Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận kinh tế lượng PHÂN TÍCH một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 của một số QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.49 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
***********

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 1
PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG KHÍ
THẢI CO2 CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014
Lớp tín chỉ: KTE218(2-1819).2
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thu Giang
Sinh viên thực hiện:
Đồng Thị Thanh Hương

1714410107

Phạm Thị Thu Hiền

1714410092

Vũ Thị Hồng Duyên

1714410057

Nguyễn Thùy Trang

1714410232

Hà Nội, 03/2019


MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH VẼ BẢNG BIỂU................................................................3


Danh mục bảng...................................................................................................3
Danh mục hình...................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................5
1. Khí CO2 là gì?..............................................................................................5
2. Các nguồn chính gây ra khí CO2.................................................................5
a. Nguồn tự nhiên.........................................................................................6
b. Nguồn nhân tạo.........................................................................................6
.

Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................7

II. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG.......................................................................8
1. Lựa chọn các biến trong mô hình.................................................................8
a. Biến phụ thuộc: Lượng khí thải CO2 trung bình...................................8
b. Biến giải thích:..........................................................................................8
2. Mô hình........................................................................................................9
a. Hàm hồi quy tổng thể (PRF):....................................................................9
b. Hàm hồi quy mẫu (SRF):..........................................................................9
c. Kì vọng về dấu của biến...........................................................................9
d. Nguồn số liệu..........................................................................................11
e. Mô tả số liệu thống kê.............................................................................11
f. Mô tả sự tương quan giữa các biến.........................................................12
III.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH............................................................................14

1. Mô hình hồi quy bội...................................................................................14
2. Kiểm định mô hình....................................................................................16

a. Kiểm định giả thiết về hệ số hồi quy......................................................16
b. Kiểm định sự phù hợp của mô hình........................................................18
c. Kiểm định sai phạm đa cộng tuyến.........................................................19
KẾT LUẬN.........................................................................................................21
2


DANH SÁCH HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
Danh mục bảng:
Bảng 1: Kỳ vọng về dấu của biến...........................................................................10
Bảng 2: Mô tả số liệu thống kê...............................................................................11
Bảng 3: Mô tả sự tương quan giữa các biến...........................................................13
Bảng 4: Kết quả hồi quy OLS.................................................................................15
Bảng 5: Kết luận về kiểm định hệ số hồi quy..........................................................17
Bảng 6: Thừa số tăng phương sai của mô hình......................................................20
Danh mục hình:
Hình 1: Đồ thị phân bố của biến ffc........................................................................12
Hình 2: Đồ thị phân bố của biến lind.....................................................................12
Hình 3: Đồ thị phân bố của biến lfa......................................................................12
Hình 4: Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc lco2 và biến độc lập ffc............13
Hình 5: Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc lco2 và biến độc lập lind..........14
Hình 6: Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc lco2 và biến giải thích lfa........14

3


LỜI MỞ ĐẦU
Bốn năm vừa qua nhiệt độ Trái đất đạt mức cao nhất trong lịch sử kể từ
khi đo lường nhiệt độ ra đời. Đỉnh điểm là tháng 3/ 2017, chúng ta ghi nhận
mức tăng nhiệt độ trung bình trái đất là 1.95°C so với mức trung bình 12.7°C

của thế kỉ 20. Hiện tượng này ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của con người:
hạn hán, mất đất do nước biển dâng...
Khoa học đã chứng minh rằng sự gia tăng nồng độ CO2 trong không khí
là yếu tố trực tiếp dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phát
triển kinh tế kéo theo lượng tiêu thụ về nhiên liệu hóa thạch phục vụ cho sản
xuất càng lớn. Các cuộc tranh luận bắt đầu nổ ra về việc bảo vệ môi trường hay
khai thác lượng nhiên liệu này nhằm mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế. Để làm rõ
điều này, ở bài tiểu luận, chúng em sẽ tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa
lượng khí thải CO2 và tỷ trọng năng lượng hóa thạch trong tổng năng lượng
tiêu thụ cùng các nhân tố khác là giá trị ngành công nghiệp khai thác, chế tạo
và diện tích rừng. Chúng em lựa chọn dạng dữ liệu chéo và phương pháp hồi
quy OLS với số lượng mẫu là 185 quốc gia trên thế giới trong năm 2014 để dự
đoán mối quan hệ.
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
(1) Cơ sở lí thuyết
(2) Mô hình kinh tế lượng
(3)Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Mặc dù rất cố gắng, nhưng bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và bạn đọc.

