Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về chuyển động đều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.42 KB, 27 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sáng kiến
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 5 GIẢI TOÁN VỀ
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Liên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Thủy


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình môn toán lớp 5 là một bộ phận của chương trình môn học ở bậc tiểu
học. Chương trình tiếp tục thực hiện những yêu cầu đổi mới về giáo dục toán học “giai
đoạn học tập sâu” (so với giai đoạn trước), góp phần đổi mới giáo dục phổ thông, nhằm
đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Một trong năm nội dung chương trình cơ bản của toán 5 thì nội dung về Giải toán có
lời văn chiếm một thời lượng lớn. Trong đó, mảng kiến thức giải toán về chuyển động
đều là một dạng toán khó, trừu tượng, đa dạng. Thế nhưng thời lượng dành cho phần
này lại quá ít, chỉ 9 tiết vừa hình thành kiến thức mới vừa luyện tập. Hơn nữa các bài
Toán về chuyển động đều là một dạng toán hay, tổng hợp và phức tạp trong quá trình
học của học sinh. Dạy - học về “ chuyển đổi đơn vị đo thời gian” và “ giải toán về
chuyển động đều” không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp
học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất
của xã hội như: Tính vận tốc, quãng đường, thời gian,...v..v…Đồng thời rèn những phẩm
chất không thể thiếu của người lao động đối với học sinh Tiểu học.
Nhưng tình trạng học sinh vận dụng sai quy tắc tìm quãng đường khi bài cho thời gian


khởi hành và thời gian về đích trong cách làm học sinh chưa biết tính thời gian thực đi.
Các em còn nhầm lẫn trong việc lựa chọn phương pháp giải của hai dạng toán chuyển
động : Hai động tử chuyển động ngược chiều và hai động tử chuyển động cùng
chiều trên đường bộ cũng như chuyển động trên sông. Các kĩ năng phân tích, thiết
lập mối quan hệ giữa các dữ kiện có trong bài toán chuyển động đều còn hạn chế. Qua
thực tế giảng dạy toán lớp 5, khi dạy học yếu tố giải toán về chuyển động đều, tôi nhận
thấy những hạn chế của học sinh thường gặp là:
- HS chưa kịp làm quen một số thao tác tư duy như : so sánh, phân tích, suy luận …
Khả năng khái quát thấp, nếu có thì chỉ có thể dựa vào dấu hiệu bên ngoài. Đối với bài
toán chuyển động đều, nó đòi hỏi ở học sinh sự linh hoạt và khả năng suy luận, diễn
dịch tốt. Loại toán này không giải bằng công thức đã có sẵn mà các em còn phải biết
phân tích, suy luận, diễn giải từ những dữ kiện của bài toán, để từ đó vận dụng những
kiến thức đã có sẵn, tháo gỡ mâu thuẩn và các tình huống đặt ra trong bài toán.
- HS chưa nhận được dạng bài tập, thuộc dạng nào mình đã học. Vì không nắm vững
ý nghĩa của chuyển động đều, không phân tích rõ được bản chất bài toán, chưa nắm rõ
mối quan hệ giữa năm dạng toán cơ bản về chuyển động đều nên hiểu một cách mơ hồ.
Về phía giáo viên, nhìn chung mọi giáo viên đều quan tâm về nội dung này, có đầu tư,
nghiên cứu cho mỗi tiết dạy. Tuy nhiên, đôi khi còn lệ thuộc vào sách giáo khoa nên rập


khuôn, chưa khắc sâu được bài học, nên học sinh xác định còn lẫn lộn giữa các dạng
toán. Qua đó đã góp phần làm giảm chất lượng dạy – học môn Toán trong nhà trường.
Trong nhiều năm qua ở các bài kiểm tra định kỳ khi gặp những bài toán về chuyển động
đều các em làm bài còn sai nhiều.
Từ việc xác định vị trí, vai trò của nội dung toán về chuyển động đều cũng như
những băn khoăn về cách dạy và học kiến thức này. Bản thân tôi là một giáo viên nhiều
năm dạy lớp 5, tôi nghĩ cần phải có một giải pháp cụ thể giúp học sinh nắm – hiểu và
giải được các bài toán về chuyển động đều một cách chắc chắn hơn. Tôi chọn nội dung:
“Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về chuyển động đều” để
nghiên cứu, thực nghiệm, nhằm góp phần tìm ra biện pháp khắc phục khó khăn cho bản

thân, cho đồng nghiệp cũng như giúp các em học sinh lớp 5 nắm chắc kiến thức khi học
đến nội dung này.
2. Điểm mới của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp giúp cho học sinh hiểu, nắm được mối
tương quan, điểm khác biệt của 5 dạng toán về chuyển động đều. Từ đó vận dụng giải
được các dạng toán về chuyển đều ở lớp 5.

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu
Qua nhiều năm công tác, bản thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và
giảng dạy toán lớp 5, khi dạy học yếu tố giải toán về chuyển động đều, tôi nhận thấy
những thuận lợi và khó khăn thường gặp như sau:
1.1. Thuận lợi:
Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có ý thức tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên
chăm lo học hỏi đồng chí đồng nghiệp, qua sách báo tài liệu, đặc biệt nhanh nhạy trong
việc tiếp cận với xu thế của việc dạy học mới hiện nay.
Được chi bộ, ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương, phụ huynh học sinh...
quan tâm giúp đỡ khích lệ.
Học sinh xác định được động cơ và thái độ học tập đúng đắn. Các em chăm chỉ học
tập, thích tìm hiểu và khám phá, thích được thầy cô giáo khen.
Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo, đáp ứng đầy đủ các phương tiện phục vụ dạy
học.
1.2. Khó khăn:
* Về giáo viên: Việc chuẩn bị lên lớp chưa thật chu đáo, đồ dùng dạy học chưa chuẩn
bị đôi lúc còn dạy chay, chưa hoạch định kế hoạch lên lớp nhất là hoạt động của thầy,


của trò. Giáo viên còn nói nhiều, làm thay, giao việc cho học sinh chưa cụ thể. Việc kiểm
soát học sinh trong quá trình làm bài thiếu chặt chẽ.
* Về học sinh: Một số học sinh sức học còn non, nên khó khăn trong việc tiếp thu kiến

thức cũng như vận dụng làm bài, các em chưa chịu học tập, việc học tập còn lơ là nhất là
việc vận dụng làm bài tập các em còn làm chiếu lệ qua loa để đối phó.Vận dụng quy tắc
công thức còn lẫn lộn, việc tóm tắt đề toán, cũng như cách trình bày chưa lôgic, các em
còn lúng túng trong việc phân tích tổng hợp đặt lời giải cho từng phép tính. Các em chỉ
biết tính chứ chưa biết chuyển hình thức câu hỏi sang câu trả lời mang tính khẳng định,
chỉ biết giải chứ chưa biết thử lại kết quả. Hay tự bằng lòng với kết quả làm được, chưa
chịu khó tìm cách giải hay và gọn hơn.
1.3. Kết quả điều tra: Cụ thể tôi khảo sát chất lượng HS, như sau:
Các dạng toán HS dự Điểm
%
Điểm
%
Điểm
% Điểm %
KT
9 , 10
7,8
5, 6
3,4
Các bài toán có
một chuyển động
27
7
25,9
8
29,6
10
37,0
2
7,4

tham gia
Các bài toán có 2
hoặc 3 chuyển
27
6
22,2
6
22,2
11
40,7
4
14,8
động cùng chiều
Các bài toán có 2
chuyển động
27
5
18,5
6
22,2
12
44,4
4
14,8
ngược chiều
Vật chuyển động
27
4
14,8
5

