Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên ở trường tiểu học đại phong thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.67 KB, 26 trang )

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) với Cương lĩnh và Nghị quyết
đã vạch ra phương hướng đi lên CNXH và bước đầu thực hiện CNH, HĐH đất
nước. Đại hội Đảng VIII (1996) tiếp tục con đường CNH, HĐH và Đại hội Đảng
IX (2001) đánh giá việc thực hiện chiến lược do Đại hội VII vạch ra chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI: " Chiến lược đẩy mạnh
CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp". Sự phát triển của một quốc
gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Giáo
dục cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và
phát triển xã hội, khoa học kỹ thuật.
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển KH - KT và đem
lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng: không có giáo
dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn
hoá. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu"
Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa
tiến vào tương lai". Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến
hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn
lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững". Đại hội đảng lần
thứ X (2006) tiếp tục nhấn mạnh Đảng ta coi con người vừa là động lực vừa là mục
tiêu của sự phát triển.Đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùng quan trọng để làm
cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ tịch đã từng nói "Không
có thầy thì không có giáo dục". Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp
thiết, là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục.
Để làm được điều đó phải thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, khâu
trọng tâm nhất vẫn là xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo theo Chỉ
thị số40/CT-TW của Ban Bí thư. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục, là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện
thực. "Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn


về chất lượng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục".
Trong những năm học gần đây, thực hiện quyết định của Chính phủ về
chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, ngành Giáo dục - Đào tạo đã tích cực
tiến hành triển khai thực hiện 08 nhóm giải pháp lớn bao gồm: Đổi mới quản lý
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

1


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

giáo dục; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Đổi mới nội
dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục;
Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; Tăng cường gắn
đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu
cầu xã hội; Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân
tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; Phát triển khoa học giáo dục; Mở rộng
và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong những nhóm giải pháp đó
thì nhóm giải pháp Đổi mới quản lý giáo dục; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục; Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và
đánh giá chất lượng giáo dục là khâu trọng tâm và đột phá nhất. Người thầy giáo
không chỉ dạy cho học sinh bằng những câu chữ, những hành vi ứng xử mà còn
bằng cả tâm hồn và đạo lý làm người để các em trở thành những công dân, là nguồn
lực cơ bản nhất nhằm thúc đẩy sư phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Quán triệt tinh thần và quan điểm trên, với trách nhiệm là một giáo viên
đang làm công tác quản lý ở một đơn vị trường học, song song với việc triển khai
thực hiện đồng bộ những chủ trương của Bộ giáo dục - đào tạo về đổi mới giáo
dục cấp Tiểu học, bao gồm đổi mới về chương trình, nội dung sách giáo khoa, đổi
mới phương pháp, phương tiện dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh

Tiểu học theo thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT v.v... thì việc đổi mới, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên đang là vấn đề cấp thiết mà nhà trường cần có đề án,
chương trình cụ thể để giải quyết được những yêu cầu trước mắt vừa mang tính
chiến lược lâu dài của đơn vị mình, góp phần thực hiện thành công chiến lược
phát triển giáo dục với mục tiêu đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng đề ra trong
Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục là: "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc
biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay
nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu
quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng
những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước".
Cùng với giáo dục của cả nước, trường Tiểu học Đại Phong cũng đang nỗ lực
thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình với chủ đề năm học mà Bộ GD&ĐT đưa ra “
Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; năm học tiếp tục thực

Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

2


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

hiện các cuộc vận động lớn: Cuộc vận động “ Hai không”, cuộc vận động “ Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Nhưng hiện tại đội ngũ giáo viên của
trường bên cạnh những ưu điểm đáng quí vần còn tồn tại những non yếu về chất
lượng cần khắc phục kịp thời.

Vì thế căn cứ vào những yêu cầu, nội dung cần phải đặt ra đối với đội ngũ
giáo viên hiện nay, bản thân tôi chọn đề tài: " Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên
ở trường Tiểu học Đại Phong - Thực trạng và giải pháp " để làm tiểu luận cuối
khóa. Song vì khả năng có hạn, hơn nữa đây là vấn đề rộng và phức tạp . Do vậy
tôi chỉ đi sâu tìm hiểu thực trạng và một sô giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán
bộ , giáo viên nhằm giúp ích thiết cho chúng tôi trong quá trình làm công tác quản
lý . Đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên cho Tỉnh nhà nói
chung.
B - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về cán bộ
Từ xa xưa các học giả, các nhà lãnh đạo, quản lý ở trong nước và trên thế
giới đã từng luận bàn rất nhiều xung quanh vấn đề này. Theo C.Mác: Giáo dục đào tạo “Tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc những nhà khoa học, chuyên gia,
kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đó những tri thức ấy mới có thể sáng tạo ra
những kỹ thuật tiên tiến, những công nghệ mới. Nếu chúng ta không có đội ngũ ấy
thì sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ là lời nói huênh hoang, rỗng tuếch” . Còn
Ph.Ăngghen thì khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng lên trên đỉnh cao của nền
văn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có trí thức”. Như vậy cả C.Mác và Ăngghen
đều coi giáo dục - đào tạo là chìa khoá, là động lực đối với sự phát triển của xã
hội, đặc biệt là đối với quá trình xây dựng CNXH của một quốc gia, một dân tộc.
Kế thừa quan điểm của C.Mác-Ăngghen và trên cơ sở thực trạng giáo dụcđào tạo ở Nga trong những ngày đầu cách mạng tháng 10 thành công, Lênin đã
sớm khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục-đào tạo trong việc đưa nước Nga
thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến lên CNXH. Theo Lênin: “Muốn tạo lập chủ
nghĩa xã hội phải có một trình độ văn hoá nhất định”. “Việc nâng cao năng suất
lao động... trước hết phải nâng cao trình độ học vấn và văn hoá của quần chúng
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

3



Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

nhân dân” và “Nếu không có một mạng lưới giáo dục quốc dân ít nhiều phát triển
thì tuyệt nhiên không thể giải quyết mọi vấn đề trên quy mô toàn dân”.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo luôn thể hiện yêu cầu giáo dục
toàn diện, đào tạo con người vừa có tài, có khả năng vươn lên chiếm lĩnh khoa học
kỹ thuật lại vừa có đức; trong đó, Người coi đức là cái gốc của người cách mạng.
Người coi đạo đức như gốc của cây, như nguồn của sông: “Cũng như sông thì có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì
cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài
người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự
mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”.
Để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển, đào tạo nên những lớp
người vừa hồng, vừa chuyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vấn đề then chốt có ý
nghĩa quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông
đảo người làm công tác giáo dục thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc
giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Nhiệm vụ nhà trường phổ thông là đào tạo ra nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng nhu cầu của thời đại mới, vì thế không được phép tạo ra những "sản phẩm
phế phẩm" mà phải là những con người nhân văn, con người công nghệ, có khả
năng thích ứng cao phù hợp với những đòi hỏi của giai đoạn phát triển mới của
đất nước. Muốn thực hiện được điều đó phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu thành
trong đó đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là lực lượng
nòng cốt biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực.
Hiệu quả và sản phẩm lao động sư phạm của người giáo viên là chất lượng
thực hiện mục tiêu đào tạo. Nó được biểu hiện cụ thể ở nhân cách của người học

sinh: trình độ được giáo dục, trình độ lĩnh hội các kiến thức khoa học,… Vì vậy
giáo viên Tiểu học càng nhận thấy rõ vị trí, vai trò của mình trong nhà trường, là
nhân tố quyết định đến việc tạo ra sản phẩm con người trong hoạt động lao động
dạy - học.
Đội ngũ nhà giáo phải có đủ sức, đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà, là
những người có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao. Đội ngũ giáo viên Tiểu học
là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công

Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

4


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu
của giáo dục Tiểu học.
Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên không những chỉ đáp ứng nhu
cầu phát triển của ngành giáo dục nói chung và nhu cầu phát triển của giáo dục
Tiểu học nói riêng, và mỗi trường Tiểu học muốn phát triển trước hết phải có một
đội ngũ giáo viên giỏi, còn là sự đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, giáo
viên, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Đối với mình:
luôn luôn cầu tiến bộ, không tiến bộ tức là ngừng lại", "Học hỏi là một việc phải
tiếp tục suốt đời… không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, đã biết hết rồi…".
Vì lẽ đó càng khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng và phát
triển đội ngũ trong trường Tiểu học là khâu trọng tâm trong chiến lược phát triển
giáo dục của nhà trường .
3. Quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ : “ Xây đựng đội ngũ cán bộ
trước hết là đội ngũ quản lý ở các cấp vững vàng về chính trị , gương mẫu về đạo

đức , trong sạch về lối sống , có trí tuệ , kiến thức và kỹ năng hoạt động thực tiễn ,
gắn bó với nhân dân ’’. Đây chính là tiêu chuẩn của người cán bộ trong thời kỳ
CNH, HĐH . Chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng giáo
dục đào tạo, là sự đáp ứng mục tiêu đã được đề ra trong chỉ thị số 40-CT/TW về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Hơn nữa trong thời đại ngày nay, những tri thức của nền văn minh hiện đại là vô
cùng, không thể thiếu đối với mỗi con người nhất là đối với người giáo viên giảng
dạy ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng
cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học trung học cơ sở.
Xu thế hội nhập và nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi người giáo viên phải
có vốn ngoại ngữ để giao tiếp, học tập. Có kiến thức tin học để truy cập và xử lý
thông tin, ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao
hiệu quả giờ lên lớp, ngay cả trong nhận thức về chính trị xã hội cũng phải thay
đổi cho phù hợp với xu thế phát triển mới. Điều đó đòi hỏi người quản lý giáo
dục, nhất là người lãnh đạo trường học phải có những giải pháp để giúp đỡ và
động viên đội ngũ giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện nhằm thích ứng và
đáp ứng với nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

5


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

Quyết định số 6/2006/QĐ-BNV thực hiện qui định về bồi dưỡng, sử dụng
nhà giáo chưa đạt chuẩn; Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư ra ngày 15/06/2004
"phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động

lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn
dân trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò
quan trọng".
II .THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐẠI PHONG:

1. Đặc điểm, tình hình chung Trường Tiểu học Đại Phong:
Lệ Thủy là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Bình. Phía Nam giáp
huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị), phía bắc giáp huyện Quảng Ninh (Quảng
Bình), phía tây giáp tỉnh Khammouan của Lào, phía đông giáp Biển Đông. Diện
tích tự nhiên 142.052 ha. Phía tây là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng
đông với vùng núi, đồi. Ở giữa là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờ sông Kiến
Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng... Mạng lưới trường lớp ở các cấp học tiếp
tục được mở rộng và phát triển, cơ sở vật chất được tăng cường. Chất lượng và hiệu
quả giáo dục ngày càng được nâng cao.
Trường Tiểu học Đại phong thuộc địa bàn xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình một vùng quê chiêm trũng, bên hữu ngạn sông Kiến Giang. Trường
được may mắn sinh ra trong lòng của ngọn cờ đầu “Gió Đại Phong, sóng Duyên Hải,
cờ Ba nhất”, là một địa phương được vinh dự đón nhận danh hiệu lá cời đầu trong
sản xuất nông nghiệp năm 2012. Các thế hệ nơi đây có truyền thống hiếu học và học
giỏi, thành đạt.
Được tách ra từ trường THCS Phong Thủy vào tháng 8 năm 1990, trường
Tiểu học Đại Phong gặp rất nhiều khó khăn của buổi đầu thành lập. Vốn là vùng
nông nghiệp độc canh cây lúa, mức sống của người dân chưa cao. Song, được sự
quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, HTX Đại Phong đã xác định tầm quan
trọng của công tác giáo dục, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai của con
em mình. Năm học 1996-1997, trường được chọn thực thi Dự án Trường trọng
điểm chất lượng cao giai đoạn 1996 - 2000 Tháng 5/1999 trường Tiểu học Đại
Phong - một trong ba đơn vị đầu tiên của giáo dục Lệ Thủy được Bộ Giáo dục cấp

bằng công nhận trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 1996 - 2000.
Trải qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, bao thế hệ thầy giáo, cô giáo
tâm huyết, tận tụy với nghề đã vun đắp nên bề dày thành tích của nhà trường. Liên
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

6


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

tục từ năm học 1990 - 1991 đến nay, nhà trường luôn giữ vững danh hiệu đơn vị
tiên tiến, tiên tiến xuất sắc, tập thể lao động xuất sắc. Là một trong những đơn vị
thuộc tốp dẫn đầu về chất lượng giáo dục và các mũi nhọn học sinh giỏi, giáo viên
dạy giỏi các cấp. Nhà trường đã nhiều lần được Bộ Giáo dục, UBND tỉnh Quảng
Bình tặng bằng khen, được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng
Ba năm 1997.
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (sau 25 năm) mặc dù
đã có sự tăng trưởng về CSVC, song trường TH Đại Phong không khỏi băn khoăn,
trăn trở về thực trạng cơ sở vật chất đã và đang xuống cấp trầm trọng, là những trở
ngại không nhỏ của TH Đại Phong trên con đường xây dựng trường tiểu học đạt
Chuẩn quốc gia mức độ 2. Đặc biệt xã Phong Thủy là một trong 2 xã trong toàn
tỉnh được xây dựng xã điểm về xây dựng ”Nông thôn mới” thì đó cũng là điều để
cấp uỷ Đảng, Chính quyền và nhân dân Đại Phong cùng tập thể cán bộ, giáo viên
càng phải lưu tâm!
Xác định được vai trò trách nhiệm của mình, lãnh đạo nhà trường đã tiếp
tục tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo Sở, lãnh đạo Huyện, cùng với sự
phối hợp của chính quyền thôn, xã, các ban ngành, hội phụ huynh và sự cố gắng
nổ lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, trong năm học 2013 - 2014 và
học kì I năm học 2014 - 2015, nhà trường đã đạt được những kết quả như sau:
* Năm học 2013 - 2014

- Quy mô trường lớp: ổn định 10 lớp, với tổng số học sinh 288 em,
- Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi 288/288 tỉ lệ 100%;
- Cơ sở vật chất: Được tăng trưởng, xây dựng mới nhà xe cho giáo viên
và học sinh, tu sửa hệ thống nhà vệ sinh , cải tạo lại hệ thống bồn hoa cây cảnh
tạo đượng cảnh quan khá khang trang, Xanh sạch đẹp, bàn ghế đủ cho 10
phòng học, mua mới 4 máy tính và 15 triệu tiền sách giáo khoa tham khảo và
báo chí.
Chất lượng giáo dục học sinh:
-. Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh:
+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối năm:
Thực hiện đầy đủ: 288/288 - Tỉ lệ : 100%
Không có học sinh hoang nghịch, cá biệt về đạo đức.
- Chất lượng văn hoá
Các môn đánh giá bằng điểm số: TB : 99,7% - Khá - giỏi : 97,4%
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

