Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

tiểu luận kinh tế lượng những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định uống trà sữa của sinh viên đại học ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.78 KB, 35 trang )

TRƯỜN
G ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
----------

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ LƯỢNG 1
Đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định uống
trà sữa của sinh viên đại học ngoại thương”
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp

: KTE219(2-1819).1_LT

Nhóm thực hiện

: Nhóm 19

Thành viên

: Lê Vân Anh
Nguyễn Việt Hải
Nguyễn Thị Hiền
Trần Thị Mai Hương
Hà Nội, 6/2019
0


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT


Họ và tên

Mã sinh viên

1

Lê Vân Anh

1614420005

2

Nguyễn Việt Hải

1614410051

3

Nguyễn Thị Hiền

1714420033

4

Trần Thị Mai Hương

1714420042

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


Người được đánh giá
Vân Anh

Hải

Hiền

Hương

9

10

10

10

10

Người đánh giá
Vân Anh
Hải

10

Hiền

10

9


Hương

10

9

10

Tổng điểm

10

9

10

1

10

10


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................5
1.1

Lý thuyết về cung - cầu.....................................................................................5


1.2

Lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng....................6

CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG.......................................8
2.1

Phương pháp luận của nghiên cứu.....................................................................8

2.2

Phương trình kinh tế lượng...............................................................................8

2.3

Mô tả dữ liệu.....................................................................................................8

CHƯƠNG 3 ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ........................................18
3.1

Mô hình ước lượng..........................................................................................18

3.2

Kiểm định kết quả ước lượng..........................................................................19

3.3

Giải thích cơ chế.............................................................................................21


KẾT LUẬN..................................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................25
PHỤ LỤC 1..................................................................................................................26
PHỤ LỤC 2..................................................................................................................29

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trà sữa trân châu là thức uống được tạo ra bởi người Đài Loan khoảng 30 năm về
trước. Loại đồ uống này trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ hương vị thơm ngon,
những nguyên liệu đi kèm như trân châu,thạch tạo cảm giác cho người uống vô cùng
ngon miệng và thích thú. Qua thời gian, trà sữa được biến đổi và cải tiến với nhiều
chủng loại và cách thức pha chế khác nhau và chính điều này đặc biệt thu hút giới trẻ
đến thưởng thức và khám phá. Hiện nay việc đầu tư vào trà sữa là một trong những
miếng mồi ngon cho doanh nghiệp chen chân vào thị trường. Trà sữa là thức uống
thường có quán riêng với những cách bài trí trẻ trung, hiện đại, không gian rất thích
hợp cho giới trẻ lui tới để học tập và giải trí sau mỗi giờ làm việc căng thẳng và mệt
mỏi.
Đặc biệt gần những trường đại học tại Hà Nội, các quán trà sữa mọc lên vô cùng
nhiều với đủ các thương hiệu nổi tiếng lẫn cả những thương hiệu bình dân. Cũng là
những sinh viên đang học tại ngôi trường Đại học Ngoại Thương, chúng em vô cùng
băn khoăn và trăn trở điều gì lại khiến cho các bạn sinh viên trường mình thích thú với
món trà sữa đến như vậy? Vì vậy chúng em quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ trà sữa của sinh viên trường Đại học Ngoại
Thương”.
Mục tiêu chung của nhóm là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
của sinh viên trường Đại học Ngoại thương, cụ thể hơn là tìm hiểu rõ hơn về sở thích,
thói quen uống trà sữa của sinh viên ngoại thương để có thể hiểu hơn về nhu cầu của

họ về trà sữa; từ đó có thể góp vốn kinh doanh trà sữa trong tương lai.
Đề tài này còn khá mới, trước đây chưa từng có báo cáo nào tương tự về chủ đề
này, vì vậy chúng em mạnh dạn triển khai nghiên cứu để lượng hóa các yếu tố ảnh
hưởng đến lượng tiêu thụ trà sữa của sinh viên Đại học Ngoại thương. Bởi vậy nhóm
tin rằng những kết quả từ báo cáo này sẽ rất thiết thực, sáng tạo, có giá trị tham khảo và
giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về các thị trường này.
3


