Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
CÔNG TÁC PHỐI KẾT HỢP
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỘI VÀ NGLL.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lí do chọn đề tài:
Với mục tiêu giáo dục hiện nay là giáo dục toàn diện cho học sinh, phát
triển cả về “Đức-trí-thể-mĩ”, nhằm góp phần cùng nâng cao chất lượng giáo dục
trong nhà trường, Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức
cơ bản về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi
hoạt động để phát triển về đức, trí, thể, mỹ. Từ đó các em hoàn thiện dần về
nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống.
Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường,
tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như: tuyên truyền hiểu
biết, hội thi văn nghệ, thi thể thao, hội trại… trong đó việc tổ chức cho các em
tham gia chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã mang lại cho các em niềm
ham thích tìm hiểu, học hỏi.
Là giáo viên tổng phụ trách Đội trong nhà trường, để đẩy mạnh và nâng
cao hơn chất lượng hoạt động công tác Đội - NGLL tất yêú chúng ta phải tìm ra
được nhiều biện pháp và phương thức để đầu tư tổ chức được nhiều hoạt động
và có tính hiệu quả cao. Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh
nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức các hoạt Đội và ngoài giờ lên
lớp của trường Tiểu học Lê Phong” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động
tại cơ sở nói riêng, đồng thời góp thêm một chút kinh nghiệm để giúp cho hoạt
động Đội -NGLL ngày một phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiân cứu:
1. Mục đích nghiên cứu:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam,
là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu
phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động và vui
chơi, giải trí lành mạnh
Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học sinh
tham gia là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh,của công tác hoạt động NGLL trong nhà trường. Có thể nói hoạt động
Đội - NGLL là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá
trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy việc tổ
chức tốt các hoạt Đội và ngoài giờ lên lớp là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đề tài “ Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt
động Đội và hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học” giúp:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu
quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa
phương.
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
1
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
- Thông qua việc tổ chức các hoạt động, huy động được sức mạnh tổng
hợp từ nhiều phía cùng chung tay vào công việc, xây dựng được phong trào hoạt
động mạnh mẽ, có sự cộng hưởng của nhiều thành phần, nhiều bộ phận và ban
ngành đoàn thể
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Với đề tài như đã nêu trên, tôi tập trung nghiên cứu thực hiện từ thực tiễn
trong công tác Đội và ngoài giờ lên lớp tại cơ sở nhà trường của mình.
-Phạm vi đề tài: Áp dụng cho thực tiễn hoạt động của một đơn vị nhà
trường (tiểu học hoặc THCS).
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Với câu ca dao dân gian: "Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Điều đó đã nói lên: Với tình đoàn kết thống nhất chúng ta sẽ thành công,
đồng thời cũng khẳng định chân lí: Sự hợp tác sẽ đem lại sức mạnh.
Với vai trò và trách nhiệm của TPT Đội là người chủ động, tham mưu,
đầu tư tổ chức các hoạt động Đội và NGLL trong trường học, điều tất yếu là
chúng ta làm sao để tổ chức được nhiều hoạt động phong phú và có hiệu quả
cao.
Từ đó, trên cơ sở để tổ chức tốt các hoạt động công tác Đội và NGLL
trong nhà trường, không thể thiếu đi được công tác phối kết hợp nhịp nhàng
cùng các bộ phận, các tổ chức, ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường để
góp phần cùng tạo nên sức mạnh chung hỗ trợ cho hoạt động ngày càng được
phong phú và hiệu quả hơn.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trường tiểu học Lê Phong - huyện Đại Lộc nằm trên một địa bàn một xã
miền núi, địa bàn đi lại cách trở, điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó
khăn, đời sống kinh tế của nhân dân còn thấp, việc đầu tư cho con em của bộ
phận phụ huynh học sinh còn chưa chu đáo, thiếu kịp thời. Song trong những
năm qua trường đã phấn đấu đạt "Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia" vào năm
2005. Lãnh đạo Chi bộ-Ban giám hiệu nhà trường, công Đoàn, hội cha mẹ học
sinh, giáo viên chủ nhiệm luôn nhiệt tình, có nhiều quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ
hoạt động Đội -NGLL. Trong học sinh: phần lớn các em HS, đội viên đều hăng
hái, nhiệt tình, ham muốn được học tập và rèn luyện. Từ đó đã cho phép chúng
ta cần đẩy mạnh hơn công tác phối kết hợp cùng các bộ phận, các tổ chức, ban
ngành- đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tổt
chức các hoạt động Đội và NGLL trong nhà trường.
