Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết lập hồ sơ phổ cập THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.11 KB, 13 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, XỬ LÝ SỐ LIỆU, THIẾT LẬP
HỒ SƠ PHỔ CẬP BẬC THCS
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục có sứ
mệnh là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Thực hiện mục
tiêu phổ cập giáo dục nói chung và mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở nói
riêng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một nhiệm vụ chung của cả hệ
thống chính trị các cấp và của toàn xã hội nhằm thực hiện sứ mệnh trên để góp
phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán
triệt tinh thần đó, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân địa phương nơi tôi
đang công tác đã tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trên địa
bàn. Đến thời điểm này trên địa bàn xã đã hoàn thành các mục tiêu về phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập
giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục xóa mù chữ.
Mặc dầu về cơ bản địa phương nơi tôi đang công tác đã đạt được mục tiêu
trên, song trong điều kiện hội nhập và phát triển như hiện nay bên cạnh những mặt
tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội vẫn còn tiềm ẩn
những tiêu cực của cơ chế thị trường tác động đến từng phụ huynh, học sinh dẫn
đến một số gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em, một bộ
phận học sinh thờ ơ với việc học, hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn
xảy ra. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục nói chung và mục tiêu,
nhiệm vụ phổ cập – xóa mù chữ nói riêng.
Xuất phát từ những tình hình trên trên, tại địa phương tôi đang công tác, quá
trình thực hiện nhiệm vụ phổ cập qua hàng năm vẫn gặp phải những khó khăn
vướng mắc và kết quả đạt vẫn còn những hạn chế nhất định, cụ thể công tác điều
tra từng hộ gia đình đến cập nhật thông tin không được đầy đủ, có lúc thiếu chính
xác, chồng chéo lẫn nhau, xử lý, tổng hợp số liệu sai sót làm ảnh hưởng đến công
việc thiết lập hồ sơ phổ cập - xóa mù chữ của địa phương và các đơn vị trường học
trong địa bàn.


Để tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục – xóa mù chữ
nói chung và phổ cập giáo dục trung học cơ sở nói riêng, mấy năm qua, bản thân
tôi được lãnh đạo nhà trường phân công kiêm nhiệm công tác phổ cập THCS của
nhà trường, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bản thân tôi nhận thấy công việc
điều tra, xử lý số liệu, thiết lập hồ sơ phổ cập là công việc quan trọng đầu tiên cần
Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
được lãnh đạo địa phương, lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, nhân viên các nhà trường
quan tâm đúng mức nó có tác dụng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng phổ cập qua hàng năm của địa phương.
2. Điểm mới của đề tài:
Phổ cập giáo dục là một nhiệm vụ được thực hiện thường niên, liên tục và
không có thời điểm kết thúc và cũng là nhiệm vụ luôn đòi hỏi phải có sự lãnh đạo
sâu sát của Đảng, sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục của HĐND, UBND các cấp, sự
phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, của toàn xã hội cùng với sự nổ lực
của đội ngũ cán bộ, giáo viên các đơn vị giáo dục (trường học). Thực hiện nhiệm
vụ PCGD không chỉ là làm tốt công tác tuyên truyền vận động để huy động đối
tượng học sinh trong độ tuổi vào trường hoặc nâng cao chất lượng để đảm bảo tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp…. mà thực hiện nhiệm vụ PCGD còn đòi hỏi làm tốt công tác
điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu và thiết lập hồ sơ phổ cập một
cách đầy đủ, chính xác, khoa học theo qui định.
Đây là những công việc không hề đơn giản đơn giản mà theo tôi là một trong
những công việc có ảnh hưởng lớn đến kết quả PCGD -XMC nói chung và PCGD
THCS nói riêng của mỗi trường học, của địa phương, nhưng việc suy nghĩ, tìm tòi,
đưa ra những giải pháp tích cực, làm bài học kinh nghiệm để thực hiện hoàn thành
công việc điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu và thiết lập hồ sơ phổ
cập có thể nói trên địa bàn huyện Lệ Thủy rất ít nhân viên làm công tác phổ cập

