Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4 5 tuổi từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.63 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
Đề tài“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi từ việc
áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ mầm non nói riêng. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Để
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non cần rất nhiều yếu tố khác
nhau, nhưng một trong những yếu tố quan trọng là đổi mới tổ chức hoạt động
giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm".
Với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều
có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, và bản thân đã tiếp cận phương
pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển thế
mạnh của mỗi trẻ. Là giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở việc tìm ra phương
pháp giảng dạy giúp trẻ phát huy tối đa khả năng sáng tạo. Theo tôi, giáo viên
mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển
nhân cách và nhận thức của trẻ. Để thực hiện mục tiêu này, bằng những kiến thức
sư phạm cùng kinh nghiệm hiểu về tâm lý trẻ, tôi đã đúc kết.
Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trử 4-5 tuổi theo phương pháp
Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáo dục tiến bộ
về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này định hướng cho giáo

1


viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế
hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường mầm non.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các giáo viên không chỉ truyền đạt
kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà các giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ
hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh


kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các giáo viên cần nắm được
hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa
chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
Trong quá trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo sự hứng thú, nhu cầu,
kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng.
Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công. Để giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi
trường giáo dục trong các trường mầm non, việc lập kế hoạch giáo dục, tổ chức
các hoạt động vui chơi, hợp tác với phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là
việc làm rất cần thiết và không thể thiếu.
Tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là đảm bảo tính khoa
học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, đảm bảo tính
liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và các cấp học tiếp theo, thống
nhất giữa cuộc sống hiện thực gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị
cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
Từ các cơ sở nêu trên, cho thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề
nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là vô
cùng cần thiết. Trong quá trình công tác, Bản nhân tôi với tư cách là một giáo
2


viên tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao
kiến thức và phương pháp sử dụng. Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục cho trẻ 4-5 từ việc áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình
giảng dạy”. Đây cũng là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm” ở nơi tôi công tác làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật năm học 20182019.
1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng của đề tài:
1.2.1. Điểm mới của đề tài:
Năm học 2018-2019, cấp học mầm non đang thực hiện chuyên đề về xây

dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để không ngừng nâng cao chất lượng giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm trong trường mầm non và lớp mình đang phụ trách, bản thân tôi
đã tham khảo một số trẻ trẻ trong lớp, để thực hiện và nâng cao chất lượng giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Riêng bản thân tôi mạnh dạn
đưa một số biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong trường mầm non và lớp mình đang phụ trách.
Điểm mới của đề tài: Tôi đã sử dụng một số biện pháp mới có tính khả thi
cao, phù hợp với tình hình của của lớp, tác động và có hiệu quả rất lớn về giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm đối trẻ trong toàn trường. Các biện pháp như: Xây dựng
và thực hiện kế hoạch chương trình kịp thời theo những đổi mới của chương trình
về phát triển vận động và hoạt động lấy trẻ làm trung tâm; Giáo dục lấy trẻ làm
3


trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục; Giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong tổ chức hoạt động học, hoạt động vui chơi cho trẻ; Giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm trong hợp tác với cha mẹ chăm sóc giáo dục trẻ.
1.2.2. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Với đề tài này, tôi đã áp dụng tại lớp nơi tôi công tác nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non trong năm học 20182019. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các nhóm lớp mầm
non trong toàn trường.
Nội dung đề tài được viết trên tinh thần tổng hợp những kinh nghiệm của
bản thân, chủ yếu là những giải pháp trong công tác thực hiện nâng cao chất
lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học
tập qua chơi bằng các hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả
năng của bản thân trẻ; Giáo viên mầm non được nâng cao về nhận thức và năng
lực, tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Huy động sự tham gia của
gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non

lấy trẻ làm trung tâm.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần giải quyết:
Trong năm học 2018-2019. Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và
Đào tạo Lệ Thủy, Sự chỉ đạo của nhà Trường nhà trường tiếp tục thực hiện
chương trình giáo dục mầm non theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng
môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong và ngoài lớp học vào quá trình chăm sóc
giáo dục trẻ, nhà trường tổ chức nhiều đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn cho
4


