Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN xây dựng bài tập rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.41 KB, 14 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1,1. Lý do chọn đề tài.
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, phân môn Tập đọc là
môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo trong mọi hoạt động học tập và rút kinh nghiệm và thực hành dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một yếu tố vô
cùng quan trọng được các cấp quản lý giáo dục quan tâm và đưa lên vị trí hàng
đầu, trong sự nghiệp giáo dục. Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy – học giáo
dục tiểu học. Để phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Để thực hiện tốt
việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học.
Trong Trường Tiểu học Tiếng Việt là môn học quan trọng, có nhiệm vụ hình
thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh, được thể hiện qua bốn dạng hoạt động:
nghe – nói – đọc – viết. Trong đó tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành
và phát triển cho học sinh kỹ năng quan trọng. Kỹ năng đọc.
Với tầm quan trọng và thực tế trên, việc rèn kỹ năng đọc theo hướng tích
cực hóa hoạt động học tập trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc là một
nhân tố góp phần vào việc giáo dục học sinh (HS) là một việc làm thực tiễn, có ý
nghĩa sâu sắc. Trong kinh nghiệm này tôi xin đề xuất một số biện pháp rèn kỹ
năng đọc cho học sinh thông qua việc “Xây dựng bài tập rèn kỹ năng đọc cho học
sinh lớp 2 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập”.
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
Hiện nay chúng ta đang thực hiện Đổi mới phương pháp dạy học theo mô
hình lớp học VNen. Với mô hình này, yêu cầu học sinh phải có tính tự quản cao,
vậy muốn xây dựng một lớp học mà học sinh có tính tự quản cao thì đòi hỏi người
giáo viên phải có những giải pháp tối ưu để đưa chất lượng rèn kỹ năng đọc cho
học sinh lớp của mình đọc tốt, không những thế mà còn chú trọng đến tính tích


NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

cực, tự giác, năng lực học cho học sinh, đó chính là điểm mới trong sáng kiến của
tôi.
1.3. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp.
Nghiên cứu khảo sát thực trạng trẻ lớp 2 hiện nay nói chung, học sinh lớp
2B Trường Tiểu học Mỹ Thủy nói riêng. Về kỹ năng đọc cũng như tính tích cực ,
tự giác, sáng tạo… của học sinh trong quá trình học tập.
Xây dựng, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học
phân môn tập đọc theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.

B. PHẦN NỘI DUNG
I.THỰC TRẠNG:
1. Sự hạn chế trong quá trình giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 2 qua
việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
Thực tế cho thấy đến nay phần lớn giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp
nói chung và giảng dạy phân môn Tập đọc nói riêng chỉ chú trọng về mặt hình
thức là giảng dạy đầy đủ , không sót kiến thức, ổn định được in trong sách giáo
khoa. Mà chưa quan tâm đến vấn đề cốt lõi của phân môn Tập đọc là việc rèn kỹ
năng quan trọng cho học sinh : “Kỹ năng đọc”. Hơn nữa giáo viên chưa thật sự
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học
sinh nghĩa là mọi hoạt động dạy học diễn ra không nhằm phát huy tính tích cực
của người học, mà tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy.
Đành rằng để dạy theo PPTC thì giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy
theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Rõ

ràng, cách dạy chỉ đạo cách học nhưng ngược lại, thói quen học tập của trò có ảnh
hưởng tới cách dạy của thầy. Có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được. Cũng như có trường hợp, giáo viên
hăng hái áp dụng PPTC nhưng thất bại vì HS chưa thích ứng vẫn theo lối học tập
thụ động.
* Tóm lại : Từ thực trạng trên cho thấy quá trình dạy học như thế chưa
phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh; không phát huy được
khả năng tìm tòi, khám phá của các em, chưa khuyến khích, phát triển năng lực –
năng khiếu sở trường của cá nhân học sinh. Làm cho hiệu quả giáo dục không đạt
chất lượng như mong muốn.
2. Hiệu quả học tập và kỹ năng đọc của học sinh trong quá trình học phân
môn tập đọc.
Thực trạng không mấy lạc quan về kết quả đọc còn thấp của học sinh,
cũng như sự thiếu tự giác và lơ là của các em hiện nay. Các em thường mắc khá
nhiều lỗi đọc. Cụ thể là các lỗi cơ bản sau:
2.1. Lỗi phát âm lệch chuẩn chữ viết
Khi đọc HS thường phát âm không chính xác cả âm đầu lẫn phần vần và
thanh điệu.
Chẳng hạn : đọc phụ âm nh thành d (nhà cửa - dà cửa) đọc âm o thành
âm o (trong xanh – trông xanh) đọc vần ân thành vần anh (nhân dân - nhanh
danh,..) đọc sai thanh hỏi - ngã (suy nghĩ - suy nghỉ,..) … nguyên nhân lỗi phát
âm lệch chuẩn này là do học sinh chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thể âm của môi

