Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 các yếu tố ảnh hƣởng đến GDP các tỉnh thành việt nam từ năm 2008 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.93 KB, 27 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
……………o0o……………

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƢỢNG II

Đề tài : Các yếu tố ảnh hƣởng đến GDP
các tỉnh thành Việt Nam từ năm 2008 – 2018
Nhóm: 07

Họ và tên

1. Nguyễn Viết Trƣờng – 1714410234
2. Lê Thị Việt Hà

– 1714410065

3. Nguyễn Thị Sâm

– 1714410199

4. Phạm Thị Duyên

– 1714410056

5. Nguyễn Yến Nhi

– 1714410177

6. Phạm Xuân Quỳnh


–1614420074

7. Nguyễn Ngọc Minh

– 1514410088

Lớp tín chỉ: KTE318(1-1920).2_LT
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..........................................3
1.1 Những nghiên cứu lí thuyết....................................................................... 3
1.2. Những nghiên cứu thực nghiệm.............................................................. 7
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 9
2.1. Xây dựng mô hình lý thuyết..................................................................... 9
2.2. Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong nghiên cứu............................10
2.3.Mô tả thống kê và mô hình tƣơng quan................................................. 12
3 , KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG VÀ THẢO LUẬN........................................... 15
3.1. Lựa chọn mô hình................................................................................... 15
3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình.................................................. 17
3.3. Khắc phục khuyết tật của mô hình........................................................ 18
4, HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU................................................................... 20
KẾT LUẬN............................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 23
PHỤ LỤC............................................................................................................... 25


LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế là một trong những yếu tố cơ bản để đánh giá tổng quan về một quốc
gia. Không một cường quốc nào có thể có vị thế và tiếng nói ở thế giới nếu không
có kinh tế phát triển. Vì thế, đã từ lâu, kinh tế đã trở thành nhân tố hàng đầu mà mọi
chính phủ và người dân quan tâm trong đó có Việt Nam.Cấu thành nền kinh tế
chung của nước ta là những nền kinh tế nhỏ của 63 tỉnh thành thuộc bộ máy hành
chính cả nước, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương. Các nền kinh tế nhỏ
này thuộc sự điều hành của các hệquản lí cấp tỉnh vì vậy nên chúng có những đặc
thù và sự phát triển khác nhau, phụ thuộc vào chính sách kinh tế từng nơi .
Trong quá trình theo dõi những biến động kinh tế, chúng ta không thể bỏ qua
yếu tố GDP (Tổng sản phẩm quốc nội). GDP là một yếu tố rất quan trọng với một
nền kinh tế.Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết
tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc
gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP được xem là một trong
những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe nền kinh tế của một
quốc gia. Nó đại diện cho tình hình sản xuất, sự tăng trưởng kinh tế, là thước đo thể
hiện chất lượng cuộc sống của người dân. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến
GDP luôn là một đề tài thiết thực, có tính ứng dụng cao. Đối với Việt Nam, giữa các
khu vực vẫn còn tồn tại những sự khác biệt về mặt tăng trưởng kinh tế. Vậy, đâu là
nguyên nhân dẫn đến những sự khác biệt đó? Những nguyên nhân đó tác động như
thế nào đến tăng trưởng kinh tế của khu vực? Đã có rất nhiều bài báo, nghiên cứu
khoa học nghiên cứu về vấn đề này, trong đó phải kể đến: nhóm tác giả của trường
đại học Văn Hiến (2016) đã công bố Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư tư nhân,
lao động và cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng song Cửu Long,
Inflation and economic growth của tác giả Barro, R.J xuất bản năm 1995 với mục
tiêu phân tích tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư,…
Vì thế nên chúng em lựa chọn đề tài: Các yếu tố ảnh hƣởng đến GDP các
tỉnh thành Việt Nam từ năm 2008 đến 2018 với mong muốn sẽ tìm câu trả lời cho
câu hỏi trên. Với nghiên cứu của mình , chúng em hi vọng sẽ đánh giá được sự phát


1


triển của từng tỉnh một cách đúng đắn nhất cũng như tìm ra được công thức chung
cho sự phát triển GDP của các tỉnh dựa vào các yếu tố ngoại sinh phát hiện được.
Bài tiểu luận được chia làm 4 phần chính như sau:
Phần 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Phần 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Phần 3: Kết quả ƣớc lƣợng và thảo luận
Phần 4:Hạn chế của nghiên cứu .
Trong quá trình nghiên cứu, do giới hạn kiến thức và kinh nghiệm nên bài
nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, chúng em rất mong
nhận được sự góp ý từ người đọc để sửa chữa tiểu luận của chúng em và cũng như
hoàn thiện kiến thức của chính bản thân mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.

2


1.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Những nghiên cứu lí thuyết
Tăng trưởng kinh tế luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế và
các nhà hoạch định chính sách. Để phản ánh tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế sử
dụng số liệu về GDP, đây là chỉ tiêu được các nhà kinh tế coi là tốt nhất để phản ánh
tình trạng hoạt động của nên kinh tế.GDP là thước đo thành tựu kinh tế. Vì vậy, từ
trước tới nay có rất nhiều những nghiên cứu, mô hình lí thuyết liên quan tới các
nhân tố ảnh hưởng tới GDP và tăng trưởng kinh tế. Trong phạm vi mục tiêu nghiên
cứu của bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu xin được đề cập tới một số nhân tố ảnh
hưởng như lạm phát, FDI, lao động …
* Những lý thuyết và quan điểm đề cập tới mối quan hệ giữa lạm phát và tăng

trưởng kinh tế.
Theo lý thuyết của Keynes, trong ngắn hạn, sẽ có sự đánh đổi giữa lạm phát
và tăng trưởng. Nghĩa là, muốn cho tăng trưởng đạt tốc độ cao thì phải chấp nhận
một tỷ lệ lạm phát nhất định. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng và lạm phát di
chuyển cùng chiều. Sau giai đoạn này, nếu tiếp tục chấp nhận tăng lạm phát để thúc
đẩy tăng trưởng thì GDP cũng không tăng thêm mà có xu hướng giảm đi. Theo chủ
nghĩa trọng tiền mà đại diện là Milton Friedman cho rằng lạm phát là sản phẩm của
việc gia tăng cung tiền hoặc tăng hệ số tạo tiền ở mức độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Lập luận này cũng được thể hiện trong công thức nổi tiếng của Irving Fisher
(lý thuyết số lượng tiền tệ - Quantity theory of Money):
MV=PY
Trong đó:
M: cung tiền
V: Hệ số tạo tiền
P: Giá
Y: sản lượng đầu ra (GDP thật)
Cũng theo Friedman, nếu giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng gấp 2 lần
mà thu nhập của người lao động cũng tăng gấp 2 lần, họ sẽ không quan tâm đến
việc tăng giá hàng hóa. Trong trường hợp như vậy, tăng trưởng không bị suy giảm

