Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

bài tập lớn học kỳ phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật, liên hệ với tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.63 KB, 13 trang )

Mục lục

Trang

I. MỞ ĐẦU…………………………………………………………
II. NỘI DUNG……………………………………………………...
1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật………………...
1.1 Định nghĩa………………………………………………………
1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật……………………………
2. Các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp

1
1
1
1
1

luật…………………………………………………………………..
2. 1 Yếu tố kinh tế………………………………………………….
2.2 Yếu tố chính trị…………………………………………………
2.3 Yếu tố văn hóa – đời sống……………………………………...
2.4 Yếu tố pháp luật………………………………………………..
3. Liên hệ thực tế với tình hình thực hiện pháp luật của nước ta

2
2
4
5
8

hiện nay……………………………………………………………...


III. KẾT LUẬN……………………………………………………..
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………….

11
11
12

I. MỞ ĐẦU
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy
định của pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp
pháp của các chủ thể pháp luật. Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện pháp luật, nhất là các yếu tố xã hội, các yếu tố có mức độ tác động,

1


ảnh hưởng khác nhau. Để làm rõ them về vấn đề này em đã chọn đề tài “ phân
tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật, liên hệ với
tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay?”.
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật.
1.1 Định nghĩa.
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy
định của pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp
pháp của các chủ thể pháp luật.
Dưới góc độ luật học, thực hiện pháp luật là hành vi ( hành động hoặc không
hành động) của con người đáp lại các quy tắc, đòi hỏi của chuẩn mực pháp luật. Nó
có thể là hành vi của từng cá nhân, mà cũng có thể là hoạt động của các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội tương ứng với mục đích mà họ mong đợi.
1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật.

Ở nước thực hiện pháp luật có các hình thức như: thuân theo (tuân thủ) pháp
luật, thi hành ( chấp hành) pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
- Tuân theo ( tuân thủ ) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật tự kiềm chế để không thực hiện những hành vi, hoạt động mà
pháp luật ngăn cấm. Đây là hình thức thực hiện những quy phạm pháp luật cấm
trong lĩnh vực hình sự, luật hành chính…Tuân theo pháp luật biểu hiện cách xử sự
thụ động của các chủ thể; song nó cũng có biểu hiện sự tự giác, nghiêm chỉnh thực
hiện pháp luật.
- Thi hành ( chấp hành ) pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó
các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích
cực. Chẳng hạn như pháp luật quy định công dân nam đủ từ 18 tuổi đến 25 tuổi
phải làm nghĩa vụ quân sự.

2


- Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp
luật thực hiện quyền chủ thể của mình ( thực hiện những hành vi mà pháp luật cho
phép).
Ví dụ: Cán bộ có thẩm quyền cấp đất sai đối tượng khi phát hiện cần phải thực
hiện quyền khiếu nại tố cáo để người có thẩm quyền cấp đất sai ấy phải thực hiện
đúng nghĩa vụ của họ.
- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật,trong đó nhà nước thông qua
các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện những qui định của pháp luật.
Ví dụ: cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với
chủ thể đã có hành vi vi phạm hành chính.1
2. Các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động thực hiện pháp luật. iên hệ
với tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.
2. 1 Yếu tố kinh tế.

Theo nghĩa rộng yếu tố kinh tế bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về
kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển
khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế - xã hội phát triển
năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật,
tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các
tầng lớp xã hội. Ngược lại, nền kinh tế - xã hội chậm phát triển, kém năng động và
hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực thực hiện pháp luật của các chủ
thể pháp luật.
Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp
luật nên có tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể
pháp luật.
1

Trường đại học luật Hà Nội; giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật; nxb công an nhân dân, Hà Nội – 2010;
tr.185,186;