giáo viên và tổ chức các hoạt động thao giảng dự giờ giáo viên, từ đó giúp bản
thân tôi tự rút ra được ưu điểm của phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm và
tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ. Đồng thời thu hút sự hứng thú tham
gia tích cực của trẻ trong lớp tôi đang phụ trách.
Quá trình thực hiện đề tài tại ở lớp, tôi nhận thấy có được những thuận lợi
và gặp phải một số khó khăn sau:
2.1.1. Thuận lợi:
Bản thân tôi luôn nêu cao ý thức trách nhiệm cao trong công việc, nhiệt
tình tâm huyết với nghề.
Các đồng chí trong ban Giám hiệu nhà trường tận tụy với công việc, tâm
huyết với nghề, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng, luôn chỉ đạo sâu sát các biện pháp thực hiện phương pháp
lấy trẻ làm trung tâm.
Nhà trường luôn chăm lo điều kiện làm việc cũng như đời sống tinh thần
cho đội ngũ: tăng trưởng cơ sở vật chất hàng năm, bổ sung thay thế các trang thiết
bị đồ dùng dạy học.
Lớp học thoáng mát đảm bảo cho trẻ vui chơi và học tập. Các cháu đến
trường được học theo chương trình đúng độ tuổi.
Các bậc phụ huynh có trình độ nhận thức cao, có sự phối hợp chặt chẽ với

nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tích cực
ủng hộ nhà trường về tinh thần và cơ sở vật chất.
2.1.2. Khó khăn:

5


Trường chưa phòng chức năng, đặc biệt là phòng học còn chật hẹp nên việc
tổ chức các hoạt động về năng khiếu cho trẻ cho trẻ còn hạn chế.
2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên:
Qua tìm hiểu thực tế ở trường, bản thân tôi nhận thấy sở dĩ có thực trạng
trên là do một số nguyên nhân sau:
Trường được đống trên địa bàn khó khăn, được quy hoạch theo quy mô
nhỏ từ trước không thể mở rộng được.
Hiện tại trường chưa có nguồn kinh phí để mở rộng hoặc xây dựng thêm.
2.1.4. Điều tra thực tiễn:
Tính linh hoạt, nắm bắt phương giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trẻ
(đánh giá thông qua khảo sát trẻ đầu năm): 30% đạt yêu cầu.
Sự mạnh dạn, tự tin, chủ động tham gia các hoạt động của trẻ: 30% đạt yêu
cầu.
Trước thực trạng trên, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ của năm học. Là một
giáo viên chủ nhiệm và phụ trách tổ chuyên môn tôi xác định trách nhiệm của
mình trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng và cũng chính là động lực để giúp
tôi suy nghĩ, trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi thử nghiệm các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ xứng đáng là địa chỉ tin cậy của các
bậc phụ huynh trong và ngoài địa bàn.
2.2. Các biện pháp thực hiện:
2.2.1. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn:


6


Tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch định kì đầu năm,
hàng tháng là một việc làm không thể thiếu của mỗi giáo viên. Đây là một trong
những hình thức góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cho bản
thân rõ rệt. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là mục tiêu hàng đầu để nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn là việc đầu
tiên tôi luôn chú trọng. Từ đầu năm học, tôi bám vào kế hoạch của phòng giáo
dục và đặc điểm tình hình thực tế của trường để lên kế hoạch cụ thể theo năm học
theo từng chủ đề, từng tuần và từng ngày. Bản thân tôi tự bồi dưỡng dưới hình
thức tự nghiên cứu kỹ các nội dung chương trình, sách hướng dẫn thực hiện
chương trình, các tài liệu có liên quan đến giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Sau đó
tự rút ra những ưu điểm của phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Nêu
được những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện chương
trình. Thực hiện được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giúp bản thân tôi có thêm
kiến thức, kỹ năng mới trong thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm.
2.2.2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch chương trình
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã chủ động xây dựng Kế hoạch. Dựa
kế hoạch của nhà trường Sau đó cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường phù hợp với
tình hình thực tế của lớp, lựa chọn đề tài, bài thơ, câu chuyện, bài hát, bản nhạc…
đưa vào kế hoạch cho phù hợp. Kế hoạch thực hiện chương trình của các lớp
được nhà trường kiểm tra, phê duyệt kĩ càng.
Đối với nội dung xây dựng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi đã
tham mưu Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể, rõ
7