3


bởi lạm phát. Nếu lạm phát xảy ra theo hướng này thì không ảnh hưởng nguy hiểm
đến tăng trưởng kinh tế.
Nói tóm lại, theo quan điểm của thuyết trọng tiền, trong dài hạn, giá cả bị ảnh
hưởng bởi cung tiền chứ không thực sự tác động lên tăng trưởng. Nếu cung tiền
tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra. Nếu giữ
cung tiền và hệ số tạo tiền ổn định thì tăng trưởng cao sẽ làm giảm lạm phát.
Theo lý thuyết tân cổ điển: Tobin (1965, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif

2004) phát triển mô hình Mundell (1963, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004)
cho rằng lạm phát là nguyên nhân làm cho con người tránh giữ tiền mà chuyển tiền
thành các tài sản sinh lợi. Điều này sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh tế
và thúc đẩy kinh tế phát triển. Theo mô hình này giữa lạm phát và tăng trưởng có
mối quan hệ cùng chiều.
Bổ sung thêm cho mô hình trên của lý thuyết tân cổ điển nhà kinh tế học
Sidrauski (1967, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) có cùng quan điểm với
chủ nghĩa trọng tiền, Sidrauski đề cập đến một trạng thái “vô cùng dửng dưng”
(superneutral) với lạm phát. Kết quả nghiên cứu của ông là khi các biến số độc lập
với việc tăng cung tiền trong dài hạn thì việc tăng lạm phát không ảnh hưởng đến
tăng trưởng.
Mô hình của Stockman (1981, theo Vikesh Gokal, Subrina Hanif 2004) - một
nhà kinh tế học thuộc trường phái tân cổ điển - thì cho rằng lạm phát tăng cao sẽ
làm cho tăng trưởng kinh tế giảm.
* Những nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế:
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điểm hay còn gọi là lý thuyết tăng trưởng ngoại
sinh. Theo lý thuyết này, tăng trưởng kinh tế được tạo bởi các yếu tố ngoại sinh như
tích lũy vốn và lao động. Điều này có được là nhờ FDI làm gia tăng vốn ở nước sở
tại và sau đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng hướng tới trạng thái ổn định mới bằng
cách tích tụ vốn. Theo lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh thì FDI tác động đến tăng
trưởng kinh tế thông qua tác động đến đầu tư trong nước .
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh xác định tăng trưởng kinh tế bằng việc giới
thiệu quy trình sản xuất công nghệ mới ở nước sở tại và FDI được giả định là hiệu
quả hơn đầu tư trong nước. Do đó, FDI tăng cường tăng trưởng kinh tế thông qua sự
4


lan tỏa công nghệ, dịch chuyển lao động, đào tạo kỹ năng quản lý và sắp xếp tổ
chức. Kết quả là, đầu tư nước ngoài có thể làm tăng năng suất nền kinh tế chủ nhà
và sau đó FDI có thể được coi như chất xúc tác của đầu tư trong nước và tiến bộ

công nghệ.
Để nghiên cứu được mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, cũng như
đánh giá được tác động của nó, phần sau đây trình bày một khung khổ lý thuyết sử
dụng mô hình tăng trưởng nội sinh.
Trong mô hình này, Y là sản phẩm đầu ra của nền kinh tế được tạo ra bởi khu
vực sản xuất sản phẩm cuối cùng bằng công nghệ sản xuất tổng quát, sử dụng các
yếu tố đầu vào là vốn vật chất K và vốn con người H:
Y(t) = A(t)f(K(t), H(t))
Giả sử tiến bộ công nghệ gọi là (t), tăng trưởng với tốc độ không đổi a (hay
(t) (0) với (0) là mức độ công nghệ tại thời điểm gốc), thì hàm sản xuất giả định ở
trên, trình độ công nghệ sẽ ảnh hưởng tích cực đến cả hai yếu tố đầu vào K(t), H(t).
Kết quả của cơ chế này là tiến bộ công nghệ sẽ tác động gián tiếp tới sản phẩm đầu
ra Y(t). Lúc này Y là tổng sản phẩm quốc nội GDP thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh
tế qua mô hình sau:
gy = gGDP = -θ[Ω(F(b, N/N*))-1 -ρ]
Điều quan trọng nhất rút ra từ mô hình là tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa
FDI và tăng trưởng kinh tế. Thông qua FDI, không những hàng hóa vốn mới được
tạo ra (tăng tài sản vốn vật chất của nền kinh tế) mà chi phí để sản xuất ra chúng còn
giảm đi, qua đó tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Raymond Vermon :
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Raymond Vermon giải thích sự phát triển của
các công ty xuyên quốc gia qua 3 giai đoạn phát triển của sản phẩm mới: đổi mới,
tăng trưởng và bão hào. Để sản xuất tiếp tục được phát triển, công ty phải mở rộng
thị trường phát triển ở nước ngoài, nhưng do bị hạn chế bở hàng rào thuế quan và
hạn ngạch, nên hoạt động đầu tư nước ngoài sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp của Akamatsu:
Theo Akamatsu, sản phẩm mới được phát minh và ra đời ở nước đầu tư. Sau
đó được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tại nước nhập khẩu, do ưu điểm cảu sản
5



