ban nghiên cứu lịch sử chiến tranh du kích Bắc Ninh (1960), Tổng kết
du kích chiến tranh tỉnh Bắc Ninh, Tài liệu lƣu Viện Lịch sử quân sự
Việt Nam.
15. Ban Thƣờng vụ tỉnh Ninh Bình (1952), Tình hình Ninh Bình 1952, Đơn vị
bảo quản 269, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng
Đảng, Hà Nội.

16. Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng (1986), Hải Phòng - Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nxb QĐND, Hà Nội.
17. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Hƣng (1988), Lịch sử cuộc kháng chiến
chống Pháp trên địa bàn tỉnh Hải Hưng 1945-1954, Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh Hải Hƣng.
18. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình (1980), Thái Bình kháng chiến
chống Pháp xâm lược (1945-1954), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình.
19. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh (2000), Bắc Ninh - Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nxb QĐND, Hà Nội.
20. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam Ninh (1986), Hà Nam Ninh - Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Sơ thảo.
21. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây, Hà Tây - Lịch sử kháng chiến chống

12


thực dân Pháp (1945-1954), Nxb QĐND, Hà Nội, 1998.
22. Bộ Quốc Phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương
chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1954), Nxb QĐND, Hà Nội.
23. Bộ Quốc Phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Tập 1, Nxb QĐND, Hà Nội.
24. Bộ Quốc Phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Tập 2, Nxb QĐND, Hà Nội.
25. Bộ Tƣ lệnh Quân khu 3, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2005), Lịch
sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu III
(1945-1955), Nxb CTQG, Hà Nội.
26. Công tác xây dựng Đảng trên địa bàn Liên khu III trong kháng chiến
chống Pháp, Lƣu Thƣ viện Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
27. Chương trình, báo cáo tình hình chung trong năm 1950 của Uỷ ban
kháng chiến hành chính Liên khu III, Trung tâm Lƣu trữ quốc gia 3,

Phông Phủ Thủ tƣớng, Hồ sơ số 266.
28. Cục Dân Quân (1949), Chỉ thị về xây dựng lực lượng và tổ chức lãnh
đạo công tác dân quân từ 1948-1949, Hồ sơ số 26, Phông Cục Dân
quân, Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
29. Cục Dân quân (1952), Tổng kết phong trào du kích chiến tranh Bắc Bộ
1952, Hồ sơ số 31, Phông Cục Dân quân, Trung tâm Lƣu trữ Bộ Quốc
phòng, Hà Nội.
30. Lê Văn Dƣơng (1972), Quân sử 4, Quân lực Việt Nam Cộng Hịa trong
giai đoạn hình thành (1946-1955), Bộ Tổng Tham mƣu Quân lực Việt
Nam Cộng Hòa xuất bản, Sài Gòn.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 4, Nxb
CTQG, Hà Nội.

13


32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb
CTQG, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 6, Nxb
CTQG, Hà Nội.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb
CTQG, Hà Nội.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, Nxb
CTQG, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 9, Nxb
CTQG, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 10, Nxb
CTQG, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Nxb
CTQG, Hà Nội.

39. Đảng uỷ - Bộ Tƣ lệnh Quân khu 3 (2008), Lịch sử Đảng bộ Quân khu 3 Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1955), Tập1, Nxb
QĐND, Hà Nội.
40. Đảng uỷ - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định, Nam Định - Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), Nxb QĐND, Hà
Nội, 1999.
41. Võ Nguyên Giáp (2006), Tổng tập Hồi ký, Nxb QĐND, Hà Nội.
42. Lê Văn Hiến (1994), Nhật ký của một Bộ trưởng, Tập 1, Nxb Đà Nẵng.
43. Lê Văn Hiến (1994), Nhật ký của một Bộ trưởng, Tập 2, Nxb Đà Nẵng.
44. Vũ Quang Hiển (2001), Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng
bằng Bắc Bộ (1946-1954), Nxb CTQG, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (2002): Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội

14


46. Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
47. Hội đồng chỉ đạo biên soạn cơng trình Lịch sử kháng chiến chống Pháp
Khu Tả ngạn sông Hồng (2001), Lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu
Tả ngạn sông Hồng 1945-1955, Nxb CTQG, Hà Nội.
48. Hội đồng chỉ đạo biên soạn cơng trình Lịch sử kháng chiến chống Pháp
Khu Tả ngạn sông Hồng ( 2001), Mấy vấn đề lớn ở Khu Tả ngạn sông
Hồng trong kháng chiến chống Pháp 1945-1955, Nxb CTQG, Hà Nội.
49. Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng - Ban Liên lạc đồng đội
tỉnh đội Hải Dƣơng- Hƣng Yên tại Hải Phòng (1998), Đường 5 anh
dũng quật khởi (Hồi ký của các nhân chứng lịch sử), Nxb Hải Phòng.
50. Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hải Phòng - Ban Liên lạc đồng đội tỉnh
đội Hải Dƣơng - Hƣng Yên tại Hải Phòng (2003), Đường 5 anh dũng quật
khởi (Hồi ký của các nhân chứng lịch sử thành phố Hải Phòng), Quyển 1,
Nxb Hải Phòng.
51. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2012), Biên niên Lịch sử Hội Liên

