Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường tiểu học cẩm châu, huyện cẩm thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.98 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
TT

1

2

3

Nội dung

Trang

1. Mở đầu

2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

3

1.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu


3

2. Nội dung sáng kiến

3

2.1. Cơ sở lí luận

3

2.2. Thực trạng .

3

2.3. Một số biện pháp dạy HS lớp 5 làm
văn miêu tả
2.4. Hiệu quả của SKKN

5
14

3. Kết luận, kiến nghị

15

Ghi chú

1



1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Tập làm văn là phân mơn có tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trị rèn cho
học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trọng là các kĩ năng nghe – nói – viết.
Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 hiện nay khá phong phú, học sinh
được học một số loại văn như: miêu tả, kể chuyện, viết thư và một số loại văn
bản khác (làm đơn, biên bản, báo cáo thống kê, thuyết trình tranh luận …).
Trong chương trình Tiểu học, các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn
vị học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là
những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm học.
Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, miêu tả, biên
bản,…góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh.
Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so
sánh, nhân hoá khi miêu tả cảnh và người.
Khi học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ
đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Phân tích đề
tập làm văn, học sinh có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định
hướng trong các đề bài. Các bài luyện tập làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm
biên bản, lập chương trình hoạt động, … cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện
mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình u mến, gắn bó với
thiên nhiên, với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm của
trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân
cách tốt đẹp của trẻ.
Qua thực tế giảng dạy tại Trường Tiểu học Cẩm Châu, trực tiếp giảng dạy
tại lớp 5B, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là một phân mơn khó trong các
phân mơn của mơn Tiếng Việt. Có thể nói, việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy
Tập làm văn nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp, không áp đặt, không
làm thay, chỉ gợi mở để học sinh sắp xếp ý, viết câu, lập dàn bài, giáo viên
thường gặp khó khăn, kết quả học tập của học sinh cịn nhiều hạn chế. Trong khi
đó, học sinh nhà trường chủ yếu là học sinh dân tộc, kĩ năng giao tiếp còn hạn

chế, các em thường thiếu vốn từ để diễn đạt nên việc giúp các em đạt được
những u cầu của phân mơn này cịn gặp rất nhiều khó khăn.
Để giúp các em học sinh lớp 5 học tốt hơn. Trong phạm vi tài liệu hướng
dẫn học tôi xin đưa ra “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho
học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy” nhằm nâng cao
chất lượng dạy học phân môn này ở Trường Tiểu học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1. Xác định mục tiêu của việc dạy học văn miêu tả
2. Thực trạng dạy văn miêu tả
3. Các biện pháp rèn kĩ năng cần thiết để viết tốt bài văn miêu tả
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2


Đề tài nghiên cứu và tổng kết về các biện pháp và kinh nghiệm rèn kỹ
năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, phân tích, nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách tham khảo
- Điều tra khảo sát thực tế.
+ Dự giờ thăm lớp
+ Kiểm tra chất lượng học tập
+ Quan sát hoạt động dạy và học
+ Lấy ý kiến của đồng nghiệp
- So sánh đối chiếu
- Phương pháp thực hành.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm văn miêu tả
Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc
điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm

cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Cũng có
thể hiểu văn miêu tả chính là tái tạo lại hình ảnh của đối tượng thông qua những
cảm nhận chủ quan thông qua những năng lực quan sát, liên tưởng so sánh...[7]
2.1.2. Nội dung – yêu cầu dạy văn miêu tả lớp 5
- Về lý thuyết: Học sinh hiểu thế nào là văn miêu tả?
- Tả cảnh: Biết quan sát tìm ý, lập dàn ý và viết được bài văn tả cảnh.
- Tả người: Biết quan sát tìm ý, lập dàn ý và viết được văn tả người.
2.1.3. Những năng lực cần có khi viết văn miêu tả:
- Quan sát: Nhìn nhận, xem xét sự vật.
- Nhận xét, liên tưởng, hình dung sự vật trong mối quan hệ tương quan
với các sự vật xung quanh.
- Ví von, so sánh: Thể hiện sự liên tưởng riêng, độc đáo của người viết khi
cảm nhận về sự vật hiện tượng miêu tả.
2.2. Thực trạng
2.2.1 Về phía học sinh:
* Thuận lợi:
Đa số học sinh có đầy đủ tài liệu HDH và đồ dùng học tập.
Trong quá trình tiếp thu môn học, các em muốn thể hiện những điều mà
mình quan sát và cảm nhận được trong quá trình quan sát, tìm hiểu thế giới xung
quanh. Tuy nhiên các em không biết viết thế nào, diễn đạt làm sao để người khác
cũng cảm nhận được cái hay, cái đẹp đó.
* Hạn chế:
Phần lớn học sinh là người dân tộc. Học sinh có thói quen sử dụng tiếng
mẹ đẻ, cho nên khả năng phát triển ngôn ngữ của các em còn kém do ảnh hưởng
của lối sống, sinh hoạt, giao tiếp của gia đình.
3


