Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tiểu luận kinh tế lượng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp tư nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.54 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn Học: Kinh Tế Lượng
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Tiến Mạnh - 1711110453
2. Phạm Thu Nga - 1713310109
3. Trần Hậu Nhân - 1711110515 (nhóm trưởng)
4. Nguyễn Hữu Thắng - 1711110618
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Giang
Lớp: KTE309.6

Hà Nội, tháng 12 năm 2019


LỜI MỞ ĐẦU VÀ PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CỦA NHÓM:

Lời đầu tiên cho phép chúng em được cảm ơn cô giáo vì đã truyền đạt những kiến
thức quý báu của môn Kinh Tế Lượng cho cả lớp trong suốt thời gian qua. Nhờ vậy mà
chúng em biết được cách xây dựng các mô hình kinh tế, phân tích hồi quy, kiểm định…
Qua đó, học được phương pháp nghiên cứu các vấn đề theo phân tích định lượng một
cách chính xác và thuyết phục.
Bên cạnh đó, cô giáo cũng đã tạo cơ hội cho nhóm được tập hợp và cùng nhau tìm
hiểu về những vấn đề thực tế bên ngoài sách vở trong bài tiểu luận giữa kỳ này.
Sau khi nhận được các vấn đề nghiên cứu từ cô giáo, nhóm đã phân chia công việc
như sau:
Nguyễn Hữu Thắng: Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp
SME
Phạm Thu Nga: Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp tư
nhân Việt Nam


Trần Hậu Nhân: Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và
cách đo lường năng lực công nghệ.
Nguyễn Tiến Mạnh: Các kênh chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
Nhóm rất mong được sự đóng góp cũng như bổ sung từ giáo viên hướng dẫn Nguyễn
Thu Giang để nhóm có thể hoàn thiện hiểu biết của mình về các vấn đề nghiên cứu được
giao.


I. Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp SME
Doanh nghiệp SME là cụm từ viết tắt của từ Small and Medium Enterprise đây là một dạng
doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực làm ăn kinh doanh mới thông
dụng nhất trên thị trường kinh doanh toàn cầu. Chiếm tới 95% trong tổng số các doanh
nghiệp trên toàn cầu hiện nay và tạo nên 50% việc làm cho người lao động trên thế giới.
Doanh nghiệp SME đang là mô hình doanh nghiệp có sự phát triển một cách chóng mặt và
đang dần có dấu hiệu phát triển tại Việt Nam.
Doanh nghiệp SME và khu vực tư nhân tiếp tục là một động lực chính đối với tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Khu vực SME đã đạt được mức tăng trưởng theo cấp số nhân trong
hơn một thập kỷ qua. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2013 có 49.203
doanh nghiệp tư nhân được ký thành lập mới, nhiều gấp 2 lần so với số lượng đăng ký mới
trong năm 2003 với 25.653 doanh nghiệp (GSO 2014; GSO 2007). Số lượng các doanh
nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tăng 3 lần trong giai đoạn này, từ 16.916 doanh nghiệp năm
2003 lên 58.688 doanh nghiệp năm 2013 (GSO 2014; GSO 2007). Các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh thuê khoảng 6,8 triệu lao động trong năm 2013, chiếm 59,3% tổng số lao động
làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Con số này gấp 3 lần so với số lao động trong khu vực
này tại thời điểm 2003 với con số khoảng 2 triệu người. Số lao động làm việc trong khu vực
sản xuất tăng từ 2,6 triệu người năm 2003 lên 5,3 triệu người năm 2013. Số liệu này cho thấy
xu hướng rõ ràng về sự tăng trưởng ổn định của khu vực SME.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi sự cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ
dần trở nên toàn câu hóa thì việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là điều thiết yếu và tất
yếu. Trong đó, các doanh nghiệp SME Việt Nam, vốn là một lực lượng quan trọng trong nền

kinh tế nước nhà, chiếm một vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi


giá trị toàn cầu. Không chỉ vậy, bản thân việc gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu cũng là vấn đề
mà bản thân mỗi doanh nghiệp SME cần quan tâm.
Tại Hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm - Giải pháp tăng trưởng xuất khẩu bền vững”
do Bộ Công Thương tổ chức, diễn ra sáng 8/8/2018, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã
đưa ra ý kiến: “Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi chỉ có 300 doanh nghiệp đủ
năng lực tham gia chuỗi cung ứng nhưng là cung ứng thay thế, không phải sản xuất. Trong đó
chỉ có 2% là doanh nghiệp lớn, 2-5% là doanh nghiệp vừa, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ.” Không chỉ vậy, nhiều bài viết cũng đưa ra nhận định tương tự trong vấn đề này. Vũ
Khuê (2019) nêu ra doanh nghiệp Việt đang gặp khó trong việc gia nhập chuỗi giá trị toàn
cầu, và trước đó, Hằng Nga (2017) cũng nhận định doanh nghiệp Việt khó chen chân trong
chuỗi giá trị. Năm 2016, có tới 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, trong số đó có tới
60% là doanh nghiệp rất nhỏ nhưng chỉ có 21% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (30%) hay Malaysia
(46%) (Phạm Thị Lương Diệu, 2017). Đây cũng là vấn đề mà Thủ tướng Chính phủ cũng
rất trăn trở và cũng đặt ra bài toán tại Diễn đàn VRDF 2019 vừa qua: làm thế nào để các
doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực chủ động tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu, chuyển
dịch lên nấc thang cao với giá trị gia tăng cao hơn", người đứng đầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư,
ông Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Giải thích nguyên nhân tình trạng chỉ 21% SME Việt Nam
tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, bà Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội
Công nghiệp hỗ trợ cho rằng, khó khăn lớn nhất của SME Việt Nam là năng lực còn yếu, nhất
là trong lĩnh vực chế tạo như công nghiệp hỗ trợ thì kém xa so với các SME trên toàn cầu.
"Yêu cầu toàn cầu khá là phổ biến, nước nào tham gia cũng thế cả, không chỉ là chất lượng
mà còn là giá cả, sản phẩm làm ra không những phải tốt mà còn phải rẻ nữa. Cho nên, việc
tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là một thách thức rất lớn đối với SME VN", bà
Trương Thị Chí Bình (2019) nhấn mạnh.



Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn. Có rất nhiều
nhà nghiên cứu không sử dụng một khung phân tích nào trong nghiên cứu về chuỗi giá trị của
họ. Virginia Hernándeza, Torben Pedersenb (2015) cũng đưa ra quan điểm tương tự rằng
nên có nhiều nghiên cứu định lượng hơn về cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu, và những nghiên
cứu trong tương lai nên đưa nghiên cứu định lượng vào các nhân tố tác động đến các quyết
định khác nhau đằng sau cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu. Tại Việt Nam cũng có rất ít những
nghiên cứu chỉ ra mô hình cụ thể phân tích liên quan tới chuỗi giá trị toàn cầu.
Từ những nghiên cứu đi trước, bài viết này xin được đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các SME Việt Nam.
1. Sự hỗ trợ của Chính Phủ và Sự hỗ trợ của các doanh nghiệp FDI
Sự hỗ trợ của Chính Phủ và các doanh nghiệp FDI là vô cùng to lớn trong việc giúp đỡ các
SME Việt Nam tăng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo Phó Chủ tịch Hiệp
hội Công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp FDI rất nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp trong nước,
bởi hơn ai hết họ muốn tìm được nguồn cung ứng gần nhất để họ đỡ phải nhập khẩu. "Tuy
nhiên, doanh nghiệp của ta còn yếu. Trong những năm trước Chính phủ chưa có những
chương trình hỗ trợ hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm nhanh khoảng cách đấy cho nên đến
thời điểm hiện tại mới chỉ một số lượng doanh nghiệp có thể tham gia được vào chuỗi cung
ứng toàn cầu. Họ phải dùng nội lực và việc họ tự cố gắng trong thời gian qua. Nhưng nếu
không có DN FDI thì cũng không có DN nội địa tốt như vậy trong lĩnh vực chế tạo...", bà
Trương Thị Chí Bình giải thích.
Đề cập tới Dự án “Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và
vừa” (Dự án LinkSME) mà Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT cùng Cơ quan Phát triển
quốc tế Hoa Kỳ (USAID) chính thức khởi động vào ngày 24/9 vừa qua, bà Bình cho biết,
Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách liên quan đến SME, nhưng chính sách liên quan đến


ngành chế tạo, hai lĩnh vực là điện tử và kim khí mà dự án này ưu tiên trong giai đoạn đầu
hầu như Việt Nam chưa có chính sách nào.
"Năm ngoái, Cục Công nghiệp của Bộ Công Thương mới có chương trình đầu tiên hỗ trợ
doanh nghiệp. Những chương trình này được doanh nghiệp đánh giá rất cao. Hi vọng với sự

hỗ trợ của Chính phủ và những cơ quan quốc tế như USAID, là cơ hội lớn cho cho SME hoạt
động trong lĩnh vực chế tạo, cho DN tư nhân phát triển bền vững trong thời gián", bà Bình
nói.
Với Dự án LinkSME, bà Bình nhận định, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội bởi USAID hỗ trợ
chuyên nghiệp và có nguồn lực lớn. Với kinh nghiệm nhiều năm của những người làm dự án,
USAID đã làm tại nhiều quốc gia trong việc hỗ trợ liên kết. Do đó, với dự án này, Việt Nam
sẽ có nhiều cách để tiếp cận được tốt hơn.
2. Đổi mới
Đổi mới được biết đến như một yếu tố quan trọng tác động đến kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau chứng minh mối quan hệ này (Gunday,
Ulusoy, Kilic, & Alpkan, 2011). Theo Freel and Robson (2004) đổi mới sản phẩm và quy
mô doanh nghiêpj đo bằng số lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận trong các doanh nghiệp sản
xuất và dịch vụ tại Scotland và Northern England. Riêng trong các doanh nghiệp dịch vụ, đổi
mới quy trình có tác động tích cực đến doanh thu và năng suất. Hall, et al. (2009) cũng đã
xác nhận rằng tại các doanh nghiệp sản xuất của Ý từ năm 1995 – 2003, đổi mới quy trình có
tác động tích cực đến năng suất doanh nghiệp.
Các nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh rằng đổi mới là nhân tố quan trọng tác động tới
sự phát triển của các SME ở nhiều nước. Hall et al. (2009) sử dụng số liệu SME của Italy từ
năm 1995 đến 2003 để phân tích và kết luận rằng đổi mới quy trình có tác động tích cực đến


năng suất của doanh nghiệp. Các nghiên cứu ở nhiều nước khác cũng cho thấy hoạt động đổi
mới của SME có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh và xác suất sống sót
của DN (Audretsch, 1995; Cefis & Marsili, 2006; Huergo & Jaumandreu, 2004b), và
điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tham gia vào chuỗi giá trị của các SME.
3. Công nghệ
Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chọn ưu tiên công nghệ lên trên các mối quan tâm khác
nhằm tìm kiếm tăng trưởng trong thời kì kinh tế số.
Theo nghiên cứu Sự chuyển đổi của doanh nghiệp vừa và nhỏ khối ASEAN (ASEAN SME
Transformation Study) được thực hiện bởi ngân hàng United Overseas Bank (UOB), công ty