III.Biện pháp thực hiện:
1. Yêu cầu chung:
Công tác phối kết hợp để đầu tư tổ chức các hoạt động Đội và ngoài giờ
lên lớp là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu được của người
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
2
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của phong trào Đội- NGLL
trong nhà rường. Chính vì vậy để làm tốt công tác này phải cần:
- Có kế hoạch định hướng đầu tư tổ chức các hoạt động trong suốt năm
học ngay từ đầu năm học, được tham mưu cùng các cấp, các ban ngành, công bố
công khai cụ thể.
- Lập kế hoạch cho hoạt động cụ thể, chi tiết, nội dung chương trình phải
đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội
dung chương trình ,các chủ đề- chủ điểm một cách khoa học, rõ ràng và thể hiện
“Tính vừa sức” đối với các em cũng như công tác tổ chức.
- Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng về mỗi phần việc của mỗi bộ phận,
cá nhân tham gia một cách thực tế, khoa học và có tính thuyết phục.
2. Các hình thức thực hiện:
a. Xây dựng kế hoạch định hướng tổng thể hoạt động công tác Đội
-NGLL và công tác phối kết hợp trong năm học:
- Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học, bám sát các chủ đề-chủ điểm để
có định hướng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lớn về công tác Đội-
NGLL và công tác phối kết hợp trong cả năm học, chia các hoạt động vào từng
thời điểm phù hợp:
Kế hoạch tổ chức các hoạt động lớn và công tác phối kết hợp trong năm
học 2008-2009 .
TT Nội dung hoạt động
Thời
điểm
Phối kết hợp
1 -Vui hội khai trường .
-Vui hội trung thu 2009.
Tháng
9/2008
-Cùng VTM, GVCN.
-Đoàn xã, UB.CS
BM&TE xã, liên đội
Tây Sơn.
2 -Khai mạc hội khoẻ Phù Đổng cấp
trường (thi đấu các môn bóng đá và
cờ vua).
-Tổ chức phát thanh măng non, lễ kỉ
niệm tuyên truyền chào mừng kỉ
niệm 40 năm ngày Bác Hồ gởi thư
lần cuối cho ngành giáo dục.
Tháng
10/2008
-Bộ phận chuyên
môn,VTM, GV thể dục
nhà trường.
-Bộ phận VTM, GV bộ
môn lịch sử.
3 -Tổ chức chương trình văn nghệ,
sinh hoạt truyền thống 20/11
-Tổ chức hội thi làm chậu cây cảnh
chào mừng 20/11.
-Tổ chức hội thi Kể chuyện đạo đức
cấp trường.
Tháng
11/2008
-Công đoàn nhà
trường , VTM.
-Bộ phận VTM.
-Bộ phận chuyên môn
và TVTB nhà trường.
4 -Tổ chức hội thi "Hoa học trò" khối
4-5 cụm liên trường.
-Tổ chức chăm sóc nghĩa trang liệt
Tháng
12/2008
-Cùng chuyên môn và
các trường bạn.
-Liên đội THCS Tây
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
3
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
sĩ xã. Sơn, GVCN các lớp.
5 -Tổ chức hội thi "Tiếng hát học
sinh" cấp trường.
-Tổ chức hội diễn văn nghệ Mừng
Đảng-đón xuân 2009.
Tháng
1-2/2009
-Bộ phận chuyên môn ,
VTM, GV hát nhạc.
-Đoàn xã Đại Sơn.
6 -Tổ chức hội trại "Tiến bước lên
Đoàn"
Tháng
3/2009
-Đoàn xã và các bộ
phận trong nhà trường.
7 -Tổ chức hội thi "Rung chuông
vàng"
Tháng
4/2009
-Bộ phận chuyên môn,
VTM.
b. Công tác phối kết hợp với các ban ngành, các bộ phận trong nhà
trường:
-Việc phối hợp nhịp nhàng cùng với các bộ phận, các ban ngành trong nhà
trường như :Công đoàn, chuyên môn, bộ phận TVTB, VTM, giáo viên các bộ
môn, GV chủ nhiệm lớp để tổ chức các hoạt động đem lại hiệu quả cao, phong
trào mạnh mẽ. Để thực hiện được tốt công tác này, TPT phải là người chủ động
trong hoạt động NGLL, xây dựng kế hoạch phối hợp, tham mưu cùng chi bộ,
BGH nhà trường, được đưa ra bàn bạc tại họp liên tịch, phân công trách nhiệm
cho từng bộ phận, từng thành viên - như trong mục a : Kế hoạch tổ chức các hoạt
động lớn và phối kết hợp với các ban ngành, các bộ phận trong năm học đã đề ra
và phần phụ lục kèm theo.