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên trường Đại học Ngoại thương cơ sở
Hà Nội. Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian nghiên cứu là 16/5/2019 1/6/2019 và thời gian thu thập dữ liệu: 23/5/2019 – 29/5/2019.
Phương pháp nghiên cứu ở đây là phương pháp định lượng. Mẫu được chọn là
105 sinh viên trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.
Nội dung và cấu trúc của bài tiểu luận gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Xây dựng mô hình
Chương 3: Ước lượng và suy diễn thống kê
Cụ thể, dựa vào cơ sở lý luận và các nghiên cứu đi trước, nhóm xây dựng mô
hình hồi quy bội. Sau khi hồi quy bằng phần mềm Stata 14.2 và phân tích kết quả,
nhóm đã lựa chọn được mô hình phù hợp hơn để tiến hành kiểm định và đưa ra các suy
diễn thống kê cần thiết. Tuy nhiên, do kiến thức chuyên ngành chưa sâu và điều kiện
thời gian không cho phép nên bài làm có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong cô thông
cảm cho chúng em và nhận xét để nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4


CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Lý thuyết về cung - cầu
Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều
chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một
lượng giao dịch hàng cân bằng (lượng cung cấp bằng lượng nhu cầu) sẽ được xác định.
Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết của
một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả năng thanh
toán cho hàng hóa hay dịch vụ đó. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt
hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường. Khi cầu của toàn thể các cá thể
đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu.
Số lượng cầu về hàng hóa là số lượng mà người mua sẵn sàng mua và có khả
năng mua trong một thời kỳ nhất định. Khi mức giá không đổi, các yếu tố khác thay
đổi, cả đường cầu sẽ dịch chuyển khiến lượng cầu thay đổi.
Nếu mặt hàng mà người mua có nhu cầu là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa
xa xỉ hay hàng hóa cao cấp, thì khi thu nhập của anh ta tăng, lượng cầu mặt hàng này
cũng tăng. Nếu là hàng hóa thứ cấp, thì khi thu nhập của người mua tăng, lượng cầu
mặt hàng lại giảm vì anh ta khá giả hơn nên sở thích thay đổi.
Mức độ nhạy cảm của thay đổi về lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập của
người mua thay đổi gọi là độ co dãn của nhu cầu theo thu nhập.
Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà còn
từ giá cả của các mặt hàng khác. Giả định các yếu tố khác không thay đổi. Lượng cầu
một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế cho nó hạ xuống. Giả
định các yếu tố khác không thay đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích của mình
đối với mặt hàng nào đó, thì lượng cầu của hàng hóa đó sẽ thay đổi theo. Ví dụ, nếu
người tiêu dùng trở nên không thích đồ uống có ga, và giả định các yếu tố khác trong
đó có giá cả mặt hàng này không đổi, thì lượng cầu về đồ uống có ga sẽ giảm đi.

5



Số lượng cung là số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán trong một thời kỳ
nhất định
Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều
chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một
lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng
với giao điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng
như thế gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các
mặt hàng, kinh tế học gọi đó là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân
bằng, sẽ không có dư cung (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn
hơn lượng cung).

1.2

Lý thuyết về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng
Hành vi của người mua chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chủ yếu: văn hóa, xã hội,

cá nhân, và tâm lý.
1.2.1

Các yếu tố văn hóa
Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của

một người. Một đứa trẻ khi lớn lên sẽ tích luỹ được một số những giá trị, nhận thức, sở
thích và hành vi thông qua gia đình của nó và những định chế then chốt khác.
1.2.2

Những yếu tố xã hội
 Nhóm tham khảo của một người bao gồm những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp


(mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó.
 Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn
nhất. Ta có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua.
 Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Do từ bố mẹ mà một người có
được một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về tham vọng cá
nhân, lòng tự trọng và tình yêu. Ngay cả khi người mua không còn quan hệ nhiều với
bố mẹ, thì ảnh hưởng của bố mẹ đối với hành vi của người mua vẫn có thể rất lớn.

