Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ Nam Bộ: Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.18 KB, 25 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm hà nội
--------&--------

Vũ thị quỳnh trang

Yếu tố trữ tình trong
truyện ngắn hai cây bút nữ nam bộ:
Nguyễn lập em và nguyễn ngọc t
Chuyên ngành: Lí LUậN VĂN HọC
Mã số

: 60.22.01.20

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn

hà nội - 2015
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao thoa thể loại trong văn học là một hiện tượng đặc sắc, chính sự giao
thoa này đã tạo ra thể loại văn xuôi trữ tình, một trong những thể loại mang âm
hưởng khác lạ: không gai góc, sắc nhọn, văn xuôi trữ tình mang đến sự thi vị,
trong trẻo, ấm áp dù hiện thực cuộc sống trong tác phẩm phản ánh là bi kịch
hay hạnh phúc. Ở Việt Nam, dòng chảy văn xuôi trữ tình hiện đại có khởi
nguồn từ giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX với tên tuổi của các tác giả như
Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu... Không khó để thấy rằng, sự giao thoa giữa
trữ tình và tự sự tiếp tục phát triển trong giai đoạn văn học 1945 – 1986 với một
số cây bút tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Anh Đức, Lưu


Quang Vũ… Đến giai đoạn văn học sau 1986, văn xuôi trữ tình vẫn như một
mạch nước ngầm chảy không ngừng với tên tuổi của nhiều tác giả như Y Ban,
Nhật Chiêu, Nguyễn Thị Thu Huệ ở miền Bắc và Dạ Ngân, Nguyễn Lập Em,
Nguyễn Ngọc Tư ở miền Nam…
Trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam hiện đại, bên cạnh sự phát triển
mạnh mẽ của bộ phận văn học miền Bắc, không thể không nhắc đến văn học khu vực
Nam Bộ với những trang văn được nhiều người mến mộ . Tuy hình thành nên một

khu vực văn học riêng, nhưng tình hình nghiên cứu sáng tác của các nhà văn nữ
Nam Bộ trưởng thành sau 1986 chưa thực sự sôi động. Ở khu vực văn học này,
chúng tôi nhận thấy trước hết đó là sự hấp dẫn của văn chương phương Nam, thứ
văn chương đôn hậu, chất phác mang đến cho nền văn học nước nhà những tiếng
nói đa dạng, phong phú. Thứ hai, đó là sự xuất hiện của yếu tố trữ tình trong văn
xuôi Nam Bộ. Bên cạnh nội dung các sáng tác có giá trị ngợi ca thiên nhiên, con
người; phê phán những đổi thay của xã hội; thì truyện ngắn khu vực Nam Bộ
thường sử dụng phương thức sáng tác trữ tình, tập trung phần lớn ở các tác giả
nữ. Đó là Dạ Ngân, Nguyễn Lập Em, Bùi Thị Cao Nguyên, Nguyễn Thị Diệp
Mai, Nguyễn Ngọc Tư... Sáng tác của các nhà văn nữ này có thể được coi như sự
tiếp nối liền mạch với loại hình văn xuôi trữ tình đã hình thành ở Việt Nam từ
trước 1945.
Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy sự nhất quán trong việc sử dụng yếu
tố trữ tình trong các sáng tác của hai nhà văn đó là Nguyễn Lập Em, và Nguyễn
Ngọc Tư. Nếu như các nhà văn khác sử dụng yếu tố này trong một, hoặc một vài
truyện ngắn, thì hai tác giả nữ trên định hình phương thức sáng tác trữ tình trong
hầu hết các tác phẩm tự sự của mình. Cùng viết về con người, văn hóa Nam Bộ
bằng việc khắc họa tâm trạng nhân vật, hai nhà văn đã mang đến cho văn học
Nam Bộ nói riêng những sáng tác trữ tình đặc sắc mang hơi thở phương Nam, và
mang đến cho văn học nước nhà sự kế thừa và phát triển dòng truyện ngắn trữ
tình có nguồn cội vững chắc từ những năm 30 của thế kỷ trước. Lựa chọn nghiên
cứu truyện ngắn của Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư, một mặt chúng tôi

muốn cho thấy sự giao thoa của trữ tình và tự sự trong truyện ngắn Nam Bộ như
là một sự tiếp nối dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam hiện đại, mặt khác chúng
2


tôi muốn đặt hai tác giả trong sự đối sánh, bởi mỗi tác giả lại truyền tải vào trong
sáng tác của mình chất trữ tình riêng, rất cá tính và đặc sắc.
Với mong muốn chỉ ra một cách hệ thống và trọng tâm vào chất trữ tình
trong văn xuôi Nam Bộ sau 1986, qua các sáng tác của hai cây bút nữ Nam Bộ
là Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi thực hiện đề tài “Yếu tố trữ
tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ Nam Bộ: Nguyễn Lập Em và Nguyễn
Ngọc Tư”
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu chất trữ tình trong truyện ngắn Nam Bộ
Chúng tôi ghi nhận được một số luận án, luận văn, và khá nhiều các bài
viết tập trung nghiên cứu truyện ngắn khu vực Nam Bộ, tuy nhiên việc nghiên
cứu này mới chỉ dừng lại ở mức khái quát như sau:
Luận án Tiến sĩ Tương tác thể loại trong văn học Việt Nam sau 1986, tác
giả Trần Viết Thiện qua việc khảo sát tổng quát về sự tương tác thể loại trong
văn học Việt Nam có nhắc đến bộ phận các nhà văn Nam Bộ với những sáng
tác mang đậm chất trữ tình như Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Tư...
Luận án Tiến sĩ Khảo sát đặc điểm truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay
có chỉ ra diện mạo và cảm hứng chung trong sáng tác của các tác giả ĐBSCL
sau 1975. Trong đó, có khái quát “Truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay, các
tác giả rất chú ý đến việc xây dựng các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các
trạng thái tâm trạng, trạng thái cảm xúc của nhân vật” [19, tr.155]. Những ý
kiến khái quát trên đều khẳng định một trong những đặc điểm của văn học
ĐBSCL là biểu hiện tâm trạng, tuy nhiên, tác giả chưa khẳng định được đây
chính là sự tương tác giữa tự sự và trữ tình trong truyện ngắn ĐBSCL, và cũng
như chỉ ra được hệ thống biểu hiện cụ thể của chất trữ tình đó.

Bài viết “Truyện ngắn ĐBSCL từ 1975 đến nay – Thành tựu và những
điều trăn trở”, tác giả Hoài Phương có nhận định: “Chính sự chuyển tải nhanh
và kịp thời nhiều vấn đề bức xúc, gần gũi với đời sống, cùng giọng văn trầm
lắng, nhẹ nhàng, tâm tình như len lỏi vào tận đáy sâu tâm hồn con người”
Bài viết “Bàn về thế giới truyện ngắn Bích Ngân”, tác giả Huỳnh Phan Anh
có nhận định: “Điều đáng nói và cũng hiện rõ ràng trong tài năng của cô là chất
giọng Nam Bộ toát ra nét tinh tế và trữ tình riêng mở toang mọi giới hạn...”
Nhận xét về văn học ĐBSCL, trong bài phỏng vấn “Diện mạo văn xuôi
ĐBSCL”, đăng trên Văn học quê nhà, tác giả Nguyễn Lập Em có nhận xét:
“Lối viết giản dị, nhìn nhận cuộc sống có hậu và nhiều mặt tốt đẹp, thể hiện
phẩm chất con người của vùng đất mới với những tính cách nhân vật phóng
khoáng, cởi mở, hào hiệp, nhân hậu, sống có nghĩa có tình… là nét chung của
các tác giả ở đây.”
Có thể nhận thấy, hầu hết trong các bài nghiên cứu, các tác giả đều nhận
thấy lối miêu tả tâm trạng tinh tế của các nhà văn Nam Bộ. Tuy nhiên, chưa có bài
viết nào chỉ ra cụ thể chất trữ tình biểu hiện trong các sáng tác của nhà văn Nam
Bộ một cách mạch lạc và hệ thống
3


2.2. Lịch sử nghiên cứu chất trữ tình trong truyện ngắn hai tác giả Nguyễn
Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư
Nếu như các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được nhiều nhà nghiên cứu
phê bình, tranh biện thì truyện ngắn tác giả Nguyễn Lập Em lại chưa nhận được
sự quan tâm thỏa đáng. Hầu như chưa có một bài viết, hay luận văn nào phân
tích các sáng tác của chị. Tên tuổi Nguyễn Lập Em chủ yếu được nhắc tới trong
một vài luận văn, bài viết về khu vực văn học Nam Bộ.
Về tác giả Nguyễn Ngọc Tư, qua khảo sát chúng tôi thấy việc nghiên cứu
yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư mới ở một vài góc độ nhỏ lẻ,
chưa hệ thống. Các tác giả mới chỉ nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư trong việc nghiên

cứu các vấn đề khác. Chúng tôi ghi nhận được điều này ở các bài viết sau:
Trong Luận văn Tiến sĩ Tương tác thể loại trong văn học Việt Nam từ
1986 đến nay của tác giả Trần Viết Thiện có nhắc đến sự thâm nhập của yếu tố
trữ tình vào truyện ngắn tạo nên dòng truyện ngắn trữ tình đặc sắc, đặc biệt các
truyện ngắn đậm chất thơ.Để làm rõ biểu hiện của sự tương tác thể loại trong
văn học Việt Nam từ 1986 đến nay, tác giả có minh họa bằng nhiều tác phẩm,
trong đó một vài truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả khẳng định sự có
mặt của cái tôi trữ tình và chất thơ trong văn của Nguyễn Ngọc Tư
Nhận xét về nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư, tác giả Nguyễn Ngọc Thành Bảo trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có đề cập tới xu hướng trữ tình hóa trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư: “Một số truyện ngắn của chị chịu sự xâm nhập mạnh
mẽ của một thể loại trữ tình là thơ mà chúng tôi tạm gọi là những truyện ngắn
– trữ tình hóa, tiêu biểu như những truyện ngắn: Cái nhìn khắc khoải, Một trái
tim khô, Một mối tình…” [4, tr.63]. Cũng trong luận văn này, tác giả có đề cập
đến thủ pháp “dòng ý thức” trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Thủ
pháp này góp phần biểu hiện sâu sắc nội tâm của nhân vật và là một trong
những yếu tố tạo nên chất trữ tình.
Tác giả Nguyễn Thị Phương trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư khi nghiên cứu về ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư có nhận định , giọng điệu cơ bản trong các sáng tác của chị là
giọng điệu trữ tình, mượt mà. “Giọng văn của chị dung dị mà sâu lắng, trữ tình
nhẹ nhàng, câu văn mềm mại”[35].
Trả lời thắc mắc của độc giả về “Chất thơ trong văn xuôi” trên báo Quân
đội nhân dân năm 2012, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy điểm đến tên
nhiều tác giả tác phẩm minh họa cho “chất thơ trong văn xuôi”, trong đó
có khẳng định, một trong những truyện ngắn giàu chất thơ của văn xuôi Việt
Nam hiện đại là Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
Tác giả Đào Duy Hiệp trong bài viết Chất thơ trong Cánh đồng bất tận
đăng trên báo Văn nghệ, số 32 (12/8/2006) có nhận xét về truyện ngắn này tràn

ngập chất thơ, một trong những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn trữ tình:
“Cánh đồng bất tận là một bài thơ bằng văn xuôi”
4


