Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.94 KB, 16 trang )

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN NGHỊ LUẬN
CHO HỌC SINH LỚP 7
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các môn khoa học cơ bản thì bộ môn Ngữ Văn có vai trò hết sức quan
trọng trong đời sống và trong sự phát triển nhân cách của con người. Vì vậy mà bộ
môn này được các cấp ngành quan tâm, nó chiếm một số lượng tiết khá lớn trong
chương trình (từ 4 đến 5 tiết trên tuần) so với các môn khoa học khác. Ngữ Văn là
môn khoa học xã hội có tầm quan trọng trong giáo dục nhân cách, quan điểm, tư
tưởng và tình cảm cho học sinh. Nó không chỉ trang bị kiến thức nghe, nói, đọc, viết
thành thạo Tiếng Việt cho học sinh mà còn rèn cho các em kĩ năng sơ giản về phân
tích tác phẩm Văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá Văn học. Ngữ
Văn đồng thời cũng là môn học công cụ có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ môn
khác, vì thế học tốt môn học này sẽ giúp các em tiếp nhận được các môn khoa học
khác một cách tốt hơn.
Thực tế dạy học ở môi trường hiện tại, tôi nhận thấy hầu hết các em cảm thụ
văn chương, đưa văn chương vào cuộc sống và đặc biệt là cách hành văn còn thiếu
tính chặt chẽ, lôgic. Nhiều bài kiểm tra của các em chỉ làm theo kiểu nghĩ gì thì viết
cái đó hay là viết văn thiếu luận điểm, thiếu tính trải nghiệm thực tế…có khi các em
chỉ biết học theo lối rập khuôn máy móc, chép văn mẫu mà không thể tự viết ra những
điều mình nghĩ , mình cần bày tỏ. Vậy nên trong quá trình dạy viết văn nghị luận cho
học sinh lớp 7 giáo viên sẽ gặp không ít những khó khăn. Đứng trước tình trạng đó,
tôi không khỏi băn khoăn, lại là một giáo viên được phân công dạy bộ môn Ngữ văn 7
tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, tìm biện pháp để giúp học sinh lớp 7 có được kĩ năng
viết văn nghị luận tốt hơn. Vì vậy, tôi đã chọn: “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết
văn nghị luận cho học sinh lớp 7” làm đề tài.

1



Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
Nghiên cứu đề tài về lĩnh vực rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp
7 đã có nhiều nhà giáo quan tâm và không khỏi có những băn khoăn, đặc biệt là có
nhiều bài viết đề cập đến nhưng chỉ mang tính chất chung chung, chưa đi sâu vào
từng khối lớp cụ thể. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng
viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7” tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc bổ sung thêm
những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình dạy học Ngữ văn, đồng thời mỗi giáo
viên có thể tham khảo, áp dụng vào quá trình rèn luyện, nâng cao kĩ năng viết văn cho
học sinh lớp 7 của trường mình.
1.2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Khi nghiên cứu về vấn đề rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh đã có rất
nhiều nhà giáo quan tâm là làm thế nào để các em có thể viết tốt và hay văn nghị luận,
vì vậy có nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ mang tính chất chung chung
như : Bài viết chỉ xoay quanh việc viết văn nghị luận như thế nào? yếu tố cơ bản trong
văn nghị luận là gì? Hay những bài nghiên cứu đi sâu vào khai thác văn nghị luận lớp
ở khối lớp 9...
Từ tình hình thực tế đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm rèn kĩ
năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7”. Đề tài không đề cập đến văn nghị luận
cấp THCS nói chung mà tập trung đi sâu vào khối lớp 7.
1.3. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS gồm có ba phân môn chính là: Văn học,
Tiếng Việt, Tập làm văn. Trong thực tế, phân môn Tập làm văn luôn được coi là phân
môn khó nhất không chỉ đối với giáo viên mà còn đối với cả học sinh. Vì vậy trong đề
tài này tôi chỉ tập trung nêu ra phương pháp rèn kĩ năng làm Tập làm văn (chú trọng
văn nghị luận) cho học sinh lớp 7.
Đề tài này có thể áp dụng lâu dài và rộng rãi cho giáo viên vào trong quá trình
dạy học môn Ngữ văn cấp THCS ở tất cả các điểm trường trên địa bàn Huyện nhà.

