Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN một số giải pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong hoạt động học tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.54 KB, 27 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRONG
HOẠT ĐỘNG HỌC TIẾNG ANH

Quảng Bình, tháng 3 năm 2019
1


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TIẾNG ANH

Họ và tên: Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường TH Thanh Thủy

Quảng Bình, tháng 3 năm 2019
2


I/ PHẦN MỞ ĐẦU.
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, là ngôn ngữ chính thức của hơn


53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ được hơn 400 triệu người trên toàn thế
giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.
Tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hòa nhập với cộng đồng quốc
tế và khu vực. Đất nước ta đang trên đường đổi mới, chúng ta đang quyết tâm công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mở rộng quan hệ với nhiều nước khác, chúng ta
đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế thì tiếng Anh lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Do vậy
việc dạy và học bộ môn tiếng Anh ngày càng được coi là công cụ đắc lực cho quá
trình hội nhập khu vực và quốc tế của nước ta. Dạy học ngoại ngữ nói chung và
dạy học tiếng Anh nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng để
phát triển và nâng cao khả năng, kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Bởi vậy, mục
tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động,
sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề
cho các em. Để đạt được mục tiêu này việc thay đổi phương pháp dạy học theo
hướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các
hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học là rất cần
thiết. Trong dạy học ngoại ngữ, quan điểm này càng đúng vì không ai có thể thay
thế người học trong việc nắm các kiến thức ngôn ngữ và sử dụng chúng trong hoạt
động giao tiếp bằng chính năng lực của các em. Việc nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn tiếng Anh ở các cấp học nói chung và đối với bậc tiểu học nói riêng đang
được toàn xã hội cũng như ngành giáo dục chú trọng đầu tư về mọi mặt để nhằm
thực hiện tốt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai
đoạn 2017 - 2025 (sửa đổi Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008 - 2020).
Trong những năm học vừa qua, với sự chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và
Đào tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình, sự lãnh chỉ đạo quyết
liệt của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lệ Thủy thông qua các văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn nâng cao chất lượng việc dạy học và thay đổi môi trường học tập tiếng
Anh của các trường, đặc biệt là các trường tiểu học với mục tiêu giáo dục đào tạo
học sinh của chúng ta trở thành những công dân quốc tế trong tương lai. Cùng với

sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm hỗ trợ của các cấp địa
phương để từng bước thay đổi phương hướng dạy và học tiếng Anh một cách tích
cực thì chất lượng của việc dạy và học môn tiếng Anh tại các đơn vị trường học
đang từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, tôi nhận thấy vì nhiêu nguyên nhân mà
chất lượng của việc dạy và học môn tiếng Anh ở các trường tiểu học tăng chưa cao
3


như mong đợi, mặc dù chúng ta đã thay đổi rất nhiều từ phương pháp dạy học đến
môi trường học tập môn tiếng Anh.
Xuất phát từ nhận thức trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn
tiếng Anh, bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm ra những kĩ năng, biện pháp và
phương pháp dạy học hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy và học
bộ môn tiếng Anh nói riêng và đổi mới sự nghiệp giáo dục nói chung. Vì vậy tôi đã
mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp tạo hứng thú và
phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong hoạt động học tiếng Anh” để
nghiên cứu.
2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học
tiếng Anh là vấn đề đã được một số tác giả đề cập đến nhưng giành cho đối tượng
chung chung. Sáng kiến này của tôi ngoài việc cung cấp cho giáo viên những giải
pháp cụ thể nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong
hoạt động học Tiếng Anh còn đưa ra một số ví dụ minh họa về cách vận dụng và
kết hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp cũng như việc áp dụng các kỹ
thuật đánh giá thường xuyên trong các hoạt động học tập giúp tạo hứng thú và phát
huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong hoạt động học Tiếng Anh. Nó giúp các
em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học; giúp
các em tự tin, mạnh dạn hơn nên các em sẽ thích và hứng thú trong học tập môn
tiếng Anh hơn. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng của việc dạy và
học môn tiếng Anh.

3. Phạm vi áp dụng sáng kiến.
Nghiên cứu đề tài này, tôi nghiên cứu thực tiễn khi dạy học làm thế nào để
có thể tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong hoạt động
học tiếng Anh. Từ đó đưa ra những giải pháp dạy học để giúp giáo viên và học sinh
nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh lớp 5 nói riêng cũng như góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh cấp tiểu học nói chung.

4


II/ PHẦN NỘI DUNG.
1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu.
Trong những năm học qua, tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn
tiếng Anh. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh lớp 5, tôi nhận thấy có
những thuận lợi và khó khăn như sau:
1.1. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Quảng Bình và sự lãnh chỉ đạo quyết liệt của Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Lệ Thủy thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng và
thay đổi phương pháp dạy học tiếng Anh.
- Được Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương, phụ huynh học
sinh...tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, khích lệ trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy
học tiếng Anh.
- Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học,
tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp
qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường, liên trường. Giáo viên tham gia các lớp
bồi dưỡng tập huấn của các cấp ngành giáo dục tổ chức về đổi mới phương pháp
dạy học môn tiếng Anh.
- Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới các
hoạt động giáo dục, các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho việc áp dụng các

phương pháp dạy học tích cực ngày càng được đầu tư.
- Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có ý thức tinh thần trách nhiệm cao, biết
nắm bắt đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, lấy học sinh làm trung tâm.
Thường xuyên chăm lo học hỏi đồng chí đồng nghiệp, qua sách báo tài liệu, đặc
biệt nhanh nhạy trong việc tiếp cận với xu thế của việc dạy học mới hiện nay.
- Giáo viên sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học môn tiếng Anh
có hiệu quả trong các giờ dạy học. Nhiều giáo viên đã biết áp dụng mô hình dạy
học của trường học mới VNEN, phát huy khá hiệu quả khả năng học tập của học
sinh. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học giúp học sinh nắm được nội
dung bài.
- Đa số các em đã nắm được nội dung bài học .... Các em chăm chỉ học tập,
thích tìm hiểu và khám phá, thích được thầy cô giáo khen.
1.2. Khó khăn
- Nhận thức của một bộ phận đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ
học sinh về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng Anh trong trường Tiểu học
hiện nay chưa đúng đắn, còn xem nhẹ.
5


