Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe môi trường khu vực xung quanh khu công nghiệp điện nam điện ngọc, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
BẢO VỆ SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG KHU VỰC
XUNG QUANH KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỆN NAM –
ĐIỆN NGỌC, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THỊ MỸ HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
BẢO VỆ SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG KHU VỰC
XUNG QUANH KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỆN NAM –
ĐIỆN NGỌC, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng
Mã số: 60.52.03.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ MÔI TRƢỜNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Phƣớc Cƣờng

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Thị Mỹ Hạnh


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỨC KHỎE
MÔI TRƢỜNG KHU VỰC XUNG QUANH KHU VỰC KHU CỒNG NGHIỆP
ĐIỆN NAM ĐIỆN NGỌC.
Trần Thị Mỹ Hạnh, học viên cao học khóa K30, chuyên ngành kỹ thuật môi
trƣờng.
Tóm tắt - Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng từ các khu công nghiệp là vấn đề cấp bách và cần
đƣợc quan tâm hiện nay. Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trƣờng từ các hoạt động công
nghiệp đã ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe môi trƣờng, các làng ung thƣ xuất hiện vì vậy các
biện pháp bảo vệ sức khỏe môi trƣờng khu vực xung quanh các Khu công nghiệp đã và đang
đƣợc nghiên cứu áp dụng. Dựa vào các phiếu điều tra khảo sát đánh giá ngƣời dân sinh sống
xung quanh khu công nghiệp nghiên cứu của luận văn này nhằm đề xuất các biện pháp bảo vệ
môi trƣờng tại đây. Thông qua các số liệu thu thập cũng nhƣ số liệu quan trắc các nhận xét
đánh giá hiện trạng môi trƣờng xung quanh khu công nghiệp cũng nhƣ hiệu quả quản lý ô
nhiễm của KCN Điện Nam Điện Ngọc cũng đƣợc tác giả phân tích và đánh giá trong phạm vi
luận văn.
Từ khóa – Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, sức khỏe môi trƣờng, hiện trạng

môi trƣờng, biện pháp bảo vệ sức khỏe môi trƣờng, làng ung thƣ.

ACCESSING THE ENVIRONMENTAL STATUS AND PROPOSAL THE
SOLUTION FOR ENVIROMENTAL HEALTH PROTECTION IN THE
NEIGHBOURING AREA OF DIEN NAM-DIEN NGOC INDUSTRIAL ZONE
Abstract - The problem of environmental pollution from the industrials zone is an
urgent issue that needs attention. At present, environmental pollution from industrial activates
has negatively impacted on environmental health, cancer village appear so the solution to
protect the neighboring area of industrial zone has been researched and applied. Based on the
questionnaires surveying people whose was living near the industrial zone, the proposed of
this thesis is measuring to protect the environmental health here. The collected data as well as
monitoring data of assessing the current status of surrounding environment of the industrial
zone and the pollution management efficiency of Dien Nam- Dien Ngoc Industrial Zone are
also the author analyzed and evaluated within the thesis.
Key words – Dien Nam - Dien Ngoc Industrial Zone, environmental health,
environmental status, environmental protection measures, cancer village


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2
6. Cấu trúc của luận văn..........................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 4
1.1. TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............................................4
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của KCN ở Việt Nam .......................................4

1.1.2. Hiện trạng môi trƣờng KCN Việt Nam. .......................................................5
1.2. TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM ............................8
1.2.1. Ô nhiễm môi trƣờng không khí ..................................................................10
1.2.2. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ..........................................................................13
1.3. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP ĐIỆN
NAM – ĐIỆN NGỌC ....................................................................................................15
1.3.1. Nƣớc thải ....................................................................................................16
1.3.2. Bụi và khí thải .............................................................................................17
1.3.3. Tiếng ồn, độ rung ........................................................................................20
1.3.4. Chất thải rắn ................................................................................................20
1.3.5. Cây xanh .....................................................................................................20
1.4. TỔNG QUAN TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP .....21
1.5. TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƢỜNG ..................................................22
1.5.1. Khái niệm sức khỏe môi trƣờng. ................................................................22
1.5.2. Các yếu tố đƣợc xem xét trong sức khỏe môi trƣờng .................................22
1.5.3. Mối tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng ...........................................23
1.5.4. Mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả của môi trƣờng và sức khỏe .............24
1.5.5. Tổng quan về kim loại nặng và tính độc của một số kim loại nặng ảnh
hƣởng đến sức khỏe con ngƣời......................................................................................26
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................30
2.1.1. Khu vực khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc ....................................30
2.1.2. Khu dân cƣ phƣờng Điện Ngọc ..................................................................42


2.1.3. Khu dân cƣ phƣờng Điện Nam Bắc ............................................................42
2.1.4. Khu vực Khối phố Viêm Minh ...................................................................43
2.1.5. Khu vực Khối phố Cẩm Sa .........................................................................44
2.1.6. Khu vực Khối phố Viêm Trung ..................................................................45
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................45

