Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy giúp phát huy tính tích cực học tiếng anh cho học sinh lớp 8, 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 16 trang )

1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi hình thức
và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của con người. Điều đó đòi hỏi
con người trong tương lai phải là người biết hành động một cách năng động, sáng
tạo, có tri thức khoa học, có kĩ năng, kĩ xảo vững chắc để giải quyết “trúng, nhanh,
sáng tạo” các nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra. Để làm được điều này đòi hỏi người
học phải tự tìm kiếm cách giải quyết vấn đề, lập luận thuyết minh làm sáng tỏ vấn
đề, biết hợp tác chia sẽ để tìm đến chân lí khoa học. Nhà trường với phương pháp
truyền thụ một chiều cùng với thời gian đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó,
nhường chổ cho sự xuất hiện một nhà trường mới với phương pháp đảm bảo cho
ra đời một sản phẩm đáp ứng ngày càng cao của thế kỉ XXI.
Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu chung và cũng là một tiêu
chuẩn về giáo dục hiệu quả làm đổi mới triệt để từ nội dung đến phương pháp dạy
học, nhằm đào tạo nên một lớp người có đủ phẩm chất năng lực để hòa nhập với
khu vực và thế giới. Trong quá trình đó, việc học ngoại ngữ có vị trí cực kì quan
trọng - nó là cầu nối để thế hệ con người Việt Nam bước ra thế giới, hòa nhập với
khu vực trong một tâm thế vững vàng, tự tin. Điều này đòi hỏi thầy cô giáo dạy bộ
môn tiếng Anh phải thực sự đổi mới trong phương pháp dạy và hướng dẫn cách
học cho học sinh, giúp các em có được vốn kiến thức tiếng Anh cần thiết, đủ để sử
dụng trong các tình huống giao tiếp trên mọi lĩnh vực cuộc sống.
Năm học 2011-2012 Bộ GD &ĐT đã triển khai một số chuyên đề bồi dưỡng
cho cán bộ quản lí và giáo viên THCS, trong đó có chuyên đề “ Ứng dụng CNTT
và bản đồ tư duy hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và quản lí nhà trường”. Có
thể nói, việc ứng dụng bản đồ tư duy (BĐTD) vào dạy học như một làn gió mới
mang đầy sự hứng thú, bổ ích cho cả giáo viên và học sinh. Chính điều này đã
phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, phát
biểu quan điểm của mình nhiều hơn, đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn
luận,… được tham gia vào quá trình học tập để tự chiếm lĩnh kiến thức.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn tiếng Anh áp dụng BĐTD, tôi nhận thấy
rằng: BĐTD đã tạo được hứng thú cho các em đối với bộ môn được xem là khó


học này. Mỗi học sinh kể cả những em yếu kém cũng có thể tự lập sơ đồ tư duy
cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên để bài học trở nên dễ thuộc, dễ hiểu, dễ
nhớ hơn. Hiệu quả của việc áp dụng BĐTD vào trong dạy học tiếng Anh rất thiết
thực. Các em đã thật sự yêu thích bộ môn, say mê học tập và có nhiều tiến bộ vượt
bậc. Với hy vọng mang kinh nghiệm nhỏ mà tôi đúc kết được trong hơn một năm
1


qua, sẽ giúp những giáo viên tâm huyết với nghề áp dụng vào thực tiễn và thành
công hơn trong công tác giảng dạy, nên tôi mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm
sử dụng bản đồ tư duy giúp phát huy tính tích cực học tiếng Anh cho học sinh lớp
8, 9”.
1.2 Phạm vi áp dụng
Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa
thì việc đổi mới phương pháp dạy học đươc xem là vấn đề trọng tâm, một yêu cầu
bức thiết đối với tất cả các cấp học trong nhà trường phổ thông. Nhiệm vụ của
người thầy giáo là dạy cho học sinh phương pháp học, tạo sự ham học, thấy được
sự cần thiết phải học, giúp các em sau này ra đời vẫn có thể tiếp tục tự học mãi.
Một số kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, bộ não con người sẽ hiểu sâu,
nhớ lâu và in đậm điều mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ
của mình. Vì vậy, việc sử dụng BĐTD (Mindmap) huy động tối đa tiềm năng của
bộ não giúp học sinh học tập một cách tích cực, là biện pháp hỗ trợ đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) một cách hiệu quả. Học sinh lập BĐTD trong học
tập giúp các em phát triển khả năng thẩm mỹ (do việc thiết kế nó phải bố cục màu
sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa
học, súc tích, hợp lí, trực quan, dễ hiểu, dễ đọc và dễ tiếp thu).
Điều kiện áp dụng BĐTD vào hoạt động dạy học rất rộng rãi, có thể là phần
khởi động (Warm-up), tiết dạy kiến thức mới (Pre-writing ; Pre-speaking; Pre and
While- reading), phần củng cố (Post- speaking, Post - reading, Post- listening), tiết
dạy ôn tập ( Revision).