4


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khí CO2 là gì?
Khí CO2 hay Cacbon đioxit (các tên gọi khác thán khí, anhiđrit
cacbonic, khí cacbonic) là một hợp chất ở điều kiện bình thường có
dạng khí trong khí quyển trái đất, bao gồm một nguyên tử cacbon và hai nguyên
tử ôxy. Là một hợp chất hóa học được biết đến rộng rãi, nó thường xuyên được

gọi theo công thức hóa học là CO2. Trong dạng rắn, nó được gọi là băng khô.
Cacbon đioxit thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả khí thoát ra
từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của
các sinh vật sống hiếu khí. Nó cũng được một số vi sinh vật sản xuất từ sự lên
men và sự hô hấp của tế bào. Các loài thực vật hấp thụ điôxít cacbon trong quá
trình quang hợp và sử dụng cả cacbon và ôxy để tạo ra các cacbohyđrat. Ngoài
ra, thực vật cũng giải phóng ôxy trở lại khí quyển, ôxy này sẽ được các sinh vật
dị dưỡng sử dụng trong quá trình hô hấp, tạo thành một chu trình. Nó có mặt
trong khí quyển trái đất với nồng độ thấp và tác động như một khí gây hiệu ứng
nhà kính. Nó là thành phần chính trong chu trình cacbon.
2. Các nguồn chính gây ra khí CO2
Dựa trên các cơ sở lý thuyết và thực tiễn, có 2 nguồn chính sinh ra CO 2:
nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. Nguồn phát thải CO 2 tự nhiên bao gồm quá
trình phân hủy, quá trình giải phóng khí CO2 từ đại dương và sự hô hấp của động
thực vật, trong đó có con người. Nguồn phát thải CO2 nhân tạo đến từ các hoạt
động như sản xuất công nghiệp, phá rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch như than,
dầu và khí tự nhiên. Kể từ sau khi Cách mạng Công nghiệp diễn ra, nồng độ khí
CO2 trong khí quyển đã tăng lên rất nhiều và đã đạt đến mức cao chưa từng thấy
trong 3 triệu năm qua. Điều đó đã cho thấy tác động không hề nhỏ của con
người tới lượng CO2 có trong bầu khí quyển. Vì vậy, đề tài sẽ tập trung vào các
nguồn phát thải CO2 nhân tạo.
5


a. Nguồn tự nhiên
Các đại dương, đất, thực vật, động vật và núi lửa của trái đất là tất cả các
nguồn khí CO2 tự nhiên. Phần lớn khí thải CO2 sản xuất tự nhiên là từ trao đổi
đại dương và khí quyển. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng khác bao
gồm hít thở thực vật và động vật cũng như hô hấp và phân hủy đất. Một lượng
nhỏ cũng được tạo ra do phun trào núi lửa. Lượng CO 2 được tạo ra bởi các