3


- Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất quan trọng đến lợi ích và do đó tác
động đến tư tưởng, quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với
pháp luật.
Khi nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các cán
bộ, công chức nhà nước, các tầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm các phương
tiện, nghe, nhìn, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin pháp luật đa dạng và
cập nhật. Các chương trình phổ biến giáo dục tới mọi người dân được dễ dàng
hơn. Điều đó giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể mang tính
tích cực và tụ giác hơn.
Bên cạnh đó cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật.
Cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật. Cơ chế kinh

tế tập trung quan lieu, bao cấp trước đây đã tạo ra tâm lý thụ động, ỷ lại do đó nhận
thức pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật thường mang tính phiến diện, một
chiều. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những
mặt tích cực của nó sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất
lượng, hiệu quả của hoạt động kinh tế, do đó nó sẽ tác động tích cực hơn tới ý thức
pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, sinh hoạt và tiêu dùng. Ngược lại những mặt trái của kinh tế thị trường
cũng sẽ tạo ra những quan niệm, hành vi sai lệch trong thực hiện pháp luật, lấy
đồng tiền làm thước đo để đánh giá các quan hệ giữa người với người. Đây là
nguyên nhân phát sinh các hành vi trái pháp luật, là môi trường cho tội phạm nảy
sinh và phát triển.
Việc thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo các nguyên tắc của công bằng xã
hội là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chính trị, tăng cường pháp chế và đoàn kết
mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, củng cố ý thức của con người về cái chung
trong các lợi ích, lý tưởng của họ, khơi dậy thái độ tích cực đối với tham gia quản

4


lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Từ đó ý thức tôn trọng, chấp hành pháp
luật cũng được mọi người thực hiện một cách tự giác hơn.2
2.2 Yếu tố chính trị.
Yếu tố chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính trị của xã hội ở
từng giai đoạn lịch sử nhất định, bao gồm môi trường chính trị, hệ thống các chuẩn
mực chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quá trình tổ chức
thực hiện chúng; các quan hệ chính trị và ý thức chính trị, hoạt động của hệ thống
chính trị. Cùng với đó là nền dân chủ xã hội và bầu không khí chính trị - xã hội.
Yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp
luật của các chủ thể pháp luật, đặc biệt là cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng pháp luật.

Môi trường chính trị - xã hội của đất nước ta trong những năm qua luôn ổn
định, phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện
pháp luật, vì nó củng cố ý thức và niềm tin chính tri của cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, gia tăng lập trường chính trị - tư
tưởng của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật.
Cương lĩnh chính trị, đường lối lanh đạo của Đảng có ảnh hưởng rất quan
trọng tơi hoạt động thực hiện pháp luật. Ở nước ta, sự vận hành của hệ thống pháp
luật trên các phương diện xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật luôn được đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng ta nhận thức được rằng
muốn xây dựng được một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh vận hành trên
cơ sở các nguyên tắc, quy định của pháp luật thì vấn đề thực hiện pháp luật một
cách nhất quán, nghiêm chỉnh từ phái cán bộ, đảng viên và nhân dân phải luôn
được đặt lên vị trí hàng đầu. Muốn cho pháp luật được mọi người tôn trọng và thực
hiện nghiêm túc thì cán bộ, đảng viên phải là những người đi trước, gương mẫu
thực hiện và có “năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của
2

TS. Ngọ Văn Nhân; Xã hội học pháp luật, nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2012, tr.321 đến tr324;.

5


Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân, biết phát
huy sức dân”.
Ý thức chính trị cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thực hiện pháp
luật. Nó phản ảnh các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội giữa các giai cấp, các dân
tộc, quốc gia cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Trong
hoạt động thực hiện pháp luật, ý thức chính trị thể hiện trước hết ở việc các chủ thể
có chức năng áp dụng pháp luật quán triệt, thấm nhuần nhiệm vụ chính trị của
mình, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật. Điều

đó sẽ giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật thực sự đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng có ảnh hưởng quan trọng tới
hoạt động thực hiện pháp luật. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi,
thông tin đa dạng, phong phú, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, công khai bày
tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các vấn đề pháp luật và các cơ
quan thực hiện pháp luật hoặc yêu cầu các cơ quan pháp luật trợ giúp, bảo vệ lợi
ích hợp pháp, chính đáng của mình. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân
chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị bưng bít thì bầu không khí chính trị - xã hội
bị ngột ngạt, gò bó, các công dân không dám nói thật suy nghĩ của mình, không
dám đòi hỏi công lý.3
2.3 Yếu tố văn hóa – đời sống.
Các yếu tố văn hóa – đời sống bao giờ cũng thuộc về một môi trường văn hóa
– xã hội nhất định gắn liền với một phạm vi không gian – xã hội nhât định, nơi các
cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng
nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ các giá trị văn hóa, lối sống phong tục tập
quán, lễ nghi…Với những mặt, những khía cạnh biểu hiện của mình, các yếu tố
văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thực hiện pháp luật, và được thể
hiện:
3

TS. Ngọ Văn Nhân; Xã hội học pháp luật, nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2012, tr.324 đến tr326;.