c. Công tác phối kết hợp cùng các tổ chức, ban ngành - đoàn thể ngoài
nhà trường:
Trong điều kiện thực tế của nhà trường còn khó khăn về nhiều mặt, việc
phối kết hợp cùng các tổ chức, ban ngành - đoàn thể tại địa phương nhằm huy
động sức mạnh về công tác tổ chức,qui mô tổ chức, nguồn kinh phí tổ
chức Chẳng hạn như: Phối hợp cùng Đoàn xã, UB.CSBM&TE xã, liên đội
THCS Tây Sơn để tổ chức "Lễ hội trăng rằm" cho học sinh đón tết trung thu.
Phối hợp cùng Đoàn xã tổ chức hội trại "Tiến bước lên Đoàn" chào mừng kỉ
niệm 26/3. Phối hợp cùng với các trường bạn trên địa bàn tổ chức hội thi "Hoa
học trò" cụm liên trường nhằm củng cố và nâng cao kiến thức trong học sinh.
Cùng liên đội THCS Tây Sơn nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ xã Tất cả các
hoạt động, hội thi đều tham mưu cùng hội PHHS nhà trường , mời tham dự và
hỗ trợ kinh phí nhìn chung việc phối hợp tốt cùng các tổ chức, ban ngành -đoàn
thể ngoài nhà trường nhằm mở rộng qui mô tổ chức các hoạt động, đồng thời
huy động thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác tổ chức, khen thưởng góp
phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động trong năm.
IV. Kết quả thực hiện:
Qua thời gian tiến hành thực hiện các hình thức phối kết hợp tốt cùng các
bộ phận, các ban ngành-đoàn thể, các GV trong nhà trường, phối kết hợp cùng
các tổ chức, ban ngành- đoàn thể ngoài nhà trường chất lượng tổ chức các hoạt
động Đội- NGLL của nhà trường trong những năm qua nói chung luôn được đẩy
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
4
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
mạnh về nhiều mặt và đặc biệt trong năm học 2008-2009 này, đến tháng 1/2009
đã đầu tư tổ chức đạt 100% các nội dung tổ chức hoạt động theo kế hoạch đã đề
ra , dấy mạnh lên được phong trào hoạt động Đội- NGLL của nhà trường, góp
phần lớn vào việc nâng cao chất lượng chung trong nhà trường.
Các nội dung hoạt động đã tổ chức được trong năm học 2008-2009:
- Tháng 9/2008: Đầu tư tổ chức đảm bảo lễ khai giảng năm học mới với
chương trình văn nghệ và lễ đón HS lớp 1 khá hoành tráng.
Phối hợp cùng xã Đoàn và UB.CS BM&TE xã, trường Mẫu giáo Đại Sơn
tổ chức thành công đêm lễ hội trung thu 2008 tại xã cho HS vui đón tết trung
thu.
- Tháng 10/2008: Tổ chức chương trình phát thanh măng non chào mừng
15/10 và lễ mít tin tuyên truyền kỉ niệm 40 năm ngày Bác Hồ gởi thư lần cuối
cho ngành GD 15/10/1968-2008.
- Tháng 11/2008: phối hợp cùng công đoàn nhà trường, ban VTM tổ chức
chương trình "Sinh hoạt truyền thống ngày NGVN 20/11" tại lễ kỉ niệm
20/11/2008.
Phối hợp cùng bộ phận chuyên môn, ban VTM, GV thể dục tổ chức giải
thi đấu cờ vua cấp trường vào 5/11/2008.
Cùng ban VTM phát động phong trào tự làm chậu cây cảnh - đã có 11
chậu cây cảnh của 11 lớp tham gia.
Phối hợp cùng chuyên môn nhà trường và các trường tiểu học Trương
Đình Nam, Ngô Quang Tám tổ chức thành công hội thi "Hoa học trò" khối 4-5
liên trường vào 26/11/2008.
Cùng bộ phận chuyên môn và bộ phận TVTB nhà trường tổ chức thành
công hội thi "Kể chuyện đạo đức " cấp trường (28/11).