phẩm mới và nhu cầu của thị tường nội địa tăng lên, chính phủ nước nhập khẩu đã
tăng cường sản xuất thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào
vốn, kỹ thuật... của nước ngoài. Đến khi nhu cầu nội địa về sản phẩm mới được sản
xuất trong nước đạt đến bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện và cứ theo chu kỳ
như vậy mà hình thành FDI. Akanatsu cũng đã xây dựng nên mô hình “đàn nhạn
bay” (flying geese), chỉ ra lộ trình phát triển của một ngành công nghiệp cụ thể và
nguyên nhân xuất hiện FDI ra nước ngoài. Các quá trình đó xuất hiện, phát triển và
suy thoái, cũng tạo ra mô hình làn sóng.
* Những nghiên cứu lý thuyết về vai trò của lao động tới tăng trưởng kinh tế
Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế đã được ghi nhận
trong các lý thuyết về tăng trưởng nội sinh. Romer (1986), Lucas (1988), Squire
(1993), Schultz (1999), Bassanini & Scarpetta (2001) đã xác định nguồn nhân lực
trở thành yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.
Mô hình của K.Marx: Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong
việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Theo Marx, sức lao động đối với nhà tư bản là một
hàng hóa đặc biệt. Nó có thể tạo ra giá trị lớn hơn của bản thân nó, giá trị đó bằng
giá trị của sức lao động công với giá trị thặng dư. Từ phân tích của Marx, chúng ta
nhận thấy được vai trò rất quan trọng của lao động trong quá trình tạo ra thu nhập
của xã hội cũng như tăng trưởng của nền kinh tế.
Mô hình cổ điển Adam- Smith: Trong thuyết về “ Giá trị lao động ’’, Adam
Smith cho rằng lao động chứ không phải đất đai, tiền bạc là nguồn gốc cơ bản tạo ra
mọi của cải cho đất nước.
Quan điểm của A-Fisher : A.Fisher chú trọng đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu
lao động khi có sự tiến bộ của kỹ thuật , khi kỹ thuật có bước tiến bộ, nhu cầu về lao
động kỹ thuật, lao động về trình dộ chuyên môn để tiếp nhận và làm chủ những kỹ
thuật mới đó là tăng lên. Do đó, năng suất lao động mới tăng lên được, hiệu quả
kinh tế mới đảm bảo.
*Khái niệm liên quan
FDI là Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài ( Foreign Direct Investment)

. Đây là hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp tổ chức trên lãnh thổ nền kinh

6


tế này trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm đạt được lợi ích lâu dài và vị thế ổn
định bản thân.
PCI là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness
Index) - là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về
chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc
phát triển doanh nghiệp dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (là
dự án do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID, tài trợ và thí điểm vào năm
2005 và chính thức đưa vào triển khai từ 2006 đến nay.
Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của tiền tệ và hàng hóa theo thời gian
và là sự mất giá trị của một loại tiền nào đó. Lạm phát là một yếu tố xuất hiện ở hầu
hết các quốc gia và phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
1.2. Những nghiên cứu thực nghiệm
Theo những tài liệu chúng em tìm được thì trước nay có khá nhiều những bài
báo cáo liên quan đến sự ảnh hưởng của biến ngoại sinh tới biến phụ thuộc là GDP.
Inflation and economic growth của tác giả Barro, R.J xuất bản năm 1995 với
mục tiêu phân tích tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư bằng
phương pháp ước lượng hồi quy cổ điển đã dựa trên lí thuyết lạm phát chỉ có tác
động xấu đến nền kinh tế của Briault (1995) để cho thấy kết quả là nếu lạm phát
tăng trung bình 10% mỗi năm thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế sẽ giảm 0.2-0.3%
và tỷ lệ đầu tư cũng giảm 0.4 -0.6% mỗi năm . Tuy nhiên mặt trái của sự nghiên cứu
này là Kết quả thống kê chỉ có ý nghĩa khi tỉ lệ lạm phát cao được đưa vào trong
mẫu. Ở Việt Nam năm 2015 tạp chí của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh cũng đã công bố một bài nghiên cứu của hai tác giả : Nguyễn Minh Sáng và
Tôn Nữ Diệu Khuê về vấn đề lạm phát và tăng trưởng kinh tế của các nước đang

phát triển từ 2000 đến 2012 , trong đó có Việt Nam. Thông qua phương pháp phân
tích hồi quy cổ điển OLS, tác giả đã rút ra được mức lạm phát ở 17 quốc gia đang
phát triển là ở ngưỡng 11-12%. Dưới ngưỡng này thì tác động của lạm phát không
rõ ràng , còn trên ngưỡng này thì lạm phát có tác động tiêu cực tới nền kinh tế và rút
ra một số biện pháp cụ thể để giảm thiểu lạm phát trên nhiều khía cạnh.Nhưng kết

7


quả hồi quy còn hạn chế do mẫu nghiên cứu chưa đồng đều , thời gian nghiên cứu
chưa đủ dài
Bài nghiên cứu Chính quyền đô thị tại Việt Nam: Nghiên cứu tình huống từ
thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng do nhóm tác giả của trường Đại học Kinh tế Luật thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM thực hiện từ tháng 9/2012 đến tháng 7/2013.
Nghiên cứu định tính thông qua khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu về nhìn nhận của
các bên về tính hiệu lực và hiệu quả của chính quyền đô thị hiện nay tại TP. HCM
và Đà Nẵng. Theo cách tiếp cận định lượng nhóm tác giả sử dụng số liệu thống kê
thứ cấp để đánh giá vai trò của các thành phố trực thuộc trung ương trong phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam và ước lượng chi phí cơ hội của các phương thức quản
lý chính quyền đô thị hiện hành. Kết quả phân tích vai trò của 4 đô thị trực thuộc
trung ương gồm hai đô thị đặc biệt là TP. HCM và Hà Nội và hai đô thị loại một là
Đà Nẵng và Cần Thơ cho thấy bốn thành phố là trung tâm kinh tế thể hiện trong
đóng góp GDP, thu ngân sách, thu hút FDI, hoạt động xuất khẩu, thu hút đầu tư
trong nước qua số lượng doanh nghiệp, dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Năm 2011 bốn
đô thị có tổng dân số chiếm 18,74%, diện tích chiếm 2,45% so với cả nước nhưng
đã đóng góp đến 33,52% GDP, 61,13% tổng thu ngân sách, 40,51% kim ngạch xuất
khẩu, 48,25% số dự án, 30,1% tổng vốn FDI đăng ký, 57,28% tổng số doanh nghiệp
đang hoạt động của cả nước. Bốn thành phố này, cùng với Hải Phòng là trụ cột kinh
tế của quốc gia và đang có cấu trúc quản lý đô thị hiệu quả để đảm bảo cho sự phát
triển.
Bên cạnh đó hai tác giả Granger và Engle thực hiện Lí thuyết đồng liên kết