6


 Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị. Người ta lựa chọn những sản phẩm thể hiện
được vai trò và địa vị của mình trong xã hội.
1.2.3

Những yếu tố cá nhân
- Người ta mua những hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong suốt đời mình. Thị

hiếu của người ta về các loại hàng hóa, dịch vụ cũng tuỳ theo tuổi tác. Việc tiêu dùng
cũng được định hình theo giai đoạn của chu kỳ sống của gia đình.
- Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ.
Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có nhu cầu tiêu dùng khác nhau ngay từ
những hàng hóa chính yếu như quần áo, giày dép, thức ăn…đến những loại hàng hóa
khác như: Mĩ phẩm, máy tính, điện thoại…
- Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người đó.
Hoàn cảnh kinh tế của người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu
nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ
lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn, thái độ đối với việc chi tiêu và
tiết kiệm.
- Phong cách sống là cách thức sống, cách sinh hoạt, cách làm việc. cách xử sự

của một người được thể hiện ra trong hành động, sự quan tâm, quan niệm và ý kiến của
người đó đối với môi trường xung quanh. Lối sống miêu tả sinh động toàn diện một
con người trong quan hệ với môi trường của mình.
- Nhân cách có thể là một biến hữu ích trong việc phân tích hành vi của người
tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân cách và có mối tương quan chặt chẽ
giữa các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và nhãn hiệu.
1.2.4

Những yếu tố tâm lý
Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đòi hỏi để tồn tại

và phát triển. Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu.
Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Một số nhu cầu khác có nguồn gốc tâm lý.

7


CHƯƠNG 2 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu
Nhóm sử dụng phương pháp định lượng: dùng mô hình kinh tế lượng, cụ thể là sử
dụng mô hình hồi quy tổng thể.
Các hệ số của mô hình được ước tho phương pháp bình phương tối thiểu OLS

2.2 Phương trình kinh tế lượng
2.2.1 Mô hình hồi quy tổng thể PRF
Amount =

1+

2


* inc+

3

* pri +

4

* ser +

* bra +

5

6

* rec + ui

Trong đó ui là sai số ngẫu nhiên thể hiện các yếu tố khác có ảnh hưởng tới số
lượng trà sữa tiêu thụ trung bình mỗi tháng của mỗi sinh viên Đại học Ngoại thương
nhưng không được thể hiện trong mô hình.
2.2.2 Mô hình hồi quy mẫu SRF
Amounti =

Trong đó

2.3

1,


2,

3,

4,

1 +

2

5

và

* inc+

6

* pri +

3

* ser +

4

* bra +

* rec + ei


5

lần lượt là các ước lượng cho

1,

6

2,

3,

4,

5

và

6

Mô tả dữ liệu

2.3.1 Nguồn thu thập dữ liệu
Đầu tiên, nhóm liệt kê ra các vấn đề liên quan đến việc thu thập số liệu:
- Số liệu nào cần thu nhập: các số liệu liên quan đến lượng tiêu thụ trà sữa cũng
như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan đến lượng tiêu thụ trà sữa.
- Đối tương thu thập số liệu: các sinh viên bất kì của Trường đại học Ngoại
thương.
- Thời gian thu thấp số liệu: từ ngày 25 tháng 05 đến ngày 30 tháng 05 năm 2019.