18,5
13
48,1
5
18,5
trên dòng nước
Vật chuyển động
có chiều dài
27
4
14,8
5
18,5
13
48,1
5
18,5
đáng kể
1.4. Nguyên nhân
Giáo viên thường giảng dạy theo nội dung sách giáo khoa mà không giài thích rõ cho
học sinh về ý nghĩa toán chuyển động trong các dạng toán và bài tập.
Học sinh tiểu học thường ghi nhớ một cách máy móc do vốn ngôn ngữ còn ít. Vì
thế các em thường có xu hướng học thuộc lòng từng câu, từng chữ nhưng không hiểu
gì. Ở các em, trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ lôgic. Cho nên
các em giải các bài toán điển hình như toán chuyển động đều một cách máy móc dựa
trên trí nhớ về phép tính cơ bản. Khi gặp bài toán nâng cao học sinh rất dễ mắc sai
lầm. Trí nhớ của các em không đủ để giải quyết các mâu thuẩn trong bài toán.


Tuy nhiên, học sinh lớp 5 đã biết phối hợp sử dụng tất cả các giác quan để ghi nhớ

một cách tổng hợp. Bước đầu có nhiều biện pháp ghi nhớ tốt hơn các tài liệu hoặc kiến
thức đã học. Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn rất bỡ ngỡ
trước một số thao tác tư duy như : so sánh, phân tích, suy luận … Khả năng khái quát
thấp, nếu có thì chỉ có thể dựa vào dấu hiệu bên ngoài.
Đối với bài toán chuyển động đều, nó đòi hỏi ở học sinh sự linh hoạt và khả năng
suy luận, diễn dịch tốt. Loại toán này không giải bằng công thức đã có sẵn mà các em
còn phải biết phân tích, suy luận, diễn giải từ những dữ kiện của bài toán, để từ đó vận
dụng những kiến thức đã có sẵn, tháo gỡ mâu thuẩn và các tình huống đặt ra trong bài
toán.
Nhiều em chưa xác định được dạng toán nhưng lại vận dụng một cách rập khuôn,
máy móc các bài toán mẫu mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên
khi làm bài thì các em lại lúng túng.
Bản thân tôi là một giáo viên nhiều năm dạy lớp 5, tôi nghĩ cần phải có một biện pháp
cụ thể giúp học sinh nắm – hiểu và giải được các bài toán chuyển động đều một cách
chắc chắn hơn.
2. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh giải toán về chuy ở lớp 5
Để cho học sinh hiểu và giải được các dạng toán về chuyển động đều, giáo viên cần
cho học sinh hiểu “mối quan hệ giữa quãng đường, vận tốc, thời gian” và “thế nào là
chuyển động có 2 đến 3 động tử tham gia , chuyển động có chiều dài đáng kể ?; hai động
tử chuyển động cùng chiều và hai động tử chuyển động ngược chiều” khác nhau như thế
nào? Hơn nữa việc vận dụng các kiến thức cơ bản vào thực hành còn gặp nhiều hạn chế,
các em hay bắt chước các bài thầy giáo hướng dẫn mẫu để thực hiện yêu cầu của bài
toán, cho nên dẫn đến nhiều sai lầm cơ bản. Để giải quyết tình trạng học sinh còn sai
những lỗi này trước hết giáo viên phải củng cố và khắc sâu các dạng toán cơ bản và các
công thức cần nắm để vận dụng.
Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh phân biệt 5 dạng toán cơ bản của chuyển động
đều.
PHẦN 1: NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ .
I. Các đại lượng trong toán chuyển động


- Quãng đường: kí hiệu là s - Thời gian: kí hiệu là t - Vận tốc: kí hiệu là v
II. Các công thức cần nhớ:
S=vxt
;
v=s:t
;
t=s:v
Chú ý: Khi sử dụng các đại lượng trong một hệ thống đơn vị cần lưu ý
cho học sinh :
1. - Nếu quãng đường là km, thời gian là giờ thì vận tốc là km/giờ.


- Nếu quãng đường là m, thời gian là phút thì vận tốc là m/phút
2. Với cùng một vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian.
3. Trong cùng một thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc.
4. Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
PHẦN 2: CÁC DẠNG TOÁN CƠ BẢN VÀ KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Dạng 1: Các bài toán có một chuyển động tham gia.
I. Kiến thức cần nhớ:
- Thời gian đi = quãng đường : vận tốc (t = s : v)
= giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có).
- Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có).
- Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu
có)
- Vận tốc = quãng đường : thời gian (v = s : t)
- Quãng đường = vận tốc × thời gian (s = v × t)
II. Các loại bài:
Loại 1: Tính quãng đường khi biết vân tốc và phải giải bài toán phụ để tìm thời gian.
Loại 2: Tính quãng đường khi biết thời gian và phải giải bài toán phụ để tìm vận tốc.
Loại 3: Vật chuyển động trên một quãng đường nhưng vận tốc thay đổi giữa đoạn lên

dốc, xuống dốc và đường bằng.
Loại 4: Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về.
Dạng 2: Các bài toán có 2 hoặc 3 chuyển động cùng chiều.
I. Kiến thức cần nhớ:
- Vận tốc vật thứ nhất: kí hiệu v1
- Vận tốc vật thứ hai: kí hiệu v2.
Nếu hai vật chuyển động cùng chiều cách nhau quãng đường s cùng xuất phát một
lúc thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là:
t = s : (v1 – v2)
Nếu vật thứ hai xuất phát trước một thời gian t0 sau đó vật thứ nhất mới xuất phát
thì thời gian vật thứ nhất đuổi kịp vật thứ hai là:
t = v2 × t0 : (v1 – v2)
(Với v2 × t0 là quãng đường vật thứ hai xuất phát trước vật thứ nhất trong thời gian t0.)
II. Các loại bài:
1. Hai vật cùng xuất phát một lúc nhưng ở cách nhau một quãng đường s
2. Hai vật cùng xuất phát ở một địa điểm nhưng một vật xuất phát trước một thời gian
t0 nào đó.
3. Dạng toán có ba chuyển động cùng chiều tham gia.


