TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------
TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN
LƯƠNG LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOẠI THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp tín chỉ: KTE309.2
Nhóm sinh viên thực hiện
Họ và tên
1.
Mã sinh viên
Lý Ánh Hồng
2.
Nguyễn
Hằng
1713310062
Thúy
1713310047
3.
Nguyễn Thị Nhung
1713310126
4.
Nguyễn Diệp Hằng
1713310046
5.
Hoàng Thị Ngọc
1713310116
6.
Triệu Minh Trang
1713310165
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................................2
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu......................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................2
4. Ý nghĩa đề tài.....................................................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài..............................................................................................................2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................2
1. Các khái niệm liên quan....................................................................................................2
2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................................2
3. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................................2
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH..........................................2
1. Phương pháp định lượng...................................................................................................2
2. Xây dựng mô hình lý thuyết..............................................................................................2
3. Mô tả dữ liệu.....................................................................................................................2
CHƯƠNG III: ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ....2
1. Mô hình ước lượng............................................................................................................2
2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật trong mô hình.....................................................2
3. Kiểm định giả thuyết thống kê..........................................................................................2
KẾT LUẬN....................................................................................................................................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................2
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................2
2
ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN
Thành viên đánh Lý Ánh Nguyễn
giá/được đánh giá
Hồng
Thúy
Hằng
Hoàng
Thị Ngọc
Nguyễn
Thị
Nhung
Nguyễn
Diệp
Hằng
Triệu
Minh
Trang
Lý Ánh Hồng
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
10
Nguyễn Thúy Hằng
10
Hoàng Thị Ngọc
10
10
Nguyễn Thị Nhung
10
10
10
Nguyễn Diệp Hằng
10
10
10
10
Triệu Minh Trang
10
10
10
10
10
Điểm TB cá nhân
10
10
10
10
10
3
10
10
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một cuộc khảo sát đã được nhóm thực hiện với sự tham gia của đông đảo sinh
viên trường Đại học Ngoại thương. Kết quả cho rằng tỷ lệ sinh viên đại học Ngoại
thương đi làm khi đang ngồi trên ghế nhà trường là rất cao, cứ 10 sinh viên thì có tới
khoảng 8 sinh viên (80,6%) vừa học vừa làm. Điều đó cho thấy rằng hiện việc đi làm
thêm ngày càng trở nên phổ biến.
Đối với sinh viên, ai cũng mong muốn sau khi trường có thể nhận được một
việc làm tốt, đúng ngành đúng nghề và với mức lương ổn định. Nhưng trước khi đạt
được điều đó, cần phải tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thực tế ngay từ khi ngồi trên
ghế giảng đường. Những trải nghiệm, bài học từ việc làm thêm sẽ là những hành trang
vô cùng quý giá sau này để sẵn sàng bước vào một môi trường làm việc đầy chuyên
nghiệp và năng động. Sinh viên đi làm thêm không chỉ dừng lại ở việc cải thiện kỹ
năng mềm, khả năng giao tiếp, mở rộng quan hệ, tích lũy kinh nghiệm, va chạm với
các tình huống môi trường thực tế mà một bộ phận lớn sinh viên đi làm còn để kiếm
thêm thu nhập, giảm bớt áp lực tài chính cho bố mẹ, trang trải cuộc sống và phục vụ
cho việc “nuôi” đam mê, ước mơ của mình. Với những sinh viên chỉ có những kiến
thức về lý thuyết học được từ giảng đường như vậy khi trên thị trường lao động mức
tiền lương mà các bạn sinh viên nhận được sẽ là bao nhiêu?
Vì vậy, nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương hàng tháng từ việc
làm thêm của sinh viên Ngoại thương” là một vấn đề cần được quan tâm mà chúng em
đã lựa chọn cho phần báo cáo của nhóm. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tế giúp
cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương nói riêng và sinh viên nói chung có thêm
căn cứ nhận định cần thiết cho việc tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân cũng như
ngành học của mình.
Với những hiểu biết còn hạn chế cũng như sự giới hạn về mặt không gian và thời
gian nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình viết bài, nhóm chúng em
rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn có quan tâm đến vấn đề này để bài
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
4
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi toàn thể sinh viên trường Đại học
Ngoại thương Hà Nội. Các vấn đề nghiên cứu liên quan đến thực trạng tìm kiếm công
việc làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại thương. Nghiên cứu dựa trên những quan
điểm của sinh viên đã đi làm và chưa đi làm.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương hàng tháng từ việc làm thêm của sinh
viên Ngoại thương
3. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thống kê mà nhóm sử dụng bao gồm sáu phương pháp
nghiên cứu:
Thiết kế phiếu điều tra
Thu thập thông tin.