Nhiều học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong
các phân môn của Tiếng Việt; chưa biết tích hợp các kiến thức của mơn học

khác; chưa vận dụng linh hoạt kiến thức đã học ở các lớp dưới vào học Tập làm
văn.
Với đối tượng học sinh chưa hoàn thành, vốn Tiếng việt của các em rất
hạn chế, khả năng hiểu từ của các em còn chậm. Trong khi đó, việc học kiểu bài
miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5 lại yêu cầu phải có vốn từ ngữ, năng
lực tư duy lớn nên sử dụng từ ngữ vào bài làm còn nhiều thiếu sót. Khả năng
quan sát của các em cịn hạn chế; chưa biết sắp xếp các ý cho phù hợp; liên kết
các câu, đoạn chưa chặt chẽ nên diễn đạt còn lủng củng, rời rạc.
Đa số học sinh thiếu vốn sống nên không thể viết được bài văn, chỉ viết
được đoạn văn ngắn là hết ý; các em còn lệ thuộc vào các gợi ý của giáo viên
hoặc các đoạn văn mẫu.
Một số em viết chữ chưa đẹp, tuỳ tiện trong cách trình bày bài.
2.2.2 Về phía giáo viên:
Bản thân đã có nhiều năm giảng dạy ở khối 5 nên cũng tích luỹ được một
số kinh nghiệm trong q trình giảng dạy.
Giáo viên có ý thức áp dụng đổi mới phương pháp, hình thức trong giảng
dạy.
* Hạn chế:
Kiến thức cung cấp cho học sinh trong một tiết Tập làm văn khá nhiều.
Trong lớp khả năng tiếp thu và trình độ của học sinh không đồng đều nên
giáo viên phải hướng dẫn mẫu để tạo đà giúp học sinh chưa hoàn thành biết cách
làm bài dựa vào gợi ý. Tuy nhiên lại ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo của các
học sinh hồn thành tốt, học sinh hồn thành.
2.2.3. Về phía cha mẹ học sinh
Phần lớn các em là con em dân tộc, cha mẹ đi làm ăn xa khơng có thời
gian quan tâm đến con cái.
Có một số phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập
của con em mình. Chính vì vậy mà khốn trắng việc dạy dỗ con em mình cho
giáo viên trên lớp.
Qua khảo sát lớp 5B có 23 học sinh, kết quả như sau:

Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
3
13
14
61
6
26
Qua kết quả khảo sát ban đầu cho thấy kĩ năng làm văn miêu tả của học
sinh còn hạn chế. Nhận thấy kết quả chưa cao do nguyên nhân cả hai phía:
Người dạy và người học. Do vậy, tôi thấy cần phải trau dồi kiến thức tìm ra
phương pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy để khắc phục thực trạng trên,
để kết quả dạy học được nâng lên, thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động
học.
2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
4


Để rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5, giúp các em có hứng
thú với mơn Tiếng Việt nói chung, tơi có áp dụng một số biện pháp sau:
2.3.1. Rèn kĩ năng quan sát
Quan sát là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có phân
tích. Quan sát hướng đến và phục vụ cho mục đích, chủ ý rõ ràng. Kỹ năng quan

sát rất cần thiết cho cuộc sống của mỗi người và có thể được rèn luyện để phát
triển. Muốn quan sát tốt, cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật
vào đó. Chẳng hạn khi nhìn một người, hãy thử đưa ra những nhận xét như:
người ấy tóc màu gì, cao hay thấp hơn mình, trang phục thế nào so với những
người xung quanh… Hay khi ngắm nhìn một cánh đồng hoa, ngồi việc thưởng
thức vẻ đẹp hãy tập thêm việc phân loại có bao nhiêu loại hoa, ...
Khi dạy học sinh Tiểu học giáo viên cần hướng dẫn, giao nhiệm vụ quan
sát đối tượng miêu tả cụ thể cho học sinh ở mỗi dạng bài văn.
* Văn tả cảnh
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những vật quen thuộc xung quanh học
sinh Tiểu học: một dịng sơng, một cánh đồng, một góc phố, những di tích lịch
sử, những danh lam thắng cảnh ở mọi miền đất nước.
Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi khơng gian và thời gian
nhất định.Ví như cảnh một ngơi trường thì có các lớp học, khu vực hành chính,
sân trường, vườn trường, khu tập thể dục thể thao… tất cả thường được bao bọc
bởi những bức tường hay hàng rào và có cổng trường để ra vào. Vượt ra ngồi
phạm vi đó sẽ khơng cịn là cảnh trường nữa. Mỗi cảnh gắn với một thời gian
nhất định như sáng sớm, trưa hay chiều tối.. Thời gian đi liền với ánh sáng, thời
tiết hoạt động của người và vật …làm cho cảnh có những nét riêng biệt.
Sau khi xác định được đối tường miêu tả với một phạm vi không gian và
thời gian cụ thể, tôi thường yêu cầu học sinh phải xác định vị trí quan sát. Khi
đã xác định được vị trí quan sát cần có cái nhìn bao qt tồn cảnh đồng thời
phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
Khi quan sát cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ,
da cảm nhận và có cả cảm xúc của bản thân.
Ghi chép những điều đã quan sát được: Giúp học sinh lưu giữ những cảm
xúc về đối tượng quan sát, giúp cho việc làm bài hiệu quả hơn. Để học sinh quen
dần với việc khai thác những điều mình quan sát được, giáo viên nêu những câu
hỏi gợi mở khi sắp xếp các ý đã quan sát:
Ví dụ: Tả cánh đồng lúa và hoa màu quê em vào một buổi sáng đẹp trời

- Cánh đồng em tả là ở vùng nào?
- Em quan sát cánh đồng đó trong hồn cảnh nào? Và buổi sáng đẹp trời
mà em tả là vào mùa nào?
- Cánh đồng đó có rộng hay không? Chạy từ đâu đến đâu?
- Cánh đồng đang trồng lúa vào vụ nào và những loại hoa màu nào?
- Vùng trồng lúa là ruộng cạn hay ruộng sâu ? Giống lúa gì?
Lúa đang ở thời kì nào? Từng thửa ruộng lớn hay nhỏ?
5