quan tâm đúng mức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là tìm ra những giải pháp tối ưu và hiệu
quả giúp công việc điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu và thiết lập
hồ sơ phổ cập giáo dục - xóa mù chữ nói chung và phổ cập giáo dục trung học cơ
sở nói riêng đảm bảo đầy đủ các loại, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, đảm bảo
tính pháp lý, tính chính xác và tính thẩm mỹ cao, góp phần vào việc duy trì, giữ
vững kết quả phổ cập - xóa mù chữ đã đạt được và từng bước nâng cao chất lượng
phổ cập qua hàng năm.
Đối với đơn vị trường THCS chúng tôi, mục tiêu cụ thể là: Phấn đấu hàng
năm duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt được các
mục tiêu theo đúng lộ trình sau:
- Năm 2015:
+ Phấn đấu đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3
- Năm 2016 trở đi:
+ Gửi vững đơn vị đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài được triển khai thực hiện trên địa bàn xã nơi tôi đang công tác thuộc
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Đối tượng nghiên cứu là các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác phổ
cập xóa mù chữ nói chung và phổ cập THCS nói riêng, là thực tiễn về công tác phổ
cập, là chất lượng phổ cập, là các đối tượng nằm trong diện phổ cập của địa
phương nơi tôi đang công tác và các công việc cần tiến hành khi làm công tác phổ
cập – xóa mù chữ qua hàng năm.


Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua luôn xem Giáo dục và Đào tạo là
quốc sách hàng đầu; Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Sự nghiệp giáo dục
của nước ta qua hơn hai mươi năm đổi mới đã thu được những thành tựu có ý
nghĩa quan trọng trong việc thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực
và bồi dưỡng nhân tài.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu, khóa XI (tháng 102012) chủ trương “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, nhằm đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó Nghị quyết TW 9 khóa XI
đã khẳng định: “Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục
tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến
tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố và nâng cao kết quả xóa mù
chữ cho người lớn.
Luật giáo dục năm 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2009, Khoản 1 Điều 11
ghi: "Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và
phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục,
bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước".
Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo
dục, xóa mù chữ; thông tư số 36/TT-BGD ĐT ngày 06/11/2013 của Bộ Giáo dụcĐào tạo về việc sữa đổi, bổ sung một số điều quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy
trình công nhận PCGDMN cho trẻ 5 tuổi ban hành kèm theo thông tư số
32/2010/TT-BGD ĐT ngày 01/12/2010; thông tư số 07/TT-BGD&ĐT ngày
22/3/2016 của Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định điểu kiện đảm bảo và nội dung, quy
trình, thủ tục kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập, xóa mù chữ.
Như vậy từ nhận thức đến quan điểm chỉ đạo, từ các văn bản đến quá trình

thực hiện có thể thấy rằng: Mục tiêu phổ cập giáo dục xóa mù chữ xuất phát từ yêu
cầu thực tiễn trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập quốc
tế và đã nhận được sự đồng thuận và quan tâm của toàn xã hội.
II. Cơ sở thực tiễn
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát
triển đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ mới của sự phát triển. Vì vậy vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài đòi hỏi phải được quan tâm một cách đúng mức và toàn diện, để đạt
Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì nhiệm vụ phổ cập trung học
cơ sở phải thực hiện một cách thường xuyên, có chất lượng và hiệu quả.
Muốn có nguồn nhân lực để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước thì trước hết chúng ta phải giải quyết tốt các mục tiêu
quốc gia về giáo dục, trong đó phổ cập giáo dục là một trong những yêu cầu cần
được quan tâm vì đó là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước bởi thực
chất của công tác phổ cập giáo dục là tạo lập các điều kiện đảm bảo cho việc dạy
học để huy động số trẻ em trong độ tuổi theo quy định ở các cấp học vào nhà
trường để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao mặt bằng dân trí cho xã hội.
Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác phổ cập giáo
dục, trong thời gian qua phổ cập giáo dục đã thu được những kết quả quan trọng,
tuy nhiên ở nhiều nơi, nhiều địa phương chất lượng phổ cập giáo dục nói chung và
chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở nói riêng còn những hạn chế cần khắc
phục, tại Thông báo số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 kết luận của Bộ Chính trị ghi:
“Phổ cập giáo dục trung học cơ sở nhiều nới chưa vững chắc”. Vì vậy tiếp tục giữ
vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học là nhiệm vụ đặt ra đối với
các cấp, các ngành và cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo trong thời gian tiếp nối.