- Một bộ phận học sinh ý thức học chưa cao, học còn mang tính đối phó,
chưa thực sự gắn bó với môn học.
- Môi trường học tập tiếng Anh trong nhà trường và trong từng lớp học còn
hạn chế, các em chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh ngoài các giờ học
chính khóa.
- Việc giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp tạo hứng
thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học Tiếng Anh chưa
được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả ở các trường học, cấp học, các vùng
miền trong cả nước.
- Vẫn còn có hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy
học, chưa chịu khó tìm tòi và áp dụng các phương pháp một cách linh hoạ, thậm

chí áp đặt một cách cứng nhắc. Một số giáo viên truyền thụ những nội dung được
trình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động.
- Một số giáo viên còn lúng túng khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đánh giá động viên khuyến khích học
sinh kịp thời, đặc biệt là giáo viên trẻ, mới ra trường. Thói quen trước đây giáo
viên giảng giải, thuyết trình vẫn còn. Với cách dạy như trên không rèn tạo hứng
thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học Tiếng Anh, mà làm
cho các em thấy nhàm chán đối với môn học.
- Việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và câu
lạc bộ tiếng Anh kết hợp với việc dạy học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài còn hạn
chế.
- Đơn vị trường học tôi đang công tác đóng trên địa bàn của một xã thuộc
vùng nông thôn nên việc tiếp cận với ngôn ngữ nước ngoài còn gặp nhiều khó
khăn, dẫn đến tâm lý e ngại, lo sợ trong việc học và sử dụng tiếng Anh để giao tiếp,
cũng như việc xác định được động cơ và thái độ học tập của các em học sinh chưa
đúng đắn.
Số liệu khảo sát ban đầu:
Đầu năm học 2017-2018:
Số học sinh hứng thú và tích Số học sinh chưa hứng thú và
Lớp TSHS
cực trong hoạt động học
chưa tích cực trong hoạt
Tiếng Anh
động học Tiếng Anh
SL
TL (%)
SL
TL (%)
5A
27

17
63.0
10
37.0
5B
28
15
53.6
13
46.4
5C
27
15
55.6
12
44.4
Cộng
82
47
57.3
35
42.6
Đầu năm học 2018-2019:
6


Lớp

TSHS


5A
5B
5C
Cộng

34
34
33
101

Số học sinh hứng thú và
tích cực trong hoạt động
học Tiếng Anh
SL
TL (%)
21
61.8
19
55.9
19
57.6
59
58.4

Số học sinh chưa hứng thú và
chưa tích cực trong hoạt động
học Tiếng Anh
SL
TL (%)
13

38.2
15
44.1
14
42.4
42
41.6

2. Các giải pháp.
Trong những năm học vừa qua, trường chúng tôi đã từng bước vận dụng và
kết hợp một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực
của học sinh trong hoạt động học tiếng Anh. Qua một thời gian giảng dạy, tôi đã
mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến “Một số giải pháp giúp tạo hứng thú và phát
huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong hoạt động học tiếng Anh” và có
những giải pháp như sau:
2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học
sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng Anh
trong trường Tiểu học hiện nay.
Hiện nay việc dạy học môn tiếng Anh trong trường Tiểu học đang thu hút
được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội; các
trường tiểu học, trung học phổ thông, các bậc phu huynh cũng như các nhà quản lý
và hoạch định chiến lược giáo dục. Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ quyết tâm
xây dưng một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao về ngoại ngữ thông qua đề án
“Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 –
2025” (sửa đổi Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai
đoạn 2008 - 2020). Trong đó đặc biêt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy và
học tiếng Anh ở bậc Tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5). Tiếng Anh không còn là môn
học tự chọn mà đã trở thành môn học chính bắt buộc ở các khối lớp 3, 4 và 5; nó
cũng được giảng dạy và làm quen cho các đối tượng học sinh các khối lớp 1, 2.
Việc chính phủ phê duyệt đề án giảng dạy tiếng Anh từ bậc tiểu học là một

chủ trương đúng đắn nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế trong
một tương lai gần. Điều này đã được khẳng định trong dự thảo chương trình tiếng
Anh tiểu học: “Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất
trên thế giới hiện nay. Học tiếng Anh ở tiểu học giúp học sinh hình thành và phát
triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Đồng thời, việc học tiếng Anh là một trong những điểm khởi đầu góp phần cho
việc hình thành và phát triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực làm việc trong
7


tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội. Hơn nữa, học tiếng
Anh ở tiểu học còn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các bậc học tiếp
theo cũng như học các ngôn ngữ cần thiết khác trong tương lai…”
Do đó việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và
cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng Anh trong trường
Tiểu học hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng. Từ nhận thức được tầm quan
trọng của việc dạy học môn tiếng Anh mới kích thích, tạo được hứng thú và giúp
phát huy được tính tích cực của các em trong hoạt động học tiếng Anh.
Hơn nữa việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt
động học tiếng Anh cũng như nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh không phải
chỉ là việc của giáo viên tiếng Anh, mà đó là công việc cần sự hợp sức của nhà
trường, cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
Từ việc có nhận thức đúng đắn, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường
cùng chung tay góp sức với giáo viên tiếng Anh để thực hiện những giải pháp phù
hợp giúp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại đơn vị mình. Ví dụ, các giáo
viên chủ nhiệm có thể giúp các em ôn từ vựng, mẫu câu vào 15 phút đầu giờ, động
viên khuyến khích những em còn chậm tiến bộ hoặc ý thức học tập chưa cao; phân
công những em học sinh khá giỏi kèm cặp cho những em yếu hơn. Học sinh có sự
đầu tư đúng đắn về thời gian, công sức, nỗ lực vượt khó học tập, tập trung nghe