Tổng hợp thông tin.
Các tham số phân tích thống kê.
Bảng thống kê
Hồi quy và tương quan.
4. Ý nghĩa đề tài
Chúng ta đều không thể phủ nhận những mặt tích cực mà công việc làm thêm
đem lại cho sinh viên trong cuộc sống hiện tại và cả trong công việc trong tương lai.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại yếu tố gây khó khăn mà từng người sẽ tiếp cận ở
từng mức độ khác nhau mà nhiều bạn sinh viên vẫn còn chưa nhận thấy. Do đó, hi
vọng sau bài tiểu luận này, các bạn sẽ có thể có một số định hướng, cách nhìn đúng
đắn trong việc lựa chọn công việc làm thêm. Đồng thời đưa ra những giải pháp để
chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để đạt kết quả tốt nhất.
5. Kết cấu của đề tài
Báo cáo kinh tế lượng gồm có 3 nội dung chính, bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu
Chương II: Mô hình kinh tế lượng
Chương III: Ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thống kê
5
6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Các khái niệm liên quan
1.1
Tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế xuất hiện từ khi có quan hệ sử dụng sức lao
động bởi một bộ phận dân cư trong xã hội đối với bộ phận dân cư khác. Trong thực tế
tiền lương còn có tên gọi khác như tiền công, thù lao hay thu nhập lao động. Những
tên gọi này được sử dụng đối với những nhóm lao động khác nhau hoặc cho những
loại công việc khác nhau.
Kinh tế học cho rằng quá trình sản xuất là sự kết hợp các yếu tố đầu vào (vốn, lao
động, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên...) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Vốn
và lao động là hai yếu tố đầu vào cơ bản. Vốn thuộc quyền sở hữu của một bộ phận
dân cư trong xã hội, còn bộ phận khác, do không có vốn, chỉ có sức lao động phải đi
làm thuê cho những người có vốn và đổi lại, họ nhận lại một khoản gọi là tiền lương.
Trong thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ở các nước trên thế
giới. Ở Pháp, sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình
thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác, được trả trực tiếp hay gián
tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo
việc làm của người lao động. Tại Đài Loan, tiền lương chỉ mọi khoản thù lao mà người
công nhân nhận được do làm việc, bất luận là lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng hoặc
dùng mọi danh nghĩa khác để trả cho họ theo giờ, ngày, tháng, theo sản phẩm.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập
mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao
động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng
lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã
thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.
Ở Việt Nam, hiện nay có sự phân biệt các yếu tố trong tổng thu nhập của người
lao động từ công việc: tiền lương (dụng ý chỉ lương cơ bản), phụ cấp và phúc lợi. Theo
quan điểm cải cách tiền lương năm 1993, tiền lương là giá cả sức lao động, được hình
thành qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với
quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường quyết định và được trả cho năng suất
lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Như vậy:
7
-
Tiền lương là giá cả của sức lao động hình thành thông qua cơ sở sự thỏa
thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên năng suất,
chất lượng, hiệu quả của người lao động
-
Tiền lương phụ thuộc vào tình hình cung cầu, chính sách tiền lương của
Nhà nước.
1.2
Công việc làm thêm (công việc bán thời gian)
Công việc làm thêm là những việc làm ngoài giờ, một công việc không chính
thức, không thường xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định, thường được
hưởng thù lao theo giờ, theo ca làm hoặc theo khối lượng cụ thể nào đó.
1.3
Kỹ năng mềm
Theo Webeetal: “Kỹ năng mềm là các kỹ năng giao tiếp giữa người này với
người khác và các kỹ năng cư xử mà con người cần có để có thể ứng dụng được những
kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn ở nơi làm việc”.
Nói cách khác, kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình
vào sống, tương với xã hội, cộng đồng, tập thể hay tổ chức và hướng đến hiệu quả cao
của công việc.
Như vậy, kỹ năng mềm không phải kỹ năng bẩm sinh, mà là những hành vi ứng
xử có thể dạy và học được. Kỹ năng mềm không chỉ giúp con người tăng độ nhận thức
về hoàn cảnh, tính hiện hữu, xác thực, rõ ràng mà còn khiến con người phát triển tốt
hơn về mọi mặt.
