Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận kinh tế lượng mối quan hệ của đa dạng hóa, cải tiến và một số yếu tố khác đến tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp việt nam vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.18 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
********

TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI
Mối quan hệ của đa dạng hóa, cải tiến và một số yếu tố khác
đến tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ

Lớp tín chỉ : KTE309(20192).2_LT
Giảng viên: TS. Chu Thị Mai Phương
Nhóm sinh viên thực hiện : 19
STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Hoàng Hải Long
Nguyễn Thị Hoàng Thương
Bùi Vân Ngọc
Nguyễn Thùy Vân
Trần Linh Ngọc
Trần Hà Kiều Trang

Mã sinh viên
1811120096
1811120148


1811120111
1811120168
1811120115
1811120158

Hà Nội, tháng 03 năm 2020

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG...........................................................................5
1.1

Dạng mô hình..................................................................................................5

1.2

Mô tả thống kê.................................................................................................7

2. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ..................................9
2.1

Bảng kết quả....................................................................................................9

2.2

So sánh các ước lượng và diễn giải kết quả...................................................11


3. GIẢI PHÁP........................................................................................................13
4. KẾT LUẬN.........................................................................................................15
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

2


LỜI NÓI ĐẦU
Tăng trưởng việc làm là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề khác liên quan
kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng việc làm đồng nghĩa với giải quyết công ăn
việc làm, giảm thất nghiệp, khiến chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải
thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp
cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao
thì một trong những nguyên nhân quan trọng chính là đã sử dụng tốt hơn lực lượng
lao động. Tăng trưởng việc làm và việc đa dạng hóa, cải tiến và một số yếu tố khác
như: vùng miền, quy mô doanh nghiệp,.. có mối quan hệ qua lại với nhau do đó
nghiên cứu mối quan hệ của đa dạng hóa, cải tiến và một số yếu tố khác đến tăng
trưởng việc làm của doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ là một trong những nhiệm
vụ quan trọng.
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề việc làm
như nghiên cứu của Cộng đồng Châu Âu (EC,1993) về “việc làm, năng lực cạnh
tranh và tăng trưởng” hay nghiên cứu của Schmid (2008) thì cho rằng các loại tăng
trưởng kinh tế cả chiều rộng và chiều sâu là yếu tố quan trọng xác định khả năng tạo
việc làm. Hiện nay, ở trong nước ta đã có các nghiên cứu mối quan hệ tăng trưởng
việc làm và xã hội, mối quan hệ giữa tăng trưởng việc làm với xóa đói giảm nghèo;
đánh giá vai trò của các nguồn nhân lực trong việc tăng trưởng việc làm tại Việt
Nam.
Xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn đặt ra, dựa vào mối quan hệ giữa các
yếu tố liên quan tới việc tăng trưởng việc làm sẽ là cơ sở cho nhóm thực hiện bài
tiểu luận về đề tài “Mối quan hệ của đa dạng hóa, cải tiến và một số yếu tố khác

đến tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ”. Kết quả

3


nghiên cứu sẽ đưa ra một bức tranh khá hoàn chỉnh về thực trạng tăng trưởng việc
làm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra những
bằng chứng thực nghiệm từ kết quả nghiên cứu giúp có thêm những căn cứ phục vụ
cho quá trình ra quyết định chính sách về tăng trưởng việc làm của lao động tại Việt
Nam.
 Mục tiêu chung của đề tài: Đánh giá mối quan hệ giữa đa dạng hóa, cải
tiến và một số yếu tố khác như: vùng miền, quy mô doanh nghiệp,.. đến tăng
trưởng việc làm của doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ.
 Cụ thể:
 Đánh giá thực trạng về tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp Việt
Nam vừa và nhỏ.
 Phân tích mối quan hệ giữa đa dạng hóa, cải tiến và một số yếu tố khác
đến tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ.

4


1.

MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG

1.1

Dạng mô hình


���� = �0 + �1(��ℎ)+ �2(��1)+ �3(��2)+ �4 log(����)+ �5(ℎ��ℎ) +
�7log(����)∗(ℎ��ℎ)+ �6(��)+ �7(��)+ �8(�����)+ �8(��) +�

Bảng 1 Giải thích các biến và kỳ vọng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Kí hiệu

ttvl

ddh

ct1

ct2
slld

Ý nghĩa

Cách đo
biến

Đơnv
ị của
biến

Nguồn số liệu

Số lao
Sự thay
Biến
Câu 103, Số lao động được

động được
đổi số
định
thuê mới thuê mới (Aq103a) - số lao
lượng lao
lượng
số lao động
động rời khỏi hãng (Aq103b),
động của
,
bị sa thải
phần EMPLOYMENT, trang
hãng
Ngườ
trong năm
31, Bảng hỏi
i
2010
Biến
Đa dạng hóa (q17d_11),
định
Đa dạng
Yes = 1,
không đề cập trong bảng hỏi
tính,
hóa
No = 0
nhưng tồn tại trong bộ dữ liệu
2
levels

Câu 122, (Aq124), phần
Biến
Cải tiến 1
ECONOMIC
định
(Cải tiến
Yes = 1,
CONSTRAINTS AND
tính,
sản phẩm
No = 0
POTENTIALS, trang 38,
2
hiện có)
Bảng hỏi
levels
Cải tiến 2
(Giới
thiệu sản
phẩm
mới)
Số lượng

Yes = 1,
No = 0

Biến
định
tính,
2

levels
Biến

Câu 124, (Aq124), phần
ECONOMIC
CONSTRAINTS AND
POTENTIALS, trang 38,
Bảng hỏi
Câu 101, phần

Dấ
u kì
vọn
g

-

-

+
+

5


lao động
(Quy mô
doanh
nghiệp)


htsh

Hình
thức sở
hữu

DN hộ gia
đình = 1
Khác = 0

định
lượng
,
Ngườ
i
Biến
định
tính,
2
levels

Ha Noi (1),
HCMC
Khu vực
Biến
(79), Hai
(Thành
định
Phong (31)
Kv

thị hay
tính,
là thành thị
nông
2
= 1, còn lại
thôn?)
levels
là nông
thôn = 0
(79), (80),
Vùng
(49), (56), Biến
miền
(68) là
định
(Miền
Vm
miền Nam tính,
Bắc hay
=1, còn lại
2
miền
là miền
levels
Nam?)
Bắc = 0
IZ (1),
HTZ (2),
Biến

Trong
EPZ(3) là
định
hay ngoài trong khu
tnkcn
tính,
khu công
CN = 1,
2
nghiệp? Other (4) là
levels
ngoài khu
CN = 0
Hình
thức sở
hữu có
Biến
Log(slld)
tương
tương
* (htsh)
quan với
quan
quy mô
lao động
Ng
Ngành
20 ngành
Biến


EMPLOYMENT, trang 30,
Bảng hỏi và (q101a1_11)
trong bộ dữ liệu
Câu 12, (Aq12a), phần
GENERAL
CHARACTERISTICS, trang
6, Bảng hỏi
Câu 3, City/Province
(Aq3be), phần
IDENTIFICATION
PARTICULARS, trang 3,
bảng hỏi

Câu 3, City/Province
(Aq3be), phần
IDENTIFICATION
PARTICULARS, trang 3,
bảng hỏi

Câu 5, (Aq5), phần
IDENTIFICATION
PARTICULARS, trang 3,
bảng hỏi

+

-

+


+

-

(q17a_11) trong bộ dữ liệu,

6


nghề

nghề,
định
ngành nông tính,
nghiệp là
20
cơ sở
levels

không thấy trong bảng hỏi

7


1.2

Mô tả thống kê
Bảng 2 trình bày tỷ lệ tăng trưởng việc làm theo quy mô, địa bàn và cả