(cointegration) để phân tích quan hệ giữa các biến số kinh tế sử dụng dữ liệu theo
dãy số thời gian.Nghiên cứu được phát triển bởi Granger (1981) và hoàn thiện bởi
Engle và Granger (1987). Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phân tích hồi
quy tuyến tính dựa trên lí thuyết xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng. Tuy
nhiên mô hình lại không đảm bảo thuộc tính tĩnh cần có.
Năm 2003 Laura Alfaro xuất bản bài viết Foreign Direct Investment and
Growth: Does the Section Master? trên Harvard Business School bàn về việc phân
tích thực nghiệm sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng các mô hình hồi quy kinh tế
lượng để chỉ ra rằng FDI ảnh hưởng tới rất nhiều mặt lĩnh vực kinh tế. Hạn chế của
8


bài viết lại là chỉ dừng lại ở mức tổng quan, chưa thể hiện rõ tác động bên trong vấn
đề, cơ chế truyền dẫn. Cũng trong cùng chủ đề về FDI có các nhóm tác giả thuộc
trường đại học International Black Sea University nghiên cứu về ảnh hưởng của
FDI lên sự phát triển kinh tế của một số nước trong khoảng từ 1997 đến 2010. Đề
tài : FDI and Economic Growth Relationship Based on Cross-Country Comparison
của nhóm tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa FDI và phát triển kinh tế là vô
cùng quan trọng như tạo nên những cơ hội việc làm mới, dòng vào của công nghệ
và nó có ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển của thị trường hàng hoá.
Mặt khác năm 2016, nhóm tác giả của trường đại học Văn Hiến cũng đã công
bố Nghiên cứu tác động của vốn đầu tư tư nhân, lao động và cơ sở hạ tầng đến tăng
trưởng kinh tế vùng Đồng bằng song Cửu Long. Mục đích của nghiên cứu này là
phân tích tác động của vốn đầu tư tư nhân, lao động, cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng
kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách sử dụng hồi quy bằng phương
pháp ước lượng (FEM).Kết quả thu được cho rằng cơ sở hạ tầng, vốn và lao động có
tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL trong giai đoạn 20092013. Trong các điều kiện khác không thay đổi, các biến đôc lập của mô hình này
giải thích 64,17% sự thay đổi của biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế. Điểm yếu của
bài quan sát này chính là thời gian quan sát mới chỉ dừng lại ở 5 năm: chưa đánh giá
được độ trễ tác động các yếu tố cơ sở hạ tầng vào tăng trưởng kinh tế khu vực

ĐBSCL..
Những nghiên cứu trên hầu như đều tập trung đi vào một yếu tố chính và
chưa có sự tổng hợp của các yêu tố và một số bài nghiên cứu chưa hề áp dụng vào lí
thuyết thực tiễn của Việt Nam..Bài của chúng em bên cạnh việc kế thừa kết quả từ
những nghiên cứu trên thì hi vọng có thể khắc phục những khuyết điểm trước và
đồng thời có thể áp dụng được cho tình hình nước ta. Bên cạnh đó số liệu được
update cũng tính đến năm 2018 vì vậy hi vọng kết quả đem lại sẽ chính xác và
mang tính thực tế cao hơn.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Xây dựng mô hình lý thuyết
Dựa vào cơ sở lý thuyếtvà nghiên cứu “tác động của vốn đầu tư tư nhân, lao
động và cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng song Cửu Long”kết
9


hợp với nghiên cứu “Chính quyền đô thị tại Việt Nam” nhằm phù hợp hóa mô hình
đối với môi trường ở Việt Nam, nhóm đã xây dựng mô hình này để nghiên cứu mối
quan hệ, ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh đến GDP:
lnGDP = f(lnLABO, INFLA, PCI, CITY, lnFDI)
Trong đó:
• GDP: mức tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội hàng năm (nghìn USD)
• LABO: số lượng lao động (nghìn Dollar)
• INFLA: tỷ lệ lạm phát hàng năm (% của tổng sản phẩm quốc nội)
• PCI: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
• FDI: đầu tư trực tiếp nước ngoài (triệu Dollar)
• CITY: Thành phố trực thuộc trung ương
1: thành phố trực thuộc trung ương
0: trường hợp còn lại
Để kiểm tra ảnh hưởng các yếu tố ngoại sinh đến mức tăng trưởng
của tổng sản phẩm quốc nội, từ lý thuyết đã trình bày bên trên, nhóm đề

xuất dạng mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình hàm hồi quy tổng thể:
PRF: ln(GDPi )= β1 + β2.ln(LABOi)+ β3.INFLAi + β4.PCIi + β5 .CITYi +
β6.ln(FDI)+ ui
Mô hình hàm hồi quy mẫu:
SRF: ln(GDPi )= 1 + 2.ln(LABOi ) + 3.INFLAi+ 4.PCIi + 5 .CITYi + 6 ln(FDIi) +
i

2.2. Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

10


Số liệu đã nhóm thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu hỗn hợp,
thể hiện thông tin của các yếu tố kinh tế của từng tỉnh trong giai đoạn từ 2008 đến
2018.
Nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ nguồn xác minh có tính chính xác cao, cụ
thể là từ nguồn dữ liệu của Tổng cục thống kê, niên giám thống kê và trang thống kê
PCIVIETNAM.
Cụ thể:
 GDP: tính theo phương pháp thu nhập dựa trên số liệu của niên giám thống kê,
mục thu nhập phân theo 5 nhóm thu nhập và địa phương. GDP tính theo thu nhập
nhưng thực tế, chính phủ chỉ thực hiện điều tra thu nhập 2 năm một lần. Vậy nên, số
liệu của nhóm sử dụng không thể liên tục từng năm, mà sẽ chu kì 2 năm một lần
trong giai đoạn 2008 đến 2018.
 FDI: tính theo số liệu báo cáo của niên giám thống kê mục đầu tư trực tiếp nước
ngoài được cấp giấy phép phân theo từng địa phương.
 Lao động: tính theo số liệu của tổng cục thống kê mục lao động từ 15 tuổi trở lên
phân theo địa phương.