8


Tiếp theo, nhóm liệt kê ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng tiêu thụ trà
sữa của sinh viên Đại học Ngoại Thương. Từ đó, nhóm xây dựng ra những câu hỏi cụ
thể, trọng tâm và không gây khó hiểu đối với sinh viên.
Phương pháp thu thập số liệu: Nhóm đã tạo một biểu mẫu Google và chú trọng
tính súc tích và thuận tiện của biểu mẫu. Đa số câu hỏi đều có nhiều lựa chọn đáp án
hoặc câu trả lời ngắn để thu hút sinh viên làm khảo sát vì công việc này không tốn
nhiều thời gian.
Đối với biến amo , người tham gia khảo sát sẽ cho biết cụ thể số lượng trà sữa
trung bình mỗi tháng mà hộ tiêu thụ. Người được khảo sát sẽ điền mức thu nhập trung
bình hàng tháng của mình ( ứng với biến inc). Với các biến giá cả (pri), chất lượng
phục vụ (ser), thương hiệu trà sữa (bra) và sự gợi ý từ người khác ( rec), chúng tôi có
mức đánh giá từ 1-5 theo mức độ quan trọng để người tham gia khảo sát lựa chọn.
Tất cả các thành viên trong nhóm đều có trách nhiệm chia sẻ biểu mẫu đến nhiều
sinh viên nhất có thể. Cuối cùng, sau 5 ngày, nhóm thu được kết quả là: có 105 người
tham gia điền vào biểu mẫu; có nghĩa là có 105 quan sát. Trong đó, 11 sinh viên
(10,5%) là Khóa 54; 32 sinh viên (30,5%) là Khóa 55, 43 sinh viên (41%) là Khóa 56
và 19 sinh viên (18%) khóa 57
2.3.2 Giải thích các biến
STT

TÊN



ĐƠN

BIỂN


HIỆU

VỊ

GIẢI THÍCH BIẾN
Biến phụ thuộc

1

Số

amo

Cốc

Số cốc trà sữa trung bình

lượng

mỗi sinh viên Đại học ngoại

trà sữa

thương tiêu thụ mỗi tháng

9

KÌ VỌNG
ẢNH HƯỞNG



STT

TÊN



ĐƠN

BIỂN

HIỆU

VỊ

GIẢI THÍCH BIẾN

KÌ VỌNG
ẢNH HƯỞNG

Biến độc lập
2

Thu

inc

nhập


Triệu Thu nhập trung bình mỗi
đồng tháng của đối tượng tham gia
khảo sát

3

4

Giá cả

Chất

pri

ser

6

Thu nhập tăng làm
lượng tiêu thụ trà sữa

Điểm Mức độ quan trọng của giá

tăng
-

cả trà sữa tới lượng tiêu thụ

Mức độ quan trọng của


trà sữa (theo thang điểm từ

giá cả tăng làm lượng

1-5)
Điểm Mức độ quan trọng của chất

tiêu thụ trà sữa giảm
-

lượng

lượng phục vụ tới lượng tiêu

Mức độ quan trọng của

phục

thụ trà sữa (theo thang điểm

chất lượng phục vụ

vụ
5

+

Thương

từ 1-5)

bra

tăng làm lượng tiêu thụ

Điểm Mức độ quan trọng của

hiệu

thương hiệu trà sữa tới lượng

của

tiêu thụ trà sữa ( theo thang

quán
Gợi ý

rec

điểm từ 1-5)
Điểm Mức độ quan trọng của việc

trà sữa giảm
+
Mức độ quan trọng của
thương hiệu tăng làm
lượng tiêu thụ tăng
+

của


đợi người khác rủ và gợi ý

Mức độ quan trọng của

người

đến lượng tiêu thụ trà sữa

việc gợi ý tăng làm việc

khác
(theo thang điểm từ 1-5)
2.3.3 Mô tả số liệu thống kê

tiêu thụ tăng

2.3.3.1 Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các
biến.
Sử dụng lệnh summarize trong phần mềm stata, thu được mô tả các biến như sau
10


Biến
inc
pri
ser
bra
rec
amo


Giá trị nhỏ

Giá trị lớn

Giá trị

Độ lệch

nhất
0
1
1
1
1
0

nhất
10
5
5
5
5
20

trung bình
2.533333
3.504762
3.771429
3.933333

3.961905
4.447619

chuẩn
1.896691
1.110473
0.9329146
1.170689
1.008844
3.966763

Số quan sát
105
105
105
105
105
105

*Mô tả chi tiết các biến
Sử dụng lệnh tab trong phần mềm stata, thu được mô tả chi tiết các biến như sau
 Biến inc
- Có tất cả 13 giá trị, dao động từ 0 đến 10, trong đó giá trị 1 chiếm số lương cao
nhất là 41 quan sát, ứng với 31.05%.
- 5 giá trị chiếm số lượng cao nhất là 0, 2.3, 3.5, 8, 10 là 1 quan sát, chiếm 0.95%
- Độ lệch chuẩn tương đối lớn cho thấy sự phân tán khá mạnh quanh giá trị trung
bình (1.896691)
 Biến pri
- Có tất cả 5 giá trị, dao động từ 1 đên 5, trong đó giá trị 4 chiếm số lượng cao
nhất là 33 quan sát, tương ứng với 31.43%