Trước đây, giáo viên vẫn thường sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức cho học
sinh nhưng các em vẫn là người tiếp thu một cách thụ động. Với việc giảng dạy bằng
sơ đồ tư duy, giáo viên cho học sinh tự phát huy khả năng sáng tạo của mình bằng
cách tự vẽ, tự phân bố và thể hiện nội dung bài học qua sơ đồ, ... Kết thúc bài hoc,
thay vì phải ghi chép theo cách truyền thống, học sinh có thể tự “vẽ” nội dung bài học
theo cách hiểu của mình với nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau. Đến tiết học sau,
chỉ cần nhìn vào sơ đồ, các em có thể nhớ được những phần trọng tâm của bài học.
Giảng dạy theo sơ đồ tư duy mang tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất
kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường, có thể thiết kế trên giấy, bìa,
bảng… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu hoặc cũng có thể thiết kế trên
phần mềm sơ đồ tư duy đã được triển khai đến từng trường. Việc vận dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết, nhìn
nhận nội dung bài học một cách sâu sắc, có hệ thống, khoa học.
2


Trong phm vi ni dung ca ti ny, tụi ch nờu mt s gii phỏp s dng
bn t duy giỳp phỏt huy tớnh tớch cc hc ting Anh cho hc sinh lp 8, 9

2. PHN NI DUNG
2.1 Thc trng
Thit ngh, khụng ai ph nhn tm quan trng ca vic hc ting Anh i vi
Vit Nam trong vic hi nhp kinh t, chớnh tr v vn húa th gii, nht l khi quỏ
trỡnh ton cu húa ang din ra vi tc chúng mt. Bit v gii ting Anh giỳp
chỳng ta t tin hn trong giao tip. Tuy nhiờn, qua thc t ging dy tụi phỏt hin
thy trỡnh cỏc em khỏ chờnh lch. Trong tit hc ch nhng em khỏ tr lờn hay
phỏt biu xõy dng bi cũn li khụng tham gia cỏc hot ng. Mt s hc sinh
khụng chu chộp bi, ụi lỳc cũn t thỏi chỏn hc. Mc du bn thõn trong
nhiu nm lm cụng tỏc ging dy, cng ó c gng tỡm ra nhiu gii phỏp giỳp
hc sinh hc tp tớch cc hn nh chỳ trng n t chc cỏc hot ng hc tp ca

hc sinh, hon thin cỏc bc dy theo hng i mi, dy hc lng ghộp cỏc trũ
chic bit l quan tõm tt c cỏc i tng hc sinh nhng hiu qu mang li
cng cha thc s nh mong mun, cỏc i tng tip cn vi s i mi ny ch
yu l hc sinh khỏ gii, cũn i b phn vn cha theo kp v vn th ng ch
kt qu ca bn. Bi kho sỏt cht lng u nm 2011-2012 khi cha ỏp dng
Mindmap vo dy hc c th hin bi cỏc ch s thụng qua 4 k nng nghe, núi,
c, vit nh sau:
Nghe

Nói

Đọc
Nắm

Nắm đKhối

Số

ợc kiến

l-

thức vận

ợng

dụng
khá

Cha nắm


Nắm đợc

Cha nắm

đợc kiến

kiến thức

đợc kiến

thức vận

vận dụng

thức vận

dụng yếu

khá

dụng yếu

đợc
kiến
thức
vận
dụng
khá


SL
8

9
Tổn
g

36

35

71

18

17

35

%
50,
0
48,
6
49,
3

SL
18


18

36

%
50,
0
51,
4
50,
7

SL
16

16

32

%
44,
4
45,
7
45,
1

SL
20


19

39

%
55,
6
54,
3
54,
9

SL
20

20

40

%
55,
6
57,
1
56,
3

Viết
Cha
Cha


nắm

nắm đ-

Nắm đ-

đợc

ợc kiến

ợc kiến

kiến

thức vận

thức vận

thức

dụng

dụng khá

vận

yếu
SL
16


15

31

dụng
%

44,
4
42,
9
43,
7

SL
19

18

37

%
52,
8
51,
4
52,
1


yếu
SL
%
4
17

7,
2
4

17

8,
6
4

34

7,
9

Theo bng thng kờ cht lng ca hc sinh 2 lp cui cp v cỏc k nng
nghe, núi, c, vit ta thy rng t l hc sinh nm c kin thc vn dng
cũn mc rt thp. Nhiu hc sinh cha vn dng c kin thc c bn m giỏo
3


viên đã giảng dạy vào thực tế. Kĩ năng nghe, nói đạt thấp, ngữ pháp nắm không
chắc. Đặc biệt, các em còn mắc nhiều lỗi chính tả trong khi viết, phát âm không
chuẩn, khi đọc hiểu thường dịch cả bài sang tiếng Việt.