Trong những năm qua, đơn vị trường tôi đã chủ động tham mưu với lãnh đạo
các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, với lãnh đạo Phòng GD&ĐT và chỉ
đạo thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó
đã coi trọng đúng mức đến việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ
ở trên địa bàn nói chung và phổ cập THCS nói riêng, mặc dầu là một đơn vị có địa
bàn phức tạp, đời sống người dân đang gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ nhận thức
đúng của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của xã hội mà
giáo dục và đào tạo của xã đã có những bước phát triển vượt bậc trong việc thực
hiện mục tiêu phổ cập giáo dục.
Đội ngũ luôn được bồi dưỡng, cập nhật, trang bị kiến thức, phương pháp dạy
học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh.
Phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng được phát triển, các điều kiện
khác đảm bảo cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở địa phương ngày
được nâng lên.
Tuy vậy chất lượng đạt được vẫn chưa đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp
giáo dục hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học nhiều hạng
mục đã xuống cấp, tình trạng học sinh bỏ học chưa được chấm dứt, công tác định
hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở còn hạn

Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
chế, công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý số liệu, thiết lập hồ sơ phổ cập có
lúc vẫn còn thiếu chính xác.
Vì vậy cần phải có các giải pháp thích hợp để công tác điều tra, cập nhật
thông tin, xử lý số liệu, thiết lập hồ sơ phổ cập đạt được kết quả tốt hơn, góp phần
duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập nói chung và phổ cập trung học cơ sở nói
riêng qua hàng năm. Đó là một vấn đề quan trọng đặt ra đối với cấp ủy đảng, chính

quyền địa phương và các nhà trường trong xã, trong đó có đơn vị trường tôi cần
quan tâm đúng mức và thực hiện có hiệu quả cao nhất.
III. Các giải pháp thực hiện
Cũng như các địa phương khác trong toàn huyện, xã tôi đang công tác triển
khai thực hiện công tác phổ cập THCS cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại:
Khó khăn từ nhận thức của người dân về mục tiêu, nhiệm vụ phổ cập đến huy động
đối tượng cần được phổ cập vào trường, đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Khó khăn từ tư tưởng chỉ đạo của Ban chỉ đạo xã đến công tác tổ chức triển khai
thực hiện của nhà trường…
Được sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phổ cập THCS huyện, Trường tôi đã tham
mưu cho Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
công tác phổ cập THCS ngay từ những ngày đầu của từng năm học. Trong năm học
2016-2017, trường chúng tôi đã tổ chức cho CB, GV, NV phối hợp với các nhóm
phổ cập của trường Mầm non, trường Tiểu học trong địa bàn điều tra, cập nhật
thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết lập hồ sơ phổ cập theo kế hoạch chỉ đạo của
Ban chỉ đạo phổ cập xã, bản thân tôi được lãnh đạo nhà trường phân công phụ
trách công tác phổ cập THCS.
Để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bản thân tôi cùng với
các cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã suy nghĩ, tìm tòi và vận dụng một
số giải pháp để thực hiện công việc điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số
liệu và đặc biệt là công tác thiết lập hồ sơ phổ cập để công tác này đạt kết quả cao
nhất, những biện pháp đó là:
1. Thực hiện công tác điều tra(1):
Công tác điều tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đúng quy trình
và kế hoạch chỉ đạo. Với trường tôi, mỗi năm trường tiến hành điều tra 02 lần, một
lần vào đầu năm (thời điểm 01 tháng 01) để nắm số liệu phổ cập chuẩn bị cho việc
cập nhật các thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết lập hồ sơ phổ cập trong năm đó
và một lần vào đầu năm học (thời điểm 01 tháng 9) để tổng hợp số liệu chuẩn bị
cho công tác kiểm tra phổ cập của huyện và tỉnh đồng thời xây dựng kế hoạch phổ
cập cho năm sau. Trên cơ sở số liệu điều tra đã được lưu tại Văn phòng nhà

Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
trường (Phiếu điều tra theo mẫu và sổ điều tra phụ), Trường bố trí giáo viên về các
thôn điều tra lại trên thực tế, sau đó về trường đối chiếu, điều chỉnh hoặc bổ sung
vào bộ phiếu điều tra lưu trữ tại trường. Đồng thời, phối hợp với trường Mầm non,
Tiểu học trong điều tra, tổng hợp số liệu nhằm đảm bảo tính hệ thống giữa ba cấp
học trong cùng một xã. Với cách làm đó, công tác quản lý nhẹ nhàng hơn, số liệu
điều tra đầy đủ hơn, hồ sơ phổ cập các cấp học của các trường được cập nhật đầy
đủ, chính xác và thống nhất.
2. Điều tra ngoài để nắm bắt thêm thông tin:
Sau khi hoàn tất điều tra như đã trình bày ở trên (1), nhà trường cần phải nắm
bắt thêm thông tin qua nhiều kênh khác nhau để xác định rõ sự thay đổi về nhân
khẩu từng gia đình và hộ khẩu từng thôn, trình độ văn hóa…. Qua đó làm cơ sở
cho việc cập nhật phiếu điều tra được chính xác hơn.
3. Xử lý số liệu sau điều tra:
Công tác xử lý số liệu sau điều tra là công việc vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi
tính cẩn thận đặc biệt là nghiệp vụ tốt của nhân viên phụ trách công tác phổ cập.
Trên cơ sở số liệu điều tra của các nhóm, nhân viên phụ trách công tác phổ cập của
nhà trường chỉ đạo các thành viên trong nhóm xử lý số liệu thực hiện các công việc
theo đúng quy trình, từ số liệu các thôn đến số liệu của toàn xã. Thông thường công
việc này hay dẫn đến sai sót, lệch số liệu vì vậy cần cẩn thận đối chiếu với các loại
hồ sơ có liên quan, kết hợp với những thông tin điều tra ngoài để xử lý kỷ thuật đảm
bảo tính chính xác.
4. Tổng hợp số liệu ở các biểu mẫu thống kê:
Các biểu mẫu thống kê có sự liên quan chặt chẽ với nhau, số liệu ở biểu mẫu
này vừa bổ sung thông tin cho biểu mẫu kia nhưng cũng là cơ sở để kiểm tra độ
chính xác của nhau trong từng loại biểu mẫu. Vì vậy, tổng hợp số liệu vào các biểu