trường sinh sống
2.2. Lỗi đọc không đúng trọng âm:
Học sinh sử dụng cách đọc không có điểm nhấn hoặc nhấn giọng vào
những tiếng không có trọng âm, khiến cho giọng đọc trở nên đều đều, buồn tẻ
hoặc làm cho nội dung thông báo bị hiểu sai lệch. Nguyên nhân của hiện tượng
này, là do các em chưa xác định được các từ ngữ đảm nhiệm vai trò thông báo

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

chính trong câu ; chưa biết phân biệt đâu là yếu tố trọng âm trong một từ. Đây là
một lỗi đọc, mà đa số học sinh thường mắc phải.
2.3. Lỗi ngắt giọng không đúng chỗ
Ngắt giọng không chính xác ở các câu văn dài, có cấu tạo ngữ pháp phức
tạp (ngắt giọng ngẫu hứng theo nhịp thở (còn gọi là ngắt giọng sinh lý). Khi đọc
thơ, học sinh thường đọc theo áp lực của nhạc thơ, tách rời đọc với hiểu.
2.4. Lỗi đọc không đúng ngữ điệu, không diễn cảm
Học sinh không thể hiện đúng các kiểu câu khi đọc do nhầm lẫn về hình
thức diễn đạt .
Chẳng hạn : Đọc các câu hỏi tu từ như: câu hỏi thông thường, đọc câu cảm
như câu hỏi, đọc lên giọng máy móc ở các từ cuối câu hỏi. Khiến cho một cuộc trò
chuyện tâm tình được thể hiện như một cuộc cải vã. Một số giáo viên, do cách
hiểu chưa thật chính xác, khái niệm đọc diễn cảm. Nên khi đọc mẫu đã cố gắng
uốn gịong một cách cầu kỳ, khiến giọng đọc trở nên thiếu độ trung thực cần thiết.
Học sinh vì làm theo mẫu, nên cũng đọc thái quá như vậy
* Tóm lại : xuất phát từ thực trạng nêu trên , cho thấy hiệu quả giờ học

phân môn tập đọc thông qua kỹ năng đọc của học sinh còn nhiều hạn chế, như
thế chưa phát huy tính tích cực hoạt động học tập, sáng tạo mang tính sáng tạo, tự
giác của học sinh. Thể hiện qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 2B
như sau:
Tổng số học sinh : 30/13 nữ
. Đọc tốt : 5 em tỉ lệ

16,7%

. Đọc khá : 12 em tỉ lệ 40.0 %
. Đọc TB : 10 em tỉ lệ 33,3%
. Đọc yếu : 3 em tỉ lệ

10,0%

* Tỉ lệ trên TB : 90.0 %

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

* Tỉ lệ dưới TB : 10,0 %
→ Chất lượng cho thấy học sinh đọc mức độ trung bình trở lên chưa cao; tỉ
lệ học sinh đọc yếu còn nhiều cũng như sự thiếu tự giác, và lơ là của các em hiện
nay. Tất yếu dẫn tới câu hỏi : Chúng ta có thể làm gì để nâng cao khả năng đào tạo
trình độ đọc cho HS? Đây không chỉ là vấn đề nghiên cứu lý thuyết thuần túy về
đọc mà còn liên quan đến việc phát triển mục đích và phương pháp đào tạo, giáo

dục việc đọc cho học sinh tiểu học hiện nay.
Với thực trạng nêu trên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đề cập việc
sửa lỗi đọc cho học sinh lớp 2 bằng một hoạt động bỗ trợ, đó là : sử dụng tổ hợp
bài tập (BT) rèn kỹ năng đọc cho học sinh trong giờ tập đọc.