Qua quá trình tìm hiểu học sinh khối 8, 9 tôi đã rút ra một số nguyên nhân:
* Về phía học sinh:
Cấu trúc phát triển bài học từ lớp 8 trở đi có thay đổi, nếu ở lớp 6, 7 các kĩ
năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết mới chỉ được học phối hợp trong các bước
luyện tập khác nhau thì bắt đầu từ lớp 8, các kĩ năng này đã bắt đầu được học tách
biệt một cách chuyên sâu hơn qua các mục: Speak, Listen, Read, Write. Trong khi
đó vốn tiếng Anh của các em còn hạn chế nên ngại tham gia vào các hoạt động
giao tiếp. Một số em thì có cảm giác chán nản trong việc luyện tập các kỹ năng
phức tạp như kĩ năng đọc hiểu vì gặp nhiều từ mới, khó đoán nghĩa, hoặc như kỹ
năng viết thì vốn từ không có nhiều, nên không diễn đạt được ý tưởng để viết, cấu
trúc ngữ pháp nắm không chắc. Vốn từ vựng của các em có hạn, phát âm không
chuẩn nên rất sợ khi phải học nói, học nghe.
* Về phía giáo viên:
Môn tiếng Anh dạy học theo phương pháp đổi mới đòi hỏi giáo viên đầu tư rất
nhiều thời gian để tiết học đạt hiệu quả cao. Trong khi đó chúng ta đổi mới PPDH
theo lối rập khuôn, không sáng tạo cho phù hợp với đối tượng học sinh mình dạy.
Giáo viên cũng chưa thực sự quan tâm đến các đối tượng yếu, kém vì sợ dạy
không hết bài. Việc hướng dẫn học sinh học ở nhà chưa thực sự được chú trọng,
nên các em tự học kém hiệu quả.
* Về phía nhà trường:
Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được tăng trưởng song chưa đồng
bộ, chưa đầy đủ, như phòng nghe nhìn chưa có, băng đĩa đã cũ…nên đã ảnh
hưởng một phần không nhỏ đến việc tiếp thu bài của học sinh.
2.2 Các giải pháp
Năm học 2011-2012 chuyên đề sử dụng BĐTD (Mindmap) được đưa vào
giảng dạy ở các trường THCS, trong quá trình sử dụng tôi đã tìm ra được một số
kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy giúp phát huy tính tích cực học tiếng Anh cho
học sinh lớp 8, 9 như sau:
* Các bước soạn BĐTD (Mindmap)
Khi sử dụng BĐTD (Mindmap) người giáo viên cần nắm chắc các bước:

Bước 1- Chọn Topic cho từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề.
Tại sao lại phải dùng hình ảnh ? Một hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp chúng ta
tập trung được vào chủ đề và làm cho chúng ta hưng phấn hơn. Bên cạnh đó để
4


triển khai các nhánh cấp 1 cũng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của giáo viên. Tối thiểu
là hướng dẫn cho các em viết các từ, cụm từ sao cho ngắn gọn, dễ hiểu. Vẽ các
nhánh này luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não
như hình ảnh.
Bước 2- Ghi chép
Sau khi có topic giáo viên nên yêu cầu học sinh dành khoảng 1-2 phút để suy
nghĩ về nó và ghi lại những suy nghĩ , ý tưởng trên BĐTD một cách ngắn gọn, dễ
nhớ. Nếu ý nào chưa diễn tả được bằng tiếng Anh ( đối tượng học sinh yếu kém),
có thể cho các em sử dụng tiếng Việt. Sau đó, yêu cầu thảo luận theo các nhóm để
so sánh, đối chiếu các luận điểm và bổ sung thêm vào Mindmap. Bước này giúp
học sinh chữa lỗi cho nhau rất hiệu quả và có thể trao đổi những ý tưởng mà ở trên
các em không thể diễn tả được bằng tiếng Anh. Đồng thời giúp các em yếu kém
không cảm thấy quá áp lực khi phải thể hiện một Mindmap hoàn toàn bằng tiếng
Anh trong khi vốn từ của các em không đủ để thể hiện.
Bước 3- Nhận xét
Ở bước này, chúng ta tập hợp các sơ đồ tư duy lên bảng, càng nhiều càng
tốt. Nếu học sinh vẽ nhỏ trên khổ giấy A4 thì ta có thể sử dụng phần mềm Youcam
để trình chiếu cho học sinh bổ sung các ý kiến, chữa lỗi và loại bỏ những luận
điểm thừa. Nhờ thế, các em lĩnh hội rất nhanh các cách diễn đạt, cách dùng từ
trong tiếng Anh. Sơ đồ có thể thay đổi, bổ sung thêm hay bỏ đi các nhánh khi có
những luận điểm mới hay có những luận điểm không phù hợp. Để BĐTD cân đối,
giáo viên nên hướng dẫn học sinh bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
* Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Để thay đổi không khí lớp học, phát huy được tính tích cực chủ động của học

