Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng môn ngữ văn 8 trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.66 KB, 18 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại đang được giáo dục quan
tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần
hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh.
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp
trong việc xây dựng chương trình dạy học. Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu
là sự liên kết các thành phần, các bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích
trong một tổng thể. Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan
niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp
trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và
làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện
các mặt giáo dục một cách riêng lẽ.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học
phát triển năng lực học sinh. Vì thế, trong những năm gần đây, phương pháp dạy học
này đã được Bộ GD – ĐT triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức các cuộc thi “Vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh” và
cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học cơ sở”.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn có giá trị thực tiễn to lớn trong đời sống xã
hội, giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết để giải quyết những vấn đề
trong thực tiễn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, nhằm đào tạo
những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc
sống và nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội.
Phương pháp dạy học này còn giúp cho học sinh vận dụng được kiến thức đã học để
giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ trong cuộc sống. Điều này có ích cho
cuộc sống của các em sau này để trở thành một công dân có năng lực sống tự lập, khả
năng tư duy sâu và đánh giá khái quát được vấn đề. Đặc biệt là khi được học các văn
bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS các em sẽ được hiểu biết nhiều hơn
về những vấn đề của thực tế cuộc sống.


Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu
tả, đánh giá... về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống của
con người và cộng đồng. Vì thế khi học văn bản nhật dụng không chỉ mở rộng hiểu
biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực giúp học sinh hòa nhập với xã hội, rút
ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
1


Qua thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn 8, tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức liên
môn vào dạy học môn Ngữ văn nói chung và kiểu văn bản nhật dụng nói riêng là điều
hết sức cần thiết. Bởi điều đó giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài
giảng, giúp học sinh yêu thích môn học, giảm sự khô khan nhàm chán, và mở rộng
thêm kiến thức về cuộc sống thực tế.
Với suy nghĩ đó, bằng tâm huyết nghề nghiệp, tôi quyết định thực hiện đề tài:
“Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng môn Ngữ văn 8
trường THCS” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ
Văn trong giai đoạn hiện nay. Hy vọng sẽ nhận được sự đóng góp của quý vị ban
giám khảo, các thầy giáo, cô giáo và các bạn để giúp đề tài hoàn chỉnh hơn khi đưa
vào ứng dụng thực tế.
I.2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:

- Hướng người học tới những vấn đề thời sự hàng ngày mà mỗi cá nhân, cộng
đồng đều quan tâm.
- Tăng tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn bài học với thực tiễn, tạo được sự bất
ngờ, gây tình huống cần giải quyết cho học sinh, tạo tâm lý thân thiện, gần gủi, thoải
mái cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Góp phần làm sáng tỏ định
hướng dạy và học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong Ngữ văn ở bậc
THCS.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vận dụng vào thực tiễn ở trường, lớp và gia
đình, cộng đồng.


2


II. PHẦN NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ MÀ ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP CẦN GIẢI
QUYẾT.

Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn không phải là vấn đề quá mới
mẻ. Trong quá trình dạy học, đâu đó chúng ta đã đưa kiến thức của môn này để làm
phong phú thêm bài dạy của môn kia. Nhưng trước đây chúng chưa được gọi tên một
cách cụ thể mà thôi. Vì thế việc tích hợp kiến thức liên môn chưa có sự triển khai cụ
thể.
Thực trạng đối với giáo viên: Trong những năm qua, giáo viên cũng đã được
trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc
biệt trong năm học 2014 – 2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản “Hướng dẫn nội
dung sinh hoạt tổ chuyên môn và tham gia các diễn đàn trên mạng về đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
trong trường phổ thông“ giúp giáo viên có những định hướng cụ thể hơn về việc tích
hợp kiến thức liên môn . Đây chính là cơ sở và là động lực để giáo viên tích cực trong
việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học Ngữ văn nói chung và văn bản nhật
dụng nói riêng.
Dạy học văn bản nhật dụng theo hướng tích hợp kiến thức liên môn giúp giáo viên
chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu,
biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Thông qua việc chuẩn bị
soạn giảng, giáo viên có hiểu biết cơ bản về những môn định tích hợp. Giáo viên
không chỉ nắm vững kiến thức của môn Ngữ văn mà còn nắm được nội dung của một
số môn học liên quan như lịch sử, địa lí, GDCD, hóa học, toán học…
Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, giáo viên không còn là người
truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, hướng dẫn học sinh tích cực chủ

