Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tính toán và đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho giải pháp tiết kiệm năng lượng cho trạm nghiền cam ranh thuộc CTy CP xi măng hà tiên 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.2 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HOÀNG THANH CẦM

TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
CHO TRẠM NGHIỀN CAM RANH THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HOÀNG THANH CẦM

TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
CHO TRẠM NGHIỀN CAM RANH THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60.52.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN ANH TUẤN



Đà Nẵng - Năm 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Hoàng Thanh Cầm


ii

TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN
TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO
TRẠM NGHIỀN CAM RANH THUỘC CTY CP PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Học viên: HOÀNG THANH CẦM

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện

Mã số: 60 52 02 02

Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN


Khóa: 33

Tóm tắt - Hiện nay có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều giải pháp thực nghiệm, đồng thời rất
nhiều thiết bị mới, công nghệ mới được áp dụng với mục đích giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.
Tuy nhiên hiệu quả đem lại vẫn chưa cao thứ nhất là do ý thức của các doanh nghiệp, thứ hai
là chính sách pháp luật chưa nghiêm nên tình trạng thất thoát năng lượng một cách vô ích còn
lớn. Trạm nghiền Cam Ranh thuộc Cty CP xi măng Hà Tiên 1 là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực chế biến khoáng sản, hàng năm tiêu thụ khoảng 27199221 (kWh) chiếm một tỷ
lệ tiêu thụ điện năng rất lớn trong khu vực TP Cam Ranh. Việc sử dụng năng lượng chưa hiệu
quả tại một số khâu sản xuất, đặc biệt là những khâu có nhiều động cơ điện. Nghiên cứu này
được đề xuất nhằm tìm ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm áp dụng các giải pháp
này vào Trạm nghiền Cam Ranh góp phần giảm áp lực thiếu hụt năng lượng và cải thiện môi
trường, đảm bảo an ninh năng lượng đất nước. Từ các số liệu, thông tin thu thập ở Trạm
nghiền tác giả đã nêu ra giải các pháp tiết kiệm năng lượng và được phân tích cụ thể trong bài
báo. Tác giả đã tóm tắt các kết quả đã đạt được và đưa ra các hướng phát triển tiếp theo.
Từ khoá – Tính toán và đề xuất; các giải pháp tiết kiệm năng lượng; tiết kiệm năng lượng;
Trạm nghiền Xi măng; nghiên cứu tiết kiệm năng lượng.

CALCULATION AND PROPOSITION OF ENERGY SAVING SOLUTIONS FOR
CAM RANH GRINDING STATION OF VICEM HA TIEN 1 CEMENT JOINT
STOCK COMPANY
Summary - There are many seminars, many experimental solutions, and many new
equipment, new technologies are applied to reduce energy consumption. However, the effect
is still not high, first of all, because of the awareness of enterprises, the second , the law is not
strict, so the energy is lost uselessly. The Cam Ranh grinding station of Vicem Ha Tien 1
Cement Joint Stock Company is an enterprise operating in the field of mineral processing,
consuming about 27199221 kWh, accounting for large percentage of electricity consumption
in the Cam Ranh City. The use of energy is not effective at some stages of production,
especially those with multiple electric motors.This research is proposed to find energy saving
solutions to apply these solutions to Cam Ranh grinding station to reduce the pressure of

energy shortages and improve the environment, ensuring national energy security. From the
data is collected at the author's grinding station, the energy saving solutions are described and
analyzed in detail in the article. The author has summarized the results achieved and set out
the next direction.
Keywords – calculation and proposition; energy saving solutions; energy saving; Cement
grinding station; Energy saving study.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................ii
MỤC LỤC
............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... x
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………….1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................................1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ....................................................................................................1
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................2
4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................2
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ......................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM…...…………………………………………….…….3
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LƯỢNG…………………………………….3
1.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI……….3

1.2.1. Tình hình sử dụng năng lượng .......................................................................3
1.2.2. Vài nét chung về nhu cầu năng lượng của thế giới ........................................3
1.2.3. Chính sách về tiết kiệm năng lượng. ..............................................................7
1.2.3.1. Belarus: ...................................................................................................7
1.2.3.2. Slovakia ...................................................................................................7
1.2.3.3. Thái Lan...................................................................................................7
1.2.3.4. Trung Quốc ..............................................................................................7
1.2.3.5. Idonesia ...................................................................................................8
1.2.3.6. Nhật Bản ..................................................................................................8
1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆN NAY TRONG
NƯỚC…………………………………………………………………………………..8
1.3.1. Tình hình sử dụng năng lượng .......................................................................8
1.3.2. Chính sách về tiết kiệm năng lượng .............................................................10
1.3.3. Nhận xét .......................................................................................................11
1.4. TỔNG KẾT CHƯƠNG…………………………………………………………..11
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG VÀ PHÂN TÍCH,
LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP TKNL CHO TRẠM NGHIỀN CAM RANH ............12
2.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT……………………………………….12
2.1.1. Sơ lược về Trạm nghiền Cam Ranh .............................................................12


iv

2.1.2. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng của Trạm nghiền. ...........................13
2.2. SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN VÀ DANH MỤC THIẾT BỊ SỬ DỤNG ĐIỆN……14
2.2.1. Sơ đồ cung cấp điện của trạm nghiền: .........................................................14
2.2.2. Danh mục thiết bị sử dụng năng lượng cho trạm nghiền (Phụ lục 05) ........15
2.3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG Ở CÁC
KHÂU SẢN XUẤT…………………………………………………………………..15
2.3.1. Tình hình sản xuất và sử dụng năng lượng của Trạm nghiền. .....................15