- Tháng 12/2008: Phối hợp tổ chức 1 buổi sinh hoạt giao lưu 3 trường trên
địa bàn xã nhân kỉ niệm 22/12/2008 (vào 13/12/2008).
Tổ chức lao động chăm sóc nghĩa trang xã và lễ viếng dâng hương tại
nghĩa trang liệt sĩ xã nhân kỉ niệm 22/12 (vào 19/12).
- Tháng 1/2009: Phối hợp cùng bộ phận chuyên môn, ban VTM nhà
trường, GV âm nhạc tổ chức thành công hội thi tiếng hát "Hoạ Mi vàng" cấp
trường vào ngày 2/1/2009.
Tổ chức giải bóng đá Mini nữ nữ cấp trường vào 9/1/2009.
V. Kết luận:
Nhìn chung trong năm học, từ việc áp dụng thực hiện tốt và nhịp nhàng
công tác phối kết hợp cùng các bộ phận, các ban ngành- đoàn thể trong và ngoài
nhà trường, hoạt động công tác Đội và NGLL đã đầu tư tổ chức được nhiều kết
quả tốt đẹp, có qui mô tổ chức, chất lượng khá cao về nội dung cũng như hình
thức, thúc đẩy mạnh được phong trào thi đua trong toàn trường.
Qua thực tiễn tổ chức thực hiện tốt công tác phối kết hợp trong và ngoài
nhà trường trong tổ chức các hoạt động Đội và NGLL, cơ bản đã đem lại được
hiệu quả. Song để đầu tư và tổ chức tốt các hoạt động, yêu cầu với mỗi người
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
5
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
phụ trách chúng ta phải có tinh thần nhiệt tình, năng nỗ, có tính tổ chức chặt chẽ.
Khi điều hành tổ chức các hoạt động cần phải thật sự chính xác, công bằng, gây
được niềm tin và tinh thần cổ vũ cao trong phong trào.
Công tác tham mưu với lãnh đạo các cấp, các ngành là điều rất quan trọng,
cần phải có sự tham mưu chặt chẽ, cụ thể, chi tiết, đến nơi đến chốn từ kế hoạch
tổ chức, thời gian tổ chức đến con người, kinh phí thực hiện…
VI. Phần đề nghị.
Qua thực nghiệm áp dụng các nội dung của đề tài vào thực tiễn hoạt động
công tác Đội và NGLL trong nhà trường ở thời gian qua, để tiếp tục thực hiện và
phát huy hơn nữa trong thời gian đến rất mong được sự quan tâm hỗ trợ, chỉ đạo
của lãnh đạo chi bộ- BGH nhà trường.
- Các bộ phận, các ban ngành- đoàn thể có liên quan tiếp tục đẩy mạnh
hơn sự quan tâm đến công tác phối kết hợp .
- Nhà trường: cần tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất cho hoạt
động đội- NGLL.
- Đoàn TN, HĐĐ xã cần tạo điều kiện, quan tâm hỗ trợ nhiều hơn về qui
mô tổ chức hoạt động, CSVC, kinh phí hoạt động
Trên thực tiễn áp dụng thực hiện đề tài, với điều kiện tổ chức hoạt động
tại đơn vị chúng tôi, chắc hẳn cũng còn nhiều điều cần bổ sung, phát huy hơn
nữa, rất mong được sự đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp
và của các cấp lãnh đạo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đại Sơn, ngày 13 tháng 1
năm 2009
Người viết:
GV-Tổng phụ trách
Nguyễn Thăng
Trung.
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
6
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
C. PHỤ LỤC.
Một số bản kế hoạch minh hoạ.
PHÒNG GD - ĐT ĐẠI LỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG T.H LÊ PHONG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
SỐ /KHLT Đại Sơn ngày 1 tháng 11 năm 2008
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
"CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT TRUYỀN THỐNG
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM "
20/11/2008
Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch hoạt động
công tác Đội - NGLL năm học 2008-2009.
Nhằm tổ chức hoạt động tuyên truyền sâu sắc ý nghĩa ngày NGVN 20/11
trong toàn thể CBCC , PHHS và học sinh.
Ban phụ trách đội phối hợp cùng tổ chức công đoàn nhà trường, ban VTM
nhà trường tổ chức chương trình sinh hoạt truyền thống chào mừng kỉ niệm ngày
NGVN 20/11/2008 cụ thể như sau.
