Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tiểu luận kinh tế lượng phân tích các yếu tố vĩ mô tác động đến sản lượng lúa gạo của một số nước trên thế giới năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.03 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
--------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN SẢN LƯỢNG
LÚA GẠO CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2017

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thúy Quỳnh
Sinh viên thực hiện
Vũ Phạm Thùy Linh
1714410143
Lê Thị Linh
1714410134
Bùi Lê Ngọc
1714410167
Bùi Thị Nhung
1714410179

Hà Nội, tháng 6 năm 2019


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

2


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế lượng (Econometrics) là một môn khoa học cung cấp các phương pháp


phân tích về mặt lượng mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế cùng với sự tác
động qua lại giữa chúng dựa trên cơ sở các số liệu thu thập từ thực tế nhằm củng cố
thêm các giả thiết kinh tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.
Lúa là một cây trồng phổ biến trên thế giới và sản phẩm của lúa gắn liền với
đời sống con người. Sản lượng lúa gạo là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong
việc đánh giá năng lực của nền nông nghiệp và khả năng đảm bảo an ninh lương
thực cho mỗi quốc gia nói riêng và trên thế giới nói chung. Nhận thức chính xác về
chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát và đánh giá tình trạng phát
triển bền vững của nền kinh tế. Bất cứ một quốc gia nào muốn tăng trưởng ổn định
đều phải quan tâm đến việc đảm bảo an ninh lương thực, cũng như việc phải nắm
bắt được các nhân tố tác động đến sản lượng lúa nhằm cải thiện và duy trì sản lượng
ở một mức phù hợp.
Vì vậy, nhận thấy rõ mối quan hệ mật thiết giữa sản lượng lúa gạo với sự tăng
trưởng kinh tế, gia tăng trong mức sống của người dân, nhóm chúng em đã quyết
định chọn đề tài “ Phân tích các yếu tố vĩ mô tác động đến sản lượng lúa gạo của
một số nước trên thế giới năm 2017”. Với đối tượng nghiên cứu là các yếu tố vĩ mô
tác động đến sản lượng lúa gạo trong phạm vi một số nước trên thế giới. Từ đó gợi
ý chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triển ổn định sản lượng lúa gạo ở các nước
trên thế giới.
Để nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô đến sản lượng lúa gạo, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng các công cụ phân tích kinh tế lượng là phần mềm Stata, với
mô hình hồi quy bội và phương pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS
(Ordinary Least Square) để hồi quy, ước lượng và phân tích mô hình, đối tượng,
cùng bộ số liệu được trích từ các trang thông tin uy tín như Worldbank và được định
dạng phù hợp với kiểu dữ liệu của mô hình.
Một điểm dễ thấy là về số liệu thu thập được khá ít vì trên thế giới không
nhiều các quốc gia trồng và sử dụng gạo là lương thực chính của mình. Các nước
3



được liệt kê là các nước có sản lượng gạo lớn nhất trên thế giới. Các nước còn lại có
sản lượng rất rất thấp. Ít quan sát cũng là điểm yếu nhất của mô hình và bài tiểu
luận nhưng không thể khắc phục được điểm yếu này.
Các nhân tố tác động đến sản lượng lúa của các quốc gia được đề cập đến
trong mô hình chỉ là các yếu tố vĩ mô, phản ánh một phần ảnh hưởng của chúng tuy
nhiên trên thực tế còn nhiều nhiễu khác cũng như việc bỏ sót một số biến quan
trọng khác làm kết quả nghiên cứu chưa thực sự chính xác, tổng quát và phán ánh
hoàn toàn được mối quan hệ cả chúng với sản lượng lúa gạo. Vì vậy, mô hình
nghiên cứu này chỉ là phần đóng góp nhỏ cho việc nghiên cứu vấn đề trên, cần được
bổ sung và thực nghiệm thêm bằng các mô hình nghiên cứu khác.
Bài tiểu luận của chúng em gồm những nội dung sau:
Phần mở đầu
• Chương 1: Cơ sở lý luận về sản lượng lúa gạo và các yếu tố vĩ mô ảnh
hưởng tới sản lượng lúa gạo
• Chương 2: Xây dựng mô hình
• Chương 3: Ước lượng, kiểm định mô hình và suy diễn thông kê
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Để hoàn thành bài tiểu luận, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành Ths.
Nguyễn Thúy Quỳnh – giảng viên bộ môn Kinh tế lượng đã luôn nhiệt tình hướng
dẫn, cung cấp các kiến thức chuyên môn, định hướng cho nhóm cách triển khai cấu
trúc của một bài nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình tìm hiểu, do thời gian nghiên cứu vấn đề còn chưa nhiều
cũng như kiến thức còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm nên bài tiểu luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được thêm những đóng góp
ý kiến của cô để tiểu luận được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN LƯỢNG LÚA GẠO


VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN LƯỢNG
4


LÚA GẠO
1.1 Sản lượng lúa gạo
Sản lượng lúa của một quốc gia trong một năm chính là tổng khối lượng lúa
gạo được tạo ra từ quá trình sản xuất trên toàn lãnh thổ quốc gia đó trong năm đó.
1.2 Lý thuyết kinh tế
1.2.1 Diện tích
Diện tích là yếu tố tác động trực tiếp đến sản lượng lúa của một quốc gia,
quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố ngành sản xuất lương thực, thực phẩm
nói chung và lúa gạo nói riêng. Diện tích đất canh tác của nước đó càng lớn càng
tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai vào việc sản xuất lúa gạo.
Vì lúa là một loại sản phẩm thâm hụt đất đai lớn, do đó có thể khẳng định diện
tích dành cho việc trồng lúa càng lớn thì khả năng nâng cao sản lượng lúa cũng theo
đó mà tăng lên. Biến động diện tích có tác động lớn đến tổng sản lượng lúa của
năm.
1.2.2 Dân số
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: quy mô và cơ
cấu dân số có ý nghĩa quyết định đến quy mô và cơ cấu của nguồn lao động, từ đó
ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch được.
Số lượng và chất lượng nguồn lao động chịu ảnh hưởng của quy mô, cơ cấu và
chất lượng của dân số. Nước nào có quy mô dân số lớn thì có quy mô nguồn nhân
lực lớn và ngược lại. Quan trọng hơn, sản xuất lúa gạo cũng chính là một ngành
thâm hụt lao động, nó đòi hỏi một lượng lớn nhân lực, vì vậy, quy mô dân số càng
lớn và lực lượng lao động trong nền nông nghiệp càng lớn càng tạo điều kiện cho
việc nâng cao sản lượng lúa gạo của quốc gia đó.
Hai nhân tố này trong mối quan hệ với sản lượng lúa gạo có thể được biểu

diễn trong mô hình sản xuất Cobb - Douglas: Q=x
Trong đó: Q là sản lượng lúa
5


K là nguồn vốn đất đai
L là lượng lao động
Với x > 0, a + b > 1
1.2.3 GDP
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền
của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia tạo ra. GDP bao gồm
toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình,
các doanh nghiệp, chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong
thời gian một năm. Được thể hiện như sau:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
• GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
• C: Tiêu dùng của hộ gia đình (hàng hóa được mua bán trên thị trường,
không tính những sản phẩm tự túc tự cấp)
• I: Tổng đầu tư, I = In + De
 In: Đầu tư tư bản để mở rộng quy mô sản xuất
 De: Đầu tư bù đắp tài sản cố định (khấu hao tài sản cố định)
• G: Chi mua hàng hóa và dịch vục của chính phủ (Những khoản tiền chi
ra tương ứng với một lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong
nền kinh tế)
• NX: Xuất khẩu ròng, NX = X - M
 X: Xuất khẩu
 M: Nhập khẩu
GDP của một quốc gia có khả năng phản ánh năng lực sản xuất của quốc gia
đó. Mặc dù sản lượng lúa chỉ là một phần nhỏ đóng góp trong tổng sản phẩm quốc

nội nhưng với tác động ngược lại của GDP đến ngành nông nghiệp đặc biệt là
ngành sản xuất lúa gạo tương đối lớn. Cụ thể, năng lực sản xuất và tiềm năng tài
chính của một quốc gia đủ lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp các yếu
tố đầu vào cũng như tái sản xuất trong ngành sản xuất lúa gạo.
1.2.4 HDI
6


Chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index) là chỉ số so
sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác
của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra cái nhìn tổng quát về sự phát triển
của một quốc gia. Nó đánh giá thông qua ba tiêu chí sau:
• Sức khỏe (LEI): Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung
bình.
• Tri thức (EI): Được đo bằng số năm đi học bình quân ( MYSI) và số năm đi
học kỳ vọng (EYSI).
• Thu nhập: Mức sống đo bằng GNI bình quân đầu người.
Chỉ số HDI càng cao càng phản ánh được trình độ nguồn nhân lực và sự phát
triển về khoa học công nghệ của quốc gia đó. Với nguồn nhân lực chất lượng cùng
việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, nền nông nghiệp nói chung và nền
sản xuất lúa gạo nói riêng sẽ được chuyên môn hóa và sản lượng sẽ không ngừng
được tăng cao.
1.3 Tổng quan nghiên cứu
Trên thực tế những bài nghiên cứu về sản lượng lúa gạo của các nước còn khá
ít. Những nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu tình hình thực trạng ảnh hưởng của
sản lượng lúa gạo đến lượng tiêu thụ hay những nhân tố trực tiếp tạo nên sản lượng
lúa mà chưa nêu những nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới Sản lượng lúa gạo. Dựa trên
tìm hiểu và nghiên cứu nhóm đã thực hiện đề tài của mình để có thể đánh giá được
mức ảnh hưởng của từng nhân tố vĩ mô tác động đến sản lượng lúa gạo của các
quốc gia trên thế giới.