- Vùng trồng hoa màu ở cao hay thấp? Trồng những loại hoa màu gì?
Từng loại hoa màu tươi tốt ra sao ? Loại nào mới trồng ? Loại nào sắp thu
hoạch?
- Có người làm việc ở ngồi đồng khơng ? Họ đang làm gì ? Có cây bóng
mát khơng ? Có chim chóc khơng ? Chúng ở đâu và đang làm gì ?
- Cảm nghĩ của em về cảnh vật và cuộc sống nơi đồng quê ?
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định một trình tự phù hợp với cảnh
được tả. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, tả từ phải sang trái hay từ ngoài vào
trong … một phần phụ thuộc vào được đặc điểm của mỗi cảnh.
* Văn tả người
Bài văn tả người trong chương trình Tiểu học thường lấy đối tượng miêu
tả là những người thân quen, những gương tốt gần gũi, thân thuộc và để lại
nhiều ấn tượng đối với các em. Để tả người, trước hết học sinh phải tập trung
quan sát trực tiếp người định tả. Khi viết bài, học sinh phải nhớ lại những gì đã
quan sát được về người đó. Khi quan sát, phải hình thành những nhận xét về
người định tả. Quan sát phải tìm ý gắn với tìm lời ( từ ngữ, hình ảnh, cách diễn
đạt) để diễn tả điều quan sát được.
Quan sát trực tiếp là điều quan trọng nhất nhưng cũng có khi ta cần phải
dùng cách quan sát gián tiếp, thơng qua trí nhớ của mình: cũng có thể thơng qua
nhận xét của một người khác về người đó.

Ví dụ : Tả ngoại hình của một cơ giáo.
Khi quan sát, giáo viên nên cùng học sinh hệ thống một số câu hỏi sau đó
tự trả lời:
- Cơ giáo (thầy giáo) ấy bao nhiêu tuổi, tầm vóc ra sao, khn mặt, mái
tóc, đơi mắt, mũi, miệng, làn da …?
- Quần áo thường ngày mặc như thế nào?
- Dáng đi đứng, giọng nói, cách nói khi giảng bài và khi trị chuyện có gì đặc
biệt?...
2.3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Dàn ý là hệ thống các ý, là cách sắp xếp các ý đó như thế nào trong bài
văn. Dàn ý là một cách để người viết khơng bỏ xót ý và trình bày bài một cách
rõ ràng logic hơn.
Với học sinh tiểu học, lập dàn ý là một việc làm khó nhưng vơ cùng
quan trọng, có lập được dàn ý thì các em mới có thể tìm, sắp xếp ý để viết thành
bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng. Đối với kĩ năng này tôi thường yêu cầu các em
lập dàn ý từ ở nhà, quan sát, ghi những điều quan sát được vào dàn ý. Khi đến
giờ, đặc biệt sử dụng nhiều trong tiết Thực hành Tiếng Việt tôi cùng các em thiết
lập một dàn ý đại cương và sau đó là thời gian cho thực hành.
Thông thường, dàn ý gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Căn cứ từng
kiểu bài mà giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp ý ở mỗi phần cho phù hợp.
Đặc biệt, khi sắp xếp các ý cần xác định mức độ trình bày mỗi ý. Trong một bài
văn, khi sắp xếp các ý ta phải cân nhắc, định trước tỉ lệ dành cho mỗi ý. Thông
thường nên chọn các ý trọng tâm của bài để nói kĩ hơn.
6


Với bài văn tả cảnh có thể lập dàn ý chi tiết theo các gợi ý sau:
Bước 1: Đọc ngữ liệu ( thường là những bài, đoạn văn tả cảnh,.. ).
Bước 2: Phân tích ngữ liệu:
- Đề bài yêu cầu tả đối tượng nào ? ( Cảnh nào, vào thời điểm nào? )

- Bài văn gồm mấy đoạn ? Tương ứng với mỗi đoạn là phần nào ?
- Phần mở bài nêu điều gì ?
- Những chi tiết nào được chọn tả trong phần thân bài ?
- Phần kết bài nêu những gì ?
- Cảnh trong bài văn được tả theo trình tự nào ? Cịn có thể tả theo trình tự
nào khác ?
- Cảnh được tả theo cảm nhận của giác quan nào ?
- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả ?

Bước 3: Dùng phiếu học tập
* Dạng 1:
Mở bài Đoạn …
Giới thiêu ….
- Tả đặc điểm, sự thay đổi của cảnh ...................
Đoạn …
………………………………………………….
Thân
bài
- Tả hoạt động của con người …………………
Đoạn …
…………………………………………………
Kết bài Đoạn …
Nêu cảm nhận về ….
* Dạng 2: Ghi những hình ảnh, chi tiết thích hợp vào sơ đồ sau:
Cây cối …

Ánh mặt trời …

Con vật ….