2.3.2. Đặc điểm tiêu thụ năng lượng ở các khâu sản xuất .....................................15
2.3.3. Phân tích các vấn đề kỹ thuật của HT tiêu thụ năng lượng .........................16
2.3.3.1. Hệ thống nhập nguyên liệu ....................................................................16
2.3.3.2. Hệ thống nghiền xi măng.......................................................................18
2.3.3.3. Hệ thống xuất xi măng...........................................................................21
2.3.3.4. Hệ thống khí nén....................................................................................22
2.3.3.5. Hệ thống bơm nước giải nhiệt ...............................................................24
2.3.3.6. Hệ thống phi sản xuất ............................................................................25
2.4. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP TKNL……………………………26
2.4.1. Giải pháp TKNL chung ................................................................................26
2.4.1.1. Giải pháp TKNL cho động cơ điện .......................................................26
2.4.1.2. Giải pháp tiết kiệm năng lượng bằng biện pháp quản lý – Vận hành ..26
2.4.1.3. Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng .....................27
2.4.2. Giải pháp TKNL cụ thể. ...............................................................................27
2.4.2.1. Giải pháp điều chỉnh hệ số công suất cho động cơ có công suất lớn ...27
2.4.2.2. Giải pháp dùng biến tần cho hệ thống quạt, bơm nước, máy nén khí ..29
2.4.2.3. Giải pháp tiết kiệm năng lượng bằng biện pháp quản lý – Vận hành. .37
2.4.2.4. Giải pháp dùng đèn hiệu suất cao cho hệ thống chiếu sáng. ................42
2.5. TỔNG KẾT CHƯƠNG…………………………………………………………..45
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC GIẢI PHÁP
TKNL TRẠM NGHIỀN CAM RANH .........................................................................46
3.1. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI DÙNG GIẢI PHÁP BÙ CÔNG SUẤT
PHẢN KHÁNG CHO ĐỘNG CƠ CÓ CÔNG SUẤT LỚN………………………….46
3.1.1. Tính toán kinh tế khi dùng giải pháp bù. .....................................................46
3.1.1.1. Các công thức tính toán ........................................................................46
3.1.1.2. Phân tích chi phí, lợi ích .......................................................................48
3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi dùng giải pháp bù. .......................................49
3.2. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI DÙNG BIẾN TẦN CHO HỆ THỐNG
QUẠT, BƠM NƯỚC, MÁY NÉN KHÍ………………………………………………50
3.2.1. Tính toán kinh tế khi dùng giải pháp biến tần .............................................50

3.2.1.1. Công thức tính toán ...............................................................................50
3.2.1.2. Phân tích chi phí, lợi ích .......................................................................54


v

3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi dùng giải pháp biến tần ................................55
3.3. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI DÙNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ - VẬN
HÀNH…………………………………………………………………………………56
3.3.1. Giảm nước ngưng trong hệ thống phân phối khí nén ..................................56
3.3.1.1. Công thức tính toán ...............................................................................56
3.3.1.2. Phân tích chi phí, lợi ích. ......................................................................56
3.3.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế .....................................................................57
3.3.2. Giảm nhiệt độ đầu vào máy nén khí ............................................................57
3.3.2.1. Công thức tính toán ...............................................................................57
3.3.2.2. Phân tích Chi phí – Lợi ích ...................................................................57
3.3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế .....................................................................58
3.3.3. Giảm thời gian sử dụng cho máy điều hoà ..................................................58
3.3.3.1. Công thức tính toán ...............................................................................58
3.3.3.2. Phân tích chi phí – lợi ích .....................................................................58
3.3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế .....................................................................59
3.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi dùng giải pháp quản lý - vận hành...............59
3.4. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI DÙNG ĐÈN HIỆU SUẤT CAO CHO
HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG…………………………………………………………..60
3.4.1. Tính toán kinh tế khi dùng đèn hiệu suất cao ..............................................60
3.4.1.1. Công thức tính toán ...............................................................................60
3.4.1.2. Phân tích lợi ích khi dùng giải pháp dùng đèn hiệu suất cao. ..............60
3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi dùng đèn hiệu suất cao.................................61
3.5. TỔNG HỢP CÁC GIẢI PHÁP BÙ, BIẾN TẦN, QUẢN LÝ – VẬN HÀNH,
DÙNG ĐÈN HIỆU SUẤT CAO……………………………………………………...62

3.6. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH………………………………………………………..62
3.7. TỔNG KẾT CHƯƠNG…………………………………………………………..63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………...65
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….67
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI.
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Btu: British Thermal Unit: Đơn vị nhiệt lượng Anh.
DO – Diesel Oil: Dầu Diesel
HT: Hệ thống
IEO - International economic organization: Tổ chức kinh tế quốc tế.
TKNL: Tiết kiệm năng lượng
TOE – Ton of Oil Equivalent: Tấn dầu tương đương.
UNDP - United Nations Development Programme: Chương trình Phát triển Liên Hợp
Quốc
WB - World Bank: Ngân hàng Thế giới
WTO - World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới
VSD: Variable speed drive


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Dự báo tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 đến 2030

8

Bảng 2.1

Biểu giá điện hiện nay của nhà máy ở cấp 6kV

14

Bảng 2.2

Sản lượng xi măng, điện năng tiêu thụ và suất tiêu hao điện
năng trong năm 2016

15

Bảng 2.3

Tiêu thụ điện năng ở các khâu sản xuất

16


Bảng 2.4

Thống kê thiết bị tiêu thụ NL chính HT nhập nguyên liệu

17

Bảng 2.5

Thống kê thiết bị tiêu thụ NL chính HT nhập nghiền xi măng

19

Bảng 2.6

Thống kê thiết bị tiêu thụ năng lượng chính HT xuất xi măng

21

Bảng 2.7

Thống kê thiết bị tiêu thụ năng lượng chính

23

Bảng 2.8

Thống kê thiết bị cần giải nhiệt

24


Bảng 2.9

Thống kê các thiết bị chiếu sáng

25

Bảng 2.10

Bảng vận hành hệ thống khí nén đề xuất

39

Bảng 2.11

Nhiệt độ khí vào và mức tiêu thụ năng lượng của máy nén

41

Bảng 2.12

So sánh giữa đèn Led và đèn huỳnh quang T10

44

Bảng 3.1

Danh mục thiết bị bù công suất phản kháng

46


Bảng 3.2

Phân tích chi phí, lợi ích khi dùng giải pháp bù.