1.4
Mức độ khó của công việc
Mức độ khó của công việc phản ánh độ phức tạp, các yêu cầu cần thiết để có thể
hoàn thành công việc
1.5
Thời gian làm việc
Thời gian làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải thực hiện nghĩa vụ
lao động của mình trong quan hệ lao động căn cứ vào quy định của pháp luật, hợp
đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Theo Bộ luật lao động, thời gian làm việc trong điều kiện lao động, môi trường
lao động bình thường là không quá 8 giờ trong một ngày hoặc không quá 48 giờ trong
một tuần; thời gian làm việc hàng ngày trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm được rút ngắn từ 1 - 2 giờ. Đối với làm thêm, thời gian lao động không đủ
8
thời gian giờ hành chính quy định của nhà nước 8 tiếng mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.
Thời gian làm việc có thể dao động từ 0,5 đến 5 tiếng mỗi ngày và không liên tục.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1
Các nghiên cứu trong và ngoài nước
Trong xã hội hiện nay, mức lương của mỗi người đều có sự chênh lệch và khác
nhau rõ rệt, điều này dễ hình dung nhất khi so sánh mức lương của các nhân viên trong
cùng một tổ chức, có người thu nhập cao, có người thu nhập thấp. Sự chênh lệch này
là do ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố.
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người dân Hoa Kỳ, từ
việc thực hiện một cuộc khảo sát với 4674 người tham gia, Rick Zabel – phó chủ tịch
kiêm tổng biên tập của Automatic.com đã chỉ ra rằng những người có mức lương cao
nhất thường có một số đặc điểm sau: có bằng cấp cao, làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần và
là nhân viên của một tổ chức lớn.
Nhà kinh tế học Kevin Murphy và Finis Welch vào 5/1989 đã nghiên cứu những
ảnh hưởng của việc có và không có bằng đại học (trình độ học vấn) đến mức lương
của người lao động trong những năm 1964-1987. Tác giả đã chỉ ra rằng có sự khác biệt
giữa mức lương của những người có trình độ đại học và người lao động có trình độ
THPT. Người tốt nghiệp đại học có mức lương cao hơn 45% so với người tốt nghiệp
THPT.
Tại Hoa Kỳ, Bộ Lao động (The U.S department of Labor) phối hợp với Hiệp hội
Đào tạo và Phát triển (The American Society of Training and Development) nghiên
cứu về các kỹ năng cơ bản của công việc đã đưa ra kết luận các kỹ năng mềm (kỹ năng
học và tự học, lắng nghe, thuyết trình, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lí bản
thân và tinh thần tự tôn, đặt mục tiêu, giao tiếp ứng xử, làm việc đồng đội) giúp con
người thành công trong công việc.
Nghiên cứu “Youth employment in Viet Nam: Characteristics, Determinants and
Policy Responses” của các tác giả Đặng Nguyên Anh, Lê Bạch Dương và Nguyễn Hải
Vân đã chỉ ra tác động của trình độ học vấn đối với lao động trẻ. Trình độ càng cao thì
khả năng tìm được công việc với mức lương cao sẽ tăng lên.
9
2.2
Lỗ hổng nghiên cứu
Các nghiên cứu đã chỉ ra được một số yếu tố có ảnh hưởng đến mức lương của
người lao động. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tác động của các yếu
tố đó đối với mức lương làm thêm của sinh viên.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Báo cáo được làm trên giả thuyết nghiên cứu: Số năm học, kỹ năng mềm, độ khó
công việc và thời gian làm việc có ảnh hưởng đến tiền lương làm việc của sinh viên
Đại học Ngoại thương.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH
1. Phương pháp định lượng
Thu nhập từ việc làm thêm đã góp phần giúp sinh viên phần nào ổn định tài
chính, mà còn đem lại nhiều lợi ích trong học tập và công việc trong tương lai. Không
thể phủ nhận rằng các công việc làm thêm trở thành một công cụ trau dồi tri thức, kinh
nghiệm, kỹ năng cho các bạn sinh viên. Sinh viên làm thêm sẽ được tiền, đó là điều
chắc chắn, bởi đó là sự đền đáp công sức các bạn bỏ ra. Làm thêm còn giúp các bạn
nhận thức được công việc nào phù hợp với năm bạn học, số giờ bạn làm để có được
mức tiền lương thỏa đáng, khả năng và còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến số tiền
mà bạn được trả.