Cảnh

Mùi hương …

Con người …
Âm thanh …

2.3.3. Hướng dẫn học sinh luyện tập theo mẫu
Dựa trên một đoạn văn cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các
kiến thức, kĩ năng đã học để làm nhiều bài khác nhau với các yêu cầu như:
Đọc thầm bài văn sau: Chiếc áo của ba

Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài, viết kết quả vào
phiếu học tập.
Mở bài

- Từ đầu đến …
7


Thân bài

Kết bài

- Cách mở bài: mở bài theo kiểu …
-Từ … đến ….
- Các chi tiết thể hiện cách thức miêu tả cái áo:
+ Tả bao quát: …
+ Tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể: …
+ Nêu cơng dụng và tình cảm với cái áo: …

- Phần cịn lại
- Cách kết bài: Kết bài theo kiểu …

Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hố trong bài Chiếc áo của ba

Viết một câu có hình ảnh so sánh và một câu có hình ảnh nhân hố mà
em thích vào vở.
Gợi ý để học sinh hồn thành bài làm, trình bày câu, đoạn văn trước lớp.
Cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên chốt lại những điều đạt được và chưa đạt
trong bài làm của bạn để học sinh khác học tập, rút kinh nghiệm. Điểu quan
trọng mẫu phải có sự hấp dẫn, giúp học sinh hứng thú và sáng tạo khi tạo lập
theo mẫu. Mẫu cần đảm bảo tính thẩm mĩ, đảm bảo việc giáo dục cho học sinh
biết nhìn nhận, thưởng thức và đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn. Phù hợp với
tâm lí lứa tuổi học sinh.
Qua các bài mẫu đó, giáo viên giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp
của ngôn ngữ. Qua đó các em học được cách hành văn của tác giả, áp dụng vào
các bài làm của mình.
2.3.4. Dạy học theo năng lực của từng đối tượng học sinh
Dạy học theo năng lực của từng đối tượng học sinh là việc làm rất cần
thiết vì trong một lớp hiện nay khả năng tiếp thu và trình độ của học sinh không
đồng đều. Tuy nhiên, việc dạy theo hướng này khơng dễ dàng, nhất là những lớp
có số học sinh đơng.
Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả trong dạy phân môn Tập làm văn,
giáo viên cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:
- Có sự đầu tư kĩ lưỡng chu đáo ngay từ khi nhận lớp và chuẩn bị bài dạy.
Giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, dạy cho từng cá nhân nên
khơng có một khuân mẫu, một trình tự lên lớp, một giáo án chuẩn để làm theo,
mà nó tuỳ thuộc vào từng cá nhân học sinh ở lớp mình đang giảng dạy, tuỳ vào
nội dung kiến thức cần truyền đạt của từng bài học.
- Trước tiên, người thầy cần nắm chắc năng lực tiếp thu, trình độ kiến

thức của mỗi học sinh. Việc nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí, hiểu được cá tính của
từng cá nhân là điều hết sức quan trong.
8


- Giáo viên cần lưu ý đến chuẩn kiến thức của từng bài, tránh dạy dưới
chuẩn cho học sinh chưa hoàn thành, phải nhớ chuẩn kiến thức là lượng kiến
thức bắt buộc phải truyền thụ đến học sinh và học sinh phải tiếp nhận đúng, đủ
lượng kiến thức đó.
- Hệ thống câu hỏi phải chặt chẽ, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
để đảm bảo được học sinh chưa hồn thành cũng có thể tham gia tìm hiểu và
kích thích được khả năng tư duy của học sinh hoàn thành, hoàn thành tốt.
- Ngoài những nội dung trong tài liệu hướng dẫn học giáo viên có thể đổi
hoặc thêm nội dung đơn giản hơn cho các em chưa hoàn thành dễ tiếp thu kiến
thức mới, rồi sau đó cho học sinh hồn thành, hồn thành tốt phân tích nội dung
trong sách.
- Yêu cầu cần đạt đối với mỗi đối tượng học sinh cũng khác nhau. Với
học sinh chưa hồn thành, trong phân mơn Tập làm văn chỉ cần các em dựng
được đoạn mở bài, kết bài hợp lí là đã đạt yêu cầu.
Ví dụ: Đất nước ta có rất nhiều con đường khác nhau, mỗi con đường có
một vẻ đẹp riêng. Nhưng em yêu nhất là con đường làng quê em.
Nhưng với học sinh hoàn thành và hồn thành tốt thì cần u cầu cao hơn.
Chẳng hạn các em phải:
+ Đi từ cảm xúc, suy nghĩ riêng để dẫn dắt vào đối tượng định tả.
Ví dụ: Người đã gần gũi với em từ khi mới lọt lòng là bà ngoại. Bà như
cơn mưa tưới mát tuổi thơ em.
+ Đi từ một câu thơ, một bài hát để dẫn dắt vào đối tượng miêu tả.
Ví dụ: “ Quê tơi ai cũng có một dịng sơng bên nhà, con sơng q gắn bó
với tuổi thơ đời tơi …” mỗi khi nghe lời ca đó, trong lịng em lại trào dâng biết
bao cảm xúc, lại thương nhớ khôn nguôi về dịng sơng q mình.