kiểm toán EY và tập đoàn phân tích dữ liệu thương mại Dun & Bradstreet, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam lựa chọn công nghệ là mảng ưu tiên đầu tư số một nhằm
đảm bảo sự phát triển Kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu, cứ 3 trên 5 DNVVN
tại Việt Nam (58%) chú trọng đầu tư vào công nghệ thay vì các lĩnh vực đầu tư truyền thống
như nhà xưởng, máy móc, nhằm tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong nền kinh tế số.
Ông Harry Loh, Tổng giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam, cho biết: “Qua nghiên cứu, các
DNVVN tại Việt Nam nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ đối với việc xây
dựng một doanh nghiệp bền vững và cải thiện năng lực cạnh tranh. Đây là tín hiệu khả quan
khi các doanh nghiệp nhận ra sự cấp thiết của việc đầu tư vào công nghệ thay vì vào những
bất động sản truyền thống như trước đây. Tuy nhiên, các DNVVN cũng cần đảm bảo rằng họ
nắm bắt hoàn toàn và am hiểu sâu sát các lựa chọn giải pháp kỹ thuật số trên thị trường để sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này.”


Có đến 86% trong số các DNVVN Việt Nam được khảo sát xem công nghệ là phương cách
cải thiện việc quản lý chi phí hiệu quả, so với các cách làm khác như cắt giảm chi phí chung
(81%), hoặc tìm các đối tác cung ứng rẻ hơn (78%).
Các DNVVN tại Việt Nam cũng tìm kiếm giải pháp công nghệ để đơn giản hóa việc thực
hiện giao dịch ngân hàng. Gần 4 trên 5 DNVVN (78%) ưu tiên lựa chọn phương thức trực
tuyến để sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ tài chính như đăng ký vay vốn. Đây là lĩnh vực
mà các ngân hàng, trong đó có UOB, đã và đang hỗ trợ các DNVVN bằng cách giúp doanh
nghiệp mở tài khoản và đăng ký khoản vay thông qua hình thức trực tuyến.
Nghiên cứu cũng cho thấy các DNVVN Việt Nam tự tin với mức tăng trưởng doanh thu mặc
dù phải đối mặt với những căng thẳng kinh tế toàn cầu và những thách thức như thiếu hụt
nhân tài hay chi phí nhân sự.
Hai trên 3 doanh nghiệp (67%) dự kiến có doanh thu tiếp tục tăng trong năm nay, trong đó
1/3 doanh nghiệp (34%) dự đoán đạt mức tăng trưởng hai chữ số.
“Vào quý cuối năm nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được mong đợi sẽ duy trì
mức tăng trưởng khả quan, với hơn một nửa (52.5%) các doanh nghiệp trong ngành chế xuất
và sản xuất kỳ vọng tình hình kinh doanh của mình sẽ tiến triển thuận lợi”, ông Nguyễn Việt

Thắng ( 2018 )– Tổng giám đốc công ty xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Crif D&B Việt
Nam cho biết.
4.
Ngoài ra, còn có các yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng như : Trình độ và năng
suất lao động của doanh nghiệp, Cơ sở hạ tầng, Các yếu tố môi trường trong nước bao gồm
Văn hóa- Xã hội, Chính trị, Kinh tế, hay tài nguyên thiên nhiên,… cũng tác động không nhỏ


đến quá trình phát triển và lớn mạnh của các SME Việt Nam, từ đó ảnh hưởng đến công cuộc
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Kết quả điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam năm 2015 ( tháng 10/2016)
< />%20datasets/SME_report/SME_2015.pdf?CT=1576144810538&OR=ItemsView>
Giải pháp nào khi chỉ có 21% SME Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu? –
Nguyệt Minh ( 7/10/2019 ) < >
USAID hỗ trợ doanh nghiệp SME Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng- Hạnh Nguyễn
(13/5/2019)
< />Công nghệ là yếu tố hàng đầu giúp thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam - H.Đ (Theo UOB) (19/10/2018)
< />NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM – Ngọc Bích ( 18/10/2013)


< />
II. Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân càng ngày càng được khẳng định. Từ lần
đầu tiên được chính thức công nhận trong Nghị quyết Đại hội VI của Đảng năm 1986, đến
nay, nền kinh tế tư nhân đang từng bước chứng tỏ được sức mạnh và là một trong những
động lực để phát triển đất nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, khu vực kinh

tế tư nhân hiện có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp, chiếm gần 90% số doanh nghiệp của cả
nước. Trong giai đoạn 2006-2015, so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI), khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng
sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng
lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển. Trong thời gian tới, khu vực
kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục đóng góp khoảng 30% ngân sách và khoảng 40% GDP của cả
nước.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi sự cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ
dần trở nên “phi biên giới” thì việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là điều thiết yếu và tất
yếu. Trong đó, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, vốn là một lực lượng quan trọng trong
nền kinh tế nước nhà, chiếm một vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Không chỉ vậy, bản thân việc gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu cũng là
vấn đề mà bản thân mỗi doanh nghiệp tư nhân cần quan tâm. Ann Hippa, Christian Binzc
(2019) cho rằng vị trí một doanh nghiệp trong chuỗi giá trị và trong cấu trúc đổi mới hệ thống
đa hướng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng sống sót của doanh nghiệp đó. Do đó, việc đánh


giá khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toán cầu của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là
vô cùng cấp thiết.
Tại Hội thảo “Nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm - Giải pháp tăng trưởng xuất khẩu bền vững”
do Bộ Công Thương tổ chức, diễn ra sáng 8/8/2018, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã
đưa ra ý kiến: “Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi chỉ có 300 doanh nghiệp đủ
năng lực tham gia chuỗi cung ứng nhưng là cung ứng thay thế, không phải sản xuất. Trong đó
chỉ có 2% là doanh nghiệp lớn, 2-5% là doanh nghiệp vừa, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ.” Không chỉ vậy, nhiều bài viết cũng đưa ra nhận định tương tự trong vấn đề này. Vũ
Khuê (2019) nêu ra doanh nghiệp Việt đang gặp khó trong việc gia nhập chuỗi giá trị toàn
cầu, và trước đó, Hằng Nga (2017) cũng nhận định doanh nghiệp Việt khó chen chân trong
chuỗi giá trị. Năm 2016, có tới 97% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, trong số đó có tới
60% là doanh nghiệp rất nhỏ nhưng chỉ có 21% doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan (30%) hay Malaysia