giảng bài, ôn bài cũ ở nhà và chuẩn bị bài mới khi đến lớp. Phụ huynh học sinh có
sự đầu tư, tạo những điều kiện tốt nhất cho việc học tiếng Anh con em mình, như
tham gia các lớp học tiếng Anh tăng cường 2 kĩ năng Nghe, Nói do nhà trường tổ
chức, tham gia học tập tại các trung tâm ngoại ngữ có yếu tố người nước ngoài.
Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học
sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng anh trong
trường Tiểu học hiện nay là một trong những giải pháp cần thiết để giúp tạo hứng
thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tiếng Anh.
2.2. Giải pháp 2: Xây dựng và cải thiện môi trường học tập Tiếng Anh
trong nhà trường và trong từng lớp học.
a. Tăng cường công tác trang trí trường học, lớp học.
“ Mỗi ngày đến trường, đến lớp là một niềm vui”, bản thân các em thêm yêu
trường yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Việc trang trí trường học và lớp học
với những nội dung và ý tưởng về tiếng Anh là một sự sáng tạo phù hợp với đặc
điểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em sự gần gũi với tiếng Anh, nhận thức được
tầm quan trọng của môn học, cùng nhau xây dựng một môi trường học tập tiếng
Anh tốt hơn. Nó tạo ra một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng
say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, trường tôi đã từng
bước xây dựng và cải thiện môi trường học tập tiếng Anh trong nhà trường và
trong từng lớp học. Dưới sự lãnh chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt
8


tình của đội ngũ giáo viên và các bậc phụ huynh, sự sáng tạo khéo léo của học sinh
chúng tôi đã tạo nên được những “Câu khẩu hiệu tiếng Anh”, “Cây từ vựng
tiếng Anh”, “Góc sinh nhật bằng tiếng Anh”, “Góc sản phẩm, dự án tiếng
Anh”:
- Câu khẩu hiệu tiếng Anh: là những câu khẩu hiệu bằng tiếng Anh được gắn
dưới những gốc cây, các em có thể nhìn thấy chúng vào bất cứ lúc nào, lúc đến
trường, giờ ra chơi hay lúc tan trường; nó thể hiện sự quyết tâm của thầy trò trường

chúng tôi trong việc cùng nhau xây dựng môi trường dạy học tiếng Anh, là lời nhắc
nhở các em học sinh không ngừng cố gắng để ngày càng đạt kết quả tốt hơn trong
việc học tiếng Anh.
- Cây từ vựng tiếng Anh: với mục đích nhằm giúp cho học sinh trau dồi vốn từ
vựng cơ bản, nó đã trở thành mô hình được tất cả các lớp áp dụng. Không những
vậy cây từ vựng còn có ở thư viện xanh, các gốc cây cũng được gắn các từ bằng
tiếng Anh. Tùy vào trình độ mỗi khối lớp, từ vựng được thay đổi hàng tuần, hàng
tháng một cách phù hợp, phong phú và đa dạng. Các từ vựng theo chủ đề được học
sinh viết hoặc sử dụng tranh ảnh dán lên cây từ vựng để các em có thể học được
mọi nơi, mọi lúc chẳng hạn như 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi... Việc học từ vựng
qua tranh ảnh, thẻ từ vựng giúp học sinh trở nên hứng thú hơn, thoải mái hơn, tạo
cho học sinh cảm giác vừa chơi vừa học.
- Góc sinh nhật bằng tiếng Anh: các em có thể ghi ngày sinh nhật của các em
bằng tiếng Anh lên những bông hoa, dán vào một tờ bìa, treo ở một góc của lớp
học nhằm giúp cho các em biết ngày sinh nhật của bạn, của mình cũng như ghi nhớ
được các ngày tháng bằng tiếng Anh. Các em có thể tổ chức sinh nhật hoặc tặng
quà cho nhau, món quà chỉ là một lời nhẳn nhủ trong học tập, một lời chúc mừng
sinh nhật“Happy Birthday”!
Thật đầy ý nghĩa giúp các em hứng thú hơn trong học tập và thích được đến
trường hơn.
- Góc sản phẩm, dự án tiếng Anh: Giáo viên và học sinh sưu tầm, giới thiệu về
những nội dung liên quan đến các chủ đề của từng bài học….Các sản phẩm của các
em tự thiết kế làm ra trong các hoạt động dự án..Chính hoạt động này kích thích
các em hứng thú tìm tòi, sưu tầm cũng như sáng tạo làm ra những sản phẩm của
riêng mình và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa Anh, yêu nét đẹp của
tiếng Anh.
b. Thành lập Hội đồng tự quản bộ môn tiếng Anh làm việc có hiệu quả.
Thông thường giáo viên dạy tiếng Anh lấy ngay Hội đồng tự quản học sinh
của lớp, song không hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong tiết học tiếng Anh và
đó cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai trò và tính tích cực trong

tiết học tiếng Anh.
9


Chính vì vậy, giáo viên dạy tiếng Anh phải là người nhạy bén trong việc
lựa chọn Hội đồng tự quản học sinh bộ môn, giáo viên có thể giữ nguyên hay cũng
có thể thay đổi Hội đồng tự quản học sinh. Giáo viên nên quan sát, phân tích các
yêu cầu cần đạt được để lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành lớp
trong tiết học. Một yếu tố để các thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm thực hiện tốt
các hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội đồng tự quản học sinh đó là sự tin tưởng, sự
đồng ý vào khả năng chỉ huy của Hội đồng tự quản học sinh. Chính vì vậy, giáo
viên nên định hướng cho học sinh bầu ra Hội đồng tự quản học sinh để từ đó vai
trò chỉ đạo của Hội đồng tự quản học sinh bộ môn Tiếng Anh có hiệu quả cao.
Giáo viên nên bồi dưỡng thường xuyên cho Hội đồng tự quản học sinh bộ
môn tiếng Anh, bởi vì nếu ngay từ đầu năm học, trong các tiết học đầu tiên, giáo
viên làm thay là chủ yếu còn Hội đồng tự quản là thứ yếu thì sẽ tạo ra sức ỳ, thói
quen “ỷ lại” sự làm thay của giáo viên. Chính vì vậy ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúc
với môn học, giáo viên phải xây dựng, hình thành và rèn luyện cho Hội đồng tự
quản học những kĩ năng làm việc sâu sắc, linh hoạt phù hợp với đặc trưng bộ môn
tiếng Anh.
c. Xây dựng mô hình điển hình thầy, cô và học sinh cùng học ngoại ngữ.
Để xây dựng và cải thiện môi trường học tập tiếng Anh trong nhà trường,
nhà trường đã vận động xây dựng mô hình điển hình thầy, cô và học sinh cùng học
ngoại ngữ. Vào những tiết nghĩ hoặc buổi nghĩ, các giáo viên chủ nhiệm lớp cũng
như các giáo viên bộ môn có thể cùng tham gia vào các tiết học tiếng Anh cùng với
các em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 5. Đây là cơ hội để các thầy cô giáo cũng
cố và mở rộng vốn kiến thức tiếng Anh của mình, đồng thời việc các thầy,cô giáo
cùng học ngoại ngữ với học sinh giúp cho các em nhận thức được tầm quan trọng
của việc học tiếng Anh, tạo động lực khuyến khích các em cố gắng, tích cực và
chủ động hơn trong quá trình học tập môn tiếng Anh. Chính vì vậy việc xây dựng