Hiệp phụ nữ Việt Nam, Tập 1 (1930-1976), Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.
52. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1950), Báo cáo của đại biểu phụ nữ
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam toàn quốc lần thứ nhất: Bảo vệ quyền
lợi phụ nữ và nhi đồng, Lƣu Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội.
53. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ
Liên khu III (2002), Lịch sử phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ trong kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1955), Nxb Lao động - Xã
hội, Hà Nội.
54. Đinh Xuân Lâm (1992), Quân khu 3 mảnh đất giàu truyền thống yêu
nước chống xâm lược, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 6, tr 21-24.
55. Liên khu III - 5 năm kháng chiến, Hồ sơ 42, Phông Liên khu III, Trung

15


tâm Lƣu trữ Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
56. Liên khu ủy III (1948), Báo cáo chuyên đề của Liên khu III từ 19451948, Đơn vị bảo quản số 23, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn
phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
57. Liên khu ủy III (1948), Báo cáo của Đảng đồn phụ nữ Liên khu III về
tình hình các mặt cơng tác của Đảng đồn năm 1948, Đơn vị bảo quản
số 1200, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng
Đảng, Hà Nội.
58. Liên khu ủy III (1948), Báo cáo của Liên khu ủy III về tình hình cơng
tác của Hội bộ Việt Minh Thanh thiếu niên, Phụ nữ, Nông vận và
Đảng Dân chủ từ tiền khởi nghĩa đến 1948, Đơn vị bảo quản 22,
Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà
Nội.
59. Liên khu ủy III (1948), Báo cáo của Tỉnh ủy Hà Nam về tình hình chính
quyền từ tháng 3/1947 đến tháng 4/1948 và tổng kết mọi mặt công tác
năm 1948. Đơn vị bảo quản số 25, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ

Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
60. Liên khu ủy III (1948-1958), Báo cáo của Liên tỉnh ủy Hải Phịng Kiến An về tình hình mọi mặt trong tỉnh năm 1948, Đơn vị bảo quản số
22, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng,
Hà Nội.
61. Liên khu ủy III (1948-1958), Chỉ thị của Liên khu ủy III năm 1949, Đơn
vị bảo quản số 25, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn phòng
Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
62. Liên khu ủy III (1948), Báo cáo của Tỉnh ủy Thái Bình về các tổ chức
quần chúng, hội văn hóa cơng tác giáo giới, về tình hình đảng viên và
mọi mặt công tác năm 1948, Đơn vị bảo quản 39, Phông Liên khu ủy

16


III, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
63. Liên khu ủy III (1948), Nghị quyết Hội nghị đại biểu Khu ủy III lần thứ
nhất về báo cáo tình hình mọi mặt trong khu năm 1947, Đơn vị bảo
quản 10, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng
Đảng, Hà Nội.
64. Liên khu ủy III (1948), Tài liệu Hội nghị cán bộ Liên khu III lần thứ
nhất từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 4 năm 1948, Đơn vị bảo quản 19,
Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà
Nội.
65. Liên khu ủy III (1949), Báo cáo định kỳ năm 1949, Đơn vị bảo quản số
76, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng,
Hà Nội.
66. Liên khu ủy III (1949), Báo cáo thường kỳ của Liên khu ủy III năm
1949, Đơn vị bảo quản số 50, Phơng Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn
phịng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
67. Liên khu ủy III (1949), Kiểm điểm sự thi hành Nghị quyết chủ trương về

công tác phụ vận của Trung ương trong hai năm cầm cự, một năm
chuẩn bị tổng phản công của Hội Phụ nữ Liên khu III (1948-1949),
Đơn vị bảo quản 1210, Phông Liên khu ủy III, Cục Lƣu trữ Văn phòng
Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
68. Liên khu ủy III (1950), Báo cáo của Ban Thường trực Hội Phụ nữ Liên
khu III về tình hình phong trào và sự hoạt động của Hội từ khi thành
lập đến năm 1950, Đơn vị bảo quản số 1211, Phông Liên khu ủy III,
Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.
69. Liên khu ủy III (1951), Chương trình cơng tác, chủ trương bản kiểm
thảo của Đảng đoàn phụ nữ Liên khu III về phục vụ chiến trường, tăng
gia sản xuất các mặt công tác và sự hợp nhất Phụ nữ Cứu quốc vào Hội

17


×