Dạng 3: Các bài toán có 2 chuyển động ngược chiều .
I. Kiến thức cần ghi nhớ:
- Vận tốc vật thứ nhất kí hiệu là v1.
- Vân tốc vật thứ hai kí hiệu là v2.
- Quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phá là s.
- Thời gian để hai vật gặp nhau là t, thì : t = s : (v1 + v2)
Chú ý: s là quãng đường hai vật cách nhau trong cùng thời điểm xuất phát. Nếu vật nào
xuất phát trước thì phải trừ quãng đường xuất phát trước đó.
II. Các loại bài:
- Loại 1: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đoạn đường và gặp

nhau một lần.
- Loại 2: Hai vật chuyển động ngược chiều nhau và gặp nhau hai lần.
- Loại 3: Hai vật chuyển động ngược chiều và gặp nhau 3 lần trên
một đường tròn.
Dạng 4: Vật chuyển động trên dòng nước .
I. Kiến thứ cần ghi nhớ:
- Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước.
- Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc dòng nước.
- Vxuôi

= Vvật + Vdòng.
- Vngược = Vvật – Vdòng.
- Vdòng = (Vxuôi – Vngược) : 2
- Vvật
= (Vxuôi + Vngược) : 2
- Vxuôi – Vngược = Vdòng × 2
Dạng 5: Vật chuyển động có chiều dài đáng kể .
Các loại bài và kiến thức cần ghi nhớ:
- Loại 1: Đoàn tàu chạy qua cột điện: Cột điện coi như là một điểm, đoàn tàu vượt
qua hết cột điện có nghĩa là từ lúc đầu tàu đến cột điện cho đến khi toa cuối cùng qua
khỏi cột điện.
+ Kí hiệu l là chiều dài của tàu; t là thời gian tàu chạy qua cột điện; v là vận tốc tàu.
Ta có:
t=l:v
- Loại 2: Đoàn tàu chạy qua một cái cầu có chiều dài d: Thời gian tàu chạy qua hết
cầu có nghĩa là từ lúc đầu tàu bắt đầu đến cầu cho đến lúc toa cuối cùng của tàu ra
khỏi cầu hay Quãng đường = chiều dài tàu + chiều dài cầu.
t = (l + d) : v
- Loại 3: Đoàn tàu chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều (chiều dài ô tô không
đáng kể).



Trường hợp này xem như bài toán chuyển động ngược chiều nhau xuất phát từ hai
vị trí: A (đuôi tàu) và B (ô tô). Trong đó: Quãng đường cách nhau của hai vật =
quãng đường hai vật cách nhau + chiều dài của đoàn tàu.
Thời gian để tàu vượt qua ô tô là: t = (l + d) : (Vôtô + Vtàu).
- Loại 4: Đoàn tàu vượt qua một ô tô đang chạy cùng chiều: Trường hợp này xem
như bài toán về chuyển động cùng chiều xuất phát từ hai vị trí là đuôi tàu và ô tô.
t = (l + d) : (Vtàu – Vôtô).
- Loại 5: Phối hợp các loại trên
Biện pháp 2: Hướng dẫn giải các dạng toán về chuyển động đều cụ thể
Dạng 1- Loại 1: Một ô tô dự kiến đi từ A đến B với vận tốc 45km/giờ thì đến B
lúc 12 giờ trưa. Nhưng do trời trở gió mỗi giờ xe chỉ đi được 35km/giờ và đến B
chậm 40 phút so với dự kiến. Tính quãng đường từ A đến B.
Giải:
Cách 1: Vì biết được vận tốc dự định và vận tốc thực đi nên ta có được tỉ số hai vận
tốc này là:

45
9
hay .
7
35

Trên cùng một quãng đường AB thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
với nhau. Do vậy, tỉ số vận tốc dự định so với vận tốc thực đi là

9
thì tỉ số thời gian là
7


7
. Ta coi thời gian dự định là 7 phần thì thời gian thực đi là 9 phần. Ta có sơ đồ:
9

Thời gian dự định:
Thời gian thực đi:
Thời gian đi hết quãng đường AB là:
40 : ( 9 - 7) × 9 = 180 (phút).
180 phút = 3 giờ
Quãng đường AB dài là: 3 × 35 = 105 (km).
Đáp số: 105 km.
Dạng 1- Loại 2: Một người đi xe máy từ A đến B mất 3 giờ. Lúc trở về do ngược gió
mỗi giờ người ấy đi chậm hơn 10km so với lúc đi nên thời gian lúc về lâu hơn 1 giờ. Tính
quãng đường AB?
Giải:
Thời gian lúc người âý đi về hết: 3 + 1 = 4 (giờ).


Trên cùng quãng, đường thời gian và vân tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Tỉ
3
4

số thời gian giữa lúc đi và lúc về là: 3 : 4 = . Vậy tỉ số vận tốc giữa lúc đi và lúc về
4
3

là: .
Ta coi vận tốc lúc đi là 4 phần thì vân tốc lúc về là 3 phần. Ta có sơ đồ:
Vận tốc lúc đi:

Vận tốc lúc về:
Vận tốc lúc đi là:
10 : ( 4 – 3) × 4 = 40 (km/giờ)
Quãng đường AB là: 40 × 3 = 120 (km).
Đáp số: 120 km
Dạng 1- Loại 3: Một người đi bộ từ A đến B, rồi lại trở về A mất 4giờ 40 phút.
Đường từ A đến B lúc đầu là xuống dốc tiếp đó là đường bằng rồi lại lên dốc. Khi
xuống dốc người đó đi với vận tốc 5km/giờ, trên đường bằng với vận tốc 4km/giờ và
khi lên dốc với vận tốc 3km/giờ. Hỏi quãng đường bằng dài bao nhiên biết quãng
đường AB dài 9km.
Giải:
Ta biểu thị bằng sơ đồ sau:

Đổi 1giờ = 60 phút.
Cứ đi 1km đường xuống dốc hết:
60 : 5 = 12 (phút)
Cứ đi 1km đường lên dốc hết:
60 : 3 = 20 (phút)
Cứ đi 1km đường bằng hết:
60 : 4 = 15 (phút)
Cứ 1km đường dốc cả đi lẫn về hết: 12 + 20 = 32 (phút)
Cứ 1km đường bằng cả đi lẫn về hết: 15 × 2 = 30 (phút)
Nếu 9 km đều là đường dốc thì hết: 9 × 32 = 288 (phút)
Thời gian thực đi là:
4giờ 40phút = 280 phút.
Thời gian chênh lệch nhau là:
288 – 280 = 8 (phút)
Thời gian đi 1km đường dốc hơn đường bằng: 32 - 30 = 2 (phút)



Đoạn đường bằng dài là:

8 : 2 = 4 ( km)
Đáp số: 4km.
* Dạng 1- Loại 4: Một người đi bộ từ A đến B rồi lại quay trở về A. Lúc đi với vận tốc
6km/giờ nhưng lúc về đi ngược gió nên chỉ đi với vận tốc 4km/giờ. Hãy tính vận tốc
trung bình cả đi lẫn về của người âý.
Giải
Đổi 1 giờ = 60 phút
1km đường lúc đi hết: 60 : 6 = 10 (phút)
1 km đường về hết: 60 : 4 = 15 (phút)
Người ấy đi 2 km (trong đó có 1km đi và 1km về) hết: 10 + 15 = 25 (phút)
Người ấy đi và về trên đoạn đường 1km hết: 25 : 2 = 12,5(phút)
Vận tốc trung bình cả đi và về là:
60 : 12,5 = 4,8 (km/giờ)
Đáp số: 4,8 km/giờ
* Dạng 2- Loại 1: Lúc 12giờ trưa, một ô tô xuất phát từ điểm A với vận tốc 60 km/giờ
và dự định đến B lúc 3giờ 30 phút chiều. Cùng lúc đó, từ điểm C trên đường từ A
đến B và cách A 40 km, một người đi xe máy với vận tốc 45 km/giờ về B. Hỏi lúc
mấy giờ ô tô đuổi kịp người đi xe máy và dịa điểm gặp nhau cách A bao nhiêu?
Giải:
Sơ đồ tóm tắt:
40
k
m