49

Bảng 3.3

Danh mục các thiết bị dùng giải pháp biến tần

50

Bảng 3.4

Phân tích chi phí, lợi ích khi lắp biến tần

54

Bảng 3.5

Chi phí và lợi ích giải pháp giảm nước ngưng trong HTPP khí
nén.

56

Bảng 3.6

Chi phí và Lợi ích – Giảm nhiệt độ không khí đầu vào máy nén

58


Bảng 3.7

Phân tích chi phí, lợi ích khi giảm thời gian sử dụng cho máy
điều hoà

59


viii

Bảng 3.8

Tổng hợp chi phí, lợi ích khi dùng giải pháp quản lý – Vận hành

59

Bảng 3.9

Phân tích chi phí lợi ích khi dùng đèn hiệu suất cao

60

Bảng 3.10

Tổng hợp chi phí lợi ích các giải pháp

62



ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1.1

Các lĩnh vực sử dụng năng lượng ở Việt Nam giai đoạn
2010-2030

9

Biểu đồ 1.2

Tương quan kinh tế và năng lượng, từ năm 2005 đến 2030

9


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình

Tên hình


Trang

Hình 1.1

Mức tiêu thụ NL Thế giới từ 1970 -2025

3

Hình 1.2

Mức tiêu thụ NL theo khu vực từ 1970 -2025

3

Hình 1.3

Mức tiêu thụ các nguồn NL của thế giới từ 1970 – 2025

4

Hình 1.4

Lượng khí thải CO2 sinh ra do sử dụng nguồn hoá thạch từ
1970-2025

4

Hình 1.5


Tiêu thụ NL thế giới theo nguồn NL từ 1970 -2025

4

Hình 1.6

Biểu đồ tiêu thụ NL thế giới của các nguồn NL (%)

4

Hình 1.7

Tiêu thụ NL cho ngành vận tải của Mỹ, Canada, Mexico từ
2001 – 2025

5

Hình 1.8

Tiêu thụ NL cho ngành vận tải của Trung Quốc và một số nước
châu Á từ 2001 – 2025

5

Hình 1.9

Tiêu thụ NL cho ngành vận tải của đông Âu và Liên Xô cũ từ
2001 – 2025

7


Hình 2. 1

Các loại sản phẩm của Công ty Xi măng Hà Tiên 1

12

Hình 2. 2

Quy trình sản xuất xi măng cơ bản

13

Hình 2. 3

Hệ thống phân phối điện

14

Hình 2.4

Tỉ lệ chi phí năng lượng năm 2016

16

Hình 2.5

Cẩu thủy lực nhận liệu từ tàu

17


Hình 2.6

Băng tải dài và xilo clinker.

17

Hình 2.7

Đồ thị phụ tải cẩu trục số 2 năm 2016

17

Hình 2.8

Đồ thị phụ tải băng tải dài nhập liệu năm 2016.

18

Hình 2.9

Đồ thị phụ tải quạt lọc bụi phía núi năm 2016

18


xi

Hình 2.10


Máy nghiền bi.

19

Hình 2.11

Cân định lượng

19

Hình 2.12

Khu vực máy nghiền và silo xi măng

19

Hình 2.13

Đồ thị phụ tải máy nghiền

20

Hình 2.14

Đồ thị phụ tải động cơ quay chậm máy nghiền

20

Hình 2.15


Độ mở van của quạt tuần hoàn và quạt lọc bụi chính

21

Hình 2.16

Khu vực xuất xi măng bao và xi măng xá.

22

Hình 2.17

Sơ đồ hệ thống xuất xi măng.

22

Hình 2.18

Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống khí nén

23

Hình 2.19

Máy nén khí 110kW

23

Hình 2.20


Máy nén khí khu vực cảng

23

Hình 2.21

Ba bơm nước

24

Hình 2.22

Tháp giải nhiệt

24

Hình 2.23

Đồ thị phụ tải bơm nước giải nhiệt năm 2016

25

Hình 2.24

Sơ đồ nguyên lý bộ biến tần gián tiếp.

29

Hình 2.25


Sơ đồ nguyên lý bộ biến tần trực tiếp.

30

Hình 2.26

Đồ thị quan hệ giữa áp suất với lưu lượng dòng chảy

31

Hình 2.27

Đồ thị phụ tải máy nén khí số 3 năm 2016

33

Hình 2.28

Đồ thị quan hệ giữa công suất tiêu thụ và lưu lượng khí nén

34

Hình 2.29

Sơ đồ nguyên lý chung hệ thống quạt hút tại nhà máy

34

Hình 2.30


Sơ đồ nguyên lý chung lắp biến tần cho hệ thống quạt

35

Hình 2.31

Quan hệ giữa lưu lượng và công suất tiêu thụ của hệ thống quạt

35

Hình 2.32

Đồ thị quạt tuần hoàn

36


xii

Hình 2.33

Đồ thị quạt lọc bụi chính

36

Hình 2.34

Lưu lượng đọc khoảng 140 m3/h

37


Hình 2.35

Lưu lượng đo 140 m3/h

37

Hình 2.36

Bộ xả nước ngưng tự động bằng timer.

38

Hình 2.37

Hình ảnh một số bộ xả nước ngưng tự động trên thị trường

38

Hình 2.38

Sơ đồ cải tạo hệ thống khí nén đề xuất.