động trong việc học tập theo nguyên tắc liên môn ở cả trong và ngoài lớp học. Vì vậy
không chỉ giáo viên dạy môn Ngữ văn mà kể cả các giáo viên dạy bộ môn khác cũng
có điều kiện và chủ động hơn ở việc phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Song bên
cạnh đó giáo viên cũng không tránh khỏi những vướng mắc, đó là:
Nhà trường đã tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất trong khả năng có thể để
phục vụ giảng dạy nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu dạy học ngày càng cao
của bộ môn.
Điều khó khăn nhất hiện nay đối với đội ngũ giáo viên chính là vấn đề tâm lý. Một
số giáo viên dạy văn khi dạy văn bản nhật dụng từ trước đến nay chỉ tập trung chuyển
tải một cách rập khuôn những thông tin có trong bài học mà chưa chú trọng khai thác
những vấn đề liên quan nên khi dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn các
giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa
3


hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những
thông tin mới, phù hợp hơn. Bên cạnh đó nội dung của phương pháp tích hợp liên
môn đối với dạng văn bản nhật dụng phải phù hợp với nội dung dạy học trong chương
trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực người học nên không tránh khỏi
những khó khăn làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi. Đặc biệt là khâu thiết
kế và tổ chức dạy học trên lớp.
Thực trạng đối với học sinh: Một văn bản nhật dụng thường chỉ đề cập đến một
vấn đề của đời sống xã hội nhưng khi có sự tích hợp liên môn bài học trở nên sinh
động, hấp dẫn, có sức lôi cuốn thông qua các tranh ảnh, đồ dùng trực quan. Giúp học
sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các vấn đề thực tiễn,
không phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Không chỉ có giáo viên là người
trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy
tính tích cực của học sinh.
Trong quá trình học tập ở nhà trường, khi được học tất cả các bộ môn thuộc nhóm
khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Đặc biệt khi được giáo viên giao nhiệm vụ về

nhà tìm hiểu những kiến thức liên quan của từng môn học, điều đó các em sẽ tự rút ra
được những kiến thức giữa các môn có mối quan hệ gắn bó và bổ trợ lẫn nhau. Từ đó
giúp các em hiểu sâu hơn về những kiến thức mình được học, gây sự hứng thú cho
việc học. Nhưng trong quá trình tìm tòi kiến thức các em cũng còn có những hạn chế
nhất định.
Đa số học sinh còn nhiều hạn chế trong việc tiếp thu và cảm thụ văn học nói
chung, trong đó có văn bản nhật dụng. Mặt khác do trình độ nhận thức của một số học
sinh còn yếu, chưa có tư duy sáng tạo.
Hiện nay một số học sinh sử dụng sách tham khảo, tài liệu bán trên thị trường
chất lượng kém, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về một văn bản nhật dụng làm
cho các em lúng túng, thiếu tự tin, bị động, không phát huy được tính tích cực, chủ
động sáng tạo của từng cá nhân. Vì vậy phần lớn các em sao chép tài liệu một cách
máy móc không xác định được kiến thức trọng tâm trong từng đơn vị bài học.
Một thực tế đang tồn tại ở các trường THCS là học sinh bị thiếu vốn sống, vốn
hiểu biết xã hội từ các cấp học dưới, các em học trước quên sau. Cho nên trong quá
trình học rất khó tiếp thu được kiến thức của văn bản khi chưa hiểu hết ý nghĩa của
tích hợp kiến thức liên môn .
Học sinh ngoan nhưng ý thức về học tập bộ môn chưa cao, phần lớn các em có
hứng thú tìm hiểu kiến thức các môn tự nhiên ngày càng nhiều hơn, không thích học
các bộ môn xã hội trong đó có môn Ngữ văn.
1.1. Hệ thống các văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS
4


Lớp
6

7

8


9

Tên văn bản
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

Đề tài nhật dụng
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con
người
- Cổng trường mở ra.
- Nhà trường
- Mẹ tôi
- Người mẹ
- Cuộc chia tay của những con búp - Quyền trẻ em

- Ca Huế trên sông Hương
- Văn hóa dân tộc
- Thông tin về ngày trái đất năm - Môi trường
2000
- Ôn dịch thuốc lá
- Tệ nạn xã hội
- Bài toán dân số
- Dân số
- Đấu tranh cho một thế giới hòa - Bảo về hòa bình, chống chiến tranh.
bình
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, sắc văn hóa dân tộc.
quyền được bảo về và phát triển trẻ - Quyền sống của con người.
em.

- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ - Chuẩn bị hành trang khi đất nước
mới
bước vào CNH, HĐH trong thế kỉ
mới.

Trong chương trình Ngữ văn THCS, chúng ta thấy số lượng văn bản nhật dụng
chiếm khoảng 10% trên tổng số các văn bản và tồn tại dưới nhiều vấn đề khác nhau
của đời sống xã hội. Tuy chiếm một số lượng không lớn nhưng việc giảng dạy văn
bản nhật dụng lại đặt ra nhiều vấn đề bởi những đặc thù riêng của loại văn bản này.
Mục đích của việc dạy văn bản nhật dụng trong ngữ văn THCS có điểm giống và
khác so với dạy các kiểu văn bản khác. Mục tiêu cần đạt của bài học gắn liền với thực
tế, với các vấn đề đời sống xã hội mà văn bản đề cập tới. Đặc biệt là khâu lồng ghép
giáo dục kinh nghiệm sống cho học sinh. Nội dung, đề tài của văn bản nhật dụng hết
sức phong phú, đề cập đến mọi mặt của đời sống – xã hội, mặt khác văn bản nhật
dụng rất phong phú về thể loại và kiểu văn bản.
Nhận thức được thực trạng của những vấn đề trên, mỗi một giáo viên như chúng
tôi sẽ tiếp tục cố gắng phát huy những mặt thuận lợi và khắc phục khó khăn trong quá
trình dạy học tích hợp kiến thức liên môn kiểu bài văn bản nhật dụng nhằm nâng cao
hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng.
1.2. Khảo sát kết quả học sinh
5


Đầu năm học 2014 - 2015, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh hai lớp 8A, 8B
khi chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào bài học, kết quả đạt được như sau:
Kết quả đầu năm học
Yêu thích kiểu
TS
Khá - Giỏi
<5

0-2
TB trở lên bài văn bản nhật
Lớp
HS
dụng.
SL
%
SL % SL %
SL
%
SL
%
8A
38 14
36.8
6 15.8 0
0
32 84.2
30
78.9
8B
40 13
32.5
8
20 0
0
32
80
30
75

Cộng 78 27
34.6
14 17.9 0
0
64 82.1
61
78.2
Qua kết quả khảo sát tôi thấy có một số ít học sinh không yêu thích kiểu bài văn
bản nhật dụng bởi lí do các em bị thiếu vốn sống, vốn hiểu biết xã hội từ các cấp học
dưới nên trong quá trình học rất khó tiếp thu được kiến thức của văn bản khi chưa
hiểu hết ý nghĩa của tích hợp kiến thức liên môn. Mặt khác do trình độ nhận thức của
một số học sinh còn yếu, chưa có tư duy sáng tạo.
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
Văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung gần gũi bức
thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội, hướng
người học tới những vấn đề thời sự hàng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan
tâm, do đó những văn bản này giúp cho giáo viên dễ dàng đạt được mục tiêu: Tăng
tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn bài học với thực tiễn.
Để giải quyết tình huống nêu trên một cách hiệu quả, tôi sử dụng một số giải pháp
sau:
Giải pháp 1:
Sử dụng phương pháp trực quan, gợi mở định hướng vào bài mới
Mục tiêu của giải pháp là tạo được sự bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết cho
học sinh, tạo tâm lý thân thiện, gần gủi, nhẹ nhàng, thoải mái cho các em trước khi
chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới. Song bên cạnh đó phải đảm bảo tính nguyên tắc đó
là: Vấn đề đặt ra phải mang tính nhẹ nhàng, dễ hiểu và có tính thực tiễn cao, kiến thức
không được sai lệch với nội dung của bài học. Đối với giải pháp này tôi sử dụng chủ
yếu là phương pháp quan sát trực quan, mang tính gợi mở cho học sinh suy nghĩ và
trả lời.
Ví dụ 1: Khi dạy bài ”Ôn dịch thuốc lá”- Ngữ văn 8 -Tập1 tôi sẽ tích hợp kiến thức

của các bộ môn như Sinh học lớp 8, tiết 23: Vệ sinh hô hấp – Mục I: Cần bảo vệ hệ hô
hấp khỏi các tác nhân có hại; môn Giáo dục công dân lớp 7, tiết 22,23: Bảo vệ môi
trường và môn Mĩ thuật trong việc cho học sinh quan sát tranh để kết hợp vào bài
mới.
6


Trước khi vào bài mới, tôi yêu cầu học sinh hướng lên màn hình và quan sát một số
bức tranh về khói thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.