nguồn tự nhiên luân chuyển liên tục từ các nguồn phát đến các bể chứa carbon
đã tồn tại hàng ngàn năm, do đó lượng CO2 luôn ở mức an toàn.
b. Nguồn nhân tạo
Lượng CO2 do con người tạo ra nhỏ hơn nhiều so với khí thải tự nhiên
nhưng chúng đã làm mất sự cân bằng trong chu kỳ carbon tồn tại trước Cách
mạng Công nghiệp. Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, nguồn phát
thải CO2 nhân tạo ngày càng tăng. Việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch cũng
như nạn phá rừng là nguyên nhân chính làm tăng nồng độ carbon đioxit trong
khí quyển. 87% lượng phát thải CO 2 do con người tạo ra từ việc đốt các nhiên
liệu hoá thạch như than đá, khí tự nhiên và dầu. Phần còn lại là kết quả của phá
rừng và các hoạt động sử dụng đất (9%), cũng như một số quy trình công nghiệp
(4%).
 Xử lý và sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Nguồn phát thải CO2 lớn nhất của con người là từ sự đốt cháy các nhiên liệu
hóa thạch để tạo ra năng lượng. Hầu hết lượng cacbon được lưu trữ trong nhiên
liệu hóa thạch được chuyển thành CO 2 trong quá trình này. Ba loại nhiên liệu
hóa thạch được sử dụng nhiều nhất là than, khí tự nhiên và dầu. Than là nhiên
liệu hóa thạch có hàm lượng cacbon nhiều nhất và có tỉ lệ sử dụng tương đối
cao. Đối với mỗi tấn than đốt, khoảng 2,5 tấn CO 2 được tạo ra. Ba ngành kinh tế
chính sử dụng nhiên liệu hóa thạch là: điện - nhiệt, giao thông và công nghiệp.
 Nạn phá rừng và những thay đổi trong việc sử dụng đất
Nạn phá rừng, và đặc biệt là sự phá hủy rừng nhiệt đới cũng là một nguyên
nhân đáng kể dẫn tới sự gia tăng lượng khí CO 2. Các nhà khoa học ước tính rằng
phá rừng và những thay đổi khác trong việc sử dụng đất chiếm khoảng 23%
6


lượng khí thải CO2 do con người thải ra. Cây cối và các loài thực vật khác hấp
thụ CO2 từ không khí. Sử dụng năng lượng từ mặt trời, chúng biến carbon thu
được từ các phân tử CO2 thành các chất dinh dưỡng cho thân cây, cành cây và lá

của chúng. Đây là một phần của chu trình carbon. Nói cách khác, trong bối cảnh
biến đổi khí hậu, điều quan trọng nhất đối với rừng không phải là chúng hỗ trợ
làm giảm lượng CO2 trong không khí mà rừng chính là những hồ chứa carbon
lớn. Nếu một khu rừng như vậy bị đốt hoặc phá thì phần lớn lượng carbon đó sẽ
được giải phóng trở lại bầu khí quyển, làm tăng lượng CO2 trong khí quyển.
 Sự phát triển của các ngành công nghiệp
Trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa cùng với sự phát triển kinh
tế xã hội, ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây
dựng và đưa vào hoạt động và đã xả thải vào môi trường một lượng rất lớn các
chất khí thải công nghiệp, đặc biệt là các Khu công nghiệp còn sử dụng công
nghệ sản xuất lạc hậu và chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi xả
ra môi trường. Điều này đã gây ra một tác động vô cùng lớn đối với môi trường
không khí mà cụ thể là làm tăng nồng độ khí CO2 trong không khí.
 Dân số
Sự gia tăng dân số đã ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng và hiệu ứng
nhà kính trong vài thập kỷ qua. Mối quan hệ giữa dân số và lượng khí thải CO 2
là rất rõ ràng. Khi dân số tăng thì nhu cầu về năng lượng cũng tăng lên, việc sử
dụng năng lượng từ nhiên liệu sẽ khiến nhiều khí CO2 được tạo ra hơn.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu về mức độ ô nhiễm môi trường mà
cụ thể là nồng độ khí CO2 trong không khí. Tập trung vào lượng khí thải CO 2,
nhóm nhận thấy rằng hầu hết các bài nghiên cứu đều có chung những đặc điểm
sau:
o Các bài nghiên cứu đã đề cập đến mối liên hệ giữa lượng khí thải CO 2
bình quân và thu nhập bình quân đầu người.