39

Hình 2.39

Phòng máy nén khí rất kín, không thoáng gió

40


Hình 2.40

Gió nóng giải nhiệt đầu nén thải trực tiếp vào không gian trong
phòng

40

Hình 2.41

Đồ thị phụ tải máy nén khí trục vít ngoài cảng

40

Hình 2.42

Phòng máy nén thông thoáng

41

Hình 3.1

Đường đặc tính của động cơ 110kw

53


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Các nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới là nguồn
năng lượng hóa thạch như than, dầu… Tuy nhiên, các nguồn năng lượng này đang
đứng trước vần đề cạn kiệt. Các nguồn năng lượng khác, như năng lượng gió, mặt
trời… có khả năng tái tạo thì việc triển khai và sử dụng chúng hiện tại đang gặp rất
nhiều khó khăn về mặt công nghệ và chưa hoàn toàn hiệu quả về mặt kinh tế.
Thời gian gần đây sự biến động của giá nhiên liệu ngày càng lên cao, thúc đẩy
yêu cầu tiết kiệm năng lượng lên mức cao đối với các ngành sản xuất, đặc biệt là sản
xuất công nghiệp. Có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều giải pháp thực nghiệm, đồng thời
rất nhiều thiết bị mới, công nghệ mới được áp dụng với mục đích giảm thiểu tiêu thụ
năng lượng. Bên cạnh sự thiếu năng lượng do nhu cầu tăng cao, một vấn đề cũng
không kém phần quan trọng là sự nóng lên toàn cầu; biến đổi khí hậu do khai thác và
sử dụng năng lượng không hợp lý.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước, một trong những giải pháp kinh tế và có hiệu
quả để giảm bớt nhu cầu phát triển nguồn năng lượng và giảm sự ô nhiễm môi trường
gây biến đổi khí hậu là áp dụng các chương trình quản lý sử dụng nhu cầu năng lượng.
Trạm nghiền Cam Ranh thuộc Cty CP xi măng Hà Tiên 1 là một doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản, hàng năm tiêu thụ khoảng
27199221 (kWh) chiếm một tỷ lệ tiêu thụ điện năng rất lớn trong khu vực TP Cam
Ranh. Việc sử dụng năng lượng chưa hiệu quả tại một số khâu sản xuất, đặc biệt là
những khâu có nhiều động cơ điện. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Tính toán và đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho
Trạm Nghiền Cam Ranh thuộc CTy CP Xi măng Hà Tiên 1”
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
-

Đánh giá việc quản lý sử dụng và tiết kiệm năng lượng của Trạm Nghiền Cam
Ranh thuộc Cty CP Xi măng Hà Tiên 1; tìm ra những yếu tố tích cực, những
hạn chế bất cập còn tồn tại.

-


Nghiên cứu các chương trình tiết kiệm năng lượng từ đó đề xuất các giải pháp
để thực hiện có hiệu quả việc quản lý sử dụng nhu cầu năng lượng trong tương
lai, đảm bảo hài hòa giữa mục đích ngắn hạn và mục đích dài hạn, phù hợp với
chiến lược phát triển kinh tế của Trạm nghiền.

-

Giảm suất tiêu hao năng lượng trong sản xuất cho Trạm nghiền.
`

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:


2
-

Phân tích quản lý sử dụng nhu cầu năng lượng và đề xuất các giải pháp
thực hiện tiết kiệm năng lượng đối với Trạm nghiền.

Phạm vi nghiên cứu:
-

Tình hình sản xuất và sử dụng năng lượng tại Trạm nghiền.

Phương pháp nghiên cứu:
-

Lấy số liệu, thu thập xử lý và tổng hợp thông tin liên quan đến đề tài

nghiên cứu, qua đó tiến hành tra cứu, ghi chép lại những kết quả, thông
tin, lí luận.

4. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
-

Phân tích thực trạng về quản lý, sử dụng năng lượng của Trạm nghiền.

-

Thu thập và xử lý thông tin về hệ thống quản lý cung cấp năng lượng đối
với Trạm nghiền

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao việc quản lý sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả.

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu tình hình sử dụng năng lượng nhằm tìm ra các giải
pháp tiết kiệm năng lượng áp dụng các giải pháp này vào Trạm nghiền Cam
Ranh góp phần giảm áp lực thiếu hụt năng lượng và cải thiện môi trường, đảm
bảo an ninh năng lượng đất nước.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình TKNL trên thế giới và tại Việt Nam
Chương 2: Quy trình công nghệ sản xuất Xi măng và phân tích, lựa chọn các
giải pháp TKNL cho Trạm nghiền Cam Ranh
Chương 3: Tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế các giải pháp TKNL cho Trạm
nghiền Cam Ranh



3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LƯỢNG
Năng lượng là một vấn đề mang tính toàn cầu. Loài người hiện nay đang đối
mặt với hàng loạt các vấn đề như điều kiện sống khó khăn, thiếu dinh dưỡng, thất
nghiệp,… Vì vậy cần có một sự hiểu biết về vấn đề này, đặc biệt là vấn đề nhận thức
mối liên hệ gắn kết giữa năng lượng với chúng ta.
1.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Tình hình sử dụng năng lượng
Trên thế giới vào những năm đầu của thế kỷ thứ 21 đang đứng trước nhiều vấn
đề cần phải đối mặt. Trong đó, vấn đề được xem là nóng bỏng nhất và thu hút sự quan
tâm của tất cả các nhà khoa học cũng như Chính Phủ các quốc gia hiện nay là hiện
tượng ấm lên toàn cầu do tác động của hiệu ứng nhà kính và sự khủng hoảng về năng
lượng. Theo dự báo của Cơ quan thông tin về năng lượng (EIA) vào năm 2004, trong
vòng 24 năm kể từ năm 2001 đến năm 2025, mức tiêu thụ năng lượng trên toàn thế
giới có thể tăng thêm 54% (ước tính khoảng 404 nghìn triệu triệu Btu năm 2001 tới
623 Btu vào năm 2025) mà nhu cầu chủ yếu sẽ rơi vào các quốc gia có nền kinh tế
đang phát triển mạnh mẽ, ví dụ như Trung Quốc hay Ấn Độ ở châu Á

Hình 1.1 Mức tiêu thụ NL Thế giới từ
1970 -2025 (đơn vị nghìn triệu Btu)

Hình 1.2 Mức tiêu thụ NL theo khu vực từ
1970 -2025 (đơn vị nghìn triệu Btu)

1.2.2. Vài nét chung về nhu cầu năng lượng của thế giới

Về vấn đề này, có 3 điểm chúng ta cần lưu ý.
Thứ nhất là, nhu cầu về năng lượng của thế giới tiếp tục tăng lên đều đặn trong
hơn hai thập kỷ qua.
Thứ hai là, nguồn năng lượng hóa thạch vẫn chiếm 90% tổng nhu cầu về năng
lượng cho đến nay.