2



Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU
Trước khi thực hiện đề tài, qua trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7 đồng
thời tham khảo ý kiến của đồng nghiệp tôi nhận thấy một số học sinh và phụ huynh
không tha thiết với việc học văn, cụ thể như phụ huynh sẵn sàng đầu tư vào các môn:
Toán - Lý - Hóa - Anh, thậm chí còn mời cả gia sư về dạy kèm tại nhà nhưng với môn
Văn lại coi thường, không cho con thi học sinh giỏi văn, ngay cả cho vào đội tuyển
học sinh giỏi cũng không muốn.
Xã hội coi thường môn văn; các trường khối AB rất nhiều nhưng nếu thi Đại
học thì khối C rất ít trường nên tình trạng học văn càng tệ. Kết quả là chất lượng môn
văn không cao thậm chí có em không thể viết được văn nghị luận.
Qua khảo sát, điều tra của bản thân tôi vào đầu năm học bằng phiếu lấy ý kiến:
? Học phân môn Tập làm văn:
Thích:

Không thích:

? Năng lực học Tập làm văn của em ở mức nào:
Giỏi:

Khá:

Trung bình:

Yếu:
? Làm bài tập làm văn:
Khó:


Dễ:

? Theo bản thân em thể loại văn nào sau đây đối với em là khó làm bài nhất
Tự sự:

Miêu tả:

Nghị luận:

Biểu cảm:

Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy trong tổng số 128 phiếu điều tra đối với học
sinh toàn khối 7 thì có hơn 2/3 ý kiến các em không thích môn Tập làm văn, các em
cho rằng đây là môn học khó, lại càng khó hơn khi học văn nghị luận. Đứng trước
tình trạng đó tôi và đồng nghiệp không khỏi băn khoăn. Trong quá trình dạy tôi đã cố
gắng tìm tòi, học hỏi, tìm biện pháp giúp các em có kĩ năng làm văn tốt, nhất là văn
nghị luận. Bản thân tôi nhận thấy các em gặp khó khăn ấy một phần là do người thầy
3


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
trong quá trình dạy đã thiếu sự quan tâm đến hoạt động trải nghiệm cho học sinh, một
phần là do thực lực của học sinh yếu về phân môn Tập làm văn và chưa biết cách
nhận diện phân tích bản chất của đề bài Tập làm văn.
Ví dụ: Đề ra là: Dựa vào những bài ca dao đã học và đọc thêm ở lớp 7, em hãy
chứng minh rằng Ca dao là tiếng nói tình cảm gia đình đằm thắm , tình yêu quê
hương đất nước tha thiết.
Đối với đề như thế này học sinh rất dễ bộc lộ những yếu kém của mình như:
Các em không phân biệt được theo mảng đề tài của ca dao dân ca để có thể lấy dẫn
chứng qua bài ca dao cụ thể khi phân tích; Không biết lựa chọn và sắp xếp các luận

điểm; Chưa giải thích được tại sao Ca dao là tiếng nói tình cảm gia đình đằm thắm ,
tình yêu quê hương đất nước tha thiết; Cách triển khai luận điểm qua các đoạn văn
chưa thành thục…
Căn cứ vào thực trạng nêu trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân và đề
ra một số giải pháp mới để giúp các em dễ dàng hơn trong khi học làm văn nghị luận.
2.2.NGUYÊN NHÂN
+Thứ nhất: Tập làm văn là phân môn khó dạy nhất trong số các phân môn của
bộ môn Ngữ Văn. Mặt khác, số tiết quy định cho việc dạy lí thuyết và thực hành hết
sức khiêm tốn, vì vậy giáo viên ít có thời gian để uốn nắn học sinh trong các tiết dạy
làm Tập làm văn trên lớp nên phần lớn các em (đặc biệt là các em học sinh yếu, trung
bình) chưa viết được đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh tại lớp.
+Thứ hai: Tồn tại lớn nhất đối với học sinh là thói quen thụ động, quen nghe,
quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên
đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học,
lười suy nghĩ. Các em chỉ biết suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những
lời có sẵn lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở thành nô lệ của sách vở. Học sinh chưa
có hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình trước tập thể
cho nên khi phải nói và viết, học sinh cảm thấy khó khăn.