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
1.3.1.1 Tên đề tài : "Global Drivers of Agricultural Demand and Supply"





Tên tác giả: Ronald D. Sands, Carol A. Jones, and Elizabeth Marshal
Năm công bố: 2014
Dữ liệu và phương pháp phân tích: Thời gian 2004-2014; Quy mô toàn cầu
Các biến trong mô hình: Dân số và mức tiêu dùng theo đầu người, xuất nhập
khẩu, mức thu nhập, mức biến đổi khí hậu.

7


• Tóm tắt nghiên cứu: Nghiên cứu đề cập tới ba yếu tố cơ bản là dân số, mức
thu nhập và tiêu dùng lương thực thực phẩm tính theo đầu người, và khả
năng sản xuất nông nghiệp có tác động thúc đẩy cung - cầu nông sản trên
phạm vi thế giới. Cụ thể:
 Tác động của thay đổi dân số. Khi dân số thế giới tăng 10% thì tổng
mức tiêu dùng và tổng sản lượng sản phẩm trồng trọt sẽ phản ứng tăng
với mức gần như thế. Tuy nhiên năng suất trồng trọt chỉ tăng 5% cho
mức tăng dân số này, ngay cả khi nhu cầu đối với các mặt hàng nông
sản tăng đẩy giá tăng cao và khuyến khích người sản xuất sử dụng các
loại vật tư đầu vào có khả năng tăng thêm năng suất. Diện tích trồng
trọt cũng phản ứng với giá sản phẩm trồng trọt tăng cao trong kịch bản
gia tăng dân số này, với mức tăng diện tích dự tính là 4%.
 Tác động của thay đổi mức thu nhập bình quân tính theo đầu người.
Khi mức thu nhập bình quân tính theo đầu người trên thế giới tăng 10%

thì mức tiêu dùng và sản lượng các sản phẩm trồng trọt chủ yếu được
dự báo sẽ tăng xấp xỉ 3%. Năng suất trồng trọt tăng 3%, và diện tích đất
trồng trọt sẽ tăng dưới 1%.
 Tác động của thay đổi khả năng sản xuất nông nghiệp. Một cú sốc tiêu
cực đối với khả năng sản xuất nông nghiệp toàn cầu có thể xảy ra thông
qua giảm đầu tư nghiên cứu triển khai nông nghiệp theo thời gian hoặc
thông qua các yếu tố kinh tế hoặc môi trường, ví dụ như biến đổi khí
hậu. Những điều chỉnh chủ yếu về thay đổi khả năng sản xuất là năng
suất trồng trọt và diện tích đất trồng trọt. Ở phạm vi toàn cầu, mức tiêu
dùng và sản lượng sản phẩm trồng trọt là bằng nhau, và cả hai đều suy
giảm nhẹ. Khối lượng mậu dịch thế giới tăng do sản lượng sản phẩm
trồng trọt thay đổi giữa các khu vực trên thế giới.
1.3.1.2 Tên đề tài “An overview of global rice production, supply, trade and
consumption”
• Tên tác giả: Annals of the New York Academy of Sciences
• Năm công bố: 2014
• Dữ liệu và phương pháp phân tích: Số liệu năm 2007 trên quy mô toàn cầu
8


• Các biến trong mô hình: Giống, phương thức canh tác, chuỗi cung ứng, mức
tiêu thụ, cầu thị trường, xuất nhập khẩu gạo, giá gạo.
• Tóm tắt nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm 2007 và phân tích dựa
trên quy mô toàn cầu cho thấy gạo là thực phẩm chính cho hơn một nửa dân
số thế giới. Khoảng 480 triệu tấn gạo xay xát được sản xuất hàng năm. Chỉ
riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm gần 50% lượng gạo được trồng và tiêu
thụ. Gạo cung cấp tới 50% nguồn cung cấp calo cho hàng triệu người sống
trong nghèo đói ở châu Á và do đó, rất quan trọng đối với an ninh lương
thực. Nó đang trở thành một thực phẩm quan trọng ở cả Châu Mỹ Latinh và
Châu Phi. Sản lượng lúa tăng kỷ lục đã được ghi nhận kể từ khi bắt đầu Cách

mạng xanh. Tuy nhiên, gạo vẫn là một trong những mặt hàng thực phẩm
được bảo vệ nhiều nhất trong thương mại thế giới. Với ngành công nghiệp
lúa gạo hợp nhất ở nhiều quốc gia, có cơ hội củng cố một phần đáng kể gạo
để phân phối hoặc sử dụng trong các chương trình mạng lưới an toàn của
chính phủ nhắm vào những người cần nhất, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Phương pháp tiếp cận đa ngành là cần thiết cho việc thúc đẩy và thực hiện
củng cố lúa gạo ở các nước.
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước
1.3.2.1 Tên đề tài: “Đánh giá khả năng biến động tăng sản lượng gạo xuất
khẩu – trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam”