mẫu phải được tiến hành theo một trình tự nhất định chứ không thể tổng hợp một
cách tùy tiện. Nên tổng hợp theo thứ tự ghi trên các mẫu và nhất thiết phải trùng
khớp với số liệu phổ cập GDMN, GDTH- CMC và PCGDTHCS ở địa phương.
5. Thiêt lập hồ sơ phổ cập:
Đây là một khâu quan trọng trong công tác phổ cập ở mỗi cấp học. Thiêt lập
hồ sơ phổ cập giáo dục THCS phải được tiến hành tuần tự từ điều tra, cập nhật
thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp số liệu đến ghi sổ phổ cập và lập báo cáo (hay nói
cách khác là hoàn chỉnh hồ sơ phổ cập)
Theo Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ; thông tư số 36/TT-BGD ĐT ngày 06/11/2013 của Bộ Giáo
dục- Đào tạo về việc sữa đổi, bổ sung một số điều quy định điều kiện, tiêu chuẩn,
Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
quy trình công nhận PCGDMN cho trẻ 5 tuổi ban hành kèm theo thông tư số
32/2010/TT-BGD ĐT ngày 01/12/2010; thông tư số 07/TT-BGD&ĐT ngày
22/3/2016 của Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định điểu kiện đảm bảo và nội dung, quy
trình, thủ tục kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập, xóa mù chữ thì hồ sơ Phổ cập
giáo dục THCS gồm:
1. Sổ theo dõi đối tượng từ 11-18 tuổi (Sổ phổ cập THCS)
2. Sổ Đăng bộ
3. Sổ theo dõi chuyển đi -chuyển đến.
4. Danh sách học sinh các khối lớp hàng năm.
5. Danh sách học sinh 11-18 tuổi ngoài nhà trường.
6. Danh sách học sinh 11-18 tuổi tốt nghiệp THCS.
7. Danh sách học sinh ngoài địa bàn.
8. Danh sách học sinh đang học ở các địa bàn khác.
9. Danh sách học sinh khuyêt tật, chết.

10. Danh sách công nhận tốt nghiệp THCS hàng năm (lưu 4 năm).
11. Tập phiếu điều tra đến các hộ gia đình theo từng thôn (13 thôn).
12. Bảng tổng hợp số liệu điều tra hàng năm.
13. Sổ lưu công văn Đi - Đến và các công văn chỉ đạo của cấp trên.
14. Các biểu mẫu thống kê liên quan.
5.1. Cập nhật phiếu điều tra:
Phiếu điều tra phải được cập nhật đầy đủ thông tin của từng cá nhân trong
từng hộ gia đình. Phiếu điều tra phải được bổ sung hàng năm trên cơ sở kết quả
điều tra.
Muốn vậy, giáo viên phải tranh thủ sự chỉ đạo của bộ phận phụ trách phổ cập
nhà trường, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên trường Mầm non, Tiểu
học, các trưởng thôn, các hộ gia đình để nắm bắt sự thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu,
trình độ văn hóa… đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi phổ cập.
Phiếu điều tra phải được đóng thành tập và có số thứ tự từng hộ ở từng thôn
và phải được đối chiếu thật chính xác với sổ phổ cập, sổ đăng bộ, danh sách tốt
nghiệp THCS, trình độ văn hóa, tình trạng theo học… của từng nhân khẩu. Nếu có
sự biến động xảy ra sau điều tra thì cán bộ văn phòng trường phải cập nhật ngay
vào hồ sơ theo dõi để khi thiết lập hồ sơ phổ cập có cơ sở đối chiếu đảm bảo được
số liệu chính xác.
5.2 Ghi vào sổ phổ cập:
Sổ phổ cập THCS dùng để theo dõi các đối tượng 11-18 tuổi hàng năm. Trên
cơ sở phiếu điều tra nhà trường tiến hành tách ra từng độ tuổi để ghi vào sổ phổ cập
Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
theo thứ tự độ tuổi lớn trước, độ tuổi nhỏ sau và lập theo từng thôn để tiện cho việc
kiểm tra, theo dõi. Cuối mỗi độ tuổi nên để lại một khoảng trống dự phòng cho việc
điều chỉnh hoặc bổ sung của những năm sau.