4


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
+ Thứ ba: Học sinh hiện nay rất lười, bài không soạn. Khi hỏi có em thản nhiên
trả lời: “để quên ở nhà”, thầy cô bảo cho về lấy thì các em lấy lý do là nhà ở xa,
v.v...Cũng có em soạn bài với tính cách đối phó bằng cách chép từ các sách “học tốt”
nhưng khi hỏi thì không hiểu gì. Mặc dù giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ
nhiệm đã có những biện pháp đối với những học sinh yếu kém hơn nhưng rồi đâu
cũng vào đấy. Thói quen học tập thụ động, đối phó của học sinh là một rào cản lớn đối
với quá trình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay.

Từ đặc điểm tình hình, nguyên nhân trên, bản thân là một giáo viên giảng dạy
bộ môn Ngữ văn, tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tư liệu để giúp học sinh có
thêm hứng thú trong việc học văn (đặc biệt là giúp các em cảm thấy dễ dàng hơn khi
học làm văn nghị luận ở khối lớp 7.)
2.3. CÁC GIẢI PHÁP
Trong quá trình dạy văn nghị luận cho học sinh thì điều trước tiên giáo viên
phải dạy để học sinh hiểu rõ văn nghị luận là một loại văn bản mà ở đó người nói,
người viết trình bày, phát biểu ý kiến, quan niệm, tư tưởng, suy nghĩ của mình trước
một vấn đề nào đó trong cuộc sống cũng như trong văn học.
Bản thân là giáo viên dạy môn Ngữ văn, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để
làm được một bài văn tốt cần phải có các kĩ năng cơ bản:
-Nhận diện đề văn.
-Lập dàn ý cho đề văn.
-Viết văn.
-Tự chấm và chữa bài.
2.3.1. Giải pháp 1: Nhận diện đề văn
Bước đầu tiên của việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận cho học sinh là hướng
dẫn học sinh nhận diện đề văn qua hệ thống các đề văn mà giáo viên đưa ra để học
sinh tự hiểu và tập phân tích bởi cách nhận diện đề của học sinh đúng, hay sẽ giúp
người giáo viên phân hóa được trình độ học sinh, lúc đó người giáo viên có thể nắm
được điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh rồi có hướng trau dồi vốn kiến thức cho
5


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
từng đối tượng học sinh. Công đoạn này giúp người giáo viên có thể đánh giá chính
xác, khách quan về năng lực thực sự của học sinh, đồng thời tạo được tinh thần phát
huy kĩ năng cho học sinh.
Thông thường khi dạy ở phân môn Tập làm văn tôi quan tâm đến các dạng đề
văn nghị luận như sau:

a.Dạng đề phát biểu suy nghĩ về một tác phẩm văn học cụ thể (gắn với các tác
phẩm có trong chương trình Ngữ Văn 7).
Ví dụ:
+Phát biểu cảm nghĩ của em về hình tượng người mẹ trong hai văn bản “Cổng
trường mở ra” và “Mẹ tôi”.
+Vẻ đẹp tình cảm của hai anh em Thành và Thủy trong văn bản “Cuộc chia tay
của những con búp bê”.
+Suy nghĩ về tình bạn từ bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.
+Cảm nhận về hình tượng người phụ nữ trong ca dao hay trong thơ trung đại
(vận dụng những bài ca dao đã học và những tác phẩm thơ trung đại trong chương
trình Ngữ văn lớp 7).
+Cảm nhận về tình bà cháu sâu nặng trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.
Với những dạng đề này, giáo viên có thể kiểm tra được kiến thức cơ bản của học sinh
về khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương vừa mang tính khái quát vừa mang tính cụ
thể về lĩnh vực: chi tiết tiêu biểu, hình ảnh nhân vật, ngôn ngữ, giá trị tác phẩm…
b.Đề về khả năng lập luận tổng hợp các tác phẩm văn học để làm sáng tỏ một
vấn đề nghị luận.
Dạng đề này phải bao quát được những vấn đề về nghị luận văn học, yêu cầu
học sinh soi sáng vấn đề nghị luận ấy bằng tác phẩm văn chương (có thể do học sinh
tự lựa chọn hoặc do chính giáo viên ấn định tác phẩm.)
Ví dụ:
+Bài “Nam quốc sơn hà” và “Phò giá về kinh” tuy của hai tác giả khác nhau
nhưng hai bài thơ lại gặp nhau ở một điểm, đó là “niềm tự hào về chủ quyền dân tộc,
6