 Lạm phát: nhóm đã thu thập số liệu do NHTW công bố.
 PCI: nhóm đã thu thập số liệu trên trang thông kê PCIVIETNAM.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Nhóm đã sử dụng phần mềm Stata để xử lý sơ lược số liệu, sau đó tiếp tục
tính ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
2.2.3. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Để đánh giá các tác động của các nhân tố đến GDP các tỉnh thành, bài nghiên
cứu sử dụng phần mềm STATA để phân tích và kiểm định mô hình dữ liệu bảng
(data panel) . Đối với dữ liệu bảng ta có thể tiến hành hồi quy theo ba phương pháp
sau:
Hồi quy bình phương nhỏ nhất ( Pooled Ordinary Least Square – Pool OLS):
Phương pháp hồi quy này kết hợp tất cả các quan sát, bỏ qua yếu tố thời gia và sự
khác biệt giữa các đơn vị chéo. Phương pháp này chỉ là sự quan sát dữ liệu thông
thường và có nhược điểm khi sử dụng để ước lượng dữ liệu bảng như nhận định sai
mô hình, ràng buộc quá chặt vào đơn vị chéo.
11


Hồi quy tác động cố định ( Fixed Effects Model – FEM): là một mô hình hồi
quy được sử dụng để kiểm soát các biến bị bỏ sót phản ánh sự khác biệt giữa các
đơn vị chéo (các doanh nghiệp) nhưng bất biến theo thời gian. Mô hình cho này cho
phép sử dụng dữ liệu về các biến số qua thời gian để dự tính tác động của các biến
độc lập tới biến phụ thuộc và là một kỹ thuật chủ yếu sử dụng trong phân tích hồi
quy dữ liệu bảng.
Hồi quy tác động ngẫu nhiên ( Random Effects Model – REM): Trong một số
trường hợp nếu tồn tại các biến bị bỏ sót có giá trị không đổi nhưng khác nhau giữa
các đơn vị chéo và các biến có giá trị biến đổi theo thời gian nhưng giống nhau đối
với tất cả các đơn vị chéo, người ta thường sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên.
2.3.Mô tả thống kê và mô hình tƣơng quan
2.3.1: Mô tả các biến trong mô hình

Nhóm tác giả sử dụng các biến số được ghi lại dưới bảng 3.1 với kỳ vọng
tương ứng.
Bảng 3.1: đặc điểm của các biến và kỳ vọng
Dấu kỳ
vọng

STT Ký hiệu biến

Nội dung

Đơn vị

1

GDP

Tỷ lệ mức tăng trưởng của tổng sản
phẩm quốc nội hàng năm

Nghìn
Dollar

+

2

LABO

Số lượng lao động


Nghìn
người

+

3

INFLA

Tỷ lệ lạm phát hằng năm

%

-

4

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

5

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

CITY


Có phải Thành phố trực thuộc trung
ương không?

+
triệu Dollar

+
+

(Nguồn: Dựa vào việc thu thập số liệu để có đơn vị của biến, và các nghiên cứu
đi trước để đưa ra kỳ vọng)
Bảng 3.1 cho ta thấy ngoại trừ tỉ lệ lạm phát, mọi thông số như số lượng lao
động, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài hay
vùng đó có phải thành phố trực thuộc trung ương hay không, đều được nhóm kỳ
vọng sẽ tác động tích cực (theo chiều dương) đến tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm
12


quốc nội. Song song đó, tỉ lệ lạm phát sẽ được kỳ vọng tác động tiêu cực (theo chiều
âm) đến tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội.
Khi một vùng có số lượng lao động lớn, đầu tư trực tiếp nước ngoài cao, hay
là địa điểm tập trung nhiều loại hình dịch vụ (thành phố trực thuộc trung ương),
ngoài ra còn là nơi mà có chỉ số cạnh tranh cao hơn các vùng khác thì có thể thấy
việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Còn tỉ lệ lạm phát lại hoàn
toàn khác, khi nó càng lớn thì việc mất giá hàng hóa theo thời gian càng lớn, điều
đó sẽ gián tiếp đẩy GDP của vùng tụt xuống.
2.3.2. Quan sát tổng quan các biến trong mô hình
Chạy lệnh su ln(GDP) ln(LABO) INFLA PCI ln(FDI), ta được kết quả
Bảng 3.2 : Tổng quan các quan sát của biến

Biến

Số quan sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Min

Max

LnGDP

378

9.071229

0.5681364

7.633853

10.43869

LnLABO

378

6.542575


0.5582

5.191845

8.40492

INFLA

378

8.608333

7.148835

1.84

22.97

PCI

378

58.14072

5.435713

36.39006

72.18393


LnFDI

378

4.072378

2.869423

-4.60517

9.527936

(Nguồn: Tổng hợp từ việc chạy Mô hình Stata)
Như vậy, quan sát Bảng 3.2 cho ta thấy trong 378 quan sát thì các biến
LnGDP, LnLABO, INFLA, PCI hay LnFDI thể hiện lần lượt các giá trị trung bình,
độ lệch chuẩn hay cả giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của chúng !
Dễ thấy trong 5 biến độc lập, độ lệch chuẩn của INFLA là cao nhất với giá trị
7,15 , xếp ngay sau đó với giá trị cũng khá cao là PCI với 5,44.
Ngoài ra, giá trị Min, Max cũng cho chúng ta một cách nhìn tổng quát về
khung dao động của các giá trị mỗi biến.
2.3.3. Ma trận tương quan giữa các biến
Chạy lệnh corr ln(GDP) ln(LABO) INFLA PCI ln(FDI) thu được ma trận
tương quan giữa các biến.