mô hình điển hình thầy, cô và học sinh cùng học ngoại ngữ là một việc làm hết sức
có ý nghĩa trong việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong
hoạt động học tiếng Anh.
2.3. Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo
hướng tích cực.
a. Người giáo viên phải hiểu phương pháp dạy học tích cực là như thế
nào?
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp hướng tới việc hoạt động
hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát
huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích
cực của người dạy. Phương pháp dạy học tích cực nhấn mạnh việc lấy hoạt động
học làm trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là nhấn mạnh hoạt động học và vai
trò của học sinh trong quá trình dạy học. Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiều
10


phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều
có những đặc trưng cơ bản sau:
- Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong phương pháp
dạy học tích cực, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ
chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ
không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt.
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Các phương pháp dạy
học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một
biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong các
phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học.
- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trong
một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt
đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến độ
hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi

hoạt động độc lập. Lớp học là môi trường giao tiếp giáo viên - học sinh và học sinh
- học sinh, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm
lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá
nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một
trình độ mới.
- Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong quá
trình dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận
định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người
truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các
hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học
tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương
trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn" hơn nhưng
trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so
với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người
gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng,
tranh luận sôi nổi của học sinh.
b. Áp dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
Tăng cường việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, các kỹ thuật
dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, gắn nội dung dạy học với
các tình huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn.
Trước tiên mỗi giáo viên phải nắm chắc các phương pháp dạy học tích cực và các
kỹ thuật dạy học tích cực đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền và
11


đã mang lại hiệu quả trong việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh
trong hoạt động học Tiếng Anh.
Một số phương pháp dạy học tích cực:

+ Phương pháp vấn đáp
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp hoạt động nhóm
+ Phương pháp trò chơi
+ Phương pháp đóng vai
Ví dụ minh họa:
* Phương pháp vấn đáp
Tiếng Anh 5 - Unit 3: Where did you go on holiday? Lesson 2
Hoạt động 1: Look, listen and repeat
- Bước 1: Giáo viên đưa các bức tranh ở phần 1 hoặc yêu cầu học sinh quan sát
những bức tranh đó trong sách của mình.
- Bước 2: Giáo viên hỏi một số câu hỏi
+ How many people are there?
+ Who are they?
+ Where are they?
+ What is this? (Giáo viên chỉ vào hình ảnh những phương tiện giao thông
xuất hiện trong đoạn hội thoại)
+ What are they talking about?
- Bước 3: Giáo viên huy động kết quả, mời một số em trả lời câu hỏi
- Bước 4: Những học sinh khác quan sát, lắng nghe câu trả lời của bạn mình và
nhận xét.
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án và tuyên dương học sinh.
* Phương pháp trò chơi
Tiếng Anh 5 - Unit 1: What’s your address? Lesson 2
Hoạt động 6: Let’s play - Game “Spot the difference”.
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- Bước 2: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm bằng cách khoanh tròn 5
chi tiết khác nhau giữa 2 bức tranh.
- Bước 3: Giáo viên mời một số nhóm chia sẽ kết quả của mình.
- Bước 4: Những nhóm còn lại quan sát và nhận xét kết quả của nhóm bạn.

- Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án và tuyên dương học sinh.
* Phương pháp đóng vai
Tiếng Anh 5 - Unit 2: I always get up early. How about you? Lesson 3
Hoạt động 6: Project - “Interview two of your classmates about their daily
routines.” (Phỏng vấn 2 bạn trong lớp về các hoạt động hằng ngày của họ)
12


- Bước 1: Giáo viên giải thích hoạt động, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 3,
một học sinh đóng vai nhà báo và 2 học sinh còn lại đóng vai những người được
phỏng vấn.
- Bước 2: Giáo viên cho học sinh đóng vai theo nhóm 3.
- Bước 3: Giáo viên mời một số nhóm thể hiện trước lớp.
- Bước 4: Những nhóm còn lại quan sát và nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án và tuyên dương học sinh.
Một số kỹ thuật dạy học tích cực
+ Kĩ thuật động não (Brainstorming)
+ Kỹ thuật thảo luận viết (Brainwriting)
+ Kỹ thuật "Bể cá".
+ Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)
+ Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think-Pair-Share)
+ Kỹ thuật KWL
+ Kỹ thuật chia nhóm
+ Kỹ thuật “Trình bày một phút”
+ Kỹ thuật “Hỏi Chuyên gia”
Ví dụ minh họa:
* Kỹ thuật động não
Tiếng Anh 5 - Unit 9: What did you see at the zoo? Lesson 1
Warm-up: Write zoo animals you know
- Bước 1: Giáo viên giải thích hoạt động, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4

hoặc 5, viết tên những con vật ở sở thú mà em biết. (Giáo viên cho học sinh trình
bày vào bảng nhóm hoặc giấy A3)
tiger
lion

……

Zoo
animals

………
……….
Bước 2: Giáo viên cho học sinh thời gian làm việc theo nhóm để huy động, l iệt kê
tất cả các ý kiến trong nhóm mình.
- Bước 3: Giáo viên huy động kết quả của các nhóm bằng cách gắn bảng nhóm
hoặc giấy A3 lên bảng.
- Bước 4: Học sinh quan sát ý kiến của các nhóm bạn và nhận xét, Cả nhóm cùng
lựa chọn tên của những con vật ở sở thú, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những
ý không phù hợp.
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt vấn đề và tuyên dương học sinh.
13


* Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)
Tiếng Anh 5 - Unit 10: When will Sports Day be? Lesson 1
Warm-up: Write sports you know
- Bước 1: Giáo viên giải thích hoạt động, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4,
viết tên môn thể thao mà em biết. (Giáo viên cần chuẩn bị bút và giấy khổ lớn cho
mỗi nhóm)
- Bước 2: Giáo viên cho học sinh thời gian làm việc theo nhóm, từng thành viên

viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy. Sau đó, nhóm trưởng và thư ký tổng hợp
các ý kiến, đánh giá và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.

