1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác
nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm
thanh, không nghe được tiếng nói, do đó không hình thành được ngôn ngữ. Vì vậy,
trẻ khiếm thính nếu được quan tâm hỗ trợ với phương pháp, cách thức đặc biệt sẽ
càng có cơ hội phát triển và phát huy hết khả năng mà trẻ có thể.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo
dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt, việc giáo
dục người khuyết tật nói chung và sự phát triển ngành giáo dục đặc biệt nói riêng
đang được các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước chú trọng phát triển. Các
chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện cùng
với các phương thức phù hợp đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Giáo dục hòa
nhập cũng đứng trước những thời cơ lớn, hàng loạt các thành tựu trong nhiều lĩnh
vực từ hệ thống quản lý, chính sách đến các giải pháp kỹ thuật trong dạy học. Ở
Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khiếm thính
đang triển khai trong quy mô của chương trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Trung tâm đã áp dụng nhiều mô hình giảng dạy và hỗ trợ trẻ. Trên địa bàn tỉnh,
nhiều trường đã thành công trong việc hòa nhập học sinh khuyết tật về mặt thể
chất, cùng những yêu cầu trong kế hoạch chống phân biệt đối xử với người khuyết
tật được ghi nhận. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa được triển khai rộng rãi và
hiệu quả chưa cao, một số cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường, cha mẹ trẻ
chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục hòa nhập, chưa có kiến
thức về tật điếc, về trẻ khếm thính và khả năng tham gia hòa nhập của các em.
Nhiều trẻ khiếm thính chưa được hỗ trợ hòa nhập từ phía giáo viên và bạn bè trong
nhà trường, các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập.
Là cán bộ quản lý đơn vị dạy trẻ khuyết tật và tham mưu tổ chức hoạt động hỗ
trợ hòa nhập trẻ khuyết tật của Lệ Thủy, tôi thấy rõ nhu cầu được phát triển mọi
mặt của trẻ khuyết tật, nhất là trẻ khiếm thính ngày càng cao; trong khi lượng trẻ
khuyết tật ra lớp ngày một nhiều, các đơn vị có trẻ khiếm thính học hoà nhập còn
lúng túng trong công tác quản lý, hỗ trợ các em học tập. Ở đây Tôi muốn đề cập
đến việc làm sao công tác giáo dục hòa nhập đã, đang và sẽ luôn làm tiền đề để trẻ
khiếm thính cũng có cơ hội, khả năng phát triển một phần như trẻ bình thường
khác.
Vì những lí do trên, nên tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao
ngôn ngữ kí hiệu đối với học sinh khiếm thính.
1
1.2. Điểm mới của đề tài.
Trong nhiều năm qua các giáo viên ở trung tâm đã đầu tư nhiều cho việc bồi
dưỡng để nâng cao kĩ năng ngôn ngữ kí hiệu dạy học cho học sinh khiếm thính
nhưng hiệu quả chưa đạt theo mong muốn (kế hoạch GD cá nhân). Vì sao vậy?
Làm thế nào để giáo viên thấy được việc giúp đỡ những học sinh khiếm thính
theo kịp bạn bè, theo kịp chương trình học là một việc làm thường xuyên, thiết
thực? Làm thế nào để giáo viên, phụ huynh, học sinh thấy được việc giáo dục học
sinh khiếm thính phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa nhiều lực lượng mới
đạt được kết quả như mong muốn?
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác giáo dục học sinh học
sinh khiếm thính ở Trung tâm để làm rõ thêm vấn đề còn hạn chế trong kĩ năng dạy
học, chăm sóc học sinh khiếm thính của giáo viên ở trung tâm. Thông qua đó tìm
ra các biện pháp để bồi dưỡng nhằm nâng cao kĩ năng ngôn ngữ kí hiệu cho giáo
viên ở trung tâm. Đó chính là điểm mới của đề tài mà tôi đề cập đến.
Xác định một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện kĩ năng
ngôn ngữ kí hiệu cho giáo viên nhằm hoàn thiện dần kĩ năng dạy học, chăm sóc
cho học sinh khiếm thính ở trung tâm.
2
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng vấn đề.
Năm học 2017-2018, Trung tâm có 10 giáo viên, trong đó có 5 giáo viên hợp
đồng ngắn hạn. Tất cả giáo viên nói chung đều được sự quan tâm của Ban Giám
đốc, của tổ chức Công đoàn. Trong nhiều năm qua, trung tâm đã thực hiện dạy học
có kĩ cương, nề nếp. Việc kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, xây dựng được ý thức
trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Trung tâm luôn chỉ đạo,
theo dõi sâu sát tất cả các vấn đề về chương trình, về thời gian lên lớp, về chất
lượng giáo dục, về sự tiến bộ của học sinh. Đặc biệt, trung tâm rất quan tâm đến
công tác bồi dưỡng đội ngũ, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, kĩ năng dạy
cho học sinh khuyết tật nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khuyết tật. Trung
tâm đã thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”, tạo niềm tin đối với phụ huynh.