Để ghi sổ phổ cập được rõ ràng, chính xác cần phải cho giáo viên thực hiện
việc lọc độ tuổi trong phiếu điều tra thật kĩ vào một cuốn vở nháp sau đó tổ chức
kiểm tra lại trước khi ghi vào sổ phổ cập. Khi kiểm tra cần lưu ý phải kiểm tra đầy
đủ các thông tin trong các cột, các mục trong sổ phổ cập. Cũng như sổ phổ cập, sổ
Đăng bộ cũng nên dành một khoảng trống để đề phòng học sinh chuyển đến. Ngoài
ra còn phải thiết lập sổ theo dõi chuyển đi-chuyển đến…
5.3 Thiết lập thông tin vào sổ đăng bộ:
Vào đầu mỗi năm học sau khi đã ổn định học sinh đồng thời với việc ghi tên
học sinh vào danh sách gọi tên ghi điểm thì Văn phòng nhà trường phải ghi tên học
sinh vào sổ Đăng bộ để theo dõi. Đây là nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường và
cũng là cơ sở cho công tác thiết lập hồ sơ phổ cập.
5.4 Lưu trữ các văn bản pháp quy và các công văn hướng dẫn, chỉ đạo
của cấp trên:
Là cơ sở quan trọng để trường tham mưu với đảng ủy, chính quyền địa
phương xây dựng kế hoạch, triển khai và tổ chức thực hiện công tác phổ cập. Vì
vậy, nhà trường cần phải được lưu trữ cẩn thận đầy đủ theo tính tuyến thời gian để
xác định yêu cầu của từng giai đoạn tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục
THCS trên địa bàn. Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho nhân viên văn phòng thực
hiện nhiệm vụ sắp xếp, đóng thành tập để lưu trữ và ghi vào sổ công văn đi-đến để
dễ tìm kiếm khi cần thiết.
Cuối cùng là việc kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ phổ cập giáo dục THCS theo
yêu cầu về số lượng, chủng loại, xem xét lại nội dung, số liệu thống kê tổng hợp
trong từng biểu mẫu thống kê để thiết lập bộ hồ sơ phổ cập THCS hoàn chỉnh và
báo cáo lên Ban chỉ đạo cấp trên kiểm tra công nhận.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác điều tra nắm bắt số liệu và
thiết lập hồ sơ phổ cập giáo dục THCS mà trường THCS tôi đang công tác đã thực
hiện có hiệu quả trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phổ cập GDTHCS. Mặc dù
kinh nghiệm chưa nhiều, song những gì nhà trường đạt được đã khẳng định được
vai trò quan trọng của công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp
số liệu cũng như thiết lập hồ sơ phổ cập THCS ở địa phương.

IV. Những kết quả đã đạt được
4.1 Về nhận thức

Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
Kết quả lớn nhất, quan trọng là sau nhiều năm thực hiện công tác phổ cập
giáo dục, cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương các cấp, quần chúng nhân dân địa
phương nhận thức đầy đủ hơn và sâu sắc hơn về mục đích, ý nghĩa của công tác
phổ cập giáo dục – xóa mù chữ nói chung và phổ cập THCS nói riêng Nhờ vậy,
công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp số liệu cũng như thiết
lập hồ sơ phổ cập chất lượng phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập trung học cơ
sở, công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp số liệu cũng như
thiết lập hồ sơ phổ cập đã có nhiều thuận lợi và đem lại hiệu quả cao, góp phần đưa
chất lượng phổ cập giáo dục – xóa mù chữ đi vào thực chất, có tính vững chắc và
từng bước được nâng lên.
4.2 Về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ
- Trên cơ sở số liệu điều tra, thống nhất về phương pháp thực hiện các trường
phối hợp xây dựng hoàn chỉnh bộ hồ sơ chung trong toàn xã, cập nhật thông tin
theo định kỳ trong các loại hồ sơ của từng trường và các loại hồ sơ chung cho cả 3
trường, đảm bảo tính pháp lý, tính chính xác, trùng khớp, đầy đủ thông tin, thống
thống kê, xử lý, tổng hợp số liệu đảm bảo chính xác và mang tính thẩm mĩ cao.
4.3 Kết quả cụ thể năm 2016:
4.3.1. Về phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi:
+ Tổng số trẻ trong độ tuổi: 123 (có 02 KT;trong đó 01 KT học hòa nhập).
+ Tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường: 121 em/121 em; Tỉ lệ 100%
+ Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN: 98 em/98 em; tỉ lệ 100%