13


Bảng 3.3: Ma trận tương quan giữa các biến
Obs=378
lnGDP


lnLABO

INFLA

PCI

lnGDP
lnLABO

1.0000
0.3988

1.0000

INFLA

-0.7279

-0.0864

1.0000

PCI

0.6055

0.2708

-0.4046


1.0000

lnFDI

0.4386

0.3924

-0.1525

0.1687

lnFDI

1.0000

(Nguồn: Tổng hợp từ việc chạy Mô hình
Stata)
Dựa vào bảng 3.3 ma trận hệ số tương quan cho ta thấy :
 lnLABO có hệ số tương quan trung bình là 0.3988 và có tác động dương
lên biến phụ thuộc.
 INFLA có hệ số tương quan tương đối cao là 0.7279 và có tác động âm lên
biến phụ thuộc.
 PCI có hệ số tương quan cao là 0.6055 và có tác động dương lên biến phụ
thuộc.
 lnFDI có hệ số tương quan trung bình là 0.4386 và có tác động dương lên
biến phụ thuộc.
 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau ở mức trung bình, cao
nhất chỉ là 0.4046 (giữa PCI và INFLA). Vì vậy rất khó hoặc không xảy ra

đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Kết luận:
 Tương quan về dấu của các biến độc lập với biến phụ thuộc đúng như dấu kì
vọng (trừ biến FDI)
 Nhìn chung, các biến độc lập có tương quan trung bình thấp đối với biện phụ
thuộc là tỷ lệ thất nghiệp và có tác động theo chiều âm đến biến phụ thuộc,
trừ biến POP và biến FDI có tác động theo chiều dương lên biến phụ thuộc.

14


3 , KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG VÀ THẢO LUẬN
3.1. Lựa chọn mô hình
Với dữ liệu dạng bảng, ta có thể sử dụng ba dạng mô hình đó là mô hình hồi
quy dạng gộp Pool OLS, mô hình tác động ngẫu nhiên RE hoặc mô hình tác động
cố định FE. Bảng 4.1 cho ta thấy kết quả ước lượng khi chạy hồi quy các mô hình
và kết quả kiểm định mô hình.

15


Bảng 4.1: Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình

Tên biến

Mô hình RE

Mô hình FE

Mô hình Cluster


lnlabo
p_value

0.1468993
0.0018

0.62561204
0.0008

0.62561204
0.017

lnfdi
p_value

0.05121941
0

0.08238372
0

0.08238372
0.02

infla
p_value

-0.04664803
0


-0.04312492
0

-0.04312492
0

pci
p_value

0.02299804
0

0.01775588
0

0.01775588
0

city
p_value

0.32979298
0.0003

(omitted)

(omitted)

_cons

p_value

6.9398092
0

3.9815113
0.0011

3.9815113
0.018

N

378

378

378

0.82587861

0.82587861

r2
xttest0

Prob > chibar2 = 0

hausman


Prob>chi2 =

0.0004

Kđ tự tương quan
(xthrtest)

P_value = 0.0000
HR-stat = 7.07

Kđ phương sai sai
số thay đổi

Prob>chi2 =

0.0000

(xttest3)
Kđ tương quan
chéo (xtcsd,

P_value = 0.0000
Pesaran's test = 73.15

pesaran abs)
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata)

16



Để chọn ra mô hình phù hợp, đầu tiên ta chạy hồi quy mô hình tác động ngẫu
nhiên RE. Kết quả hồi quy được thể hiện trong cột thứ hai – bảng 4.1.
Sau đó ta chạy tiếp lệnh xttest0 để lựa chọn giữa dạng mô hình POLS hay
RE. Kết quả kiểm định cho ra p_value = 0.000 < α=0.05 nên mô hình POLS không
phù hợp. Tiếp theo ta chạy tiếp lệnh hausman để lựa chọn mô hình RE hoặc FE. Kết
quả là p_value= 0.0004 < α=0.05, lựa chọn mô hình fe
Vậy cuối cùng, mô hình được sử dụng cho bài tiểu luận này là mô hình FE.
(cột 3 – bảng 4.1)
Nhìn vào kết quả mô hình FE (cột 3 – bảng 4.1) ta có thể thấy tất cả các biến
độc lập đều có p_value < 0.05, tức với mức ý nghĩa 5%, các biến độc lập (lnlabo,
lnfdi, infla, pci) đều tác động đến biến phụ thuộc lngdp, mô hình có ý nghĩa thống
kê. Riêng với biến giả city, do trong khoảng thời gian từ 2008-2018, không có thành
phố mới nào được xem là thành phố trực thuộc trung ương nên biến city không đổi
theo thời gian nên khi chạy mô hình FE ta không ước lượng được cho biến này.
3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình
Trong tiểu luận này, nhóm nghiên cứu ước lượng theo mô hình FE (mô hình
nghiên cứu biến bị bỏ xót, không quan sát được), do đó sẽ không làm kiểm định Bỏ
xót biến quan trọng mà tiến hành kiểm định các giả thuyết sau:
≠0

MLR1: Không có tự tương quan của nhiễu: cov eit , eit−p

≠0

MLR2: Không có tương quan chéo trong nhiễu: cov eit , ejt
MLR3: Phương sai thuần nhất: Vareit = const

Kiểm định mô hình có mắc phải khuyết tật phương sai sai số thay đổi không
ta dùng lệnh “xttest3”. Nhìn vào bảng 4.1, ta có p_value = 0.000 < α=0.05 tức mô
hình đã mắc phải khuyết tật phương sai sai số thay đổi.