2.1.1 Bảng thống kê trình độ đào tạo về Chuyên môn nghiệp vụ
(Tháng 9/2017)
Tổng
số
GV
10
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Viên chức
Hợp đồng
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
10
6
60
3
30
5
50
5
50
Ghi
chú
2.1.2 .Tình hình trước khi thực hiện giải pháp
Công tác giáo dục học sinh khuyết tật nói chung và học sinh khiếm thính nói
riêng là việc làm hết sức tế nhị và đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, sự yêu thương
học sinh hết lòng, sự tận tụy để sẽ chia phần nào những thiệt thòi do bệnh tật của
các em. Công tác này gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Những thuận lợi cơ bản:
- Đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói
riêng đã tạo đà vững chắc cho giáo viên kèm cặp, theo sát được đối tượng học sinh.
- Trong các năm học trung tâm đã tổ chức các chuyên đề về giáo dục học sinh
khuyết tật nói chung và chuyên đề ngôn ngữ kí hiệu dùng cho học sinh khiếm thính
nói riêng.
- Hằng năm các trung tâm giáo dục học sinh khuyết tật trong toàn tỉnh thường
tổ chức hội thảo chuyên đề về giáo dục học sinh khuyết tật nói chung.
- Đa số phụ huynh đồng tình với cách đánh giá chất lượng giáo dục theo TT
22/2016, từ đó có biện pháp giáo dục con em của mình.
3
- Trung tâm có nhiều giáo viên đã tham gia tập huấn về kí hiệu ngôn ngữ và 1
giáo viên có chuyên môn là giáo dục đặc biệt.
b. Những khó khăn thách thức:
Tuy vậy, bên cạnh những mặt thuận lợi cơ bản, việc giáo dục cho học sinh
khuyết tật trong trung tâm vẫn còn một số khó khăn:
- Về phía Trung tâm: Cơ sở vật chất tuy ngày càng tăng trưởng song vẫn
chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới giáo dục chuyên biệt.
- Về phía giáo viên:
+ Đa số giáo viên là được đào tạo theo chương trình giáo dục phổ thông, tuổi
đời còn trẻ, mới được chuyển đến (Hợp đồng ngắn hạn) trung tâm nên ít có cơ hội
tham gia các lớp tập huấn về phương pháp và kĩ năng ngôn ngữ kí hiệu nên khó
khăn cho giáo viên khi dạy học và chăm sóc học sinh khiếm thính.
+ Trong một lớp gồm nhiều loại tật khác nhau: khiếm thính, khiếm thị, vận
động, bệnh tự kỉ, thiểu năng trí tuệ, down, ..., có em mang trên mình nhiều tật (đa
tật) do vậy giáo viên gặp nhiều khó khăn khi tổ chức các hoạt động dạy học cho
học sinh.
+ Trong lớp, trong khu nội trú có nhiều đối tượng tật khác nhau nên thời gian
quan tâm đến học sinh khiếm thính còn bị hạn chế.
Bảng thống kê kĩ năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu của giáo viên
(Tháng 9/2017)
Tổng
số
GV
10
Tốt
Khá
SL
%
SL
%
3
30
2
20
Trung bình
SL
%
3
30
Yếu
Ghi
SL
%
2
20
chú
- Về phía học sinh:
+ Đa số học sinh khiếm thính thường ít giao tiếp với cộng đồng nên vốn từ
ngữ ít, các em thường sống nội tâm.
+ Nhiều học sinh khiếm thính thường nhút nhát khi giao tiếp do khả năng
giao tiếp hẹp.
2.1.3 Nguyên nhân của những khó khăn bất cập.
- Trung tâm được tách ra từ một trường Tiểu học nên đa số giáo viên là giáo
viên phổ thông chỉ có 1 giáo viên tốt nghiệp giáo dục đặc biệt.
- Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong giáo dục học sinh khiếm thính do
vậy chất lượng kiến thức-kĩ năng, năng lực, phẩm chất thường xuất hiện tình trạng
4
phân cực rõ nét khoảng cách ngày càng xa so với học sinh một số tật khác trong
lớp. Do vậy những học sinh khiếm thính nặng khó được bù đắp về kiến thức kĩ
năng dẫn đến càng học lên lớp trên càng khó.
- Mỗi tiết học thực hiện tối đa 35- 40 phút song phải quan tâm đến nhiều đối
tượng tật trong lớp. Do đó, thời gian để kèm cặp, phụ đạo cho học sinh khiếm thính
còn hạn chế.
- Nhận thức của phụ huynh về con bị khiếm thính mang tính bi quan nên thiếu
quan tâm của việc học tập.
- Kỹ năng dùng ngôn ngữ kí hiệu của phụ huynh còn hạn chế nên việc hướng
dẫn cho con em còn khó khăn.
- Hiện nay học sinh khiếm thính ở trung tâm ngày càng đông 15 em / 2 lớp
(đó là lớp 1A và lớp 4A).
Tuy nhiên, chúng ta nhận diện học sinh khiếm thính để có kĩ năng giúp đỡ
phù hợp với từng đối tượng chứ không phải nhận diện để “phân biệt” giữa học sinh
khiếm thính và học sinh các tật khác nhằm tránh sự mặc cảm trong các em.
2.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao ngôn ngữ kí hiệu đối với học sinh
khiếm thính ở trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật.
Từ thực trạng của giáo viên về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong dạy
học và chăm sóc học sinh khiếm thính như trên, tôi mạnh dạn đưa ra những biện
pháp như sau:
2.1.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn giáo viên tìm hiểu những đặc điểm về khả
năng và nhu cầu của học sinh khiếm thính.