(46%) (Phạm Thị Lương Diệu, 2017).
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chuỗi giá trị toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn. Meine Pieter
van Dijk (2008) chỉ ra rất nhiều nhà nghiên cứu không sử dụng một khung phân tích nào
trong nghiên cứu về chuỗi giá trị của họ. Virginia Hernándeza, Torben Pedersenb (2015)
cũng đưa ra quan điểm tương tự rằng nên có nhiều nghiên cứu định lượng hơn về cấu trúc
chuỗi giá trị toàn cầu, và những nghiên cứu trong tương lai nên đưa nghiên cứu định lượng
vào các nhân tố tác động đến các quyết định khác nhau đằng sau cấu trúc chuỗi giá trị toàn
cầu. Tại Việt Nam cũng có rất ít những nghiên cứu chỉ ra mô hình cụ thể phân tích liên quan
tới chuỗi giá trị toàn cầu.
Từ những nghiên cứu đi trước, bài viết này xin được đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam.
1. Chính sách của nhà nước


Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chính sách của nhà nước có tác động lớn đến khả năng tham gia
chuỗi giá trị của doanh nghiệp tư nhân. Một số nghiên cứu nhận định rằng chính sách của nhà
nước Việt Nam nên có một số điều chỉnh để phát triển khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu của các doanh nghiệp tư nhân.
Meine Pieter van Dijk (2008) nhận định rằng thái độ của chính phủ đối với khu vực tư nhân
là rất quan trọng trong việc phát triển chuỗi giá trị. Phạm Thị Lương Diệu (2017) đã đưa ra
nhận định rằng cơ cấu hỗ trợ thị trường tại Việt Nam là chưa hiệu quả, thậm chí, khu vực tư
nhân đã không nhận được nguồn tài nguyên bình đẳng. Cùng với đó, hệ thống pháp luật về
hợp đồng, thực thi hợp đồng, giao dịch, giải quyết tranh chấp và cơ chế rút lui là không rõ
ràng và thiếu hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp phụ
trợ bị phân tán và chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Cũng theo tác giả này, năng lực xây
dựng chính sách và thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp của một bộ phận cán bộ,
nhân viên nhà nước, đặc biệt là ở các địa phương, không đủ cao để bắt kịp các quy tắc thị
trường. Họ đã thiếu kiến thức về chuỗi cung ứng, tạo ra một số trở ngại cho các doanh
nghiệp. Phan Trang (2018) cũng dẫn chứng ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan,
nêu ra rằng Việt Nam đang thiếu các chính sách khuyến khích và hỗ trợ liên kết. Theo Claire

H. Hollweg, Tanya Smith, và Daria Taglioni (2017), để Việt Nam đạt được vị trí cao hơn
trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần hợp lý hóa các thủ tục biên giới, minh bạch hóa và
làm cho các thủ tục này có thể dự đoán được. Đồng thời, thị trường dịch vụ cạnh tranh cần
được phát triển và các quy định về đầu tư nước ngoài cần được tự do hóa.
Mặt khác, Shamel Azmeh, Khalid Nadvi (2014) cho rằng trong một số ngành công nghiệp,
nơi có tiềm năng xuất khẩu nhưng có hạn chế về sản xuất và tổ chức để đạt được tới yêu cầu
của chuỗi giá trị thì một công ty trong chuỗi giá trị đó có thể giúp tích hợp nơi đó vào trong
chuỗi giá trị thông qua vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, và bằng cách huy động những sự
khác biệt về dòng vốn, thông tin và nguồn lao động cần thiết để tích hợp nơi đó vào trong


chuỗi giá trị. Tuy nhiên, theo Phạm Thị Lương Diệu (2017), tại Việt Nam, doanh nghiệp
chưa giành được sự tin tưởng cao từ các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp FDI. Năm
2018, theo Edmund J.Malesky trong Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam
PCI 2018, Việt Nam đã đạt được kỷ lục mới về thu hút FDI, tuy nhiên quy mô của các dự án
FDI đang giảm. Báo cáo này nhận định: “Điều này sẽ là một rào cản cho các đối thủ cạnh
tranh trong nước, khiến các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khó hội nhập vào chuỗi giá trị
toàn cầu và hưởng lợi từ sự lan tỏa của công nghệ và quản trị.”
Cũng theo Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam PCI 2018, chất lượng điều
hành kinh tế ở các tỉnh thành Việt Nam đang cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, chi phí không chính
thức đã được cắt giảm rõ rêt. (Edmund J.Malesky, 2018) Tuy nhiên, việc tiếp cận các khoản
vay dài hạn rất khó khăn và chi phí cao. Để tham gia mạng lưới sản xuất, các doanh nghiệp,
đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải truy cập các nguồn không chính thức với lãi
suất cao hơn và trở nên kém cạnh tranh hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, các doanh
nghiệp Việt Nam thường tìm kiếm tài chính từ các ngân hàng. Các công ty tài chính hay dịch
vụ quỹ đầu tư khá hạn chế và ít thu hút sự chú ý từ các doanh nghiệp. (Phạm Thị Lương
Diệu, 2017)
2. Yếu tố công nghệ
Nhìn chung, trình độ ứng dụng công nghệ của hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
vẫn còn thấp. Mặc dù thị phần hàng hóa công nghệ cao đang tăng lên, tốc độ tăng trưởng vẫn