II. CÁC GIẢI PHÁP:
1. Vị trí , vai trò của giáo viên trong phương pháp dạy tập đọc theo
hướng đổi mới
Đổi mới phương pháp dạy – học là vấn đề được đặt lên vị trí hàng đầu
được các cấp quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm. Vì nó là một trong những nhân
tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy mỗi giáo
viên chúng ta trực tiếp giảng dạy cần xác định rõ chính xác, nắm vững về việc đổi
mới sao cho phù hợp với tình hình, năng lực của học sinh. Nghĩa là giáo viên
không đóng vai trò truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng các phương pháp như :
thuyết trình giảng giải, song song đó là học sinh chỉ tiếp thu kiến thức một cách
thụ động. Mà được vận dụng bằng các phương pháp sao cho giáo viên là người tổ
chức, hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi gợi ý, gợi mở – song song đó là học
sinh tích cực tham gia hoạt động học tập một cách tích cực nhằm tiếp thu bài một
cách chủ động và hiệu quả hơn. Muốn làm được công việc trên thì bản thân giáo

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

viên phải nổ lực nhiều so với phương pháp dạy học thụ động và phải kiên trì vận
dụng phương pháp đổi mới nhằm tạo cho các em thích ứng dần với phương pháp
học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp đến cao. Trong đổi mới phải có sự hợp

tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thành
công.
→Như vậy khi nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức, cảm thụ của học sinh.
Phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. Giáo viên không chỉ đơn giản là truyền
đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động với phương pháp dạy học trên thì vai trò
của giáo viên không những không bị hạ thấp mà còn được đề cao với tư cách là
người gợi mở, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài trong hoạt động học tập
của học sinh.
2. Bài tập rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 theo hứơng tích cực hoá hoạt
động học tập
2.1. Bài tập luyện chính âm (còn gọi là bài tập (BT) luyện phát âm đúng).
Đây là loại BT dễ thực hiện nhưng ít xuất hiện trong SGK nên ít được giáo
viên sử dụng. Hình thức bT có thể là tìm (gạch dưới, đóng khung, liệt kê) những từ
ngữ khó đọc trong bài.
Cách thực hiện : Để đổi mới cho phù hợp với tình hình năng lực thực tế
học sinh của lớp, ta không nên chọn và ghi sẵn các từ ngữ khó cho học sinh luyện
đọc. Và sau khi cho học sinh thực hiện BT, GV không đọc mẫu, yêu cầu HS đọc từ
ngữ, câu có chứa tiếng HS hay mắc lỗi rồi GV mới chữa, hoặc GV đọc mẫu những
từ ngữ, câu có chứa tiếng trong đó có âm vần HS hay đọc lẫn rồi yêu cầu học sinh
đọc theo
* Bài tập minh họa

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

VD : Chọn trong đoạn 1 của bài “Sự tích cây vú sữa” (TV2, Tập 1 , Trang

96) những tiếng có thanh hỏi và thanh ngã rồi viết vào 2 dòng dưới đây
- Những tiếng có thanh hỏi:………………………………………….
- Những tiếng có thanh ngã :………………………………………….
* Giải đáp: (?) bỏ, ở, mỏi (~) nghĩ
VD 2 : Đọc thầm đoạn 2 của bài “Câu chuyện bó đũa” (TV2 – tập 1 tr112)
ghi lại những tiếng có phụ âm đầu nh vào chỗ trống.
- nh………
*Giải đáp
+ nh: nhà
VD 3 : đọc thầm đoạn 2 của bài “Chuyện bốn mùa” (TV 2 – Tập 2 – Trang
5) và ghi lại những tiếng có chứa uân, ân.. rồi điền vào chỗ trống
dưới đây
+ uân:……………..
* Giải đáp
+ uân: xuân
Với dạng bài tập này sẽ giúp cho học sinh nhanh chóng hiểu và phát âm
chính xác các tiếng / từ khó dễ lẫn mà nguyên nhân chính là do học sinh chịu ảnh
hưởng tiêu cực từ thổ âm của môi trường mình sinh sống.
2.2. Bài tập luyện đúng trọng tâm
Đây là kiểu bài tập giúp HS đọc rõ, nhấn giọng hay kéo dài, những từ chìa
khóa của bài đọc
* Cách thực hiện : Khi đến phần hướng dẫn học sinh đọc đoạn. Theo cách
dạy thông thường, giáo viên ghi sẵn câu hoặc đoạn vào băng giấy hoặc bảng phụ.
Dùng các ký hiệu ( /; //) ngắt, nghỉ hoặc gạch chân các từ cần nhấn giọng … với
cách hướng dẫn trên thì chưa phát huy được tính tự giác, chủ động của học sinh .