Cũng còn có nhiều ý kiến về việc đưa học sinh khuyết tật vào học hòa nhập
có làm tăng hiệu quả giáo dục hay không và thiếu dẫn chứng về sự thành công của
chính sách đưa trẻ vào học hòa nhập như vậy. Giáo viên các trường phổ thông tỏ rõ
nghi ngờ, yêu cầu bổ sung thêm nguồn lực đáng kể trong các trường có học sinh
học hòa nhập và chỉ ra rằng phần lớn giáo viên chưa qua đào tạo cho việc áp dụng
những phương pháp hiệu quả về mặt sư phạm để dạy học sinh có nhu cầu giáo dục
đặc biệt. Ngoài ra còn có áp lực giữa động cơ hòa nhập với trọng tâm hiện tại là chỉ
tiêu “đầu ra” đơn giản.
Sự phát triển tâm lý, thể chất của trẻ khiếm thính cũng như mọi trẻ em bình
thường, được hình thành và phát triển trong điều kiện cụ thể. Các em đều là sản
phẩm của sự phát triển xã hội. Các em cũng có những nhu cầu năng lực và cần
được giúp đỡ để có cơ hội tham gia bình đẳng trong cộng đồng. Tật khiếm thính
đưa đến những hậu quả rất lớn trong tâm lý, nhân cách của trẻ khiếm thính.
* Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ khiếm thính
5
Sự phát triển về mọi mặt; thể chất, ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức và kĩ năng
xã hội tạo tiền đề cho giáo dục có hiệu quả. Đối với trẻ khiếm thính do khả năng
nghe bị suy giảm làm hạn chế khả năng giao tiếp, mà giao tiếp là phương tiện chủ
yếu để phát triển nhận thức và hòa nhập cộng đồng. Do vậy việc tìm hiểu khả năng
nghe, sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ khiếm thính là nhiệm vụ trọng tâm.
* Về khả năng nhận thức
Trẻ khiếm thính do những đặc thù như vậy có ảnh hưởng nhiều hay ảnh
hưởng ở mức độ vừa đến tư duy, trí nhớ, sự tập trung chú ý của trẻ.
* Về khả năng nghe
Việc xác định chính xác khả năng nghe còn lại ở trẻ khiếm thính là một công
việc đòi hỏi cần có các thiết bị chuyên dụng ngành y tế được các nhà chuyên môn
đo khám. Tuy nhiên giáo viên là những người đóng vai trò quan trọng. Giáo viên là
những người hằng ngày tiếp xúc với trẻ, dạy trẻ học, chăm sóc trẻ.... là người có
điều kiện thuận lợi nhất để tìm hiểu khả năng nghe còn lại của trẻ. Từ đó tìm ra
nguyên nhân làm giảm thính lực của trẻ khiếm thính:
+ Trẻ được phát hiện khiếm thính từ khi nào? Lúc mấy tuổi?
+ Trẻ nghe kém đột ngột sau ốm, hay giảm thính lực từ từ?
+ Lúc nhỏ trẻ có bị chảy mủ tai, viêm tai, sởi, cúm, hay các bệnh khác do
điều trị kháng sinh?
+ Gia đình, dòng họ có ai bị khiếm thính?
+ Tai nào trẻ nghe tốt hơn?
+ Có hiện tượng lúc nghe được lúc không nghe được?
+ Khi nói chuyện nghe giảng, trẻ có tập trung chú ý nhìn miệng người nói
không?
+ Trẻ có hay yêu cầu nhắc lại những điều vừa nghe không?
+ Trẻ có cần nói to hơn bình thường mới nghe được không?
+ Trẻ có nghe phát hiện những tiếng động mạnh, đột ngột trong khi ngồi học
không? (Chẳng hạn: tiếng máy bay, tiếng va đập mạnh, tiếng ô tô,...) trẻ có nghe
được tiếng trống trường không?
Trên cơ sở đó cần xác định nhu cầu nghe của trẻ: Nếu nghe không phải là
nhu cầu chủ yếu cần được đáp ứng trong những trường hợp điếc sâu và điếc nặng
thì phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ bằng những cách khác.
6
* Nhu cầu và khả năng phát triển ngôn ngữ/giao tiếp:
Đối với trẻ khiếm thính, việc xác định khả năng nghe và nhu cầu giao tiếp là
tối thiểu cần thiết để có những biện pháp giáo dục có hiệu quả.
* Về ngôn ngữ nói:
Sự phát triển về tiếng nói có liên quan mật thiết đến mức độ khiếm thính.
Trẻ mất thính lực mức nhẹ và vừa có khả năng phát triển ngôn ngữ nói nếu được
hỗ trợ của máy trợ thính và sự giúp đỡ của giáo viên, cha mẹ.
Tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở trẻ khiếm thính cần lưu ý
những nội dung sau:
+ Trẻ có nói được cả câu?
+ Trẻ nói có ngữ điệu hay nói nhát gừng?
+ Nói với giọng như thế nào? (bình thường, giọng mũi, giọng cao, hay
không có giọng,...)
* Về ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ/kí hiệu.
Ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ/kí hiệu không phát triển song song với ngôn ngữ
nói. Nó thường xuất hiện trước ngôn ngữ nói để đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Đối với
một số trẻ khiếm thính ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ/kí hiệu là phương tiện chính để trẻ
giao tiếp và học tập (trẻ khiếm thính mức độ nặng - câm).