Nhìn lại những đánh giá, nghiên cứu về Nguyễn Lập Em và Nguyễn
Ngọc Tư, có thể thấy chưa có công trình nào nghiên tập trung và hệ thống về
chất trữ tình trong sáng tác của hai cây bút nữ Nam Bộ này. Chính vì thế, chúng
tôi nhận thấy yếu tố trữ tình trong truyện ngắn hai cây bút nữ Nam Bộ Nguyễn
Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống, có
lý giải và cắt nghĩa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu vào
đối tượng chính là chất trữ tình trong truyện ngắn của hai tác giả Nguyễn Lập
Em và Nguyễn Ngọc Tư.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi sẽ tập trung khảo sát sự biểu hiện của yếu tố trữ tình qua các
tập truyện ngắn của hai tác giả như sau:
4.1. Tác giả Nguyễn Lập Em
- Tập truyện Bến nước kinh Cùng, Văn nghệ An Giang, 2003
- Truyện ngắn lẻ gồm: Sông vơi, Ngọn gió mùa thương, Chờ bên sông
mưa, Bến sông xưa, Đò khuya, Mộng hoa vàng, Đất trầm thủy
4.2. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
- Các tập truyện ngắn: Giao thừa (2003); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư (2005); Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008); Khói trời lộng lẫy
(2010); Đảo (2014); và truyện ngắn Cánh đồng bất tận (2004)
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp nghiên cứu tác giả của thi pháp học
Cùng với các phương pháp trên là những thao tác: tổng phân hợp, phân
tích tác phẩm, so sánh, đối chiếu…
6. Đóng góp của luận văn
Với mong muốn có sự quan tâm thỏa đáng cho khu vực văn học Nam Bộ
nói chung và các cây bút nữ Nam Bộ nói riêng, luận văn muốn khai thác và chỉ ra
một cách hệ thống sự tiếp nối của chất trữ tình trong văn xuôi Việt Nam ở khu vực
văn học phương Nam, cũng như cho thấy những nét riêng đặc sắc chỉ có ở chất trữ
tình trong sáng tác của hai nhà văn nữ Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư. Hi
vọng luận văn sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn về văn chương
Nam Bộ, cũng như hiểu nhiều hơn về các sáng tác của hai nhà văn Nguyễn Lập
Em và Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và thể loại truyện ngắn trữ tình nói chung.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
- Chương 1: Yếu tố trữ tình trong sự phát triển của thể loại truyện ngắn
hiện đại Việt Nam
- Chương 2: Nguyễn Lập Em và chất trữ tình nghĩa hiệp
- Chương 3: Nguyễn Ngọc Tư và chất trữ tình cảm thương
5


CHƯƠNG 1
YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm trữ tình
“Trữ tình” hay “Chất trữ tình” hoặc “Yếu tố trữ tình” là một thuật ngữ lý
luận văn học, dùng như một khái niệm để nói đến một tính chất của văn học.
Qua khảo sát, chúng tôi ghi nhận được một số quan niệm về khái niệm trữ tình
như sau:

Theo Từ điển thuật ngữ văn học [13,374]: “Trữ tình (tiếng Pháp lyricque)
là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch) làm cơ
sở cho một loại tác phẩm văn học.[…] Trữ tình phản ánh đời sống bằng cách
bộc lộ trực tiếp ý thức con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua
những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân
sinh.”
Theo Từ điển văn học[21,1854]: “Trữ tình là một thuật ngữ chỉ một trong
ba phương thức biểu đạt của văn học (bên cạnh tự sự và kịch), ở đây cái được
để lên hàng đầu là chủ thể phát ngôn và thái độ của nó đối với cái được mô tả”
Theo Giáo trình Lý luận văn học [35,189] có nhắc đến tác phẩm trữ tình
và nội dung của các tác phẩm trữ tình, trong đó khái niệm trữ tình được hiểu là
sự “miêu tả và biểu hiện thế giới chủ quan của con người với những cảm xúc,
tâm trạng và ý nghĩ trực tiếp”
Trữ tình còn được hiểu là “chất thơ”: chất thơ hay là chất trữ tình - tính
chất được tạo nên từ sự cô đọng của tâm hồn, sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của
cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi
gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai
Thúy có nhận định về chất thơ như sau: “Chất thơ trước tiên hiểu theo nghĩa
rộng phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây
trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người
ngắm nhìn. Như vậy, có thể thấy dù được gọi tên khác nhau, nhưng yếu tố trữ
tình vẫn thống nhất ở nguồn gốc: xuất phát từ tâm hồn, và biểu hiện: qua cảm
xúc và tâm trạng chủ thể.
Tựu chung lại, khái niệm trữ tình được hiểu là phương thức thể hiện của
văn học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc. Nguyên nghĩa từ
Hán Việt “trữ tình” cũng có ý nghĩa như vậy: “trữ” là thổ lộ ; “tình” là tình cảm,
cảm xúc. Phương thức này chủ yếu được dùng trong các tác phẩm trữ tình như
thơ trữ tình, kí trữ tình v.v... Tuy nhiên, yếu tố trữ tình không những chỉ xuất
hiện trong các tác phẩm trữ tình, mà trong các tác phẩm tự sự hay kịch cũng có
thể sử dụng theo phương thức này. Do vậy, đôi khi người ta dùng cách nói như

“chất trữ tình”, “tính trữ tình” hay “yếu tố trữ tình” để diễn tả đặc điểm này
trong các tác phẩm tự sự. Trữ tình là một khái niệm dùng để chỉ một phương
6


thức trong sáng tác văn học, trong đó chú trọng đến miêu tả cảm xúc, tâm trạng,
tình cảm chủ quan của chủ thể trữ tình. Chúng tôi sử dụng cách hiểu thống nhất
này để nghiên cứu về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn ở những phần tiếp theo
của luận văn.
1.1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nhà văn sử dụng nhân vật, sự
kiện, biến cố… để bộc lộ tư tưởng nghệ thuật về cuộc sống con người. Khác với
tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn
của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát
hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con
người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu
mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là
một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là
những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo
cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Trong truyện ngắn, yếu tố tự sự là
chủ đạo và xuyên suốt. Tuy nhiên, do bị phụ thuộc vào nội dung được trần
thuật, phụ thuộc vào thể tạng của nhà văn mà trong một số sáng tác, yếu tố tự
sự bị giảm nhẹ. Khi đó, các yếu tố như trữ tình, nghị luận sẽ tăng, tạo ra sự giao
thoa thể loại trong truyện ngắn.
L.Tônxtôi từng thốt lên: “Tôi không bao giờ hiểu đâu là ranh giới giữa
văn xuôi và thi ca”. Còn Pauxtôpxki, “nhà thơ bị đóng đinh trên cây thánh giá
của văn xuôi”, trong Truyện cuộc đời cũng bộc bạch rằng: “Tôi đã nhìn thế giới
xung quanh qua tấm lăng kính trong suốt của thơ… Tôi biết rằng thơ – đó là
cuộc sống được thể hiện ở dạng hoàn thiện nhất, là thế giới mở ra trong tất cả
chiều sâu mà cặp mắt dửng dưng lười nhác không thể nào bao quát

được”…“Chất thơ của văn xuôi" là chữ dùng K.Pauxtopxki khi nói đến sự giao
thoa giữa trữ tình và tự sự.
Ở Việt Nam, tác giả Lại Nguyên Ân khi bàn luận về chất của văn xuôi có
khái quát về yếu tố trữ tình nói chung và yếu tố trữ tình trong văn xuôi như sau:
“trữ tình thường gắn với những xung động tâm lý căng và ngắn. Ngôn từ ở trữ
tình có ưu thế biểu cảm hơn là mô tả (tạo hình), bộc bạch thế giới bên trong của
chủ thể phát ngôn hơn là vẽ ra thế giới bên ngoài chủ thể ấy.”[56]
“Chất thơ” là một thuật ngữ lý luận chỉ một phẩm chất đặc biệt của văn
xuôi, đó chính là yếu tố trữ tình trong văn xuôi. Tác phẩm văn xuôi được xem
là có yếu tố trữ tình khi nội dung của nó đi sâu vào trạng thái cảm xúc diễn tả
diễn biến trong trạng thái chủ quan với những rung động tinh tế.
Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn có thể nằm trong hình thức thể hiện. Đó
là tính nhạc, sự hàm xúc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp nghệ
thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn. Yếu tố trữ tình trong
truyện ngắn cũng có thể thể hiện ở mạch kết cấu, ở những rung động tinh tế
trong tâm hồn nhân vật, ở bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình. Có thể thấy,
yếu tố trữ tình trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và
7


biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc
của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một
lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm
hồn. Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là truyện ngắn trữ tình
khi mối bận tâm của người viết không đặt vào việc kể lại một biến cố, sự việc,
hành động mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn
con người
Khi tổng kết thành tựu văn học viết Việt Nam qua hơn mười thế kỷ, G.S
Nguyễn Đăng Mạnh đã khái quát: “Trong truyền thống văn học Việt Nam, loại
hình trữ tình vẫn trội hơn tự sự, sự kết tinh nghệ thuật thể hiện ở những tác

phẩm cỡ nhỏ hơn là những tác phẩm cỡ lớn.”
Có thể thấy, qua từng thời kỳ yếu tố trữ tình thâm nhập vào truyện ngắn
với sự đậm nhạt khác nhau. Sự tham gia của yếu tố trữ tình vào cấu trúc truyện
ngắn khi được thể hiện qua cái tôi cảm xúc, cảm nghĩ, một cái tôi đầy suy tư
của chủ thể trữ tình; khi khác lại được thể hiện qua âm hưởng hào hùng, ngợi ca
trong chiến tranh. Sự thâm nhập và tương tác của tự sự và trữ tình, tạo nên dấu
ấn thẩm mĩ đậm nét. Lịch sử văn học đã ghi nhận, phần lớn truyện ngắn trữ tình
đều xuất hiện sau 1936, và thực sự trở thành một dòng văn học bắt đầu từ giai
đoạn 1936 – 1945 với số lượng các tác phẩm đáng kể và sự định hình phong
cách. Yếu tố trữ tình thâm nhập vào văn xuôi tạo nên truyện ngắn trữ tình đã
đưa vào văn học Việt Nam một chất thơ rất riêng, mang lại cho người đọc cảm
giác cũng như ấn tượng sâu lắng trong tâm hồn. Việc khám phá và đi sâu vào
thế giới nội tâm của con người khiến cho truyện ngắn trữ tình dần trở thành một
trong những thể loại được mến mộ trong tiến trình phát triển của văn học hiện
đại.
1.2. Mạch trữ tình trong truyện ngắn qua một số giai đoạn văn học Việt
Nam hiện đại
1.2.1. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong giai
đoạn 1930 – 1945
Dòng truyện ngắn trữ tình trước 1945 hầu như không đào sâu vào những
vấn đề mang tính bức xúc của xã hội Việt Nam thời bấy giờ mà thường cảm
nhận và tái hiện cuộc sống từ cái Tôi trữ tình cá nhân. Nếu như những nhà văn
hiện thực miêu tả cuộc sống như nó đang diễn ra thì nhà văn trữ tình miêu tả
cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của mình; lăng kính ấy chính là thế
giới nội tâm, là cảm xúc, tâm trạng của nhà văn trước diễn biến của xã hội. Đây
chính là phương thức sáng tác cho mọi nhà văn đi theo dòng truyện ngắn trữ
tình trước 1945, dù ở mỗi nhà văn, cái tôi biểu hiện khác nhau.
Từ năm 1936 – 1942, phong cách truyện ngắn trữ tình mới thực sự được
định hình mà người định hình phong cách ấy không ai khác đó là Thạch Lam.
Khi phong cách truyện ngắn trữ tình đã trở thành một khuynh hướng, các tác