- Bước 3: Giáo viên huy động kết quả của các nhóm bằng cách gắn kêt quả của các
nhóm lên bảng.
- Bước 4: Học sinh quan sát ý kiến của các nhóm bạn và nhận xét, Cả nhóm cùng
lựa chọn tên của những môn thể thao, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những ý
không phù hợp.
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt vấn đề và tuyên dương học sinh.
* Kỹ thuật KWL
Tiếng Anh 5 - Unit 8: What are you reading? Lesson 1
(Học về chủ đề các câu chuyện)
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào cột K những câu chuyện mà các em
đã biết (tên, nhân vật chính….).
- Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào cột W những gì các em muốn biết câu
chuyện các em chưa biết, có thể cho phép học sinh sử dụng tiếng Việt.
- Bước 3: Sau khi kết thúc bài học, giáo viên yêu cầu học sinh điền vào cột L của
phiếu những gì vừa học được.
- Bước 4: Học sinh xác nhận về những điều các em đã học được qua bài học đối
chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá được kết quả học tập, sự tiến bộ của
mình qua giờ học.
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt vấn đề và tuyên dương học sinh.

14


K
(Những điều đã biết)
- The story of Mai An Tiem
+ Mai An Tiem


W

L

(Những điều muốn
biết)

(Những điều đã học được
sau bài học)

-

-

-

-

+…



Trong quá trình dạy học tùy theo từng bài, từng lớp; tùy theo từng
hoạt động mà giáo viên xem xét nên vận dụng phương pháp dạy học nào,
kỹ thuật dạy học nào cho phù hợp; đặc biệt gắn bài học với thực tê cuộc
sống để học sinh nhớ lâu, không bị gò ép.
Trong dạy học tích cực cần chú ý một số điểm cơ bản sau:
* Sử dụng tối đa các phương tiện dạy học: có thể nói một trong những yếu tố
quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh chính là các giáo cụ trực quan.

Do đó giáo viên cần tận dụng tối đa các phương tiện dạy học như: tranh, loa, đài,
đĩa, máy chiếu, bảng tương tác... Giáo viên cũng cần phải đầu tư dùng vật thật để
dạy hoặc có thể tự làm một số đồ dùng dạy học. Nhờ những giáo cụ trực quan hay
vật thật đó mà học sinh sẽ thấy hứng thú hơn, thú vị hơn, tiếp thu bài nhanh hơn,
đồng thời các em đỡ bị gò bó trong khuôn khổ sách giáo khoa. Chính vì vậy, giáo
viên phải luôn biết tận dụng những thứ xung quanh mình có thật ngoài cuộc sống
để thay thế cho tranh ảnh trong sách giáo khoa. Những cái học sinh nhìn thấy thì
các em sẽ nhớ lâu hơn, tiếp thu bài nhanh hơn.
* Sử dụng hợp lý công nghệ thông tin trong các bài học: ứng dụng công nghệ
thông tin giúp cho tiết dạy thêm sôi động, thu hút sự tập trung của học sinh. Giáo
viên thật sự phải có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo
máy tính, nếu không sẽ phản tác dụng khi thực hiện. Ngoài ra giáo viên có thể
dùng các phần mềm, website như HotPotatoes, Gnomio để thiết kế các bài tập hoặc
trang web giúp học sinh ôn tập, cũng cố kiến thức đã học cũng như tự học ở nhà.
Bản thân tôi đã tự mình thiết kế được trang web của riêng mình nhằm giúp học
sinh lớp 5 có cơ hội được luyện tập nhiều hơn và các em đều cảm thấy rất hứng
thú.
* Lựa chọn kĩ thuật dạy học khéo kéo: đây là một việc đóng vai trò hết sức quan
trọng trong sự thành công của một tiết học, chính vì vậy giáo viên cần cân nhắc khi
lựa chọn và kết hợp một cách linh hoạt các kĩ thuật dạy học sao cho phù hợp với
mục tiêu, nội dung của từng bài học, từng kĩ năng.
* Sử dụng trò chơi ngôn ngữ để phát huy tính tích cực của học sinh: đây là một
trong những biện pháp tích cực để tăng sự hứng thú cho học sinh, khiến học sinh
luôn trong tư thế sẵn sàng tham gia giờ học. Trò chơi ngôn ngữ giúp học sinh biết
cộng tác nhóm và cạnh tranh với những nhóm khác. Sự cạnh tranh chính là sự
15


khích lệ, thúc đẩy học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao. Và hơn nữa khi tham
gia vào trò chơi học sinh như được xóa đi khoảng cách giữa thầy và trò, giữa

những học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, giúp các em tự tin khi giao tiếp bằng
tiếng Anh. Đó cũng là biểu hiện của một môi trường thân thiện, lành mạnh trong
giờ học.
Tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung của từng hoạt động mà giáo viên sẽ
lựa chọn những trò chơi phù hợp. Sau đây là một số các trò chơi được sử dụng rất
hữu hiệu trong một số hoạt động:
- Một số trò chơi thường được áp dụng khi dạy và học từ mới giúp học
sinh học từ vựng nhanh nhất: Jumbled Words, Word Square, Matching, Slap the
Board, Kim’s Game, What and Where, Bingo, Charades, Guess the Word, Rub out
and Remember, Draw and say, Crossword puzzle, Word Chain, Mime and guess…
- Một số trò chơi thường được áp dụng giúp học sinh học thuộc lòng một
đoạn hội thoại, tăng kỹ năng nói nhanh nhất: Rub out and Remember Dialogue,
Mapped Dialogue, Living Dialogue, Back-to-Back Telephones, Coversation Lines,
Step Away Lines, Who Said It? Open Dialogue, Living Dilogue…
- Một số trò chơi thường được áp dụng giúp học sinh học mẫu câu nhanh
nhất: Find Someone Who, Noughts and Crosses (Tic - Tac - Toe), Lucky Numbers,
Substitution Drill, Guessing Game, Hangman, Mime and Guess…
- Một số trò chơi thường được áp dụng giúp học sinh tăng khả năng nghe
hiểu và viết: Repetition Drill, True/False Statements, True/False Prediction, Tougne
Twisters, Open Prediction, Bingo, Scramble, Dialogue Musical Chairs…
Ví dụ minh họa:
* Rub out and Remember
Tiếng Anh 5 - Unit 3: Where did you go on holiday? Lesson 2
Sau khi giới thiệu xong từ mới ở phần 2. Point and say (train, taxi, motorbike,
underground), giáo viên có thể dùng trò chơi này để kiểm tra xem học sinh có nhớ
từ hay không.
- Bước 1: Giáo viên lần lượt xoá các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự. Sau khi
xoá các từ tiếng Anh, giáo viên chỉ vào từ tiếng Việt và học sinh đọc to từ tiếng
Anh tương ứng.
-Bước 2: Tiếp tục cho đến khi tất cả các từ trên bảng được xoá hết và học sinh đã

ghi nhớ từ mới.
- Bước 3: Chia học sinh làm hai nhóm và yêu cầu mỗi nhóm ghi lại những từ tiếng
Anh tương ứng lên bảng.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt
- Bước 5: Giáo viên cho học sinh đọc lại các từ mới.
* Lucky Numbers
Tiếng Anh 5 - Unit 7: How do you learn English? Lesson 1
16