2.1.2. Biện pháp 2: Tìm hiểu đặc điểm tư duy của trẻ khiếm thính
Tư duy của trẻ khiếm thính
* Tư duy trực quan – hành động:
Tư duy trực quan – hành động phát triển mạnh ở trẻ khiếm thính nhờ vào
khả năng quan sát nhanh nhạy của thị giác.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ khiếm thính cũng có khả năng giải các
bài tập toán, có khả năng chia một vật thể thành các bộ phận và lắp đặt chúng
thành một chỉnh thể (xếp hình)
Trẻ khiếm thính có khả năng tiến hành các thao tác thuận nghịch trong tư
duy trực quan – hành động (biết được sự thay đổi hình thái khi lật ngược sự vật).
Tuy nhiên khả năng đó chỉ thể hiện khi gặp các bài toán đơn giản, những bài toán
phức tạp thì cũng gặp khó khăn.
*Tư duy trực quan – hình tượng:
Loại tư duy này phụ thuộc vào tri giác, loại tư duy trực quan cảm tính cụ thể.
Người ta cho rằng trẻ khiếm thính ở thời kỳ trước lúc tiếp thu ngôn ngữ và trong quá
7
trình thu nhận còn có một thời gian dài dừng lại ở tư duy trực quan – hình tượng
nghĩa là chúng không suy nghĩ bằng lời mà bằng hình ảnh. Trẻ khiếm thính khó có
thể hiểu ý nghĩa ẩn dụ của sự vật khi hỏi “bàn tay vàng là gì?” các em dễ hiểu nhầm
thành “bàn tay làm bằng vàng” hay “bàn tay màu vàng”. Trẻ khiếm thính khó hiểu
những câu thành ngữ, những câu nói mang nghĩa ẩn dụ tiềm ẩn bên trong.
* Tư duy trừu tượng:
Thiếu ngôn ngữ, thiếu sự giáo dục đặc biệt, thiếu sự hình thành các khái
niệm thì không thể có tư duy trừu tượng ở trẻ khiếm thính. Trẻ khiếm thính tiếp thu
ngôn ngữ chậm hơn vì thế hạn chế đáng kể so với trẻ nghe rõ trong việc hình thành
tư duy trừu tượng và làm giảm khả năng nhận thức của trẻ. Đối với trẻ khiếm
thính, khi trẻ viết một từ chỉ tên gọi một vật do người lớn đặt ra thì ở trẻ chỉ hình
thành một từ biểu thị cho một sự vật đơn nhất mà chưa biết nâng lên thành khái
niệm.
Ví dụ: Khi cho trẻ xem hình ảnh những chiếc túi khác nhau về bề ngoài thì
trẻ không nhận ra đó là cái túi bởi vì biểu tượng cái túi hình thành trong trẻ là cái
túi có hai quai chứ không phải là cái túi có dây đeo hay một quai như trong hình
vẽ. Vì vậy khi hình thành khái niệm mới cho trẻ cần hình thành từ nhiều vật khác
nhau có màu sắc và hình dạng khác nhau, có thể sử dụng hình vẽ hoặc vật thật để
trẻ dễ dàng quan sát và phân biệt.
2.1.3. Biện pháp 3: Tìm hiểu đặc điểm nhân cách trẻ khiếm thính
Sự hình thành nhân cách ở trẻ em diễn ra ngày càng rõ nét theo từng năm.
Việc đứa trẻ đến trường là một trong những bước ngoặt trong cụôc đời đứa trẻ:
Mối quan hệ của trẻ với người lớn, với các bạn cùng lớp được hình thành qua việc
tham gia vào các hoạt động tập thể. Điều đó đặt ra cho trẻ hàng loạt các yêu cầu
mới và nghiêm túc buộc trẻ phải tuân thủ theo nội quy trường lớp một cách chặt
chẽ. Tất cả những điều trên ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách ở
trẻ. Nhờ đó trẻ cũng cố mối quan hệ đối với người khác và có trách nhiệm với các
hoạt động học tập vui chơi của trường lớp làm hình thành ở trẻ em những nét tính
cách, ý chí, phát triển hứng thú nhận thức, tình cảm xúc cảm ở các em. Tật khiếm
thính ảnh hưởng đến các mối quan hệ của trẻ khiếm thính với người khác.
Trẻ khiếm thính gặp khó khăn trong giao tiếp với người nghe rõ xung quanh,
điều đó làm chậm đi quá trình thu nhận thông tin.
Sự phá hủy cơ quan thính giác làm nghèo đi kinh nghiệm của trẻ khiếm
thính làm chúng mất khả năng tiếp thu một mặt rất quan trọng của hiện thực âm
thanh (tín hiệu), mặt này rất quan trọng trong sự phát triển tình cảm, cảm xúc.
8
Người nghe rõ có khả năng tự lĩnh hội một phần đáng kể những kinh nghiệm
xã hội của loài người, trẻ khiếm thính bị hạn chế bị hạn chế rất nhiều nếu trẻ không
được đến trường, không được tiếp cận với những hỗ trợ đặc biệt.
Khó khăn trong giao tiếp là trở ngại lớn nhất trong mối quan hệ với những
người nghe rõ. Trong những điều kiện nhất định trẻ khiếm thính nhận ra sự khác
biệt của mình so với trẻ nghe rõ. Nói cách khác, trẻ khiếm thính nhận thấy sự đối
xử khác biệt đối với chúng và các trẻ nghe rõ. Tuy nhiên khi trẻ khiếm thính được
sống đúng trong môi trường của mình thì mọi người nhận thấy trẻ rất vui vẻ, yêu
đời, ít có cảm giác bị thiệt thòi.