giả sau này Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ DZếnh hay Đỗ Tốn đã lần lượt bắt nhịp
thể nghiệm các sáng tác của mình, làm nên một dòng phong cách truyện ngắn
8


trữ tình đặc sắc và đa dạng. Đối với Thạch Lam, phần lớn truyện của ông thuộc
loại truyện không có cốt truyện. Mỗi truyện là một tâm trạng, mang âm hưởng
như một bài thơ trữ tình. Trong truyện Thạch Lam, ta thấy hiện lên một cái tôi
của một người từng trải điểm tĩnh. Cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đa
dạng và biến hóa: khi là một thế giới nhân vật nhỏ bé, nghèo khổ, nhưng luôn
mang một tấm lòng trắc ẩn trong Gió lạnh đầu mùa; là cái tôi tự vấn của Thanh
trong Một cơn giận, Liên, Huệ trong Tối ba mươi, hay Sinh, Mai trong Đói; đó
cũng có thể là cái tôi đồng cảm như Dung (Hai lần chết) hay mẹ Lê (Nhà mẹ
Lê)... Có thể thấy, dù đa dạng, nhưng cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đều
thống nhất ở cách biểu hiện sự trải đời, điềm tĩnh của chính tác giả.
Với Thanh Tịnh, đó là cái tôi tâm trạng ẩn sâu trong cái nhìn của một cậu
bé từ ấu thơ tới lúc trưởng thành trước những đổi thay của làng quê. Làng Mỹ
Lý xuất hiện trở đi trở lại trong 13 truyện ngắn tập Quê mẹ. Từ cảm xúc rưng
rưng ngày trở lại trường của cậu bé trong Tôi đi học, đến những rung động đầu
đời của Mẫn và Hương trong Quê bạn,và rồi là tình quê khi xa làng Mỹ Lý đi
làm ăn xa của Đông và Thuyên trong Tình quê hương...
Có thể thấy, yếu tố trữ tình trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã góp
phần thúc đẩy những cái tôi xuất hiện. Bằng dòng cảm xúc tinh tế, những
truyện ngắn trữ tình thời kỳ này thiên về sự trải nghiệm và thể nghiệm lần đầu
của những cái tôi. Đó có thể là cảm xúc của “qua một đêm mưa rào, trời bỗng
đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa
đông rét mướt”, nơi những đứa trẻ nghèo sống đầy nhân hậu, nơi một mảnh áo
ấm sẵn sàng được sẻ chia. Đó có thể là tâm trạng của một cái tôi trong trẻo giữa
không gian nên thơ “Hàng năm, cứ vào độ cuối thu, lá ngoài đường rụng
nhiều, lòng tôi lại man mác nhớ về những kỷ niệm ấu thơ... Hay đơn giản, chỉ là

ánh mắt lấp lánh hi vọng của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ, ánh mắt gửi
gắm những ước mơ, những khát khao về cuộc sống. Yếu tố trữ tình giúp các
nhà văn phát hiện và gieo những thứ xúc cảm tinh tế nhất của con người, tạo
nên một dòng truyện ngắn trữ tình mang âm hưởng đặc biệt, đặt nền móng cho
dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam hiện đại
Phổ âm trữ tình trong truyện ngắn lãng mạn giai đoạn trước 1945 là thứ
âm hưởng của một cái tôi cá nhân, cá thể rõ nét. Sự kế thừa, nối tiếp của các thế
hệ từ Thạch Lam, đến Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh hay Đỗ Tốn khiến cho dòng
phong cách truyện ngắn trữ tình chính thức được khơi nguồn ở Việt Nam.
1.2.2. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng trong
giai đoạn 1945 – 1985
Từ đầu thập kỷ 60 và trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, dòng
văn xuôi trữ tình tiếp tục phát triển nở rộ. Truyện của các tác giả thời kỳ này tập
trung khai thác vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và nhất là vẻ đẹp tâm hồn con
người.
Con người Việt Nam xuất hiện trong truyện ngắn trữ tình, trước hết là
những con người có một thế giới tâm hồn đẹp. Tâm tư thái độ nỗi niềm của họ
9


đối với đời sống, đối với nhau là cái nền để tác giả sáng tác nên truyện ngắn.
Họ có ở mọi nơi, mọi thành phần, lứa tuổi: những anh chiến sĩ lái xe, những cô
thanh niên xung phong, những anh bưu tá, anh thợ gốm.
Hình tượng con người mang tình yêu và niềm tin vào cách mạng như là
một phẩm chất lý tưởng giúp thi vị hóa các sáng tác về đề tài chiến tranh. Đó là
một ông già người Mèo tên Cắm dành cả cuộc đời mình cho cách mạng trong
Rẻo cao của Nguyên Ngọc. Truyện gần như không có cốt truyện, nhưng lại
mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc: đó là vẻ đẹp tâm tư, tinh thần nhiệt
huyết với cách mạng, với Đảng của ông Cắm, là vẻ đẹp của thiên nhiên, núi
rừng Tây Bắc. Những nhân vật mang một gương mặt tinh thần đẹp từ vóc dáng

đến phẩm chất cũng xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của Đỗ Chu. Đó là
Chuyên trong Ráng đỏ, cô thanh niên xung phong đã anh dũng hy sinh để cứu
xe trong trận bom của giặc Mỹ. Đó là Quế, một cô văn công hiền lành nhưng
gan góc; kín đáo nhưng sôi nổi. Hay là Vĩnh trong Tháng Hai, một cán bộ địa
chất xông xáo nhưng cũng là một nghệ sĩ tài hoa, sống đẹp… Nhìn chung, diện
mạo nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Chu là hóa thân của lý tưởng cách mạng,
mang vẻ đẹp của con người thời đại. Hình tượng nhân vật Nguyệt và Lãm với
những phẩm chất cao quý, và niềm tin vào tương lai trong hoàn cảnh bom đạn
khốc liệt khiến cho truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng đậm chất thơ.. Truyện
như một bản giao hưởng tình yêu giữa chiến tranh khốc liệt, người đọc vẫn cảm
thấy vẻ đẹp con người thiên nhiên đầy thơ mộng giữa chiến tranh.
Truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1945 – 1985 còn khai thác vẻ đẹp thiên
nhiên đất nước và mang âm hưởng của thời đại. Đó là những câu chuyện nhẹ
nhàng, lấy cảnh làm duyên cớ để biểu lộ tâm trạng của nhận vật trong các sáng
tác của Đỗ Chu. Cảnh sắc thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Thành Long,
Nguyễn Minh Châu, Đỗ Chu gắn liền với sinh hoạt của làng quê, đó là cánh
đồng, lũy tre, dòng sông. Hay là rặng núi mờ sương trong Lặng lẽ Sapa… Cảnh
vật ở đây giúp bộc lộ nội tâm, từ đó khiến chất trữ tình chảy tràn trong các
truyện ngắn với những cảm xúc đến từ tâm trạng các nhân vật.
Nhìn chung, có thể thấy, truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1945 – 1986 mang
âm hưởng của thời đại, một thời đại cách mạng hào hùng. Vẻ đẹp của thiên
nhiên, con người góp phần thi vị hóa các sáng tác văn học thời kỳ này, ngược
lại, yếu tố trữ tình cũng khiến thể hiện được cảm hứng lý tưởng hóa con người,
thiên nhiên trong cách mạng, đem lại lại dòng truyện ngắn trữ tình - cách mạng
độc đáo.
1.2.3. Yếu tố trữ tình với việc thể hiện cảm hứng thế sự - đời tư từ năm 1986
đến nay
Rũ bỏ khuynh hướng sử thi lãng mạn với hình tượng con người lý tưởng,
văn học thời kỳ mới hướng ngòi bút vào những lát cắt nhiều chiều của cuộc
sống, vào tâm trạng, suy nghĩ của con người trước xã hội mới. Với tôn chỉ văn

học là khám phá hiện thực cuộc sống đa chiều, dòng truyện ngắn trữ tình được
dịp phát huy hết khả năng của mình trong việc đi sâu vào những ẩn ức, những
10


dòng ý thức, hay đơn giản là tâm trạng của thế hệ những con người trong thời
đại mới.
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những truyện ngắn đậm chất thơ trong
các sáng tác của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư, Nhật
Chiêu, Nguyễn Ngọc Thuần…Ta cũng bắt gặp muôn vàn trạng thái cảm xúc
trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban, Tạ Duy Anh. Hướng vào mô tả
cuộc sống đời tư, các tác giả phơi bày sự khủng hoảng của xã hội qua việc thay
đổi các giá trị và lối sống Truyện của Nguyễn Huy Thiệp thời sự, nhưng biểu
hiện ra bằng âm hưởng trữ tình, chủ yếu qua tâm trạng nhân vật. Đó là dòng nội
tâm đầy ám ảnh của Chương trong Con gái thủy thần . Hay là nỗi niềm của
người con trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, là tâm sự của đứa con chưa
chào đời trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, hay một thế giới xúc giác
ảo thực trong truyện ngắn Nhật Chiêu…
Các sáng tác văn học này tập trung vào khai thác những lát cắt đời sống,
cụ thể là những trăn trở của con người trước xã hội mới, những suy nghĩ trước
các giá trị sống cũ – mới đan xen, khiến cho nội tâm trở thành đề tài được nhiều
nhà văn lựa chọn khai thác. Yếu tố trữ tình góp phần giúp biểu hiện tâm trạng
con người qua các tác phẩm tự sự. Bằng sự giao thoa này, dòng truyện ngắn trữ
tình lấy cảm hứng từ những góc khuất đời tư phát triển mạnh mẽ trên văn đàn.
Đặc biệt, với sự xuất hiện của ngày càng nhiều những nhà văn nữ, yếu tố trữ
tình trở thành cảm hứng trong các sáng tác văn chương nữ giới. Các truyện
ngắn của Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ… mang lại xúc cảm tế vi
về những nhân vật đứng giữa nhiều biến động của xã hội
Nhắc đến văn học trữ tình sau 1986, không thể không kể tới phát triển của
một bộ phận văn học mới, đó là văn học Nam Bộ. Trong đó, hai nhà văn nữ mà

chúng tôi muốn nhắc đến đó là Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư. Chất trữ
tình trong truyện ngắn của hai tác giả nữ này ngoài việc được định hình trong
phương thức sáng tác, còn mang âm phổ chung của phong cách truyện ngắn trữ
tình hiện đại Việt Nam, và hòa theo bản phối khí mang âm hưởng Nam Bộ. Đọc
truyện ngắn của Nguyễn Lập Em, ta thấy hiện lên một thế giới cảm xúc của
những người Nam Bộ nghĩa hiệp, còn truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, là một
thế giới những số phận bi thương được soi nhìn qua con mắt cảm thương của
chính tác giả. Đây có thể coi là hai đại diện tiêu biểu cho dòng văn xuôi trữ tình
phát triển ở Nam Bộ từ sau 1986 đến nay.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy dòng chảy chung của truyện ngắn trữ
tình có lúc sôi động, có lúc êm ả nhưng vẫn tiếp tục làm phong phú và làm giàu
thêm gia sản của dòng văn học Việt Nam.