nhân tố đa dạng hóa, cải tiến. Trong năm 2010, có điểm tương đồng giữa trung

bình số lao động giữa các doanh nghiệp đa dạng hóa (22.8), cải tiến 1 (24.2) và
cải tiến 2 (21.8). Tuy nhiên, có sự trái ngược về con số tỷ lệ tăng trưởng việc làm
của các nhóm doanh nghiệp này lần lượt là -3.6%; -2.1% ; 1.3%. Một cách tổng
quan, các doanh nghiệp đa dạng hóa và cải tiến 1 đang thu hẹp lực lượng lao
động, trong khi doanh nghiệp cải tiến 2 có tỷ lệ tăng trưởng việc làm đang cao
hơn trung bình (0.9%).
Dựa trên số liệu lao động của 2487 doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ,
đóng góp chính cho sự tăng trưởng việc làm là đến từ doanh nghiệp vừa (1.8%),
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có tỷ lệ này thấp (0,1%), thậm chí âm (-0,1%). Ta
nhận xét rằng quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự ổn định, tốc độ tăng
trưởng việc làm chậm.
Từ Bảng 2 chúng ta thấy tỷ lệ tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp
miền Nam (1.6%) cao hơn gấp 4 lần các doanh nghiệp miền Bắc (0.4%). Các
doanh nghiệp tại khu vực nông thôn có tỷ lệ tăng trưởng việc làm (1%) tương
đương với các doanh nghiệp tại thành thị (0.8%). Tương tự với doanh nghiệp là
sở hữu hộ gia đình (0,8%) và doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác (0,9%). Tỷ
lệ tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp (3.1%) cao hơn
8 lần so với các doanh nghiệp bên ngoài (0.4%). Qua đó có thể thấy các doanh
nghiệp trong khu công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong sự tăng trưởng việc
làm.

8


Bảng 2 Tỷ lệ tăng trưởng việc làm năm 2011

Tổng 2487
DN
Siêu nhỏ
Nhỏ

Vừa
Miền Bắc
Miền Nam
Thành thị
Nông thôn
Trong khu
CN
Ngoài khu
CN
Sở hữu hộ
gia đình
Sở hữu
khác
Đa dạng
hóa
Cải tiến 1
Cải tiến 2

Số lao
động (cuối
2010)

Số lao
động
(đầu
2010)

Lao
động
trung

bình

40335

39979

16.2

9.3

8.4

0.9

6594
13588
20153
22897
17438
23437
16898

6600
13577
19802
22817
17162
23255
16724


4.09
19.8
10.7
15.9
16.7
22
11.9

6.9
9.2
10.1
6.2
13.3
9.6
8.8

7
9.1
8.3
5.9
11.7
8.8
7.7

-0.1
0.1
1.8
0.4
1.6
0.8

1

7005

6796

58.9

11.2

8.2

3.1

33330

33183

14.1

8.9

8.4

0.4

8917

8848


5.5

7.7

6.9

0.8

31418

31131

35.7

9.7

8.8

0.9

6338

6574

22.8

6.6

10.2


-3.6

2568
20661

2622
20394

24.2
21.8

8.3
9.8

10.3
8.5

-2.1
1.3

Số lao
Số lao
động thuê động rời
mới (%) hãng (%)

Tỷ lệ tăng
trưởng việc
làm (%)

9



2.

KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ

2.1

Bảng kết quả

10


Các cột (1), (2), (3) tương ứng lần lượt là các mô hình bao gồm đa dạng hóa, cải tiến 1,
cải tiến 2 với các đặc điểm về quy mô, hình thức sở hữu, địa bàn, ngành. R2 cho thấy

11


mô hình giải thích được bao nhiêu phần trăm sự thay đổi lao động của các hãng xuất
phát từ các yếu tố được xét đến trong mô hình.

2.2

So sánh các ước lượng và diễn giải kết quả

Bảng kết quả cho thấy mối quan hệ giữa đa dạng hóa, cải tiến và các yếu tố như
quy mô, hình thức sở hữu, địa bàn, ngành nghề với tăng trưởng việc làm của doanh
nghiệp trong năm 2010. Kết quả ước lượng mang dấu dương thể hiện xu hướng gia
tăng lao động của hãng, còn mang dấu âm thể hiện hãng đang thu hẹp lực lượng lao