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
lòng căm thù giặc, ý chí quyết tâm chiến đấu và hào khí chiến thắng, khát vọng thái
bình thịnh trị”. Em hãy làm sáng tỏ.
+Hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi

mới về quê tuy khác nhau ở cách thể hiện nhưng gặp gỡ nhau nơi tình yêu quê hương
thắm thiết, chân thành”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
+Hãy viết đoạn văn khoảng 20 câu với chủ đề: “Văn chương gây cho ta những
tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
+“Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca”.
Hãy làm sang tỏ vấn đề trên qua những bài ca dao em được học trong chương trình.
+Tìm hiểu sự phát triển của cảm hứng yêu nước từ ca dao đến thơ trung đại và
thơ hiện đại qua các tác phẩm đã học.
+Màu sắc cổ điển và hiện đại trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng
giêng” của Hồ Chí Minh.
Qua những dạng đề như thế này, giáo viên có thể giúp cho học sinh phát triển
về khả năng nhận định và phân tích tác phẩm văn học để làm sáng tỏ một vấn đề nghị
luận, hiểu được giá trị của văn học đối với cuộc sống. Các em sẽ dần hình thành được
khả năng tư duy trừu tượng, nắm bắt và cảm thụ được cái hay cái đẹp của tác phẩm
văn học về phương diện nội dung và nghệ thuật, hiểu cái cốt lõi được các nhà văn nhà
thơ đề cập trong tác phẩm rồi từ đó các em sẽ vận dụng vào làm những đề khác tương
tự như vây.
c.Dạng đề rèn luyện thao tác so sánh các tác phẩm văn học.
Có thể nói dạng đề này tương đối khó, đối với học sinh cấp 2, lại là học sinh lớp 7
mới làm quen với thể loại văn nghị luận nên rất ít học sinh có được thao tác này. Vậy
người dạy phải hết sức công phu rèn luyện và phân tích rõ cho học sinh hiểu được giá
trị của văn học sử, tác phẩm văn học gắn với từng giai đoạn lịch sử. Khi học sinh gặp
phải những đề nghị luận mang tính tổng hợp hay đề cảm nhận văn học thì học sinh sẽ
vận dụng thao tác lựa chọn những tác phẩm cùng thời kì lịch sử có nội dung liên quan
đến đề để viết.
7


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
Ví dụ:

+Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, em có suy nghĩ như thế
nào về cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.
+Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương
sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn
sang tạo ra sự sống…”. Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương”, và những hiểu biết của
mình hãy làm sang tỏ.
+Bàn về ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta
những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Bằng hiểu biết về tác
phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, hãy chứng minh để làm sáng tỏ ý kiến
đó?
Với đề dạng này là khó với học sinh lớp 7 nhưng giáo viên có thể giải thích,
hướng dẫn cụ thể để các em có thể lựa chọn được các ý cơ bản vào lập dàn bài: Giải
thích được ý kiến của Hoài Thanh: “Gây” (có nghĩa là bổ sung làm giàu thêm tình
cảm), “Luyện” (là làm cho tình cảm đó trong sáng hơn, đẹp hơn). Ý kiến của Hoài
Thanh khẳng định Văn chương có ý nghĩa lớn trong việc bồi dưỡng tình cảm con
người; Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh chứng minh qua tác phẩm văn học (ví
như qua Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã luyện cho ta những tình cảm đẹp,
cao quý: Cảm phục tinh thần của người dân để bảo vệ đê, cảm thương số phận bi thảm
của họ khi đê vỡ, căm giận bọn quan lại trong xã hội cũ lại tự xưng là cha mẹ dân
nhưng vô trách nhiệm với dân, coi ván bài quý hơn hàng ngàn sinh mệnh con người.
Cuối cùng là khẳng định: Ý kiến của Hoài Thanh đã nêu bật một ý nghĩa quan trọng
của văn chương. Tác phẩm nào thể hiện được điều đó sẽ sống mãi.
+Có ý kiến cho rằng: “Tục ngữ là túi khôn của người dân lao động ”. Dựa vào
những câu tục ngữ đã học trong chương trình, em hãy làm sang tỏ ý kiến trên.
+So sánh những cảm nhận của Thạch Lam về cốm trong bài “Một thứ quà của
lúa non: Cốm” với cách cảm nhận về hạt gạo của Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ sau:
Hạt gạo làng ta
8



Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
* Rèn cụ thể kĩ năng phân tích đề văn nghị luận:
Có nhiều dạng đề văn nghị luận khiến học sinh hiểu sai, hiểu lệch lạc nên
không thể viết được một bài văn thuyết phục được người đọc. Vì vậy điều cơ bản là
người giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh từng bước cụ thể, ví dụ như sau:
Ví dụ 1: Ở đề bài : Theo Hoài Thanh thì công dụng của văn chương là “giúp
cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Bằng những hiểu biết về tác phẩm Ý nghĩa của văn
chương và cuộc sống em hãy giải thích ý kiến trên.
Học sinh khi gặp dạng đề này đã nhận diện bản chất đề rất khác nhau, có một
số em cho rằng đây là vấn đề bàn về công dụng của văn chương nên chỉ chú trọng giải
thích công dụng của văn chương xoay quanh trong tác phẩm (chi tiết con chim bị ngã
rơi xuống chân người thi sĩ nên gợi tình cảm và lòng vị tha). Chỉ có một vài em hiểu
đúng và trúng bản chất đề là: giải thích công dụng của văn chương thông qua tác
phẩm Ý nghĩa của văn chương và những tác phẩm khác có liên quan đến luận điểm
(thực chất là văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có, văn chương phản ánh cuộc sống thực để từ đó gợi lòng vị tha cho con
người).
Có thể chọn những đề nghiêng về phương diện nghệ thuật, những đề gây cho
học sinh dễ ngộ nhận phân tích nội dung để làm sáng tỏ nghệ thuật đặc sắc của tác
phẩm.
Ví dụ 2: Đặc sắc của truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn là
“khéo léo vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
9



Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
Ở đề này, năng lực học sinh sẽ được bộc lộ rõ trong việc xác định kiến thức cần
huy động để làm sáng tỏ luận điểm. Có nhiều em sẽ ngộ nhận chỉ đi vào phân tích nội
dung của tác phẩm là hai bức tranh tương phản mà quên đi rằng chỉ cần lấy chi tiết
tiêu biểu trong hai bức tranh đối lập để làm sang rõ nghệ thuật, nếu cần thiết có thể
lấy ví dụ ở tác phẩm khác có cùng nội dung tương tự để phân tích.
Như vậy việc xác định thao tác nghị luận chỉ cần củng cố, hệ thống lại vì trong
bất cứ bài viết nào chúng ta cũng phải dùng nhiều thao tác khác nhau như: phân tích,
giải thích, chứng minh, bình luận. Điều cần lưu ý cho học sinh là phải xác định thao
tác nào là chính để làm điểm tựa cho xây dựng luận điểm.
Trong bước này thông thường tôi yêu cầu học sinh viết phần mở bài và kết bài
của những đề đã được rèn kĩ năng phân tích đề và nêu rõ hướng giải quyết bằng hệ
thống câu hỏi về nhà.
Ví dụ 3: Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ
niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm
sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây
bằng một bài văn nghị luận.
Đối với đề dạng này học sinh rất dễ bộc lộ khả năng tư duy trừu tượng của
mình (khá, giỏi) nhưng đối với học sinh yếu và trung bình thì các em có thể chỉ đi vào
phân tích hay kể ra những kỉ niệm của tuổi thơ và phân tích hình ảnh người bà trong
tác phẩm mà quên rằng kỉ niệm và tình bà cháu lại là nguồn sức mạnh của tình yêu
nước trong mỗi chúng ta. Vì vậy người giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh cụ thể
từ cách mở bài cho đến thân bài rồi đến kết bài:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh (là nhà thơ nữ xuất sắc
trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm
gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những
rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...);
Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ( bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc

kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ
và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. )
10


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
-Thân bài:
+ Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà
cháu: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã
gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ (Hình ảnh những con gà mái mơ,
mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ; Một kỉ niệm về
tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng; Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh
người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu; Niềm vui và
mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả
vào giấc ngủ tuổi thơ.)
+ Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê
hương đất nước (Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân
thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu ; Những kỉ niệm đẹp của
tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì
người bà thân yêu của mình)
+ Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng,
hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành
dụm chăm lo cho cháu.
+ Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê
hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc
bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc .
Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ,
như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…
+ HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có
cùng chủ đề viết về bà, về mẹ.