Sau khi giới thiệu xong mẫu câu ở phần 2. Point and say (How do you
practice…..? I……..), giáo viên có thể dùng trò chơi này để giúp học sinh luyện và
ghi nhớ mẫu câu.
- Bước 1: Giáo viên chuẩn bị bảng gồm 6 con số, trong đó có 4 số chứa hình ảnh
liên quan đến từ vựng học sinh đã được học ở phần 2 để học sinh sử dụng đặt câu
với mẫu câu đã học, còn 2 số còn lại gọi là Lucky numbers.
- Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, giải thích luật chơi.
- Bước 3: Cho học sinh chơi trò chơi.
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt, tuyên dương đội chiên thắng.
Trong một tiết dạy tôi có thể vận dụng một số trò chơi như nêu trên tùy
theo mục đích của từng hoạt động, giúp các em không có cảm giác mệt mỏi, chán
khi học mà tiết học đó thật sự là một sân chơi đầy thú vị cho các em. Qua các trò
chơi các em được nắm vững nội dung và yêu cầu của bài và có thể ghi nhớ ngay
sau khi tiết học kết thúc.
Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng tích
cực là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần tạo hứng thú và phát huy tính
tích cực của học sinh trong hoạt động học tiếng Anh. Mỗi giáo viên phải tự học, tự
bồi dưỡng để biết cách khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy
học truyền thống một cách phù hợp và có hiệu quả, đồng thời đưa vào các quan
điểm, phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cần thiết để giáo viên có thể

thực hiện được sự chuyển biến về các hoạt động dạy và học. Bồi dưỡng năng lực tổ
chức dạy học theo nhiều hình thức đa dạng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi (cả tinh thần và vật chất) cho giáo viên và học sinh để tổ chức một cách hiệu
quả các hoạt động dạy học.
2.4. Giải pháp 4: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đánh giá
động viên khuyến khích học sinh kịp thời.
Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải được xem như là
một bộ phận không chỉ của cả quá trình dạy học mà là một bộ phận của mỗi hoạt
động học tập. Kiểm tra đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ngay
trong quá trình thực hiện mỗi hoạt động học tập để kịp thời khuyến khích, động
viên và nhất là giúp các em điều chỉnh những sai sót để hoạt động học tập có hiệu
quả. Việc đánh giá học sinh tiểu học được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư
22/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2016.
Để đánh giá học sinh học theo phương pháp dạy học tích cực giáo viên cần
kết hợp hai hình thức đánh giá đó là: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.
a. Đánh giá thường xuyên (Formative assessment)
Đánh giá thường xuyên hay còn gọi là đánh giá quá trình, là hoạt động
đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung
cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm mục tiêu cải thiện hoạt
17


động giảng dạy, học tập.
Mục đích của đánh giá thường xuyên nhằm thu thập các minh chứng liên
quan đến kết quả học tập của học sinh trong quá trình học để cung cấp những
phản hồi cho học sinh và giáo viên biết những gì họ đã làm được so với mục
tiêu, yêu cầu của bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được để
điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá thường xuyên đưa ra những khuyến
nghị để học sinh có thể làm tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng
cao kết quả học tập trong thời điểm tiếp theo.

Đánh giá thường xuyên còn giúp chẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ
năng hiện tại của học sinh nhằm dự báo hoặc tiên đoán những bài học hoặc
chương trình học tiếp theo cần được xây dựng thế nào cho phù hợp với trình
độ, đặc điểm tâm lí của học sinh.
Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường xuyên (Formative assessment
methods and techniques)
* Nhóm phương pháp quan sát (Observation):
+ Ghi chép ngắn (Quick notes)
+ Ghi chép các sự kiện thường nhật (Regular notes)
+ Thang đo (Checklist)
* Nhóm phương pháp vấn đáp (Oral tasks)
+ Vấn đáp (Q-A)
+ Nhận xét bằng lời (Oral comments)
+ Trình bày miệng/ kể chuyện (Oral talk)
+ Tôn vinh học tập/ Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm (Praise and share)
* Nhóm phương pháp viết (Written comment)
+ Viết nhận xét (Writing comments)
+ Viết lời bình/suy ngẫm
+ Viết bản thu hoạch/ tập san (Final written products)
+ Hồ sơ học tập (Portfolio)
* Một số kỹ thuật khác (Others)
+ Kỹ thuật phân tích và phản hồi (Analyzing)
+ Thực hành, thí nghiệm, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn (Practice)
+ Định hướng học tập (Refection)
+ Thẻ/phiếu kiểm tra
+ Xử lý tình huống (Problem solving)
+ Trò chơi (Games)
Ví dụ minh họa:
Tiếng Anh 5 - Unit 1: What’s your address? Lesson 2 (Part 1-2-3)
I. Objectives: By the end of this lesson, students will be able to:

18


- Identify the adjectives big, far, large, small, busy, quiet, crowded and pretty.
- Ask and answer questions about what a village/town/city is like, using “What’s
the…like? – It’s…”
- Express students’ concern about what a place is like.
II. Languages focus:
Vocabulary: busy, quiet, crowded, pretty
Sentence patterns: What’s the...like? It’s ...
III. Teaching aids: Text book, Picture, cassette, workbook ……
IV. Procedure:
A. Warm up
- Greeting.
- Ask Ss to sing the song “The wheels on the bus.” to motive them before starting
the lesson.
** Assessment
- Method: Oral tasks
- Technique: Oral comments (focus on pronunciation, performance, accuracy)
B. New lesson
Activity 1. Look, listen and repeat
Step1:

Discover the picture:

- How many people are there in the picture?
- Where are they?
- Who are they?
- What does Quan ask?.....
Step 2:


Share ideas

- Focus on the structure, lead in the new lesson.
Step 3:

Listen and repeat

- Play the recording and Ss listen and repeat once or twice.
- Have Ss repeat in chorus or in pairs if necessary.
** Assessment
- Method: Oral tasks
- Technique: Oral comments (focus on pronunciation, stress, structure, intonation,
interaction)
Activity 2. Point and say.
Step 1:

Focus on the sentence pattern, pre-teach vocabulary.
19


“What’s the…like? It’s…”
+ busy: nhộn nhịp
+ crowded: đông đúc
+ quiet: yên tĩnh
+ pretty: đẹp
Word check: “What and where”
Step 2:

Modelling


Step 3:
Point and say
- Use textbook
** Assessment
- Method: Observation
- Technique: Quick notes (focus on accuracy, vocabulary, structure, pronunciation,
interaction)
Activity 3. Let’s talk.
Step 1:
Work in groups, interview 2 their friends about what their places
are like to complete the table and then report their result. (T models for Ss)
Name
Where do you live?
What’s it like?
Who do you live with?
1. Nam I live in Dong Hoi
It’s small and pretty.
I live with my parents.
City.
2. ….
3. ….
Step 2:

Presentation.

Step 3:
Give feedback. (Ss comment and the T gives feedback)
** Assessment
- Method: Observation

- Technique: Checklist (focus on accuracy, fluency, pronunciation, interaction)
C. Homelink
- Draw a picture of their hometown and write some describing
sentences.
** Assessment
- Method: Observation
- Technique: Checklist (focus on eye-catching, content, spelling, structure)
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần có sự nghiên cứu kĩ càng, chuẩn
bị kĩ lưỡng chu đáo đối với từng hoạt động học tập cũng như từng bài học để có
20


thể lựa chọn và kết hợp được những phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường
xuyên một cách phù hợp nhằm phát huy được tác dụng của đánh giá thường
xuyên trong việc tạo hứng thú cũng như phát huy tính tích cực của học sinh
trong các hoạt động học tập. Mục đích của đánh giá thường xuyên tập trung chủ
yếu cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh, giáo viên và để hỗ trợ phát triển
hoạt động học tập của học sinh. Đặc biệt kết quả đánh giá thường xuyên cần
được cung cấp kịp thời để học sinh có đủ thông tin và nhanh chóng điều chỉnh
việc học của mình nhằm cải thiện kết quả trong thời gian tiếp theo đúng với yêu
cầu của chương trình.
Những kết quả đánh giá thường xuyên của mỗi học sinh trong lớp là
những thông tin quan trọng giúp giáo viên phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong
mỗi nội dung hoặc chủ đề học tập. Trên cơ sở đó, giáo viên tìm ra những cách
thức điều chỉnh nội dung học tập hoặc phương pháp dạy học cho phù hợp hơn
với học sinh nhằm đạt được yêu cầu của chương trình.
b. Đánh giá định kì (Summative assessment)
Đánh giá định kì là đánh giá kết quả học tập, giáo dục của học sinh sau một
giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập
của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục

đối với môn học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Đánh giá định kì là việc kiểm tra đánh giá xảy ra sau quá trình học tập và để
cho chúng ta (có thể) biết những gì mà người học đã đạt được, nhằm đưa ra kết
luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng học sinh và kết quả này được sử dụng
để xếp loại, công nhận học sinh đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ học
tập. Đánh giá định kì thường được thể hiện qua các bài kiểm tra học kì, kiểm tra
cuối năm và phải bám sát các hướng dẫn trong trong Thông tư 22/2016/TTBGDĐT ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2016. Đề kiểm tra định kì được thiết kế
phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu
hỏi, bài tập được thiết kế theo 4 mức như sau:
- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;
- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo
cách hiểu của cá nhân;
- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề
quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;
- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc
đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;
Ví dụ minh họa:
Ma trận đề kiểm tra kĩ năng Đọc tiếng Anh 5 học kì I
NVĐG
Mức điểm
Tổng số
21


câu, số
điểm/ Tỷ lệ
M1
Task 1: Read and write the correct
words
Plane, tiger, camera, IT.

Task 2: Read and tick (v) True or False.
get up early, ride bike to school, visit
my grandparents

M2
2
(0,5)

M3
1
(0,25)

1
(0,2
5)

1
(0,25)

1
(0,25)

2
(0, 5)

1
(0,25
)

Task 3: Read and fill in the gap with

one word.
Sunday, tigers, pandas.

M4
1
(0,25)

10 câu
2,5 điểm
25%

READING TEST SAMPLE

Task 1: Read and write the correct words. There is one example

Music

City

tiger

camera

IT

plane

0. It’s a large and crowded town with a lot of buildings.
City
11. It’s a thing that you can use to take photos.

_______________
12. It’s a vehicle that flies in the air and has wings.
_______________
13. It’s a large wide animal with yellow and black lines on its body. ____________
14. It’s a subject that we learn about computer and how to use it. ______________
Task 2: Read and tick (v) True or False. There is one example.
My name’s Lan. In the morning, I always get up early and do morning
exercise. After breakfast, I go to school by bicycle. After school, I usually do my
homework. Then I often skip with my friends and sometimes help my mother with
housework. In the evening, I often watch TV. I watch English cartoon twice a
week. It’s very interesting. I usually go to bed early. I often visit my grandparents
at the weekend.
True
False



0. Her name is Nga.
15. She always gets up early in the morning.
16. She rides her bike to school.
17. She often visits her friends at the weekend.
22