2.3.5. Bồi dưỡng, làm giàu vốn từ cho học sinh
Nếu học kiểu bài kể chuyện, học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện
đã nghe, đã học là đã đạt yêu cầu cơ bản của đề bài thì kiểu bài miêu tả lại địi
hỏi phải có một vốn từ phong phú.
Làm giàu vốn từ cho học sinh là giúp cung cấp cho học sinh một số từ
ngữ thường dùng trong miêu tả.
Đối với thể loại văn tả người, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm các từ
gợi tả:
+ Miêu tả vóc người: Vạm vỡ, mập mạp, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh,
nho nhã, thanh tú, vóc dáng thư sinh, cịm nhom, gầy đét, dong dỏng, cao lớn,
thấp bé, lùn tịt, …
+ Miêu tả khuân mặt: Trái xoan, vuông vức, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông
chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, bánh đúc, mặt choắt, mặt lưỡi cày, gân
guốc, xanh xao, …
+ Miêu tả làn da: Trắng trẻo, trắng hồng, ngăm đen, bánh mật, mịn màng,
căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thơ nháp, …

9


+ Miêu tả đơi mắt: Một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen nhánh, nâu đen, xanh
lơ, lanh lợi, linh hoạt, tinh anh, gian xảo, soi mói, sáng long lanh, mờ đục, lim
dim, hiền hậu, mơ màng, …
+ Miêu tả mái tóc: Đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ,
mượt mà, óng ả, óng mượt, lơ thơ, xơ xác, dày dặn, cứng như rễ tre, …
+ Miêu tả cách ăn mặc: Chỉnh tề, tươm tất, kín đáo, gọn gàng, giản dị, tha
thướt, sách sẽ, đơn sơ, sang trọng, lịch sự, …
+ Miêu tả giọng nói: Ấm áp, trong trẻo, ngân nga, thỏ thẻ, lanh lảnh, sang
sảng, ồm ồm, ngắc ngứ, …
+ Miêu tả tính tình: Khốc lác, ba hoa, trầm tĩnh, láu cá, nghiêm nghị, thật

thà, nhút nhát, lười nhác, siêng năng, tham lam, hiền hậu, vui vẻ, thân thiện, cẩu
thả, dễ gần, …
...
Ngồi ra cịn có thể cho học sinh tìm từ bằng quan sát thực tế (quan sát
bạn, ông bà, bố mẹ, em bé, thầy cô giáo, …), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc
các đoạn văn miêu tả trong sách (đặc biệt là tài liệu HDH Tiếng Việt).
Sau khi giúp mở rộng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần giúp các em hiện
thực hố vốn từ đó bằng cách lựa chọn các từ ngữ phù hợp để viết vào dàn ý bài
văn miêu tả của mình.
Cũng có thể cho học sinh tập đặt câu với từ có sẵn hoặc tìm các từ đồng
nghĩa khơng hồn tồn điền vào chỗ chấm cho phù hợp:
Ví dụ:
Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sao cho hợp lí:
a, Hàng cây ……………………bên sơng
b, Tường qt vơi màu …………………
c, Trời thu …………………….
d, Cỏ mọc ………………….
đ, Lúa con gái ……………………..
e, Khuân mặt ………………….., hốc hác
g, Cây cối mọc ………………..
( Các từ cần điền: xanh rờn, xanh biếc, xanh ngắt, xanh lơ, xanh rì, xanh um,
xanh xao).
Bài 2: Điền vào chỗ trống từ láy thích hợp:
Đêm trăng quê hương
Mặt trăng trịn ……………......., ………nhơ lên sau luỹ tre. Bầu trời điểm
xuyết một vài ngôi sao ……………… như những con đom đóm nhỏ. Khơng
gian mới n tĩnh làm sao ! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi …………. Trên lá cây
và tiếng cơn trùng ………. Trong đất ẩm. Chị Gió chun cần …………………
Bay làm ……………….. mấy ngọn xà cừ trồng ven đường
…………………….Đâu đây mùi hoa thiên lí ……………… lan toả.

(Đào Thu Phong )
( Từ láy cần điền: ra rả, nhẹ nhàng, vành vạch, lấp lánh, từ từ, lốp bốp,
rung rung, thoang thoảng, dịu dàng).
10


2.3.6. Hình thành kĩ năng luyện viết câu
Câu văn là một bộ phận của bài văn. Vì vậy, muốn có một đoạn văn hay
thì phải có các câu văn hay. Trước hết yêu cầu mọi học sinh đều phải viết được
câu văn đúng ngữ pháp có nghĩa là câu phải diễn đạt được một ý trọn vẹn. Muốn
viết được câu văn hay, ngồi việc dùng từ chính xác, câu văn cần phải có hình
ảnh, tạo được sắc thái riêng của đối tượng được miêu tả.
Học sinh phải biết sử dụng dấu câu đúng, nhất là dấu chấm và dấu phẩy.
Ngắt câu đúng làm cho diễn đạt rõ ràng, người đọc dễ dàng tiếp nhận thông tin.
Học sinh rất hay mắc lỗi đặt câu thiếu thành phần chính, các em hay nhầm
trạng ngữ là câu.
Ở phần này, bài tập cho học sinh có thể là những dạng sau:
Bài 1: Những câu sau cịn thiếu thành phần chính nào ? Hãy sữa lại bằng
hai cách.
- Trên mặt nước loang loáng như gương
- Bông hoa giẻ đẹp này
- Những cô bé ngày nào nay đã trở thành
Học sinh đã làm như sau:
- Câu 1: Chỉ có trạng ngữ, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
Sửa: Cách 1: Thêm CN – VN
Trên mặt nước loang loáng như gương, đàn cá thi nhau đớp mồi.
Cách 2: Bỏ từ “ trên”
Mặt nước loang loáng như gương
- Câu 2, 3: Thiếu vị ngữ
Sửa: Cách 1 - Bông hoa giẻ này đẹp.

- Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.
Cách 2:
Bông hoa giẻ đẹp này chúng em dành để tặng cô giáo.
Những cô bé ngày nào nay đã trở thành thiếu nữ.
Bài 2: Điền dấu chấm, dấu phẩy và viết hoa đúng vào chỗ thích hợp trong
đoạn văn sau:
Giữa cành lá xum xuê xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm có một bơng hoa
rập rờn trước gió màu hoa đỏ thắm cánh hoa mịn màng khum khum úp sát vào
nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết đoá hoa toả hương thơm ngát.
Bài làm đúng:
Giữa cành lá xum xuê, xanh mướt, còn ướt đẫm sương đêm, có một bơng hoa
rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm. Cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào
nhau như cịn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đố hoa toả hương thơm ngát.
Bài 3: Nói rõ trong các câu sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép ?
Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạch. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao
sóng sánh, một mảng trăng bồng bềnh trên mặt nước.
Bài làm đúng:

11


Câu “Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạch” và câu “Cảnh vật trở nên huyền
ảo” là câu đơn. Câu “Mặt ao sóng sánh, một mảng trăng bồng bềnh trên mặt nước”
là câu ghép.
2.3.7. Đưa ra các dạng bài tập đa dạng để bồi dưỡng năng lực cảm thụ
văn học
Bồi dưỡng năng lực về cảm thụ văn học là một quá trình lâu dài và cơng
phu. Trước hết cần bồi dưỡng vốn sống cho các em. Có vốn sống, các em mới có
khả năng tiếp nhận tác phẩm dưới sự gợi mở, dẫn dắt của giáo viên.
Giáo viên cần giúp đỡ khơi gợi cho cảm xúc thẩm mỹ ở các em nảy sinh;

cần tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc ở trẻ và nâng chúng lên chất lượng cao hơn,
đồng thời cũng cần trang bị cho các em thêm một số kiến thức về văn học như
cách sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả gợi cảm, một số biện pháp nghệ thuật….
Bên cạnh việc làm có hiệu quả để cảm thụ văn học là giúp học sinh đọc
diễn cảm sáng tạo, giáo viên cần đưa ra các dạng bài tập phong phú nhằm giúp
các em biết sắp xếp, lựa chọn ý để viết đúng, viết đủ và hay; biết quan sát kỹ
lưỡng, chi tiết đối tượng cần miêu tả; biết sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ
thuật khi làm bài. Bài viết của các em có nhiều sáng tạo.
Dạng 1: Bài tập tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động:
Trong đoạn văn dưới đây, tác giả dùng những từ ngữ nào để gợi tả hình
dáng con chim gáy ? Cách dùng từ ngữ như vậy đã giúp em hình dung được con
chim gáy như thế nào ?
“Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn
xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp
lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ
càng được đeo nhiều vịng cườm đẹp”.
Tơ Hồi
Dạng 2: Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả:
Trong đoạn văn sau, cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh
tiêu biểu nào ? Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào ? Vì sao ?
“Mùa đơng, cây vươn dài những cành khẳng khiu, trụi lá. Xuân sang, cành
trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởm. Hè về, những tán lá xanh um
che mát cả sân trường. Thu đến, từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.”
Hữu Tưởng
Dạng 3: Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi
với học sinh Tiểu học
- Gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh.
- Lựa chọn và tìm những sự vật được nhân hoá.
- Chỉ rõ điệp ngữ trong câu thơ, đoạn văn. Nêu tác dụng của nó.
- Xác định câu văn có dùng biện pháp điệp ngữ.

Dạng 4: Bài tập về đọc diễn cảm có sáng tạo
- Bước 1: Đọc thầm nhiều lượt để tìm hiểu nội dung và cách đọc.
12


- Bước 2: Ghi kí hiệu và lời chỉ dẫn đọc diễn cảm; sau đó tiến hành luyện
đọc.
2.3.8. Giúp học sinh rút kinh nghiệm về bài làm của mình
Tiết trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự
điều chỉnh bài viết. Đây là một kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ
năng kiểm tra là kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích
giao tiếp và yêu cầu diễn đạt. Để có kĩ năng này, các em cần phải tập cách nhận
xét bài viết của bạn, rút kinh nghiệm bài của mình khi được giáo viên nhận xét.
Từ đó luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập để các
em luôn luôn tiến bộ
Các bước tiến hành tiết dạy gồm:
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh : Nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm
của HS; Gv nên kết hợp nhận xét về chữ viêt và cách trình bày và biểu dương
học sinh có bài làm tốt, tiến bộ.
- Hướng dẫn học sinh chữa bài : Gv trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh
đọc thầm lại toàn bộ bài làm, lời nhận xét chung và những chỗ lưu ý cụ thể trong
bài viết. Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi chung về nội dung và
hình thức. Tổ chức cho học sinh tự chữa bài làm cá nhân, sau đó đổi bài làm,
giúp đỡ lẫn nhau về việc chữa lỗi.
Giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi sau để học sinh rút kinh ngiệm
bài viết của mình.
+ Bài văn của em có mấy đoạn ? Ý mỗi đoạn là gì ? Các đoạn có được sắp
xếp theo trình tự hợp lí khơng ?
+ Diễn đạt trong từng đoạn văn thế nào ? Có rõ ràng, mạch lạc khơng ?
Có sai lỗi chính tả khơng ?