chậm. Hầu hết các hàng xuất khẩu không áp dụng bất kỳ công nghệ nào. (Phạm Thị Lương
Diệu, 2017).
Điều này gây ra một trở ngại vô cùng lớn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu do
hiện tại, công nghệ đang thâm nhập vào mọi lĩnh vực trong đời sống và giúp cho mọi thành
phần kinh tế trên thế giới gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Một ví dụ có thể nếu ra là trong
nghiên cứu của mình, Diana Kos và Sanneke Kloppenburg (2019) đã chỉ ra những lợi ích


của công nghệ trong vấn đề siêu mình bạch (hyper-transparency), từ đó hứa hẹn những cơ hội
gia nhập vào thị trường mới cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ, và giúp cho vai trò của họ trở nên rõ
ràng hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3. Trình độ và năng suất lao động
Trong một nghiên cứu gần đây, Yue Lu, Huimin Shi, Wei Luo, Bin Liu (2018) đã đo lường
chỉ số giá trị gia tăng nước ngoài (foreign value-added ratio - FVAR) để đo lường mức tham
gia chuỗi giá trị toán cầu của Trung Quốc và đưa ra kết luận rằng năng suất có tác động tích
cực lên FVAR ở cả lần xuất khẩu đầu tiên và những lần xuất khẩu sau đó.
Vũ Khuê (2019) đã trích dẫn phân tích của ông Ron Ashkin, Giám đốc dự án liên kết USAID
rằng năng suất lao động thấp đã khiến cho Việt Nam khó có thể gia nhập chuỗi giá trị toàn
cầu.
4. Khả năng liên kết
Davide Del Prete, Armando Rungi (2017) cho rằng việc điều phối các công đoạn sản xuất
từ trụ sở chính khi các công đoạn này có chung một số đặc điểm công nghệ sẽ ít tốn kém khi
tìm nguồn cung ứng cho giai đoạn khác nhau từ các nhà cung cấp độc lập. Vì vậy mà các
công ty mẹ ở khu vực cuối và trung gian của chuỗi cung ứng đều ưu tiên việc tích hợp các
giai đoạn sản xuất gần với các phân khúc của chuỗi cung ứng.
Mặt khác, Đinh Thị Thanh Long (2015) cũng khẳng định: “Quy mô của trung tâm công
nghiệp và các điều kiện hỗ trợ cũng là nhân tố tác động mạnh tới sự tham gia của chuỗi giá trị
toàn cầu. Vấn đề đặt ra không đơn giản chỉ là giao thông, cơ sở hạ tầng và tiện ích, mà thay
vào đó là sự phát triển của các thành phố vệ tinh (metropolitan) hỗ trợ cho các trung tâm công
nghiệp.”

Tại Việt Nam, vai trò của cụm công nghiệp trong liên kết kinh doanh còn hạn chế. Khác với
các nước trên thế giới với cụm kinh doanh được hình thành do kết quả của các mối quan hệ
tự nhiên trong chuỗi cung ứng phát triển thành các cụm công nghiệp, tại Việt Nam, cụm công


nghiệp thực chất là khu công nghiệp với mục tiêu chính là đảm bảo cơ sở hạ tầng cho doanh
nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI, do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tốn nhiều công
sức, chi phí và hoàn thành mọi thủ tục để tiếp cận nguồn lực (vốn, đất đai, tòa nhà, công
nghệ, điện, nước,…) như các doanh nghiệp lớn và do đó khó có thể tập trung vào phát triển
thị trường, và cải thiện khả năng cạnh tranh (Phạm Thị Lương Diệu, 2017). Phan Trang
(2018) cũng chỉ rõ cần cần ưu tiên phát triển và tăng tỷ lệ nội địa hóa với công nghiệp hỗ trợ
cho nhóm công nghiệp chế biến. Điều này không chỉ cần tới chính sách khuyến khích của nhà
nước mà còn cần các doanh nghiệp chủ động vào cuộc.
5. Cơ sở hạ tầng
Tilo F.Halaszovich, Aseem Kinra (2018) phát hiện các yếu tố của hệ thống giao thông quốc
gia ảnh hưởng tích cực lên cả nền thương mại và FDI. Một hệ thống giao thông phát triển hơn
có thể khắc phục chi phí khoảng cách ở một mức độ nào đó.
Phan Trang (2018) trích nhận định của bà Phạm Chi Lan về việc Việt Nam chưa có đủ hạ
tầng hỗ trợ liên kết cũng như việc đô thị hoá chưa đạt hiệu quả, chưa giúp phát triển các trung
tâm kết nối kinh tế và sáng tạo. Điều này cũng là một trở ngại lớn đối với doanh nghiệp tư
nhân Việt Nam trong công cuộc tham gia vào chuỗi giá trị toán cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Ann Hippa, Christian Binz (2019). Firm survival in complex value chains and global
innovation systems: Evidence from solar photovoltaics. Research Policy. Volume 49, Issue 1,
103876
< />Claire H. Hollweg, Tanya Smith, and Daria Taglioni, Editors (2017). Vietnam at a Crossroads
Engaging in the Next Generation of Global Value Chain.