Sau đó đặt câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về các bức tranh vừa được xem ? Hãy dự đoán
kết quả của những bức tranh đó ?
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Bài toán dân số ”- Ngữ văn 8 – Tập1 tôi sẽ tích hợp kiến thức
của các bộ môn như Toán lớp 6 ( Bàì 15, chương III: Tìm một số biết giá trị phân số)
môn Địa lí lớp 7, bài: 9, 10, 30, 37, 38, 45,60...về vấn đề dân số và sức ép dân số của
các nước trên thế giới ảnh hưởng đến nề kinh tế như thế nào, môn Giáo dục công dân
lớp 6, tiết 20,21: công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em , ngoài ra tích hợp với môn
Mĩ thuật trong việc cho học sinh quan sát tranh và video để kết hợp vào bài mới.
Trước khi vào bài mới, tôi cho học sinh xem một đoạn video về tình trạng gia tăng
dân số của các nước trên thế giới thông qua biểu đồ, tranh ảnh và những vấn đề liên
quan đến quyền trẻ em (đặc biệt là các nước ở châu Phi).

Tình trạng dân số thế giới

Trẻ em nghèo đói

Biểu đồ các nước nghèo thế giới

Sau đó hỏi học sinh: Em có nhận xét gì về tình hình dân số của các nước trên thế giới
trong đó có Việt Nam chúng ta ? Xem các đoạn video clip về cuộc sống của trẻ em ở

một số nước trên thế giới em có suy nghĩ gì ?
Các em sẽ trả lời được thông qua cách hiểu, cách nhìn nhận của mỗi cá nhân từng em,
sau đó giáo viên sẽ dùng phương pháp thuyết trình về vấn đề dân số mang tính thời sự
trên thế giới, trong nước hay cụ thể là ở trên địa phương đang sống để dẫn dắt vào bài
7


mới. Tác dụng của giải pháp này là tạo được sự bất ngờ, gây tình huống cần giải quyết
cho học sinh, tạo tâm lý thân thiện, nhẹ nhàng, thoải mái cho các em trước khi chuẩn
bị tiếp thu kiến thức mới. Các em có hứng thú và tâm thế tốt khi bước vào bài học.
Đồng thời, giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò của mình trong việc tích hợp kiến thức
liên môn một cách thoải mái, tự nhiên, không gò ép mà hiệu quả.
Giải pháp 2:
Tổ chức hoạt động học trên lớp – Giao việc cụ thể cho học sinh
Giải pháp này nhằm giáo dục ý thức, kỹ năng cho học sinh về việc tích hợp kiến
thức liên môn phù hợp với từng hoạt động, phương án tổ chức hoạt động dạy và học.
Giúp các em liên hệ được với thực tiễn ở lớp, trường, gia đình và nơi công cộng. Qua
đó tạo không khí lớp học sôi nổi, làm giảm đi sự mệt mỏi, thái độ thờ ơ đối với hoạt
động học. Bên cạnh đó phải tuân theo những nguyên tắc nhất định đó là: Nội dung
tích hợp phải phù hợp với nội dung của từng hoạt động, dễ hiểu và mang tính thực
tiễn cao. Lấy động viên khen ngợi các em là chính, không áp đặt, không bắt buộc các
em phải tuân thủ theo những yêu cầu nhất thiết. Đối với giải pháp này tôi sử dụng chủ
yếu là phương pháp thảo luận nhóm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn dịch thuốc lá”, tôi cho HS thảo luận nhóm (3 nhóm) theo
yêu cầu:
Nhóm 1: ? Hãy nêu tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người ( Yêu cầu: Vận
dụng kiến thức môn Hóa học, môn sinh học lớp 8- Bài 23: Vệ sinh hô hấp để giải
quyết vấn đề)
Nhóm 2: ? Hãy nêu tác hại của thuốc lá đối với môi trường sống và ảnh hưởng tới
đạo đức con người như thế nào ( Yêu cầu: Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân

lớp 7 tiết 22,23: Phần bảo vệ môi trường, Lớp 8 tiết 20, 21: Phòng chống các tệ nạn
xã hội để giải quyết vấn đề)
Nhóm 3: ? Hãy nêu tác hại của thuốc lá đối với kinh tế như thế nào
( Yêu cầu: Vận dụng kiến thức môn toán học lớp 6: ( Bàì 15, chương III: Tìm một số
biết giá trị phân số) để trả lời
Sau khi học sinh thảo luận nhóm và đưa ra kết quả, giáo viên chốt lại kiến thức như
sau:
+ Tác hai của thuốc lá đối với sức khỏe con người:
- Mắc các bệnh về họng, phế quản, nang phổi gây ho hen , ung thư.
- Làm tắc động mạch gây huyết áp cao, nhồi máu cơ tim.
- Khói thuốc còn đầu độc người xung quanh khiến họ cũng mắc bệnh hiểm nghèo, có
thể tử vong. Đặc biệt nguy hiểm đối với thai nhi.
+ Ảnh hưởng tới môi trường sống và đạo đức con người.

8


- Ảnh hưởng tới môi trường sống: Kẻ thiếu hiểu biết, ích kỉ, vô trách nhiệm, bạ đâu
hút đó làm cho khói thuốc, đầu lọc hút thừa, bã thuốc lào vứt bừa bãi đều gây ô nhiễm
môi trường.
- Ảnh hưởng đến đạo đức con người: Thanh thiếu niên nước ta hút nhiều, để có tiền
hút thuốc sinh ra các tệ nạn. Từ nghiện thuốc đến nghiện ma tuý dẫn đến con đường
phạm tội, nêu gương xấu cho người khác.
+ Gây thiệt hại về kinh tế: Tốn kém tiền bạc.
Khi thực hiện giải pháp này, nó sẽ mang lại một hiệu quả nhất định: Tạo cho học
sinh có tâm lý thân thiện, nhẹ nhàng trong quá tiếp thu kiến thức mới, từ đó dễ dàng
nắm bắt kiến thức bài học trên lớp. Qua đó các em hiểu rõ hơn về các nạn dịch ở nước
ta và các nước trên thế giới. Đồng thời nhấn mạnh hiểm họa của thuốc lá.
Giải pháp 3:
Sử dụng bản đồ tư duy và tranh ảnh để củng cố khắc sâu kiến thức

Đây là hoạt động củng cố và hướng dẫn về nhà mang tính chất hệ thống những
kiến thức đã học được, do vậy khi thực hiện tích hợp kiến thức liên môn cần đạt được
những mục tiêu: Giáo dục ý thức, kỹ năng cho học sinh về khả năng liên hệ, ứng dụng
vào thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng. Song nội dung tích hợp phải cô
đúc và gắn với những vấn đề “nóng” cần được giải quyết tại trường hoặc cộng đồng.
Trong quá trình thực hiện cần khéo léo trong việc vận dụng tích hợp để học sinh
không nhàm chán. Vì thế phải đảm bảo nguyên tắc không lấy việc tích hợp kiến thức
liên môn làm nội dung chính trong khi củng cố. Đồng thời nên đưa nội dung liên hệ
thực tế vào tích hợp. Khi hệ thống bài học, giáo viên cho học sinh trả lời một số câu
hỏi mang tính thực tế, các em khác nhận xét. Công việc cuối cùng của giáo viên là
khẳng định lại và giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh vận dụng vào bản thân. Hình
thức sử dụng chủ yếu ở đây là phát vấn, thuyết trình, giao nhiệm vụ.
Ví dụ1: Khi tổng kết bài “Ôn dịch thuốc lá” tôi sẽ lần lượt đưa ra một số bức tranh,
đồng thời yêu cầu học sinh quan sát và dựa vào kiến thức của môn Sinh học lớp 8
( tiết 23:Vệ sinh hô hấp– Mục I: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại ); môn
Toán lớp 6 ( Bàì 15, chương III: Tìm một số biết giá trị phân số); Môn Giáo dục công
dân lớp 7 (Tiết 22,23) phần bảo vệ môi trường, Lớp 8 (Tiết 20, 21) phòng chống các
tệ nạn xã hội; môn Âm nhạc 8 (Bài 7: Ngôi nhà chung của chúng ta); Môn Mĩ thuật 8
Vẽ tranh cổ động ( Bài 20) để trả lời câu hỏi.