+ Bài văn có thể hiện được cảm xúc của em với đối tượng được tả không?
- Hướng dẫn học sinh học tập cách viết văn hay: Đọc cho học sinh nghe
đoạn văn, bài văn hay của các bạn trong lớp ( hoặc lớp khác, năm học trước …
do Gv sưu tầm). Gợi ý cho học sinh nhận xét, trao đổi để học tập những ưu điểm
trong bài văn của bạn.
- Hướng dẫn học sinh chọn viết lại một đoạn trong bài làm cho tốt hơn:
Đoạn văn học sinh chọn để viết lại có thể là đoạn văn cịn mắc lỗi, đoạn viết
chưa hay, đoạn văn có thể viết theo cách khác. Sau khi viết lại, giáo viên cần cho
học sinh so sánh để thấy rõ được sự tiến bộ vè tự rút kinh nghiệm về cách làm
bài văn đạt hiệu quả tốt.
Giáo viên cần tránh chê nhưng cũng không được lạm dụng lời khen. Khen
đúng lúc, đúng chỗ mới góp phần tạo hứng thú cho học sinh.
2.3.9. Tăng cường hình thức hoạt động nhóm
Giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau xong cần phát
huy tối đa vai trị của các nhóm học tập. Khi giáo viên giao việc hoặc thực hiện
theo logo của TLHDH, các em được trình bày ý kiến của mình. Cả nhóm cùng
lựa chọn, tổng hợp ý kiến hay nhất.
13


Ở đây học sinh được hỏi han, thảo luận, trao đổi với nhau. Ý kiến riêng
của từng người được đưa ra, hoàn chỉnh với sự thống nhất giúp đỡ của các bạn
trong nhóm và giáo viên. Từ đó học sinh được rèn luyện cách sử dụng ngơn ngữ
qua trình bày, diễn đạt.

Học sinh học nhóm tại lớp theo mơ hình VNEN
2.3.10. Trị chơi học tập
Trị chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt động học tập
trên lớp, làm khơng khí thoải mái, dễ chịu, giúp q trình học tập trở nên hấp
dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh. Chính vì vậy,

trong q trình giảng dạy phân mơn Tập làm văn này tơi có sử dụng một số trị
chơi học tập hợp lí nhằm góp phần nâng cao hiệu quả.
* Trị chơi: “ Ghép chữ”
Mục đích.
Luyện kĩ năng vận dụng kiến thức ngữ pháp đã học để viết thành một câu
hồn chỉnh, diễn đạt ý một cách chính xác.
Chuẩn bị:
- 2 bộ băng giấy, bộ thứ nhất ghi các câu chưa hồn chỉnh ( gắn sẵn vào vị
trí chơi của hai đội).
a, Lá cọ tròn xoe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như …
b, Hoa “bỏng” treo lủng là lủng lẳng từng chùm trên cây như …
c, Những con ngựa lao nhanh trên đường đua tựa như …
d, Đôi cánh gà mẹ xoè ra như … che chở cho các chú gà con.
đ,Bé chập chững đi mấy bước rồi sà vào lòng mẹ như …
e, Ánh mắt dịu hiền của mẹ là …
Bộ băng giấy thứ 2 ghi nội dung vế câu tiếp theo ( có thể mỗi câu cho 2
vế câu).
a, một bàn tay vẫy ( hoặc: một măt trời mới mọc).
b, những chiếc đèn lồng nhỏ xíu ( hoặc: những chùm quả nhỏ).
14


c, những mũi tên bay trong gió (hoặc: những viên đạn rời khỏi nòng
súng).
d, hai mái nhà ( hoặc: chiếc ô vững chải).
đ, chim non bay về tổ ( hoặc: một cơn gió).
e, ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời con (hoặc: ngơi sao dẫn đường cho con đi
lên phía trước).
Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 6 em trực tiếp chơi, các em

khác theo dõi và cỗ vũ cho đội mình.
- 6 học sinh từng đội đứng thành hàng dọc quay mặt lên bảng. Trên bảng
đã treo sẵn các vế câu chưa hoàn chỉnh.
- Giáo viên sẽ đọc lần lượt từng vế câu, các em học sinh đứng đầu mỗi
hàng có nhiệm vụ phải tìm ra băng giấy ghi nội dung vế câu có hình ảnh so sánh
và đính vào vị trí của nó để tạo thành một câu văn hồn chỉnh có ý mới mẻ, sinh
động, sau đó đi xuống để người sau tiếp tục. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các
băng giấy được gắn hết.
- Đội nào gắn được các hình ảnh so sánh đúng và nhanh để hồn chỉnh
câu thì đội đó thắng cuộc.
* Trị chơi: “ Hộp quà bí mật”
Mục đích: Rèn khả năng quan sát, chú ý và tư duy của học sinh.
Chuẩn bị: - 1 hộp thư
- Câu hỏi của bài đang học.
Cách tiến hành:
Giáo viên nêu luật chơi và quy luật chơi. Hộp thư sẽ được chuyền từ bạn
này sang bạn khác một cách khẩn trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó.
Khi kết thúc bài hát, học sinh nào đang cầm hộp trên tay phải mở hộp ra bốc câu
hỏi trả lời. Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu khơng trả lời được thì
sẽ được "thưởng" bằng một hình thức do các bạn trong lớp quy định vào cuối trò
chơi và cho bạn khác xung phong trả lời thay bạn.
Khi dạy về quan sát, tìm ý và lập dàn bài tơi thường tổ chức trị chơi "Hộp
q bí mật" Bằng một hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn mang tính gợi mở địi hỏi
học sinh phải độc lập suy nghĩ, quan sát để tìm hiểu vấn đề. Tuỳ dạng bài mà
giáo viên chọn hệ thống câu hỏi phù hợp cho trị chơi.
Ví dụ: Bài lập dàn ý cho bài văn “ Tả hoạt động của một em bé ở tuổi tập
đi, tập nói” Bài 15 C (Tiết 2)
- Em bé được em quan sát tên là gì ? Là bé trai hay bé gái ? Em đó có
quan hệ với em như thế nào ?
- Em bé được bao nhiêu tháng tuổi, có những nét đáng yêu nào tiêu biểu ?