- Các giá trị phân bổ tương đối đều, giá trị có số lượng thấp nhất là 1, với ố lượng
5 quan sát, ứng với 4.76%
- Độ lệch chuẩn tương đối nhỏ cho thấy sự phân tán khá yếu quanh giá trị trung
bình (1.110473)
 Biến ser
- Có tất cả 5 giá trị, dao động từ 1 đên 5, trong đó giá trị 4 chiếm số lượng cao
nhất là 46 quan sát, tương ứng với 43.81%
- Các giá trị có tần suất quan sát khác nhau, giá trị có số lượng thấp nhất là 1, với
số lượng 2 quan sát, ứng với 1.9%
- Độ lệch chuẩn tương đối nhỏ cho thấy sự phân tán khá yếu quanh giá trị trung
bình (0.9329146)
 Biến bra
11


- Có tất cả 5 giá trị, dao động từ 1 đên 5, trong đó giá trị 5 chiếm số lượng cao
nhất là 44 quan sát, tương ứng với 41.9%
- Các giá trị có tần suất xuất hiện khác nhau, giá trị có số lượng thấp nhất là 1, 2
với số lượng 2 quan sát, ứng với 5.71%
- Độ lệch chuẩn tương đối nhỏ cho thấy sự phân tán khá yếu quanh giá trị trung
bình (1.170689)
 Biến rec
- Có tất cả 5 giá trị, dao động từ 1 đến 5, trong đó giá trị 4 chiếm số lượng cao
nhất là 38 quan sát, tương ứng với 36.19%
- Các giá trị có tần suất xuất hiện khác nhau, giá trị có số lượng thấp nhất là 1 với
số lượng 3 quan sát, ứng với 2.86%
- Độ lệch chuẩn tương đối nhỏ cho thấy sự phân tán khá yếu quanh giá trị trung
bình (1.008844)
 Biến amo
- Có tất cả 19 giá trị, dao động từ 0 đến 20, trong đó giá trị 2 chiếm số lượng cao

nhất là 23 quan sát, tương ứng với 21.9%
- Các giá trị có tần suất xuất hiện khác nhau, giá trị có số lượng thấp nhất là 0,
3.5, 5.5, 11, 12 với số lượng 1 quan sát, ứng với 0.95%
- Độ lệch chuẩn tương đối lớn cho thấy sự phân tán khá mạnh quanh giá trị trung
bình (3.966763)
*Phân tích tương quan giữa các biến
Sử dụng lện corr, trong phần mềm stata, thu được tương quan giữa các niến như
sau:
inc

pri

ser

bra

rec

inc

1

pri

0.2316

1

ser


-0.0962

0.2517

1

bra

-0.0271

0.1075

0.1532

1

rec

-0.0797

0.1547

0.3176

0.1200

1

amo


0.7162

0.0617

-0.0228

0.0831

0.0295

12

amo

1


Nhận xét:
- Các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc nhưng không cao. Hầu hết
các biến độc lập đều có hệ số tương quan dương, cho thấy tác động cùng chiều lên biến
phụ thuộc, riêng biến ser có hệ số tương quan âm với biến phụ thuộc, cho thấy tác động
ngược chiều lên biến phụ thuộc.
- Các biến độc lập có tương quan với nhau và mối quan hệ tương quan giữa các
biến độc lập với nhau cũng không cao, hệ số tương quan cao nhất chỉ là 0,3176 (giữa
biến ser và rec).