I/Thời gian tổ chức: Ngày 20/11/2008
Địa điểm: Tại trường tiểu học Lê Phong.
II/Nội dung chương trìnhhoạt động chào mừng:
1/ Tổ chức chương trình "Phát thanh măng non" trên sóng truyền thanh
nhà trường.
2/Tổ chức chương trình "Sinh hoạt truyền thống ngày NGVN" với chương
trình gồm: Đọc lời, ngâm thơ, hát ,múa, hoạt cảnh (theo kịch bản riêng).
Hình thức tổ chức : sân khấu hoá trước lễ đài.
Diễn viên tham gia:
-CBGV: Dẫn lời- 2GV ( 1 nam và 1 nữ).
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
7
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Tham gia phụ hoạ: 6 GV
-Học sinh: Đội hình phục vụ múa, hoạt cảnh: 15 HS
Hát : 4 HS
III/Phân công nhiệm vụ các bộ phận, các thành viên:
-Đ/c TPT Đội: Xây dựng nội dung chương trình sinh hoạt truyền thống, để
đưa ra góp ý xây dựng.
Xây dựng chương trình, hình thức tổ chức tiến hành chỉ đạo tập luyện
chương trình.
-Đ/C CTCĐ phối hợp vận động giáo viên tham gia tập luyện, phối hợp
cùng đ/c TPT, VTM tiến hành tập luyện.
-Đ/C VTM phối hợp cùng các thành viên trong BTC tập luyện nội dung ,
Các đ/c BVTV, TVTB: phối hợp cùng các đ/c trong BTC phục vụ trang
trí,chuẩn bị CSVC, âm thanh
V/ Dự trù kinh phí tổ chức:
1/Kinh phí phục vụ tập luyện: 50.000đ.
2/Phục vụ trang trí tổ chức, thuê trang phục: 300.000đ
Tổng cộng: 350.000đ.
VI.Biện pháp thực hiện: Đ/C TPT Đội, CTCĐ nhà trường phối hợp,
phân công nhiệm vụ các thành viên. Tham mưu cùng lãnh đạo nhà trường để bố
trí thời gian, nhân sự , kinh phí để tổ chức thực hiện.
Trên đây là kế hoạch tổ chức chương trình sinh hoạt truyền thống chào
mừng kỉ niệm ngày NGVN 20/11/2008 của trường tiểu học Lê Phong
TM\BCH CĐ Bộ phận VTM TM-BPT ĐỘI
CTCĐ Trưởng ban TPT
Võ Văn Triều. Nguyễn Tấn Vĩ. Nguyễn Thăng Trung.
Ý kiến của BGH
HT.
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
8
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
PHÒNG GD-ĐT ĐẠLỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH LÊ PHONG Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
Đại Sơn,ngày 4 tháng 11 năm 2008
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC HỘI VUI HỌC TẬP “HOA HỌC TRÒ”CỤM VÙNG A.
Thực hiện chương trình hoạt động công tác Đội- NGLL năm học 2008-
2009 của huyện đoàn và phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc.
Thực hiện theo chỉ đạo của bộ phận hoạt động NGLL Phòng GD-ĐT Đại
Lộc về việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong HS.
Nhằm tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập giữa các trường trên địa bàn
cụm vùng A.
Bộ phận công tác Đội - NGLL cùng chuyện môn nhà trường xây dựng kế
hoạch phối kết hợp tổ chức hội vui học tập “Hoa học trò” liên trường cụm vùng
A với nội dung cụ thể như sau:
I.Thời gian tổ chức: Sáng ngày 26/11/2008
II. Địa điểm: Đăng cai tại trường TH Lê Phong.
III. Các đơn vị phối hợp: Gồm 4 trường-
- Tiểu học Lê Phong, TH Nguyễn Văn Bổng, TH Ngô Quang Tám,TH
Trương Đình Nam.
IV. Nội dung hội thi: Gồm 2 phần thi
1. Phần thi chào hỏi-giới thiệu ( khoảng 5-8 phút): Mỗi đội thực hiện 1
phần thi chào hỏi - giới thiệu, thông qua 1 chương trình bằng hình thức: Nói, hát,
múa, hoạt cảnh, dân ca,hò, vè để giới thiệu về đơn vị mình, về đội hình tham
gia dự thi tại hội thi. ( phần này có thể từ 5-10HS).