15


- Tìm từ chỉ: Thân hình, da dẻ, khuân mặt, mái tóc, đơi mắt, cặp má, mơi
miệng, răng, chân tay của em bé ?
- Quần áo em bé thường mặc khi trời nóng, trời lạnh, khi ở nhà hoặc khi
đi chơi ?
- Tìm những hình ảnh cho thấy sự thơ ngây, đáng u biểu hiện qua việc
tập nói ?
- Tìm những hình ảnh cho thấy sự thơ ngây, đáng yêu biểu hiện qua việc
tập đi ?
- Những biểu hiện thơ ngây và đáng yêu khi tiếp xúc với những người
thân và trong sinh hoạt hằng ngày như khi ăn, khi chơi, khi ngủ như thế nào ?
- Em bé được mọi người yêu quý như thế nào ?
2.4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm:
Qua việc áp dụng những biện pháp trên vào quá trình dạy học Tập làm
văn ở lớp 5B – Trường Tiểu học Cẩm Châu, bước đầu tôi đã thu được một số
thành công nhất định:
Kết quả khảo sát phân mơn Tập làm văn:
Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
6
26

16
70
1
4
Qua bảng số liệu sau khảo sát cho thấy, đề tài đã thu được một số kết quả
nhất định. Chất lượng học sinh đã được nâng cao rõ rệt.
- Các tiết học Tập làm văn diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Các em được
luyện tập nhiều, được khắc sâu kiến thức từng bài học và bước đầu biết vận
dụng lý thuyết vào thực tế làm bài một cách linh hoạt.
- Đa số học sinh đã biết sắp xếp, lựa chọn ý để viết đúng, viết đủ và hay;
biết quan sát kỹ lưỡng, chi tiết đối tượng cần miêu tả; biết sử dụng hiệu quả các
biện pháp nghệ thuật khi làm bài. Bài viết của các em có nhiều sáng tạo.
- Các em học sinh chưa hoàn thành đã biết xác định đúng yêu cầu của đề,
biết viết câu đúng ngữ pháp, hoàn thành một bài văn đủ ý.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Qua đi sâu nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi cũng rút ra được một số bài
học kinh nghiệm như sau:
+ Trước hết, người thầy phải có lịng u nghề, u người, có ý thức trách
nhiệm và tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi và áp dụng những cái mới vào
thực tiễn giảng dạy.
16


+ Phải nắm vững về đối tượng học sinh trong lớp, hiểu rõ trình độ và năng
lực, hồn cảnh và sở thích của từng em để có thể áp dụng những phương pháp
dạy học hiệu quả với từng nhóm đối tượng học sinh.
+ Thường xuyên nghiên cứu, dự giờ đồng nghiệp, tham dự các lớp tập
huấn chuyên môn … để học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
+ Trong q trình dạy học cần chú ý tích hợp kiến thức, kĩ năng.

+ Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khuyến khích học sinh bộc lộ
năng lực của bản thân.
3.2. Kiến nghị:
Với những kết quả ban đầu thu được như trên, tơi rất mong được sự khảo
nghiệm và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp; Ban giám hiệu nhà trường để tơi
tiếp tục hồn thiện đề tài này góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học
phân môn Tập làm văn nói riêng, chất lượng học tập mơn Tiếng việt nói chung.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Cẩm Châu, ngày 14 tháng 3 năm 2017
Tôi xin cam đoan SKKN trên là do mình làm,
khơng sao chép nội dung của người khác
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người viết

Nguyễn Ngọc Long

Nguyễn Thị Mỹ Lệ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tài liệu tham khảo

1

Tài liệu hướng dẫn học Tiếng việt
lớp 5 theo mơ hình VNEN

2


Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở Tiểu học

Nhà xuất bản- Nơi ban
hành

Năm xuất
bản
2014

NXB Đại học
Sư phạm

2008
17


3

Luyện tập về cảm thụ văn học ở NXB Giáo dục
Tiểu học

2007

4

30 đề ôn luyện Tiếng Việt cuối NXB Giáo dục
cấp Tiểu học

2012


5

Luyện viết văn miêu tả

NXB Giáo dục

2008

6

Sách giáo viên Tiếng Việt 5 – NXB Giáo dục
Tập 1

2006

Lý luận văn học Việt Nam
7

/>
2016

LyLuanVanHocVietNam

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Châu.

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại (Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

18


1.

Một số biện pháp nâng cao
chất lượng học tập môn Tốn

PGD & ĐT huyện
Lát
ở lớp 5SỞ
choGIÁO
học sinh

vùng
DỤC
VÀ ĐÀOMường
TẠO THANH
HỐB

2011

PHỊNG
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY
khó
2.

Dạy kiến thức hình tam giác,
hình thang lớp 5 cho học sinh
vùng khó.

PGD & ĐT huyện
Mường Lát

B

2012

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU
TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM
CHÂU HUYỆN CẨM THỦY


Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cẩm Châu
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt

19

THANH HOÁ, NĂM 2017


20


21



×