9


Các bức tranh đó giúp em hiểu được điều gì về tác hại của thuốc lá ?
Theo em các nước đã làm gì khi “ôn dịch thuốc lá” ngày một lan rộng ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt nội dung củng cố:
- Tác hại đối với sức khỏe con người, đối với môi trường sống, ảnh hưởng đến nhân
cách đạo đức con người, thiệt hại về kinh tế.
- Các nước đã tiến hành chiến dịch chống thuốc lá: Cấm hút thuốc nơi công cộng,
phạt nặng những người vi phạm, cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông

tin đại chúng, và các hành động tuyên truyền chống thuốc lá.
Ví dụ2: Hoặc khi tổng kết bài “Ôn dịch thuốc lá” yêu cầu học sinh củng cố nội dung
bài học bằng bản đồ tư duy.

10


Giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của môn Mĩ thuật về nhà vẽ tranh cổ
động phòng chống thuốc lá.
Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát bài “ Ngôi nhà chung của chung của chúng ta”
Phần hướng dẫn về nhà giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của môn sinh
học, giáo dục công dân…để thuyết phục người thân, gia đình, bạn bè…nếu có người
hút thuốc lá.
Đối với giải pháp này, năng lực của học sinh về khả năng liên hệ, vận dụng vào
thực tiễn trường, lớp và ở gia đình, cộng đồng được cải thiện đáng kể.
* Thiết kế giáo án minh họa
Tiết 48 – Văn bản:

ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
(Nguyễn Khắc Viện)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:
* Đối với môn Ngữ văn:
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khoẻ con người
và đạo đức xã hội.
- Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to
lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong

văn bản.
* Đối với môn Sinh học 8:
- Cho học sinh hiểu được tác hại của việc hút thuốc lá gây ung thư phổi, sẩy thai, sinh
thiếu tháng... do chất nicotin gây nên (Tiết 23: Bài vệ sinh hệ hô hấp, tiết 65: Đại dịch
HIV/ AIDS)
* Đối với môn toán học 6:
11


- Học sinh hiểu cách làm phép tính nhân về tổng hao tốn tiền bạc trong một năm của
một người hút thuốc lá và số tiền phải chi cho việc hút thuốc lá hàng năm của từng
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. ( Bàì 15, chương III: Tìm một số biết giá trị
phân số).
* Đối với môn giáo dục công dân 7, 8:
- Học sinh hiểu thêm về các tệ nạn xã hội, môi trường sống của con người cụ thể ở
lớp 7(Tiết 22,23) phần bảo vệ môi trường, Lớp 8 ( Bài 3:Nếp sống văn minh thanh
lịch, tiết 20, 21: Phòng chống các tệ nạn xã hội )
* Đối với môn Mĩ thuật 7:
- Vẽ tranh cổ động phòng chống thuốc lá ( Bài 20)
2. Kỹ năng:
- Thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề.
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về sức khỏe, đạo đức, kinh tế.
Đặc biệt tuyên truyền hiểu biết về tác hại của thuốc lá đến với mọi người.
- Viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.
3. Thái độ:
- Thể hiện thái độ nghiêm túc trong việc lên án việc hút thuốc lá của bạn bè, trong
trường, lớp, người thân và ngoài xã hội.
- Cùng hành động với xã hội trong việc tuyên truyền phòng chống thuốc lá.
- Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác.
4. Định hướng phát triển năng lực HS:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
+ Năng lực xã hội
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
+ Năng lực công cụ:
- Năng lực tính toán
- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin
II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá hiện nay.
- Học sinh: soạn bài theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản sgk.
các nhóm làm việc theo yêu cầu đã được phân công
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn đinh lớp: ( 1’) GV kiểm tra sĩ số, khuyến khích lớp học tập sôi nổi.
2. Bài cũ: ( 5’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới (35’)
12


Hoạt động 1: (2’)
Giáo viên giới thiệu bài mới bằng cách cho học sinh quan sát tranh

- GV dẫn : Em có suy nghĩ gì về các bức tranh vừa được xem ?
Quan sát những người thân trong gia đình mình em thầy họ có hút thuốc không?
( Yêu cầu học sinh tích hợp với môn sinh học lớp 8 để trả lời )