Task 3: Look and read. Fill each gap with one word in the box. There is one word
that you do not need. There is one example

tigers

Sunday


go to school

pandas

Monday

Hello. My name is Peter. I’m a student at Oxford Primary School. I usually
(0) …go to school……in the morning. Yesterday, I didn’t go to school because it
was (18)……………………..……… I went to the zoo with my friends. First, we
saw the (19)………………………They roared loudly. Then we went to see
monkeys. They were fun to watch because they jumped up and down quickly. We
also saw the (20)……………………… We like them because they were very cute
and did everything slowly. We had a really good time at the zoo.
Như vậy, trong hai hình thức đánh giá: đánh giá thường xuyên và đánh giá
định kì, thì đánh giá thường xuyên là công cụ hữu hiệu phục vụ cho mục tiêu vì sự
tiến bộ của từng học sinh trong từng hoạt động học tập và trong quá trình học.
Chính vì, vậy việc giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật đánh giá thường
xuyên một cách linh hoạt, đa dạng, phù hợp sẽ góp phần động viên học sinh kịp
thời, tạo được hứng thú học tập cho các em.
2.5. Giải pháp 5: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa và câu lạc bộ tiếng
Anh kết hợp dạy học tiếng anh có yếu tố người nước ngoài.
Ngày nay, với yêu cầu kích thích sự hứng thú học tập của học sinh đối với
bộ môn tiếng Anh cũng như giúp các em nâng cao các kĩ năng đặc biệt là 2 kĩ năng
Nghe – Nói, nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực đã được tổ chức, nhằm mang lại
cho học sinh Tiểu học một môi trường học tập và vui chơi lành mạnh, hữu ích. Tạo
cho các em cơ hội trau dồi vốn từ vựng, rèn luyện kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh với
giáo viên, bạn bè, đặc biệt giúp học sinh thể hiện khả năng giao tiếp trước đám
đông, làm quen với cách hoạt động nhóm, trao đổi kinh nghiệm về học tập và làm
việc một cách có hiệu quả, vận dụng sáng tạo trong ứng xử với bạn bè và thầy cô

giáo.
Với mục đích góp phần phát triển toàn diện các kĩ năng tiếng Anh và khả
năng tư duy cho học sinh, tạo không khí học tập ngoại ngữ sôi nổi, thoải mái trong
nhà trường, tạo điều kiện cho học sinh có môi trường để trao đổi, học hỏi, trau dồi
kiến thức tiếng Anh, ứng dụng tiếng Anh vào cuộc sống hằng ngày, mạnh dạn, tự
tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh, xây dựng cho các em học sinh ý thức tự học,
23


khích lệ niềm say mê khi học tiếng Anh, thì việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa
và câu lạc bộ Tiếng Anh kết hợp dạy học tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài
trong nhà trường là điều hết sức cần thiết. Nhà trường có thể kết hợp với một số
trung tâm trên địa bàn huyện như Trung tâm Ngoại ngữ Lệ Thủy, Trung tâm Ngoại
ngữ Globe…để tổ chức các hoạt động ngoại khóa hoặc hoạt động câu lạc bộ tiếng
Anh cho học sinh, ngoài ra có thể mời giáo viên bản ngữ tham gia giảng dạy một
số tiết tại lớp học tiếng Anh tăng cường 2 kỹ năng Nghe – Nói cho học sinh. Nó
mang lại những hiệu quả rõ ràng và cụ thể đó là:
- Xây dựng môi trường tiếng Anh để học sinh cùng giáo viên của trường,
những người học tiếng Anh và yêu thích tiếng Anh có thể sử dụng tiếng Anh và
thực hành những kĩ năng ngôn ngữ được học một cách tự nhiên và hào hứng, có
những cơ hội được tiếp xúc và giao tiếp với người bản ngữ giúp các em tự tin hơn
trong các hoạt động học tiếng Anh.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tiếng Anh đặc biệt là 2 kĩ năng Nghe
– Nói thông qua các hoạt động ngoại khóa và hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh
kết hợp dạy học tiếng anh có yếu tố người nước ngoài.
- Tạo nơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tiếng Anh cho những
người yêu thích tiếng Anh, muốn rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Anh làm
công cụ giao tiếp.
- Xây dựng một địa chỉ tư vấn phương pháp học và rèn luyện tiếng Anh cho
học sinh trong trường, và là nơi học sinh trao đổi những nội dung về tiếng Anh.

- Tạo dựng một sân chơi lành mạnh, sôi nổi, và bổ ích, thu hút đông đảo học
sinh tham gia, góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt tập thể cho học sinh.
Do đó, việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và câu lạc bộ tiếng Anh kết
hợp dạy học tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài là một giải pháp hữu hiệu trong
việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học Tiếng
Anh
Trên đây là những giải pháp mà bản thân tôi đã đúc rút và vận dụng trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực
của học sinh lớp 5 trong hoạt động học tiếng Anh và đã đạt được những kết quả
đáng mừng. Các bậc phụ huynh và học sinh đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn
hơn về vai trò của việc học Tiếng Anh. Học sinh đã nâng cao ý thức học tập đối với
bộ môn và nhiều em đã trở nên hứng thú, tích cực hơn trong các hoạt động học tập
môn tiếng Anh. Chất lượng bộ môn tiếng Anh của học sinh tại đơn vị tôi công tác cũng
đang được tăng lên một cách rõ rệt.
Kết quả khảo sát sau khi áp dụng các giải pháp nêu trên:
Cuối năm học 2017-2018:
Số học sinh hứng thú và
24

Số học sinh chưa hứng thú và


Lớp

TSHS

5A
5B
5C
Cộng


27
28
27
82

tích cực trong hoạt động
học tiếng Anh
SL
TL (%)
23
85.2
22
78.6
22
81.5
67
81.7

chưa tích cực trong hoạt động
học tiếng Anh
SL
TL (%)
4
14.8
6
21.4
5
18.5
15

18.3

Cuối học kì I năm học 2018-2019:
Lớp

TSHS

5A
5B
5C
Cộng

34
34
33
101

Số học sinh hứng thú và
tích cực trong hoạt động
học tiếng Anh
SL
TL (%)
29
85.3
27
79.4
27
81.8
83
82.2


Số học sinh chưa hứng thú và
chưa tích cực trong hoạt động
học tiếng Anh
SL
TL (%)
5
14.7
7
20.6
6
18.2
18
17.8

III/ PHẦN KẾT LUẬN.
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm.
Mỗi người có một suy nghĩ, mỗi giáo viên có một phong cách lên lớp, mỗi
phương pháp có một hiệu quả riêng. Song tôi nghĩ dù phương pháp nào đi chăng
nữa cũng đều có mục đích chung là truyền thụ cho các em học sinh đúng, đủ kiến
thức, giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức một cách nhanh và lâu nhất. Với
bộ môn này tôi thiết nghĩ tìm được một phương pháp chung trong dạy học để đạt
25


×