CHƯƠNG 2
CHẤT TRỮ TÌNH NGHĨA HIỆP
11


TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN LẬP EM
Nguyễn Lập Em sinh ngày 22. 2. 1955 tại Châu Đốc – An Giang, tốt
nghiệp trường viết văn Nguyễn Du (Hà Nội) khóa 2 (1983 – 1985); Tập truyện
ngắn Bến nước kinh Cùng xuất bản năm 2002, đã đạt giải B – Ủy ban toàn quốc
Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam năm 2003; Giải A đồng hạng – tác phẩm
xuất sắc viết về đề tài nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong 30
năm (từ 1980-2010) - Hội nhà văn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam tặng năm 2011. Truyện ngắn của Nguyễn Lập Em giàu
chất trữ tình, nhưng là một chất trữ tình độc đáo – chất trữ tình mang vẻ nghĩa
hiệp của con người Nam Bộ.
2.1. Nhân vật đạo nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em
Nhân vật đạo nghĩa trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em thành hai loại:

Nhân vật sống tình nghĩa và nhân vật hành động trượng nghĩa. Dù đều xoay
quanh chữ nghĩa, nhưng tuyến nhân vật sống tình nghĩa trong truyện ngắn
Nguyễn Lập Em là những nhân vật cả cuộc đời sống vì một điều nghĩa, không
biểu hiện rõ ra hành động, còn tuyến nhân vật hành động trượng nghĩa là những
nhân vật mang tính cách nghĩa hiệp, luôn có lý tưởng vì sự công bằng. Tuyến
nhân vật này tạo nên chất trữ tình – nghĩa hiệp trong các truyện ngắn của
Nguyễn Lập Em.
2.1.1. Nhân vật sống tình nghĩa
“Tình nghĩa” trong truyện của Nguyễn Lập Em tồn tại ở hai dạng thức:
thứ nhất là tình nghĩa của con người dành cho nhau trong lúc khó khăn, hoạn
nạn. Thứ hai, tình nghĩa đôi khi còn xuất phát từ tình yêu. Nhân vật sống tình
nghĩa trong truyện Nguyễn Lập Em có những xuất thân khác nhau, nhưng
không có nhân vật nào thuộc tầng lớp những người giàu có trong xã hội. Vợ
chồng ông lão ngư dân trong Lời của dòng sông không có tên tuổi, lai lịch rõ
ràng, nhưng những gì vợ chồng ông lão ấy làm được trong cuộc đời nhiều biến
cố lại khiến bao người phải cúi đầu nhìn lại. Đó cũng có thể là những con người
tứ cố vô thân, rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, nương tựa vào nhau mà sống trên
cái nghĩa địa, sống nhờ đất người âm, nơi mà “có đào cũng không dám đào sâu,
sợ động tới tro cốt của người đã khuất”. Họ còn là những con người lầm lỡ, như
cô Út Sen (Bãi sông xanh), chị Hai Hường (Sông Hậu xuôi về). Bản thân họ
không khi nào nghĩ là làm một điều gì đó to tát, mà tất cả mọi hành động đều
xuất phát từ trái tim, từ xúc cảm tự nhiên không thể khác. Những hành động của
họ không cần người khác biết tới, cả cuộc đời họ hi sinh vì hạnh phúc của
người khác, hi sinh vì tình nghĩa, họ sẵn sàng chịu đựng một cuộc sống khó
khăn hơn, khắc nghiệt hơn để trả cho bằng được ơn nghĩa mà mình đang nặng
nợ. Tất cả những diễn biến hành động ấy thường biểu hiện bằng nội tâm.
Cô Hai Cà trong Bến nước kinh Cùng là chân dung điển hình cho người
phụ nữ đã hi sinh cả cuộc đời cho một mối tình không lời ước hẹn của mình với
anh nghệ sĩ tài hoa mang tên Út Chót. Chữ nghĩa trong truyện Bãi sông xanh là
ơn nghĩa của một người đàn bà không chồng và đứa con gái nhỏ, với một người

12


đàn ông xa lạ, đã giúp đỡ, cưu mang mình. Chữ nghĩa còn tồn tại trong quan hệ
giữa hai người đàn bà và một người đàn ông, ấy là vợ chồng ông Hai Hùm và
cô Út Sen. Đó là chị Ba Hiền trong Ngọn gió mùa thương, một điển hình cho
đức hy sinh của người phụ nữ. Nhân vật sống tình nghĩa trong truyện ngắn
Nguyễn Lập Em đôi khi giữ trọn chữ nghĩa chỉ vì tình thương. Dì Hòa trong
Mùa vông chín cả cuộc đời, đi tìm người chồng mất tích trong chiến tranh, dì
không nỡ làm tổn thương, làm mất lòng tin của một người mẹ Việt Nam anh
hùng. Chữ nghĩa ở đây có thể là nghĩa vợ tình chồng, vì chữ nghĩa, mà thầy
Tình (Sông vơi) dù mang trong lòng một nỗi day dứt khôn nguôi với bà Út Na,
nhưng chưa khi nào thầy nghĩ đến việc chia tay người vợ sống bên kia sông, để
đến với bà. Dường như bất cứ một nhân vật nào xuất hiện trong truyện ngắn
Nguyễn Lập Em đều sống tình nghĩa, dù họ có thuộc một trong hai tuyến nhân
vật mà chúng tôi đã phân ra ở trên. Hai chữ tình nghĩa này khiến cho những
biểu hiện nội tâm của các nhân vật trở nên sâu sắc hơn, dòng chảy nội tâm tạo
nên chất trữ tình bao trùm trong truyện ngắn của bà.
Sự thầm lặng trong nội tâm, cộng hưởng với hai chữ nghĩa tình chảy tràn
trong cách sống, cách suy nghĩ của các nhân vật trong truyện Nguyễn Lập Em,
tạo nên âm hưởng trữ tình giản dị, mộc mạc, gần gũi, mà vẫn toát lên khí tính
nghĩa hiệp của người Nam Bộ.
2.1.2. Nhân vật hành động trượng nghĩa
Nghĩa hiệp là thứ đạo nghĩa biểu hiện ra bằng hành động. Tuy nhân vật
hành động trượng nghĩa, nhưng hành động ấy vẫn là biểu hiện của trữ tình.
Hành động nghĩa hiệp của họ nảy sinh từ cảm xúc, từ bản chất con người. Họ
quyết định như vậy là bởi bản thân họ không muốn hay không nỡ chứng kiến
một cảnh khổ, một cảnh bất hạnh nào.
Hành động của những nhân vật này là những hành động tự nhiên, không
hề suy tính. Họ không khi nào tính toán thiệt, hơn, mọi quyết định dường như

chỉ xuôi theo dòng chữ “nghĩa”, thuận theo đạo nghĩa. Và có lẽ bởi cái khí chất
trượng nghĩa mang tính trượng phu, nên phần lớn những nhân vật này thường là
đàn ông. Đó là những con người sẵn sàng cứu vớt người khác mà không cần
người trả ơn như bác Hai trong Đi một ngày đường, Hai Hùm trong Bãi sông
xanh, vợ chồng ông lão ngư dân không tên trong Lời của dòng sông…
Họ là những con người bình thường, đó có thể là ông giáo làng như thầy
Tình trong Sông vơi, là người ngư dân góa vợ như anh Vẹn trong Sông Hậu
xuôi về. Hành động của anh Vẹn trong Sông Hậu xuôi về chỉ được kể lại giản
dị, như là thuận theo lẽ tự nhiên. Sự vị tha và bao dung của anh cứ lan tỏa
không một lời ca ngợi. Bác Hai trong Đi một ngày đường là một nhân vật mang
nghĩa khí Nam Bộ. Nhìn thấy cô bé còn nhỏ tuổi, vì hoàn cảnh gia đình mà phải
đi làm thuê cho vợ Năm Mèo, người nổi tiếng đào hoa, bạn đi đường của bác.
Bác Hai đã bỏ tiền túi ra trả nợ thay cho cô bé đó, tìm cách cho cô được trở về
quê hương. Chính những điều đó làm toát nên cái khí chất trượng phu của
người Nam Bộ: ngay thẳng và nghĩa hiệp.
13


Nhân vật trượng nghĩa trong truyện Nguyễn Lập Em không chỉ biểu hiện
ở những nhân vật sẵn sàng cưu mang, cứu giúp những con người lầm lỡ trong
xã hội, mà còn biểu hiện ở những nhân vật sẵn sàng hi sinh niềm hạnh phúc cá
nhân của mình. Họ là vợ chồng ông lão ngư dân không tên tuổi trong Lời của
dòng sông, những người đã hi sinh cả hạnh phúc riêng tư, người thì mất mạng,
người lại mất vợ, mất con, để nuôi một đứa trẻ mồ côi từ khi mới lọt lòng. Họ là
ba gia đình trong Xóm mồ côi, họ gặp nhau, nương tựa vào nhau xây nên ba nếp
nhà trên vùng đất nghĩa địa ngập nước, vô cùng khắc nghiệt. Đó chính là chất
nghĩa hiệp trong mỗi con người, dù ẩn giấu nhưng nó vẫn tồn tại, và sẽ trỗi dậy
khi cần nhất.
Nói nhân vật sống trượng nghĩa phần đa là đàn ông, cũng có nghĩa là có
cả những người phụ nữ. Tinh thần trượng nghĩa của nhân vật nữ lại thường biểu