( Năm học 2015-2016)
+ Tỉ lệ chuyên cần: 121/121; tỉ lệ 100%
+ Tỉ lệ trẻ SDD thể thấp còi: 9/121; tỉ lệ 7,4%
+ Tỉ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân: 8/121; tỉ lệ 6,6%
*) Xã đạt chuẩn PCMN cho trẻ 5 tuổi.
4.3.2 Về phổ cập giáo dục tiểu học:
+ Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1/trẻ 6 tuổi PPC: 99/99 đạt tỉ lệ : 100.%.
+ Tỷ lệ trẻ đến 11 đến 14 tuổi hoàn thành chương trình TH: 525/527 đạt tỉ lệ
99,6%.
+ Tỷ lệ trẻ đến 11 tuổi hoàn thành chương trình TH: 117/119 đạt 98,3 %.
+ Tỷ lệ trẻ dưới 11 tuổi bỏ học: (Bằng không)
+ Tỉ lệ trẻ khuyết tật 6-14 được huy động đến trường: 10/19 đạt 52,60%.
*) Xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3.
4.3.3. Về phổ cập giáo dục THCS:
Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
+ Tỷ lệ trẻ HTCT TH vào lớp 6: 120/120 đạt 100%.
+ Tỷ lệ HS lớp 9 TN THCS năm qua: 111/113 đạt: 98,2%.
+ Tỷ lệ TTN 15-18 tuổi TN THCS: 436/452 đạt: 96,46%.
+ Tỷ lệ TTN 15-18 tuổi đang học chương trình GDPT, GDTX cấp THPT
hoặc GD nghề nghiệp: 357/452 đạt tỉ lệ 79,0%.
*) Xã đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3.
4.3.4. Về Xóa mù chữ:
- Tổng số dân trên địa bàn: 7102 người, nữ 3960 dân tộc ít người: 0
+ Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-25 biết chữ mức 1: 1611/1611, đạt: 100%.
+ Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-35 biết chữ mức 1: 2687/2690, đạt: 99,9%.
+ Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-35 biết chữ mức 2:2688/2690, đạt: 99,9%.

+ Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-60 biết chữ mức 2:4622/4624, đạt: 99,95%.
*) Xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
V. Bài học kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý số
liệu, thiết lập và quản lý hồ sơ công tác phổ cập
1. Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác phổ cập
đối với nhân viên phụ trách phổ cập, đặc biệt là nắm chắc kỷ thuật, cách sử dụng
phần mềm phổ cập Online và sử dụng một cách thành thạo.
2. Tuân thủ nghiêm túc quy trình điều tra, thống kê, xử lý số liệu, ghi chép cập
nhật cho cán bộ chuyên trách công tác phổ cập bảo đảm tính chính xác ngay từ đầu.
3. Tham mưu với lãnh đạo để xây dựng bộ hồ sơ bảo đảm ba yêu cầu: tính
chính xác, tính pháp lý, tính thẩm mỹ.
4 Tham mưu với lãnh đạo để chỉ đạo các nhóm làm nhiệm vụ phổ cập nhập dữ
liệu đúng quy trình đã được tập huấn, thường xuyên liên lạc cùng nhau giải quyết
những vướng mắc kịp thời.
Trên cơ sở đặc điểm tình hình của địa phương và với những thuận lợi và khó
khăn trong quá trình thực hiện công tác phổ cập – xóa mù chữ, đặc biệt là các biện
pháp nghiệp vụ bản thân suy nghĩ, tìm ra và vận dụng vào công tác điều tra, cập
nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết lập hồ sơ phổ cập, trong thời gian qua
công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ ở trên địa bàn tôi đang công tác đã đạt
được những kết quả tốt theo yêu cầu chỉ đạo của Ban chỉ đạo phổ cập GD-XMC
của xã, của huyện, thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác, thống nhất chung của cả ba
cấp học, đảm bảo tính pháp lý, tính thẩm mĩ cao, chất lượng phổ cập GD- XMC
được duy trì và nâng cao.

Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS


Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
C. PHẦN KẾT LUẬN

1. Ý nghĩa và phạm vi áp dụng của sáng kiến
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến
Công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp và thiết lập hồ
sơ phổ cập là một vấn đề không dễ, nó đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, sự
cẩn trọng trong công việc, đặc biệt có chuyên môn nghiệp vụ cao, vì vậy những
giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý số liệu,
tổng hợp và thiết lập hồ sơ phổ cập góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả công tác phổ cập giáo dục – xóa mù chữ của các nhà trường và của địa
phương, từ đó góp phần nâng cao kết quả thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước.
Những kết quả và bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện đề tài
đã đem lại ý nghĩa thiết thực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phổ cập – xóa mù
chữ nói chung và phổ cập giáo dục THCS ở trường chúng tôi trong những năm qua
nói riêng, nó có thể được nhân rộng ra, áp dụng cho các trường trong địa bàn và
một số xã, trường xung quanh thuộc xã đặc biệt khó khăn.
2. Những kiến nghị đề xuất
Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xã cần quan tâm, tạo điều kiện tốt
nhất để địa phương cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ chính trị
của mình về công tác phổ cập giáo dục-xóa mù chữ.
Phòng GD&ĐT tham mưu tích cực với cấp trên để chỉ đạo Ban phổ cập xã
ngày càng nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo và hoạt động ngày
càng có hiệu quả hơn.
Những vấn đề bản thân tôi trình bày trong phạm vi đề tài này chắc chắn
không thể tránh khỏi những hạn chế, song nó đã phần nào đem lại hiệu quả trong
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả về công tác phổ cập-xóa mù chữ ở địa
phường và nhà trường nơi tôi đang công tác.
Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS



Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính Trị, Chỉ thi số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu
học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và hóa
mù chữ cho người lớn;
2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình, Kế hoạch số 41-KH/TU ngày
15/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về thực hiện chỉ thị số 10CT/TW;
3. Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày
04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế”;
4. Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo
dục, xóa mù chữ; thông tư số 36/TT-BGD ĐT ngày 06/11/2013 của Bộ Giáo dụcĐào tạo về việc sữa đổi, bổ sung một số điều quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy
trình công nhận PCGDMN cho trẻ 5 tuổi ban hành kèm theo thông tư số
32/2010/TT-BGD ĐT ngày 01/12/2010; thông tư số 07/TT-BGD&ĐT ngày
22/3/2016 của Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định điểu kiện đảm bảo và nội dung, quy
trình, thủ tục kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập, xóa mù chữ.
5. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Kế hoạch số 879/KH-UBND ngày
30/7/2012 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Kế hoạch số 41-KH/TU của Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ
Chính trị (khoá XI) “Về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả
giáo dục phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau
trung học cơ sở và xoá mù chữ cho người lớn”;
6. Các Nghị quyết, Quyết định, kết luận của Cấp ủy đảng, chính quyền các
cấp về phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói chung và phát triển giáo dục và
đào tạo trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng; Các văn bản hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ các năm học và thực hiện công tác phổ cập giáo dục trên địa bàn huyện

Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
2. CÁC MỤC LỤC:
- Phần I: MỞ ĐẦU: Từ trang 01 đến trang 03
- Phần II: Nội dung: Từ trang 04 đến trang 12
- Phần III: Kết luận: Từ trang 13 đến trang 14
Kinh nghiệm về công tác điều tra, cập nhật thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, thiết
lập hồ sơ phổ cập THCS



×