7


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

Các môn đánh giá bằng nhận xét: A- A+ : 100 % trong đó A+ : 30,4%
Kết quả CG chất lượng lớp 5: - TB : 54/54: tỷ lệ:100%
- Khá - giỏi: 54/54:tỷ lệ 100%
Học sinh lên lớp thẳng: 286/ 288 Tỷ lệ 99,7%
* Kết quả thi đua, khen thưởng:
Danh hiệu học sinh giỏi: 137/285em - Tỷ lệ: 48,1%
Học sinh tiên tiến:
106/285 em - Tỷ lệ: 37,2 %
- Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu và giáo viên dạy giỏi:

Hội thi cấp huyện:
+ Tham gia ngày hội HSTH: 10 em được tham gia trong đó đạt giải:
+Trạng nguyên nhỏ tuổi: Khối 3: 1 giải Ba, 1 giải KK; - Đồng đội xếp
thứ 18
Khối 4: 1 giải Ba, 1 giải KK; - Đồng đội xếp thứ 8
Khối 5: 2 giải Nhất;
- Đồng đội xếp thứ1
+ Vẽ tranh:
Khối 3: xếp thứ 31
Khối 4: 1 giải Nhì;
Khối 5: 1 giải Ba.
Đồng đội xếp thứ 23
+ Tham gia hội thi “Tiếng Anh qua mạng Internet lớp 5: 01 giải Ba - đồng
đội đạt giải Khuyến khích.
Hội thi cấp tỉnh:
+ Tham gia hội thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” lớp 5:
01 giải Ba
+ Tham gia hội thi “Tiếng Anh qua mạng Internet lớp 5: 01giải KK.
Tổng sắp hội thi 2013 - 2014 xếp thứ 9/32 trường trong toàn huyện.
* Học kì I năm học 2014-2015:
+ Quy mô trường lớp: ổn định 10 lớp, với tổng số học sinh 302 em,
+ Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi 302/302 tỉ lệ 100%;
+ Đánh giá chất lượng học sinh theo thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT:
+ Xếp loại về kiến thức-kỹ năng:Hoàn thành 301/302 đạt tỉ lệ 99,7%
+ Xếp loại về năng lực:
Đạt 302/302 đạt tỉ lệ 100%
+ Xếp loại về phẩm chất:
Đạt 302/302 đạt tỉ lệ 100%
Học sinh Năng khiếu: Có 8 giải (2 giải tỉnh, 6 giải huyện)


Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

8


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

Tuy vậy cơ sở vật chất, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu . Nguồn tài chính
chưa đủ phục vụ cho các hoạt động dạy - học. Chất lượng đội ngũ giáo viên
còn thiếu, trình độ chuyên môn chưa đồng đều. Trong quản lý khả năng tổ chức
thực hiện hoạt động đôi lúc còn chưa toàn diện.
2. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Đại
Phong:
2.1. Khái quát tình hình đội ngũ :
Hiện nay nhà trường có 21 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó nữ 18/21
chiếm 85,7 %; đảng viên 18/21 đồng chí, chiếm tỷ lệ 85,7%. Về trình độ đào tạo
100% đạt chuẩn và trên chuẩn trong đó Đại học có16/21 đồng chí đạt tỉ lệ
76,2%; Cao đẳng 4/21 chiếm tỷ lệ 19,0%; Trung cấp 01 đ/c chiếm 4,7 % . Trình
độ Ngoại ngữ và tin học đạt chứng chỉ A trở lên hoặc tương đương. Về đánh giá
chất lượng đội ngũ cuối năm học 2013-2014: CSTĐ cơ sở 5/21 đồng chí đạt
23,1%; LĐTT 12/20% HTNV 4/20 chiếm 20%. Về độ tuổi: Trên 50 có 03 đ/c,
từ 41 đến 50 có 06 đ/c , từ 31 đến 40 có 9 đ/c , dưới 30 có 02 đ/c ; Thâm niên
trên 30 năm nghề có 3 đ/c , từ 20 đến 29 năm có 05 đ/c, từ 10 đến 19 năm 06
đ/c , dưới 10 năm có 07 đ/c .
2.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ trên các mặt
2.2.1 Kết quả đạt được
* Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
Là một trường có số lượng đảng viên chiếm khá đông 18/21 đồng chí. Chính
vì thế mà Chi bộ nhà trường đã xác định nhiệm vụ xây dựng Đaảng là then chốt . Chú
trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng viên, cán bộ giáo viên về chính trị tư tưởng,

đạo đức, lối sống . BCH chi bộ thường xuyên quán triệt đầy đủ nghị quyết, chỉ thị của
TW, của Tỉnh, Huyện cho cán bộ đảng viên. Tập trung triển khai, chỉ đạo công tác
tuyên truyền, tổ chức nhiều đợt sinh hoạt sâu rộng để nghiên cứu quán triệt cho cán
bộ giáo viên, nhân viên.
Tổ chức học tập các nghị quyết và các chuyên đề “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” có nhiều đổi mới về hình thức và nội dung. Với
phương châm “ Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành
mạnh” nhà trường quan tâm xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết thân ái thống
nhất về tư tưởng, những vướng mắc về tư tưởng phải được giải quyết kịp thời trên
cơ sở góp ý chân thành vì sự phát triển của đồng nghiệp và của nhà trường, chống
lại các biểu hiện thiếu thiện chí, cá nhân.
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

9


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường có phẩm chất đạo
đức tốt: Yêu nghề, yêu thương và tôn trọng đối xử công bằng với học sinh. Có lối
sống lành mạnh, giản dị, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác và cuộc
sống . Tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường và xã hội . Vì vậy,
hàng năm đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường 100% đ/c có phẩm chất đạo
đức lối sống tốt .
*Về chuyên môn nghiệp vụ:
Đội ngũ giáo viên hầu hết được đào tạo có bài bản, được bổ sung hàng năm
tương đối đồng bộ về cơ cấu. Đủ điều kiện và năng lực để đảm nhận công việc, hầu
hết đều có ý thức chấp hành, cầu tiến và hăng hái với công việc.
Hàng năm mỗi giáo viên đều có đăng ký giờ dạy tốt học tốt, thao giảng dự
giờ để học tập kinh nghiệm, triển khai học tập nhiều chuyên đề về chuyện môn