Tên tác giả: Nguyễn Trần Cẩm Linh, Phan Thị Yên
Năm công bố : 2016
Dữ liệu và phương pháp phân tích: Phương pháp định lượng hồi quy
Các biến trong mô hình: Chính sách, chất lượng lúa, giá xuất khẩu
Tóm tắt nghiên cứu: Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định lượng hồi
quy cho thấy mặc dù là một cường quốc về xuất khẩu gạo nhưng giá trị xuất
khẩu gạo tại Việt Nam lại giảm. Thêm vào đó, nguy cơ cạnh tranh về xuất
khẩu gạo ngày càng gia tăng vì sản lượng cung ứng gạo của các nước trong
khu vực ngày càng cao. Chính vì thế nghiên cứu này được thực hiện thông
qua kiểm định Binary Logistic nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sản
lượng gạo xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu tìm thấy 3 yếu tố có ý nghĩa thống
9



kê ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu là việc Xây dựng mối quan hệ,
Giá xuất khẩu và Chính sách vĩ mô. Trong đó, yếu tố Xây dựng mối quan hệ
có tương quan thuận chiều mạnh nhất (β 0 MQH = 1.846), hai yếu tố còn lại
tác động nghịch chiều (β0 Gia = -0.991 và β0 VM = -1.278). Hai yếu tố không
có ảnh hưởng đến sản lượng gạo xuất khẩu là Chất lượng gạo và Năng lực
marketing. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa chiến lược đối với các nhà
quản trị của một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và xuất khẩu nông
sản nói chung. Các nhà quản trị có thế dựa vào mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố để thực hiện các điều tiết trong việc quản lý xuất khẩu và điều tiết
biến động sản lượng xuất khẩu gạo.
1.3.2.2 Tên đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất
lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ”
• Tên tác giả: Nguyễn Tiến Dũng và Lê Khương Ninh
• Năm công bố: 2015
• Dữ liệu và phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp ước lượng Tobit.
• Các biến trong mô hình: Kinh nghiệm, học vấn, diện tích, hỗ trợ đầu vào, hỗ
trợ đầu ra, khoảng cách tới trung tâm, tiền mua vật tư, phương thức canh tác,
phương thức bán lúa, lượng vay, lần vay, tiền nhàn rỗi.
• Tóm tắt nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy Tobit ,
áp dụng mô hình hồi quy bội đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu
quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ thông qua hệ thống dữ liệu sơ cấp
thu thập từ 815 nông hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên ở Thành
phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế trong sản xuất
lúa của các nông hộ tương đối thấp và chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại
như quy mô diện tích, phương thức mua vật tư, phương thức bán lúa, số
lượng lao động gia đình, tập quán canh tác và lượng tiền nhàn rỗi, bên cạnh
các yếu tố ngoại biên như thực trạng hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, khoảng cách
từ nơi sinh sống của nông hộ các điểm chợ,... Trên cơ sở kết quả ước lượng,
bài viết đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa nhằm

cải thiện thu nhập cho nông hộ trồng lúa ở Thành phố Cần Thơ.
10


CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG MÔ HÌNH

1.4 Phương pháp luận của nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu hỗn hợp, thể
hiện thông tin của các yếu tố kinh tế vĩ mô của từng nước trong năm 2017. Nguồn
dữ liệu thứ cấp được lấy từ nguồn xác minh có tính chính xác cao cụ thể là nguồn
dữ liệu của ngân hàng thế giới World Bank, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc FAOSTAT, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP.
1.4.2 Phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng phần mềm Stata để xử lí dữ liệu.
1.4.3 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối
thiểu (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến. Dùng kiểm
định p-value nhận xét sự phù hợp của mô hình và hệ số hồi quy
1.5 Xây dựng mô hình lý thuyết
Dựa theo những phân tích và giả thuyết bên trên, nhóm nghiên cứu quyết định
đưa ra mô hình nghiên cứu Phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô đến sản lượng
lúa gạo của một số nước trên thế giới năm 2017 bằng phương pháp định lượng.
Mô hình gồm 5 biến:
Biến phụ thuộc: Sản lượng gạo (RICE)
• Đơn vị : Tấn
• Ý nghĩa:
 Đây là mức tính sản lượng gạo cho mỗi quốc gia.

 Là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh sự tăng trưởng kinh tế
phụ thuộc vào tổng sản phẩm quốc nội, dân số, diện tích, chỉ số phát triển
con người.