2.2.1. Khảo sát đánh giá hiện trạng môi trƣờng tại khu vực lân cận KCN Điện
Nam - Điện Ngọc ...........................................................................................................45
2.2.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng tại khu vực lân cận KCN Điện Nam - Điện Ngọc. ............................................48
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................48
2.3.1. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi...................................................48
2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát .................................................................................49
2.3.3. Phƣơng pháp đo đạc....................................................................................49
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp ................................................................51
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 52
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TẠI KHU VỰC KHU
CÔNG NGHIỆP ĐIỆN NAM - ĐIỆN NGỌC ..............................................................52
3.1.1. Kết quả khảo sát hiện trạng môi trƣờng nƣớc tại khu vực KCN Điện Nam Điện Ngọc ......................................................................................................................52
3.1.2. Kết quả khảo sát hiện trạng môi trƣờng không khí tại khu vực KCN Điện
Nam - Điện Ngọc ...........................................................................................................57
3.1.3. Kết quả khảo sát tình trạng sức khỏe của ngƣời dân đang sinh sống tại khu
vực xung quanh KCN Điện Nam - Điện Ngọc..............................................................60
3.1.4. Kết luận mối líên hệ giữa ô nhiễm do KCN Điện Nam – Điện Ngọc và sức
khỏe cộng đồng khu vực xung quanh ............................................................................60
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI KCN
ĐIỆN NAM – ĐIỆN NGỌC .........................................................................................61
3.2.1. Xử lý nƣớc bằng bể lọc cát sỏi truyền thống ..............................................62
3.2.2. Sử dụng các thiết bị lọc nƣớc .....................................................................63
3.2.3. Đun sôi ........................................................................................................65
3.2.4. Khử trùng bằng Cloramin B .......................................................................66
3.2.5. Giải pháp quản lý nguồn nƣớc ngầm ..........................................................67
3.2.6. Đề xuất áp dụng công nghệ MBBR cho HTXLNT KCN Điện Nam- Điện
Ngọc...............................................................................................................................67
3.3. NHÓM GIẢI PHÁP XÃ HỘI HỌC .......................................................................71



3.3.1. Khuyến cáo ngƣời dân bảo vệ sức khỏe và hạn chế tác hại của ô nhiễm môi
trƣờng tại nơi cƣ trú .......................................................................................................71
3.3.2. Lựa chọn khẩu phần ăn khoa học dựa vào tháp dinh dƣỡng ......................71
3.4. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC .......................................................................................73
3.4.1. Đề xuất biện pháp xử lý bụi tại khu vực bằng khoảng đệm trồng cây xanh.....73
3.4.2. Giải pháp quản lý ........................................................................................74
3.4.3. Xây dựng hệ thống quan trắc tự động, giám sát chất lƣợng môi trƣờng tại
KCN Điện Nam - Điện Ngọc ........................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
BXD/KTQH

: Bộ tài nguyên môi trƣờng
: Bộ xây dựng/Kiến trúc quy hoạch

CCC
CP
CTR

: Cụm công nghiệp
: Cổ phần
: Chất thải rắn


CTRNH

: Chất thải rắn nguy hại

CTRSH
CTRSX

: Chất thải rắn sinh hoạt
: Chất thải rắn sản xuất

COD

: Nhu cầu Oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

CSSX

: Cơ sở sản xuất

HTMT
HTTN
HTXLNT

: Hiện trạng môi trƣờng
: Hệ thống thoát nƣớc
: Hệ thống xử lý nƣớc thải

KCN
KKT
MBBR
MTV


: Khu công nghiệp
: Khu kinh tế
: Công nghệ sinh học hiếu khí kết hợp giá thể di độngMoving Bed Biofilm Reactor
: Một thành viên

QCVN
QĐ-BXD
QĐ-UB
SKMT
RO
TCVN
TNHH
TSS
TT QH&ĐTTNN
TXLNT

: Quy chuẩn Việt Nam
: Quyết định - Bộ xây dựng
: Quyết định - Ủy ban
: Sức khỏe môi trƣờng
: Thẩm thấu ngƣợc -Reverse Osmosis
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Trách nhiệm hữu hạn
: Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)
: Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nƣớc
: Trạm xử lý nƣớc thải

UBND
VSV

WHO

: Ủy Ban Nhân Dân
: Vi sinh vật
: Tổ chức y thế thế giới - World Health Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Tên các khu công nghiệp và diện tích mặt bằng quy hoạch

10

1.2.

Thành phần khí thải gây ô nhiễm môi trƣờng theo các loại hình
công nghiệp

10

1.3.


Đặc trƣng thành phần nƣớc thải của một số ngành công nghiệp

13

(trƣớc xử lý)
1.4

Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh

19

KCN Điện Nam – Điện Ngọc (Phía Tây KCN)
1.5.

Kết quả quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh
KCN Điện Nam – Điện Ngọc (phía Đông KCN)

19

2.1.

Tần suất, tốc độ gió mạnh nhất trong gió mùa đông bắc tại Quảng

33

Nam Đà Nẵng
2.2.

Danh sách các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN Điện Nam – Điện

Ngọc

34

3.1.

Kết quả đo đạc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thải

52

3.2.

Kết quả đo đạc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt

53

3.3.

Kết quả đo đạc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ngầm

55

3.4.

Kết quả đo đạc chất lƣợng môi trƣờng không khí

58

3.5.