hiện qua tính cách dịu dàng, nhưng thẳng thắn. Hành động trả đất cho vợ chồng
Hai Hùm của cô Út Sen chứng tỏ, ẩn sâu trong cái tình của người phụ nữ ấy, là
một sự rành rọt và minh bạch: quyết không trở thành kẻ xen vào hạnh phúc của
gia đình người khác, và cũng quyết không là kẻ cơ hội. Người vợ của thầy Tình
trong Sông vơi chấp nhận đứng nhìn chồng mình giúp đỡ bà Út Na như thể
người ruột thịt. Chính từ sự đồng cảm giữa phụ nữ với nhau, mới khiến cho họ
hành động nghĩa hiệp hơn, vì nhau hơn.
Nhân vật trượng nghĩa là một trong hai tuyến nhân vật đạo nghĩa trong
truyện Nguyễn Lập Em. Xuất thân, biểu hiện của họ có thể khác nhau, nhưng tất
cả những nhân vật này, đều hướng chung tới hai chữ “đạo nghĩa”, mọi hành
động, quyết định của họ cũng là để tròn đạo nghĩa. Điều này góp phần tạo nên
một kiểu kết truyện lạc quan, có hậu, khiến cho người đọc ngoài cái xúc cảm trữ
tình được trải nghiệm, còn thấy được niềm tin vào cuộc sống, nơi mà không thiếu
những con người luôn sẵn sàng làm đẹp cho đời bằng nhân cách của mình.
2.2. Tình huống truyện cưu mang trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em
Trong truyện của Nguyễn Lập Em, xuất hiện với tần suất dày đặc tình
huống truyện cưu mang. Hành động cưu mang bắt nguồn từ tư tưởng đạo nghĩa,
bởi cưu mang có nghĩa là giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, khó khăn.
Nguyễn Lập Em dường như có biệt tài trong việc chọn ra những khoảnh khắc
éo le nhất của cuộc đời nhân vật, để làm nảy sinh tình huống cưu mang trong
nhiều sáng tác của bà.
Tình huống “cưu mang” trong truyện Nguyễn Lập Em được nhà văn chắt
lọc từ biết bao nhiêu khoảnh khắc thực của cuộc đời. Nó thường mang diện mạo
của khung cảnh éo le nhất trong số phận một con người. Đó là một đêm tối mịt
mờ nơi bãi sông, đêm mà anh Hai Hùm cưu mang hai mẹ con Út Sen trong Bãi
sông xanh. Đó là cái quán trọ tuềnh toàng của vợ chồng Năm Mèo, nơi đón tiếp
bao nhiêu kẻ tứ xứ, nơi con Thơm bán thân trả nợ cho cha mẹ phải chịu bao
cảnh ê chề trong Đi một ngày đường. Hay đó là một đêm khó ngủ của vợ chồng
ông lão ngư dân, đêm mà vợ chồng ông lão bắt gặp cái thau nhỏ với đứa trẻ còn
đỏ hỏn nằm tròn vo trong đó, được thả trôi sông trong Lời của dòng sông…

14


Diễn biến của những tình huống “cưu mang” cũng là phương diện quan trọng,
bởi qua đó ta thấy được diễn biến tâm trạng của nhân vật, là khoảng thời gian
đủ để nhân vật bộc lộ mình. Trong truyện của Nguyễn Lập Em, thường hay
xuất hiện một nhân vật lầm lỡ, sống cô đơn, hay một nhân vật bất hạnh, cần che
chở. Để từ đó mà nảy sinh tình huống, người này giúp người kia trong hoàn
cảnh éo le ấy.
Tình huống “cưu mang” là một tình huống đặc biệt bởi qua đó nó phác
họa nên nét tính cách đẹp của con người Nam Bộ: bao dung, vị tha đầy nhân
hậu. Yếu tố trữ tình ở đây giúp Nguyễn Lập Em bộc lộ một cách chân thực, sâu
lắng nội tâm cũng như những phẩm chất đáng quý, những hạt ngọc ẩn sâu trong
hình hài những con người Nam Bộ nghèo, chất phác. Từ cách cư xử đẹp giữa
người với người trong hoạn nạn, gian khó được nhà văn khắc họa qua hành
trình nội tâm, đã tạo nên chất trữ tình nghĩa hiệp trong các sáng tác của Nguyễn
Lập Em
2.3. Kết cấu hồi tưởng trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em
Trong truyện ngắn của Nguyễn Lập Em, ta thường bắt gặp sự đan xen
giữa quá khứ và hiện tại. Câu chuyện không đi theo lẽ thường theo trình tự thời
gian mà đi theo mạch tâm trạng của nhân vật. Cách đan xen giữa quá khứ với
hiện tại giúp cho nhân vật bộc lộ cái tôi trữ tình, bộc lộ tâm trạng đồng thời
giúp cho tình huống truyện tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn.
Theo dòng hồi tưởng, nhà văn đưa người đọc đến những câu chuyện. Đó
là những câu chuyện kể về những sự kiện, sự việc xảy ra như những “lát cắt”
trong cuộc sống nhưng có ý nghĩa khái quát cao. Kết cấu hồi tưởng có hình thức
bắt đầu như “Bà như thấy lại, ở phía đó, hồi năm nẳm, thầy Tình đã bưng thúng
lúa giống đi đi, lại lại” (Sông vơi), “Ký ức của ông lão hiện về một triền sông
tươi xanh” (Bến sông xưa), “Ông nén lại, nói với người đang đối ẩm cùng ông
bên bàn trà. Như vậy mà đã hơn năm mươi năm!” (Đò khuya).

Chính cách tạo tình huống hồi cố, nhấn nhà ấy đã giúp cho các nhân vật
trong truyện Sông Hậu xuôi về có dịp bộc lộ tính cách và phẩm chất cá nhân của
mình. Một ông lão nông dân, vì cảm mến chàng trai chăm chỉ lao động, sẵn sàng
gả con gái mình dù người trai ấy đã qua một đời vợ. Một cô gái giấu kín chuyện
lầm lỡ của mình bao năm, nhưng đến khi lấy chồng không thể quên đứa con dứt
ruột đẻ ra mà hàng ngày vẫn nhận là em nuôi. Một chàng trai thật thà tốt bụng,
sẵn sàng bỏ qua mọi chuyện, yêu thương hết lòng người con gái trót một lần lầm
lỡ… Bãi sông xanh có diễn biến câu chuyện kéo dài ngót 50 năm, bằng cả đời
người. Cái tình người giữa những ngang trái cuộc đời ấy có dịp được thể hiện.
Các nhân vật bọc lót cho nhau, nâng nhau lên, tạo nên một câu chuyện ân tình
giữa lênh đênh sông nước mà “hết cuộc đời cũng không trả được”
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện mang tính chất hồi cố của
Nguyễn Lập Em giúp cho các truyện ngắn của bà tuy nhẹ nhàng nhưng không
mất đi sự hấp dẫn, dẫn dắt người đọc đi đến các bất ngờ, giúp cho các nhân vật
bộc lộ hết tính cách, phẩm chất mà hầu hết các tính cách phẩm chất ấy mang
15


tính đạo nghĩa cao cả mà không mấy khi có tính tiêu cực. Qua cách xây dựng
tình huống truyện, người đọc cảm nhận được xúc cảm trữ tình, nhưng là trữ tình
rất nghĩa hiệp. Từ tình huống cưu mang xuất hiện dày đặc, đến những tình tiết
nhớ về quá khứ, những nét tính cách của người Nam Bộ đã được chắt ra để xây
dựng nên những câu chuyện rất đời, rất thực. Hành động “cưu mang” người
hoạn nạn, và sự xuất hiện những con người không thể quên được ơn nghĩa ngày
xưa, dù thời gian đã qua đi đến cả đời người,thì ân nghĩa mà họ nhớ về nhau,
dành cho nhau chưa khi nào vơi cạn. Những nhân vật luôn quyết tìm cho ra,
quyết trả nghĩa ngày nào. Đó là nét tính cách đặc biệt của người dân nơi đây. Cá
tính của con người Nam Bộ ăn sâu vào thế giới quan của nhà văn, khiến những
trang văn của bà có chất giọng và sắc thái riêng: chất trữ tình nghĩa hiệp.
2.4. Không gian sông nước lênh đênh trong truyện của Nguyễn Lập Em

Chỉ cần đọc qua tên các truyện ngắn của Nguyễn Lập Em là thấy ngay
không gian của truyện. Con sông vừa là một không gian địa lý có thật của vùng
sông nước Nam Bộ lại vừa là một không gian ẩn dụ về kiếp người vất vả lênh
đênh, nhiều trắc trở nhưng đầy nghĩa tình. Trên dòng sông quê, cắm sào ở đâu
là nơi ấy thành nhà. Với không gian sống nước, các truyện ngắn của Nguyễn
Lập Em đã khắc họa một đời sống lênh đênh, gian khó, khi được khi mất nhưng
không khi nào hết đi niềm hy vọng. Con sông là một vật thể hiện hữu, nó như
một thực thể sống tham gia vào đời sống của người dân. Dòng sông trong
truyện ngắn của Nguyễn Lập Em đã trở thành một dòng sông trữ tình trong văn
chương. Trong truyện ngắn của Nguyễn Lập Em là các tình huống của truyện
thường bắt đầu với sông nước, kênh rạch. Các nhân vật của truyện được thỏa
sức vẫy vùng thể hiện cá tính của mình. Để các nhân vật của truyện gắn bó với
dòng sông tác giả đã phát huy được hết vốn sống của mình ở một vùng sông
nước Nam Bộ, quê hương của Nguyễn Lập Em đồng thời đây cũng là một dụng
ý nghệ thuật thể hiện và lột tả được sự lênh đênh, bấp bênh trong cuộc sống.
Chính trong cuộc sống lênh đênh ấy, những phẩm chất đạo nghĩa, trượng nghĩa,
thương yêu, đùm bọc nhau được thể hiện.
Một điều thú vị trong truyện ngắn của Nguyễn Lập Em là các tình huống
của truyện thường bắt đầu với sông nước, kênh rạch. Út Sen (Bãi sông xanh)
được Hai Hùm cứu mạng trên sông, cậu Đại Nghĩa (Lời của dòng sông) được
vợ chồng ông lão vớt được từ dưới sông trong một đêm trằn trọc mất ngủ… Dù
cuộc sống hiện tại chị Ba Hiền (Ngọn gió mùa thương) phải chấp nhận nhiều hy
sinh thiệt thòi về tình cảm nhưng ký ức của chị không thể quên cái đêm chạy
trốn trên sông để đến với chàng trai chị hiểu và yêu thật lòng. Tất cả những chi
tiết đó đã làm nên một không gian đặc sệt Nam Bộ
Không gian sông nước trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em ám ảnh cả
trong tiềm thức. Trong truyện ngắn Chờ bên sông mưa, không gian sông ở đây
không phải là một dòng sông thật hiện hữu mà là một dòng sông ảo, một bên
sông mưa như phản ánh những cuộc đời buồn, đầy nước mắt như sông. Sông
nước có thật ở ngoài đời và còn một dòng khác cũng không ngừng chảy, cũng