< />sequence=2&isAllowed=y>
Customsnews.vn. (2018). Customsnews. CPTPP – opportunity for Vietnam to join global
value chain.
< />Davide Del Prete, Armando Rungi. (2017). Organizing the global value chain: A firm-level
test. Journal of International Economics. Volume 109, tr. 16-30
< />Diana Kos, Sanneke Kloppenburg. (2019). Digital technologies, hyper-transparency and
smallholder farmer inclusion in global value chains. Current Opinion in Environmental
Sustainability. Volume 41, tr. 56-63
< />Edmund J.Malesky, Đậu Anh Tuấn, Phạm Ngọc Thạch, Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thu Hằng,
Phan Tuấn Ngọc, Nguyễn Lê Hà. (2018). Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của
Việt Nam PCI 2018.
< />English.vietnamnet.vn. (2017). Vietnamnet. Only 21% of Vietnamese SMEs join global value
chain.
< />Phạm Thị Lương Diệu. (2017). Enhancing the competitiveness of Vietnamese private
enterprises in the process of joining the global value chain. Tạp chí cộng sản.
< />

Vũ Khuê. (2019). Vì sao doanh nghiệp Việt khó tham gia chuỗi giá trị toàn cầu? Vneconomy.
< />Đinh Thị Thanh Long. (2015). Chuỗi giá trị toàn cầu - Cơ hội và thách thức cho sự phát triển.
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, số 159, tr. 55-62.
<:6788/tapchi/Uploads/Dinh_20Thanh_20Long_20T8.2015.pdf>
Yue Lu, Huimin Shi, Wei Luo, BinLiu. (2018). Productivity, financial constraints, and firms'
global value chain participation: Evidence from China. Economic Modelling. Volume 73, tr.
184-194.
< />Meine Pieter van Dijk (2008). Global Value Chains: Some Examples and Resulting Issues.
< />Hằng Nga. (2017). Thách thức tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Báo Đầu thầu.
<

/>
52708.html>

Minh Nguyễn. (2017). Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Báo điện tử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
< />Shamel Azmeh, Khalid Nadvi. (2014). Asian firms and the restructuring of global value
chains. International Business Review. Volume 23, Issue 4, tr. 708-717.
< />Tilo F. Halaszovicha, Aseem Kinra. (2018). The impact of distance, national transportation
systems and logistics performance on FDI and international trade patterns: Results from
Asian global value chains. Transport Policy.


< />Phan Trang. (2018). Chỉ 300 DN Việt đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Nguyên
nhân? Báo điện tử Chính phủ nước Công Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
< />Virginia Hernández, Torben Pedersen. (2017). Global value chain configuration: A review
and research agenda. BRQ Business Research Quarterly. Volume 20, Issue 2, tr. 137-150.
< />
III. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và cách đo lường năng
lực công nghệ.
Theo nghiên cứu của S.Lall (1992): “Năng lực công nghệ quốc gia (ngành, doanh nghiệp)
là khả năng triển khai các công nghệ hiện có một cách có hiệu quả và ứng phó được với
những thay đổi công nghệ”. Theo khái niệm này, năng lực công nghệ được khái quát dựa trên
hai mặt cơ bản là khả năng đồng hóa công nghệ và khả năng phát triển công nghệ nội sinh.
Tổ chức Phát Triển Công Nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) Xác định các yếu tố cấu
thành năng lực công nghệ bao gồm: khả năng đào tạo nhân lực; khả năng tiến hành nghiên
cứu cơ bản; khả năng thử nghiệm các phương tiện kỹ thuật; khả năng tiếp nhận và thích nghi
các công nghệ; khả năng cung cấp và xử lý thông tin.
Ngân Hàng Thế Giới (WB) đề xuất phân chia năng lực công nghệ thành ba nhóm độc
lập:
- Năng lực sản xuất, bao gồm: quản lý sản xuất, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng, bảo quản tư
liệu sản xuất, marketing sản phẩm.



- Năng lực đầu tư, bao gồm: quản lý dự án, thực thi dự án, năng lực mua sắm, đào tạo nhân
lực.
- Năng lực đổi mới, bao gồm: khả năng sáng tạo, khả năng tổ chức thực hiện đưa kỹ thuật
mới vào các hoạt động kinh tế.
1. Thực trạng năng lực công nghệ của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) (2018) cho biết thực trạng về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh
nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo của Việt Nam rất thấp. Có đến gần 60% doanh
nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo vẫn sử dụng công nghệ có tuổi đời trên 6 năm.
Công nghệ của các doanh nghiệp chủ yếu từ các nước đang phát triển (chiếm 65%), trong đó
tới 26,6% công nghệ xuất xứ từ Trung Quốc. Tỷ lệ các công nghệ từ những nước phát triển
như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản hay EU chỉ chiếm khoảng 32%, nhưng trên 18% là công nghệ
trước năm 2005. Do đó, đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết để nâng cao năng lực cạnh
tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Đoàn Quốc Long – Giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương (Ngân hàng PNB
Paribas) (2018) cho hay, Việt Nam hiện đứng thứ 55/137 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh,
mà điểm yếu nhất là công nghệ và quản trị. Điều này càng đòi hỏi phải có sự liên kết giữa
nhà khoa học, nhà kinh doanh và Nhà nước.
Rất nhiều doanh nghiệp nhận thức được điều này nên tích cực triển khai đổi mới công nghệ
và Bộ KH&CN đã có nhiều các chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KH&CN để hỗ trợ các
doanh nghiệp đổi mới.
Tuy nhiên, có một thực tế mà đại diện Bộ KH&CN và VCCI đều nhất trí là, mặc dù KH&CN
rất quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội, nhưng ở Việt Nam, việc ứng dụng kết quả


nghiên cứu vẫn chưa được coi trọng xứng tầm, nên “đích” đến của các nhà khoa học Việt
Nam vẫn là … “ngăn kéo”.
Theo ThS. Trần Thùy Linh - ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa (Trường Đại học Kinh tế
Kỹ thuật Công nghiệp) (2017) Khi nhìn vào từng hoạt động đầu tư cho đổi mới sáng tạo, thì
hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở nỗ lực chiếm lĩnh “phần ngọn”