Chất ni-cô-tin đóng lai trong phôi
Chất ni-cô-tin đóng lai trong phôi

13


Hoạt động 2: (5’)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về I.Vài nét về tác giả, tác phẩm
tác giả, tác phẩm
1.Tác giả:
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả
-Nguyễn Khắc Viện (19131997) là một bác sĩ, nhà báo,
nhà văn.
- Năm 2000 ông được truy tặng
giải thưởng nhà nước cho
quyển “Việt Nam một thiên lịch
Nguyễn Khắc Viện
- HS trung bình trả lời, HS khá nhận xét, bổ sung sử”.
- GV bổ sung thêm kiến thức: Ông quê ở Hà
Tĩnh, đỗ bác sĩ ở Pháp trong những năm 40 của
thế kỉ XX, bản thân Nguyễn Khắc Viện là một
bác sĩ, một nhà nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm,
tiếp xúc với nhiều với bệnh nhân. Là một người
tâm huyết với nghề, nên hơn ai hết ông hiểu rõ
những tác hại ghê gớm từ khói thuốc lá đối với
đời sống con người.
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác 2. Tác phẩm
- Trích trong cuốn “ Từ thuốc lá
phẩm
đến ma túy - Bệnh nghiện”
- HS yếu trả lời, HS trung bình nhận xét

Xuất bản năm 1992
Hoạt động 3: (5’)Hướng dẫn học sinh đọc và tìm II. Đọc và tìm hiểu chung:
1. Đọc:
hiểu chung
+ Yêu cầu : Đọc rõ ràng mạch lạc
GV đọc mẫu, gọi hai học sinh đọc tiếp
? Hãy cho biết thể loai của văn bản ? Được viết 2. Thể loại: Văn bản nhật dụng,
theo phương thức biểu đat nào ? Đề cập đến thuyết minh về vấn đề khoa học
vấn đề gì
xã hội.
- HS trả lời theo cá nhân
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú 3. Tìm hiểu chú thích:
thích 4,8 ở sgk
- Hắc ín
Văn bản có thể chia bố cục thành mấy phần, - Nicotin
nêu nội dung của mỗi phần
4. Bố cục: 3 phần
- HS trả lời cá nhân
- Phần1: Từ đầu đến ->AIDS:
GV: ( Trình chiếu bố cục )
Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
? Em hiểu như thế nào về nhan đề của văn bản - Phần 2: tiếp -> con đường
''Ôn dịch thuốc lá''
phạm pháp: Tác hại của thuốc
- HS giỏi trả lời

- GV chốt kiến thức, trình chiếu: Ôn dịch: chỉ - Phần còn lại:Kiến nghị chống
chung các loại bệnh nguy hiểm lây lan 14
rộng làm thuốc lá.
cho người chết hàng loạt. Là một tiếng chửi rủa



4. Củng cố: (2’) Hệ thống toàn bộ nội dung bài học bằng bản đồ tư duy.

- GV tích hợp với môn âm nhạc 8 bắt nhịp cho học sinh hát bài: Ngôi nhà chung của
chúng ta để kết thúc tiết học.
5. Dặn dò: (2’) Về nhà học bài, hoàn thành vẽ tranh phòng chống thuốc lá.
- Làm bài tập 2 (tr122). Đọc văn bản trong phần đọc thêm số 2 sgk và ghi lại cảm
nghĩ của mình.
- Vận động thuyết phục người thân trong gia đình quyết tâm không hút thuốc.
- Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
D. Rút kinh nghiệm:
* Đánh giá kết quả học tập của học sinh
a. Hình thức đánh giá: Quan sát tranh sau đó làm bài kiểm tra 15 phút trên giấy
* Quan sát tranh:

b. Câu hỏi và đáp án đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Thuốc lá có những chất chủ yếu gì?
15


- Hút thuốc lá có hại như thế nào?
- Phải làm gì để chống thuốc lá?
* Nội dung trả lời:
- Thuốc lá có những chất chủ yếu: chất hắc ín, chất ô- xit -các bon, chất nicôtin.
- Tác hại của thuốc lá:
+ Tác hại về sức khoẻ : Gây ung thư phổi, vòm họng; gây tắc nghẽn phổi mãn tính;
gây chảy máu não; có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ ( sẩy thai, sinh thiếu tháng).
+ Tác hại về kinh tế, xã hội:
+ Lãng phí, tốn kém tiền bạc.

