Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.78 KB, 9 trang )

.Đặt vấn đề:
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ
thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông
tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu
quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng. Trong phạm vi bài
viết này tôi chỉ xin trình bày một khía cạnh của việc ứng dụng thủ pháp truyền thông đa phương
tiện qua một tiết học lịch sử cụ thể nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh ở bậc THCS.
II. Cơ sở phương pháp luận của việc ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong dạy học
lịch sử:
1. Dạy học lịch sử là quá trình truyền thông mang tính đặc thù:
Theo các nhà lí luận dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là con đường đi tới nhận thức
sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp các phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũng
có các ý kiến cho rằng “phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống
nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của
giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. Như vậy, khi bàn đến phương pháp dạy
học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy
học và vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, một yếu tố không
thể thiếu đảm nhiệm vai trò trung gian của quá trình dạy học đó chính là phương tiện dạy
học.Xét trên phương diện mục tiêu, chúng ta có thể thấy quá trình dạy học cũng chính là quá
trình truyền thông. Bởi vì truyền thông là sự chuyển tải thông tin từ một hoặc một nhóm đối tượng
này đến một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải
biến hành vi của con người. Điểm khác biệt ở dạy học và các loại hình truyền thông khác là ở
chỗ: dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là
chủ thể và giáo viên đóng vai trò chủ đạo để quá trình truyền thông đạt hiệu quả.Ở phạm vi hẹp,
quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình dạy học mang tính đặc thù. Dạy
học lịch sử là quá trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ
môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài
học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Hay nói cách khác đó
cũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo và vận dụng
kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống. Vấn đề khó khăn nhất của bộ
môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và


vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện
tượng hiện đại hoá lịch sử. Nhưng làm được điều này cũng không đơn giản, hiện nay giáo viên
chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một
số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với số lượng không nhiều). Chính vì những lẽ đó
cho nên hiệu quả của các tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảm thấy không có hứng thú
khi tìm hiểu bộ môn lịch sử. Vậy để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có những
hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và hứng thú cho học sinh.
2. Truyền thông đa phương tiện và những ưu thế vượt trội:
- Truyền thông đa phương tiện (mutimedia communication) là một khái niệm mới được xuất hiện
trong những năm gần đây. Xung quanh khái niệm này vẫn có nhiều cách hiểu nhưng tất cả đều
cho rằng: truyền thông đa phương tiện chính là quá trình chuyển tải thông tin bằng âm thanh và
hình ảnh hay sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh (có thể là kênh chữ, kênh hình). Theo báo
cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993, (tạm dịch) “Con người
lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy và 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50%
những gì họ thấy và nghe; và con số này lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng
một cách đồng thời.”. Trên cơ sở của những số liệu này và quá trình giảng dạy thực tế ở trường
phổ thông chúng ta có thể thấy việc dạy học lịch sử chỉ với những phương tiện truyền thống như
bảng đen, lời nói của thầy giáo và một ít phương tiện dạy học mang tính tĩnh (bản đồ, tranh ảnh,
sơ đồ) chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và chóng quên.
Trong khi đó nếu học sinh được xem phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động (được thiết kế theo logic
sự kiện), tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ
của các em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được một
bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu
những kiến thức mà các em tiếp thu được. Rõ ràng, việc kết hợp cùng một lúc hai hay nhiều
phương tiện truyền thông sẽ giúp cho nguời học tiếp thu thông tin nhanh, chính xác và nhớ lâu
hơn.
III. Thực trạng và giải pháp:
1. Thực trạng dạy học lịch sử và sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin:
Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá
khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn.

Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một
cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh
THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một
nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch
sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Thử lấy ví dụ về
hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử
trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó
kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, thậm chí có một số bản đồ còn mâu
thuẫn với kiến thức ở sách giáo khoa (Lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở lớp 8). Các tranh ảnh
ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như
không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn
hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không
thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.
2. Một số giải pháp mang tính định hướng cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông đa phương tiện trong dạy học lịch sử ở trường THCS Lý Tự Trọng – TP Huế
Trước những khó khăn thực tế, việc dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin là một
giải pháp tích cực, là hướng đi kịp thời để giải quyết những khó khăn nêu trên. Tuy vậy việc sử
dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học lịch sử hiện nay vẫn
còn gặp nhiều khó khăn:
- Thứ nhất, trình độ tin học của giáo viên (đặc biệt là người lớn tuổi) còn gặp nhiều hạn chế.-
Thứ hai, chi phí cho việc mua sắm thiết bị còn quá cao.- Thứ ba, hiện nay vẫn chưa có một mô
hình thống nhất cho việc bài giảng điện tử nên việc ứng dụng còn mang tính chất tuỳ tiện, hiệu
quả mang lại không cao.Mặc dù còn nhiều khó khăn, cản trở song không phải là không có hướng
giải quyết. Thực tế dạy học ở trường THCS Lý Tự Trọng – TP Huế cho thấy việc phổ biến kiến
thức tin học cho giáo viên là vấn đề có thể giải quyết được. Những giáo viên trẻ đã biết ứng dụng
công nghệ thông tin sẽ là những hạt nhân để tạo ra mô hình thí điểm. Sau khi xây dựng mô hình
thí điểm là quá trình đào tạo và hướng dẫn các kĩ năng ứng dụng cho những giáo viên khác. Kết
quả, sau một năm thí điểm chúng tôi đã có một đội ngũ biết ứng dụng công nghệ thông tin vào
soạn bài giảng điện tử. Còn việc mua sắm trang thiết bị cũng không khó, chúng ta thử làm một
bài toán về kinh tế để so sánh giữa việc phải bỏ kinh phí mua sắm các phương tiện dạy học hiện

đại (máy tính, projector) với việc mua sắm hàng chục triệu đồng những thiết bị dạy học khác
(tranh ảnh, bản đồ, bảng phụ …) thì sẽ thấy tính kinh tế và hiệu quả của nó. Trong lúc đó một hệ
thống phương tiện dạy học hiện đại có thể sử dụng cho tất cả các môn và thời lượng sử dụng lên
đến hàng chục ngàn giờ cùng với giá thiết bị đang giảm dần thì vấn đề kinh tế chắc chắn sẽ
không còn lo ngại.Đối với bộ môn lịch sử, ngoài việc hướng dẫn giáo viên cách soạn giáo án và
cách khai thác tư liệu trên mạng internet chúng tôi còn phổ biến cách sử dụng các phần mềm đa
phương tiện để chỉnh lí tư liệu.
Trong quá trình thực hiện, việc đánh giá và đưa ra mô hình ứng dụng và nguyên tắc khai thác tư
liệu để đạt hiệu quả là vấn đề quan trọng nhất. Chính vì vậy, các giáo viên lịch sử chúng tôi đã
thống nhất và đưa ra quy trình soạn giảng và sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện theo
mô hình của bài giảng dưới đây.
3. Quy trình soạn một giáo án điện tử có sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện:
Sau đây là quy trình soạn giảng một bài lịch sử có sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện
( Lịch sử 7, tiết 11: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê, phần I)
a. Bước chuẩn bị tài liệu:- Các phần mềm được sử dụng: PowerPoint 2003 (để thiết kế bài
giảng); Photozoom (để phóng các lớn các hình ảnh); paint (để chỉnh lí các hình ảnh); window
movie maker (để cắt các đoạn phim) (Tôi xin giới thiệu các phần mềm này bởi vì nó được tích
hợp sẵn trong các hệ điều hành và sử dụng đơn giản. Quý vị có thể sử dụng các phần mềm khác
có chung công năng)
- Các tư liệu cần cho bài giảng: sau khi định hướng bài giảng và các tài liệu cần thiết như một
đoạn phim về Đinh Tiên Hoàng và kinh đô Hoa Lư; sơ đồ về bộ máy Nhà nước thời Tiền Lê và
lược đồ về cuộc kháng chiến chống Tống.
- Cách tìm và xử lí: chúng ta có thể khai thác các đoạn phim này trên các trang web truyền hình
(vtv.org.vn; vntelevision.vn; htv.vnn.vn…) và đoạn phim tôi khai thác được có tựa đề “Hoa Lư
non nước Tràng An” của VTV1. Các hình ảnh và lược đồ Việt Nam chúng ta có thể tìm kiếm
trên www.googel.com.
+ Xử lí phim: chúng ta dùng WMM (windows movie maker) để tạo ra những đoạn phim với hình
ảnh và âm thanh phù hợp với bài giảng. Từ đoạn phim khai thác được tôi đã tạo ra 2 đoạn phim
với nội dung “những biện pháp của nhà Đinh” và “kinh đô Hoa Lư”.
+ Xử lí ảnh: các hình ảnh chúng ta tìm được thường có kích thước nhỏ, độ phân giải thấp nên