- Kết bài:
+ Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm
đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc
thêm tình yêu quê hương đất nước.
11


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn
sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng
cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ...
2.3.2. Giải pháp 2: Rèn kĩ năng lập dàn ý
Trong phần này tôi tiếp tục củng cố kĩ năng nhận diện bản chất của đề, sau đó
hướng cho học sinh cách lập dàn ý cho đề văn. Trước khi viết văn cần cho học sinh
lập dàn ý sơ lược, cụ thể:
+Học sinh phải đọc kĩ đề ra để trình bày được hệ thống luận điểm cơ bản sẽ
triển khai trong bài viết.
+Xác định được mối quan hệ và tầm quan trọng của các luận điểm sẽ viết trong
bài.
+Sắp xếp các luận điểm theo trình tự trước sau nhưng phải đảm bảo tính lô gic
và dung lượng đoạn văn sẽ triển khai làm sáng tỏ cho một luận điểm.
Vậy để có thể thực hiện được những yêu cầu cơ bản trên, tôi thường hướng cho
các em đặt ra những câu hỏi để xác định luận điểm như sau:
Sau khi ở trên lớp hoàn thành việc lập dàn ý sơ lược, bước tiếp theo giáo viên
hướng dẫn cho học sinh cách viết phần mở bài, kết bài và các câu, các đoạn chuyển ý
trong bài văn. Cuối cùng ra về nhà cho học sinh tự hoàn chỉnh bài viết của mình, hôm
sau trình bày và tiếp tục sửa chữa.
Kĩ năng này nếu giáo viên rèn luyện kĩ cho học sinh sẽ hình thành cho các em
khả năng học tập chủ động, tư duy độc lập, khắc phục được tình trạng học sinh viết
văn theo kiểu ngẫu hứng, tùy tiện nghĩ gì thì viết nấy. Trong thời gian giảng dạy nhiều

năm ở khối lớp 7 tôi thấy áp dụng phương pháp này rất có khả quan, học sinh tiếp cận
đề văn nghị luận có thể nhanh chóng hình thành được luận điểm trước khi viết bài chỉ
trong vòng khoảng 30 phút, như thế bài văn của các em sẽ đầy đủ ý và mạch lạc hơn,
theo tôi đây là bước rất cần thiết của một bài văn nghị luận.
2.3.3. Giải pháp 3: Rèn kĩ năng viết văn

12


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
Đánh giá một bài văn nghị luận hay, thuyết phục không chỉ căn cứ vào việc học
sinh nhận thức trúng đề, tìm ra được luận điểm cơ bản hợp lí, kiến thức cuộc sống
phong phú mà còn phụ thuộc vào yếu tố học sinh phải biết cách diễn đạt, trình bày
hiểu biết của mình một cách mạch lạc, logic, sang sủa, có sức thuyết phục. Do đó
bước rèn kĩ năng hành văn cho học sinh là điều rất cần thiết, để làm được việc này tôi
đã tiến hành các bước như sau:
2.3.4. Giải pháp 4: Giáo viên hướng cho học sinh tự chấm và chữa bài
Sau khi rèn kĩ năng cơ bản cho học sinh để viết được một bài văn hay và đúng,
bước cuối cùng người giáo viên phải chấm và chữa bài cho học sinh một cách công
phu, tỉ mỉ. Nhiều người cho rằng việc chấm chữa chỉ là bình thường, cơ bản là các
bước rèn kĩ năng trên, nhưng đối với tôi bài kiểm tra của học sinh, tự chấm và chữa
bài là công việc rất cần thiết đòi hỏi giáo viên phải có thời gian và tâm huyết (giáo
viên chấm chữa bài và trả bài, sau đó học tự đọc lại và chấm bài của mình).
Khi chấm bài giáo viên cần thiết phải lưu ý cả về kiến thức và kĩ năng của học
sinh, đặc biệt phải chỉ ra được điểm yếu, điểm mạnh trong từng bài viết, đồng thời
theo dõi và động viên, bổ sung cho các em kịp thời. Việc chữa bài viết cho học sinh,
tôi kết hợp các hình thức như sau:
+Giáo viên chữa bài cho học sinh chỉ ra các loại lỗi như: câu, đoạn, từ ngữ, sắp
xếp các ý trong bài, các câu và từ chuyển đoạn, giọng văn, cách thức trình bày một bài
hợp logic.