Phương pháp ước lượng được sử dụng phân tích vấn đề là phương pháp bình
phương tối thiểu OLS (Oridinary Least Square) để ước lượng các hệ số của mô hình
hồi quy và dữ liệu thu thập và phân tích trên phần mêm STATA.
Sau quá trình khảo sát và chạy dữ liệu phần mềm STATA, tùy vào mức ý nghĩa
của từng biến, nhóm đã chọn ra 4 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc. Đó là:
Biến phụ thuộc:
Biến độc lập:
NH
10
2. Xây dựng mô hình lý thuyết
2.1. Mô hình lý thuyết
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên có dạng:
Mô hình hồi quy mẫu tương ứng có dạng:
Trong đó:
Biến phụ thuộc bao gồm:
: Mức tiền lương làm thêm hàng tháng của sinh viên (triệu đồng/ tháng)
LUONG = 1 : Dưới 1 triệu đồng/ tháng
LUONG = 2 : Từ 1 – 3 triệu đồng/ tháng
LUONG = 3: Từ 3 – 5 triệu đồng/ tháng
LUONG = 4: Trên 5 triệu đồng/ tháng
Biến độc lập bao gồm:
NH : Số năm sinh viên học tại trường (năm)
-
NH = 1: 1 năm
-
NH = 2: 2 năm
-
NH = 3: 3 năm
-
NH = 4: 4 năm
: Số giờ làm trong 1 tuần (giờ/ tuần)
: Độ khó của công việc
KNM : Mức độ của kỹ năng mềm
2.2. Kỳ vọng về ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc
Khi số năm học tăng thì mức tiền lương tăng
: Khi số giờ làm trong 1 tuần tăng thì mức tiền lương tăng.
Khi độ khó của công việc tăng thì mức tiền lương tăng
Khi kỹ năng mềm tăng thì mức tiền lương tăng
11
3. Mô tả dữ liệu
3.1. Nguồn số liệu cho phân tích hồi quy
“Khảo sát mức tiền lương làm thêm hàng tháng của sinh viên Đại học Ngoại
thương trong năm 2018”
-
Mẫu số liệu: 80 quan sát
-
Loại số liệu: dữ liệu chéo
-
Nguồn dữ liệu: nguồn gốc thu thập.
3.2. Mô tả thống kê dữ liệu
Sử dụng lệnh Sum để mô tả dữ liệu. Lệnh sum cho biết: số quan sát (Obs), giá trị
trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Std. Dev.), giá trị nhỏ nhất (Min) và giá trị lớn nhất
(Max) của các biến cần phân tích.
Câu lệnh: “sum LUONG NH GIO DOKHO KNM”
Tên biến
Số quan sát
(Obs)
Giá
trị Độ
lệch
trung bình chuẩn (Std.
(Mean)
Dev.)
Giá trị nhỏ Giá trị lớn
nhất (Min)
nhất (Max)
LUONG
80
2,0875
0.7324962
1
4
NH
80
2,1875
0.7646253
1
4
GIO
80
16,55
11.55274
2
70
DOKHO
80
2,7125
0.9961159
1
5
KNM
80
2,675
1.133774
1
5
3.3. Ma trận tương quan giữa các biến
Để nghiên cứu bản chất của mối quan hệ tồn tại giữa biến phụ thuộc LUONG với
các biến độc lập trong mô hình, ta sử dụng lệnh corr để xây dụng ma trận tương quan
giữa các biến.
12
Câu lệnh “corr LUONG NH GIO DOKHO KNM”
LUONG
NH
GIO
DOKHO
KNM
LUONG
1.0000
NH
0.4223
1.0000
GIO
0.3143
0.0828
1.0000
DOKHO
0.4513
0.2379
0.0821
1.0000
KNM
0.5072
0.2172
0.2496
0.1292
1.0000
Qua bảng trên, ta thấy được mức độ tương quan giữa các biến độc lập với biến
phụ thuộc đều dương và tiến dần đến 1. Khi đó, ta kết luận các biến độc lập và biến
phụ thuộc có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ với nhau và giữa các biến đó có quan hệ
đồng biến.