sinh thì việc áp dụng BĐTD vào các bài giảng ở trên lớp là một hoạt động rất hiệu
quả. Tuy nhiên, không phải khi nào “thấy ngẫu hứng” là giáo viên cho học sinh vẽ
Mindmap mà không để ý đến tính hiệu quả của nó. Vì vậy, giáo viên cần có sự đầu
tư rất công phu, đặc biệt là nội dung bài dạy để xác định nội dung bài học nào,
cũng như hoạt động nào phù hợp cho việc áp dụng BĐTD. Có thể là phần Warmup, phần Pre, While or Post, sau đó hướng dẫn học sinh chuẩn bị giấy, bìa, bảng
phụ, bút màu …cũng như chuẩn bị nội dung (như dạy phần Write, Speak) để cho
bản đồ thêm phong phú giàu ý tưởng, phát huy tối đa tư duy sáng tạo của học sinh.
Ví dụ để dạy phần Getting started + Listen and Read - Unit 8 - Anh 9 tôi sẽ đưa
BĐTD vào phần Warm-up:

5


Dạy phần Read- Unit 8- Anh 8 thay bằng dạy kĩ năng đọc thông thường tôi sẽ dạy
bằng BĐTD cho cả bài
+ Phần Pre-reading: Think and guess the difficulties of rural life?

+ Phần While- Reading: Check predictions.
- How do some people solve these problems? Why?
- What happens in many cities? Who solves this problem ? What should they do?

6


+ Phần Post- reading: Look at the Mindmap to retell the farmers’life in the
countryside? (The summary in the text book will help weak students to retell)
Dạy phần Listen- Unit 9- Anh 9 tôi sẽ đưa bản đồ tư duy vào phần PostListening: What should we do before and during an earthquake?

Với sự chuẩn bị như vậy, thì giáo viên mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai
trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn trong các hoạt động tìm tòi sáng

tạo, tranh luận sôi nổi của học sinh.
* Chia nhóm theo năng lực học sinh
Việc vẽ Mindmap không phải lúc nào cũng thực hiện cá nhân mà cần phải có
hoạt động nhóm để phát huy tính tương tác trong dạy học tùy theo nội dung vẽ
đơn giản hay phức tạp mà chúng ta lựa chọn hình thức cho phù hợp. Riêng hoạt
động nhóm qua một quá trình thực hiện tôi đã phát hiện ra rằng, việc chia nhóm
7


thông thường theo chổ ngồi hay theo bàn học sinh thật sự không hiệu quả. Bởi như
chúng ta biết, giáo viên chủ nhiệm thường phân em khá giỏi ngồi cạnh em yếu
kém để kèm cặp việc học tập cho nhau. Như vậy bất cứ nhóm nào cũng có đầy đủ
đối tượng học sinh và các nhóm về năng lực học tập gần như tương đương nhau.
Nếu là tổ chức nhóm cho một hoạt động nào đó, thì việc chia nhóm theo kiểu này
rất phù hợp, tránh tình trạng nhóm này lấn lướt nhóm kia, không đồng đều nhau
trong việc phát biểu xây dựng bài. Nhưng riêng đối với vẽ Mindmap thì việc chia
nhóm đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì bản chất của nó là một bản đồ tư duy mở,
phát huy tối đa tư duy sáng tạo, ý tưởng của từng cá nhân, huy động cùng một lúc
kiến thức, kết hợp việc ghi chép kênh chữ với kênh hình. Trong khi đó, thông
thường những em yếu thì chữ viết cũng như năng khiếu hội họa cũng không có
nhiều. Vì vậy, hầu như việc vẽ Mindmap, đưa ra ý tưởng cũng như việc trình bày
chỉ là những em khá giỏi của nhóm thực hiện. Việc làm này cứ lặp đi lặp lại, thì
những em yếu kém cũng không phát huy được tính tích cực học tập của mình vì đã
có bạn làm thay, bên cạnh đó những em khá giỏi không có cơ hội thảo luận với
những bạn có cùng năng lực về những ý tưởng mới hoặc những vấn đề mà họ
đang băn khoăn. Nhiều lúc các em này cảm thấy không vui vì biết chắc chắn rằng
công việc đó cũng chỉ có mình làm vì nếu để cho bạn làm thì sợ sẽ thua nhóm
khác. Vì vậy, để phát huy tối đa tính tích cực học tập của tất cả các đối tượng học
sinh tôi sẽ chia nhóm theo năng lực học tập của các em có nghĩa là chia theo nhóm
kém yếu đến trung bình khá giỏi khi thực hiện hoạt động này. Chúng ta đều biết