nghiệp vụ thiết thực như các chuyên đề về “đổi mới dạy học theo mô hình trường
học mới VNEN”, “dạy tích hợp giáo giáo dục môi trường biển đảo” “Giáo dục kỹ
năng sống” chuyên đề “Đổi mới cách đánh giá chất lượng học sinh theo TT 30 của
Bộ Giáo dục và đào tạo”, về “ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng các phần
mềm dạy học và quản lý giáo dục” v.v... Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá cho
học sinh và tham gia nhiều hoạt động giáo dục khác như hoạt động xã hội, cứu trợ
nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia đầy đủ và đạt
thành tích cao các đợt dự thi tìm hiểu, thi giáo viên dạy giỏi GV chủ nhiệm cấp
huyện, tỉnh, thi “Em hát dân ca Hò khoan Lệ Thủy... do ngành phát động. Các
phong trào hiến máu nhân đạo, hoạt động xã hội, công tác tuyên truyền vận động
giáo dục quần chúng nhân dân địa phương cũng được đội ngũ hưởng ứng nhiệt
tình, đưa nhà trường vươn lên đạt thành tích cao trong các năm học gần đây.
Đã xây dựng được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chấp hành kỷ
cương kỷ luật. Thực hiện khá đảm bảo mọi quy định, quy chế chuyên môn về
soạn, giảng, chấm chữa đánh giá học sinh kịp thời có chất lượng. Các tổ chuyên
môn chú trọng đổi mới trong “Sinh hoạt chuyên môn” đặc biệt là tập trung đổi
mới SHCM theo nghiên cứu bài học: Chú trọng hoạt động học tập của học sinh,
sau tiết học, học sinh học được những gì chứ không chú ý nhiều đến vấn đề giáo
viên dạy những gì. Trên cơ sở kế hoạch quy trình hoạt động của nhà trương, các tổ
chuyên môn đã xây dựng được một quy trình hoạt động cụ thể phù hợp với đặc điểm
riêng của từng độ tuổi, khối lớp. Mối quan hệ thầy trò gần gũi, thân ái, đã chủ động
tham gia thường xuyên các buổi học tập chính trị và chuyên môn nghiệp vụ khá tốt.
Phần lớn giáo viên trẻ đều có nguyện vọng muốn được tạo điều kiện để nâng cao
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

10


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp


kiến thức chuyên môn nghiệp vụ: 01 đồng chí đang theo học lớp Trung cấp LLCT
HC; 6 cán bộ giáo viên nhân viên đã và đang theo học các lớp tin học, ngoại ngữ,
ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác. Đội ngũ đoàn kết, dân
chủ, xây dụng nguồn kế cận cho Đảng và chính quyền .

Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2014 – 2015

Đ/c Võ Thị Hương-PHT triển khai tập huấn về đổi mới đánh giá học sinh TH

Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

11


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

Giáo viên bồi dưỡng CNTT tại phòng Tin học.

Cô giáo Phạm Thị Hồng Mận đạt giải Nhì hội thi GVCN giỏi cấp huyện.

Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

12


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

Kết quả thi đua của đội ngũ trong 3 năm gần đây :
Năm học


CSTĐ cấp Tỉnh
và cấp cơ sở
Số lượng
%

2011 - 2012
2012 - 2013
2013 - 2014

3/19
2/20
4/20

Lao động tiên tiến
Số lượng

15,8
10,0
20,0

%

9/19
13/20
13/20

47,4
65,0
65,0


Về xếp loại năng lực chuyên môn :
Năm học

2011 - 2012
2012 - 2013
2013 - 2014

Loại Tốt
Số lượng

15/19
16/20
17/21

Tỉ lệ

78,9
80,0
80,9

Loại khá
Số lượng
Tỉ lệ

4/19
4/20
4/20

21,1
20,0

20,0

Tiếp tục quán triệt và thực hiện chỉ thị 40/CT-TU ngày 15/06/2004 của Ban Bí
thư Trung ương và quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;
Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai Quyết định số 14/2007/ 30/2007/QĐBGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về chuẩn nghề nghiệp
giáo viên Tiểu học. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên, nhân viên
nhằm làm cho mỗi người nhận thức được vị trí, vai trò quyết định chất lượng các mặt
hoạt động của mình trong sự nghiệp giáo dục, nhất là chất lượng về KT-KN, phẩm
chất và năng lực của học sinh. Gắn chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh vào hiệu
quả công tác của giáo viên (giao chỉ tiêu cụ thể và đưa vào đánh giá thi đua cuối kỳ
cuối năm). Cán bộ giáo viên phải coi chất lượng giảng dạy của mình là danh dự và uy
tín của bản thân và của nhà trường.
Ngoài việc đánh giá cán bộ quản lý và GV, nhân viên theo quyết định 06 và
thông tư 3040, năm học tiếp tục đánh giá theo chuẩn cho Hiệu trưởng và chuẩn
nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, P.Hiệu trưởng và cho giáo viên
2.2.2. Những tồn tại thiếu sót:
Năng lực tổ chức điều hành các hoạt động ở nhà trường chưa thực sự nổi
bật, việc giáo dục học sinh ngoài trường ngoài lớp còn thiếu chiều sâu, phiến diện.
Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở một bộ phận giáo viên chưa thật hữu hiệu,
tính nhạy bén năng động và khả năng thích ứng cũng đang còn hạn chế, chưa ngang

Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

13


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp


tầm với yêu cầu đòi hỏi của ngành. Chưa đảm bảo thông tin kịp thời, việc thực hiện
một số yêu cầu đề ra chưa đồng bộ thống nhất như là các quy định về lề lối làm việc,
về việc xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm...
Ý thức tự học tự rèn chưa cao, chưa trở thành phong trào chung, ít đầu tư
thời gian để nghiên cứu khoa học, chỉ một số giáo viên có thành tích mới có sáng
kiến kinh nghiệm. Vốn sống thực tiễn của đội ngũ còn nghèo nên gắn việc giảng
dạy kiến thức các môn học với giáo dục, thực hành chưa tốt. Việc làm và sử dụng
đồ dùng dạy học còn hạn chế. Một số ít giáo viên sức khỏe không tốt, GV có con
mọn khá nhiều và thường xuyên ốm đau dẫn đến hạn chế phần nào đến hiệu quả
công việc.
3. Nguyên nhân - Bài học kinh nghiệm
* Nguyên nhân :
Chất lượng học tập văn hoá của học sinh đang dừng lại ở mức độ nhất
định, việc đổi mới phương pháp cho giảng dạy của giáo viên gặp không ít khó
khăn do lớp học quá đông, phòng học bộ môn còn chật hẹp, CSVC thiết bị dạy học thiếu đồng bộ không tạo được thuận lợi cho đội ngũ khi lên lớp. Thực hiện
phê và tự phê bình trong mỗi giáo viên còn yếu, còn ngại góp ý trao đổi giúp nhau
tiến bộ.
Việc thay đổi PPDH theo mô hình trường học mới VNEN và đổi mới
cách đánh giá học sinh Tiểu học đang là vấn đề hết sức mới mẻ và đang tạo ra
nhiều luồng dư luận trái chiều ảnh hưởng đến tâm lý tư tưởng của Phụ huynh học
sinh. Giáo viên thì bước đầu thực hiện không tránh khỏi sự lúng túng...
Ngoài việc được đào tạo chuẩn bộ môn giảng dạy (Toán, Tiếng Việt, Tiếng
Anh, Âm nhạc), các nội dung giáo dục khác (Thủ công, Kỹ thuật, Mĩ thuật, Khoa
học, Lịch sử, Địa Lý) chỉ được, bồi dưỡng, tập huấn tìm hiểu qua tài liệu giảng dạy
để lên lớp, không được đào tạo bài bản dẫn đến hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra
đánh giá chuyên môn của đội ngũ còn thiếu kịp thời.
* Bài học kinh nghiệm :
Từ những thực trạng và nguyên nhân nêu trên chúng tôi rút ra một số bài
học như sau :
Xây dựng ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhà

trường. Đây là việc làm đòi hỏi người cán bộ quản lý phải linh hoạt và kiên trì ,
nhận thức đúng đắn về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên
Cần phải xây dựng kế hoạch , chỉ đạo , tổ chức kiểm tra đôn đốc trong công
tác xây dựng đội ngũ . Phải kết hợp sức mạnh của các tổ chức trong nhà trường để
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