Các thông số thiết kế đặc trƣng bể MBBR

70

3.6.

Lƣợng các hạt kim loại (ƣớc tính) đƣợc cây sao đen (D=20cm;

74

H=9m; độ che phủ: 30%) tích lại trong 1 năm trong điều kiện nồng
độ chì trong không khí thấp.


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

1.1.

Số lƣợng KCN theo vùng kinh tế tính đến tháng 12/2008

4

1.2.


Nƣớc thải chứa các loại hóa chất độc hại chƣa qua xử lý thải trực

6

tiếp vào lƣu vực sông Nhuệ - Đáy
1.3.

Diễn biến ô nhiễm nƣớc sông Nhuệ đoạn qua Hà Đông

6

1.4.

Nƣớc sông Thị Vải bị ô nhiễm, nổi bọt trắng xóa

7

1.5.

Cá chết diện rộng trên 4 tỉnh ven biển miền Trung

8

1.6.

Sơ đồ vị trí các khu công nghiệp

9


1.7.

Nồng độ bụi lơ lửng (TSP) tại một số KCN miền Trung giai đoạn
2008 – 2013

12

1.8.

Ống khói của nhà máy sản xuất kính nổi Chu Lai

13

1.9.

Khu vực đầu nguồn của mƣơng Câu đầu nối với cống xả nƣớc thải
của KCN Bắc Chu Lai

15

1.10.

Bản đồ quy hoạch chi tiết KCN Điện Nam - Điện Ngọc

16

1.11.

Khói thải từ nhà máy sản xuất bao bì lô số 7A


18

1.12.

Sơ đồ quản lý CTR của KCN Điện Nam – Điện Ngọc

20

1.13.

Cây xanh tại KCN Điện Nam – Điện Ngọc

21

2.1.

KCN Điện Nam – Điện Ngọc

34

2.2.

Sơ đồ thu gom thoát nƣớc thải của KCN

37

2.3.

Nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung KCN Điện Nam – Điện Ngọc


38

2.4.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc thải

39

2.5.

Hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung KCN Điện Nam – Điện Ngọc

41

2.6.

Vị trí phƣờng Điện Ngọc

42

2.7.

Vị trí phƣờng Điện Nam Bắc

43

2.8.

Vị trí khối phố Viêm Minh


43

2.9.

Vị trí khối phố Cẩm Sa

44

2.10.

Vị trí khối phố Viêm Trung

45

2.11.

Vị trí lấy mẫu đánh giá hiện trạng môi trƣờng nƣớc khu vực KCN
Điện Nam - Điện Ngọc

46

2.12.

Vị trí lấy mẫu đánh giá hiện trạng môi trƣờng không khí khu vực
KCN Điện Nam - Điện Ngọc

47

2.13.


Phỏng vấn ngƣời dân về HTMT và tình hình sức khỏe

49


Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

2.14.

Lấy mẫu nƣớc mặt tại khu vực nghiên cứu

49

2.15.

Vị trí lấy mẫu nƣớc thải

50

2.16.

Lấy mẫu nƣớc ngầm tại khu vực nghiên cứu

50


2.17.

Lấy mẫu không khí xung quanh tại khu vực nghiên cứu

51

3.1.

Kết quả khảo sát hiện trạng nƣớc ngầm của khu vực dân cƣ xung
quanh KCN Điện Nam - Điện Ngọc

56

3.2.

Biểu đồ đánh giá bằng cảm quan của ngƣời dân về chất lƣợng môi
trƣờng không khí tại khu vực

59

3.3.

Biểu đồ tình trạng sức khỏe của ngƣời dân

60

3.4.

Bể lọc cát sỏi


63

3.5.

Sơ đồ hoạt động của máy lọc nƣớc RO

64

3.6.

Máy lọc nƣớc RO

65

3.7.

Khử trùng bằng Cloramin B

66

3.8.

Bể MBBR hiếu khí

69

3.9.

Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải đề xuất của KCN Điện Nam Điện Ngọc


70

3.10.

Bể MBBR

71

3.11.

Tháp dinh dƣỡng

72

3.12.

Sơ đồ truyền đạt dữ liệu của hệ thống quan trắc tự động

77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong quá trình Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc, nền kinh
tế phát triển một cách mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp làng nghề đƣợc xây dựng hoạt động đóng góp phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển đất nƣớc và tạo công ăn
việc làm cho ngƣời dân.
Tỉnh Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung có nhiều

tiềm năng để phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có nhiều Khu công
nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp (CCN) nhƣ KCN Điện Nam – Điện Ngọc, Thuận
Yên, Đại Hiệp, Đông Quế Sơn, Đông Thăng Bình