rằng những học sinh yếu kém thì năng lực của các em có hạn, nên không nhất thiết
phải bắt các em hoàn thiện một Mindmap trọn vẹn, đầy đủ hệ thống kiến thức, mà
thậm chí chúng ta còn đơn giản hóa nội dung để các em có thể thấy việc vẽ và hệ
thống hóa hoặc triển khai kiến thức trên BĐTD không khó như các em nghĩ và
người nào cũng có thể làm được. Công việc này sẽ được thực hiện luân phiên nhau
trong nhóm vì năng lực các em tương đương nhau nên sẽ không có chuyện ỷ lại
cho người khác vẽ, viết hay trình bày, các em cũng nhận thức được rằng mỗi thành
viên cần cố gắng để hoàn chỉnh BĐTD cho nhóm mình. Bên cạnh đó, việc giúp đỡ
của giáo viên cho những nhóm yếu kém cũng rất thuận tiện, giáo viên có thể dành
nhiều thời gian hơn cho việc hướng dẫn cách vẽ, viết kiến thức cũng như động
viên khuyến khích từng em một trong phát hiện kiến thức, ý tưởng mới. Đối với
những nhóm khá giỏi, đây là cơ hội để các em trổ tài cùng nhau trong việc phát
huy khả năng tư duy, ý tưởng làm cho BĐTD thêm phong phú, logic, khoa học.
Giáo viên chỉ lướt qua và trợ giúp thêm ý tưởng nếu thấy cần thiết. Khi trình bày
BĐTD, giáo viên cần gọi các nhóm theo thứ tự, từ yếu kém đến trung bình, khá
8


giỏi để các em có cơ hội bổ sung ý tưởng cho nhau tạo nên một Mindmap hoàn
chỉnh.
Sau đây là một BĐTD tôi đã sử dụng để dạy phần Pre- writing tương đối hiệu
quả trong việc chia nhóm theo năng lực học sinh: Anh 9- Unit 5- Write. Đối với
các nhóm yếu kém tôi hướng dẫn các em lập một sơ đồ tư duy rất đơn giản, chỉ
cần nêu được một số ý chính về lợi ích của Internet và có thể sử dụng thêm thông
tin ở phần bài đọc (Read) để viết câu mở bài và câu kết luận. Như vậy, các em
cũng đã nắm được nội dung cơ bản của bài và có thể viết được một đoạn văn ngắn
với những câu văn đơn giản vừa sức với các em.

Đối với các nhóm trung bình cũng trên cơ sở bản đồ tư duy đó nhưng hướng
dẫn các em triển khai thêm thông tin ở các nhánh cấp 2, như vậy sẽ phù hợp với

năng lực của các em và đảm bảo đúng nội dung yêu cầu của bài.
Đối với các nhóm khá tôi yêu cầu các em nêu thêm về tác hại của Internet (mặc
dầu trong nội dung của bài viết chỉ cần nêu lợi ích), vì nội dung này các em đã
được học ở trong phần Read, nếu chúng ta không đưa nó vào cho các em viết thì
làm hạn chế mất một phần kiến thức đồng thời không phát huy được năng lực của
những em học khá. Qua đây cũng cho các em biết rằng cái gì cũng có hai mặt của
nó, các em cần biết phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực để mang lại hiệu
quả tốt hơn.

9


Đối với các nhóm giỏi thì yêu cầu các em nêu lợi ích, tác hại của Internet và
các em cần làm gì mỗi khi truy cập mạng. Như vậy các em có thể tự do đưa ra ý
tưởng ở các nhánh cấp 2, cấp 3 tùy thích và qua đây giáo dục cho các em biết
được rằng các em phải biết làm gì, trước một núi kho tàng thông tin hữu ích xen
lẫn có hại đối với lứa tuổi của các em.