4
Thứ ba là, nhu cầu đòi hỏi về năng lượng của từng khu vực trên thế giới cũng
không giống nhau.

Hình 1.3 Mức tiêu thụ các nguồn NL của Hình 1.4 Lượng khí thải CO2 sinh ra do
thế giới từ 1970 – 2025 (đơn vị nghìn sử dụng nguồn hoá thạch từ 1970-2025
triệu Btu)
Hình 1.3 chỉ ra mức tiêu thụ các nguồn năng lượng khác nhau trên thế giới theo
nguồn năng lượng. Tài liệu của Cơ quan thông tin năng lượng 2004 đã dự báo rằng
nhu cầu tiêu thụ tất cả các nguồn năng lượng đang có xu hướng tăng nhanh. Giá của
các năng lượng hóa thạch dùng cũng vẫn rẻ hơn so với các nguồn năng lượng hạt
nhân, năng lượng tái tạo hay năng lượng các dạng năng lượng hoàn nguyên khác
(renewable energy). Các nguồn năng lượng hóa thạch trên thế giới đang dần cạn kiệt,
thêm nữa là những vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình khai thác đã dẫn đến
việc khuyến khích sử dụng năng lượng hoàn nguyên để giảm bớt sự ô nhiễm môi
trường (Hình 1.4 cho thấy lượng khí thải CO2 sinh ra trong quá trình sử dụng năng
lượng hóa thạch) và tránh gây cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch. Nhưng do chưa
có những điều luật cụ thể về vấn đề này, nên dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên vẫn
được coi là nguồn nhiên liệu chủ yếu để nhằm thỏa mãn những đòi hỏi về năng lượng
và chính điều đó sẽ dẫn đến sự cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch trong một thời
gian không xa.

Hình 1.5 Tiêu thụ NL thế giới theo nguồn

NL từ 1970-2025 (đơn vị nghìn triệu triệu
Btu

Hình 1.6 Biểu đồ tiêu thụ NL thế giới của
các nguồn NL (%)


5
Hình 1.5 Minh họa tình hình tiêu thụ năng lượng cơ bản của thế giới phân theo
nguồn năng lượng từ năm 1970-2025.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển đã trở thành tiêu điểm cạnh tranh quốc
tế. Dầu mỏ vẫn được coi là nguồn năng lượng chính cho toàn thế giới tới năm 2025.
Hình 1.6 thống kê nhu cầu tiêu thụ các loại năng lượng của thế giới. Thống kê của IEO
2004 cho thấy, với nhu cầu đòi hỏi về dầu mỏ tăng lên 1,9% mỗi năm thì trong vòng
24 năm tới, mức tiêu thụ 77 triệu thùng/ngày năm 2001 sẽ tăng lên tới 121 triệu
thùng/ngày vào năm 2025, mà nhu cầu lớn nhất sẽ là từ Mỹ và các nước đang phát
triển ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc… Các quốc gia này có thể sẽ chiếm tới 60%
nhu cầu của thế giới.
Một số quốc gia với nhu cầu tiêu thụ năng lượng hàng đầu của thế giới:
Mỹ là quốc gia đứng đầu trên thế giới về sức tiêu thụ năng lượng. Nhu cầu về
dầu mỏ của Mỹ tăng lên khoảng 1,5% mỗi năm kể từ năm 2001 và sẽ đạt tới 28,3 triệu
thùng/ngày vào năm 2025. Theo báo cáo của IEO 2004, nhu cầu về năng lượng dùng
trong ngành vận tải của Mỹ từ 26,6 nghìn triệu triệu Btu trong năm 2001 sẽ tăng lên
41,2 nghìn triệu triệu Btu vào năm 2025, tức là tăng từ 28% lên 30% so với tổng nhu
cầu về năng lượng trên toàn nước Mỹ (Hình 1.7). Chỉ riêng đối với ngành vận tải hàng
không nội địa và quốc tế, mức tiêu tốn năng lượng trung bình đã tăng khoảng 1,8%
mỗi năm, từ 2,97 nghìn triệu triệu Btu cho năm 2001 lên tới 4,3 nghìn triệu triệu Btu
vào năm 2005. Năng lượng dùng để chuyên chở cho ngành xe lửa cũng tăng 0,9% mỗi
năm, từ 0,5 nghìn triệu triệu Btu đạt tới 0,57 Btu.


Hình 1.7 Tiêu thụ NL cho ngành vận tải Hình 1.8 Tiêu thụ NL cho ngành vận tải
của Mỹ, Canada, Mexico từ 2001 – 2025 của Trung Quốc và một số nước châu Á
(đơn vị triệu triệu Btu)
từ 2001 – 2025 (đơn vị triệu triệu Btu)
Nhật Bản là quốc gia châu Á có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Nhật là một
quốc gia có trình độ kỹ thuật tối tân hiện đại nhưng hầu như không có tài nguyên
khoáng sản nên phải nhập khẩu dầu mỏ, than từ Trung Đông, Indonesia và các nước
khác. Sau khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất (năm 1973), Nhật Bản đã đặt chiến lược
dự trữ dầu mỏ lên vị trí hàng đầu, ví dụ như xây các kho dự trữ quốc gia cũng như bù
lỗ hàng trăm triệu yên cho dân dự trữ dầu để đảm bảo việc duy trì nguồn cung cấp dầu