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm


Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Vì học sinh chỉ làm theo mẫu có sẵn. Nó mang tính chất áp đặt, chưa khơi dậy
được ở học sinh óc sáng tạo, cũng như sự đam mê hứng thú trong học tập.
→ Với hình thức luyện đọc trên tôi thay thế bằng cách xây dựng BT luyện
đúng trọng âm.
VD 1 : Ghi dấu ↑ dưới tiếng cần nâng cao giọng và dấu bằng ( = ) dưới
tiếng cần hạ thấp giọng khi đọc các câu sau :
. Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?
Tôi là cá sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi (quả tim khỉ, TV 2, tập 2,
tr.51).
* Giải đáp
Bạn là ai? ↑ vì sao bạ n khóc? ↑
Tôi là cá Sấu . Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi
VD 2 : Gạch dưới các từ cần nhấn giọng khi đọc 4 dòng thơ sau của bài
Mẹ (TV 2, tập 1 , Tr 101)
Lặng rồi / cả tiếng con ve /
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi //
Những ngôi sao / thức ngoài kia /
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con//
* Giải đáp
Lặng rồi / cả tiếng con ve /
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi //
Những ngôi sao / thức ngoài kia /
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con//
* Cách tiến hành

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn



Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc giáo viên không ghi sẵn mà yêu cầu
học sinh nêu cách đọc của cá nhân. Cuối cùng giáo viên kết luận cách đọc rồi
hướng dẫn các em đọc theo yêu cầu.
Qua đó hướng dẫn HS nâng dần lên khả năng biết đọc ngắt nghỉ trong câu
văn, câu thơ,… cũng là căn cứ để xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong
bài.
2.3. Bài tập luyện đọc ngắt giọng đúng chỗ
Khi dạy HS đọc văn bản, cần tạo điều kiện cho học sinh nắm được cơ chế
ngắt giọng, đó là đảm bảo nghĩa của từ, cụm từ, đảm bảo cấu trúc ngữ pháp của
câu. Dạy đọc các bài văn xuôi, chỗ ngắt giọng phải trùng hợp với ranh giới ngữ
đoạn. Dạy đọc một bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết
đoạn. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa, hoặc ít ra là một
cách đọc không để ý đến nghĩa. Vì vậy, đọc đúng ngữ điệu nói chung, ngắt giọng
đúng nói riêng vừa là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là phương tiện giúp
HS chiếm lĩnh nội dung bài đọc. Để làm được điều đó giáo viên cho học sinh thực
hiện một số dạng bài tập sau:
Bài tập minh hoa
Bài tập 1: Khi dấu ngắt (/ , nghỉ //) hơi cần thiết để đọc diễn cảm đoạn thơ
sau:
Ai yêu các nhi đồng
Bằng Bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
(Trích trong bài Thư Trung Thu, TV 2 , tập 2 , tr.10).
* Giải đáp:


Ai yêu / các nhi đồng /
Bằng / Bác Hồ Chí Minh //

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Tính các cháu / ngoan ngoãn /
Mặt các cháu / xinh xinh //
Bài tập 2 : Dùng gạch xiên ( / ) đánh dấu chỗ ngắt hỏi, gạch ( // )và gạch
dưới các từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc đoạn văn sau:
Xưa có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền bỏ tiền ra
mua, rồi thả rắn đi. Không ngờ con rắn ấy là con của Long Vương. Đền ơn chàng
trai, Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý (Tìm ngọc, TV 21, T1 .tr 13*).
* Giải đáp
Xưa/ có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước liền / bỏ tiền ra
mua, / rồi thả rắn đi.// Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương//. Đền ơn
chàng trai,/ Long Vương tặng chàng một viên ngọc quý //.
* Tóm lại :
Để rèn tốt các kỹ năng đọc đã nêu. Nhằm nâng cao hiệu quả đọc cho học
sinh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giáo dục việc đọc ngay từ đầu phải hướng dẫn sự trãi nghiệm và tạo
niềm vui cho học sinh
- Giáo dục việc đọc cho học sinh cần phải khách quan khoa học, nghĩa là
phải chú trọng bản chất của hoạt động đọc và quá trình đọc
- Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của thầy và trò,

sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thành công.
- Giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho
học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, phù hợp với từng đối
tượng học sinh trong lớp mình phụ trách theo nguyên tắc từ thấp đến cao, từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
III. KẾT QUẢ

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Qua một số phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh đã nêu ở trên , sau
khi áp dụng với học sinh lớp 2B từ đầu năm học cho đến nay, đã thu được kết quả
dạy học chủ yếu sau:
Phần lớn học sinh trong lớp có ý thức, tự giác hơn trong quá trình luyện
đọc, cũng như quá trình học tập, các em trở nên yêu thích môn học, thích được
làm việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Các em có một thói quen học tập nhất định là tích cực tham gia các hoạt
động học tập ở hầu hết các môn học.
Kết quả học tập của các em được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là kỹ
năng đọc của các em được thể hiện cụ thể như sau:
1. Kết quả khảo sát chất lượng đọc đầu năm như sau
Tổng số học sinh : 30/13 nữ
. Đọc tốt : 5 em tỉ lệ