Cụ thể:
Hệ số tương quan giữa LUONG và NH là 0.4223
Hệ số tương quan giữa LUONG và GIO là 0.3143
Hệ số tương quan giữa LUONG và DOKHO là 0.4513
Hệ số tương quan giữa LUONG và KNM là 0.5072
13
CHƯƠNG III: ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ SUY
DIỄN THỐNG KÊ
1. Mô hình ước lượng
Kết quả ước lượng ban đầu
Sử dụng lệnh reg trong STATA ta có kết quả:
Hệ số
Tên
hồi quy
Thống kê
P-
biến
ước
t
value
0.0884291
2.90
0.720
[0.074916 ; 0.403512]
NH
0.239214
2.06
0.043
[0.0003845; 0.0218154]
GIO
0.0110999
3.89
0.000
[0.1185179; 0.3670315]
DOKHO
0.2427747
4.23
0.000
[0.1252304; 0.3484596]
KNM
0.236845
0.36
0.000
Giá trị
Khoảng tin cây
lượng
Hệ số
tự do
[-0.4007062;
0.5775645]
Theo đó ta có hàm hồi quy mẫu SRF:
1.1. Phân tích kết quả hồi quy:
Phân tích các số liệu trên, ta thu được các kết quả sau đây:
Số quan sát Obs = 80
Tổng bình phương sai số tổng cộng TSS= 42.3875
Tổng bình phương sai số được giải thícih ESS= 20.9991514
Tổng bình phương các phần dư RSS=21.3883486
Hệ số xác định: = 0.4954
Hệ số xác định điều chỉnh = 0.4685
1.2. Ý nghĩa các hệ số hồi quy:
Xét ý nghĩa của các hệ số hồi quy, ta có các kết luận như sau:
14
: Khi các yếu tố khác không đổi, số năm sinh viên học tại trường tăng 1
năm thì mức tiền lương trung bình hàng tháng của sinh viên sẽ tăng
0.239214 triệu đồng/ tháng.
: Khi các yếu tố khác không đổi, số giờ làm trong 1 tuần tăng 1 giờ/ tuần
thì mức tiền lương trung bình hàng tháng của sinh viên sẽ tăng 0.110999
triệu đồng/ tháng.
: Khi các yếu tố khác không đổi, độ khó của công việc tăng 1 đơn vị thì
mức tiền lương trung bình hàng tháng của sinh viên sẽ tăng 0.2427747
triệu đồng/ tháng.
có nghĩa: Khi các yếu tố khác không đổi, mức độ của kỹ năng mềm tăng 1
đơn vị thì mức tiền lương trung bình hàng tháng của sinh viên sẽ tăng
0.236845 triệu đồng/ tháng.
1.3. Hệ số xác định R2
Hệ số xác định R2 cho biết các biến độc lập X giải thích được 49,54% cho sự biến
động của biến phụ thuộc Y. Hay các biến số năm sinh viên học tại trường, số giờ làm
trong 1 tuần, độ khó của công việc và mức độ của kỹ năng mềm giải thích được
49,54% sự biến động của biến mức tiền lương hàng tháng của sinh viên trường Đại
học Ngoại thương.
2. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật trong mô hình
2.1. Kiểm định bỏ sót biến độc lập Ramsey RESET
Áp dụng kiểm định Ramsey để kiểm tra mô hình có bỏ sót biến Z hay không.
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
Sử dụng lệnh ovtest trong phần mềm STATA, ta thu được kết quả:
P-value = 0.8256 >
Vì vậy không bác bỏ Ho. Kết luận mô hình không bỏ sót biến.
2.2. Kiểm định đa cộng tuyến
Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển giả định các biến độc lập không có mối quan
hệ tuyến tính với nhau. Tuy nhiên trong thực tế, do nhiều nguyên nhân mà giả thiết này
bị vi phạm. Nếu điều này xảy ra thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến. Đa cộng tuyến vì
15
vậy là một khuyết tật của mô hình hồi quy bội, khi trong mô hình có mức độ tuyến tính
cao giữa các biến giải thích.
Về nguyên nhân của đa cộng tuyến, có thể có những nguyên nhân sau đây:
Do bản chất của vấn đề, ví dụ, khi hồi quy mức sử dụng năng lượng theo
kích thước nhà cửa và thu nhập.
Do phương pháp thu thập dữ liệu.
Do dạng hàm của mô hình gây nên đa cộng tuyến.
Hậu quả của đa cộng tuyến:
Đa cộng tuyến hoàn hảo: Không ước lượng được tham số.