thay vì đầu tư vào “phần gốc”. Một tỉ lệ rất lớn các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới quy
trình thông qua việc “Đầu tư vào công nghệ mới được gắn liền với hàng hóa, máy móc, thiết
bị” (39,4%) hoặc thông qua “Nâng cấp/chỉnh sửa công nghệ, thiết bị hiện tại” (39.3%), trong
khi đó chuyển giao công nghệ từ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập và các tổ chức
khác ngoài công lập đều dưới chỉ ở mức 0,3% và 0,6%. Nghĩa là các doanh nghiệp chỉ mua
công nghệ về áp dụng chứ không/ ít có cải tiến, nghiên cứu. Tỷ lệ các doanh nghiệp được hỗ
trợ tư vấn kỹ thuật hay thực hiện nhiệm vụ KH&CN chỉ 3% đến 6%.
Điều này được thể hiện rõ trong cơ cấu bình quân kinh phí chi các hoạt động phục vụ đổi mới
sáng tạo năm 2017 của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng nghiêng
chủ yếu về mua sắm công nghệ, máy móc và thiết bị (65.5%), còn mua lại các kết quả nghiên
cứu và phát triển của các tổ chức khác chỉ chiếm 0.8%, mua quyền phát hành, bản quyền,
sáng chế cũng chỉ chiếm 3,4%. Ở khía cạnh này, Việt Nam đứng chót hoặc gần chót bảng so
với 12 nước được so sánh.
Theo ThS. Phạm Trung Hải - Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (2019), khảo sát
mới đây của Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ)
cho biết, chỉ có 23% số các DN được điều tra có hoạt động đổi mới, cải tiến công nghệ.
Nguyên nhân là do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, trong khi cơ chế tài chính hỗ trợ cho DN
vay vốn, bảo lãnh vốn vay và các hỗ trợ khác chưa tạo điều kiện để DN đổi mới công nghệ
chưa thông thoáng, thuận lợi cho DN. Khảo sát này cũng cho thấy, các tổ chức làm nhiệm vụ


môi giới và dịch vụ trong thị trường công nghệ để kết nối giữa nguồn cung và cầu công nghệ
còn hạn chế. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân vì sao các nhà khoa học chưa thuyết
phục được nhiều DN thương mại hóa các kết quả nghiên cứu... Trong khi đó, theo khảo sát
của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương,
tỷ lệ nhập khẩu công nghệ của Việt Nam hiện chỉ ở mức 10% (thấp hơn nhiều so với con số
trung bình 40% của các nước đang phát triển). Trong đó, nhiều công nghệ thuộc thập niên 80
- 90 của thế kỷ trước và 75% máy móc đã hết khấu hao. Kết quả này phần nào phản ánh tình
trạng chậm đổi mới công nghệ của DN Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV với tiềm lực tài
chính yếu. Sự yếu kém trong cải tiến công nghệ của DNNVV bắt nguồn từ các yếu tố chi

phối đến khả năng đổi mới của DN như quy mô nguồn lực của DN, đặc điểm của chủ DN, cơ
chế chính sách cho đổi mới sáng tạo.
2. Đo lường năng lực công nghệ theo phương pháp luận Atlas công nghệ.
Phương pháp Atlas công nghệ được khởi xướng từ một dự án công nghệ do Trung tâm
Chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương (APCTT), thuộc Ủy ban Kinh tế - Xã hội
(UN-ESCAP) nghiên cứu từ năm 1986 - 1988, dưới dự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và
ban hành bộ tài liệu “Nguyên lý phát triển dựa trên cơ sở công nghệ” được dùng để áp dụng
cho các quốc gia trong khu vực. Trong đó, hướng dẫn khá chi tiết các nội dung và phương
pháp đánh giá hiện trạng công nghệ của một quốc gia. Phương pháp này tập trung vào khảo
sát, đánh giá các chỉ số công nghệ ở ba cấp độ:
- Ở cấp độ doanh nghiệp: Xem xét bốn thành phần công nghệ là thành phần kỹ thuật, thành
phần thông tin, thành phần con người và thành phần tổ chức. Kết quả đóng góp của bốn thành
phần này xác định được hàm lượng công nghệ gia tăng (TCA), là cơ sở để đánh giá năng lực
công nghệ, chiến lược công nghệ và năng lực tiếp thu công nghệ... thông qua năng lực nội
sinh công nghệ của doanh nghiệp.


- Ở cấp độ ngành: Xem xét các nguồn lực công nghệ và cơ sở hạ tầng công nghệ.
- Ở quy mô quốc gia: Xem xét môi trường công nghệ và nhu cầu công nghệ.
Để hợp nhất các xem xét công nghệ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa thì
điều kiện cơ bản là các nhà nghiên cứu về kinh tế và công nghệ phải hỗ trợ lẫn nhau khi tiến
hành các phân tích, đánh giá. Nếu sử dụng bốn hình thức biểu hiện của công nghệ theo cách
phân chia theo phương pháp Atlas công nghệ (Thành phần kỹ thuật - Technoware; Thành
phần con người - Humanware; Thành phần thông tin - Infoware; Thành phần tổ chức Orgaware) làm cơ sở để điều tra, khảo sát, đánh giá thì có thể đạt được sự bổ sung cho nhau
giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển dựa trên công nghệ ở cấp độ doanh
nghiệp, phân ngành, ngành, địa phương và quốc gia... tùy theo mức độ dự án thực hiện.
Để đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ cấp độ doanh nghiệp, dựa trên phương pháp Atlas
công nghệ có thể tiến hành theo các bước cụ thể như:
Thứ nhất, đánh giá định tính các đặc trưng công nghệ.
Đây là bước đánh giá các đặc điểm công nghệ ở cấp ngành dựa trên bốn thành phần công