KCN Điện Nam – Điện Ngọc là

một KCN lớn tọa lạc ở một vị trí khá thuận lợi, với môi trƣờng thu hút đầu tƣ hấp dẫn
phát triển theo hƣớng khu công nghiệp xanh. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp về
mặt kinh tế thì tác động của hoạt động công nghiệp đến môi trƣờng và sức khỏe của
ngƣời dân khu vực lân cận cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm.
Hiện nay, tình hình ô nhiễm môi trƣờng từ các hoạt động công nghiệp đã ảnh
hƣởng tiêu cực đến sức khỏe môi trƣờng, các làng ung thƣ xuất hiện nhƣ làng Thống
Nhất, làng Lũng Vy (Hà Nội), làng Phƣớc Thiện (Quảng Ngãi), thôn Trung Sơn (Hòa
Liên - Đà Nẵng) nhiều đợt bệnh dịch lớn nhƣ bệnh sốt xuất huyết, dịch tả mà
nguyên nhân từ chất lƣợng môi trƣờng sống bị xuống cấp, ô nhiễm nặng nề.
Vì vậy, nhằm tạo sự an toàn cho sức khỏe của ngƣời dân và môi trƣờng đồng thời
để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng tại khu dân cƣ xung quanh
khu công nghiệp thì vấn đề đánh giá hiện trạng môi trƣờng và đƣa ra biện pháp bảo vệ
sức khỏe môi trƣờng là vấn đề cấp thiết cần đƣợc quan tâm giải quyết. Từ những vấn
đề thực tế nêu trên, tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp bảo
vệ sức khỏe môi trường khu vực xung quanh khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc,
Tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng môi trƣờng (HTMT) và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng khu vực xung quanh KCN Điện Nam - Điện Ngọc, Quảng Nam.
Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát nguồn phát sinh, thành phần chất gây ô nhiễm tại khu vực KCN Điện
Nam - Điện Ngọc.
- Khảo sát hiện trạng sức khỏe ngƣời dân tại khu dân cƣ lân cận KCN Điện Nam

- Điện Ngọc.


2
- Đánh giá và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của ngƣời dân tại khu vực.
- Đề xuất biện pháp nâng cao và bảo vệ sức khỏe của ngƣời dân tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu vực: ô
nhiễm môi trƣờng nƣớc (nƣớc mặt, nƣớc ngầm), ô nhiễm môi trƣờng không khí.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Ngƣời dân sinh sống tại khu vực xung quanh KCN Điện Nam - Điện Ngọc.
- Hiện trạng môi trƣờng không khí, nƣớc mặt, nƣớc ngầm tại khu vực KCN Điện
Nam - Điện Ngọc.
Phạm vi nghiên cứu:
Khu vực chịu ảnh hƣởng từ KCN Điện Nam - Điện Ngọc, Quảng Nam:
- Khu vực khối phố Viêm Minh, Phƣờng Điện Ngọc, Thị xã Vĩnh Điện
- Khu vực khối phố Cẩm Sa, Phƣờng Điện Ngọc, Thị xã Vĩnh Điện
- Khu vực khối phố Viêm Trung, Phƣờng Điện Ngọc, Thị xã Vĩnh Điện
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan trắc: Quan trắc thực tiễn hoạt động của các nhà máy ở KCN
cũng nhƣ HTXLNT KCN Điện Nam Điện Ngọc nhằm đánh giá sơ bộ về hiệu quả xử
lý chất thải của KCN.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên những kết quả nghiên cứu tƣơng tự
của các tác giả trƣớc đây để kế thừa và nghiên cứu tiếp những vấn đề mới nảy sinh và
áp dụng cụ thể cho đối tƣợng đang nghiên cứu.
- Phương pháp lấy mẫu, phân tích : Sử dụng các thiết bị đo nhanh để lấy mẫu va
đo đạc các thông số liên quan cũng nhƣ lấy mẫu để phân tích tại phòng thí nghiệm để
xác định nồng độ các chất ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí. Trên cơ sở đó để đánh
giá hiệu quả xử lý cũng nhƣ hiện trạng môi trƣờng khu vực.

- Phương pháp điều tra: Khảo sát sự thay đổi về chất lƣợng môi trƣờng sống và
các bệnh tật của ngƣời dân xung quanh khu vực nghiên cứu. Các tài liệu điều tra đƣợc
là những thông tin quan trọng về đối tƣợng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ
quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn.
- Phương pháp phỏng vấn: Việc thu thập số liệu đƣợc thực hiện bằng cách phỏng
vấn trực tiếp ngƣời dân xung quanh khu vực KCN Điện Nam – Điện Ngọc với bảng
hỏi đƣợc thiết kế và chuẩn bị sẵn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Cung cấp tài liệu phục vụ cho công tác đánh giá hiện trạng môi trƣờng và sức


3
khỏe môi trƣờng tại khu vực lân cận khu công nghiệp từ đó đề ra các biện pháp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại khu vực, nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời dân.
Ý nghĩa thực tiễn
- Hỗ trợ cho công tác quản lý hiện trạng môi trƣờng và sức khỏe môi trƣờng tại
thị xã Điện Bàn nói riêng và Tỉnh Quảng Nam nói chung.
- Góp phần vào việc xây dựng KCN Điện Nam – Điện Ngọc phát triển theo
hƣớng bền vững.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc thực
hiện theo các nội dung chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan
Chƣơng 2: Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả và kiến nghị


4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của KCN ở Việt Nam
Sự ra đời của các KCN đã tạo động lực lớn cho phát triển công nghiệp, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động.
Tính đến tháng 11/2016, cả nƣớc có 324 KCN và 16 khu kinh tế (KKT) với tổng diện
tích đất tự nhiên 91,8 nghìn ha và 16 KKT có tổng diện tích đất và mặt nƣớc xấp xỉ
815nghìn ha trong đó hiện có 220 KCN đã đi vào hoạt động và 104 KCN đang trong
giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tổng diện tích đất công
nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%,
riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Sự phân bố các KCN đƣợc tập trung chính vào 4 vùng kinh tế trọng điểm là
vùng Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ
và đồng bằng Sông Cửu Long. Trong đó tập trung đông nhất là vùng Đông Nam Bộ
với 80 KCN, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng với 58 KCN. Số lƣợng các KCN tập
trung tại các vùng kinh tế đƣợc thể hiện ở hình 1.1.