A
C
V1= 60 km/giờ V2 = 45 km/giờ


B

Mỗi giờ xe ô tô lại gần xe máy được là:
60 - 45 = 15 (km)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
2
3

40 : 15 = 2 giờ = 2 giờ 40 phút
Hai xe gặp nhau lúc:
12 giờ + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phút
Địa điểm gặp nhau cách A là:


2
60 × 2 = 160 (km)
3

Đáp số: 160 km.
* Dạng 2- Loại 2: Nhân dịp nghỉ hè lớp 5A tổ chức đi cắm trại ở một địa điểm cách
trường 8 km. Các bạn chia làm hai tốp. Tốp thứ nhất đi bộ khởi hành từ 6giờ sáng với
vận tốc 4km/giờ, tốp thứ hai đi xe đạp trở dụng cụ với vận tốc 10km/giờ. Hỏi tốp xe
đạp khởi hành lúc mấy giờ để tới nơi cùng một lúc với tốp đi bộ?
Giải
Vì hai tốp đến nơi cùng một lúc có nghĩa là thời gian tốp đi xe đạp từ trường tới nơi
cắm trại chính bằng thời gian hai nhóm đuổi kịp nhau tại địa điểm cắm trại.
Thời gian tốp đi xe dạp đi hết là:
8 : 10 = 0,8 (giờ)
Thời gian tốp đi bộ đi hết là:
8 : 4 = 2 (giờ)

Khi tốp đi xe đạp xuất phát thì tốp đi bộ đã đi được
2 – 0,8 = 1,2 (giờ)
Thời gian tốp xe đạp phải xuất phát là:
6 + 1,2 = 7,2 (giờ)
Hay 7 giờ 12 phút.
Đáp số: 7 giờ 12 phút.
* Dạng 2- Loại 3: Một người đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ và một ô tô đi với vận
tốc 28 km/giờ cùng khởi hành lúc 8 giờ từ địa điểm A tới B. Sau đó nửa giờ một xe
máy đi với vận tốc 24 km/giờ cũng xuất phát từ A để đi đến B. Hỏi trên đường từ A
đến B vào lúc mấy giờ xe máy ở đúng điểm chính giữa xe đạp và ô tô.
Lưu ý: Muốn tìm thời điểm 1 vật nào đó nằm giữa khoảng cách 2 xe ta thêm một vật
chuyển động với vận tốc bằng TBC của hai vật đã cho.
Giải:
Ta có sơ đồ:
A

C

D

E

B

Trong sơ đồ trên thời điểm phải tìm xe đạp đi đến điểm C, xe máy đi đến điểm D và
ô tô đi đến điểm E (CD = DE).
Giả sử có một vật thứ tư là xe X nào đó cũng xuất phát từ A lúc 6 giờ và có vận


tốc = vận tốc trung bình của xe đạp và ô tô thì xe X luôn nằm ở điểm chính giữa

khoảng cách xe đạp và ô tô.
Vậy khi xe máy đuổi kịp xe X có nghĩa là lúc đó xe máy nằm vào khoảng cách chính
giữa xe đạp và ôtô.
Vận tốc của xe X là:
(12 + 28 ) : 2 = 20 (km/giờ)
Sau nửa giờ xe X đi trước xe máy là: 20 × 0,5 = 10 (km)
Để đuổi kịp xe X, xe máy phải đi trong thời gian là:
10 : (24 - 20) = 2,5 (giờ)
Lúc xe máy đuổi kịp xe X chính là lúc xe máy nằm vào khoảng chính giữa xe đạp
và ôtô và lúc đó là:
6 giờ + 0,5 giờ + 2,5 giờ = 9 giờ.
Đáp số: 9 giờ.
* Dạng 3 - Loại 1: Hai thành phố A và B cách nhau 186 km. Lúc 6 giờ sáng một
người đi xe máy từ A với vận tốc 30 km/giờ về B. Lúc 7 giờ một người khác đi xe
máy từ B về A với vận tốc 35km/giờ. Hỏi lúc mấy giờ thì hai người gặp nhau và chỗ
gặp nhau cách A bao xa?
Giải:
Thời gian người thứ nhất xuất phát trước người thứ hai là:
7 giờ – 6 giờ = 1 giờ.
Khi người thứ hai xuất phát thì người thứ nhất đã đi được quãng đường là:
30 × 1 = 30 (km)
Khi người thứ hai bắt đầu xuất phát thì khoảng cách giữa hai người là:
186 – 30 = 156 (km)
Thời gian để hai ngườigặp nhau là:
2
5

156 : (30 + 35 ) = 2 (giờ) = 2 giờ 24 phút.
Vậy hai người gặp nhau lúc:
7giờ + 2giờ 24 phút = 9 giờ 24 phút

Chỗ gặp nhau cách điểm A:
30 + 2

2
× 30 = 102 (km)
5

Đáp số: 102 km.


* Dạng 3- Loại 2: Hai người đi xe đạp ngược chiều nhau cùng khởi hành một lúc.
Người thứ nhất đi từ A, người thứ hai đi từ B và đi nhanh hơn người thứ nhất. Họ
gặp nhau cách A 6km và tiếp tục đi không nghỉ. Sau khi gặp nhau người thứ nhất đi
tới B thì quay trở lại và người thứ hai đi tới A cũng quay trở lại. Họ gặp nhau lần thứ
hai cách B 4km. Tính quãng đường AB.
Giải:
Ta biết rằng từ lúc khởi hành đến lúc hai người gặp nhau lần thứ hai thì cả hai
người đã đi hết 3 lần quãng đường AB.
Ta có sơ đồ biểu thị quãng đường đi được của người thứ nhất là nét liền, của người
thứ hai là đường có gạch chéo, chỗ hai người gặp nhau là C:
A

B
C

Nhìn vào sơ đồ ta thấy cứ mỗi lần hai người đi được một đoạn đường AB thì người
thứ nhất đi được 6km.
Do đó đến khi gặp nhau lần thứ hai thì người thứ nhất đi được:
6 × 3 = 18 (km)
Quãng đường người thứ nhất đi được chính bằng quãng đường AB cộng thêm

4km nữa. Vậy quãng đường AB dài là:
18 – 4 = 14 (km).
Đáp số: 14km
* Dạng 3- Loại 3: Hai anh em xuất phát cùng nhau ở vạch đích và chạy ngược chiều
nhau trên một đường đua vòng tròn quanh sân vận động. Anh chạy nhanh hơn và khi
chạy được 900m thì gặp em lần thứ nhất. Họ tiếp tục chạy như vậy và gặp nhau lần
thứ 2, lần thứ 3. Đúng lần gặp nhau lần thứ 3 thì họ dừng lại ở đúng vạch xuất phát
ban đầu. Tìm vận tốc mỗi người, biết người em đã chạy tất cả mất 9 phút.
Giải:
Sau mỗi lần gặp nhau thì cả hai người đã chạy được một quãng đường đúng bằng
một vòng đua. Vậy 3 lần gặp nhau thì cả hai người chạy được 3 vòng đua. Mà hai người
xuất phát cùng một lúc tại cùng một điểm rồi lại dừng lại tại đúng điểm xuất phát nên
mỗi người chạy được một số nguyên vòng đua.
Mà 3 = 1 + 2 và anh chạy nhanh hơn em nên anh chạy được 2 vòng đua và em chạy
được 2 vòng đua. Vậy sau 3 lần gặp nhau anh chạy được quãng đường là:
900 × 3 = 2700 (m)