11


 Dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm
cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân
dân, xóa đói, giảm nghèo.
Biến độc lập: 4 biến
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
• Đơn vị: Triệu USD
• Ý nghĩa: Là chỉ số quan trọng hàng đầu. Tính tổng số tiền được quy đổi từ
các sản phẩm, dịch vụ của một quốc gia làm ra. GDP là chỉ số đánh giá sự
phát triển của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ.
• Phương pháp tính:
 Phương pháp tính theo chi tiêu: GDP = Y = C + I + G + NX
 Phương pháp tính theo thu nhập: GDP = Y = Tiền lương + tiền lãi + tiền
thuê + lợi nhuận.
GDP = Tổng thu nhập = Lương + Lãi + Tiền thuê + Lợi nhuận + Thuế gián
thu + khấu hao
 Phương pháp tính theo giá trị gia tăng:
Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu
Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
 Chỉ số về dân số (POP)
• Đơn vị: Nghìn người
• Ý nghĩa: Dân số (population) là đại lượng tuyệt đối của con người trong một
đơn vị hành chính hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta
tại một thời điểm nhất định.

• Đo lường: POP=GDP/PCI.
Trong đó:
 GDP: tổng sản phẩm quốc nội
 PCI: Thu nhập bình quân đầu người
 Chỉ số diện tích (SIZE)
• Đơn vị: Km2
• Ý nghĩa: Là giá trị hàng đầu tạo nên sản lượng lúa, tuy nhiên thực thế diện
tích có thể không tăng hoặc giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng do tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, trình độ nguồn nhân lực.
 Chỉ số phát triển con người (HDI)
12


• Đơn vị: Không có
• Ý nghĩa: là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi
thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra
một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
• Đo lường: Chỉ số phát triển con người thực chất là chỉ số trung bình của 3
chỉ số: chỉ số GDP bình quân đầu người; chỉ số tuổi thọ và chỉ số tri thức.
Dạng mô hình
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:
(PRF)
Trong đó:






RICE: Sản lượng gạo

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
POP: Tổng dân số
SIZE: Tổng diện tích
HDI: Chỉ số phát triển con người

Dự đoán kỳ vọng giữa các biến:
 β1 dương: Khi tổng sản phẩm quốc nội tăng thì sản lượng gạo quốc gia đó
tăng
 β2 dương: Khi tổng dân số tăng thì dẫn đến sản lượng gạo tăng
 β3 dương: Khi tổng diện tích tăng thì sản lượng gạo tăng
 β4 dương: Khi Chỉ số phát triển con người tăng dẫn đến sản lượng gạo tăng.
Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:
(SRF)
Trong đó:
, , , ,lần lượt là các ước lượng của , , , ,; là ước lượng của
1.6 Mô tả số liệu
Mô tả thống kê các biến

13


Mẫu nghiên cứu được mô tả dưới dạng bảng số liệu, không gian gồm dữ liệu
về GDP, dân số, diện tích, chỉ số HDI của một số quốc gia trên thế giới năm 2017.
Dữ liệu nghiên cứu được nhóm tổng hợp từ trang điện tử World Bank và Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAOSTAT).
Bảng 2.1 Mô tả biến trong mô hình
Biến

Tên gọi


Giá trị trung
bình

Sai số
chuẩn

Giá trị nhỏ
nhất

Giá trị lớn
nhất

RIC
E

Sản lượng gạo

7609241

2.90e+07

0

2.14e+08

GDP

Tổng sản phẩm
quốc nội


619309.3

2366016

336.4275

1.95e+07

POP

Tổng dân số

65861.57

196004.5

105.544

1386395

SIZE

Tổng diện tích

1.023538

2.422169

0.0007


17.09825

HDI

Chỉ số phát
triển con người

0.6624622

0.144447

0.35393

0.93863

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ các nguồn được nêu bên trên

Mô tả tương quan các biến

14


Bảng 2.2 Ma trận hệ số tương quan của các biến
RICE
POP
GDP
SIZE
HDI

RICE

1.0000
0.9436
0.4440
0.3372
0.0508

POP

GDP

SIZE

HDI

1.0000
0.5596
0.4560
0.0912

1.0000
0.5792
0.3099

1.0000
0.2656

1.0000

Nguồn: Nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập được và phần mềm STATA để cho ra kết quả


Dựa vào ma trận hệ số tương quan ta thấy:
• r(POP, RICE)= 0,9436 sản lượng gạo với dân số có sự tương quan cao. Dân
số có tác động lớn đến sản lượng gạo của 1 quốc gia (dân số tăng thì sản lượng gạo
tăng).
• r(GDP, RICE)= 0,444 GDP với sản lượng gạo có sự tương quan khá cao.
GDP có tác động dương lên sản lượng gạo của 1 quốc gia (GDP tăng thì sản lượng
gạo tăng).

• r(SIZE, RICE)= 0,3372 sản lượng gạo với diện tích có sự tương quan khá
cao. Diện tích có tác động lớn đến sản lượng gạo của 1 quốc gia (dân số tăng thì
sản lượng gạo tăng).
• r(HDI, RICE)= 0,0508 sản lượng gạo với chỉ số con người HDI có sự tương
quan thấp. HDI có tác động rất ít đến sản lượng gạo của 1 quốc gia (HDI tăng thì
sản lượng gạo tăng nhưng không đáng kể).