Đa cộng tuyến không hoàn hảo: Mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tế
(Phương sai, sai số chuẩn rất lớn, hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống
kê, hệ số lớn trong khi t nhỏ, OLS và sai số chuẩn rất nhạy cảm với các
tác động nhỏ,..)
Trong mô hình này, ta dùng hai cách sau để kiểm tra đa cộng tuyến:
Sử dụng lệnh vif
Sử dụng lệnh vif trong phần mềm STATA, ta thu được kết quả như sau:
Biến
NH
HOUR
DOKHO
KNM
VIF trung bình
VIF
1.12
1.10
1.07
1.07
1.09
Ta thấy tất cả các giá trị VIF đều < 10, do đó có thể đi đến kết luận mô hình không xảy
ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Xét tương quan giữa các biến giải thích
Lập ma trận hệ số tương quan bằng lệnh corr trong STATA:
NH
HOUR
DOKHO
KNM
NH
1.0000
0.0828
0.2379
0.2172
HOUR
DOKHO
KNM
1.0000
0.0821
0.2496
1.0000
0.1292
1.0000
16
Các hệ số tương quan đều < 0.8, vì vậy một lần nữa kết luận không có đa cộng
tuyến
2.3. Kiểm tra phương sai sai số thay đổi
Một trong những giả thuyết cơ bản của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là
phương sai của mỗi một sai số ngẫu nhiên Ui trong điều kiện giá trị đã cho của biến
giải thích Xi là không đổi.
Khi giả thiết này bị vi phạm: Var= (với i=1,2,3,…, n). Khi đó hiện tượng phương
sai sai số thay đổi xảy ra.
Về nguyên nhân, có thể kể đến các nguyên nhân sau:
Con người học hỏi từ sai lầm, khắc phục các hành vi của mình.
Kỹ thuật thu thập dữ liệu được cải thiện.
Bản chất các mối quan hệ kinh tế.
Xuất hiện các quan sát ngoại lai.
Dạng hàm sai.
Hậu quả của phương sai sai số thay đổi:
OLS vẫn tuyến tính, không chệch, nhưng phương sai không còn chính xác nữa
Kiểm định t, kiểm định F không còn đáng tin cậy, dự báo không hiệu quả
Phát hiện phương sai sai số thay đổi, ta dùng kiểm định White
Cặp giả thuyết cần kiểm định:
Thực hiện lệnh imtest, white trong phần mềm STATA, thu được kết quả như sau:
Prob > chi2 = 0.1456
P-value = 0.1456 > = 0.05. Vậy nên không bác bỏ Ho.
Có thể kết luận phương sai sai số là đồng nhất.
2.4. Kiểm tra phân phối chuẩn của nhiễu
Để có thể tiến hành kiểm định và dự báo, chúng ta đưa thêm giả thiết về phân
phối chuẩn của nhiễu
17
Nếu sai số ngẫu nhiên không có phân phối chuẩn:
Các kiểm định t, F không còn đáng tin cậy
Dự báo không còn chính xác
Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu: sử dụng kiểm định Jacque- Bera.
Kiểm định giả thuyết:
:
bằng cách sử dụng lệnh:
Predict e residuals
Sktest e
Ta thu được kết quả: Pro > chi2 = 0.3207, tức P-value >
Vậy không bác bỏ được Ho, có thể kết luận nhiễu phân phối chuẩn.
3. Kiểm định giả thuyết thống kê
Các kiểm định dưới đây được thực hiện với mức ý nghĩa
3.1. Kiểm định hệ số hồi quy (sử dụng kiểm định P-value)
Mục đích của việc kiểm định chính là để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các
biến độc lập NH, HOUR, KNM, DOKHO lên biến phụ thuộc LUONG. Ta có cặp giả
thuyết sau:
Chạy lệnh reg Luong NH HOUR DOKHO KNM trong Stata với bộ số liệu, ta
có:
Hệ số hồi quy
Giá trị
Hệ số chặn
0.0884291
NH
0.239214
HOUR
0.0110999
DOKHO
0.2427747
KNM
0.236845
Dựa trên số liệu ở STATA, ta có thể thấy rằng:
18
P-value của biến NH: 0.005
P-value của biến HOUR: 0.043
P-value của biến KNM: 0.000
P-value của biến DOKHO: 0.000
Như vậy, cả 4 giá trị p-value của các biến độc lập đều nhỏ hơn mức ý nghĩa
(α=0.05), nên ta bác bỏ giả thuyết và chấp nhận . Điều này chứng tỏ cả 4 biến độc lập
NH, HOUR, KNM, DOKHO có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc LUONG. Các hệ số
hồi quy đều có ý nghĩa thống kê.