14


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

làm tốt công tác này .Tích cực tham mưu với lãnh đạo ngành về công tác cán bộ,
nhất là trong công tác tuyển dụng giáo viên
Thường xuyên bồi dưỡng về phẩm chất chính trị , đạo đức lối sống , chuyên
môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên .
2.3. Dự báo tình hình , xu hướng phát triển
Năm học 2013 - 2014 tiếp tục nâng cao chất lượng chuyên môn của CB,
GV, NV theo yêu cầu chuẩn Quốc gia.
- Các chỉ tiêu:
1. Biên chế giáo viên, nhân viên đủ số lượng, đúng cơ cấu.
2. Giáo viên đạt trên chuẩn ,88,2 % và đồng chí P.Hiệu trưởng được đào
tạo trình độ Quản lý Nhà nước trong thời gian tới.
3. 85 % CB-GV-NV được xếp loại viên chức Xuất sắc, 20 % đạt danh
hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.S
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu chuẩn quốc gia
Các chỉ tiêu:
* Năm học 2015-2016:
Đánh giá chất lượng học sinh theo thông tư 30/2014/TT-BGD ĐT:
Xếp loại về kiến thức-kỹ năng: Hoàn thành đạt tỉ lệ 100,0 %
Xếp loại về năng lực:

Đạt 302/302 đạt tỉ lệ 100%
Xếp loại về phẩm chất:
Đạt 302/302 đạt tỉ lệ 100%
Học sinh Năng khiếu:
Xếp thứ từ 10 đến 1
Nâng cao năng lực quản lý cho Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn và các
đoàn thể trong nhà trường.
Trong năm học 2015 - 2016 , các chỉ tiêu đề ra :
1. Biên chế giáo viên, nhân viên đủ số lượng, đúng cơ cấu.
2. Tổ trưởng, tổ phó CM, trưởng các đoàn thể được tập huấn nhiều hơn nữa
về các nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo chuyên môn của tổ.
5. 100% CBQL có trình độ ngoại ngữ A và tin học B trở lên, có khả năng
quản lý nhà trường bằng công nghệ thông tin.
6. Đổi mới trong quản lý chuyên môn và tài chính có hiệu quả.

III- PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ , GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG Tiểu học TUYÊN HÓA
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

15


Xõy dng i ng cỏn b, giỏo viờn trng TH i Phong - Thc trng v gii phỏp

1. Phng hng :
Nm hc 2015-2016 la nm õu thực hiện Nghi quyết Đại hội Đảng
toan quục lõn th XI . Nm hc co y nghia quan trng, la nm tiờp tuc triờn khai
thc hiờn Chiờn lc phat triờn giao duc 2011-2020, nm ma toan nganh giao duc
tiờp tuc thc hiờn i mi cn bn ton din giỏo dc, o to nhm Nõng cao
cht lng ngun nhõn lc ỏp ng yờu cu cụng cuc cụng nghip húa, hin i

húa, hi nhp kinh t quc t ca t nc.Năm học Nganh giáo dục QB
phấn đấu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động: Học tập
và làm theo tấm gơng đạo đức Hồ Chí Minh. Gắn với thực hiện
cuộc vận động Mỗi Thầy giáo, cô giáo là một tấm gơng đạo
đức, tự học và sáng tạo
Trng Tiờu hc ai Phong xac inh coi trng chuõn hoa can bụ quan ly, giao
viờn ap ng yờu cõu bc thiờt cua giao viờn Tiờu hc.
2. Mt s gii phỏp c bn
2.1. Tng cng s lónh o thng xuyờn ca Chi b ng:
õy la mụt trong 6 nhiờm vu ma Ch thi 40 Ban bớ th a ch ra vờ nõng chõt
lng ụi ngu nha giao va can bụ quan ly giao duc. Vi thờ Chi bụ nha trng cõn ờ ra
nhng chu trng sat thc vi tinh hinh cho viờc xõy dng ụi ngu vờ ca chớnh tri, t
tng ln t chc, co kờ hoach cu thờ trong tng giai oan vờ cụng tac phat triờn ang.
Trờn c s nguụn lc dụi dao, Chi bụ phai coi trng viờc kờt nap ang viờn ờ ờn
nm hc 2016 phai kờt nap thờm ớt nhõt 01 quõn chỳng vao ang. Nghiờm tỳc thc
hiờn lich sinh hoat inh k va chuõn bi tht tụt nụi dung ờ nõng cao chõt lng sinh
hoat cua Chi bụ ang. Thc hiờn tụt nguyờn tc tp trung dõn chu trong ang; thng
xuyờn õy manh viờc t phờ binh va phờ binh ờ nõng cao tớnh t chc, tớnh chiờn õu
cua mụi ang viờn. Thụng qua sinh hoat phai lam cho ang viờn thờ hiờn c tớnh
tiờn phong gng mu, xung kớch trong mi hoat ụng, thờ hiờn c vai tro, tac dung
cua tng ang viờn trc quõn chỳng va trc cụng viờc, giai quyờt tụt nhng võn ờ
nong bng trong nha trng vờ giao duc ao c hc sinh, vờ cụng tac nghiờn cu, t
hc t rốn v.v...
- Chi bụ va nha trng cõn lam tụt hn cụng tac tuyờn truyờn ờ nhõn dõn
ia phng thõy ro nhiờm vu cua nha trng, ma quan trng la vai tro cua ụi ngu
giao viờn ờ co quan hờ phụi hp, gn bo, nhm giỳp giao viờn giao duc con em
minh tụt hn; ụng thi giỳp giao viờn nm bt thc tờ tinh hinh ia phng. Xõy
dng tụt phong trao Xa hụi hoa giao duc trong va ngoai nha trng. Tranh thu s

H v tờn hc viờn: Vừ Th Hng - Phú Hiu trng trng TH i Phong


16


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

lãnh đạo, giúp đỡ của Đảng ủy uỷ, chính quyền địa phương và các tổ chức Ban
ngành trong địa bàn.
2.2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ:
Để đảm bảo sự ổn định vững chắc và đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường
trong đổi mới giáo dục. Công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cần căn cứ vào
trường lớp, số lượng, chất lượng giáo viên giảng dạy các bộ môn qua từng năm.
Trong đó cần chú ý hơn việc bồi dưỡng đào tạo số giáo viên trẻ, việc nâng cao trình
độ lý luận chính trị, công tác phát triển Đảng, công tác đào tạo đội ngũ kế cận,...
Với định hướng đó, căn cứ vào thực trạng đội ngũ. Kế hoạch, quy hoạch xây
dựng đội ngũ của nhà trường từ 2015 đến 2016 như sau:
TT
I
II
1
2
3
4
5
6
7
III
IV
1
3

4

CBQL
Giáo viên
Toán - Tiếng Việt
Tiếng Anh
Khoa học-Mĩ thuật
Lịch sử-Địa Lý-TNXH
Tin học (Lớp 3-5)
Thể dục
Đạo đức Thủ công - Kỹ thuật
TPT Đội-Nhạc
Nhân viên
Thư viện - Thiết bị thủ quỹ
Kế toán -Văn phòng,
Y tế