6
mỏ ổn định khi xảy ra khủng hoảng đồng thời duy trì quan hệ với các quốc gia ở Trung
Đông để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng lâu dài cũng như góp phần duy trì và
đảm bảo an ninh thông suốt cho tuyến đường vận chuyển dầu mỏ từ eo biển Đài Loan
tới Malacca, Ấn Độ Dương và vịnh Ba Tư.
Một quốc gia khác có vai trò hết sức quan trọng nữa ở châu Á là Trung Quốc,
nước có sức tiêu thụ dầu thô đứng thứ 2 thế giới. Năng lượng sử dụng trong ngành vận
tải ở Trung Quốc tăng 5,3% mỗi năm, từ 4,1 nghìn triệu triệu Btu trong năm 2001 có
thể sẽ tăng lên 14 nghìn triệu triệu Btu vào năm 2025 (Hình 1.8), với nguồn nhiên liệu
chính là dầu mỏ, vì vậy khoảng 2/3 nhu cầu về dầu mỏ của Trung Quốc sẽ được sử
dụng cho ngành vận tải. Thị trường ô tô chở khách tăng 10 lần kể từ năm 1990-2000.
Thêm nữa, nhu cầu về xe hơi bùng nổ vào năm 2002 do sự cạnh tranh giá cả dẫn tới
việc lượng xe hơi nhập khẩu tăng vọt sau khi thuế nhập khẩu giảm do Trung Quốc gia
nhập WTO tháng 12 năm 2001. Tờ Thời Báo Bắc Kinh đã viết rằng, mức nhiên liệu
tiêu thụ trên 1 cây số đối với xe hơi ở Trung Quốc lớn hơn 10-20% so với ở các nước
phát triển. Ngành công nghiệp hàng không phát triển mạnh thứ hai trong các phương
tiện vận tải. Nhu cầu nhiên liệu ngày càng lớn khiến Trung Quốc trở thành một trong
những quốc gia nhập khẩu và tiêu dùng nhiên liệu hàng đầu thế giới. Hiện nay Trung

Quốc đã trở thành quốc gia lớn thứ 2 thế giới về nhập khẩu dầu lửa. Dự tính năm
2005, mỗi ngày Trung Quốc nhập khẩu 2,5 triệu thùng, năm 2010 nhập khẩu 3,3 triệu
thùng/ ngày, năm 2030 nhập khẩu 7,3 triệu thùng/ ngày. Một số học giả cho rằng trong
tương lai, Trung Quốc, chứ không phải là Mỹ, Nhật Bản hay các nước công nghiệp
phát triển khác, sẽ chi phối giá cả thị trường nguyên liệu toàn thế giới.
Nhu cầu về năng lượng cho ngành vận tải của Ấn Độ với mức tăng trưởng
khoảng 4,4% mỗi năm từ 1,9 nghìn triệu triệu Btu trong năm 2001 lên 5,3 nghìn triệu
triệu Btu ở thời điểm năm 2025 và chiếm khoảng 20% tổng mức tiêu thụ năng lượng
trên toàn lãnh thổ. Các quốc gia khác như Úc, New Zealand, các nước Đông, Tây Âu,
cho dù có mức tăng dân số chậm thì cũng có nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ và các năng
lượng khác ngày càng tăng cao.
Nga là một nước lớn về sản xuất dầu mỏ trên thế giới, Nga trở thành nguồn
cung cấp dầu mỏ quan trọng cho phương Tây. Nga đã thu được nhiều lợi ích khi giá
dầu quốc tế tăng lên và đòi hỏi ngày càng nhiều về dầu lửa của Trung Quốc, Nhật Bản.
Tuy nhiên, Nga cũng gặp khó khăn trong việc khai thác dầu mỏ ở vùng biển
Caspi. Vùng biển này nối liền hai đại lục Âu, Á, nằm ở giữa khu vực Trung Á, Kavkaz
và Iran, có diện tích mặt nước biển 44 vạn km2 (dài 1.440 km, rộng 278 km), được coi
là "Vịnh Ba Tư thứ hai của thế kỷ 21", với trữ lượng dầu đã thăm dò khoảng 7 - 10 tỉ
tấn, phần lớn tập trung ở vùng thềm lục địa gần Azecbaizan và Kazakhstan. Mặc dù
nhu cầu về năng lượng cho các ngành đặc biệt là ngành vận tải chỉ tăng có 3,1% hàng
năm nhưng cũng thay đổi từ 3,9 nghìn triệu triệu Btu (năm 2001) tới mức 8,0 nghìn
triệu triệu Btu vào năm 2025 (Hình 1.9)


7

Hình 1.9 Tiêu thụ NL cho ngành vận tải của đông Âu và Liên Xô cũ từ 2001 – 2025
(triệu triệu Btu)
1.2.3. Chính sách về tiết kiệm năng lượng.
1.2.3.1. Belarus

Ban hành chính sách năng lượng nhưng chưa phải là chính sách TKNL; có Ban
kiểm soát liên bộ về TKNL. Trích một phần thuế quan NL xây dựng quỹ hiệu quả
năng lượng năm 2006 Quỹ đạt trên 100 triệu USD; Chiến lược EC (2000 – 2008) đã
triển khai do mức tiêu thụ nước và nhiệt độ trong nhà; khuyến khích dùng năng lượng
phi thương mại (như củi); mục tiêu giảm 7% tổng tiêu thụ NL trong nhà nước;
1.2.3.2. Slovakia
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của UNDP/ GEF. Sovakia rất quan tâm việc nâng
cao nhận thức; nâng cao năng lực quốc gia trong lĩnh vực xây dựng năng lực TKNL.
Quan tâm xây dựng thể chế. Năm 2006 ban hành Chính sách quốc gia về TKNL.
1.2.3.3. Thái Lan
Nhập khẩu 63% tổng NL tiêu thụ, chi phí 10% GDP năm 2007. Năm 1982 đã
bắt đầu xây dựng chương trình TKNL lần thứ nhất, tiết kiệm 300 nghìn TOE/ năm;
Kiểm toán năng lượng cho các xí nghiệp; Giảm thuế cho thiết bị TKNL (trị giá 15
triệu USD năm 2003). Năm 1987 thành lập Trung tâm TKNL Thái lan (ECCT); năm
1992 luật TKNL ban hành. Uỷ ban chính sách năng lượng quốc gia (NEPC) được
thành lập, đứng đầu là thủ tướng chính phủ. Xây dựng chương trình thúc đẩy bảo tồn
năng lượng ENCON với 3 chương trình chính và 10 chương trình phụ. Xây dựng
chương trình ENCON, hình thành do trích một phần tiền bán dầu, đạt gần 100 triệu
USD/năm.
1.2.3.4. Trung Quốc
Năm 1980 nguyên tắc phát triển năng lượng phát triển đồng thời sử dụng hiệu
quả năng lượng. Năm 1986 ban hành quy định tạm thời về quản lý NL. Năm 1990 bắt
đầu dự thảo TKNL. Năm 1997 ban hành luật TKNL.