+ Nghiện hút – Ma tuý – HIV/AIDS
+ Hút thuốc dẫn đến trộm cắp, tù tội
- Chống thuốc lá :
+ Cấm hút thuốc nơi công cộng.
+ Phạt nặng những người vi phạm.
+ Cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuyên truyền chống thuốc lá:
+ Pa nô, áp phích, khẩu hiệu chống thuốc lá.
+ Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng
+ Tổ chức diểu hành chống thuốc lá
c. Kết quả :
Kết quả khảo sát
Yêu thích dạng
TS
Khá - Giỏi
<5
0-2
TB trở lên
văn bản nhật
Lớp
HS
dụng
SL
%
SL % SL %
SL
%
SL
%
8A

38 14
36.8
6 15.8 0
0
32 84.2
35
92.1
8B
40 13
32.5
8
20 0
0
32
80
35
87.5
Cộng 78 27
34.6
14 17.9 0
0
64 82.1
70
89.7
Qua phần sản phẩm của học sinh và đối chiếu hai lớp dạy tôi đã thu được những
kết quả khác nhau. Điều tích cực là lớp dạy theo hướng tích hợp (8A) kết quả đã có sự
chuyển biến rõ nét. Học sinh hứng thú hơn với môn học, tích cực trong học tập, tìm
hiểu. khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen tìm hiểu, vận
dụng, tích hợp kiến thức. Kết quả khảo sát độ tin cậy, nắm chắc bài, hiểu biết kiến
thức cũng được nâng lên.


16


III. PHẦN KÉT LUẬN
1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

1.1 Ý nghĩa đối với thực tiễn day học:
Đối với giáo viên:
- Khi thực hiện đề tài này tôi đã đưa ra đồng bộ các giải pháp đó là: Tích hợp kiến
thức liên môn trong giới thiệu bài mới; tích hợp kiến thức liên môn trong khi tổ chức
các hoạt động dạy học và tích hợp kiến thức liên môn thông qua phần củng cố bài
học. Vì thế đề tài có ý nghĩa trong việc nhận thức và kĩ năng vận dụng của người giáo
viên về lí thuyết dạy học theo quan điểm tích hợp kiến thức liên môn vào một tiết dạy
cụ thể trong dạy học văn bản nhật dụng thuộc chương trình Ngữ văn 8.
- Góp phần giúp bản thân và đồng nghiệp nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về
phương pháp tích hợp liên môn vào giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở bậc THCS.
- Tạo ra cái nhìn mới, cách nghĩ mới trong việc làm thế nào để nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung, giúp học sinh yêu thích và hứng thú với môn học nói riêng. Đơn
giản hóa được khâu thiết kế bài giảng, chủ động trong chọn phương pháp, phương
tiện dạy học. Và quan trọng nhất là làm cho các tác phẩm văn bản nhật dụng vốn khô
khan trở lên gần gũi, hấp dẫn hơn với cả người dạy và người học.
Đối với học sinh:
- Qua việc áp dụng phương pháp dạy học liên môn vào một chủ đề nhất định, tôi
nhận thấy học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, hiểu bài và hứng thú
hơn với bộ môn ngữ văn nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng. Nếu các giờ dạy
học môn Ngữ văn đều áp dụng được phương pháp liên môn, tôi tin rằng giờ học sẽ
không còn khô khan và sẽ tạo được niềm yêu thích bộ môn đối với học trò.
1.2 Ý nghĩa đối với thực tiễn xã hội:
- Dạy học liên môn là sự vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh

vực, các môn học có liên quan để nhằm tăng hiệu quả dạy học bộ môn Ngữ văn và
làm sáng tỏ những kiến thức mà học sinh được học ở mỗi bộ môn trong quá trình tích
hợp. Việc dạy học liên môn làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một
cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội,
hiểu được tính toàn diện của xã hội. Điều này khắc phục được tính tản mạn trong kiến
thức của học sinh.
2. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

Đối với nhà trường:
- Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ việc dạy học như máy chiếu, máy tính cần được
sử dụng rộng rãi hơn nữa.
- Cần trang bị các phòng học bộ môn để giáo viên được thường xuyên sử dụng ứng
dụng trong dạy học.
17


Đối với cơ quan giáo dục cấp trên
- Tạo điều kiện nhiều hơn nữa để giáo viên được giao lưu giữa các trường, các tổ
chuyên môn thông qua những cuộc hội thảo chuyên đề.
Trên đây là giải pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học văn bản nhật dụng
Ngữ văn 8 mà tôi đã áp dụng từ tháng 09 năm 2014 đến tháng 05 năm 2015. Do phạm
vi áp dụng hẹp, kinh nghiệm tích hợp chưa nhiều nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót.
Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp.

18



×