Nhóm tác giả dùng lệnh “xthrtest” để kiểm định tự tương quan của nhiễu.
Kết quả được trình bày ở Bảng 4.1 hệ số HR-stat nhận giá trị 7.07, p_value là 0.000.
Như vậy, mô hình FE bị mắc tự tương quan.
Để kiểm định giả thuyết MLR2, nhóm nghiên cứu dùng lệnh “xtcsd, pesaran
abs”. Kết quả nhận được hệ số Pesaran là 73.15, p_value là 0.0000, vậy mô hình đã
bị mắc nhiễu có tương quan chéo.
17


Tóm lại, mô hình FE trên đã bị mắc ba khuyết tật đó là có hiện tương tự
tương quan, nhiễu tồn tại tương quan chéo và phương sai không thuần nhất.
3.3. Khắc phục khuyết tật của mô hình
Từ các kết quả kiểm định các giả thuyết MLR1, MLR2, MLR3 ở trên, mô
hình được nhóm lựa chọn đang mắc phải cả ba khuyết tật tự tương quan, tương quan
chéo ở nhiễu và phương sai sai số thay đổi. Tuy nhiên do nghiên cứu sử dụng chuỗi
thời gian không liên tục nên không thể sử dụng lệnh xtscc để khắc phục tất cả các
khuyết tật. Đây được xem là hạn chế trong nghiên cứu này khi chưa giải quyết được
hết các khuyết tật trong mô hình nghiên cứu. Các tác giả đã thống nhất khắc phục
hai khuyết tật lớn nhất đó là: hiện tượng tự tương quan (autocorrelation) và phương
sai sai số không thuần nhất (heteroskedasticity).
Nhóm nghiên cứu đã hiểu chỉnh hồi quy mô hình FE với tùy chọn
“clustered” để khắc phục các khuyết tật trên, đưa về mô hình Cluster. Kết quả ước
lượng được thể hiện trong cột 4 (mô hình Cluster) của bảng 4.1.
ln(GDPi )= 1 + 2.ln(LABOi ) + 3.INFLAi+ 4.PCIi + 5 .CITYi + 6 ln(FDIi) +
i

Từ cột 4 bảng 4.1 trên, ta được mô hình hồi quy mẫu sau:
ln(GDP) = 3.98 + 0,63.ln(LABOi) – 0,043.INFLAi + 0.018. PCIi +
0,08.ln(FDIi)
Từ kết quả của mô hình được lựa chọn, có thể đưa ra những kết luận về các

kết quả hồi quy như sau:
Kiểm định dựa trên thống kê F cho kết luận mô hình hồi quy là phù hợp (giá
2

trị P-value = 0 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%). Hệ số xác định R bằng 0.8259 chứng tỏ
các biến độc lâp trong mô hình đã giải thích được 82.59% sự thay đổi trong giá trị
của biến phụ thuộc.
Từ kết quả hồi quy trên, ta thấy β3=-0.43 hay nói cách khác biến độc lập
inflation gây ảnh hưởng ngược chiều đến biến phụ thuộc ln(GDP), trong khi đó, các
biến lao động, PCI hay FDI đều tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc. Các biến
độc lập đều có p_value<0.05 chứng tỏ các biến đó đều có ý nghĩa, tác động lên biến
phụ thuộc, mô hình có ý nghĩa. Điều này hoàn toàn phù hợp với kì vọng dấu cũng
như cơ sở lý luận đã nêu ra trước đó.
18


Kết quả hồi quy mô hình cuối cùng được nhóm lựa chọn là mô hình cluster
sau khi hạn chế được các khuyết tật (cột 4 bảng 4.1). Nhìn vào bảng ta có thể đọc
được kết quả như sau:
Lao động: biến LABO có hệ số hồi quy là 0.625612 và có ý nghĩa thống kê
ở mức ý nghĩa 5% (P-value=0.017 < 0.05) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa số
lượng lao động và mức tăng trưởng GDP đúng như kỳ vọng của nhóm tác giả. Với
độ tin cậy 95%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lao động lao động
tăng thêm 1% thì GDP tăng trung bình 0.626%. Điều này được giải thích là do lao
động có ảnh hưởng lớn đến sản phẩm và chất lượng đầu ra của các tất cả các ngành
trong cả nước, có vai trò quyết định trong việc hình thành của cải, thu nhập, ảnh
hưởng trực tiếp tới GDP trong khu vực.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: biến FDI có hệ số hồi quy là 0.0823837 và có
ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (P-value=0.002 < 0.05) cho thấy tác động
dương của biến này lên biến số tăng trưởng GDP, giống với kỳ vọng ban đầu đã nêu

ở phần trước. Với độ tin cậy là 95%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì
khi tăng vôn đầu tư nước ngoài thêm 1% thì GDP tăng trung bình là 0.082%. Điều
này thể hiện các khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao sẽ tạo điều kiện
phát triển, mở rộng đầu tư trong nước, tạo việc làm, thúc đẩy nền kinh tế của khu
vực đó tăng trưởng, theo đó mà GDP sẽ tăng.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: biến PCI có hệ số hồi quy là
0.0177559 và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% (P-value=0.000 < 0.05) cho
thấy mối quan hệ thuận chiều giữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và biến độc
lập GDP, mang đúng với kỳ vọng của nhóm tác giả. Như vậy, với độ tin cậy là 95%,
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
tăng 1 đơn vị thì GDP tăng trung bình 1.776%. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
được tính toán dựa trên 10 chỉ số thành phần gồm có: Gia nhập thị trường, tiếp cận
đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình
đẳng, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp
lý và an ninh trật tự. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao thể hiện khu vực đó có
môi trường phù hợp về mặt pháp lý, chi phí cũng như chế độ đãi ngộ, thể hiện