Việc chia nhóm theo năng lực học sinh tại lớp là rất bổ ích, lần đầu các em yếu
kém được chia thành một nhóm thì rất lo sợ và cảm thấy tự ti nhưng dưới sự
hướng dẫn và giải thích rõ những công việc chính mà các em cần hoàn thành thì
các em rất vui vì công việc của nhóm mình nhẹ nhàng hơn những nhóm khác,
những em chán học hoặc học lực yếu có cơ hội gia nhập, hòa mình vào phong trào
chung để hoàn thành tốt công việc của nhóm, những em khá giỏi thì có dịp thể
hiện bản lĩnh trí tuệ, kiến thức, tài năng cùng nhau.
* Vẽ bản đồ tư duy tại nhà
Để học tốt bộ môn tiếng Anh thì việc tự học ở nhà được xem là một hoạt động
không thể thiếu góp phần làm giàu vốn từ vựng cũng như cấu trúc ngữ pháp cho
10



bản thân, bởi lẽ ở nhà các em có một quỹ thời gian rất lớn. Việc hướng dẫn cho
học sinh tự vẽ Mindmap ở nhà đã giúp các em củng cố lại kiến thức cũng như tự
tìm tòi, sáng tạo nâng cao vốn hiểu biết của mình, đồng thời tạo cơ hội cho các em
biết cách làm việc độc lập, tự chủ cũng như khả năng hợp tác học hỏi bạn bè nếu
các em muốn có thêm nhiều ý tưởng. Đây cũng là tác phong làm việc của người
Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế. Vì vậy, ngay từ đầu năm tôi đã yêu cầu
mỗi em mua một quyển sổ loại giấy A4 để vẽ Mindmap tại nhà. Sau từng chủ đề
bài học yêu cầu các em vẽ vào vỡ một Mindmap phù hợp để các em hệ thống hóa
kiến thức đã học hoặc chuẩn bị cho bài học mới.
Ví dụ sau khi học xong phần Read- Unit 1- Anh 8 để củng cố lại từ vựng tôi yêu
cầu các em về nhà vẽ Mindmap: Information needs to describe a person:

Đây cũng chính là những thông tin cần thiết, bổ trợ cho việc học phần viết của
tiết tiếp theo. Và những em nào làm tốt phần này thì chắc chắn bài viết của các em
sẽ rất phong phú. Chủ đề vẽ có thể là tóm tắt cấu trúc ngữ pháp. Ví dụ: Yêu cầu
các em hệ thống hóa phần các thời trong tiếng Anh đã học trên sơ đồ tư duy.

11


Quyển sổ này được xem như là sổ tay học tiếng Anh của các em, vì được làm
ở nhà nên yêu cầu các em vẽ đẹp, viết rõ ràng. Hàng tháng tôi sẽ thu vở của các
em để chấm điểm, chính việc chấm điểm vào vở đã tạo được động lực thúc đẩy
niềm hứng thú học bộ môn. Thông thường, em nào cũng muốn mình điểm dần cao
theo từng tháng, nên cố gắng vẽ đẹp hơn, ghi thông tin đầy đủ, chính xác, tránh
mắc lỗi chính tả khi viết. Với phương pháp này hình thành cho học sinh thói quen
tự tra cứu, sưu tầm và sắp xếp thông tin khoa học để dễ nhớ, dễ thuộc. Đề phòng
các em chép bài của nhau, sau mỗi lần thu vở chấm, dựa vào Mindmap giáo viên
nên hỏi một vài câu xác minh sự hiểu biết của các em, vì là câu từ tiếng Anh nếu

các em chép bài của bạn thì các em sẽ không hiểu nghĩa của nó.
* Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Trong học ngoại ngữ thì việc cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh là vô
cùng quan trọng. Đối với vẽ Mindmap thì việc làm này càng cần phải phát huy, để
bản đồ thêm phong phú, đầy sáng tạo cần sự cộng hưởng, trợ giúp của bạn bè, thầy
cô. Vì vậy, sau mỗi lần vẽ xong Mindmap, nếu là vẽ cá nhân tôi luôn dành một vài
phút cho các em trao đổi với bạn bên cạnh để có thể tự điều chỉnh, thêm bớt thông
tin cho phù hợp, đối chiếu so sánh kết quả của mình với của bạn làm cho bản đồ
đầy đủ thông tin, chính xác. Việc làm này được thực hiện thường xuyên thì sẽ làm
phong phú thêm suy nghĩ, ý tưởng cũng như vốn từ của các em, nâng cao khả
năng giao tiếp giữa học sinh trong cùng một cặp, nhóm và cả lớp, tạo khả năng tư
duy phê phán, đánh giá và phản hồi thông tin cho nhau. Các em muốn đóng góp ý
12