2. Phần thi kiến thức: Mỗi đội có 3 thí sinh tạo thành 1 đội.
Phần thi này gồm 4vòng thi như sau:
a. Phần thi khởi động: Mỗi đội có 5 câu hỏi trắc nghiệm, trả lời bằng hình
thức đưa đáp án A,B,C. (Mỗi câu hỏi trả lời được 10đ- thời gian trả lời cho mỗi
câu hỏi là 12 giây).
b. Vòng thi ô chữ: Mỗi đội được 2 lượt lựa chọn ô chữ, mỗi ô chữ cả 4 đội
cùng trả lời trên bảng con (Mỗi câu hỏi trả lời được 10đ- thời gian trả lời cho
mỗi câu hỏi là 12 giây).Mỗi câu hỏi sẽ là 1 gợi ý cho 1 ô chìa khoá riêng, trả lời
đúng câu chìa khoá được 40 điểm ở bất cứ thời điểm nào- khi đó vòng thi kết
thúc ( Đội dành quyền trả lời câu chìa khoá mà sai, thì mất quyền chơi tiếp trong
vòng thi).Nếu trả lời ô chìa khoá sau phần gợi ý của BTC, số điểm còn lại là
20đ.
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
9
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
c. Vòng thi tăng tốc: Mỗi đội có 2 lượt lựa chọn các câu hỏi về các bộ
môn: Toán, TV, Khoa, Sử, Địa (Không được chon trùng 1 bộ môn). Thời gian
cho mỗi câu hỏi là 12 giây, trả lời đúng câu hỏi được 10đ- trả lời sai (không mất
điểm) thì nhường quyền cho đội có tín hiệu dành quyền trả lời nhanh nhất- trả
lời đúng được 10đ.
d. Vòng thi kết thúc: Mỗi đội có 2 lượt lựa chọn gói câu hỏi: 10đ, 20đ, 30đ
(không được chọn trùng gói câu hỏi). Thời gian cho mỗi câu hỏi là 12 giây,trả
lời đúng được số điểm đã chọn, trả lời sai dành quyền cho đội có tín hiệu trả lời
sớm nhất- đội dành quyền trả lời: trả lời đúng được 1/2 số điểm của gói câu hỏi
từ số điểm của đội chọn câu hỏi- trả lời sai mất 1/2 số điểm của gói câu hỏi .
Trong vòng thi có ngôi sao hy vọng: Nếu đội chọn câu hỏi có chọn ngôi
sao hy vọng, trả lời đúng câu hỏi được nhân đôi số điểm của gói câu hỏi, trả lời
sai mất số điểm đã chọn.
V. Cơ cấu thành lập BTC hội thi:
- Đ/C Đỗ Đình Cẩn-HT trường TH Lê Phong : Làm trưởng ban tổ chức.
- Các Đ/C PHT và TPT của 4 trường : Làm thành viên.
- Mời các đ/c: CTCĐ, tổ VP trường sở tại : Làm thành viên.
VI. Cơ cấu giải thưởng hội thi: BTC trao các giải: Nhất, nhì và ba cho 2
phần thi.
VI. Biện pháp thực hiện:
Bộ phận công tác Đội-NGLL, chuyên môn nhà trường bàn bạc tham mưu
cùng lãnh đạo nhà trường.
Tiến hành lập kế hoạch gởi đến các nhà trường, mời các đ/c: PHT, TPT
các trường (đại diện cho các nhà trường) họp bàn cụ thể nội dung, hình thức,
kinh phí để tổ chức hội thi - vào ngày 10/ 11/ 2008.
- Về nội dung đề thi thì mỗi trường tham gia 30 câu hỏi để làm đề thi.
- Đơn vị sở tại: Phục vụ công tác tổ chức, lên chương trình, làm nội dung
hội thi.
Trên đây là kế hoạch tổ chức hội thi "Hoa học trò" khối 4-5 liên trường
cụm vùng A, năm học 2008-2009. Kính mong được sự quan tâm, hưởng ứng
của lãnh đạo chi bộ, BGH, ban hoạt động NGLL các nhà trường trên địa bàn để
hội thi được tổ chức thành công tốt đẹp.
HT Bộ phận CM TM\Ban phụ trách Đội- NGLL
PHT. TPT.
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
10
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
PHÒNG GD - ĐT ĐẠI LỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG T.H LÊ PHONG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
SỐ /KH LT Đại Sơn ngày 5 tháng 11 năm 2008
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI KỂ CHUYỆN ĐẠO ĐỨC
Năm học 2008-2009
Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch hoạt động của
ban hoạt động NGLL năm học 2008-2009.