- Hệ số tương quan giữa biến amo và inc là: r(amo, inc)= 0.7162 cho thấy hai
biến có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan tương đối cao. Như vậy, nếu thu
nhập tăng lên 0,7162 triệu đồng thì số lượng trà sữa tiêu thụ sẽ tăng lên 1 cốc. Điều này
phù hợp với kì vọng. (Hình 2-1)


13


10
8
6
inc
4
2
0
0

5

10
amo

15

20

Hình : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG-1: Tương quan giữa hai biến amo
và inc

- Hệ số tương quan giữa biến amo và pri là: r(amo, pri)= 0.0617 cho thấy hai
biến có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan tương đối thấp. Như vậy, nếu
mức độ quan trọng của giá cả tăng lên 0,0617 đơn vị thì số lượng trà sữa tiêu thụ sẽ
tăng lên 1 cốc. Điều này không phù hợp với kì vọng. (Hình 2-2)


14


5
4
p ri
3
2
1
0

5

10
amo

15

20

Hình : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG-2: Tương quan giữa hai biến
amo và pri
- Hệ số tương quan giữa biến amo và ser là: r(amo, ser)= -0.0228 cho thấy hai
biến có tương quan ngược chiều và mức độ tương quan tương đối thấp. Như vậy, nếu
mức độ quan trọng của chất lượng phục vụ tăng lên 0,0228 đơn vị thì số lượng trà sữa
tiêu thụ sẽ giảm đi 1 cốc. Điều này phù hợp với kì vọng. (Hình 2-3)

15



5
4
ser
3
2
1
0

5

10
amo

15

20

Hình : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG-3: Tương quan giữa hai biến amo
và ser

- Hệ số tương quan giữa biến amo và bra là: r(amo, bra)= 0.0831 cho thấy hai
biến có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan tương đối thấp. Như vậy, nếu
mức độ quan trọng của thương hiệu tăng lên 0,7162 đơn vị thì số lượng trà sữa tiêu thụ
sẽ tăng lên 1 cốc. Điều này phù hợp với kì vọng. (Hình 2-4)

16


5
4

b ra
3
2
1
0

5

10
amo

15

20

Hình : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG-4: Tương quan giữa hai biến amo
và bra

- Hệ số tương quan giữa biến amo và rec là: r(amo, rec)= 0.0295 cho thấy hai
biến có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan tương đối thấp. Như vậy, nếu
mức độ quan trọng của sự gợi ý của người khác tăng lên 0,0295 đơn vị thì số lượng trà
sữa tiêu thụ sẽ tăng lên 1 cốc. Điều này không phù hợp với kì vọng. (Hình 2-5)

17


5
4
rec
3

2
1
0

5

10
amo

15

20

Hình : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG-5: Tương quan giữa hai biến amo
và rec

- Như vậy, trong các nhân tố được nghiên cứu, biến inc có mối tương quan mạnh
nhất đến biến phụ thuộc amo, hay thu nhập có ảnh hưởng nhiều nhất đến số lượng trà
sữa trung bình mỗi sinh viên Đại học Ngoại thương tiêu thụ trong 1 tháng.
- Ngược lại, biến ser ảnh hưởng ít nhất đến biến phụ thuộc amo, hay mức độ quan
trọng của chất lượng phục vụ có ảnh hưởng ít nhất đến số lượng trà sữ trung bình mỗi
sinh viên Đại học Ngoại thương tiêu thụ trong một tháng.

18


CHƯƠNG 3

ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ


3.1 Mô hình ước lượng
Chạy bảng số liệu bằng phần mềm Stata có kết quả như sau:
Biến
động
Mẫu
Phần

trung bình

F(5, 99) =

24.10

179,676

p-value = 0.0000

738,082

99

7,455

Hệ số xác định R2 = 0.5490

104

15,735

Hệ số xác định hiệu chỉnh =0.5262


ước
lượng

chặn

Số quan sát: 105

5

Hệ số

bra
ser
pri
rec
inc
Hệ số

Biến động

898,38


Tổng 1636,462

amo

Bậc tự do


Sai số
chuẩn

t quan sát

p-value

Khoảng tin cậy với độ tin
cậy là 95%

0,348
0,194
-0,541
0,342
1,601

0,233
0,315
0,26
0,282
0,148

1,5
0,62
-2,08
1,21
10,85

0,138
0,539

0,04
0,227
0,000

(-0.1136924 ; 0.8098081)
(-0.4302216 ; 0.8178719)
(-1.057991; -0.0248477)
(-0.2172713; 0.9030533)
(1.308051; 1.893769)