kiến cho bạn thì mình cần có kiến thức, cũng như từ những ý tưởng của bạn mình
có thể học hỏi thêm làm giàu kiến thức cho mình.
* Thi trưng bày sản phẩm và hùng biện
Một trong những hoạt động đỉnh cao phát huy tối đa tính tích cực học tiếng
Anh trên BĐTD đó là thi trưng bày sản phẩm và dựa vào BĐTD để hùng biện.
Như chúng ta đã biết, việc thiết lập Mindmap là sự kết hợp nét vẽ, màu sắc, hình
ảnh chữ viết trên một sơ đồ mở với cùng một chủ đề, nhưng có thể trình bày theo
những kiểu khác nhau phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, ý tưởng riêng biệt của
mỗi người. Như vậy, tùy theo từng thời điểm thích hợp giáo viên có thể tổ chức
cho các em thi vẽ và hùng biện theo từng nhóm, tổ, lớp. Nếu việc làm này được
giáo viên tổ chức tốt thì sẽ giúp cho các em phát triển khả năng thẩm mỹ, do việc
thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp
các ý tưởng một cách khoa học, súc tích, hợp lí. Bên cạnh một sản phẩm đẹp như
vậy, không chỉ vẽ xong rồi đứng nhìn mà phải triển khai nó như thế nào mới là
điều quan trọng. Như vậy, việc thi hùng biện tiếng Anh trên Mindmap được xem là

việc làm rất bổ ích, hiệu quả và dễ dàng hơn khi có những từ khóa cơ bản để các
em nói trôi chảy, lưu loát theo tình tự các nhánh đã được sắp xếp. Thông qua đây,
vốn tiếng Anh của các em được cải thiện rất nhiều về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp
cũng như sự hiểu biết phong phú trên những lĩnh vực mà các em đã được viết, nói.
Bên cạnh đó, còn rèn luyện cho các em tinh thần hợp tác, tính mạnh dạn, tự tin khi
nói trước đám đông và khả năng ứng xử nhanh nhạy. Đó chính là mẫu người của
thế kỉ 21. Trong hai năm qua, sau những lần tổ chức ở các lớp, tôi thấy các em rất
có năng khiếu. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đề xuất và được nhà trường đưa cuộc thi
này vào một trong những trò chơi nhỏ của hoạt động 22/12 và 26/3. Đây có thể nói
là một điểm mới trong hoạt động ngoài giờ lên lớp với tiêu chí học mà chơi, chơi
mà học, các em đã tiếp nhận nó một cách nhẹ nhàng và đầy hứng thú.
Kết quả đạt được
Sau khi áp dụng Mindmap vào dạy học, cuối năm chất lượng
học sinh lớp 9 thi tuyển vào THPT, trường xếp thứ 7 trên toàn huyện
và thứ 9 trên toàn tỉnh. Đến thời điểm cuối học kì I năm học 20122013, tôi đã tiến hành kiểm tra lại chất lượng học sinh lớp 9 và các
thông số được thể hiện qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết như sau:
Khèi

Nghe

Nãi

§äc

ViÕt

13


Cha


N¾m
N¾m ®Sè
lîng

îc kiÕn
thøc vËn
dông
kh¸

Cha n¾m

N¾m ®îc

Cha n¾m

®îc kiÕn

kiÕn thøc

®îc kiÕn

thøc vËn

vËn dông

thøc vËn

dông yÕu


kh¸

dông yÕu

®îc
kiÕn
thøc
vËn
dông

Cha

9

36

20

%
55,
6

SL
16

%
44,
4

SL

25

%
69,
4

SL
11

%
30,
6

SL
30

%
83,
3

N¾m ®-

®îc

îc kiÕn

îc kiÕn

kiÕn


thøc vËn

thøc vËn

thøc

dông

dông kh¸

vËn

yÕu

kh¸
SL

n¾m

n¾m ®-

SL
6

dông
%

16,
7


SL
30

%
83,
3

yÕu
SL
%
1
6

6,
7

Như vậy, qua một thời gian giảng dạy có sử dụng Mindmap vào trong
những hoạt động dạy học thích hợp, chất lượng của học sinh được nâng lên rõ rệt,
tỷ lệ các kĩ năng yếu đang dần chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Những tiết
học Anh văn không còn nặng nề như trước, các em đã tiếp thu bài nhanh hơn, chủ
động hơn trong mọi hoạt động giao tiếp đặc biệt là kỹ năng nói và viết. Năm học
2012-2013 cuộc thi Olympic Tiếng Anh lớp 9, trường đạt thứ ba đồng đội cấp
huyện, có được thành tích đó là nhờ sự đóng góp một phần không nhỏ, việc áp
dụng Mindmap vào dạy và học trong thời gian qua.