Một số nhà tâm lý học cho rằng sự phát triển nhân cách của trẻ khiếm thính
ngày càng tiến đến ngang bằng với trẻ bình thường nhờ sự tác động của những kĩ
năng sư phạm đặc biệt.
2.1.4. Biện pháp 4: Xác định những kĩ năng trong hoạt động dạy học và
chăm sóc học sinh khiếm thính.
Trong tất cả các lớp đa tật ở trung tâm thì 2/7 lớp có học sinh khiếm thính
(Hai lớp chuyên khiếm thính). Bởi vậy khác với các loại tật tự kỉ, vận động, thiểu
năng trí tuệ... với học sinh khiếm thính cùng học trong lớp đa tật bắt buộc giáo viên
phải có kĩ năng thực hiện được các cử chỉ điệu bộ. Cử chỉ điệu bộ không phải là
những động tác múa tay, mặt mày hớn hở mà nó có một cấu trúc ngữ pháp song
hành với với các kí hiệu giao tiếp chặt chẽ. Các yếu tố kết hợp với nhau để tạo nên
kí hiệu chữ chỉ điệu bộ trong giao tiếp của người khiếm thính, đó là:
+ Sự tượng hình
+ Sự định hướng
+ Vị trí
+ Cử động
+ Biểu đạt của nét mặt.
Tùy theo khả năng của học sinh khiếm thính về khả năng nghe và phát âm để
khi dạy học phải phối hợp chặt chẽ với ngôn ngữ nói, đọc hình miệng, chữ cái
ngón tay.
Trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp giáo viên phải giúp các em
cảm thấy, nghe thấy và nhìn thấy cái mà ta muốn học sinh tiếp nhận. Bởi vậy môi
trường lớp học phải phong phú, đảm bảo an và ở đó các em học sinh khiếm thính
được tiếp nhận các phương tiện giao tiếp từ giáo viên: lời nói, tranh vẽ, cử chỉ điệu
bộ,...
9
Như vậy kĩ năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu của giáo viên khi dạy học và chăm
sóc học sinh khiếm thính có vai trò quyết định về định hướng quá trình dạy học và
chăm sóc các em.
+ Thái độ và niềm tin với hoạt động dạy học và chăm sóc học sinh khiếm
thính của giáo viên được biểu hiện mạnh mẽ qua kĩ năng này. Khó có thể tạo được
động cơ học tập cho học sinh khiếm thính nếu giáo viên tỏ ra chán ghét hoặc thiếu
hứng thú đối với việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu.
+ Sự quan tâm của giáo viên đối với học sinh khiếm thính bắt nguồn từ quan
điểm mang tính nhân văn. Giáo viên cần nhìn nhận học sinh khiếm thính với tư
cách là một con người tổng thể bao gồm những nhu cầu tình cảm, xã hội cũng như
trí tuệ. Cảm giác được quan tâm là rất quan trọng đối với tất cả các em. Giáo viên
có thể làm cho các em nhận thấy được sự quan tâm của mình đối với các em bằng
cách sẵn sàng dành thời gian tâm sự chia sẻ cùng các em.
Đối với nội dung bài học phải có tính phù hợp với nhu cầu và khả năng của
học sinh khiếm thính. Trên cơ sở đó để các em sử dụng các kiến thức hiện có để
lĩnh hội kiến thức mới. Căn cứ vào khả năng, thời điểm của bài học, giáo viên cần
đưa ra các hoạt động.thông qua các hoạt động thực hành, trò chơi. Tổ chức hoạt
động dạy học ngoài trời.
Khi giảng dạy giáo viên cần thay đổi yêu cầu và tiêu chí thành công của các
em khiếm thính. Do đó khi giao bài tập giáo viên cần đảm bảo cho các em có khả
năng để hoàn thành được. Cùng một nhiệm vụ nhưng tùy thuộc vào khả năng mỗi
học sinh khiếm thính mà giao những phần việc khác nhau.
Song song với việc giao nội dung bài tập giáo viên cần thay đổi cách trợ
giúp: Trực tiếp – gián tiếp; Gần – xa; Nhiều – ít.
Những công việc cần chú ý:
+ Thời gian:
Tăng, giảm thời gian;
Thường xuyên thay đổi các hoạt động;
Nghỉ giải lao sau mỗi hoạt động
+ Môi trường lớp học:
Phải luôn giảm thiểu các tác động bên ngoài
Có chỗ ngồi đối diện với mình khi giảng bài, hoặc vị trí của giáo viên
khi sử dụng ngôn ngữ kí hiệu cho cả lớp phải đảm bảo để các em nhìn rõ các kí,
hiệu, cử chỉ điệu bộ.
10
Các hành vi hỗ trợ, tiếp sức của giáo viên đối với học sinh khiếm thính
trong giờ học
Nhóm
Hỗ trợ về tình cảm
Nỗ lực
Đặt câu hỏi
Hành vi hỗ trợ, tiếp sức của giáo viên
Tăng cường tiếp xúc, tiếp xúc tích cực hơn, cười nhiều
hơn, nhìn thẳng vào mắt học sinh.
Giải thích rõ ràng và thấu đáo hơn, hướng dẫn nhiệt tình
hơn. Bằng ngôn ngữ kí hiệu và hình ảnh minh họa.