16


khát vọng, cũng yêu thương, cũng dữ dội và có lúc bi lụy trong mỗi con người,
mỗi số phận của người dân Nam Bộ. Sông nước lênh đênh trong truyện ngắn
Nguyễn Lập Em là bối cảnh để các nhân vật bộc lộ những nét tính cách đẹp. Dù
không gian đôi khi tiêu điều, buồn thảm, nhưng không khi nào tình nghĩa con
người sống trong không gian ấy không được đong đầy. Giữa nền cảnh đầy chất
Nam Bộ ấy, xúc cảm về tình nghĩa con người được khơi dòng tuôn chảy.
Qua việc khảo sát các yếu tố nhân vật, kết cấu, tình huống truyện và
không gian truyện, chúng tôi nhận thấy sự giao hòa nhuần nhị giữa yếu tố trữ
tình và tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Lập Em. Đó là những nhân vật có phẩm
chất đẹp, cái đẹp đặc trưng của tính cách con người Nam Bộ: bao dung, vị tha,
nhân hậu, hiếu khách. Tuyến nhân vật sống tình nghĩa, và có lối cư xử trượng
này tạo nên dòng chảy trữ tình nghĩa hiệp trong các sáng tác của Nguyễn Lập
Em. Bên cạnh đó, các tình huống truyện “cưu mang”, kết cấu hồi cố hay không
gian sông nước lênh đênh nơi con người đùm bọc lấy nhau cũng cho thấy nét cá
tính trọng nghĩa trong văn hóa Nam Bộ. Sử dụng lối viết thiên về miêu tả tâm
trạng, nội tâm của các nhân vật mang cá tính Nam Bộ, Nguyễn Lập Em qua đó
mang đến chất trữ tình nghĩa hiệp độc đáo trong các sáng tác của mình. Những
sáng tác này vừa đóng góp, gửi gắm những đặc trưng của người phương Nam
vừa tiếp nguồn cho mạch văn học trữ tình trong văn học Việt Nam hiện đại.
CHƯƠNG 3
NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ CHẤT TRỮ TÌNH CẢM THƯƠNG
Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu viết văn từ năm 1996, lúc chị 20 tuổi. Ba truyện
ngắn đầu tay của chị đăng trên Tạp chí Văn nghệ Bán đảo Cà Mau đã gây được
sự chú ý nơi ban biên tập và người đọc. Năm 2001, tác phẩm được Hội nhà văn
Việt Nam trao tặng giải B, Ủy ban Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng giải
thưởng dành cho tác giả trẻ. Chị đươc kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, trở
thành Hội viên trẻ nhất – 27 tuổi. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư tràn trề cảm

quan bi kịch, nhưng lại được tác giả sáng tác dưới góc nhìn đồng cảm, tạo nên
chất trữ tình cảm thương chảy trong mạch sáng tác.
3.1. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – Những nốt nhạc buồn
Thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư rất phong phú, đa dạng, với nhiều
sắc thái tâm lí, tình cảm khác nhau, mang đậm bản sắc văn hóa Nam Bộ. Lấy
nước mắt như biểu tượng để sáng tác, hầu như truyện ngắn nào của Nguyễn
Ngọc Tư cũng là một bản giao hưởng buồn, là những câu chuyện bi kịch xảy ra
trong cuộc đời. Hình tượng những người dân Nam Bộ bao dung, hồn hậu,
những người phụ nữ nhịn nhường, giàu đức hi sinh và những người nghệ sĩ cải
lương say nghề là ba kiểu nhân vật xuất hiện trở đi trở lại trong sáng tác của
chị. Sự đồng cảm cùng bi kịch của nhân vật tạo nên chất trữ tình chảy mãi trong
các sáng tác của chị.
3.1.1. Nhân vật mang tính cách Nam Bộ - Bao dung và rộng lượng

17


Trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư hình ảnh của không gian phương
Nam không chỉ là chất liệu gợi tả vùng đất mà còn là dấu hiệu phản ánh những
tâm tư tình cảm con người, nó là những biểu tượng ẩn dụ cho những trạng thái
tâm lí của con người. Bản sắc địa phương trong văn của chị không thể hiện thật
rõ nét ở khung cảnh thiên nhiên mà sức hấp dẫn của “đặc sản miền Nam” lại
nằm ở hình tượng những con người sinh sống trên miền đất ấy. Nhân vật của
Nguyễn Ngọc Tư là những người dân vùng đất Nam Bộ. Đặt nhân vật ra khỏi
không gian ấy sẽ thấy rất khiên cưỡng. Những chi tiết mang đậm lối sinh hoạt
của người dân Nam Bộ xuất hiện dày đặc trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư
là điểm làm nên nét đặc thù của một vùng đất.
Chất Nam Bộ trong các nhân vật có thể chỉ đơn giản thể hiện qua tình
cảm sâu nặng với không gian sông nước phương Nam. Có thể thấy, sự gắn kết
giữa con người và không gian Nam Bộ dường như đã trở thành một định lý;

cách các nhân vật sống, mưu sinh lênh đênh trên sông nước tạo nên khí chất
Nam Bộ riêng cho tuyến nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư
Nhân vật Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư vẫn nằm trong
motip con người đạo nghĩa vốn được xem là một nét đặc trưng cho tính cách
người Nam Bộ. Nó thể hiện ở bản tính cương trực, phóng khoáng; ở hành động
cưu mang người khác, hi sinh vì người khác; không hận thù mà luôn tha thứ.
Sinh ra trên cùng một mảnh đất Nam Bộ, lựa chọn đối tượng phản ánh cũng là
những con người Nam Bộ, nên sự tương đồng giữa kiểu loại nhân vật trong
truyện ngắn của Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư là hoàn toàn dễ hiểu. Khi
nghiên cứu đồng thời các sáng tác của hai cây bút Nam Bộ này, chúng tôi nhận
thấy rằng các nhân vật trong truyện ngắn của hai tác giả có thể tập hợp thành
một xã hội Nam Bộ, với những con người thuần một thứ khí chất có thể gọi tên
“đạo nghĩa phương Nam”
Tuy vậy, nếu như trong truyện Nguyễn Lập Em tuyến nhân vật đạo nghĩa
là tuyến nhân vật xuyên suốt làm nên chất trữ tình nghĩa hiệp trong các sáng tác
của Nguyễn Lập Em, thì tuyến nhân vật mang tính cách Nam Bộ - dù cũng biểu
hiện ra trên các phương diện tình nghĩa nhưng chỉ là một trong những tuyến nhân
vật tạo nên chất trữ tình cảm thương trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Sở dĩ
có điều này là bởi tính cách nghĩa hiệp, và lối sống tình nghĩa nếu như ở truyện
Nguyễn Lập Em tạo nên chất trữ tình nghĩa hiệp, thì ở truyện Nguyễn Ngọc Tư
nó mang lại cảm xúc cảm thương, cảm thương từ bi kịch của những nhân vật
mang tính cách Nam Bộ. Họ là những người bao dung, độ lượng, vị tha, nhưng
lại có số phận trớ trêu. Người đọc dễ dàng thấy điều đó bởi lối viết xuất phát từ
nội tâm nhân vật của tác giả. Chú trọng miêu tả tâm trạng bên trong, Nguyễn
Ngọc Tư xây dựng nên những nhân vật đáng ca ngợi. Đó là những người tốt bị
hoàn cảnh đưa đẩy, tác giả dù không hề chủ ý thể hiện sự bênh vực, nhưng bản
chất nhân văn tự nhiên giữa người với người đã giúp những câu chuyện đều
mang giọng điệu, cái nhìn cảm thông. Từ cái nhìn cảm thông của tác giả, khiến
người đọc tiếp cận tác phẩm một cách chân thực nhất, và hơn hết đó là sự dung
18



hòa cảm xúc giữa nhân vật – tác giả - người đọc. Thấu hiểu và thông cảm là hai
khái niệm có thể dùng khi bàn về các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư. Xúc cảm này tạo nên chất trữ tình mà chúng tôi đặt tên là chất trữ tình cảm
thương, trữ tình xuất phát từ bi kịch đầy thương cảm.
Nhân vật đạo nghĩa thể hiện trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư khá
nhiều màu sắc. Đó có thể là ông Chín Vũ trong truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc.
Đó là anh Hết, là chị Hảo trong Hiu hiu gió bấc. Có thể thấy, trong truyện của
Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện nhiều nhân vật giữ tình yêu thầm lặng. Đó là
Phương và Thể, Út Nhỏ và Phương (Nhà cổ), là ông Hai và cô Út (Cái nhìn
khắc khoải), là Huệ và Thi (Huệ lấy chồng), là Nga và Văn (Thương quá rau
răm)… Đây đều là những nhân vật yêu lặng lẽ, họ âm thầm đơn phương, không
cần đáp lại, sẵn sàng hi sinh cho người khác.
Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư luôn có hành động cưu
mang người khác. Đó như là một hành động rất tự nhiên, là phép ứng xử
thường nhật của con người Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư luôn dành sự trân trọng
cho những người dân Nam Bộ sống có nghĩa khí, giàu lòng vị tha, sẵn sàng
đùm bọc, cưu mang, chia sẻ và nhận lấy trách nhiệm nuôi những đứa con riêng
của những người phụ nữ không may bị phụ tình... Đó là ông Chín Vũ trong
Cuối mùa nhan sắc, là ông Hai trong Cái nhìn khắc khoải, là ông Mười trong
Mối tình năm cũ, là Quý trong Giao Thừa, Sáu Tâm trong Bởi yêu thương, ông
Sáu Đèo, Phi trong Biển người mênh mông, chú Đời trong Đời như ý…
Một cách tổng quan thì tính cách Nam Bộ được khai thác và trở thành
điểm sáng trong hầu hết các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, khiến cho các nhân
vật Nam Bộ trở thành một điển hình. Nếu coi các nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư là một tập hợp lớn, thì nhân vật mang tính cách Nam Bộ là
tập lớn nhất, bao trùm các tập nhân vật còn lại. Bởi kể cả nhân vật phụ nữ hay
nhân vật nghệ sĩ dù có tạo thành một tuyến nhân vật riêng thì bản chất của họ
vẫn đậm Nam Bộ, các nhân vật này mang tính cách, tâm hồn người Nam Bộ.

3.1.2. Nhân vật phụ nữ - những số phận bất hạnh
Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, người đọc dễ bị ám ảnh bởi sự trở đi trở lại
dày đặc của hình ảnh những người phụ nữ bất hạnh trong tình yêu, hôn nhân.
Cái nhìn ẩn ức nữ tính trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là cái nhìn thiên về
sự khổ đau, bất hạnh, đổ vỡ.
Khai thác đề tài phụ nữ, Nguyễn Ngọc Tư đi sâu vào những mảnh đời, số
phận của họ. Những người phụ nữ trong truyện ngắn chị được khắc họa qua lời
nói, tâm trạng, qua cuộc đời. Những người phụ nữ trong các câu chuyện đều
mang trong tim sâu nặng một mối tình. Họ cùng ngân lên bản giao hưởng trữ
tình về tình người, tình yêu. Những người phụ nữ ấy cho ta thấy vẻ đẹp từ phẩm
chất đến lối sống. Cuộc đời đẩy họ đến những hoàn cảnh thật trớ trêu, nhưng
bản tính chân thật, lòng chung thủy, và vị tha của họ vẫn làm cho đời thật đẹp.
Đó là ba người phụ nữ trong Một mối tình. Những người phụ nữ trong câu
chuyện mỗi người mang trong tim sâu nặng một mối tình. Những người phụ nữ
19