ràng. Tôi chú ý xây dựng kế hoạch sát với thực tiễn đang diễn ra trong các lớp, dễ

nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục có hiệu quả.
Ví dụ:
- Đối với kế hoạch năm, mục tiêu đưa ra cần phù hợp với sự phát triển của
trẻ. Mục tiêu dựa trên chương trình giáo dục mầm non, dựa trên chuẩn phát triển của
trẻ, mục tiêu phải tính đến đặc điểm của vùng miền.
- Đối với kế hoạch tháng, mục tiêu phải phù hợp với sự phát triển của trẻ và
theo giai đoạn của kế hoạch giáo dục năm học.
- Đối với kế hoạch tuần, mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ, thể hiện
cụ thể các mục tiêu của kế hoạch giáo dục tháng. Các mục tiêu của kế hoạch có sự
kế thừa, điều chỉnh để phù hợp với sự tiến bộ của trẻ.
- Đối với kế hoạch ngày, thể hiện cụ thể các nội dung và hoạt động từ kế
hoạch giáo dục tuần phù hợp với trẻ theo chế độ sinh hoạt.
Kế hoạch được xây dựng dựa vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm
sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể. Khi tổ chức các hoạt động, tôi
chú ý nhận ra được điểm mấu chốt của việc lấy trẻ làm trung tâm có nghĩa là tổ
chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, tạo mọi cơ hội cho
trẻ được tham gia vào các hoạt động.
Khi lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tôi chú ý
đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm không có nghĩa là loại bỏ
hoàn toàn phương pháp cũ. Về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong suôt tiến
trình của tiết học, phải dựa trên phương pháp dạy đặc trưng của các bộ môn. Đổi
mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên
8


sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra phương pháp tổ chức, hoạt
động phù hợp khả năng của trẻ. Hình thức tổ chức tiết học đa dạng, phong phú
tùy vào sự sáng tạo của tiết học trở nên nhẹ nhàng, không gò bó áp đặt trẻ theo
đúng tính nhất định “ Học mà chơi, chơi mà học” theo đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ mầm non.

2.2.3. Xây dựng lớp theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Đối với môi trường trong lớp học:
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học
thêm lôi cuốn trẻ, tôi đã tạo nên một môi trường trong lớp học với những màu
sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp,
gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; Khi thiết kế các góc
hoạt động trong lớp cần chú ý bố trí các góc hoạt động hợp lí. Góc hoạt động cần
yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện sử dụng sách, tranh ở những
nơi nhiều ánh sáng.Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di
chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có
thể dễ dàng quan sát, giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu
các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện
hành. Các góc phải được bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện
đặc chưng cho từng góc. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng
ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ
chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt
động và hứng thú của trẻ. Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá khô, hột hạt,…),
sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…Có sản phẩm mua sẵn, sản
9


phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền
(trang phục, dụng cụ lao động…). Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ
sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non.
Đối với môi trường bên ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài
lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp
ứng nhu cầu chơi của trẻ. Khi bố trí các góc, khu vực hoạt động ngoài trời, tôi chú
ý chỉ đạo giáo viên lưu ý xây dựng các góc, khu vực hoạt động ngoài trời cần

được xác định rõ ràng; Mỗi góc, khu vực hoạt động có nhiều loại học liệu, đồ
chơi và phương tiện, trong đó có loại đặc trưng cho từng góc, khu vực, tạo cơ hội
cho trẻ tham gia hoạt động; Đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở các góc, khu vực
hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh; không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được
vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định kì, sửa chữa kịp thời.