Cho các em thêm thời gian để thảo luận nhóm, bày tỏ ý
kiến cùng bạn. Gọi các em trả lời nhiều hơn.
Phản hồi và đánh giá Khen nhiều hơn, chê ít hơn, phản hồi đầy đủ và dài hơn
Về hoạt động của thầy và trò: Cần chuẩn bị đầy đủ nội dung công việc cần
giao cho học sinh theo nhóm hoặc cá nhân hoặc toàn lớp một cách cụ thể theo từng
phần của tiết học (rõ người, rõ việc).
Chẳng hạn, trong bước kiểm tra bài cũ:
Ví dụ với một tiết Tập đọc thường có các đối tượng:
Đối tượng 1: Học sinh khiếm thính nặng: Đọc bằng kí hiệu ngón tay, trả lời
câu hỏi tìm hiểu bài bằng kí hiệu giao tiếp.
Đối tượng 2: Học sinh khiếm thính nhẹ, phát âm được: Chú trọng nhiều đến
việc phát âm rõ tiếng, đọc và trả lời bằng phát âm.
Trong giờ học:
Trên cơ sở phân công, giao việc, người giáo viên cần có sự hướng dẫn, gợi ý,
tiếp sức cần thiết phù hợp với trình độ năng lực từng đối tượng, từng cá nhân hoặc
từng nhóm. (Có nhóm chỉ hướng dẫn bằng ngôn ngữ kí hiệu, có nhóm phải hướng
dẫn kết hợp với ngôn ngữ nói). Việc hướng dẫn có thể xuất phát từ bài mẫu hoặc có
thể lựa chọn nội dung từng phần bài học mà học sinh khiếm thính có thể gặp khó
khăn trong quá trình phát hiện, khám phá kiến thức để học sinh khỏi vấp vào tình
trạng bất cập. Trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong quá
trình học tập, đồng thời gây được hứng thú cho học sinh trong quá trình chiếm lĩnh
kiến thức.
Để kiểm soát được việc thực hiện nhiệm vụ của từng học sinh hoặc từng
nhóm học sinh, đảm bảo tiến độ hoàn thành trong một khoảng thời gian cho phép.
Đồng thời kết quả học tập của học sinh được đánh giá, động viên khích lệ kịp thời
các hoạt động của các em.
11
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới với các hình thức
giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá hoặc học sinh tự đánh giá lẫn nhau.
2.1.5. Biện pháp 5: Tổ chức các chuyên đề thực hành kĩ năng ngôn ngữ kí
hiệu trong dạy học và chăm sóc học sinh khiếm thính.
- Ngôn ngữ ký hiệu được xem là một phương tiện của giao tiếp và nhận
thức. Nó có một số đặc điểm sau:
+ Ký hiệu thể hiện bằng tay, thể hiện trong không gian, phối hợp với nét
mặt.
+ Ký hiệu bao gồm những vận động của tay, ngón tay, nét mặt…
+ Ngôn ngữ ký hiệu thể hiện tính đa nghĩa.
+ Tính linh hoạt cao của ngôn ngữ ký hiệu.
Ngôn ngữ ký hiệu thể hiện chức năng giao tiếp đối với những người bị
khiếm thính. Nhờ ngôn ngữ ký hiệu người khiếm thính có thể giãi bày với nhau
những nội dung ý nghĩa phức tạp nhưng lại gặp khó khăn khi giao tiếp với những
người không biết ngôn ngữ ký hiệu.
Một số người cho rằng: Trẻ khiếm thính không có ngôn ngữ nói thì không có
khả năng tư duy. Tuy nhiên không phải như vậy, trẻ khiếm thính vẫn có khả năng
tư duy nhưng ý nghĩ hình thành trên các hình tượng cụ thể, những biểu tượng,
những tri giác xuất phát từ thị giác, xúc giác và cảm giác rung. Trong quá trình tư
duy ở trẻ khiếm thính có sự tham gia của ngôn ngữ ký hiệu.
- Ngôn ngữ ngón tay là phương tiện hỗ trợ cơ bản để hình thành ngôn ngữ
nói ở trẻ khiếm thính.
Ở trẻ khiếm thính ngôn ngữ ngón tay và ngôn ngữ nói đều dựa trên cơ sở
cảm giác thần kinh vận động vì vậy khi tư duy trương lực cơ không chỉ xuất hiện ở
cơ quan phát âm mà còn xuất hiện ở cả các cơ tay, cơ ngón tay.
2.1.6 . Biện pháp 6: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên ngôn ngữ kí hiệu theo
các chủ đề với hình thức tập trung và tự học.
Tổ chức cho giáo viên học ngôn ngữ kí hiệu tập trung vào chiều thứ 6 hàng
tuần tại trung tâm hàng tuần theo các chủ đề:
Chủ đề 1: Chữ cái ngón tay và số tự nhiên.
Chủ đề 2: Bản thân
Chủ đề 3: Gia đình
Chủ đề 4: Nghề nghiệp
Chủ đề 5: Hiện tượng tự nhiên
12
Chủ đề 6: Thực vật
Chủ đề 7: Động vật
Chủ đề 8: Trường học
Chủ đề 9: Giao thông
Chủ đề 10: Quê hương
Tùy theo nội dung, dung lượng từng chủ đề để hướng dẫn học tập trung hay
tự nghiên cứu.