3. PHẦN KẾT LUẬN
Dạy học bằng BĐTD là một trong bảy phương pháp dạy học tích cực được Bộ
giáo dục và đào tạo giao cho dự án phát triển giáo dục THCS II giới thiệu và triển
khai việc “Xây dựng mô hình trường THCS tổ chức hoạt động đổi mới PPDH”.
Đây là phương pháp dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự

học nhằm tìm tòi , đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một
mạch kiến thức,..bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường
nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
Để sử dụng tốt BĐTD nhằm phát huy tính tích cực học tiếng Anh thì đòi hỏi sự
nổ lực cao của cả giáo viên và học sinh. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính
nhưng trước đó khi soạn bài, giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu bài dạy để
chuẩn bị đồ dùng dạy học, định hướng hoạt động nào sử dụng Mindmap, tổ chức
các hoạt động sao cho bài dạy thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học
sinh. Một nội dung quá dễ không có gì để vẽ hoặc quá khó không thể triển khai
được đều không gây được hứng thú cho học sinh.
Nên hình thành thói quen vẽ BĐTD cho học sinh, đăc biệt là đối với học sinh
yếu kém, cần tập cho các em tự ghi chép hoặc tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã
đọc và học theo cách hiểu của các em dưới dạng BÐTD. Ban đầu, giáo viên cho
14


các em làm quen với một số BĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ bằng cách
cho Key words hoặc một hình ảnh của chủ đề chính vào vị trí trung tâm rồi đặt các
câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ ra các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3… BĐTD là
một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả học sinh có chung một kiểu BĐTD, giáo
viên chỉ nên chỉnh sửa cho học sinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ,
màu sắc và hình thức (nếu cần). Để tất cả học sinh đều có cơ hội phát huy năng
lực, ý tưởng sáng tạo và tích cực trong học tập thì giáo viên cần chú ý chia nhóm
theo năng lực học sinh, đồng thời chia nhóm theo hình thức này, giáo viên có
nhiều thời gian hơn để giúp đỡ, kèm cặp học sinh yếu kém.
Hướng dẫn học sinh học ở nhà bằng Mindmap có vị trí vô cùng quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng bộ môn, giáo viên nên dành vài phút sau cuối mỗi
tiết học để hướng dẫn cụ thể cho các em những công việc cần làm khi ở nhà. Với
hình thức này buộc học sinh phải chủ động trong việc học của mình, từ đó mà hiệu
quả không ngừng được nâng cao. Thông qua phương pháp này, học sinh có thể

học được từ nhiều nguồn khác nhau ngoài sách giáo khoa. Các em tự tìm kiếm
kiến thức, chủ động phát triển thêm kiến thức chung quanh đề tài các em đang
học, các em sẽ có cảm giác không bị ràng buộc của thầy cô, không bị ràng buộc
bởi những kiến thức định sẵn trong sách giáo khoa, các em có cảm giác là bài học
này do chính mình xây dựng, chính mình phát hiện nên các em rất trân trọng và dễ
ghi nhận kiến thức một cách vững chắc.
Vì BÐTD là một sơ đồ mở kết hợp giữa hội họa và tri thức, nên việc vận dụng
thi trưng bày sản phẩm và hùng biện tiếng Anh là hoạt động đỉnh cao trong việc
khai thác ưu điểm của Mindmap. Thông qua hoạt động này, học sinh có cơ hội
phát huy năng lực, khoe tài cùng nhau không chỉ dừng lại ở trong lớp trường mà
còn ở những cấp cao hơn.
Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy kết hợp với các
phương pháp học nhóm, công nghệ thông tin, … vào trong giảng dạy hiện đang là
công cụ phù hợp và đạt hiệu quả cao, được tập thể giáo viên tâm đắc. Vì phương
pháp này giúp cho học sinh phát huy được sự tự tin, tính logic, sáng tạo và phát
triển được khả năng tư duy, … Để đạt hiệu quả cao, người giáo viên không chỉ có
kiến thức sâu rộng mà cần có nhiều phương pháp để vận dụng trong những tình
huống cụ thể và phù hợp nhất. Những phương pháp trên cần phải luôn được “mài,
gọt, giũa ...” trong thực tiễn giảng dạy. Chúng ta phải thổi vào học sinh một sự
đam mê, niềm hứng thú học tập, từ đó mới đánh thức được lòng tin trong các bậc
phụ huynh để họ cùng đội ngũ giáo viên thực hiện thành công chiến lược phát
triển giáo dục của nước nhà trong giai đoạn hiện nay.
15


Qua quá trình giảng dạy và một số kinh nghiệm tích góp từ đồng nghiệp, tôi
đã có những giải pháp sử dụng bản đồ tư duy giúp phát huy tính tích cực học tiếng
Anh cho học sinh lớp 8, 9 và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tôi
hy vọng những giải pháp này được đồng nghiệp đọc và cùng sử dụng để góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Anh ngày càng tốt hơn.

Xin trân trọng cảm ơn.!

16



×