8
1.2.3.5. Idonesia
Năm 1979 xây dựng chương trình TKNL; Năm 1987 thành lập cơ quan TKNL
quốc gia KONEBA
1.2.3.6. Nhật Bản

Là quốc gia phải nhập năng lượng, có thống kê năng lượng từ năm 1980. Năm
1947 ban hành quy định về quản lý nhiệt; năm 1951 ban hành luật quản lý nhiệt; năm
1979 ban hành luật liên quan đến sử dụng năng lượng hợp lý ( năm 1983, 1993, 2002,
2004 điều chỉnh và bổ sung)

1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆN NAY TRONG
NƯỚC
1.3.1. Tình hình sử dụng năng lượng
Hiện nay đã có những nghiên cứu khá chi tiết và đưa ra các mô hình dự báo về mối
tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và khả năng đáp ứng về nhu cầu nhiên liệu và
năng lượng đến năm 2030, trong đó đưa ra các kịch bản khác nhau dựa trên cơ sở tiềm
năng nguồn nhiên liệu năng lượng sẵn có, sự biến động dân số, thực tiễn đã khai thác
sử dụng đáp ứng nhu cầu phát triển những năm trước đây, kịch bản về tăng trưởng
kinh tế và dự báo đến năm 2030.
Về kịch bản tăng trưởng kinh tế tính theo chỉ tiêu GDP, được dự báo theo nghiên
cứu của nhóm phân tích và dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và
đầu tư được thể hiện thông qua bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1.1. Dự báo tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 đến 2030
Lĩnh vực
2011-2015
2016-2020
2021-2030
P/A
Thấp Cơ sở Cao Thấp Cơ sở Cao Thấp Cơ sở Cao
Tăng trưởng GDP(%)
7,0 7,5 8,0 7,0 8,0 8,4 7,2 7,8 8,6
Nông – lâm - thuỷ sản
(%)

2,7


3,0

3,0

2,0

2,2

2,2

2,0

2,2

2,2

CN-xây dựng(%)
Dịch vụ (%)

7,5
8,0

8,4
8,2

9,0
8,7

7,5

8,0

8,6
9,0

9,3
9,3

7,4
8,0

8,1
8,6

9,1
9,2

Nguồn: Nhóm nghiên cứu của Bộ KH&ĐT hỗ trợ lập TSĐ VII. MPI, UNDP.
Nghiên cứu, xây dựng các mục tiêu định lượng giảm phát thải khí nhà kính trong
ngành năng lượng Việt Nam, giai đoạn 2013-2030. Hỗ trợ xây dựng, thực hiện Chiến
lược Quốc gia về TĂNG TRƯỞNG XANH. Số đăng ký ĐKXB: 1287-2013/CXB/06632/BĐ.
Như vậy, từ năm 2011-2030, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam theo chỉ tiêu
GDP dao động trong mức 7 - 8,6%. Chỉ tiêu của các ngành cũng không có những đột
biết lớn, đối với nông – lâm - thủy sản dao động trong mức 2 - 3%; ngành Công


9
nghiệp - Xây dựng ở mức 7,5 - 9,3%; ngành dịch vụ dao động trong mức 8 - 9,3%.
Như vậy sau mỗi giai đoạn chu kỳ 5 năm, mức tăng trưởng đều, đòi hỏi một sự đáp
ứng năng lượng cũng phải tăng trưởng phù hợp.

Đối với dự báo về nhu cầu sử dụng năng lượng, nghiên cứu cũng đã chỉ ra đối với
kịch bản cơ sở, giai đoạn 2010 - 2030 điện năng và tổng sản phẩm dầu chiếm tỷ trọng
lớn trong suốt cả giai đoạn. Tỷ lệ tiêu thụ điện năng tăng từ 15,2% năm 2010 đến
32,1% năm 2030, còn đối với tiêu thụ than giảm nhẹ từ 20,1% xuống còn 18,2%, sử
dụng khí đốt tăng từ 1% lên 1,6%, sản phẩm dầu tăng từ 33,7% lên 40,6%, đối với
năng lượng phi thương mại giảm từ 28,9% xuống còn 7,5% tính cho giai đoạn 20 năm
từ 2010 đến 2030.
Đối với sử dụng năng lượng dự báo cho các ngành, trên cơ sở tính toán và dự báo
theo kịch bản tăng trưởng kinh tế, kết quả đưa ra được thể hiện thông qua biểu đồ 1.1
dưới đây.
Biểu đồ 1.1: Các lĩnh vực sử dụng năng
lượng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2030

Biểu đồ 1.2. Tương quan kinh tế và NL,
từ năm 2005 đến 2030

Nguồn: MPI, UNDP. Nghiên cứu, xây dựng các mục tiêu định lượng giảm phát thải
khí nhà kính trong ngành năng lượng Việt Nam, giai đoạn 2013-2030. Hỗ trợ xây
dựng, thực hiện Chiến lược Quốc gia về TĂNG TRƯỞNG XANH. Số đăng ký ĐKXB:
1287-2013/CXB/06-632/BĐ.
Từ biểu đồ cho thấy, xét trong giai đoạn 2010-2030, ngành sử dụng nhiều năng
lượng nhất là ngành công nghiệp, tiếp đến là giao thông vận tải, sau đó là dân dụng và
dịch vụ thương mại. Đáng lưu ý tăng trưởng sử dụng năng lượng đối với ngành công
nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ thương mại có sự tăng nhanh so với dân dụng và
nông nghiệp.
Xét về tương quan tăng trưởng kinh tế và năng lượng giai đoạn 2005-2030 được
các chuyên gia dự báo có một sự tăng đều thông qua biểu đồ 1.1 và biểu đồ 1.2
Từ biểu đồ 1.2 cho thấy so sánh tương quan giữa tăng trưởng kinh tế GDP và tổng
nhu cầu năng lượng, từ năm 2025 đến năm 2030 khả năng thiếu năng lượng đáp ứng