Đồng bằng sông Hồng
Trung du miền núi phía
Bắc

36

58

14
80
7


28

Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long

Hình 1.1. Số lượng KCN theo vùng kinh tế tính đến tháng 12/2008
Nguồn: Bộ KH&ĐT; số liệu điều tra của Tổng cục môi trường, tháng 10/2009
Các KCN đƣợc phân bố trên 56/62 tỉnh thành trên khắp cả nƣớc.


5
1.1.2. Hiện trạng môi trƣờng KCN Việt Nam
Hoạt động sản xuất phát triển của các KCN đã những đóng góp tích cực đến sự
phát triển kinh tế - xã hội cho cả nƣớc tuy nhiên sự phát triển này cũng phát sinh nhiều
vấn đề xã hội đáng quan tâm nhƣ:
- Chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp ảnh hƣởng đến ngƣời dân địa phƣơng. Tại
một số quốc gia, KCN thƣờng đƣợc xây dựng tại các khu vực nông nghiệp kém phát
triển trong khi đó, tại nhiều địa phƣơng nƣớc ta, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng
và đồng bằng sông Cửu Long nhiều đất sản xuất nông nghiệp đƣợc sử dụng cho phát
triển KCN. Việc thu hồi đất nông nghiệp này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống
các hộ nông nghiệp. Theo diễn đàn doanh nghiệp (Tháng 9/2009), hơn 300.000 hộ
nông nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng và 100.000 hộ ở đồng bằng Sông Cửu Long bị
ảnh hƣởng do thu hồi đất nông nghiệp. Quy trình, quy định về thu hồi đất xây dựng
KCN kéo dài ảnh hƣởng đến việc làm cũng nhƣ không đƣợc chuyển dịch nghề hợp lý
làm nhiều hộ bị bần cùng hóa do không có đất sản xuất.
Xét về mặt môi trƣờng, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm mục

đích sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và năng lƣợng, khoanh vùng sản xuất công
nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và năng lƣợng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm và giảm thiểu tối
đa ảnh hƣởng ô nhiễm môi trƣờng do các hoạt động sản xuất đối với cộng đồng sinh
sống trong các khu dân cƣ xung quanh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu thế đó, các KCN khi đƣợc xây dựng và đi vào
hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trƣờng.
Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhƣng thải lƣợng rất lớn, trong khi đó công
tác quản lý cũng nhƣ xử lý chất thải còn hạn chế, do đó phạm vi ảnh hƣởng tiêu cực
của nguồn thải từ KCN là rất lớn. Trong những năm gần đây, nhiều KCN đã hoàn
thành hạng mục xây dựng công trình xử lý nƣớc thải tập trung. Tuy nhiên, tỷ lệ này
còn rất thấp và hiệu quả hoạt động không cao dẫn đến tình trạng nƣớc thải của các
KCN vẫn đƣợc thải ra ngoài với thải lƣợng ô nhiễm cao.
Tại không ít KCN, hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất còn hạn chế, sơ
sài, phần lớn chỉ mang tính đối phó. Khí thải không thể giải quyết tập trung giống nhƣ
đối với nƣớc thải mà cần xử lý ngay tại nguồn. Khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra
môi trƣờng chứa nhiều chất độc hại nếu không đƣợc quản lý, kiểm soát tốt tại cơ sở
sản xuất sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng đồng xung quanh.
Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn đa phần do trực tiếp từng doanh
nghiệp trong KCN thực hiện. Còn nhiều doanh nghiệp chƣa thực hiện nghiêm túc công
tác phân loại chất thải rắn. Chất thải công nghiệp còn bị đổ lẫn với rác thải sinh hoạt ,


6
chất thải nguy hại còn chƣa đƣợc phân loại và vận chuyển đúng nơi quy định. Nhiều
KCN chƣa có khu vực lƣu trữ tạm thời chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất.
Dƣới đây là một số ví dụ minh họa về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng gây tổn thất hệ
sinh thái tại các khu công nghiệp trên cả nƣớc:
a. Khu vực miền Bắc
Lƣu vực sông Nhuệ - Đáy tập trung 19 KCN do Thủ tƣớng chính phủ quyết định

thành lập và hàng loạt các KCN, CCN khác của địa phƣơng. Theo ƣớc tính, lƣợng
nƣớc thải từ các KCN chiếm khoảng 35% tổng lƣợng nƣớc thải công nghiệp đổ vào
lƣu vực sông Nhuệ - Đáy. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm
cho nguồn tiếp nhận này. Theo số liệu thống kê, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản (đặc
biệt là nuôi cá bè trên sông) đã bị giảm sút nghiêm trọng do ô nhiễm nguồn nƣớc mặt.
Ngoài ra chất lƣợng nƣớc mặt suy giảm cũng đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nguồn
nƣớc cấp sinh hoạt trong khu vực.