ấy cho ta thấy vẻ đẹp từ phẩm chất đến lối sống. Cuộc đời đẩy họ đến những
hoàn cảnh thật trớ trêu, nhưng bản tính chân thật, lòng chung thủy, và vị tha của
họ luôn nhen lên ngọn lửa của tình thương, điều này khiến cho người đọc dễ
dàng đồng cảm với tâm trạng nhân vật. Đó là Đậm trong Giao thừa, một người
phụ nữ bình thường, không nhan sắc, không hấp dẫn, lại lỡ bước, nhưng cuộc
đời chị có thể làm bừng sáng nhiều cuộc đời người phụ nữ khác, những người
cũng lầm lỡ như chị.
Bằng hình tượng những người phụ nữ đẹp, cao cả, vị tha trong những
hoàn cảnh bi thương, khắc nghiệt nhất cuộc đời, Nguyễn Ngọc Tư đã mang chất
trữ tình len lỏi trong từng truyện ngắn, khiến cho bi kịch không chỉ là đau
thương, mà bi kịch nơi con người Nam Bộ bộc lộ bản chất về thứ vẫn được gọi
là “lẽ sống tình thương”, lẽ sống này khơi gợi nên nỗi niềm cảm thương, sự
đồng cảm thấu hiểu của người đọc với những số phận phụ nữ bất hạnh nhưng

bao dung đến thương cảm trong truyện.
3.1.3. Nhân vật người nghệ sĩ – Đam mê và đánh đổi
Nhìn chung, hình tượng người nghệ sĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư thường là những người sống trọn vẹn với nghề, dù phải trả giá bằng cả cuộc
đời họ vẫn chấp nhận. Chính vì lẽ đó mà người nghệ sĩ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư thường có số phận buồn. Cuộc đời nghệ sĩ và cuộc đời thực
của họ không trùng khít với nhau, đôi khi lại đối lập nhau. Họ sống trọn vẹn với
vai diễn của mình, với những hào quang trên sân khấu, nhưng khi cởi áo mão ra
rồi, rửa trôi lớp phấn trên mặt đi thì lòng họ lại đầy nỗi ưu tư. Cuộc đời nghệ sĩ
của họ đã cống hiến biết bao công sức của mình cho nền nghệ thuật sân khấu
nhưng đến cuối đời lại hẩm hiu đến vậy. Một mặt Nguyễn Ngọc Tư dành cho
những người nghệ sĩ cải lương cái nhìn tôn trọng, nâng niu bởi tình yêu và đam
mê với bộ môn nghệ thuật truyền thống lâu đời ở vùng đất Nam Bộ. Mặt khác,
chị muốn gửi gắm những tâm sự có phần xót xa về sự bạc bẽo của nghề “xướng
ca vô loài” này. Xã hội ngày càng phát triển, công việc kiếm miếng cơm manh
áo của những người nghệ sĩ ngày càng eo hẹp bởi quá trình đô thị hóa, bởi tuổi
nghề vinh quang ngắn ngủi của người nghệ sĩ.
Nhân vật nghệ sĩ cải lương trong truyện Nguyễn Ngọc Tư được phân làm
hai tuyến. Tuyến thứ nhất đó là những người nghệ sĩ cải lương chuyên nghiệp,
họ làm nghề và sống cả đời với nghề. Tuyến nhân vật thứ hai đó là những người
nghệ sĩ cải lương nghiệp dư, họ là những người đam mê ca hát nhưng không có
điều kiện hoạt động nghệ thuật thực thụ, họ sống bằng nghề hát rong, hát dạo,
kiếm tiền bằng tiếng hát nơi phố phường, phiên chợ. Dù không có điều kiện đi
theo con đường chuyên nghiệp, nhưng bản thân họ luôn nuôi dưỡng ước mơ,
khát khao cháy bỏng là được trở thành người nghệ sĩ cải lương chân chính.
Giống như đề tài người phụ nữ, trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, những
người nghệ sĩ cải lương cũng chẳng mấy ai tìm được hạnh phúc. Họ, người thì
phải bỏ con ở nhà để đi theo đam mê ca hát (chị Diệu trong Người dưng làm
má), người lại chấp nhận tuột mất khỏi tay tình yêu (Phi trong Lý con sáo sang
20



sông), hay là một người suốt đời cô đơn không được cha mẹ chăm sóc (Phi
trong Biển người mênh mông)
Bằng ngòi bút trữ tình tinh tế Nguyễn Ngọc Tư xây dựng nên một thế giới
những người nghệ sĩ có đức có tài. Chính những người nghệ sĩ này đã góp phần
gìn giữ một kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc nói riêng và của nhân loại nói
chung. Ca ngợi những người nghệ sĩ, Nguyễn Ngọc Tư còn muốn gửi gắm sự thật
về sự bạc bẽo của nghề và gióng lên hồi chuông báo động về ý thức trách nhiệm
gìn giữ văn hóa của tổ tiên cha ông. Nói lên điều này, cũng có nghĩa là tác giả đã
đứng về phía họ, nghiêng mình xuống với họ, sẻ chia và cảm thông. Đây chính là
tính nhân bản, nét nhân văn cao cả và cũng là nội dung tư tưởng của hệ thống
truyện về người nghệ sĩ của Nguyễn Ngọc Tư. Sự cảm thông đối với số phận
những người nghệ sĩ “sinh nghề, tử nghiệp” của chị khiến cho chất cảm thương cứ
thế hòa vào mạch nội tâm nhân vật, tạo nên âm hưởng trữ tình lắng đọng, đồng
cảm từ tận đáy sâu tâm hồn trong câu chuyện đời của những người nghệ sĩ.
3.2. Kết cấu tâm lý và chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Kết cấu tâm lý trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được thành lập qua
hai dạng thức: dạng thức thứ nhất đó là kết cấu tâm lý theo trình tự thời gian
tuyến tính của tâm trạng nhân vật. Kết cấu tâm lý tuyến tính thường xuất hiện ở
những truyện ngắn giai đoạn đầu sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Ở đây tác giả
chủ yếu biểu hiện tâm trạng, nội tâm nhân vật theo trình tự thời gian của những
sự kiện trong truyện. Dạng thức thứ hai đó là kết cấu tâm lý hồi tưởng. Loại kết
cấu tâm lý này thường xuất hiện nhiều hơn ở những truyện ngắn ra đời sau này.
Những truyện ngắn này thường khá hiện đại, sử dụng những kĩ thuật của điện
ảnh để biểu hiện tâm trạng nhân vật. Tuy không thực sự đa dạng trong phương
thức thể hiện nhưng việc sử dụng kết cấu tâm lý trong truyện ngắn giúp Nguyễn
Ngọc Tư truyền tải được xuất sắc bản chất con người và xã hội Nam Bộ.
3.2.1. Kết cấu tâm lý tuyến tính
Kết cấu tâm lý theo trật tự tuyến tính thường gặp trong những truyện ngắn

tưởng như không có cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Ở một số truyện như:
Nhà cổ, Cải ơi hay Nước chảy mây trôi... chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tư có lối
tạo tình huống gần giống như Thạch Lam trong những truyện ngắn xuất sắc như
Dưới bóng hoàng lan hay Gió lạnh đầu mùa... với những nhân vật có những
diễn biến tâm lý hay sự chuyển hóa tâm trạng hết sức tinh tế, nhẹ nhàng, giàu
chất thơ. Và giá trị nghệ thuật của những truyện ngắn kiểu như thế không chỉ là
ở phần “chuyện”, mà còn ở cách khám phá và giải mã thế giới tâm hồn hết sức
vi diệu và bí ẩn của nhà văn trong tác phẩm.
Bằng việc sử dụng kết cấu tâm lý trong các sáng tác của mình, Nguyễn
Ngọc Tư tạo nên một thế giới nhân vật là những “mảnh vỡ” về ngoại hình, về
tính cách, thậm chí cả cái tên của nó cũng không có, hoặc có nhưng không rõ
ràng. Việc xây dựng những nhân vật không được định hình này khiến cho xúc
cảm người đọc dễ dàng đi theo dòng tâm trạng của nhân vật. Nhân vật đau,
nhân vật day dứt, nhân vật đau khổ, đó là những gì có thể cảm nhận được qua
21


những truyện ngắn có kết câu tâm lý trữ tình. Bằng việc thấu hiểu đến ngóc
ngách tâm trạng nhân vật khiến cho sự đồng cảm dễ dàng xuất hiện. Hơn thế,
trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả luôn chủ động viết nương theo tâm
trạng, cảm xúc, theo mạch của những bi kịch số phận nên người đọc hoàn toàn
có thể hòa vào cảm xúc của câu chuyện để xót thương, để đau đớn, và kể cả dấu
chấm đã buông xuống nơi cuối tác phẩm, thì dư vị mặn mòi, nghẹn đắng của
những giọt nước mắt, của hơi cay cay nơi sống mũi, của những thổn thức nấc
nghẹn trong tim vẫn còn lắng đến dài lâu.
3.2.2. Kết cấu tâm lý hồi tưởng
Một kiểu kết cấu tâm lý khác trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là kết
cấu tâm lý hồi tưởng. Đó là những truyện ngắn ta chỉ những sự kiện nội tâm của
nhân vật đan cài vào nhau theo dòng nhớ, mạch hồi tưởng của nhân vật.
Đó có thể là dòng hồi tưởng của nhân vật Em (Ấu thơ tươi đẹp) xuất hiện

trên một chuyến tàu. Câu chuyện cuộc đời em được tua lại qua câu chuyện của
cha con hành khách cùng phòng. Hai cuộc đời xa lạ nhưng đồng dạng đang song
hành trên một chuyến tàu. Câu chuyện kết thúc dù bi kịch là sự ra đi của cả em
và thằng bé. Nhưng bi kịch đó không phải là gào thét, là nước mắt. Truyện để lại
dư vị xót xa len lỏi trong sâu thẳm tâm hồn. Hay là dòng nội tâm đầy ám ảnh
trong Biến mất ở thư viện. Câu chuyện ẩn chứa dày đặc những khoảnh khắc hồi
tưởng của Hảo về người mình yêu, đã biến mất kì lạ ở thư viện.
Nhìn chung, đa phần truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được xây dựng
bằng kết cấu tâm lý, hay nói cách khác là lấy tâm trạng của các nhân vật làm
tâm điểm cho việc xây dựng tác phẩm của mình... Đi từ tâm lý nhân vật, hành
động, diện mạo của các nhân vật trong truyện của chị luôn bị tẩy trắng hoặc mờ
hóa, để thứ duy nhất nổi lên trên cốt truyện đó là dòng tâm trạng của nhân vật:
đắng cay, chua xót, phiền muộn, mong chờ... Truyện ngắn có kết cấu tâm lý rõ
ràng mang lại cho người đọc nhiều xúc cảm trữ tình từ chính sự đồng cảm với
nội tâm nhân vật.
3.3. Nghệ thuật kết truyện bi kịch nhưng không bi lụy
Giọng văn của Nguyễn Ngọc Tư nhẹ nhàng nhưng nội lực cầm bút của chị
lại mạnh mẽ. Nguyễn Ngọc Tư quan tâm, dành nhiều tình cảm cho lớp người
lao động nghèo, những người dưới đáy. Hàng ngày hàng giờ họ chống chọi với
đủ loại bệnh tật để tồn tại. Nghèo đói và bệnh tật bao giờ cũng đi cùng với nhau
như một hệ quả tất yếu, trì níu kiềm tỏa họ luẩn quẩn trong cái vòng tròn khép
kín. Có thể thấy hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều có kết cục
buồn thảm. Những bi kịch được tạo nên từ sự đối lập đến mức tương phản giữa
quá khứ và hiện tại, giữa công sức bỏ ra và những gì thu lại được đã được ngòi
bút của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện thành công tới mức tài tình. Bi kịch trong
truyện Nguyễn Ngọc Tư thường thể hiện qua những câu chuyện tình duyên
dang dở, qua những số phận lênh đênh hay qua những cú shock trước sự đổi
thay nhanh chóng của đô thị.
22