2.2.4.Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Đối với trường học nói chung và lớp nói riêng thì cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo
dục và dạy học trong nhà trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi
phục vụ dạy học là phương tiện để chuyển tải kiến thức tư duy cho trẻ. Đặc biệt,
phát triển chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm thì việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị rất cần thiết để nâng cao
10


chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
và sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong nâng cao chất lượng giáo dục
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Ngay vào đầu năm học 2018 - 2019 tôi đã rà soát lại trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi phục vụ quá trình giáo dục trẻ ở lớp mình đang phụ trách. Sau đó,
tham mưu với BGH căn cứ vào thông tư số 02/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục
và đào tạo về danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo
dục mầm non lên để kế hoạch mua sắm để ngay vào đầu năm.
Các loại sách chương trình giáo dục mầm non, sách hướng dẫn thực hiện
chương trình, sách hướng dẫn thực hiện theo chủ đề, sách thiết kế các hoạt động
theo chủ đề đầy đủ cho các nhóm lớp, các loại tuyển tập được nhà trường chú ý
mua sắm kịp thời trước khi thực hiện chương trình nên tôi chủ động hơn trong
việc lựa chọn bài dạy, lựa chọn nội dung, hoạt động. Ngoài ra, các tập tranh minh
hoạ thơ, chuyện cho các lớp, mua băng đĩa thơ, chuyện, bài hát theo chương trình

chủ đề, mua một bộ băng đĩa VCD về các hoạt động theo chủ đề, cách tạo môi
trường lớp học mua tranh ảnh về MTXT, tranh ảnh về chủ đề cho các lớp và một
số sách bồi dưỡng tham khảo các hoạt động tổ chức giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm.
Thường thì các loại đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ tự làm khi sử dụng trẻ sẽ
cảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng
là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé. Do vậy,
ngoài việc tham mưu mua sắm các đồ dùng đồ chơi thiết yếu, tôi đã chủ động tìm
tòi nguyên vật liệu sẳn có để làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề để phục vụ các
11


hoạt động có hiệu quả. Nhờ đó, số lượng đồ chơi, đồ dùng trường tôi đã được
tăng lên và phục vụ đầy đủ cho quá trình hoạt động của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú
với các hoạt động do cô tổ chức, nhờ đó chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên.
2.2.5. Tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ:
Để xây dựng được một môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm thì công tác tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ cũng đóng vai trò quan
trọng. Như chúng ta đã biết, chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ
quan trọng không chỉ riêng của bậc học mầm non. Cho đến nay có rất nhiều hình
thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau, nhưng dù có thực hiện phương
pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo
viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ
huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Vậy
chúng ta phải phối hợp như thế nào, bởi vì công tác tuyên truyền thì hầu như giáo
viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt được hiệu
quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng có nhiều nhận thức tiến bộ
và đúng đắn về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử mới là
điều quan trọng và chúng ta cần phải quan tâm.
Nắm bắt tầm quan trọng đó, tôi đã chủ động tuyên truyền với phụ huynh

thông qua các hoạt động lễ hội, thông qua các cuộc họp phụ huynh, giờ đón trẻ,
trả trẻ...Các cuộc họp cần phải được chuẩn bị chu đáo gồm thông báo cho cha mẹ
trẻ biết về thời gian, địa điểm, các chủ đề đưa ra trong cuộc họp. Kĩ năng giao
tiếp với cha mẹ trẻ cũng được chúng tôi chú ý. Luôn luôn có biểu hiện giao tiếp

12


tốt như lắng nghe thông tin từ cha mẹ trẻ và ngược lại. Luôn có thái độ thân thiện
chân thành, tôn trọng.
Ngoài các nội dung cơ bản như tình hình học tập của trẻ, sức khỏe trẻ, công
tác chăm sóc nuôi dưỡng, tôi chú ý đến những nội dung giáo dục theo hướng lấy
trẻ làm trung tâm. Thông tin cho cha mẹ trẻ hiểu về phương pháp giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm như quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vị trí của trẻ và vai
trò của giáo viên, cha mẹ trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giá
trị của hoạt động vui chơi, các hoạt động góc, vai trò của giáo viên trong việc hỗ
trợ trẻ học. Hình thức quay, chụp ảnh về các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm được chúng tôi lồng ghép chiếu cho phụ huynh xem trong các cuộc họp là
một trong những hình thức có hiệu quả rất cao trong việc tuyên truyền.
Không những thế, tôi còn khuyến khích, động viên cha mẹ trẻ cùng tham
gia phối hợp giúp đỡ trường trong các hoạt động như lao động, hổ trợ nguyên vật
liệu làm đồ dùng đồ chơi...
Có thể nói, trong suốt năm học, hình thức tuyên truyền và phối hợp với cha
mẹ trẻ trong hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thực sự mang lại hiệu quả
cao. Phụ huynh phối hợp chặt chẽ, có ý thức tự giác.
2.3. Kết quả đạt được:
* Đối với giáo viên:
Bản thân tôi nắm được mục tiêu, nội dung, mạnh dạn lựa chọn đưa các nội
dung, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của trẻ vào các hoạt động học.
Bản thân tôi thành thạo trong việc lập kế hoạch và xây dựng nội dung