Một vòng đua dài là:
Vận tốc của em là:
Vận tốc của anh là:

2700 : 2 = 1350 (m)
1350 : 9 = 150 (m/phút)
2700 : 9 = 300 (m/phút)
Đáp số: Anh: 300 m/phút
Em: 150 m/phút
Dạng 4: Lúc 6giờ sáng, một chuyến tàu thuỷ chở khách xuôi dòng từ A đến B, nghỉ lại
2 giờ để trả và đón khách rồi lại ngược dòng về A lúc 3 giờ 20 phút chiều cùng ngày.
Hãy tính khoảng cách giữa hai bến A và B, biết rằng thời gian đi xuôi dòng nhanh hơn

thời gian đi ngược dòng là 40 phút và vận tốc dòng nước là 50m/phút.
Giải:
Ta có: 3 giờ 20 phút chiều = 15 giờ 20 phút.
Thời gian tàu thuỷ đi xuôi dòng và ngược dòng hết là:
15 giờ 20 phút – (2giờ + 6giờ) = 7 giờ 20 phút
Thời gian tàu thủy đi xuôi dòng hết:
(7 giờ 20 phút – 40 phút) : 2 = 3 giờ 20 phút
3giờ 20 phút = 3

1
10
giờ =
giờ
3
3

Thời gian tàu thuỷ đi ngược dòng hết:
7 giờ 20 phút – 3 giờ 20 phút = 4 giờ
Tỉ số thời gian giữa xuôi dòng và ngược dòng là:
10
5
: 4 =
3
6

Vì trên cùng quãng đường, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau
nên tỉ số vận tốc xuôi dòng và ngược dòng là

5
. Coi vận tốc xuôi dòng là 6 phần thì

6

vận tốc ngược dòng là 5 phần, hơn nhau bằng 2 x V dòng. Ta có sơ đồ: 2 x V dòng
V xuôi dòng:
V ngược dòng:
Vxuôi dòng hơn Vngược dòng là:
2 × 50 = 100 (m/phút)
Vngược dòng là: 5 x 100 = 500 (m/phút)
= 30(km / giờ )
Khoảng cách giữa hai bến A và B là: 30 × 4 = 120 (km)
Đáp số: 120 km.


* Dạng 4: Một tàu thủy đi từ một bến trên thượng nguồn đến một bến dưới hạ nguồn
hết 5 ngày đêm và đi ngược từ bến hạ nguồn về bến thượng nguồn mất 7 ngày đêm.
Hỏi một bè nứa trôi từ bến thượng nguồn về bến hạ nguồn hết bao nhiêu ngày đêm?
Giải:
Tính thời gian mà bè nứa trôi chính là thời gian mà dòng nước chảy (Vì bè nứa trôi
theo dòng nước). Ta có tỉ số thời gian tàu xuôi dòng và thời gian tàu ngược dòng là:

5
7

Trên cùng một quãng đường, thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Do đó, tỉ số vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là:

7
. Coi vận tốc xuôi dòng
5


là 7 phần thì vận tốc ngược dòng là 5 phần. Hiệu vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược
dòng là hai lần vận tốc dòng nước.
Ta có sơ đồ:
2 x V dòng
V xuôi dòng:
V ngược dòng:
Nhìn vào sơ đồ ta thấy tỉ số vận tốc dòng nước so với vận tốc tàu xuôi dòng là

1
7

Do đó, tỉ số bè nứa trôi so với thời gian tàu xuôi dòng là 7 lần.
Vậy thời gian bè nứa tự trôi theo dòng từ bến thượng nguồn đến bến hạ
nguồn là:
5 × 7 = 35 (ngày đêm)
Đáp số: 35 ngày đêm
*Dạng 5: Một đoàn tàu chạy qua một cột điện hết 8 giây. Cũng với vận tốc đó đoàn
tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn
tàu.
Giải:
Ta thấy:
- Thời gian tàu chạy qua cột điện có nghĩa là tàu chạy được một đoạn đường bằng
chiều dài của đoàn tàu.
- Thời gian đoàn tàu chui qua đường hầm bằng thời gian tàu vượt qua cột điện cộng
thời gian qua chiều dài đường hầm.
- Tàu chui qua hết đường hầm có nghĩa là đuôi tàu ra hết đường hầm.
Vậy thời gian tàu qua hết đường hầm là: 1 phút – 8 giây = 52 giây.
Vận tốc của đoàn tàu là:
260 : 52 = 5 (m/giây) = 18 (km/giờ)
Chiều dài của đoàn tàu là:

5 × 8 = 40 (m).


Đáp số: 40m ; 18km/giờ.
* Dạng 5: Một ô tô gặp một xe lửa chạy ngược chiều trên hai đoạn đường song
song. Một hành khách trên ôtô thấy từ lúc toa đầu cho tới lúc toa cuối của xe lửa qua
khỏi mình mất 7 giây. Tính vận tốc của xe lửa (theo km/giờ), biết xe lửa dài 196 m và
vận tốc ôtô là 960 m/ phút.
Giải:
Quãng đường xe lửa đi được trong 7 giây bằng chiều dài xe lửa trừ đi quãng đường
ôtô đi được trong 7 giây (Vì hai vật này chuyển động ngược chiều).
Ta có:
960m/phút = 16m/giây.
Quãng đường ôtô đi được trong 7 giây là:
16 × 7 = 112 (m)
Quãng đường xe lửa chạy trong 7 giây là:
196 – 112 = 84 (m)
Vận tốc xe lửa là:
87 : 7 = 12 (m/giây)
= 43,2 (km/giờ)
Đáp số: 43,2 km/giờ
Giải:
Thời gian chim bay qua bay lại đúng bằng thời gian hai đơn vị hành quân đến lúc
gặp nhau. Thời gian đó là:
27 : ( 5 + 4 ) = 3 (giờ)
Quãng đường chim bay qua bay lại tất cả là:
24 × 3 = 72 (km)
Đáp số: 72km.
Bài 15: Lúc 6 giờ sáng một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Sau 2
giờ, một người khác đi xe máy từ B đến A với vận tốc 35km/giờ. Biết quãng đường

từ A đến B dài 118km. Hỏi đến mấy giờ hai người gặp nhau?
Giải:
Sau 2 giờ người đi xe đạp đi được đoạn đường là:
12 × 2 = 24 (km)
Lúc đó hai người còn cách nhau:
118 – 24 = 94 (km)
Sau đó mỗi giờ hai người gần nhau thêm là:
12 + 35 = 47 (km)
Từ khi người thứ hai đi đến lúc gặp nhau là:


94 : 47 = 2 (giờ)
Hai người gặp nhau lúc:
6 + 2 + 2 = 10 (giờ)
Đáp số: 10 giờ.
Sau khi học sinh học xong dạng 5, giáo viên cần giúp học sinh nắm một số lưu ý:
- Bài toán chuyển động đều là dạng toán phức tạp, nội dung đa dạng, phong phú. Do
đó việc yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán để xác định được dạng bài và tìm ra hướng giải
đúng là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên.
- Khi dạy giải các bài toán chuyển động đều, giáo viên nên hướng dẫn học sinh tóm
tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Hướng dẫn học sinh một cách tỉ mĩ để các em vận dụng công thức một cách chính
xác, linh hoạt.
- Động viên học sinh giải bằng nhiều cách khác nhau và lựa chọn cách giải hay
nhất.
- Biết vận dụng mối tương quan tỉ lệ thuận và tương quan tỉ lệ nghịch giữa 3 đại
lượng ; quãng đường, vận tốc, thời gian để giải được bài toán.
- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo, tỉ mĩ bởi đây là dạng toán khó và có nhiều bất
ngờ trong lời giải. Chính vì vậy, đứng trước một bài toán, giáo viên cần làm tốt những
công việc sau :

- Xác định những yêu cầu và đưa bài toán về dạng cơ bản.
- Tự giải bài toán bằng nhiều cách (nếu có).
- Dự kiến những khó khăn, sai lầm của học sinh.
- Tìm cách tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn, gợi ý để học sinh tìm được cách giải hay.
- Đề xuất bài toán mới hoặc khai thác theo nhiều khía cạnh khác nhau.
- Rèn luyện cho học sinh có năng khiếu toán năng lực khái quát hóa giải toán.
Biện pháp 3: Mở rộng một số dạng toán liên quan đến chuyển động đều.
Ở tiểu học, ngoài 5 dạng toán các em được củng cố và luyện tập ở trên, ta còn
thường gặp một số bài toán thuộc dạng khác liên quan tới chuyển động đều ở mức độ
cao hơn (dành cho HS yêu thích và say mê học toán). Cách giải các bài toán đó như thế
nào? Tôi đã mạnh dạn hướng dẫn các em một số bài mẫu mới nhằm nâng cao kiến thức
áp dụng thực tế tốt hơn.
Mẫu 1: Một ôtô đi từ A đến B mất 2 giờ. Một xe máy đi từ B đến A mất 3 giờ. Tính
quãng đường AB biết vận tốc ôtô hơn xe máy là 20km/giờ. Nếu hai xe khởi hành cùng
một lúc thì chúng gặp nhau cách A bao nhiêu kilômét?
Hướng dẫn học sinh phân tích:


* Nhận biết dạng toán: Tôi đã giúp các em biết được tỉ số giữa 2 xe đưa về dạng hiệu tỉ
để tìm vận tốc của ô tô và vận tốc của xe máy .
Giải:
Tỉ số thời gian của ôtô và xe máy đi trên AB là: 2 : 3 =

2
3

Trên cùng một quãng đường AB, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Do đó, tỉ số vận tốc của 3 ôtô và xe máy đi trên AB là

2

:
3

Ta có sơ đồ:
Vận tốc ô tô:
Vận tốc xe máy:

20km/
h
Vận tốc của ôtô là: 20 : (3 – 2) × 3 = 60 (km/giờ)
Quãng đường AB dài là: 60 × 2 = 120 (km)

Vận tốc của xe máy là: 60 - 20 = 40 (km/giờ)
Nếu cùng khởi hành hai xe sẽ gặp nhau sau một thời gian là:
120 : (60 + 40) = 1,2 (giờ)
Địa điểm gặp nhau cách A là: 60 × 1,2 = 72 (km)
Đáp số: Quãng đường AB dài: 60km
Địa điểm gặp nhau cách A: 72km
Mẫu 2: Một ô tô phải chạy từ A đến B. Sau khi chạy được 1 giờ thì ô tô giảm vận tốc
chỉ còn bằng

3
vận tốc ban đầu, vì thế ô tô đến B chậm mất 2 giờ. Nếu từ A, sau khi
5

chạy được 1 giờ, ô tô chạy thêm 50km nữa rồi mới giảm vận tốc thì ô tô đến B chỉ chậm
1 giờ 20 phút. Tính quãng đường AB.
Hướng dẫn học sinh phân tích:
* Nhận biết dạng toán: Tôi đã giúp các em liên tưởng bài toán trong thực tế của mình
đang đi trên xe ô tô để các em hiểu được trong bài toán về chuyển động thường có các

đại lượng : Quãng đường, vận tốc, thời gian
Giải
A

C

50k

D

B

Vì đi cùng quãng đường thì thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc, do đó, giả sử tới C ô tô bắt
đầu giảm vận tốc bằng

3
vận tốc ban đầu thì nếu ta coi thời gian khi đi quãng đường
5


CB là 3 phần khi chưa giảm vận tốc,
suy ra thời gian đi quãng đường CB lúc đã giảm
vận tốc là 5 phần, sự chênh lệch giữa 2 thời gian
đó là 2 giờ (vì ô tô đến B chậm 2 giờ).
Suy ra thời gian ô tô đi từ C tới B nếu chưa giảm vận tốc là 3 giờ.
Cũng lý luận tương tự: Thời gian đi quãng đường DB khi chưa giảm vận tốc là 3 phần
thì thời gian đi quãng đường DB lúc đã giảm vận tốc là 5 phần.
Sự chênh lệch giữa 2 thời gian đó là 1 giờ 20 phút = 80 phút, suy ra
Thời gian đi quãng đường DB với vận tốc ban đầu là:
80 ph × 3

= 120 phút = 2 giờ
2
Vậy thời gian đi đoạn CD = 50km với vận tốc ban đầu là:
3 giờ - 2 giờ = 1 giờ
Suy ra vận tốc ban đầu của ô tô là 50 km/h
Quãng đường AB dài:
50 × (3 + 1) = 200 (km)
Đáp số : 200 km
Mẫu 3: Hai người đi xe đạp khởi hành cùng một lúc, đi từ A đến B. Người thứ nhất đi
được nửa quãng đường đầu của mình với vận tốc 12km/giờ và nửa quãng đường sau với
vận tốc 15km/giờ. Người thứ hai đi nửa thời gian đầu của mình với vận tốc 15km/giờ và
nửa thời gian sau đi với vận tốc 12km/giờ. Hỏi ai tới B trước.
Hướng dẫn học sinh phân tích:
* Nhận biết dạng toán: Tôi đã giúp các em liên tưởng bài toán trong thực tế nếu vận
tốc và quãng đường không thay đổi thì thời gian cũng không thay đổi.
* Giúp học sinh tìm cách giải
Nếu ta giả sử người thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 15km/giờ và nửa
quãng đường sau với vận tốc 12km/giờ thì thời gian để người đó đi hết quãng đường AB
cũng không có gì thay đổi.
Quãng đường của người thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận tốc 15km/giờ phải lớn
hơn quãng đường sau cũng đi với thời gian như thế nhưng với vận tốc 12km/giờ.
15km/

12km/

Người I:
A
Người II:

15km/


B
12km/


A
C
D
B
Như vậy, có thể coi hai người xuất phát cùng một lúc, với cùng vận tốc là 15km/giờ,
đi đến chính giữa quãng đường, người thứ nhất giảm vận tốc xuống còn 12km/giờ, trong
khi đó người thứ hai còn đi tiếp với vận tốc 15km/giờ một đoạn nữa (đoạn CD) rồi mới
giảm vận tốc xuống còn 12km/giờ.
Do đó người II phải tới B trước.
Mẫu 4: Hai địa điểm A và B cách nhau 55km. Một đơn vị bộ đội hành quân từ A đến B
với vận tốc 5km/giờ. Cùng lúc ấy một đơn vị bộ đội khác hành quân từ B về A với vận
tốc 6km/giờ. Sau khi hai đơn vị khởi hành được 1 giờ, một anh liên lạc đi xe đạp với vận
tốc 15km/giờ từ A về phía B, sau khi gặp đơn vị thứ hai thì quay lại gặp đơn vị thứ nhất
rồi đi gặp đơn vị thứ hai v.v…Cứ như thế, cho đến khi gặp cả hai đơn vị cùng một chỗ.
Hãy tính quãng đường mà anh liên lạc đã đi.
Hướng dẫn học sinh phân tích:
Các em đừng bị "rối trí "vì quãng đường "lằng nhằng" mà anh liên lạc đã đi. Bài toán
bắt tìm cái gì? Quãng đường anh liên lạc đã đi, mà muốn tìm quãng đường ta lấy vận tốc
nhân với thời gian. Ở đây bài toán đã cho biết vận tốc của anh liên lạc là 15km/giờ, ta
chỉ còn tìm thời gian anh đã đi. Anh đi sau 2 đơn vị bộ đội 1 giờ và dừng lại khi hai đơn
vị gặp nhau.
* Giúp học sinh tìm cách giải
Thời gian tính từ lúc hai đơn vị cùng khởi hành cho đến lúc gặp nhau:
55: (5 + 6) = 5 (giờ)
Thời gian anh liên lạc đã đi:

5 - 1 = 4 (giờ)
Vậy quãng đường anh liên lạc đã đi:
15 × 4 = 60 (km)
Đáp số: 60 km
Mẫu 5: An và Bình đi xe đạp cùng lúc từ A đến B, An đi với vận tốc 12 km/giờ,
Bình đi với vận tốc 10km/giờ. Đi được 1,5 giờ, để đợi Bình, An đã giảm vận tốc
xuống còn 7km/giờ. Tính quãng đường AB, biết rằng lúc gặp nhau cũng là lúc An và
Bình cùng đến B
Hướng dẫn học sinh phân tích:
Đối với mẫu bài tập này, tôi đã giúp học sinh hiểu rõ: Quãng đường cả hai bạn đi trong
1,5 giờ,
Tìm được đoạn đường hai bạn cách nhau sau 1,5 giờ . Để đợi bạn lúc này An sẽ đi với
vận tốc bao nhiêu ?
Giải:


Sau 1,5 giờ An đi được đoạn đường là: 12 × 1,5 = 18(km)
Sau 1,5 giờ Bình đi được đoạn đường là: 1,5 × 10 = 15 (km)
Sau 1,5 giờ An và Bình cách nhau là:
18 – 15 = 3 (km)
Lúc đó An đi với vận tốc 7km/giờ còn Bình đi với vận tốc 10 km/giờ nên thời gian
chuyển động để Bình đuổi kịp An là:
3 : (10 - 7) = 1 (giờ)
Vì Bình đuổi kịp An tại B nên quãng đường AB dài là:
18 + 7 × 1 = 25 (km)
Hoặc 15 + 10 × 1 = 25 (km)
Đáp số: 25km
Mẫu 6: Một em học sinh ở miền núi, hàng ngày đi học từ nhà đến trường gồm một
đoạn xuống dốc rồi đến một đoạn lên dốc. Khi lên dốc em đạp xe với vận tốc 6km/giờ
và xuống dốc với vận tốc 10km/giờ. Khi đi mất 35 phút, khi về mất 45 phút. Hỏi quãng

đường từ nhà em đến trường dài bao nhiêu?
Hướng dẫn học sinh phân tích: Đối với mẫu bài tập này, tôi đã giúp học sinh không
nên bị rối “Khi lên dốc, và xuống dốc” mà hướng dẫn các em vẽ sơ đồ xác định đoạn lên
dốc và đoạn xuống dốc , sau đó tìm thời gian lên dốc, thời gian xuống dốc .
Giải
Cách 1. Cần chú ý là đoạn đường nào khi đi là lên dốc thì khi về là xuống dốc
Vận tốc khi lên dốc là 6km/h suy ra cứ một đoạn đường dài 1km khi lên dốc em đi
mất một thời gian là:
60 phút : 10 = 10 phút
Vận tốc khi xuống dốc là 10km/h suy ra cứ một đoạn đường dài khi xuống dốc em
đi mất một thời gian là:
10 phút + 6 phút = 16 phút
Quãng đường từ nhà đến trường, cả đi lẫn về mất một thời gian là:
35 phút + 45 phút = 80 phút
Vậy quãng đường từ nhà đến trương dài :
80 : 16 = 5 (km)
Đáp số : 5 km
Cách 2: Gọi AC là quãng đường từ nhà em học
sinh đến hết lúc xuống dốc và CB là quãng đường
lên dốc, thì khi về quãng đường BC
lại là xuống dốc và quãng đường CA lại là lên dốc
B
A
Đi

(Trường)


Như vậy nếu tính trên cả chặng đường vừa đi vừa về đó đã xuống dốc đoạn AC (lúc
đi), xuống dốc đoạn BC (lúc về). Như vậy em đã xuống dốc

một đoạn đường là AC +
(Nhà)
BC bằng cả đoạn đường từ A tới B. Với nhận xét đó ta suy ra:
B
C
A
Trên cả đoạn đường vừa đi vừa về, em học sinh đó đã xuống dốc một đoạn đường dài
Về
bằng quãng đường AB vì lên dốc cũng một quãng đường dài bằng quãng đường AB.
Vì đi cùng quãng đường thì vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau. Vì vận tốc lên
C
6 3
dốc = = vận tốc xuống dốc suy ra thời gian xuống dốc bằng ba phần thì thời gian
10

5

lên dốc bằng 5 phần.
Vậy thời gian xuống dốc cả một quãng đường AB là: 80phú
(35 phút + 45 phút) : (3 + 5) × 3 = 30 phút = 0,5 giờ t
Quãng đường từ nhà em tới trường dài:
10 × 0,5 = 5 (km)
Đáp số : 5 km
Mẫu 7: Trên một quãng sông AB dài 90 km có 2 ca nô đi ngược chiều nhau. Ca nô thứ
nhất đi xuôi dòng từ A đến B, ca nô thứ hai đi ngược dòng từ B về A, sau 1,5 giờ thì gặp
nhau. Tính vận tốc của dòng nước, biết rằng thời gian để ca nô thứ nhất đi hết quãng
sông bằng thời gian ca nô thứ hai đi hết quãng sông.
Hướng dẫn học sinh phân tích:
- Từ quãng đường và thời gian ta có thể tính được tổng vận tốc của 2 ca nô.
- Trên cùng một quãng đường thời gian và vận tốc là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau,

do đó từ tỉ số về thời đi hết quãng sông của 2 ca nô ta có thể tìm được tỉ số vận tốc của 2
ca nô.
- Để tìm được vận tốc của mỗi ca nô ta có thể áp dụng cách giải bài toán “ Tìm hai số
khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” , từ vận tốc của mỗi ca nô ta có thể tìm được vận tốc
của dòng nước.
- Ta có thể giải bài toán như sau:
Giải:
Tổng vận tốc của 2 ca nô là:
90 : 1,5 = 60 ( km/giờ )
- Trên cùng một quãng đường thời gian và vận tôc là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
Do đo tỉ số vận tốc của ca nô thứ nhất so với ca nô thứ hai là
- Vận tốc của ca nô thứ nhất là:
60 : ( 7 + 5 ) x 7 = 35 ( km/giờ )
- Vận tôc của ca nô thứ hai là:
60 - 35 = 25 ( km/giờ )