15


CHƯƠNG 3

ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ
SUY DIỄN THÔNG KÊ

1.7 Kết quả nghiên cứu
Kết quả ước lượng mô hình
Số quan sát: 99
P-value = 0.0000
Hệ số xác định của mô hình: = 0.9051
Root MSE = 9.1e+06


OP

- 1010230*SIZE
(5.83)

Phân tích kết quả
Kết quả về dấu của các hệ số hồi quy: Dân số và HDI đúng với kỳ vọng ban đầu,
GDP và Diện tích thì không đúng với kỳ vọng ban đầu
 Hệ số chặn : Khi các biến: GDP, dân số, diện tích, HDI có giá trị bằng 0, sản
lượng gạo là -1497346 tấn, đó chính là trung bình ảnh hưởng của các yếu tố
khác không nằm trong mô hình lên sản lượng gạo.
 Hệ số góc : Khi các yếu tố dân số, diện tích và HDI không đổi, nếu GDP tăng
(giảm) 1% thì sản lượng gạo giảm (tăng) 1.038%
 Hệ số góc : Khi các yếu tố GDP, diện tích, HDI không đổi, nếu dân số quốc
gia tăng (giảm) 1% thì sản lượng gạo quốc gia đó tăng (giảm) 152.242%
 Hệ số góc : Khi các yếu tố GDP, dân số, HDI không đổi, nếu diện tích quốc
gia tăng (giảm) 1% thì sản lượng gạo giảm (tăng) 1010230%
 Hệ số góc : Khi các yếu tố DGP, dân số, diện tích không đổi, nếu HDI tăng
(giảm) 1% thì sản lượng gạo tăng (giảm) 1141949%
Hệ số xác định R2 = 0.9051 cho ta biết rằng các biến số độc lập - GDP, dân số,
diện tích và HDI giải thích được 90.51% sự biến động trong biến phụ thuộc - Sản
lượng gạo; 9.49% còn lại do tác động của các yếu tố khác - các yếu tố không được
đưa vào mô hình.
1.8 Kiểm định mô hình
16


1.8.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định này nhằm xem xét trường hợp các tham số của biến độc lập đồng thời
bằng 0 có thể xảy ra hay không.

Cặp giả thuyết thống kê như sau:
H0: = ( Toàn bộ các biến độc lập trong mô hình không giải thích gì cho giá
trị của biến độc lập).
H1 : Tồn tại ít nhất một trong các hệ số khác 0
Kết quả kiểm định với mức ý nghĩa
p-value = 0.0000 <

= > Bác bỏ giả thuyết

Như vậy, mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê với giả thuyết.
1.8.2 Kiểm định hệ số hồi quy bằng phương pháp P-value
Ta có cặp giả thuyết thống kê:
với mức ý nghĩa = 10%
H0: Biến độc lập có tác động lên biến phụ thuộc
H1: Biến độc lập không có tác động lên biến phụ thuộc
Nếu P-value < thì bác bỏ giả thuyết.
Nếu P-value > thì chấp nhận giả thuyết.
Ta có bảng sau:

Biến
GDP

Tên biến
Tổng sản phẩm quốc
nội

P_value

Kết quả
Có ý nghĩa thống kê với mức ý


0.057 <

nghĩa 10%
17


POP

Dân số

0.000 <

Diện tích

0.038 <

Có ý nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa 10%

SIZ
E

HDI

Chỉ số phát triển con
người

Có ý nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa 10%

Không ý nghĩa thống kê với mức ý

0.867>

nghĩa 10%

Nhận xét: Các biến tổng sản phẩm quốc nội, dân số và diện tích có ảnh hưởng
đến sản lượng gạo. Bên cạnh đó, biến chỉ số phát triển con người hầu như không có
ảnh hưởng.
1.8.3 Kiểm định các ước lượng tìm được phù hợp với các yếu tố kinh tế
= -1497346 < 0 phù hợp với lý thuyết kinh tế vì khi GDP = 0, POP = 0, SIZE
= 0, HDI = 0 thì RICE < 0
= -1.038 < 0 phù hợp với lý thuyết kinh tế vì khi GDP tăng, POP SIZE và HDI
không đổi thì RICE < 0
= 152.242 > 0 phù hợp với lý thuyết kinh tế vì khi POP tăng, GDP SIZE HDI
không đổi thì RICE > 0
= -1010230 < 0 phù hợp với lý thuyết kinh tế vì khi SIZE tăng, GDP POP HDI
không đổi thì RICE < 0
= 1141949 > 0 phù hợp với lý thuyết kinh tế vì khi HDI tăng, GDP POP SIZE
không đổi thì RICE > 0
1.9 Giải thích mô hình và đưa ra khuyến nghị
Theo dự đoán ban đầu tất cả các biến đều có hệ số dương, khi GDP, dân số,
diện
tích quốc gia và chỉ số con người tăng lên thì sản lượng gạo sẽ tăng tuy nhiên hệ số
của GDP và diện tích quốc gia mang dấu âm và đều có ý nghĩa thống kê ở mức
thấp.