19


tín hiệu tốt giúp thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy tiêu dùng và xuất nhập khẩu, tạo đà
cho việc tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Lạm phát: biến số INFLA có hệ số hồi quy là -0.0431249 và có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 5% (P-value=0.000 < 0.05) cho thấy tác động nghịch chiều
của biến này lên biến phụ thuộc GDP, giống với kỳ vọng của nhóm tác giả. Với độ
tin cậy 95%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lạm phát tăng 1 đơn vị
thì GDP có xu hướng giảm trung bình 4.312%. Điều này hàm ý khi nền kinh tế có
dấu hiệu khủng hoảng, giá cả leo thang làm lạm phát tăng, điều này làm giảm tiêu
dùng của các hộ dân cư, các nhà đầu tư có tâm lý dè dặt trong việc đầu tư mới hoặc
mở rộng dự án đầu tư, làm cho kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Thành phố trực thuộc Trung ƣơng: biến CITY là biến giả thể hiện đặc
điểm của thành phố, có giá trị bằng 1 nếu thành phố đó là thành phố trực thược
Trung ương và bằng 0 trong các trường hợp còn lại. Tuy nhiên đặc tính này không
thay đổi trong giai đoạn nghiên cứu nên mô hình FE không thể phân tích được ảnh
hưởng của biến số này lên biến phụ thuộc GDP. Đây được xem là hạn chế của mô
hình khi chưa chỉ ra được chênh lệch tác động lên tăng trưởng kinh tế của các thành
phố trực thuộc Trung ương so với các thành phố thông thường.
4,HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Bên cạnh đạt được những mục đích nhất định qua việc sử dụng số liệu có
tính cập nhật, phân tích sâu sắc, sử dụng những lý thuyết tổng hợp, mô hình sử dụng
mang tính ứng dụng cao,... nghiên cứu còn tồn tại những hạn chế chưa khắc phục
được, cụ thể đó là:
Một là, nghiên cứu tổng hợp số liệu GDP bằng phương pháp thu nhập với số
liệu lấy từ niên giám thống kê qua các năm. Tuy nhiên, số liệu này là không liên tục
qua các năm vì chính phủ thực hiện điều tra thu nhập hai năm một lần. Để khắc phụ
hạn chế này, nhóm tác giả để xuất các nghiên cứu tiếp theo sử dụng cách tính GDP
theo phương pháp khác như phương pháp chi tiêu hoặc phương pháp giá trị gia
tăng.
Hai là, nghiên cứu chưa khắc phục được vấn đề mô hình vi phạm giả thuyết
mà cụ thể là giả thuyết không có hiện tượng tương quan chéo. Do mô hình sử dụng
dữ liệu chuỗi thời gian không liên tục, dữ liệu này được lấy cách nhau hai năm, vì
20


vậy nên không thể dùng lệnh xtscc để khắc phục hoàn toàn các khuyết tật trong mô
hình.
Ba là, nghiên cứu chưa chỉ ra được tác động chênh lệch lên tăng trưởng kinh
tế của các thành phố trực thuộc trung ương so với các thành phố thông thường. Do
yếu tố này là không đổi trong quá trình nghiên cứu nên mô hình FE không phân tích
được ảnh hưởng của nó lên biến phụ thuộc.

Ngoài ba hạn chế nêu trên, có thể trong bài nghiên cứu vẫn còn những điểm
chưa được sáng tỏ. Trên cơ sở của bài viết, nhóm tác giả hi vọng các nghiên cứu
tiếp theo làm về đề tài này sẽ kế thừa những thành công và khắc phụ những hạn chế
này, góp phần hoàn thiện về đề tài nghiên cứu cũng như tiếp tục tạo nền tảng cơ sở
vững chắc cho nhiều nghiên cứu về sau.

21


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua phân tích và ước lượng số liệu của các tỉnh thành Việt Nam, ta có thể
thấy GDP các tỉnh thành phụ thuộc vào các yếu tố: lực lượng lao động, lạm phát,
đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh. GDP của các tỉnh thành có
sự cải thiện rõ rệt qua các năm tuy nhiên mức độ chênh lệch giữ các tỉnh thành còn
lớn, đòi hỏi có sự can thiệp của chính phủ và chính quyền địa phương.
Lao động là yếu tố tác động mạnh nhất tới GDP, vì vậy các địa phương nên
tập trung phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng, đảm bảo nguồn
nhân lực đầu vào giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi lên. Bên cạnh đó chính quyền
còn cần quan tâm đến các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, cùng với đó là nâng
cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển. Lạm
phát là nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến GDP nên chính phủ cần đưa ra những
chính sách vĩ mô phù hợp để kiềm chế lạm phát.
Qua bài báo cáo này, nhóm tác giả hy vọng mô hình nghiên cứu của mình có
thể đóng góp trong việc ứng dụng thực tế và làm nền tảng cơ sở cho các nghiên cứu
sau này.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mishkin, Fredric S.,1995, The Economics of Money, Banking, and Financial
Markets, Fourth Edition, The HarperCollins Series in Economics
Mankiw, Gregory N, 2002, Macroeconomics, Fifth Edition, Worth Publisher.
Friedman, Milton, ed. 1956. Studies in the Quantity Theory of Money, Chicago.
Backhouse, Roger E. and Bateman, Bradley W.. Capitalist Revolutionary: John
Maynard Keynes. 2011
Marx, K. A Contribution to the Critique of Political Economy. Progress
Publishers, Moscow, 1977.
Paul M. Romer ,1986, Increasing Returns and Long-Run Growth, Journal of
Political Economy. Band 94, Nr. 5, Oktober.
Alfaro,Laura,2003, Foreign Direct Investment and Growth: Does the Section
Master?, Harvard Business School.
Nguyễn Văn Công, 2006, Bài giảng và thực hành KINH TẾ VĨ MÔ 2, Nhà
xuất bản Lao Động
Tống Quốc Bảo ,2015, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của lao
động trong khu vực dịch vụ của Việt Nam, Tạp chí khoa học, Đại học Mở thành phố
Hồ Chí Minh
Lê Đình Hải, 2017, Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên
địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, trường Đại học Lâm Nghiệp
Đào Minh Thông, Lê Thị Mai Hương ,2016, Nghiên cứu tác động của vốn
đầu tư tư nhân, lao động và cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng
song Cửu Long, Tạp chí khoa học, Đại học Văn Hiến
Barro, R.J. 1995. “Inflation and economic growth”. NBER Working Paper
Series 5326
Engle R.F., Granger C.W.J., 1987. Co-integration and Error Correction:
Representation, Estimation and Testing. Journal of Economics 55: 251-276
Granger, C. and P. Newbold, 1974. "Spurious Regression in Econometrics",
Journal of Econometrics, 2: 111-120.
Alfaro,Laura.2003. " Foreign Direct Investment and Growth: Does the
Section Master? ". Harvard Business School

23


×