10
nhu cầu tăng trưởng kinh tế là không tránh khỏi, đòi hỏi ngay từ bây giờ chúng ta phải
có chiến lược đáp ứng tổng nhu cầu năng lượng sớm.
1.3.2. Chính sách về tiết kiệm năng lượng
Các hoạt động nghiên cứu và triển khai về TKNL phát triển mạnh khoảng 15
năm trở lại đây đặc biệt từ năm 2003 tới nay. Nhà nước đã ban hành một số văn bản
pháp luật quy định và hướng dẫn việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Các văn bản bản dưới luật:
Nghị định số 102/2003/ NĐ – CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
trong sản xuất công nghiệp, trong các toà nhà, đối với các thiết bị, phương tiện sử
dụng năng lượng và trong sinh hoạt của nhân dân.
Quyết định số 80/ 2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình tiết kiệm điện giai đoạn
2006 – 2010;
Thông tư số 01/2004/TT-BCN của Bộ Công nghiệp ngày 02/07/2004; chỉ thị của
Thủ tướng Chính phủ số 19/2005/CT-TTg ngày 02/ 06/ 2005
Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 về “ Phê duyệt duyệt chương
trình mục tiêu Quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu ”.
Nhiều Dự án, Chương trình TKNL, bảo vệ môi trường do chính phủ; do các tổ
chức quốc tế đầu tư, triển khai tại Việt Nam, ví dụ:
Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
Thực hiện giai đoạn một từ năm 2006 – 2010 triển khai tích cực các nội dung của
chương trình và giai đoạn 2 từ năm 2011 – 2015 triển khai theo chiều sâu và điện rộng
các nội dung của chương trình, trên cơ sở tổng kết, đúc rút kinh nghiệm giai đoạn một.
Mục tiêu phấn đấu tiết kiệm giai đoạn một tiết kiệm từ 3% - 5% tổng mức tiêu thụ
năng lượng toàn quốc. Giai đoạn hai tiết kiệm từ 5% - 8% tổng mức tiêu thụ năng
lượng trên toàn quốc. Nội dung chương trình gồm 11 đề án, biên chế thành 6 nhóm nội
dung: Tăng cường quán lý nhà nước; Giáo dục, tuyên truyền; Phát triển phổ biến thiết

bị năng lượng hiệu suất cao, dần xoá bỏ thiết bị hiệu suất thấp; Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả tại các doanh nghiệp, toà nhà, trong giao thông vận tải. Giao cho
từng Bộ, Nghành chủ trì.
Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Việt Nam ( Promoting Energy Conservasion in Medium Scale Enteprises –
PECSME). Do quỹ môi trường toàn cầu (GEF) hỗ trợ; Bộ khoa học Công nghệ thực
hiện; thời gian thực hiện: 2006 – 2010. Mục tiêu của dự án là triển khai tại 500 doanh
nghiệp vừa và nhỏ; thuộc 5 nghành công nghiệp: Gạch; Gốm sứ; Giấy và bột giấy; Dệt


11
may; Chế biến thực phẩm, tiết kiệm 136000 toe; giảm 962000 tấn CO2 trong gai đoạn
2006 -2010
Chương trình tiết kiệm thương mại thí điểm (Commercial Energy Efficieny
Program – CEEP): Được hình thành từ nguồn tài trợ không hoàn lại 3,25 triệu USD
của quỹ môi trường toàn cầu (DEF) cho chính phủ Việt Nam, uỷ thác qua WB. Bộ
công thương được giao triển khai chương trình. Chương trình CEEP bắt đầu đi vào
hoạt động từ tháng 8/2004, dự kiến hoạt động trong 4 năm. Mục tiêu của chương trình
là xác định các mô hình kinh doanh TKNL hiệu quả để thúc đẩy phát triển TKNL ở
Việt Nam; Xây dựng năng lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ TKNL “ Đại diện dự
án – PA”; Hỗ trợ 210 dự án TKNL với tổng số tiền đầu tư 7,32 triệu USD nhằm tiết
kiệm được 13,171 MWh/năm.
1.3.3. Nhận xét
Ở Việt Nam các chương trình tiết kiệm năng lượng được triển khai rộng rãi nhưng
kết quả mang lại chưa cao, các nhà tiêu thụ năng lượng chỉ thực hiện tiết kiệm năng
lượng khi cảm thấy nó mang lại hiệu quả kinh tế cho mình chứ không phải vì cảm thấy
nó là điều bức thiết và thực hiện tiết kiệm không phải vì lợi ích của toàn xã hội.
1.4. TỔNG KẾT CHƯƠNG
Ở chương 1 tác giả nói lên tình hình năng lượng hiện nay là một yếu trong những
tố rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, đồng thời cũng như duy trì sự

sống trên trái đất. Với những sự cần thiết này đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết về việc sử
dụng năng lượng sao cho tiết kiệm và có hiệu quả hơn.
Cùng với việc sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, trong tương lai gần thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu
với mức tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng. Vì vậy Việt Nam cũng như thế giới đã
xây dựng nên những chính sách về tiết kiệm năng lượng.
Đối với nơi tiêu thụ năng lượng thì khó có thế cắt giảm năng lượng tiêu thụ, bởi
lẽ chúng ta cần có những giải pháp tiết kiệm năng lượng một cách có hiệu quả hơn mà
vẫn đảm bảo yêu cầu nơi tiêu thụ năng lượng, cũng như chính sách mà nhà nước ta đã
ban hành. Để có những giải pháp đó thì trong chương 2 này được đề cập đến.


×