động, tính theo số người.
Các hệ số ước lượng của biến Đa dạng hóa ở mô hình (1) và Cải tiến 1 (Giới
thiệu sản phẩm mới) ở mô hình (2) có ý nghĩa ở mức 1% và 5% cho thấy các doanh
nghiệp thực hiện đa dạng hóa và cải tiến 1 đang thu hẹp lực lượng lao động khoảng 1
người so với các doanh nghiệp khác (không đa dạng hóa, cải tiến 1). Từ đó khẳng định
lại kết quả từ bảng thống kê mô tả ở phần trên. Giải thích cho điều này, nhóm nghiên
cứu cho rằng đa dạng hóa sản phẩm và giới thiệu sản phẩm mới sẽ dẫn tới giảm năng
suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đa dạng hóa sản phẩm được kỳ vọng là sẽ giảm khả
năng bị tổn thương của doanh nghiệp trước các cú sốc, do vậy làm tăng khả năng tồn
tại của doanh nghiệp.
Hệ số ước lượng của biến Cải tiến 2 ở mô hình (3) và biến khu vực ở cả ba mô
hình đều không có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp.
Giải thích cho việc này, nhóm nghiên cứu cho rằng còn nhiều thiếu sót dẫn đến kết quả
ước lượng bị sai lệch.

12


Tuy vậy, bảng kết quả cũng cho thấy mối quan hệ của biến quy mô doanh nghiệp
(log số lượng lao động), biến hình thức sở hữu và biến tương quan giữa quy mô doanh
nghiệp với hình thức sở hữu với tăng trưởng việc làm. Bằng chứng là các hệ số ước
lượng của các yếu tố này đều có ý nghĩa ở mức 1% ở cả ba mô hình. Một nhận xét
quan trọng ở đây là nếu hãng thuộc sở hữu hộ gia đình thì với quy mô lớn hơn, hãng sẽ
có tăng trưởng việc làm thấp hơn các hãng thuộc hình thức sở hữu khác có cùng quy
mô. Cụ thể là theo kết quả ở mô hình (1), đối với doanh nghiệp có hình thức sở hữu
khác có quy mô lớn gấp đôi, tăng trưởng việc làm của doanh nghiệp sẽ là 0,88 người
nhưng nếu là doanh nghiệp hộ gia đình thì tăng trưởng việc làm chỉ là (0,88 - 0,73)
người.
Ngoài ra, kết quả xác nhận chênh lệch đáng kể của tăng trưởng lực lượng lao
động trong doanh nghiệp trong khu công nghiệp và doanh nghiệp ngoài khu công

nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp trong khu công nghiệp có tăng trưởng việc làm lớn hơn
doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp khoảng 1 người ở cả 3 mô hình, khi xét trên cùng
các yếu tố khác. Hơn nữa, kết quả cũng xác nhận mối quan hệ giữa yếu tố vùng miền
với tăng trưởng việc làm của của doanh nghiệp, qua đó khẳng định lại kết quả từ bảng
mô tả thống kê doanh nghiệp phía Nam vẫn là động lực chính cho sự tăng trưởng việc
làm của cả nước cũng như tăng trưởng kinh tế. Doanh nghiệp ở miền Nam sẽ có tăng
trưởng việc làm lớn hơn doanh nghiệp ở miền Bắc khoảng 0,3 người ở cả ba mô hình.
Một lưu ý về các hệ số ước lượng của các ngành nghề chính mà doanh nghiệp
đang hoạt động ở cả 3 mô hình, là đều không có ý nghĩa thống kê. Nhóm nghiên cứu
cho rằng có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, do số quan sát của riêng lẻ mỗi ngành
nghề là nhỏ, dẫn tới sai số chuẩn lớn, các ước lượng không còn đáng tin cậy. Thứ hai,
còn thiếu sót trong xử lý số liệu, mô hình nên các ước lượng bị sai lệch.

13


3.

GIẢI PHÁP
Thị trường lao động ở Việt Nam mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu;

chất lượng lao động và năng suất lao động thấp, vẫn còn tồn tại bất bình đẳng giới
trong các chính sách việc làm; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên là khá cao; tình trạng
thiếu việc làm vẫn phổ biến ở khu vực nông thôn .
Hiện sự gia tăng dân số của Việt Nam chủ yếu ở khu vực nông thôn, điều kiện
kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng nguồn cung lao động lớn
nhưng trình độ dân trí, chất lượng, kỹ năng lao động lại không cao, không đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động. Triển vọng về nguồn nhân lực phục vụ sự phát
triển lâu dài của đất nước vì thế trở nên xấu đi.
Một thách thức khác cũng được đề cập đến là hiện khu vực kinh tế phi chính