Cộng

Hiện có
Biên
Hợp
chế
đồng
2
0
15
2
10
0

1
1
1
0
1
0
1
1
1
1
0
3
0
1
0
1
0
1
0

21

02

Thiếu

Năm201
6

0

0
0
0
0

2
22
10
2
2
1
1
1
1
1
3
1
1
1

03

24

03
1
1
0
1


Về giáo viên còn thiếu: Đề nghị Sở giáo dục cho bổ sung đủ ở các bộ môn
Tin học, Tiếng Anh lớp 1,2; Các môn học chưa có GV được đào tạo môn Khoa
học, Lịch sử, Địa lý.
Làm tốt công tác tạo nguồn cán bộ, tăng cường công tác phát triển Đảng
để Chi bộ nhà trường ngày càng lớn mạnh lãnh đạo đội ngũ hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ chính trị của nhà trường
Về nâng chuẩn: Động viên và tạo điều kiện cho một số giáo viên dự tham
gia học nâng chuẩn: Nhân viên y tế ( ̣ đang trình độ Trung cấp)

Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

17


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

Về đạo đức, phẩm chất chính trị: Kịp thời phổ biến đển đội ngũ quán triệt
các quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước thông qua nhiều hình
thức như tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học, giữa và cuối năm do
Ban tuyên giáo Huyện uỷ về báo cáo hoặc Bí thư Chi bộ triển khai. Tổ chức sinh
hoạt có chất lượng trong Chi bộ và các đoàn thể, quan tâm công tác xây dựng tổ
chức Đảng và Công đoàn vững mạnh.
Về công tác chuyên môn nghiệp vụ: Tập trung xây dựng đội ngũ nòng cốt
trong các bộ môn, xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực Sư phạm đạt khá trở
lên 100 % trong đó Tốt 15/17 đạt tỉ lệ 88,2. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ
trường học bằng nhiều hình thức, thận trọng trong việc đánh giá và cụ thể hoá tiêu
chí đánh giá của Bộ Nội vụ về đánh giá giáo viên cuối năm đúng phẩm chất và
năng lực. Lấy việc giáo dục phẩm chất đạo đức làm trọng, từ đó nâng cao năng
lực chuyên môn nghiệp vụ.
2.3 Thường xuyên giáo dục đội ngũ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò

của người giáo viên:
Để phát huy được lương tâm nghề nghiệp của người giáo viên. Thông qua
các đợt sinh hoạt chính trị, hội thảo chủ đề về “Người thầy giáo với công cuộc đổi
mới đất nước” làm cho mọi giáo viên nhận thức đúng về vị trí của mình là nhân tố
quyết định đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ kế tục sự nghiệp cách
mạng của Đảng. Chú ý đến tâm của người thầy, vì người giáo viên có tài giỏi bao
nhiêu, nếu như không có một tấm lòng nhân ái, yêu thương con người thì không
thể làm tròn thiên chức nhà giáo, không thể gọi là kỹ sư tâm hồn được. Vì thế tình
thương yêu học sinh là một trong những yêu cầu cần thiết của người giáo viên mà
nhà quản lý cần phải khơi dậy, đồng thời đó cũng là điều kiện cần để mọi thầy
giáo hoàn thành sứ mệnh của mình.
2.4. Quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán nhà trường:
Lực lượng này bao gồm các đồng chí trong cấp uỷ, các uỷ viên trong Ban
chấp hành Công đoàn, Đội, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên đảm nhận
điều hành các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Đội ngũ này có một vị
trí hết sức quan trọng là cầu nối giữa lãnh đạo trường với đội ngũ giáo viên, là
người đầu tiên quán triệt và tổ chức thực hiện mọi chủ trương nhà trường trong
phạm vi chức năng của mình, là lực lượng nòng cốt có tác dụng trực tiếp nhất về
nâng cao chất lượng của giáo viên.
Làm tốt công tác tư tưởng trước khi bố trí, giao việc. Phân công phần hành
công việc phải đúng khă năng, năng lực sở trường công tác. Xây dựng kế hoạch
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

18


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

và kế hoạch hoá công việc của tổ chức theo hàng tháng, hàng kì theo mục tiêu,
yêu cầu của Chi bộ và nhà trường trong từng năm học dựa trên nghị quyết của Chi

bộ và kế hoạch nhà trường đã được thông qua.
- Tổ chức giao ban vào chiều thứ sáu hàng tuần và vào cuối tháng để phản
ánh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đã qua và thống nhất triển khai công tác
tháng đến trước khi triển khai rộng rãi trong Hội đồng sư phạm qua đó góp phần
bồi dưỡng đội ngũ cốt cán về phong cách, phương pháp quản lý.
2.5. Xây dựng mạng lưới chuyên môn đủ mạnh, đủ năng lực để giải
quyết các yêu cầu đặt ra về chuyên môn cho đội ngũ:
Mạng lưới chuyên môn trong nhà trường bao gồm: Các tổ trưởng nhóm
trưởng chuyên môn là những hạt nhân nòng cốt trong công tác chuyên môn. Vì
vậy tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn là những giáo viên thuộc lực lượng cốt cán,
có năng lực và đam mê về chuyên môn nghiệp vụ, biết tổ chức điều hành có hiệu
quả công việc của tổ.
Để nâng cao hiệu quả quản lý của tổ trưởng bộ môn cần:
- Phổ biến và cung cấp tài liệu để tổ trưởng nắm và chỉ đạo tổ viên thực
hiện đúng đắn các quy định quy chế về soạn, giảng, chấm chữa, kiểm tra, đánh giá
học sinh, đánh giá tổ viên.
- Triển khai cho tổ trưởng nắm chắc mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ năm học
của ngành để cùng với lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch hàng năm của đơn
vị mình khoa học, đảm bảo tính kế thừa và sự phát triển nhà trường ngày càng cao.
Trên cơ sở đó để xây dựng được kế hoạch tổ bộ môn hợp lý với những biện pháp
mang tính khả thi trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
- Cử tổ trưởng, nhóm trưởng tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng đào tạo
về chuyên môn nghiệp vụ để tổ trưởng nắm chắc nội dung, chương trình, phương
pháp soạn, giảng, cách thức sử dụng phương tiện giảng dạy bộ môn của mình và
triển khai thực hiện thống nhất trong từng bộ môn.
- Thống nhất lịch sinh hoạt chuyên môn định kỳ 2 lần/tháng vào chiều thứ
tư ở tuần thứ 2 và tuần thứ 4 cho các tổ chuyên môn, tạo cho tổ trưởng chủ động
trong việc triển khai kế hoạch và giải quyết những vấn đề đặt ra để nâng cao chất
lượng tổ viên về chuyên môn như thao giảng, dự giờ, góp ý giờ dạy, kiểm tra hồ
sơ sổ sách, đánh giá tổ viên v.v...