Hình 1.2. Nước thải chứa các loại hóa chất độc hại chưa qua xử lý thải trực tiếp vào
lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Hình 1.3. Diễn biến ô nhiễm nước sông Nhuệ đoạn qua Hà Đông
Nguồn: TCMT, 2009


7
b. Khu vực miền Nam
Ô nhiễm nƣớc sông Thị Vải là một trong những ví dụ điển hình về ô nhiễm môi
trƣờng công nghiệp tác động trực tiếp tới hệ sinh thái trong nƣớc sông, gây những tổn
hại đáng kể đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Điển hình là hoạt
động xả nƣớc thải trái pháp luật kéo dài của Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt
Nam gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Cả đoạn sông dài khoảng 12km (từ sau
hợp lƣu suối Cả - Sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu vực cảng Phú Mỹ, phía sau
KCN Mỹ Xuân), các loài tôm, cá, thủy sản hầu nhƣ không thể tồn tại và phát triển. Hệ
sinh thái khu vực này chỉ còn tồn tại một ít loài động thực vật phù du. Các loài tảo phát
triển chủ yếu cũng là những loài thích nghi với môi trƣờng dinh dƣỡng cao và chính sự
phát triển của chúng cũng làm tăng nguy cơ gây độc cho môi trƣờng nƣớc. Theo ƣớc
tính ban đầu, tổng diện tích nông nghiệp bị thiệt hại là 1.438,5 ha, phần lớn là ao nuôi
thủy sản, 29,5ha là đất sản xuất nông nghiệp.


Hình 1.4. Nước sông Thị Vải bị ô nhiễm, nổi bọt trắng xóa
c. Khu vực miền Trung
Formosa Hà Tĩnh là một dự án có mức đầu tƣ cam kết lớn nhất Việt Nam từ
trƣớc tới nay. Cũng chính là điểm nóng môi trƣờng đang cần đƣợc quan tâm nhất hiện
nay. Có thể nói dự án này mang ý nghĩa rất lớn đối với Hà Tĩnh và thậm chí đối với cả
Việt Nam trong phát triển ngành luyện thép và công nghiệp nặng. Chính vì thế, ngƣời
ta đã bỏ qua nhiều quan ngại về vị trí an ninh rất đặc thù của Vũng Áng và dành cho
nhà đầu tƣ nhiều ƣu đãi biệt lệ.
Nhƣng kể từ khi cá bắt đầu chết trên diện rộng tại 4 tỉnh ven biển miền Trung
trong khoảng đầu tháng 4 năm 2016 đến nay gây ra nhiều hậu quả nặng nề: Hàng vạn
ngƣ dân bỏ biển, cá tự nhiên và cá nuôi ven biển chết hàng loạt, nhiều quan ngại sâu
sắc về sự huỷ diệt của các rặng san hô và các loài sinh vật biển tầng nƣớc đáy, hàng


8
chục triệu ngƣời Việt hoang mang, mức tiêu thụ cá biển sụt giảm mạnh tại thị trƣờng
nội địa kéo theo sự tăng vọt bất ổn của các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, còn
những nghi ngại sâu sắc về các vấn đề sức khoẻ và các hậu quả lâu dài có thể có do
tình trạng ô nhiễm mà cơn thảm hoạ này đã gây ra.

Hình 1.5. Cá chết diện rộng trên 4 tỉnh ven biển miền Trung
1.2. TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH QUẢNG NAM
Tỉnh Quảng Nam nằm ngay giữa miền Trung của Việt Nam, trong vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung gồm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi là
địa phƣơng đầu tiên trong cả nƣớc triển khai mô hình Khu Kinh tế mở, lại có 2 di sản
văn hóa (Khu Di tích Mỹ Sơn và Phố Cổ Hội An) đƣợc thế giới công nhận. Do đó, có
thể nói Quảng Nam chứa đựng nhiều tiềm năng, cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ kinh
tế - xã hội.
Điều kiện tự nhiên:
- Diện tích: 10,406 Km2

- Vị trí địa lý:
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung bộ Việt Nam, là một trong
7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tiếp giáp với các vùng sau:
+ Phía Bắc giáp Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế;
+ Phía Tây giáp Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
+ Phía Đông giáp Biển Đông;
+ Phía Nam giáp tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi;
Theo Bản quy hoạch phát triển KT-XH của Tỉnh những năm gần đây ƣu tiên cao
cho việc phát triển công nghiệp để đến năm 2020, Quảng Nam cơ bản trở thành tỉnh
công nghiêp.