18



Điều này là do các nước trên thế giới có diện tích khác nhau nhưng về khí hậu,
thời tiết cũng rất khác nhau. Quốc gia có diện tích lớn nhưng thời tiết không thuận
lợi sẽ có sản lượng gạo không cao. Thời tiết là yếu tố quan trọng nhưng không
thống kê
được. Bên cạnh đó các nước có GDP hàng năm lớn cũng chủ yếu chú trọng tới đầu
tư công nghiệp và dịch vụ và tỉ trọng nông nghiệp trong GDP nước đó cũng sẽ
không cao. Đó là lí do GDP và diện tích quốc gia có hệ số âm.
Ngoài ra ta cũng thấy được dân số có ảnh hưởng tới sản lượng gạo của một
quốc gia với ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa thống kê cao. Tuy nhiên chỉ số phát triển
con người mang dấu dương nhưng ý nghĩa thống kê ở mức thấp nói đến vấn đề phát
triển con người cũng nhưng khoa học kỹ thuật cần được chú trọng hơn nữa.
Do vậy nên kết quả của mô hình này khá hợp lí và có thể giải thích được.
Cuối cùng, dựa vào kết quả mô hình đã nghiên cứu, tiểu luận đã đề ra một số
giải pháp nhằm nâng cao và duy trì mức sản lượng ở mức phù hợp nhằm đảm bảo
an ninh lương thực và sự phát triển của các quốc gia như sau:
Về dân số: thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình nhằm đảm bảo quy mô dân số.
Về giáo dục: nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học để
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tay nghề chuyên môn và thành thạo kĩ
năng…
Phát triển các trường dạy nghề để đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên
môn cao, giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc học hỏi, nâng cao trình
độ, tay nghề. Tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo, các cơ sở sử dụng lao động và
nhân lực trình độ cao tham gia giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực. Tiến hành phát hiện, bồi dưỡng, tuyển dụng, trọng dụng
nhân lực chất lượng cao, nhân tài, phải vừa khai thác được chất xám của họ trong
nghiên cứu, chế tạo, ứng dụng thành quả nghiên cứu, vừa khuyến khích họ tranh thủ
học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng; từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ
đầu ngành, chuyên gia giỏi ở các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.
19



20


KẾT LUẬN
Sản lượng lúa là một nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương
thực, đóng góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế (đặc biệt đối với các quốc gia
nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao) đồng thời còn giúp nâng cao đời sống con người.
Kiểm soát được nhân tố này sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc phát triển của mỗi quốc
gia.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến sản
lượng lúa gạo cũng như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nước và trên thế
giới, đồng thời để phù hợp với điều kiện kinh tế và thông tin ở từng nước, tiểu luận
đã chọn ra các biến vĩ mô gồm: diện tích, dân số, GDP, HDI để xem xét sự ảnh
hưởng của các nhân tố này đến sản lượng lúa của các nước sản xuất lúa gạo trên thế
giới trong năm 2017. Những kết quả nghiên cứu ở trên đã cho chúng ta một cái nhìn
rõ ràng và tương đối đầy đủ về những tác động của các biến đến sản lượng lúa. Nhờ
việc chạy mô hình và đưa ra những kiểm định, chúng ta có những nhận xét đầy đủ
về ảnh hưởng của các biến độc lập được đưa vào đối với biến phụ thuộc, qua đó một
phần giúp chính phủ tìm ra những biện pháp phù hợp trong trường hợp có tác động
của các yếu tố bên ngoài như những nhân tố đã nghiên cứu.
Kết quả mô hình Stata thu được cho thấy biến dân số (POP) có tác động cùng
chiều lên sản lượng lúa, biến diện tích (size) và GDP có tác động ngược chiều lên
sản lượng, biến HDI (chỉ số phát triển con người) hầu như không tác động lên sản
lượng.. POP là chỉ số tác động mạnh nhất đến sản lượng lúa gạo. Điều này là hoàn
toàn hợp lý vì dân số chính là biến số tác động trực tiếp tới sản lượng lúa gạo. HDI
là chỉ số hầu như không có tác động tới sản lượng lúa gạo nhưng với sự phát triển
của con người đi liền với phát triển khoa học kĩ thuật, kỳ vọng về sự tác động của
HDI tới sản lượng lúa gạo sẽ tăng.
Đối với nghiên cứu trong tương lai để điều tra tác động đến sản lượng lúa gạo,

cần nỗ lực hơn trong việc thu thập số liệu và mở rộng phạm vi nghiên cứu ra quy
mô lớn hơn với nhiều nhóm quốc gia hơn cũng như mở rộng bộ số liệu nhiều năm
hơn hoặc chia thời gian thành các phân khúc nhỏ hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu
trong tương lai có thể tính đến những tác động của các yếu tố khác. Bằng cách đó,
21


có thể thấy được sự tác động đến sản lượng lúa gạo một cách toàn diện hơn qua
nhiều thời kì.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.