-1,169

1,632

-0,72

0,476

(-4.407598; 2.069598)

Mô hình hồi quy mẫu:
Amo = -1,169 +1,601 inc – 0, 541 pri + 0,194 ser + 0,348 bra + 0,342 rec + ei
- Mô hình có hệ số xác định R2 = 0.5490 nghĩa là các biến độc lập trong mô hình
giải thích được 54,9% sự thay đổi trong giá trị của biến phụ thuộc
- Hệ số hồi quy ước lượng của biến inc là 1.6, cho biết khi thu nhập tăng lên 1
triệu, sinh viên Đại học Ngoại thương sẽ tiêu dùng thêm trung bình 1,6 cốc trà sữa khi
các yếu tố khác không đổi

19



- Hệ số hồi quy ước lượng của biến pri là -0,54 cho biết khi sinh viên bị ảnh
hưởng bởi giá cả thêm 1 điểm thì sẽ tiêu dùng ít đi trung bình -0,54 cốc trà sữa khi các
yếu tố khác không đổi
- Hệ số hồi quy ước lượng của biến ser là 0,19, cho biết khi sinh viên bị ảnh
hưởng bởi chất lượng dịch vụ của quán trà sữa thêm 1 điểm thì sẽ tiêu dùng thêm trung
bình là 0,19 cốc trà sữa khi các yếu tố khác không đổi
- Hệ số hồi quy ước lượng của biến bra là 0,35, cho biết khi sinh viên bị ảnh
hưởng bởi thương hiệu của quán thêm 1 điểm thì sẽ tiêu dùng thêm trung bình là 0,35
cốc trà sữa khi các yếu tố khác không đổi
- Hệ số hồi quy ước lượng của biến rec là 0,34, cho biết khi sinh viên bị ảnh
hưởng bởi gợi ý của người khác thêm 1 điểm thì sẽ tiêu dùng thêm trung bình là 0,34
cốc trà sữa khi các yếu tố khác không đổi

3.2 Kiểm định kết quả ước lượng
3.2.1 Kiểm định hệ số hồi quy
3.2.1.1 Bằng phương pháp giá trị tới hạn
Chọn mức ý nghĩa 15%,
Tên

=1,4508

Kiểm định

Kết quả
Bác bỏ H0
Kết luận: Thu nhập có ảnh hưởng đến lượng

2


tiêu thụ trà sữa
ts=

= 10,84 > t0,075
Không thể bác bỏ H0
Không thể kết luận giá có ảnh hưởng đến

3

lượng tiêu thụ trà sữa hay không
ts=

= -2,08 < t0,075

20


Tên

Kiểm định

Kết quả
Không thể bác bỏ H0
Không thể kết luận chất lượng dịch vụ có ảnh

4

hưởng đến lượng tiêu thụ trà sữa hay không
ts=


= 0,62 < t0,075
Bác bỏ H0
Kết luận : Thương hiệu có ảnh hưởng đến

5

lượng tiêu thụ trà sữa
ts=

= 1,49 > t0,075
Không thể bác bỏ H0
Không thể kết luận gợi ý của người khác có

6

ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ trà sữa hay
ts=

= 1,21 < t0,075

không

Kết luận: Bằng phương pháp giá trị tới hạn, có 2 yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ
trà sữa là thu nhập và thương hiệu trà sữa
3.2.1.2 Bằng phương pháp p-value