6


Các phong tục, tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng nhất định tới
hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp nhân dân, và được thực hiện rõ nét
ở khu vực nông thôn. Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn rất nhiều hạn chế như việc
tổ chức hội hè, điình đám, ma chay…nhiều lúc nhiều nơi còn cồng kềnh, tốn kém
và lãng phí; những hủ tục lạc hậu, lỗi thời còn tồn tại; trình độ dân trí còn thấp; tệ

nạn xã hội thì ngày càng phát sinh. Tại một số làng xã, chính quyền và người dân
đứng ra tổ chức lễ hội ồn ào, kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt, sự chỉ
đạo thiếu sâu sát, để cho một số người lợi dụng để hành nghề mê tín dị đoan.
Những hiện tượng trên đây gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật một cách
đúng đắn.
Lối sống đô thị và lối sống nông thôn có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động
thực hiện pháp luật. Đặc trưng nổi bật của lối sống đô thị là tích cực chính trị - xã
hội ở đô thị tương đối cao. Cư dân đô thị có nhiều điều kiện tiếp xúc với các thông
tin chính trị - xã hội và tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội lớn mà phần
nhiều được tổ chức tại các đô thị. Các phong trào có sức huy động quần chúng ở
các đô thị thường diễn ra nhanh hơn so với ở nông thôn, vì đô thị thường là nơi tập
trung nhiều thành phần xã hội có trình độ học vấn tương đối cao. Tại các thành
phố, phạm vi giao tiếp xã hội cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và
phát triển ý thức pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật. Mặt khác, đô thị là
nơi tập trung phần lớn bộ phận không thể thiếu trong dân cư đô thị trường được
gọi dưới cái tên những “ phần tử ngoài lề xã hội”. Về phương diện xã hội, đây là
môi trường phát sinh nhiều loại tệ nạn xã hội và tội phạm nhiều khi ở mức báo
động, gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp
luật.
Lối sống nông thôn là lối sống mang tính cộng đồng rất cao và chặt chẽ, liên
kết các thành viên trong làng xã lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những
người khác. Điều đó thể hiện ở mối quan hệ gắn bó, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau
7


giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, lối xóm ở nông thôn. Người dân nông
thôn thường sống đoàn kết gắn bó với quê hương làng xóm, rất coi trọng tình làng
nghĩa xóm. Đây là một biểu hiện rất riêng, rất đặc thù của lối sống nông thôn Việt.
Tính cộng đồng được coi là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện
pháp luật, nó giúp cho các cán bộ pháp luật dễ dàng hơn trong việc phổ biến, tuyên

truyền và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đến với đông đảo người dân nông thôn. Mặt khác, đó sự đề cao tính
cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp
luật đến việc đánh mất ý thức về con người cá nhân, “ cái tôi” bị triệt tiêu, khi đó ý
thức cá nhân và hành vi cá nhân bị đặt vào lối xử thế “ hòa cả làng”. Tình trạng này
khiến cho cán bộ nhà nước khi phải đối mặt với những việc làm sai trái, thậm chí
vi phạm pháp luật, thì họ thường tìm cách né tránh trách nhiệm cá nhân và muốn
đó là trách nhiệm tập thể. Bên cạnh đó tính cộng đồng thường là cái cớ được cán
bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật dùng để biện minh cho thói quen ỷ lại
vào tập thể. Chính điều này đã làm hạn chế năng lực sáng tạo, sự chủ động và
quyết đoán của họ trong điều hành, giải quyết các công việc chung, từ đó ảnh
hưởng đến hoạt động pháp luật.
Quan hệ dòng họ, thân tộc trong điều kiện xã hội hiện nay nhất là nông thôn
cũng đang bộc lộ những tác động tiêu cực và tích cực của nó đối với công tác thực
hiện pháp luật.
Sự đề cao tính cộng đồng và chủ nghĩa tập thể dễ dẫn cán bộ làm công tác thực
thi và bảo vệ pháp luật đến việc đánh mất ý thức về con người cá nhâ, cái tôi bị triệt
tiêu, ý thức cá nhân và hành vi các nhân cũng bị đặt vào lối xử thế hòa cả làng. Tình
trạng này khiến cho cán bộ nhà nước khi phải đối mặt với những việc làm sai trái,
khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật, thì hò thường tìm cách né tránh trách
nhiệm cá nhân và muốn đó là trách nhiệm tập thể. Bên cạnh đó tính cộng đồng
thương là cái cớ được cán bộ làm công tác thực thi và bảo vệ pháp luật dùng để biện
8