9
Theo Đề án quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020 và Đề án chuyển đổi
CCN thành KCN, tỉnh Quảng Nam quy hoạch 8 KCN với tổng diện tích đất 4.331 ha;
6 KCN với diện tích khoảng 2.148 ha đã đƣợc thành lập; 3 KCN đã đi vào hoạt động
gồm Điện Nam – Điện Ngọc (390 ha), Bắc Chu Lai (604 ha), Tam Hiệp (568 ha). 2
KCN đang xây dựng cơ bản gồm Đông Quế Sơn (211 ha), Tam Thăng (175 ha) và 1
KCN Tam Anh (đã thành lập 200 ha) đang giãn tiến độ thực hiện. Tỷ lệ lấp đầy trung
bình đạt 60%, lấp đầy các KCN đang hoạt động 68%.
2 KCN chƣa thành lập gồm Thuận Yên (230 ha) và An Phú thuộc KKTM Chu
Lai (30 ha). Trong 6 KCN đã thành lập trên có 5 KCN còn một phần diện tích chƣa
thành lập. Tổng diện tích đất chƣa thành lập là 2.131 ha.
Hiện nay, các KCN tỉnh Quảng Nam đã thu hút đƣợc 92 dự án trong nƣớc với
vốn đăng ký 15,3 ngàn tỷ đồng và 41 dự án FDI tổng vốn 545 triệu USD. Trong đó
104 dự án đã đi vào hoạt động. Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 843 triệu
USD, xuất khẩu 515 triệu USD, nhập khẩu 1.085 triệu USD chiếm gần 38% giá trị sản
xuất công nghiệp và 67,4% giá trị xuất khẩu; đồng thời đã thu hút 36,8 ngàn lao động,
bằng 36,3% tổng số lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh.


Hình 1.6. Sơ đồ vị trí các khu công nghiệp


10
Bảng 1.1. Tên các khu công nghiệp và diện tích mặt bằng quy hoạch
STT

Tên Khu công nghiệp

Phân vùng

Vị trí

Diện tích
(ha)

1

Khu công nghiệp Thuận Yên

Vùng trung du

Tam Kỳ

225

2

Khu công nghiệp An Hoà – Nông
Sơn


Vùng trung du

Nông Sơn

600

3

KCN Điện Nam - Điện Ngọc

Vùng bờ

Điện Bàn

430

4

Khu công nghiệp Bắc Chu Lai

Vùng bờ

5

Khu công nghiệp Tam Anh

Vùng bờ

6


Khu công nghiệp Tam Hiệp

Vùng bờ

7

Khu CN Tam Thăng

Vùng bờ

8

Khu công nghiệp An Phú

Vùng bờ

Núi Thành
KTM Chu lai
Núi Thành
KTM Chu lai
Núi Thành
KTM Chu lai
Núi Thành
KTM Chu lai

630
1.915
125
300

30

Tổng số

4255

Sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đem lại tác động tích cực
to lớn, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế của toàn tỉnh, đóng góp vào công cuộc
phát triển đất nƣớc, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân trên địa bàn tỉnh và khu vực
lân cận. Bên cạnh đó, sự phát triển các KCN cũng tạo ra các tác động tiêu cực đến môi
trƣờng, thách thức trong công tác quản lý chất thải và ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời
dân xung quanh.
1.2.1. Ô nhiễm môi trƣờng không khí
Quá trình hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp tại các KCN đã phát sinh nhiều chất
thải gây ô nhiễm môi trƣờng không khí: Bụi, khói, oxit lƣu huỳnh, oxit cacbon, oxit nito,
mùi hôi từ chế biến thủy sản. Trong đó đáng lƣu ý nhất là phát thải khí SO2 và bụi.
Bảng 1.2. Thành phần khí thải gây ô nhiễm môi trường theo các loại hình công nghiệp
Loại hình sản xuất công nghiệp

Thành phần khí thải

Tất cả các ngành có lò hơi, lò sấy hay Bụi, CO, SO2, NOx, CO2, VOCs, muội,
máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung khói...
cấp hơi, điện, nhiệt cho quá trình sản xuất
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công Bụi, Clo, SO2
đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy


11
Loại hình sản xuất công nghiệp


Thành phần khí thải

Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ Bụi, H2S
uống
Nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ kim Bụi kim loại đặc thù, bụi chì trong công
loại
đoạn hàn, hơi hóa chất đặc thù, hơi dung
môi hữu cơ đặc thù, SO2, NO2
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm nhựa, SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn,...
cao su
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh Bụi, H2S, CH4, NH3
dƣỡng động vật
Chế biến thủy sản đông lạnh

Bụi, NH3, H2S

Nhóm ngành sản xuất hóa chất:

Bụi, H2S, NH3, hơi hữu cơ, hơi hóa chất

- Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề đặc thù nhƣ:
mặt kim loại)
- Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn
- Ngành sản xuất hóa nông dƣợc, hóa chất - Hơi acid
bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón

- H2S, NH3, lân hữu cơ, Clo hữu cơ

Các phƣơng tiện vận tải ra vào các công Bụi, SO2, CO, NO2, VOCs...

ty trong KCN
Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp,2009, Đại
học Bách khoa Hà Nội
Các khí thải phát sinh chủ yếu do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch với chất
lƣợng nhiên liệu kém và hệ thống xử lý khí thải chƣa đạt yêu cầu tại một số cơ sở sản
xuất là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng không khí nghiêm trọng.