Những vấn đề thời sự ở nông thôn hiện nay được thể hiện chân thực qua
Thương quá rau răm, hay X-năm một ngàn chín trăm năm xưa. Đó là hiện thực
đời sống và hiện thực tâm tưởng làm nên một bức tranh màu xám đen của một
vùng quê quá nghèo. Những câu chuyện như là tiếng kêu cứu tuyệt vọng của
một vùng đất với những con người khốn khổ cả thể xác và tinh thần.
Hay một bi kịch hiện thực khác là dấu vết của thiên nhiên Nam Bộ đang
bị tàn phá được miêu tả qua hình ảnh những cánh đồng khắc nghiệt trong truyện
ngắn Cánh đồng bất tận. Thiên nhiên xám đen, vàng úa cũng chính là một hình
ảnh ẩn dụ để Nguyễn Ngọc Tư nói về những dự cảm, những tai họa xảy ra đối
với con người. Bi kich hậu chiến được phản ánh qua Vết chim trời hay Chuyện
vui điện ảnh là sự tổn thương sâu sắc về tinh thần của những số phận người sau
chiến tranh.
Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta gặp nhiều mảnh đời bất hạnh
song không cảm thấy bi lụy bởi chính những người trong cuộc đã biết đốt lên
trong chính trái tim họ ngọn lửa không bao giờ tắt của niềm hi vọng. Hiền lành
và nhỏ nhẹ, ấy chính là cảm giác khi chúng ta thoáng đọc qua những truyện
ngắn viết về hiện thực Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư. Thế nhưng đọc kĩ tác
phẩm chúng ta sẽ thấy ẩn đằng sau là một thái độ hết sức quyết liệt, một trái tim
vô cùng tinh tế để có thể cảm nhận sâu sắc từng ngóc ngách nỗi đau của những
vết thương tưởng đã lành kín miệng của con người, mà có lẽ chỉ có những tác
giả có tài và có tâm mới làm được. Chị không chỉ phản ánh những hậu quả đau
xót của chiến tranh dù thời gian đã lùi xa nhưng trong mỗi gia đình, mỗi chòm
xóm, nỗi đau vẫn còn nguyên đó mà qua tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, người
ta thấy cần lắm những tấm lòng nhân ái, vị tha, những ngổn ngang công việc
cần giải quyết sau cuộc chiến không chỉ về kinh tế mà còn về tâm hồn, tình cảm
con người. Yếu tố trữ tình đã góp phần biểu hiện sự cảm thông của tác giả qua
ngòi bút.
3.4. Không gian văn hóa trữ tình Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Không gian văn hóa đậm chất Nam Bộ trong truyện Nguyễn Ngọc Tư là

một không gian trữ tình, là cái nền cảnh để nhân vật bộc lộ tâm trạng. Bao trùm
các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là không gian sông nước, không gian miệt
vườn Nam Bộ với những con sông, những bờ kênh, những con mương. Sông
nước gần như trở thành một biểu tượng, xuất hiện trở đi trở lại trong các sáng
tác của chị. Không gian sông nước xuất hiện trong cách đặt tên các sáng tác,
người ta có thể cảm thấy sự ăn sâu của tiềm thức về không gian sông nước
trong thế giới quan của chị. Không gian sông nước còn gắn bó với các nhân vật;
nó sống, vui, và buồn cùng nhân vật – những người con sinh ra và lớn lên từ
Nam Bộ.
Không gian sông nước trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường mang
đậm cảm giác về một vùng quê nghèo. Chính vì đặc điểm này mà không gian
trong truyện ngắn của chị là cái nền cảnh để các nhân vật biểu hiện tâm trạng,
giữa hoàn cảnh nhiều khó khăn, con người lại tìm đến nhau, bao bọc, yêu
23


thương và che chở cho nhau. Cánh đồng bất tận là một truyện ngắn khắc họa rõ
nét không gian sông nước Nam Bộ. Không gian ở đây là những cánh đồng khô
nắng, khô cỏ, là những bến quê, ghe thuyền nay đây mai đó, là cái sàn nước, là
dòng sông. Giữa khung cảnh khốn khó ấy, là sự vô cảm của người cha, là nỗi
niềm đau khổ của Nương của Điền, những đứa trẻ cả cuộc đời khao khát được
yêu thương. Hiu quạnh, nghèo đói, khó khăn, những ước muốn, những hi vọng
về tình cảm gia đình của Nương và Điền càng được tô đậm. Mâu thuẫn nội tâm
của các nhân vật trở thành những điểm gây nhức nhối nhất trong toàn tác phẩm.
Không gian văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn thể
hiện qua những nghề nghiệp đặc trưng của người dân nơi đây. Đó là nghề “nuôi
vịt chạy đồng”, một nghề mà có lẽ chỉ có ở Nam Bộ, nơi có những cánh đồng
thẳng cánh cò bay. Không gian văn hóa Nam Bộ còn hiện lên qua hình ảnh
những đoàn hát cải lương, hay mộc mạc như những gánh hát rong ở chợ. Đó là
cái sân khấu tự phát, nơi người nghệ sĩ già hát phục vụ bà con mỗi buổi chiều,

nơi đào Hồng – người nghệ sĩ suốt đời sống với nghề được ca những bài cải
lương của cuối đời (Cuối mùa nhan sắc). Đó cũng là cái gánh hát mà chị Diệu
đeo đuổi để rồi day dứt khi không làm tròn nghĩa vụ của một người mẹ trong
Người dưng làm má. Có thể thấy, không gian văn hóa nghề nghiệp được tác giả
khắc họa để chuyển tải cho được cái đặc trưng yêu cải lương của người dân
vùng sông nước, và cũng để từ đó biết bao cuộc đời, bao số phận hiện lên qua
ngòi bút của tác giả.
Chất trữ tình trong các truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư khiến người đọc có
thể thấy sự tiếp nối của dòng chảy truyện ngắn trữ tình hóa trong văn học Việt
Nam hiện đại, tuy nhiên, chất trữ tình này cũng cho thấy sự độc đáo riêng của
Nguyễn Ngọc Tư và các tác giả Nam Bộ nói chung. Ở Nguyễn Ngọc Tư, những
ảnh hưởng của văn hóa Nam Bộ khiến ở những truyện ngắn của chị có sự giao
thoa giữa thể loại tự sự - trữ tình. Mặt khác, cùng với cá tính sáng tạo của nhà
văn, cảm quan thẩm mỹ của nhà văn, chất trữ tình trong các sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư mang gương mặt riêng, đó gương mặt của sự đồng cảm, thấu
hiểu, của cảm xúc cảm thương bao trùm trong các truyện ngắn của chị.
Qua việc chỉ ra những yếu tố biểu hiện chất trữ tình trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư là nhân vật, tình huống, kết cấu truyện và không gian trong
truyện, ngoài việc chứng minh sự giao thoa thể loại tự sự - trữ tình trong sáng
tác của chị, luận văn đã gọi tên chất trữ tình để cho thấy sự đặc sắc trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư: chất trữ tình cảm thương biểu hiện tinh tế qua tâm
trạng, tính cách nhân vật trong bi kịch. Dẫu không phải là những câu chuyện có
hậu, nhưng truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư góp phần làm thanh lọc tâm hồn;
giữa khốn khó, con người vẫn nên và luôn cần sống thật đẹp, thật nhân văn.
Không hoa mỹ, lên gân, không gai góc, truyện là dòng nội tâm thầm kín, chỉ
đau và mặn đắng của nước mắt chảy vào trong; bi kịch nhưng không một tiếng
gào thét, đó là cốt lõi của thứ xúc cảm cảm thương hiển hiện trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư.
24



KẾT LUẬN
Kế thừa từ nguồn mạch những truyện ngắn trữ tình giai đoạn trước, các
sáng tác của hai nhà văn nữ này đã giới thiệu ra công chúng cả nước những đặc
điểm riêng đặc sắc của vùng đất Nam Bộ bằng giọng văn trữ tình nhiều cảm
xúc. Sự giao thoa giữa tự sự và trữ tình biểu hiện khá rõ ràng trong các sáng tác
của Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư. Bằng giọng văn chất chứa nội tâm,
cảm xúc, hai nhà văn Nam Bộ đã mang đến cho người đọc trước hết là cái nhìn
tổng quan về một vùng sông nước mênh mang trù phú nhưng khắc nghiệt. Trên
góc độ văn hóa, các sáng tác của Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư cung
cấp cho người đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống người dân Nam Bộ. Không
gian, thời gian, văn hóa vùng miền chính là cái nền cốt để con người bộc lộ và
thể hiện mình.
Ở góc độ thi pháp học, chúng tôi nhận thấy chất trữ tình đằm thắm mang
đậm dấu ấn người phụ nữ Nam Bộ. Đó là phẩm chất vừa hy sinh thầm lặng, vừa
rắn rỏi kiên cường, vừa vị tha độ lượng lại quyết không chấp nhận đầu hàng số
phận. Sức mạnh của những cây bút nữ này không phải ở những ngôn từ mạnh mẽ
quyết liệt trong tác phẩm mà chính ở thủ pháp nghệ thuật dựng cốt truyện. Nếu
ngòi bút của Nguyễn Lập Em để lại những trang viết dung dị, nhẹ nhàng với
những nỗi buồn như thoảng qua mà vô cùng sâu sắc, cuộc sống còn gian khó
nhưng chưa bao giờ mất niềm tin thì Nguyễn Ngọc Tư bằng sự từng trải, quan
sát kỹ lưỡng và tinh tế lại có những trang viết với những nỗi buồn chất chứa,
những nỗi buồn tưởng như vô tận, những bi kịch sâu kín trong góc khuất mỗi
cuộc đời được lột tả và để lại những giằng xé khắc khoải đau xót trong lòng độc
giả. Những bi kịch của mỗi số phận được Nguyễn Ngọc Tư diễn tả trở thành
những tiếng kêu cứu không chỉ cho một người mà là lời cảnh tỉnh cho cả xã hội.
Dù có sự khác nhau trong văn phong cách viết hay kết cấu mạch truyện
thì Nguyễn Ngọc Tư và Nguyễn Lập Em có điểm nhìn chung là hướng tới chữ
Nhân. Những sáng tác của họ đều vì con người và có tính nhân bản sâu sắc,
đậm tính nhân văn. Điều này mang lại giá trị tồn tại lớn lao cho các sáng tác của

Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư. Nghiên cứu chất trữ tình trong các sáng
tác của Nguyễn Lập Em và Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi hi vọng cho thấy được
dòng chảy của truyện ngắn trữ tình chưa khi nào ngừng nghỉ trong mạch nguồn
văn học dân tộc. Đặc biệt, các nhà văn nữ xuất hiện ngày một đông đảo khiến
cho những truyện ngắn đi sâu vào tâm lý, nội tâm nhân vật phát triển và ngày
càng đạt được nhiều thành tựu. Văn chương trữ tình nữ giới luôn có một sức lôi
cuốn mạnh mẽ. Nhẹ nhàng, tinh tế và không một chút khiên cưỡng, chất trữ tình
trong sáng tác của hai nhà văn nữ Nam Bộ góp một tiếng nói không nhỏ trong
văn chương Nam Bộ, văn chương nữ giới nói riêng, và văn đàn văn học Việt
Nam nói chung.

25


×