chương trình theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Xác định mục tiêu,
13


xây dựng kế hoạch từng chủ đề từ khâu xác định mục tiêu đến chọn nội dung và
triển khai thực hiện đồng bộ, nhịp nhàng, không bị gò bó và chủ động về khoảng
thời gian thực hiện các chủ đề trong năm.
Bản thân tôi đã sáng tạo, linh hoạt, mềm dẽo hơn so với trước trong việc
lựa chọn hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm.
Đã chú ý tạo môi trường cho trẻ hoạt động, các góc chơi đã phản ánh được
chủ đề đang thực hiện, vừa tạo ấn tượng cho trẻ vừa giúp trẻ cũng cố và mỡ rộng
kiến thức sau các hoạt động học.
Biết sử dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ
chơi phục vụ các giờ hoạt động cho trẻ, biết tận dụng sản phẩm của trẻ để trang
trí, tạo môi trường một cách phù hợp.
* Đối với trẻ:
Đa số trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt
động.
95% trẻ có nền nếp, thói quen trong các hoạt động, độc lập, tự tin trong
giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Phát huy được tính độc lập, sáng tạo của
mình một cách thoải mái, nhẹ nhàng.
Đa số trẻ biết thể hiện được ý định, ý kiến của mình trong từng hành động,
lời nói, trong quá trình tạo các sản phẩm...
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh ngày càng quan tâm, đã có nhận thức cao trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ.
14



Phụ huynh biết vận dụng kiến thức khoa học để chăm sóc giáo dục trẻ hợp
lý, phù hợp với độ tuổi.
Nhiều phụ huynh tích cực trong việc hổ trợ các nguyên vật liệu, học liệu
như báo, võ ốc, Xốp ti vi, các loại hột hạt, Chai nhựa...Phối hợp chặt chẽ với giáo
viên từng lớp để mua sắm đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ,
trao đổi để thống nhất phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời đưa trẻ đến
lớp chuyên cần và đảm bảo thời gian.
* Bài học kinh nghiệm:
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình là giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm. Qua đó, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác nâng
cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Tham mưu kịp thời trong việc mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị dạy
học theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT.
Phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhà trường và gia đình, xã hội.
3. Kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung
tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và
khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn
diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn,
phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ”. Và như chúng ta đã biết,
mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã
hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú,
15


cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ học
bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng
thú và đang thực hiện. Chính vì thế, với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể
riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”,

vì vậy dạy cho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương pháp “lấy trẻ làm trung
tâm” là một việc làm hết sức cần thiết.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Kính mong các cấp các ngành quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư các loại
trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đặc biệt là xây dựng môi trường bên
ngoài để trẻ được tham gia tốt hơn nữa các hoạt động.
Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5
tuổi từ việc áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của bản
thân. Từ kết quả của việc nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong năm học 2018 -2019 bước đầu có những hiệu quả tích cực. Bản thân tôi
nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút
kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, để tổ chức tốt nâng cao chất lượng giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm trong trường có kết quả tốt. Trong quá trình tích lũy kinh
nghiệm và viết đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng hội đồng chuyên môn đánh giá, bổ
sung để đề tài của tôi thêm hoàn thiện, khả thi và có giá trị hơn nữa trong thực
tiễn để bản thân tôi thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.

16


17


18


19



20



×