3.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy (kiểm định F)
Kiểm định F nhằm kiểm định cặp giả thuyết rằng cả 4 biến độc lập không có ảnh
hưởng đến biến phụ thuộc LUONG với giả thuyết rằng có ít nhất 1 biến độc lập có ảnh
hưởng đến LUONG.
Ta có cặp giả thuyết sau:
Hay
Sử dụng lệnh test trong STATA ta có kết quả như sau:
test NH HOUR DOKHO KNM
(1) NH = 0
(2) HOUR = 0
(3) DOKHO = 0
(4) KNM = 0
F (4, 75) = 18.41
Prob > F = 0.0000
Ta thấy giá trị p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa (0.0000 < 0.05). Vì vậy ta bác bỏ và
chấp nhận . Từ đây ta kết luận được rằng, mô hình hồi quy là phù hợp.
19
KẾT LUẬN
Những kết quả nghiên cứu ở trên đã giúp cho chúng ta có một góc nhìn rõ ràng
và tương đối đấy đủ về những tác động của trình độ học vấn và khả năng áp dụng kỹ
năng mềm cũng như số giờ làm, mức độ khó của công việc tới mức tiền lương của sinh
viên Đại học Ngoại thương. Nhờ việc chạy mô hình và đưa ra các kiểm định, chúng ta
có những nhận xét tương đối đầy đủ về sự ảnh hưởng của từng biến được đưa vào, ý
nghĩa của chúng đối với biến phụ thuộc. Từ đó chúng ta có thể rút ra một số bài học
thực tiễn cho bản thân, lựa chọn cho mình những thế mạnh riêng để phát triển những
nhân tố đó nhằm nâng cao mức tiền lương của mình.
Đối với sinh viên, ai cũng mong muốn ra trường là có một mức lương cao.
Nhưng chỉ bằng cấp là không đủ bởi chúng ta còn cần phải có kinh nghiệm làm việc
được tích lũy trong quá trình thực tập, làm việc tại các công ty hoặc trong việc tham
gia các cuộc thi, các chương trình nghiên cứu. Chính đó cũng là một trong những nhân
tố ảnh hưởng giúp cho mức tiền lương được nâng cao hơn. Thời buổi hiện nay, khi
công việc ngày càng đòi hỏi cao ở chất lượng lao động, các yêu cầu nhà tuyển dụng
cũng tăng theo. Vì vậy, mỗi sinh viên cần xác định rõ được cho mình mục tiêu để ra
sức học tập, nâng cao trình độ, cũng như việc tích lũy một số kỹ năng cần thiết. Hi
vọng, những phân tích trên của nhóm sẽ là tài liệu tham khảo giúp những người tuyển
dụng hoặc những bạn sinh viên có thể có những lựa chọn phù hợp nhất.
Qua đây, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ môn Kinh tế
lượng ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh với những hướng dẫn và giúp đỡ của cô cũng như sự
đóng góp của các bạn trong lớp đã giúp chúng em hoàn thành bản báo cáo này.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Rick Zabel : “Factors that affect your salary”, InTech Magazine › 2013 / SepOct .
Trích dẫn từ: />
2.
ThS. Tạ Quang Thảo: “Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học,
cao đẳng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay”, Tạp
chí giáo dục, số ra ngày 15/09/2016.
Trích dẫn từ: />
3.
Dang Nguyen Anh, Le Bach Duong, Nguyen Hai Van: “Youth employment in
Viet Nam: characteristics, determinants and policy responses”.
Trích dẫn từ: />
4.
Murphy, Kevin M., and Finis Welch. “Wage Premiums for College Graduates:
Recent Growth and Possible Explanations.” Educational Researcher 18 (1989):
17-27.
5.
Đặng Như Lợi: “Quan điểm, nhận thức về tiền lương và chính sách tiền lương”,
Tạp chí tài chính, 8/5/2014.
Trích dẫn từ: />
21
PHỤ LỤC
Các kết quả chạy STATA
Mô tả dữ liệu
Ma trận tương quan
Vif
Mô hình hồi quy
22
Tương quan giữa các biến giải thích
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
23
Kiểm định Ramsey RESET
Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Kiểm định sự phù hợp giữa mô hình và lý thuyết và kiểm định hệ số hồi quy
Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy
24
25