Nhằm đẩy mạnh kĩ năng kể chuyện cũng như học tập môn TV trong học
sinh.
Đội phối hợp cùng bộ phận chuyên môn , TVTB nhà trường tổ chức hội thi
KCĐ Đ trong học sinh năm học 2008-2009 cụ thể như sau:
I/ Thời gian tổ chức:Khai mạc lúc 13h00 ngày 28/11/2008
Địa điểm: Tại hội trường trường tiểu học Lê Phong.
II/ Nội dung hội thi :
1/ Mỗi đội thể hiện câu chuyện sinh động ,có nhân vật kể chính và cần có
phụ hoạ hoạt cảnh, có đạo cụ, hoá trang bài bản, (câu chuyện trong chương trình
học, trong sách truyện đảm bảo phù hợp với độ tuổi HS, có nội dung giáo dục
cao).
Số lượng tham gia của các đơn vị: 5A, 5B, 4A, 3A, 3B, 2A, 1A, BQ, TĐ, ĐC,
ĐG, TC, BT.
2/ Đăng kí nội dung câu chuyện,thí sinh kể chuyện, hình thức thể hiện về
BTC trước ngày 20/11/2008.
III/ Thành lập BTC và BGK hội thi cụ thể như sau: (theo quyết định)
1/ Đ/Cì Nguyễn Thị Nở - PHT: Làm trưởng ban
2/ Đ/C Nguyễn Thăng Trung-TPT: phó ban
3/ Đ/C Nguyễn Đình Kháng-TVTB: Thành viên.
4/ Đ/C Nguyễn Tấn Vĩ- GV: “.
5/ Đ/Cì Phan Thị Vân-GV: “
6/ Đ/C Nguyễn Thị Hiền-GV ”
7/ Đ/C Nguyễn Thị Cúc- VThư: "
IV/ Phân công nhiệm vụ các bộ phận, các thành viên:
- Đ/c TPT Đội: Phục vụ công tác tổ chức, lên chương trình hội thi, phối
hợp cùng đ/c VTM phục vụ trang trí,chuẩn bị CSVC hội thi
- Đ/C phụ trách chuyên môn: Lập nội dung yêu cầu của hội thi,thành lập
ban giám khảo,bản điểm chấm thi.
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
11
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
- Đ/C bộ phận TVTB: Cung cấp , giới thiệu , định hướng các sách truyện
để các đơn vị tham khảo chọn câu chuyện dự kể.
V. Cơ cấu giải thưởng:
BTC tổ chưc trao các giải gồm :Giải A, giải B, giải C, và giải KK.
V/ Dự trù kinh phí tổ chức:
1/ Trao thưởng các giải : 300.000đ.
2/ Phục vụ trang trí tổ chức: 200.000đ
Tổng cộng: 500.000đ.
VI. Biện pháp thực hiện: BTC phối hợp, phân công nhiệm vụ các thành
viên. Tham mưu cùng lãnh đạo nhà trường để bố trí thời gian, nhân sự ,kinh phí
để tổ chức thực hiện.
Trên đây là kế hoạch tổ chức hội thi KCĐ Đ năm học 2008-2009.
HT PHT TVTB TM-BPT ĐỘI
TPT
Đỗ Đình Cẩn. Nguyễn Thị Nở. Nguyễn Đình Kháng. Nguyễn Thăng Trung.
PHÒNG GD - ĐT ĐẠI LỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG T.H LÊ PHONG Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
SỐ /KH LT Đại Sơn ngày 4 tháng 12 năm 2008
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
12
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI TIẾNG HÁT "HOẠ MI VÀNG"
Năm học 2008-2009
Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch hoạt động của
ban hoạt động NGLL năm học 2008-2009.
Nhằm phát hiện và phát huy nhả năng thể hiện giọng hát trong học sinh ,
nâng cao chất lượng bộ môn âm nhạc trong nhà trường, Bộ phận công tác Đội
phối hợp cùng chuyên môn, bộ phận VTM nhà trường tổ chức hội thi tiếng hát
HS "Hoạ mi vàng" năm học 2008-2009 cụ thể như sau:
I/Thời gian tổ chức: Khai mạc lúc 7h00 ngày 02/01/2009
Địa điểm: Tại hội trường trường tiểu học Lê Phong.