+Giáo viên có thể cho học sinh tự đọc to bài của mình để rồi tự nhận ra các lỗi
trong bài, sau đó giáo viên phân tích cho học sinh hiểu bản chất của vấn đề và định
hướng cách chữa, sau đó học sinh tự chữa lỗi trong bài của mình. Áp dụng cách này
học sinh có thể nhớ rất lâu bài viết của mình.
Khâu chấm và chữa bài cho học sinh yêu cầu rất công phu, đòi hỏi phải nghiêm
túc, nếu học sinh nào viết chưa được, yêu cầu các em về nhà viết lại sao cho được mới
thôi.

13


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
Như vậy tất cả các khâu rèn luyện cách làm văn nghị luận cho học sinh kể trên
đều rất quan trọng, nó sẽ giúp các em có được kĩ năng làm văn tốt đồng thời còn giúp
các em có được kiến thức cần thiết để áp dụng trong quá trình học tập và tự tin hơn
trong cuộc sống.
2.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
- Kinh nghiệm và những biện pháp trên đã được tôi áp dụng trong 3 năm qua,
bắt đầu từ năm 2014. Từ khi áp dụng những biện pháp trên để dạy làm văn nghị luận
cho học sinh đã có được những kết quả khả quan, số lượng học sinh có kĩ năng viết
văn nghị luận khá tốt được tăng lên qua các năm học.
Số liệu đạt được cụ thể như sau:
Năm học

Tổng số học sinh
tham gia
45
63
62


2014 - 2015
2015 – 2016
2016 - 2017

Kết quả đạt được
25
34
40

3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học
sinh lớp 7” tôi đã đưa ra 4 biện pháp, cụ thể là: Nhận diện đề văn; Rèn kĩ năng lập dàn
ý; Rèn kĩ năng viết văn; Giáo viên hướng cho học sinh tự chấm và chữa bài với mong
muốn cung cấp cho học sinh những kĩ năng làm văn tốt hơn để các em có thể tự cải
thiện được cách học văn của mình sao cho đạt kết quả tốt nhất.
Bốn biện pháp nêu trên là kinh nghiệm của bản thân tôi về việc dạy cách làm
văn nghị luận cho học sinh lớp 7. Có thể những điều này không phải là những mới mẻ
với các đồng nghiệp có bề dày kinh nghiệm hơn tôi, nhưng đối với tôi thì đây là một
trong những điều tôi tâm đắc sau nhiều năm đi dạy, đó là:

14


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7
+Giáo viên dạy văn nên coi trọng việc ra đề kiểm tra để đánh giá đúng thực
chất các mức độ làm văn của học sinh (phân loại được từng đối tượng học sinh để có
phương pháp rèn kĩ năng cụ thể).
+Vận dụng nhiều cách để gợi mở, dẫn dắt tạo nguồn cảm hứng cho học sinh,
khơi dậy suy nghĩ, óc tưởng tượng cho các em trong quá trình quan sát và cảm thụ về

tác phẩm văn học.
+Khuyến khích và chỉ rõ cho học sinh biết cách đọc sách, ghi chép những vấn
đề cơ bản đã đọc được làm tư liệu sổ tay văn học để các em có thể vận dụng vào bài
viết khi có kiến thức liên quan.
+Giáo viên phải tạo được hứng thú thích học cho học sinh ở các tiết Tập làm
văn (đặc biệt là tiết học làm văn nghị luận).
3.2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
+ Tham mưu với thư viện, giáo viên dạy bộ môn mua thêm sách, tạp chí văn
học phục vụ cho giáo viên và học sinh.
+ Nên tổ chức trong một năm học cho học sinh hoạt động ngoại khóa tham
quan trải nghiệm để học sinh có thêm hiểu biết thực tế.
- Đối với chuyên môn: Hằng năm chuyên môn kết hợp với giáo viên dạy bộ môn
thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh phát triển cả về năng lực
và phẩm chất.

15


Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 7

16



×