minh cho thói quen ỷ lại vào tập thể và tâm lý an phận thủ thường. Chính điều này
làm hạn chế năng lực sáng tạo sự chủ động và uyết đoán của họ trong điều hành, giải
quyết các công việc chung; từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật.
Các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, báo hình, báo nói và báo
điện tử thường xuyên đăng tải các thông tin về các sự kiện, hiện tượng pháp luật

xảy ra trong xã hội, hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp xã hội và của
các cơ quan chức năng, nêu lên những tấm gương điển hình người tốt việc tốt trong
việc thực hiện pháp luật…những thông tin đó ở chừng mực khác nhau tác động
đến suy nghĩ nhận thức và hành vi của mỗi con người, khiến cho họ thực hiện pháp
luật tốt hơn.
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật. Dư
luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng, của các nhóm xã hội nên nó có tác
động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong điề kiện xã hội
có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối
với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận
xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một
hành vi pháp luật nào đ, từ đó dẫn họ đến suy nghĩ nếu hành vi đó được thực hiện
thì có được dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình hay sẽ bị dư luận xã hội lên án? Nhờ
đó ý thức tôn trọng pháp luật, tuân thủ pháp luật sẽ được nâng lên.4
2.4 Yếu tố pháp luật.
Theo nghĩa rộng yếu tố pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp
luật của xã hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định, bao gồm hệ thống pháp luật,
các quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật…Pháp luật sinh ra là để
điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Nhưng

4

TS. Ngọ Văn Nhân; Xã hội học pháp luật, nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2012, tr.326 đến tr.331;.

9


chính các mặt, các khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh
hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật.
Văn hóa pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình thức thực hiện pháp

luật, từ tuân thủ, chấp hành, sử dụng cho tới áp dụng pháp luật. Văn hóa pháp luật
là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ tri thức pháp luật, tình
cảm, niềm tn đối với pháp luật và hành vi pháp luật. Văn hóa pháp luật được thể
hiện ra trong đời sống pháp luật thông qua quá trình thực hiện pháp luật, mà biểu
hiện trực tiếp là hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật của các chủ thể. Giữa
văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở nền tảng, là “ khuân mẫu tư duy” và “ chuẩn mực
hành vi” của hoạt động thực hiện phap luật, ngược lại hoạt động thực hiện pháp
luật có tác động bổ sung, làm phong phú và sâu sắc them cho các giá trị, chuẩn
mực của văn hóa pháp luật.
Các yếu tố truyền thống cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động thực
hiện pháp luật trong giai đoạn hiện tại. Qúa trình tổ chức và duy trì các hoạt động
sống, lao động và sinh hoạt xã hội truyền thống đã làm nảy sinh một nét đặc trưng
của hoạt động quản lý – tính tự quản. Trong quá trình phát triển, pháp luật thừa
nhận làng có lệ riêng của mình miễn là lệ làng không trái với các nguyên tắc, quy
định của pháp luật. Nếu như bộ máy quản lý của nhà nước được đảm bảo nhờ vào
sức mạnh cưỡng chế của pháp luật, thì hệ thống tự quản lại chủ yếu dựa vào sức
mạnh của dư luận xã hội, uy tín của các vị chức sắc và đặc biệt là vai trò của lệ
làng ( hương ước).
Sự tồn tại dai dẳng của pháp luật do các chế độ cũ để lại có ảnh hưởng nhất
định đến việc thực hiện pháp luật hiện hành. Cho đến nay, vẫn còn một bộ phận
người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi hệ thống pháp luật của chế độ phong kiến và
thực dân trước đây. Có tình trạng trên một phần là do tính chất tàn khốc của các
hình phạt được quy định trong pháp luật của chế độ thực dân, phong kiến. Tâm lý
10


sợ hãi pháp luật khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định do đó khó dẫn đến
hành vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật.
Tình trạng thờ ơ đối với pháp luật hoặc coi thường pháp ở một số người tác