GS. TS. Nguyễn Quang Dong & PGS. TS. Nguyễn Thị Minh, 2013,
Giáo trình kinh tế lượng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2.

Học viện chính trị khu vực IV:
/>
TIẾNG ANH
1.

Tanko, L. & Jirgi, A.J., 2008, “Economic Efficiency among Small
Holder Arable Crop Farmers in Kebbi State Nigeria,” Agricultural
Economics 2, pp. 14–22.


2.

UNDP, HDI: />w

3.

World bank GDP:
/>%3Bfbclid=IwAR1xT80RnpGd73_vx7CuocV48KtjJ1cvnRr0TBvC7RuN2Uwa29QcLLJ2bI&
%3Bstart=2014&end=2017&locations=ZW-AF-XT&name
desc=false&start=1996

4.

World bank POP: />end=2017&fbclid=IwAR1xT80RnpGd73_vx7CuocV48KtjJ1cvnRr0TBvC7RuN2Uwa29QcLLJ2bI&start=2014

5.

World bank SIZE:
/>end=2017&fbclid=IwAR1xT80RnpGd73_vx7CuocV48KtjJ1cvnRr0TBvC7RuN2Uwa29QcLLJ2bI&start=2017

6.

Faostat, RICE />wI#data/QC

23


24



PHỤ LỤC
1. Bộ số liệu
Quốc gia
Afghanistan
Albania
Algeria
Angola
Argentina
Australia
Azerbaijan
Bangladesh
Belize
Benin
Bhutan
Bolivia
Brazil
Brunei Darussalam
Bulgaria
Burkina Faso
Burundi
Cambodia
Cameroon
Chad
Chile
China
Colombia
Comoros
Congo, Rep.
Costa Rica

Cote d'Ivoire
Cuba
Dominican Republic
Ecuador
Egypt, Arab Rep.
El Salvador
Eswatini
Ethiopia
Fiji
France
Gabon
Gambia, The
Ghana
Greece
Guinea

GDP
19543.98
13038.54
167555.28
122123.82
637430.33
1323421.07
40747.79
249723.86
1862.61
9246.70
2528.01
37508.64
2053594.88

12128.09
58220.97
12322.86
3172.42
22158.21
34922.78
9871.25
277075.94
12237700.48
314457.60
1068.12
8701.33
57285.98
37353.28
96851.00
75931.66
104295.86
235369.13
24805.44
4433.66
80561.50
5061.20
2582501.31
15013.95
1489.46
58996.78
203085.55
10472.51

POP

35530.08
2873.46
41318.14
29784.19
44271.04
24601.86
9854.03
164669.75
374.68
11175.69
807.61
11051.60
209288.28
428.70
7075.95
19193.38
10864.25
16005.37
24053.73
14899.99
18054.73
1386395.00
49065.62
813.91
5260.75
4905.77
24294.75
11484.64
10767.00
16624.86

97553.15
6377.85
1367.25
104957.44
905.50
67105.51
2025.14
2100.57
28833.63
10753.53
12717.18

25

SIZE
0.65286
0.02875
2.38174
1.24670
2.78040
7.74122
0.08660
0.14763
0.02297
0.11476
0.03839
1.09858
8.51577
0.00577
0.11100

0.27422
0.02783
0.18104
0.47544
1.28400
0.75670
9.56291
1.14175
0.00186
0.34200
0.05110
0.32246
0.10988
0.04867
0.25637
1.00145
0.02104
0.01736
1.10430
0.01827
0.54909
0.26767
0.01130
0.23854
0.13196
0.24586

HDI
0.49770
0.78491

0.75377
0.58118
0.82485
0.93863
0.75697
0.60816
0.70755
0.51462
0.61242
0.69254
0.75925
0.85327
0.81301
0.42342
0.41722
0.58198
0.55594
0.40397
0.84286
0.75170
0.74705
0.50325
0.60628
0.79386
0.49230
0.77727
0.73580
0.75190
0.69561
0.67416

0.58832
0.46266
0.74079
0.90080
0.70222
0.46007
0.59174
0.86993
0.45911

RICE
338.42
0.00
0.21
63.00
1328.34
807.30
15.92
48980.00
18.75
304.01
86.39
472.24
12469.52
2.35
58.52
325.57
96.37
10350.00
360.00

263.56
127.87
214430.05
2989.00
34.13
1.18
152.18
2120.00
404.73
588.28
1066.61
6380.00
26.00
0.12
140.34
9.08
85.41
1.68
51.08
721.47
185.25
2229.65


×