phải dùng Photozoom để phóng lớn. Ưu điểm của phần mềm này là khi phóng lớn hình ảnh vẫn
không bị nhoè. Nếu là bản đồ thì chúng ta nên dùng chương trình Paint để xoá hết những kí hiệu,
chữ viết để biến nó thành bản đồ câm.
* Lưu ý: nên đặt tất cả các hình ảnh, tư liệu, phim kể cả bài giảng PowerPoint vào trong một thư
mục trên máy tính. Bởi vì nếu ta không làm như vậy khi copy thì các đoạn phim sẽ không hiển
thị và khi sao chép thì phải sao chép cả thư mục.
b. Bước thiết kế bài giảng điện tử:
- Trên cơ sở giáo án chúng ta có thể hiện thực hoá ý tưởng thành giáo án điện tử theo một trình
tự các bước lên lớp. Theo kinh nghiệm giảng dạy thực tế chúng ta nên có một slide chính sau đó
tạo các liên kết đến các slide thành phần. Ở slide chính và slide thành phần nên có các nút liên
kết đến và quay về tranh chính để giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình điều khiển. Bài
giảng của tôi gồm có 15 slide được thiết kế theo mô hình sau (xin tham khảo phụ lục)
- Khi thiết kế giáo án theo mô hình này cần lưu ý: trang chính của giáo án chính là đề cương của
bài giảng. Từ trang chính, các tiểu mục lần lượt hiển thị từng phần, trên cơ sở đó chúng ta có thể
liên kết đến các slide thành phần và quay về trang chính để học sinh có thể ghi nội dung bài học.
Đối với sơ đồ và lược đồ chúng ta cũng cho hiển thị từng phần theo ý tưởng của người dạy.
c. Bước lên lớp giảng dạy thực tế:
- Đầu tiên giáo viên nên tạo ra động cơ học tập bằng một câu nói của lãnh tụ( ví dụ: Dân ta phải
biết sử ta …) hoặc đưa ra một nhận định về mục đích của việc học lịch sử để gây sự hứng thú
cho học sinh ở màn hình chờ.- Khâu kiểm tra bài cũ cần nêu câu hỏi và phương án trả lời để học
sinh quan sát và ghi nhớ kiến thức cũ.
- Trang chính: Giáo viên cho hiển thị từng phần, từng mục giống như quá trình ghi bảng đen. Từ
đó tạo các siêu liên kết đến các tranh phụ có chứa câu hỏi và nội dung từng phần hoặc đoạng
phim, tranh ảnh, bản đồ …
- Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học, giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để đánh
giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh hoặc sử dụng lược đồ cho học sinh trình bày lại (nếu
bài giảng có diễn biến của một trận đánh, một biến cố, một cuộc chiến tranh …) để đánh giá kĩ
năng.- Cuối cùng là phần chuẩn bị cho bài mới: Giáo viên phải đặt ra các yêu cầu cụ thể và
hướng dẫn học sinh giải quyết các yêu cầu.
* Khi giảng dạy cần lưu ý:

+ Nguyên tắc của việc sử dụng trực quan: nêu vấn đề trước khi cho học sinh xem phim hoặc sơ
đồ, bản đồ…trên cơ sở đó giúp học sinh khai thác và rút ra kết luận. Nếu làm ngược lại thì những
tư liệu mà chúng ta đưa ra chỉ mang tính chất minh hoạ, không đem lại hiệu quả cho bài học.
+ Để tạo nên hiệu quả, khi sử dụng các đoạn phim câm (không có âm thanh), sơ đồ, bản đồ…
lời nói của giáo viên phải đi liền với các hiệu ứng để cho kênh âm thanh và kênh hình ảnh luôn
kết hợp nhuần nhuyễn với nhau.
IV. Kết luận:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin với thủ pháp truyền thông đa phương tiện đối với môn
lịch sử ở trường THCS đang được thí điểm và bước đầu đã thu được những hiệu quả đáng
kể. Qua quan sát ở tiết dạy này và thông tin điều tra thu được có 100% học sinh trả lời
đúng các câu hỏi trắc nghiệm cuối bài; học sinh trình bày lại được 90% nội dung diễn biến
của cuộc kháng chiến chống Tống (981) ngay tại lớp; 100% học sinh cảm thấy có hứng thú
khi được học theo mô hình này. Điểm hạn chế của mô hình này là một số học sinh không
ghi chép kịp các nội dung chi tiết trên màn chiếu.
Như vậy, thực hiện mô hình nêu trên chúng ta đã khắc phục được nhiều hạn chế của việc
dạy học lịch sử với phương pháp và phương tiện truyền thống và đã tạo ra một số hiệu quả
tích cực. Tuy vậy cũng không có phương pháp và phương tiện nào là vạn năng, mỗi
phương pháp, phương tiện đều có ưu điểm và nhược điểm của nó. Để thực hiện mô hình
ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn nữa chúng tôi cần sự góp ý của quý thầy cô
và chuyên gia về lĩnh vực này.
Sử dụng phần mềm Googel Earth trong thiết kế bản đồ lịch sử.
Nếu ai đã từng soạn bài giảng điện tử trong giảng dạy bộ môn lịch sử thì đều nhận thấy rằng
công việc khó khăn và tốn kém thời gian nhất là thiết kế và sử dụng hiệu quả bản đồ lịch sử.
Trước đây, thông thường chúng ta thường số hoá bản đồ bằng cách scan các bản đồ từ sách giáo
khoa sau đó dán vào các slide trình chiếu. Cách làm này cũng có tính hiệu quả của nó so với "dạy
chay" tuy nhiên hạn chế lớn nhất của cách này là bản đồ đơn sắc, tính sinh động và thẩm mĩ
không cao, bên cạnh đó đối với những bản đồ lớn hơn khổ A4 thì botay.com. Cách thứ hai có vẻ
hiện đại hơn là chúngta thường dùng mãy ảnh số để chụp lại các bản đồ treo tường sau đó xử lí
bằng các phầm mềm làm ảnh để dán vào slide. Cách làm này đã khắc phục được tính thẩm mĩ
của cách làm thứ nhất song muốn biến thành bản đồ câm thì tốn rất nhiều công sức để xoá các kí

hiệu trên lược đồ. Tôi đã từng sử dụng cách này và thấy rất tốn thời gian. Nếu yêu cầu sử dụng
thường xuyên thì cách này tỏ ra không có hiệu quả đó là chưa tính đến chuyện có những giáo
viên chưa có kĩ năng xử lí ảnh thì việc biến một bản đồ với đầy đủ kí hiệu thành bản đồ câm là
một điều vô cùng khó khăn thậm chí là không thể thực hiện được. Trên cơ sở ứng dụng và
nghiên cứu tôi nhận thấy có một phầm mềm vừa đơn giản vừa có hiệu quả cao trong việc thiết kế
các dạng bản đồ trong dạy học bộ môn lịch sử và cả môn địa lí. Sau đây tôi xin trình bày một số
nét cơ bản về phần mềm và cách ứng dụng
1. Googel Earth - Những đặc điểm kĩ thuật và yêu cầu cấu hình máy:
- Bạn hãy tải File cài đặt miễn phí của Google Earth(trong trang chủ của Google, dung lượng
khoảng 11 MB). Có thể vào trang Web tải tại đây.. Nhớ xem máy của bạn cấu hình có phù hợp
không nhé! Cài đặt xong, kích đúp và...chạy.(khi cài đặt, bắt buộc phải online(máy nối mạng
Internet). Đây là màn hình chính của GE :
Tính năng của các công cụ:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×