12

Hình 1.7. Nồng độ bụi lơ lửng (TSP) tại một số KCN miền Trung giai đoạn 2008 – 2013
Nguồn: Tổng cục môi trường, 2013


13
Theo Trung tâm Quan trắc thuộc Sở Tài nguyên - môi trƣờng, không khí xung
quanh tại hầu hết khu vực nút giao thông dọc tuyến quốc lộ 1 gần đây có chiều hƣớng
ô nhiễm dần, bụi và tiếng ồn thƣờng xuyên vƣợt mức giới hạn cho phép. Nguyên nhân
chủ yếu vì mở rộng quốc lộ 1, kèm theo mật độ phƣơng tiện giao thông ngày càng
tăng. Các khu vực đô thị ô nhiễm khí ammoniac (NH3), hydro sulfur (HS). Khí thải từ
các lò đốt nhiên liệu, lò hơi của các nhà máy công nghiệp qua các ống khói rồi thải ra
môi trƣờng. Các Khu công nghiệp Tam Hiệp, Bắc Chu Lai (Núi Thành), hay Khu công
nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (Điện Bàn) thƣờng xuyên ô nhiễm bụi và tiếng ồn.

Hình 1.8. Ống khói của nhà máy sản xuất kính nổi Chu Lai
1.2.2. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc
Thành phần nƣớc thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất
hữu cơ (thể hiện qua hàm lƣợng BOD, COD), các chất dinh dƣỡng (biểu hiện bằng
hàm lƣợng tổng Nitơ và tổng Photpho) và kim loại nặng.
Bảng 1.3. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp

(trước xử lý)
Ngành công nghiệp

Chất ô nhiễm chính

Chất ô nhiễm phụ

Chế biến đồ hộp, thủy sản,
BOD, COD, pH, SS
rau quả, đông lạnh

Màu, P tổng, N tổng

Chế biến nƣớc uống có
BOD, pH, SS, N, P
cồn, bia, rƣợu

TDS, màu, độ đục

Chế biến thịt

BOD, pH, SS, độ đục

NH4+, P, màu

Sản xuất bột ngọt

BOD, SS, pH, NH4+

Độ đục, NO3-, PO43-


Cơ khí

COD, dầu mỡ, SS, CN+, Cr, Ni SS, Zn, Pb, Cd


14
Ngành công nghiệp

Chất ô nhiễm chính

Chất ô nhiễm phụ

Thuộc da

BOD5, COD, SS, Cr, NH4+,
N, P, tổng Coliform
dầu mỡ, phenol,

Phân hóa học

pH, độ axit, F, kim loại
Màu, SS, dầu mỡ, N, P
nặng

Sản xuất phân hóa học

NH4+, NO3- , ure

pH, hợp chất hữu cơ

-

Sản xuất hóa chất hữu cơ, pH, tổng chất rắn, SS, Cl , COD, phenol, F, Silicat,
vô cơ

SO42-

kim loại nặng

Sản xuất giấy

SS, BOD, COD, phenol

pH, độ đục, độ màu

Báo cáo môi trƣờng quốc gia năm 2009 của Bộ tài nguyên và Môi trƣờng đánh
giá: hầu hết nƣớc thải KCN có tỷ lệ chất thải ô nhiễm đều vƣợt quá giới hạn cho phép
theo QCVN.
Theo phản ánh của ngƣời dân thôn Thọ Khƣơng, xã Tam Hiệp (huyện Núi
Thành), khu vực nằm sát Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (Quảng Nam) là một điển
hình. Đƣợc biết nƣớc thải chƣa qua xử lý từ các nhà máy sản xuất trong Khu công
nghiệp Bắc Chu Lai thƣờng xả thải vào đêm tối và vào lúc trời có mƣa lớn. Tại đây,
nƣớc thải đục ngầu, nhiều bọt, kèm theo mùi hôi thối từ hoạt động sản xuất của các
nhà máy thải trực tiếp ra môi trƣờng - cánh đồng Thọ Khƣơng, mặc dù trong Khu công
nghiệp Bắc Chu Lai đã có nhà máy xử lý nƣớc thải.
Ông Trà Minh Lâm – ngƣời dân tại Tổ 2 – Thôn Thọ Khƣơng : cho biết do cánh
đồng Thọ Khƣơng nằm ngay sát khu công nghiệp, hàng ngày mọi ngƣời đi làm đồng
lội xuống mƣơng về là bị ngứa chân, trâu bò uống nguồn nƣớc kênh mƣơng thƣờng bị
mắc bệnh, còn cá thì chết trắng bụng.
Hiện nay, 340 hộ dân với 1.100 nhân khẩu của thôn Thọ Khƣơng chịu ảnh hƣởng

trực tiếp từ nguồn nƣớc và khói bụi của các nhà máy.
Đa phần ngƣời dân lo lắng không biết nguồn nƣớc thải có độc hại hay không, nếu
không đƣợc xử lý tốt sẽ gây ảnh hƣởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân
Nhiều ngƣời lo sợ ảnh hƣởng đến sức khỏe đã bỏ ruộng không dám sản xuất,
nhiều gia đình bỏ những giếng nƣớc sử dụng từ bao đời để tìm nguồn nƣớc khác phục
vụ sinh hoạt hàng ngày


×