Chủ đề chữ cái ngón tay là một chủ đề dễ học, có thể tự nghiên cứu để học cá
nhân, sau đó sẽ tổ chức tập trung để thi đọc bài văn bài thơ bằng chữ cái ngón tay.
Còn các chủ đề khác với nội dung vừa kí hiệu vừa mẫu câu giao tiếp nên phải
tổ chức học tập trung để được hướng dẫn luyện tập và bổ sung.
2.1.7. Biện pháp 7: Thiết kế giờ dạy
Mỗi tuần, giáo viên dạy lớp có học sinh khiếm thính thực hiện thiết kế một
tiết học. Các hoạt động trong tiết học phải thể hiện rõ vai trò tổ chức, hướng dẫn,
điều hành của giáo viên khi lên lớp vừa sử dụng ngôn ngữ nói vừa sử dụng ngôn
ngữ kí hiệu.
Trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, người được phân công chuẩn bị bài soạn
trình bày thiết kế của mình. Tổ góp ý, xây dựng để có một giáo án hoàn chỉnh đạt
yêu cầu đề ra cho trong lớp có học sinh khiếm thính.
Trong các hoạt động quan tâm nhiều đến mục tiêu của tiết học cho từng đối
tượng khiếm thính và mức độ nhận thức của các em. Trên cơ sở đó để phân chia
các đơn vị kiến thức cho từng hoạt động với học sinh khiếm thính (gọi là mục tiêu
riêng)
2.3. Kết quả đạt được:
Để thể hiện rõ vai trò của thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn và điều hành
các hoạt động học tập của học sinh khiếm thính, đòi hỏi giáo viên cần phối hợp và
vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt ngôn ngữ kí hiệu.
Trên cơ sở những phương pháp và hình thức tổ chức HĐDH ở cho học sinh
khiếm thính theo tinh thần đổi mới. Đối với giáo dục chuyên biệt cho học sinh
khiếm thính ở trung tâm: Cần chủ động lựa chọn nội dung, vận dụng các phương
pháp và hình thức giao tiếp phù hợp với từng đối tượng học sinh khiếm thính. Tùy
vào mức độ, khả năng tiếp thu của học sinh khiếm thính để tổ chức dạy học, chăm
sóc các em đạt kết quả theo yêu cầu giáo dục chuyên biệt.
Thông qua các hình thức bồi dưỡng thường xuyên đã giúp cho giáo viên nâng
cao kỹ năng dạy học và chăm sóc học sinh khiếm thính bằng ngôn ngữ kí hiệu.
13
Qua các tiết dự giờ, qua hoạt động dạy học, chăm sóc học sinh trong năm học
2017-2018 cho thấy kĩ năng sử dụng kí hiệu ngôn ngữ của giáo viên tăng lên đáng
kể cụ thể như sau.
Bảng thống kê kĩ năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu của giáo viên.
(Tháng 5/2018)
Tổng
số
GV
10
Tốt
Khá
SL
%
SL
%
3
30
4
40
Trung bình
SL
%
3
30
Yếu
Ghi
SL
%
0
0
chú
14
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài.
- Đối với bản thân trẻ : Có thể ngăn ngừa những nhân tố nguy hiểm tới đứa
trẻ, thực hiện chức năng chữa bệnh; ngăn cản việc chậm phát triển cũng như những
khuyết tật khác gia tăng.
- Việc trẻ khuyết tật học hòa nhập ở trung tâm không chỉ tạo điều kiện giúp trẻ
khuyết tật phát triển khả năng, mà còn là nơi giáo dục nhân cách và ý chí phấn đấu
cho học sinh toàn trường.
- Đối với cha mẹ trẻ: Giảm bớt căng thẳng về vấn đề tình cảm của mình, bớt
bi quan khi nghĩ con mình bị khiếm thính, cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và
trẻ.
- Đối với gia đình: Làm cho các thành viên trong gia đình ngày càng gắn bó,
đoàn kết hơn, giảm nhẹ gánh nặng đối với vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ khiếm
thính.
- Đối với xã hội : Có quan điểm, thái độ đúng đắn đối với trẻ khiếm thính nói
riêng và trẻ khuyết tật nói chung.
Có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng để nâng cao kĩ năng
ngôn ngữ kí hiệu cho đội ngũ như sau:
- Thiết lập các kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong dạy và chăm sóc học
sinh khiếm thính một cách cụ thể trên cơ sở đó mới giúp giáo viên có động lực tự
giác tham gia bồi dưỡng ngôn ngữ kí hiệu và vận dụng một cách có hiệu quả kĩ
năng ngôn ngữ kí hiệu trong dạy học và chăm sóc học sinh khiếm thính.
- Tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng đội ngũ trong đó chú trọng khâu thiết kế
bài học đến việc thực thi giảng dạy trên lớp có học sinh khiếm thính, rút kinh
nghiệm một cách nghiêm túc sau hai khâu quan trọng này.
- Phát huy vai trò của giáo viên nòng cốt, giáo viên có năng lực sử dụng thành
thạo ngôn ngữ kí hiệu của trung tâm nhằm giúp đỡ bồi dưỡng giáo viên về kĩ năng
ngôn ngữ kí hiệu.
- Không ngừng nâng cao ý thức tự bồi dưỡng ngôn ngữ kí hiệu của mỗi một
giáo viên. Công tác tự bồi dưỡng, tự rèn luyện năng lực sư phạm để có tay nghề
cao trở thành một yêu cầu không thể thiếu được của mỗi giáo viên.