Với mức ý nghĩa 15%
Miền bác bỏ: p < α = 0,15
Nhận xét:
- Biến inc có hệ số p-value = 0,000 < 0,15, nghĩa là biến này có ý nghĩa thống kê

với mức ý nghĩa là 15%

21


- Biến pri có hệ số p-value = 0,040 < 0,15, nghĩa là biến này có ý nghĩa thống kê
với mức ý nghĩa là 15%
- Biến ser có hệ số p-value = 0, 539 > 0,15, nghĩa là biến này không có ý nghĩa
thống kê với mức ý nghĩa là 15%
- Biến bra có hệ số p-value = 0,138 < 0,15, nghĩa là biến này có ý nghĩa thống kê
với mức ý nghĩa là 15%
- Biến rec có hệ số p-value = 0,227 > 0,15, nghĩa là biến này không có ý nghĩa
thống kê với mức ý nghĩa là 15%
Kết luận: Bằng phương pháp dùng p-value, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiêu
thụ trà sữa là thu nhập, giá và thương hiệu trà sữa.
3.2.2 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy
Giả thiết
Giá trị kiểm định
=

= 24,102

Fα = F0,15 = 1,665
Fs > Fα => Bác bỏ H0
Vậy mô hình phù hợp tại mức ý nghĩa 15%.
3.3 Giải thích cơ chế
- Biến inc (thu nhập): hệ số hồi quy ước lượng là 1.6, cho biết khi thu nhập tăng
lên 1 triệu, sinh viên Đại học Ngoại thương sẽ tiêu dùng thêm trung bình 1,6 cốc trà
sữa khi các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với thực tế, trà sữa là một loại
hàng hóa thông thường đối với sinh viên, sinh viên thu nhập càng cao, càng có nhiều

tiền thì lượng tiêu thụ trà sữa sẽ tăng lên. Kết quả phù hợp với kỳ vọng, đây là biến
22


quan trọng giải thích sự thay đổi trong lượng tiêu dùng trà sữa của sinh viên Đại học
Ngoại thương.

23


- Biến pri (giá cả): hệ số hồi quy ước lượng là -0,54 cho biết khi sinh viên bị ảnh
hưởng bởi giá cả thêm 1 điểm thì sẽ tiêu dùng ít đi trung bình -0,54 cốc trà sữa khi các
yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với thực tế và quy luật cung cầu, sinh viên là
tầng lớp thu nhập thấp, còn phụ thuộc tài chính vào gia đình nên khi giá tăng lên, sinh
viên sẽ bị tác động mạnh và xem xét uống trà sữa ít đi, vì vậy cầu giảm. Kết quả phù
hợp với kỳ vọng, đây là biến quan trọng giải thích sự thay đổi trong lượng tiêu dùng trà
sữa của sinh viên Đại học Ngoại thương.
- Biến ser (chất lượng phục vụ): hệ số hồi quy ước lượng là 0,19, cho biết khi sinh
viên bị ảnh hưởng bởi chất lượng dịch vụ của quán trà sữa thêm 1 điểm thì sẽ tiêu dùng
thêm trung bình là 0,19 cốc trà sữa khi các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp
với thực tế vì sinh viên thích cảm giác được tôn trọng và đánh giá cao chất lượng phục
vụ mỗi khi đi ăn uống, vì vậy càng để ý đến chất lượng phục vụ, sinh viên sẽ càng tiêu
dùng nhiều trà sữa hơn ở những nơi chất lượng phục vụ tốt. Tuy nhiên, biến này không
có nhiều tác động lên biến phụ thuộc, và kết quả không giống với kỳ vọng,
- Biến bra (thương hiệu của quán): hệ số hồi quy ước lượng là 0,35, cho biết khi
sinh viên bị ảnh hưởng bởi thương hiệu của quán thêm 1 điểm thì sẽ tiêu dùng thêm
trung bình là 0,35 cốc trà sữa khi các yếu tố khác không đổi. Điều này phù hợp với
thực tế vì trong thị trường trà sữa có quá nhiều nhãn hàng đang cạnh tranh như hiện
nay, sinh viên thường xem xét thương hiệu của quán trước khi quyết định mua trà sữa.
Hơn nữa, mua trà sữa của một hãng có thương hiệu còn chứng tỏ được sự am hiểu và

đẳng cấp của mình, vì vậy càng để ý đến thương hiệu trà sữa, sinh viên sẽ càng tiêu
dùng nhiều trà sữa hơn. Kết quả phù hợp với kỳ vọng, tuy nhiên, biến này không có
quá nhiều tác động lên biến phụ thuộc.

24


×