2.6 Phải tích cực để xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập:
Để thực hiện được giải pháp này:

Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

19


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

- Nhà trường không ngừng chú ý nâng cao nhận thức để mỗi giáo viên thấy
được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập. “Học thường xuyên và suốt đời”:
coi việc giáo dục đội ngũ vươn lên tự học tự rèn là một nhiệm vụ chính trị hết sức
cấp bách của chính quyền và mọi tổ chức trong nhà trường, là một tiêu chí thi đua
cơ bản để mọi giáo viên có định hướng cụ thể và một thái độ nghiêm túc, một tinh
thần cầu thị. Chi bộ Đảng cũng như Công đoàn xem đây là một chỉ tiêu phấn đấu
của mỗi đảng viên, đoàn viên.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng mang tính khả thi, có nội dung toàn diện
được tổ chức bằng nhiều hình thức và phương pháp thích hợp: Như tham gia bồi
dưỡng thường xuyên (BDTX) theo chương trình quy định của cấp học (bồi dưỡng
tập trung và tự bồi dưỡng). Thông qua việc tổ chức hội thảo các chủ đề về khoa
học, chính trị, thời sự, chuyên môn, nghiệp vụ báo cáo những sáng kiến kinh
nghiệm hay, những việc làm tốt hàng năm của giáo viên, thực hiện đầy đủ sinh
hoạt chuyên môn 2 lần/tháng có chất lượng, tự tổ chức các buổi bồi dưỡng Tin
học, Tiếng Anh do giáo viên dạy Tin học và Tiếng Anh bồi dưỡng vào chiều thứ
Tư các tuần chẵn. Cử cán bộ giáo viên được tạo nguồn tham gia các lớp đào tạo về
trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính, lớp Quản lý Giáo dục.
Trước khi bước vào năm học mới 2015-2016, nhà trường cần phổ biến để
giáo viên nắm chắc các quy định, quy chế chuyên môn. Chỉ đạo tổ chuyên môn triển
khai thực hiện đầy đủ các chuyên đề về chuyên môn nghiệp vụ trong từng thời gian

cụ thể ở từng bộ môn. Đặc biệt cũng từ năm học này cần quán triệt tốt nghị quyết đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XII sắp tới, nghị quyết đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ
XVI, luật giáo dục sửa đổi, những quan điểm, yêu cầu về đổi mới giáo dục đến mỗi
cán bộ giáo viên. Tiếp tục thực hiện có nề nếp việc đổi mới trong cách đánh giá chất
lượng học sinh Tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT BDG ĐT, phát huy những điểm
mạnh và khắc phục những khó khăn mà thông tư đem lại, tạo được niềm tin trong
học sinh và Phụ huynh.
Tăng cường phương tiện học tập, tham mưu tích cực hơn nữa với lãnh đạo
ngành cấp trên, UBND huyện và chính quyền địa phương có kế hoạch xây dựng
thư viện thân thiện, thư viện tiên tiến, trang bị 2 phòng dạy Tiếng Anh đúng tiêu
chuẩn, mua sắm các phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu đa năng, camera,
máy chiếu tương tác..);
- Tạo điều kiện để đội ngũ được cập nhật thông tin thông qua Website nội
bộ của nhà trường hoặc qua hệ thống Internet về các văn bản quan trọng như
nhiệm vụ năm học, kế hoạch hàng năm, lịch công tác.. Để mọi giáo viên đều thực
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

20


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

hiện việc đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, cần tổ chức hội thảo, hội thi,
giảng dạy minh hoạ theo từng loại bài đặc trưng cụ thể nhằm đúc kết kinh nghiệm,
có chuyên gia bổ trợ.
2.7 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học:
Đây là mặt còn hạn chế trong đội ngũ. Vì vậy cần tổ chức để cán bộ giáo
viên tập được nghiên cứu khoa học, trước hết là tham gia, phổ biến, trao đổi những
kinh nghiệm hay về công tác dạy học và giáo dục, mà mỗi cá nhân đã đúc kết được
từ thực tế dạy học và giáo dục hoặc từ các tạp chí v.v... Phổ biến cho giáo viên cách

trình bày “Sáng kiến kinh nghiệm” và quy trình mỗi khi giáo viên đăng ký thi đua
đều có đăng ý tên đề tài “Sáng kiến kinh nghiệm”. Những sáng kiến này hàng năm
phải được hội đồng khoa học nhà trường xét duyệt và xếp loại và là một trong những
cơ sở để xét đề nghị danh hiệu thi đua cuối năm, những sáng kiến tốt được phổ biến
cho đội ngũ học tập vận dụng. Tập trung đổi mới phương pháp dạy-học. Xem việc
đổi mới phương pháp dạy học là một khâu đột phá đồng thời là bước đi quyết định
trong việc nâng cao chất lượng day-học và là một tiêu chí để đánh giá giáo viên hàng
năm.
2.8. Tiếp tục lôi cuốn các tổ chức trong, ngoài nhà trường cùng tham gia
vào công tác nâng cao chất lượng đội ngũ:
- Với tổ chức Công đoàn: Xây dựng khối đoàn kết, tinh thần tương thân tương
ái và cộng đồng trách nhiệm trong công việc. Nhiều chỉ tiêu trên giao đã vận động đội
ngũ thực hiện đạt và vượt như: Cuộc vận động hiến máu, cứu trợ nhân đạo, đóng góp
các nguồn quỹ giúp học sinh nghèo và đồng nghiệp gặp khó khăn hoạn nạn. Vận động
đoàn viên chấp hành nghiêm túc chủ trương, pháp luật nhà nước... Là một trường học
có tỷ lệ nữ chiếm 85,7% nên cần thường xuyên làm tốt các cuộc vận động “Sinh đẻ có
kế hoạch” - “Giỏi việc trường - đảm việc nhà”, Công đoàn cần phải quan tâm thường
xuyên hơn nữa trong việc xây dựng nếp sống văn hoá. Kiên quyết đấu tranh chống
mọi biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội, quan liêu cửa quyền, xa rời học sinh, vi phạm
luật giáo dục, tách biệt nhiệm vụ nhà trường với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội ở
địa phương. Không nên coi nặng việc chăm lo đời sống cho đội ngũ mà đòi hỏi quá
mức chế độ chính sách, coi nhẹ công tác tham gia quản lý chuyên môn, đồng thời công
đoàn cần phải nhận rõ tính chất đặc trưng là công đoàn của một cơ quan trường học, vì
vậy không nên đặt tổ chức mình vào vị trí đối trọng với chính quyền mà phải cùng
phối hợp với chính quyền để làm tốt công tác giáo dục con em địa phương. Đánh giá
đúng mức độ đóng góp của từng cá nhân, tổ chức, biểu dương khen thưởng kịp thời
đối với những cá nhân và tập thể có nhiều thành tích cao.
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

21



Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

- Với các tổ chức ngoài nhà trường:
Trước hết là thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, làm tốt công
tác xã hội hóa giáo dục nhằm tạo thêm sức mạnh trong việc xây dựng nhà trường,
nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội
ngũ. Làm tốt công tác phối hợp Gia đình-Nhà trường-Xã hội tạo được phong trào xã
hội hóa giáo dục sâu rộng trong nhân dân, thu hút đươc sự quan tâm về vật chất lẫn
tình thầm nhằm xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh.
2.9. Nâng cao trách nhiệm và năng lực của đội ngũ thông qua việc xây
dựng quy chế dân chủ của cơ quan:
Để đội ngũ phát huy hết mọi năng lực của mình, lãnh đạo nhà trường phải
triển khai tốt quy chế dân chủ trong trường học nhằm giúp cho cán bộ giáo viên
cùng biết, cùng bàn, cùng làm và cùng kiểm tra mọi hoạt động trong nhà trường.
Qua đó để phát huy quyền làm chủ, khơi dậy được tiềm năng, trí tuệ sáng tạo của
mọi cán bộ giáo viên, tạo được sức mạnh tổng hợp to lớn trong việc tham gia giải
quyết những khó khăn đặt ra ở trường, làm cho mỗi cán bộ giáo viên nâng cao
nhận thức của mình để phát huy được tính chủ động sáng tạo, dân chủ được biểu
hiện qua việc tham gia xây dựng kế hoạch nhà trường, tham gia thảo luận, bàn
bạc, hiến kế, hiến công nhằm tháo gỡ những vấn đề đang diễn ra hiện nay nhất là
việc đổi mới PPDH, đổi mới SHCM và cách đánh giá chất lượng học sinh tiểu
học, vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay. Công khai trình bày các quan điểm
chủ trương, công khai tài chính. Thực hiện công bằng trong đối xử, phân công
công việc. Không nên để có tình trạng nghi ngờ, “Trống đánh xuôi, kèn thổi
ngược”, khiếu tố, khiếu kiện xảy ra.
2.10.Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và tự đánh giá của đội ngũ
bằng nhiều hình thức:
Nhà trường làm tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học bằng nhiều hình