nghệ và môi trường công nghệ. Để đánh giá định tính bốn thành phần công nghệ, người ta sử
dụng khái niệm cấp tinh xảo của từng thành phần đó. Việc đánh giá toàn bộ ngành được thực
hiện nếu chỉ ra được ý nghĩa của từng thành phần công nghệ trong nước. Thay vì liệt kê toàn
bộ các cấp tinh xảo hiện nay, người ta xác định những thành phần trội nhất của một ngành ở
từng nước.
- Trước hết, thực hiện kiểm tra chất lượng bốn thành phần công nghệ và thu thập tất cả các
thông tin phù hợp.
- Các loại chính của phần con người có thể bao gồm công nhân, cán bộ quản lý, cán bộ R&D.


- Trong thực tiễn, việc lựa chọn mức độ tinh xảo cho các phương tiện chuyển đổi phụ thuộc
vào đặc tính nguyên liệu đầu vào, các thuộc tính cần có của sản phẩm đầu ra, các yếu tố kinh
tế có liên quan và những cân nhắc về chính trị - xã hội và pháp lý khác.
Sau khi có giới hạn tinh xảo trên và dưới của bốn thành phần công nghệ, vị trí của mỗi thành
phần nằm trong khoảng các giới hạn này phụ thuộc vào trình độ hiện đại của nó. Trình độ
hiện đại của công nghệ cũng được đánh giá dựa trên bốn thành phần công nghệ gồm: Phần kỹ
thuật (T), phần con người (H), phần thông tin (I), phần tổ chức (O).
Thứ hai, đánh giá định tính mức độ tiếp thu công nghệ.
Đánh giá định tính có thể sử dụng phương pháp chuyên gia trong cùng ngành để đánh giá.
Việc đánh giá định tính sẽ cho phép ta hình dung được phần nào năng lực tiếp thu công nghệ
của doanh nghiệp trong ngành đó và hướng phát triển tương lai trong tương lai.
Thứ ba, đánh giá hàm lượng công nghệ gia tăng (TCA).
Hàm lượng công nghệ gia tăng được dùng để đo năng lực công nghệ và trình độ phát triển
kinh tế của một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia. Nó chứa đựng sự đóng góp công
nghệ và sự phát triển kinh tế, nếu những giá trị TCA của tất cả các doanh nghiệp nằm trong
ngành xác định được thì ta sẽ nhận được giá trị TCA cấp ngành bằng cách tính tổng những
giá trị đó.
Hàm lượng công nghệ gia tăng (TCA) được tính toán như sau:
TCA = TCO - TCI = λ . TCC . VA
Trong đó:

- λ là hệ số môi trường công nghệ mà tại đó hoạt động sản xuất diễn ra;
- VA là giá trị gia tăng của doanh nghiệp;


- TCA (Technology content added): Hàm lượng công nghệ gia tăng ở doanh nghiệp;
- TCC (Technology contribution coefficient): Hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ;
- TCO: Hàm lượng công nghệ của các đầu ra;
- TCI: Hàm lượng công nghệ của các đầu vào;
Hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ (TCC) được tính toán như sau:
TCC = KTβt. KHβh. KIβi. KOβo
Trong đó:
- KT là hệ số chỉ mức độ đóng góp của nhóm T;
- KH là hệ số chỉ mức độ đóng góp của nhóm H;
- KI là hệ số chỉ mức độ đóng góp của nhóm I;
- KO là hệ số chỉ mức độ đóng góp của nhóm O;
- βt là trọng số, thể hiện cường độ đóng góp của nhóm T;
- βh là trọng số, thể hiện cường độ đóng góp của nhóm H;
- βi là trọng số, thể hiện cường độ đóng góp của nhóm I;
- βo là trọng số, thể hiện cường độ đóng góp của nhóm O
βt + βh + βi + βo = 1
Thứ tư, đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ thông qua năng lực nội sinh của doanh nghiệp.
Dựa trên nền tảng Atlas công nghệ, các thành phần năng lực nội sinh công nghệ gồm:
- Năng lực vận hành, ký hiệu C1;
- Năng lực tiếp thu công nghệ, ký hiệu C2;


- Năng lực hỗ trợ tiếp thu công nghệ, ký hiệu C3;
- Năng lực đổi mới, ký hiệu C4.
Tiêu chí dùng để đánh giá năng lực tiếp thu công nghệ (C 2) dựa trên 8 năng lực thành phần
như sau:

- Năng lực tiếp thu công nghệ từ bên ngoài, bao gồm:
Ctth1: Năng lực tìm kiếm, đánh giá và chọn ra công nghệ thích hợp với yêu cầu của sản xuất
kinh doanh .
Ctth2: Năng lực lựa chọn hình thức tiếp thu công nghệ phù hợp nhất (liên doanh, licence
v.v…).
Ctth3: Năng lực đàm phán về giá cả, các điều kiện đi kèm trong hợp đồng chuyển giao công
nghệ.
Ctth4: Năng lực học tập, tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao.
- Năng lực hỗ trợ cho tiếp thu công nghệ, bao gồm:
Ctth5: Năng lực chủ trì dự án tiếp thu công nghệ.
Ctth6: Năng lực triển khai nguồn nhân lực để tiếp thu công nghệ.
Ctth7: Năng lực tìm kiếm, huy động vốn cho đầu tư.
Ctth8: Năng lực xác định các thị trường mới cho sản phẩm của mình và đảm bảo đầu vào cần
thiết cho sản xuất.
Ta có năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:


×