- Vận tốc của dòng nước là:
( 35 - 25 ) : 2 = 5 ( km/giờ )

Đáp số: 5km/giờ.
Mẫu 8 : Một xe lửa đi ngang qua một cột điện hết 8 giây và đi qua một chiếc cầu dài
280m hết 36 giây. Tìm chiều dài và vận tốc của xe lửa.
Hướng dẫn học sinh phân tích:
* Nhận biết dạng toán: Tôi đã giúp các em hiểu được chiều dài của cột điện chính bằng
chiều dài của xe lửa mà xe lửa đi qua cầu đó chính bằng chiều dài của cầu cộng với
chiều dài của xe lửa .
Giải
Xe lửa đi qua một cột điện là đi được một quãng đường bằng đúng chiều dài xe lửa.
Xe lửa đi qua cầu có nghĩ là xe lửa đã đi qua được một quãng đường bằng chiều dài của

cầu cộng với chiều dài của xe lửa, suy ra chỉ chạy một quãng đường dài 280m (bằng
chiều dài của cầu) thì chỉ mất một thời gian là:
36 giây - 8 giây = 28 giây
Vận tốc của xe lửa là: 280m : 28 giây = 10m/giây
Nếu đổi ra km/h ta làm như sau:
10m 10m × 3600
3600m
km
=
=
= 36
1giây 1giây × 3600 3600 giây
h
Chiều dài xe lửa = 10m/giây x 8 giây = 80 m
Đáp số : 80 m
Mẫu 9: An bắt đầu giải toán trong khoảng từ 4 đến 5 giờ chiều khi hai kim đồng hồ
trùng nhau. Khi An giải xong bài toán thì hai kim đòng hồ thẳng hàng với nhau. Hỏi An
đã giải bài toán mất bao nhiều lâu và giải xong vào lúc mấy giờ?
Hướng dẫn học sinh phân tích:
* Nhận biết dạng toán: Dạng toán chuyển động, tìm thời gian làm hoàn thành bài toán
(hay còn gọi là thời thực đi) và tìm thời gian về đích (chính là thời gian lúc kim đồng hồ
báo mấy giờ vào thời điểm hoàn thành)
Giải
Lúc 4 giờ đúng thì kim phút cách kim giờ 4 vạch chia =

4
vòng
12

Vận tốc kim phút = 1 vòng/giờ

Vận tốc của kim giờ =

1
vòng/giờ
12

Thời gian để kim phút đuổi kịp kim giờ bằng khoảng cách ban đầu chia cho hiệu 2 vận
tốc:


4 
1 4
: 1 −  =
(giờ)
12  12  11

Vậy lúc kim phút và kim giờ trùng nhau trong khoảng từ 4 đến 5 giờ là:
4+

4
4
= 4 (giờ)
11
11

Từ khi trùng nhau cho đến khi thẳng hàng với nhau, kim phút đã quay được hơn kim giờ
1
vòng là:
2


1 
1 6
8
: 1 −  =
(giờ) = 32 phút
2  12  12
11

Vậy An giải xong bài toán hết 32

8
4
6
10
phút và lúc đó là: 4 giờ + giờ = 4 giờ
11
11
11
11

Đáp số : 4

10
giờ
11

3. Kết quả đạt được:
Sau khi vận dụng các biện pháp trên, kết quả khảo sát đạt được như sau:
Các dạng toán
HS dự Điểm

%
Điểm %
Điểm
% Điểm
KT
9 , 10
7,8
5, 6
3,4
Các bài toán có
một chuyển động
27
16
59,3
9
33,3
2
7,4
tham gia
Các bài toán có 2
hoặc 3 chuyển
27
14
51,9
10
37,0
3
11,1
động tham gia
Các bài toán có 2

chuyển động
27
13
48,2
10
37,0
4
14,8
ngược chiều
Vật chuyển động
27
13
48,2
10
37,0
4
14,8
trên dòng nước
Vật chuyển động
có chiều dài
27
12
44,4
9
33,4
6
22,2
đáng kể

%


III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài
Hướng dẫn và giúp học sinh giải toán về chuyển động đều nhằm giúp các em phát
triển tư duy trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rèn
luyện tốt phương pháp suy luận lôgic. Bên cạnh đó đây là dạng toán rất gần gũi với đời
sống thực tế. Do vậy, việc giảng dạy dạng chuyển động đều một cách hiệu quả giúp các


em trở thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong
cuộc sống thực tế hàng ngày.
Để học sinh làm tốt các bài toán về chuyển động đều chúng ta cần thực hiện tốt các
vấn đề cơ bản sau:
- Cần hướng dẫn để học sinh phân biệt được 5 dạng toán cơ bản của ch;uyển động
đều,
- Cần hướng dẫn cho học sinh cách giải các dạng Toán về chuyển động đều;
- Mở rộng một số dạng Toán liên quan đến chuyển động đều.
Trong dạy toán không nên áp đặt học sinh theo định hướng của mình mà khuyến
kích các em phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập của bản thân, động viên các em tìm ra
nhiều cách giải cho một bài toán. Khi giải các bài toán về chuyển động đều đặc biệt là
các bài toán nâng cao có độ trìu tượng, giáo viên cần dẫn dắt giúp các em đưa các bài
toán đó về dạng quen thuộc.
Dạy học phải gắn với thực tế để học sinh vận dụng và tự đánh giá kết quả học tập
của mình.
Những kết quả mà tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là cái
mới so với kiến thức chung về môn toán ở bậc tiểu học, song lại là cái mới đối với bản
thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về dạy
học dạng toán chuyển động đều ở bậc Tiểu học. Tôi tự cảm thấy mình được bồi dưỡng
thêm lòng kiên trì, nhẫn nại, sự ham muốn, say sưa với việc nghiên cứu. Tuy nhiên kinh
nghiệm này của tôi là giai đoạn đầu nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học nên không thể

tránh khỏi những khiến khuyết.
2. Kiến nghị, đề xuất
Qua thực tế giảng dạy môn toán ở Trường tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng, tôi
thấy người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao
trình độ nghiệp vụ.
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT:
Mặc dù nội dung toán về “ Chuyển động đều ” đối với học sinh lớp 5 thật sự rất khó,
rất phức tạp. Thế nhưng số tiết học liên quan về chuyển động đều còn quá ít , số lượng
bài tập thực hành hạn chế, học sinh chưa thành thạo cách giải toán đã phải học qua nội
dung khác, nên các em sẽ rất dễ quên nếu như không được luyện tập thường xuyên.
Theo tôi thì cần có một số điều chỉnh về nội dung “ chuyển động đều” như sau:
Tăng số tiết học “giải toán chuyển động đều ” trong chương trình toán 5 để học sinh
được khắc sâu kiến thức hơn về nội dung này.
2.2. Đối với nhà trường:


×