II/Nội dung hội thi :
1/Mỗiđơn vị thể hiện 1 bài hát (Bài hát trong chương trình học,hoặc trong
chương trình nhạc thiếu nhi đảm bảo phù hợp với độ tuổi HS, có nội dung giáo
dục cao).
Phần thể hiện có thể thông qua các hình thức: Đơn ca, hoặc có thể hoạt
cảnh phụ hoạ
2/Đăng kí tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát ,tên thí sinh dự thi về
BTC trước ngày 20/12/2008.
III/Thành lập BTC : (theo quyết định)
1. Đ/C Nguyễn Thăng Trung-TPT : Làm trưởng ban
2. Đ/Cì Nguyễn Thị Nở - PHT: Làm phó ban
3. Đ/C Nguyễn Tấn Vĩ- VTM +GV nhạc: Làm thành viên
4. Đ/Cì Phan Thị Vân-GV: ”
5. Đ/C Nguyễn Thị Cúc- VThư: "
IV/ Phân công nhiệm vụ các bộ phận, các thành viên:
- Đ/c TPT Đội: Phục vụ công tác tổ chức, tổng hợp các tiết mục dự thi ,lên
chương trình hội thi,
- Đ/C VTM phối hợp cùng TPT,các thành viên trong BTC phục vụ trang
trí,chuẩn bị CSVC hội thi
- Đ/C phụ trách chuyên môn, phối hợp cùng GV nhạc : Lập nội dung yêu
cầu của hội thi,thành lập ban giám khảo,bản điểm chấm thi.
- Đ/C bộ phận VT: Lo phục vụ công tác trao thưởng.
V. Cơ cấu giải thưởng:
BTC tổ chưc trao các giải gồm :Giải A, giải B, giải C, và giải KK.
V/ Dự trù kinh phí tổ chức:
1/ Trao thưởng các giải : 200.000đ.
2/ Phục vụ trang trí tổ chức: 200.000đ
Tổng cộng: 400.000đ.
VI. Biện pháp thực hiện: Đ/C trưởng ban tổ chức phối hợp, phân công
nhiệm vụ các thành viên. Tham mưu cùng lãnh đạo nhà trường để bố trí thời
gian, nhân sự ,kinh phí để tổ chức thực hiện.
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
13
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Trên đây là kế hoạch tổ chức hội thi tiếng hát HS "Hoạ mi vàng" của
trường tiểu học Lê Phong năm học 2008-2009.
HT PHT VTM TM-BPT ĐỘI
TPT
Đỗ Đình Cẩn. Nguyễn Thị Nở. Nguyễn Tấn Vĩ. Nguyễn Thăng Trung.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1-Điều lệ trường tiểu học.
Bộ GD&ĐT.
2- Hành trang người thụ trách thiếu nhi .
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
14
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Hội đồng đội thành phố Đà Nẵng- lưu hành nội bộ- năm 1997.
3- Người phụ trách thiếu nhi cần biết.
NXB Thanh niên - 1997.
E. MỤC LỤC.
Nội dung Trang
- Phần A. ĐẶT VẤN ĐỂ
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
15
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
I. Lí do chọn đề tài: 1
II.Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1
- Phần B. NỘI DUNG
I.Cở sở lí luận: 2
II.Cơ sở thực tiễn: 2
III.Biện pháp thực hiện: 2
IV.Kết quả thực hiện: 4
V.Kết luận: 5
VI.Đề nghị: 6
-Phần C. PHỤ LỤC
+Kế hoạch tổ chức "Chương trình sinh hoạt truyền
thống ngày NGVN- 20/11/2008". 7
+Kế hoạch tổ chức hội vui học tập " Hoa học trò"
cụm vùng A. 9
+Kế hoạch tổ chức hội thi "Kể chuyện đạo đức"
Năm học 2008-2009. 11
+Kế hoạch tổ chức hội thi tiếng hát học sinh "Hoạ
Mi vàng" năm học 2008-2009 13
-Phần D. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 15
-Phần E. MỤC LỤC: 16
-Phiếu đánh giá xếp loại SKKN: 17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 200 - 200
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
16
Mẫu SK1
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường
1. Tên đề
tài:
2. Họ và tên tác giả:
3. Chức vụ: Tổ:
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm:
b) Hạn chế:
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :
thống nhất xếp loại :
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT
thống nhất xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống
nhất xếp loại:
Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Kinh nghiệm về công tác phối kết hợp trong tổ chức hoạt động Đội
và ngoài giờ lên lớp.
17