thức của Việt Nam thu hút khá nhiều lao động. Theo số liệu thống kê năm 2009, cứ 5
lao động thì có 4 lao động thuộc ngành kinh tế phi chính thức. Trong khi phần đa việc
làm ở khu vực này là không bền vững, làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán
với trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động và thu nhập
thấp.
Từ thực trạng trên, ý kiến của các đại biểu thống nhất rằng, đòi hỏi Việt Nam
không chỉ nâng cao hiệu quả công việc trong khu vực kinh tế chính thức mà cần nâng
cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc của khu vực kinh tế phi chính
thức; đồng thời có những hình thức khuyến khích chuyển đổi lao động từ khu vực phi
chính thức sang chính thức.
Cần có chính sách giải quyết và hỗ trợ việc làm hiệu quả hơn. Với cơ cấu dân số
của Việt Nam hiện nay đang trong thời kì dân số vàng, và hằng năm có khoảng 1 triệu
người bước vào độ tuổi lao động, chính vì vậy cần phải có những chính sách tạo việc
14


làm hữu hiệu. Các chính sách giải quyết và hỗ trợ việc làm tập trung vào: Mở rộng quy
mô sản xuất ở khu vực công nghiệp và xây dựng, chú trọng đến các ngành sản xuất quy
mô nhỏ sử dụng công nghệ sản xuất thâm dụng lao động, khuyến khích phát triển khu
vực tư nhân, tự tạo việc làm của người lao động tại khu vực nông thôn thông qua các
mô hình sản xuất như làm chủ trang trại sản xuất, mở doanh nghiệp tư nhân,...Bên cạnh
đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm cũng
là vấn đề cần được xem xét nhằm tạo điều kiện hỗ trợ việc làm cho người lao động.
Đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ của lao động để thúc đẩy
năng suất. Nếu như trong giai đoạn 1991-2012 mô hình kinh tế của nước ta chủ yếu
tăng trưởng theo chiều rộng, tuy đã có những thành công nhất định nhưng đã bộc lộ
nhiều yếu kém và không còn phù hợp với tình hình mới. Giai đoạn 2013-2020 chính
sách phát triển kinh tế của VN đang chuyển mô hình tăng trưởng chiều sâu làm chủ
đạo. Vì vậy, để giải quyết việc làm trong giai đoạn này cần đẩy nhanh quá trình đào tạo
nghề cho người lao động để ứng dụng được với các chuyển đổi về công nghệ, tổ chức

quản lí... góp phần tăng năng suất lao động. Việc đào tạo nghề cần được thực hiện
thông qua nhiều biện pháp khác nhau: Từ quá trình tự đào tạo của doanh nghiệp, từ các
trung tâm đào tạo nghề tại các địa phương....

15


4.

KẾT LUẬN

Là một nước nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển, tỉ lệ thất nghiệp cao như Việt
Nam, ta không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết việc làm
cho người lao động cũng như góp phần phát triển kinh tế của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Như vậy, qua nghiên cứu đã trình bày, nhóm nghiên cứu đã xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến vấn đề tăng trưởng việc làm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm:
đa dạng hóa, cải tiến và quy mô doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu doanh
nghiệp càng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng quy mô thì càng tạo ra nhiều công ăn việc
làm cho người lao động. Còn về vấn để cải tiến, hiện tại nhóm nghiên cứu chưa thấy sự
khác biệt nào tạo ra về việc làm cho doanh nghiệp (có thể là do sai sót trong quá trình
tính toán). Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy các Doanh nghiệp ở miền
Nam sẽ có tăng trưởng việc làm lớn hơn doanh nghiệp ở miền Bắc khoảng 0,3 người.
Kết quả nghiên cứu đã giúp nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tăng trưởng việc làm một cách hiệu quả nhất.

16


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC
Họ và tên

Hoàng Hải Long
Nguyễn Thị Hoài Thương
Bùi Vân Ngọc
Nguyễn Thùy Vân
Trần Linh Ngọc
Trần Hà Kiều Trang

MSV
1811120096
1811120148
1811120111
1811120168
1811120115
1811120158

Điểm đánh giá
9.5
9.5
9.5
9.5
9.5
9.5

17


18




×