Đồng thời, bồi dưỡng năng lực dạy học trên lớp, chăm sóc học sinh khiếm
thính là nhiệm vụ quan trọng, thiết thực để nâng cao kỹ năng sư phạm cho đội ngũ
nhằm đáp ứng yêu cầu mới của Giáo dục chuyên biệt ở trung tâm hiện nay.
15
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
3.2.1. Phòng GD & ĐT:
- Có công văn chỉ đạo, hướng dẫn nhằm nâng cao ngôn ngữ kí hiệu đối với
học sinh khiếm thính ở trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật.
- Quản lý việc thực hiện dạy học sinh khiếm thính, theo dõi việc thực hiện có
đánh giá đối với trung tâm.
- Quản lý thông tin về trẻ khuyết tật học hoà nhập và chưa đi học (bao nhiêu
em, học trường nào, loại tật gì?)
- Tổng kết kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật và hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên
và nhân viên dạy ở trung tâm.
3.2.2. Gia đình trẻ khiếm thính:
- Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đứa trẻ. Đây là môi
trường phù hợp với sự phát triển của trẻ, ở đó trẻ có được cảm giác an toàn, trẻ
được lớn lên trong tình thương của những người ruột thịt; được nuôi dưỡng theo
phương thức đặc biệt. Gia đình còn là môi trường phong phú tạo nhiều cơ hội để
trẻ học tập được những kinh nghiệm sống cần thiết.
- Đầu năm học, bộ phận làm công tác chuẩn bị kỹ năng cho trẻ khuyết tật hòa
nhập vào các bậc học từ lớp một, đồng thời bàn về sự chuẩn bị hồ sơ, kết quả học
tập và các bước chuyển giao trẻ về các trường học.
Trước khi đến trường, do khả năng giao tiếp bị hạn chế, trẻ khuyết tật thính
giác thường có rất ít bạn đồng lứa. Để tránh những mặc cảm ban đầu, ngoài việc
chuẩn bị học cụ cần khuyến khích, động viên trẻ. Trong quá trình tổ chức hỗ trợ
các giáo viên và gia đình giúp cho trẻ tìm những bạn gần nhà để cùng đi học và
giúp đỡ trẻ mỗi khi đến trường.
3.2.3. Đối với giáo viên ở trung tâm
Không phải mọi trẻ khiếm thính đều có thể đạt được tới mức độ hòa nhập cao,
cho nên không thể đồng nhất chất lượng của GDHN với mức độ hòa nhập. Chất
lượng của GDHN là khả năng đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt của trẻ và mức độ
hiện thực hoá tiềm năng của trẻ thành khả năng thực tế của trẻ.
Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân là việc làm rất quan trọng
trong GDHN trẻ khiếm thính. Để làm được việc này, trước hết cần cơ chế để tập
hợp các nguồn lực cần thiết thực hiện đồng bộ, sát sao nội dung được đúc rút trong
thời gian qua về dạy các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ khiếm thính, tạo tiền
đề giúp đỡ các em học tốt, thực hiện tốt việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế
16
hoạch cá nhân cho từng trẻ, giúp trẻ khuyết tật từng bước hòa nhập được với môi
trường sinh hoạt tập thể.
Đối với trẻ em điếc, khả năng ngôn ngữ hạn chế dẫn đến sự kém phát triển
của tư duy và do đó các em không thể tiếp thu được các khái niệm trừu tượng, mặc
dù về tiềm nằng nhiều em rất thông minh. Nếu được giáo dục tốt, nhiều trẻ em điếc
vẫn có thể trở thành nhà văn, bác sĩ. Trong trường hợp đó có thể nói là GDHN
thành công, có chất lượng. Kết quả giáo dục được đo bằng mức độ hiện thực hoá
khả năng của từng cá nhân trẻ khuyết tật. Nếu chúng ta phát triển tối đa các tiềm
năng của các em, có thể nói là các em đã được giáo dục có chất lượng.
Trên đây là những biện pháp, những công việc bản thân đã làm, đang làm và
tiếp tục thực hiện trong quá trình công tác bồi dưỡng để nâng cao kĩ năng ngôn ngữ
kí hiệu cho giáo viên, nhân viên ở Trung tâm. Những kết quả gặt hái được chưa
thật sự đáp ứng yêu cầu mong muốn nhưng đã khẳng định được tính khả thi của
vấn đề đưa ra. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện
hơn, góp phần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy trẻ khiếm thính cho
giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khuyết tật ở Trung tâm
trong giai đoạn hiện nay.
Xin chân thành cảm ơn!
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- QĐ số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 về quy định GD Hòa nhập
dành cho người tàn tật, khuyết tật.
- Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17/6/2010.
- Tài liệu Chăm sóc và bảo vệ người khuyết tật của Bộ LĐTB&XH.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo.
- Căn cứ Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục; căn cứ Quyết
định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018.
- Căn cứ Quyết định số 2623/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của UBND tỉnh về
việc Ban hành Kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018.
- Căn cứ Công văn số 3868/BGDĐT-GDTH ngày22/8/2017 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2017-2018;
- Căn cứ Công văn số 1633/SGDĐT-GDTH ngày 28/8/2017 của Sở Giáo dục
và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 cấp tiểu học,
- Căn cứ Công văn số 721/GDĐT-TH ngày 21/9/2017 của Phòng Giáo dục và
Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 cấp tiểu học.
18