động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của những người khác.
Ví dụ:
Tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ở nơi công cộng nhưng không bị lên án gay
gắt thái đội né tránh không dám giúp đỡ người bị hại chống lại kẻ phạm tội còn có
tâm lý “ người ngay sợ kẻ gian”.
Ý thức, niềm tin đối với pháp luật của con người có ảnh hưởng rất quan đến
việc thực hiện pháp luật, ngay trong xã hội hiện nay một số người vẫn còn băn
khoăn, nghi ngờ về tính trung thực, khách quan của những bản ản do Tòa án nhân
dân các cấp phán quyết, thiếu tin tưởng vào các quyết định hành chính của cơ quan
quản lý hành chính nhà nước; cách giải quyết công việc của cơ quan chức năng
chưa “ thấu tình đạt lý” . Điều đó cũng ảnh hưởng rất đến hoạt động thực hiện pháp
luật của các chủ thể.
Sự hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện pháp có tác
động rất quan trọng đến hoạt động thực hiện pháp luật của các tầng lớp xã hội.
Trong các trường hợp cần thiết, khi các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hoặc
không tự mình giải quyết được các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật
nào đó thì sự can thiệp của các cơ quan chức năng là hết sức cần thiết nhằm đảm
bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện.
Việt Nam đã và đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới với muôn vàn khó
khăn và thử thách, cũng chính vì lẽ đó mà nhà nước ta đã ra sức cũng cố, xây dựng và
ban hành các chuẩn mực pháp luật và mong muốn được thực hiện một cách tích cự
trong thực tế đời sống.5

3. Liên hệ thực tế với tình hình thực hiện pháp luật của nước ta hiện nay.
5

TS. Ngọ Văn Nhân; Xã hội học pháp luật, nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2012, tr.331 đến tr.335;.

11



Ở nước ta hiện nay, việc thực hiên pháp luật cũng chịu những ảnh hưởng của
các yếu tố trên. Hệ thống chính trị được thể hiện trong cương lĩnh, đường lối chính
trị của Đảng cũng như trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước dựa trên nền
tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vai trò chủ đạo trong
đời sống tinh thần của xã hội và vì lợi ích của đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân
dân lao động.Và đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở nước
ta.Các yếu tố văn hóa - đời sống được xem là ảnh hưởng lớn nhất đối với việc thực
hiện pháp luật. Chính những yếu tố thuộc về văn hóa xã hội nó có những nét tương
đồng, gần gũi với cuộc sống hiện tại của người dân Việt. Chính những yếu tố này
đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật ở nước ta. Nhờ những yếu tố
này mà ý thức thực hiện pháp luật ở nước ta ngày càng được nâng cao.
III. KẾT LUẬN
Việt Nam đã và đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới với muôn vàn
những khó khăn và thử thách. Để giúp cho nền kinh tế - chính tri luôn pháp triển
bền vững, tiến nhanh hơn để sánh vai với các nước trên thế giới thì chúng ta cần có
một xã hội ổn định. Muốn có được điều đó thì việc thực hiện pháp luật của chúng
ta phải đạt được hiệu quả cao. Cũng chính vì lẽ đó mà nhà nước ta đã ra sức củng
cố, xây dựng và ban hành các chuẩn mực pháp luật và mong muốn được thực hiện
một cách tích cực trong thực tế đời sống.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Ngọ Văn Nhân; Xã hội học pháp luật, nxb Hồng Đức, Hà Nội – 2012;
2. Trường đại học luật Hà Nội; giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật; nxb công
an nhân dân, Hà Nội – 2010;

12


3. />
13




×