thức, với nhiều nội dung chuyên đề khác nhau như kiểm tra đột xuất, kiểm tra
định kỳ. Kiểm tra nhiều mặt: như hồ sơ sổ sách, dự giờ thăm lớp, kiểm tra việc tổ
chức tham gia các hoạt động giáo dục. Đặc biệt là kiểm tra việc dạy thêm học
thêm, thăm dò khảo sát, nắm tình hình đội ngũ trong học sinh, trong quần chúng
nhân dân. Giáo viên tự nhận xét đánh giá cuối năm. Kịp thời góp ý những biểu
hiện còn thiếu sót của đội ngũ để điều chỉnh thúc đẩy. Xây dựng được nguồn quỹ
khen thưởng giáo viên ngoài ngân sách nhà nước bằng nguồn vốn tự có của
trường.
2.11. Một số kiến nghị đề xuất nhằm thực hiện tốt các giải pháp đã nêu
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

22


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

Để thực hiện được mục đích quan trọng là xây dựng đội ngũ giáo viên
trường Tiểu học Đại Phong, tôi mạo muội có những kiến nghị như sau:
- Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình: Đề nghị Sở GD-ĐT kịp thời
triển khai các nội dung bồi dưỡng giáo viên, thường xuyên cung cấp thông tin cập
nhật, tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề bồi dưỡng bằng nhiều hình thức để
giáo viên có điều kiện nâng cao trình độ. Nhất là chuyên đề về đổi mới phương
pháp dạy học. Tổ chức SHCM bằng nhiều hình thức hấp dẫn như tổ chức tập
huấn, hội thảo SHCM trực tuyến ...
- Đối với UBND huyện Lệ Thủy : Hiện nay, CSVC của nhà trường đang
xuống cấp trầm trọng, thiếu an toàn đặc biệt là về mùa mưa lũ. Vì vậy, cần sớm có
kế hoạch quy hoạch, đầu tư xây dựng tôn tạo lại hệ thống trường lớp của khang
trang hơn, an toàn hơn đáp ứng được nhu cầu dạy- học - vui chơi của học sinh.
- Đối với nhà trường Tiểu học Đại Phong: Cần tham mưu tích cực hơn nữa
trong việc tăng trưởng CSVC. Tăng cường công tác bồi dưỡng giáo viên và phải

thực hiện thường xuyên công tác này. Tạo điều kiện để giáo viên được đào tạo
trên chuẩn. Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, có kế hoạch đồng bộ
về việc bồi dưỡng phát triển giáo viên.

KẾT LUẬN
Trong những năm tới khi toàn Đảng, toàn dân ta ra sức phấn đấu đưa nước ta sớm
ra khỏi tình trạng kém phát triển và vươn lên trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Đảng ta chú trọng vai trò của giáo dục - đào tạo, khẳng định giáo dục đào tạo là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, chú ý phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể cạnh tranh và góp phần
đào tạo nguồn nhân lực hội nhập khu vực và quốc tế. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của
việc xây dựng và phát triển chất lượng đội ngũ, xuất phát từ thực tiễn của trường Tiểu
học và yêu cầu chung của ngành, bản thân đưa ra những giải pháp mang tính thường
xuyên, lâu dài nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong giai đoạn hiện
nay.
Vấn đề về đội ngũ giáo viên luôn được coi là nhân tố quyết định đến chất
lượng của một nền giáo dục. Lâu nay, dư luận từng lo ngại về chất lượng nhà giáo,
cả về năng lực chuyên môn, kĩ năng truyền thụ kiến thức cũng như sự nhiệt tâm

Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

23


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

đối với nghề nghiệp, đối với người học. Trong chiến lược này nhà giáo đóng vai
trò trung tâm, để từ đó xoay chuyển và làm nên hiệu quả giáo dục. Muốn làm
được điều này, từ góc độ vĩ mô Nhà nước cần tiếp tục có những ưu đãi cho người
thi vào các trường sư phạm, đặc biệt là khuyến khích học sinh giỏi vào học trường

sư phạm. Bên cạnh đó, bản thân các trường sư phạm cũng cần đổi mới thực sự, tạo
ra sự hấp dẫn nội tại cần thiết thu hút người dự thi. Nội dung, chương trình đào
tạo cũng cần đổi mới, gắn với thực tiễn cuộc sống. Còn khi đã tốt nghiệp các
trường sư phạm, đi dạy, thì lương của Nhà nước cần được cải tiến, ưu tiên cho GV
bởi họ không có nguồn thu nhập khác ngoài lương, nên thực tế tổng thu nhập hàng
tháng của họ là thấp so với các ngành nghề khác. Kinh tế, sự đãi ngộ cả về vật
chất lẫn tinh thần sẽ là đòn bẩy để hình thành và tạo nên chất lượng đội ngũ nhà
giáo.
Từ những cơ sở lý luận đã được tiếp thu và qua thực tế ở trường Tiểu học
Đại Phong tôi nhận thấy việc xây dựng đội ngũ cán bộ , giáo viên đáp ứng yêu cầu
nhiêm vụ mới của ngành GD&ĐT là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách
hiện nay . Tin tưởng rằng sự nghiệp giáo dục của Tỉnh nhà sẽ có những đột phá và
phát triển theo xu hướng chung của giáo dục đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng, nâng cao chất lượng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010.

Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong

24


Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên ở trường TH Đại Phong - Thực trạng và giải pháp

3. Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề
án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
giai đoạn 2005-2010”.

4. Bộ Nội vụ: Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ
thông công lập.
5. Bộ giáo dục và đào tạo: Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
6. Thông tư 30/2014/TT - BGD ĐT ngày 28/8/2014.
7. Bộ giáo dục và đào tạo: Hướng dẫn Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mần
non và giáo viên phổ thông công lập.
8. Đặng Huỳnh Mai: Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, góp phần
thực hiện thắng lợi của Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương. Tạp chí giáo dục số
104 tháng 12/2004.
9. Hoàng Tâm Sơn: “Một vài suy nghĩ vè bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng”
Tạp chí giáo dục số 87 tháng 5/2004.
10. Lê Thị Hoa: “Những biện pháp của hiệu trưởng để xây dựng nhà trường thành
một tổ chức học tập”. Tạp chí giáo dục số 75 tháng 12/2003.
11. Hoàng Huy Lập: “Chất lượng giáo dục phổ thông. Quan niệm, thực trạng và
giải pháp” Tạp chí giáo dục số 92 tháng 7/2004.
12. Nguyễn Thị Xuân Mai: “Thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học” Tạp chí
giáo dục số 100 tháng 11/2004.
13. Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành: “Đổi mới công tác bồi
dưỡng giáo viên” Tạp chí giáo dục số 110 tháng 3/2005.

MỤC LỤC
TIÊU MỤC

TRANG

A. Đặt vấn đề…………………………………………
B. Nội dung ……………………………………………
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn…………………………………
1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về cán bộ ………
Họ và tên học viên: Võ Thị Hương - Phó Hiệu trưởng trường TH Đại Phong


1
3
3
3

25


×