16,7%


. Đọc khá : 12 em tỉ lệ 40.0 %
. Đọc TB : 10 em tỉ lệ 33,3%
. Đọc yếu : 3 em tỉ lệ

10,0%

* Tỉ lệ trên TB : 90.0 %
* Tỉ lệ dưới TB : 10,0 %
Chất lượng cho thấy học sinh đọc ở mức trên trung bình còn chưa cao mà
tỉ lệ học sinh đọc dưới trung bình còn khá cao 16%
Sau khi áp dụng biện pháp nghiên cứu vào thực tiễn lớp 2B đã thu được
kết quả sau :
. Đọc tốt : 8 em tỉ lệ 26,7%
. Đọc khá : 13 em tỉ lệ 43,3%
. Đọc TB : 8 em tỉ lệ 26,7%
. Đọc yếu : 1 em tỉ lệ 3,3%

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

* Tỉ lệ trên TB : 96,7%
* Tỉ lệ dưới TB : 3,3%
Với kết quả đạt được sau môt thời gian áp dụng biện pháp nghiên cứu, cho
ta thấy rằng đã giải quyết tốt được thực trạng thực tế nêu trên. Tôi tin tưởng rằng,
các em học sinh lớp 2B do tôi phụ trách ở năm học 2016 – 2017 này sẽ đủ điều
kiện lên lớp 3 để tiếp tục học tập và tiếp cận với chương trình SGK mới cũng như

những phương pháp dạy học theo hướng đổi mới của những năm học tiếp theo.

C. PHẦN KẾT THÚC
I. KẾT LUẬN
Môn Tiếng Việt ở tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục
toàn diện cho học sinh tiểu học nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao. Vì
thế là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tiểu học phải không ngừng học hỏi
nghiên cứu các tài liệu giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh.
Trong quá trình dạy học giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và các
hình thức tổ chức dạy học sao cho không khí lớp học trở nên sôi nổi, trong sôi nổi
lại mang tính kỹ thuật, nền nếp cao nhằm tạo tính tự giác, sáng tạo,
trong hoạt động học tập của học sinh.
Giáo viên phải biết cách chuyển từ cách dạy thụ động (GV giảng giải, làm
mẫu theo tài liệu có sẵn, HS lắng nghe rồi làm theo mẫu), sang cách dạy học chủ
động, tích cực, sáng tạo , GV tổ chức và hướng dẩn HS các hoạt động học tập, HS
tham gia tích cực vào các hoạt động , phát hiện vấn đề , giải quyết vấn đề, tự

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

chiếm lĩnh các kiến thức mới, vận dụng các kiến thức đó để giải quyết các vấn đề
trong học tập cùng như trong đời sống.
→ Do đó trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động học tập nói
chung rèn kỹ năng đọc cho học sinh nói riêng. Giáo viên cần giúp HS tự học, tự
chiếm lĩnh tri thức mới, có kỹ năng thực hành và ứng dụng kiến thức tiếng Việt
trong hoạt động học tập và đời sống.

2. Kiến nghị
Trước thực tế giảng dạy trong năm học qua nhằm mục đích nâng cao chất
lượng dạy học cũng như việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 trong phân môn
tập đọc. Tôi xin đưa ra một vài kiến nghị sau:
- Khi trẻ bắt đầu đến trường, giáo viên cùng với gia đình, nhà trường, xã
hội phải giáo dục và rèn kỹ năng đọc cho các em một cách hiệu quả nhất.
- Mỗi giáo viên , cần dành nhiều thời gian hơn vào việc nghiên cứu, vận
dụng các phương pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh sao cho tốt hơn, hiệu quả
hơn.
- Cần tổ chức, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy trong và ngoài trường theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy.
Trên đây là một số biện pháp về rèn kĩ năng đọc co học sinh lớp 2 nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục tôi đã được thực hiện và sẽ tiếp tục thực hiện trong
những năm học tới.
Rất mong sự góp ý của Ban giám hiệu, xin chân thành cảm ơn!

Xếp loại của HĐKH nhà trường

Mỹ Thủy , ngày 8 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện

NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn


Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Nguyễn Thị Bích Thuận


NguyÔn ThÞ BÝch ThuËn



×