7


o Các bài nghiên cứu thường được tiến hành dựa trên một chuỗi dữ liệu của

các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, dữ liệu cho biết lượng khí thải CO 2
hầu hết đều được lấy từ một nguồn độc lập.
o Các mối quan hệ được xét tới hoặc là tuyến tính hoặc không tuyến tính
hoặc cả hai.
Tuy nhiên các bài nghiên cứu trước đó hầu hết chỉ phân tích lượng khi thải
CO2 tại 1 quốc gia cụ thể qua các thời kỳ từ đó đưa ra giải pháp để khắc phục mà
chỉ áp dụng được trên một phạm vi nhất định. Dựa trên số liệu có được nhóm
phân tích những ảnh hưởng tác động tới lượng CO 2 trên 1 nhóm các quốc gia
trên thế giới. Mong rằng đề tài này của nhóm sẽ giúp người đọc có được cái nhìn
tổng quan hơn về tình hình ô nhiễm trên thế giới đồng thời có những đánh giá
chính xác và giải pháp cụ thể để khắc phục được tình trạng ô nhiễm một cách
hiệu quả nhất.

II. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
1. Lựa chọn các biến trong mô hình
Từ cơ sở lý luận đã nêu ở phần II, nhóm xin đề xuất mô hình nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2 gồm các biến sau:
a. Biến phụ thuộc: Lượng khí thải CO2 trung bình
b. Biến giải thích:
 Tỉ trọng năng lượng hóa thạch trong tổng năng lượng tiêu thụ
Việc xử lí và sử dụng năng lượng hóa thạch là một trong những nguồn
phát thải CO2 lớn nhất trái đất. Khác với các loại năng lượng tái tạo, quá trình
đốt nhiên liệu hóa thạch (nguồn năng lượng không thể tái tạo) tạo ra điện năng
hoặc nhiệt năng phục vụ cho quá trình sinh hoạt và sản xuất cũng tạo ra sản
phẩm phụ là CO2. Vì vậy tỉ trọng năng lượng hóa thạch trong tổng năng lượng
tiêu thụ cũng là một nhân tố quyết định đối với lượng khí thải CO2 của các quốc
gia.

8



 Giá trị ngành công nghiệp khai thác và chế tạo
Ngành công nghiệp khai thác và chế tạo là ngành có ảnh hưởng nhiều nhất
đối với môi trường trong tất cả các ngành còn lại, đặc biệt là đối với các nước
đang phát triển, đang trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Giá trị ngành công nghiệp càng cao chứng tỏ ngành công nghiệp càng phát triển,
đòi hỏi tăng cường sản xuất. Trong khi đó tại nhiều quốc gia, quá trình xử lý khí
thải chưa được kiểm tra nghiêm ngặt dẫn đến lượng khí thải từ các nhà máy xí
nghiệp xả ra môi trường ngày càng nhiều, trong đó khí CO 2 chiếm phần lớn. Do
đó, giá trị ngành công nghiệp có ảnh hưởng lớn đối với lượng khí CO 2 trong khí
quyển
 Diện tích rừng
Rừng là nơi sinh sống của nhiều loại thực vật – nguồn hấp thu carbon
dioxide qua quá trình quang hợp và cũng là nơi lưu trữ carbon qua quá trình
tổng hợp hữu cơ, là các bể chứa carbon khổng lồ của trái đất. Diện tích rừng
thay đổi đồng nghĩa với việc dung tích của các bể chứa carbon cũng thay đổi, từ
đó lượng CO2 được giải phóng ra khí quyển cũng thay đổi.
2. Mô hình
a. Hàm hồi quy tổng thể (PRF):
Trong đó:

i

: Hệ số hồi quy

ui: Sai số ngẫu nhiên
b. Hàm hồi quy mẫu (SRF):
Trong đó:

: Ước lượng của i


c. Kì vọng về dấu của biến

Bảng 1: Kỳ vọng về dấu của biến
Tên biến

Ký hiệu

Đơn vị


9


vọng về dấu
của biến
Lượng khí CO2 trung bình

co2

Tỷ trọng năng lượng hóa

ffc

thạch trong tổng năng (fossil

Metric

per capita
fule


lượng tiêu thụ
consumption)
Giá trị ngành công nghiệp
ind
khai thác và chế tạo
Diện tích rừng

tons

(industry)
fa

%

+

Billion US$

+

(forest area)

Km2

-

Logarit của biến co2

lco2


%

Logarit của biến ind

lind

%

+

Logarit của biến fa

lfa

%

-

Kỳ vọng hệ số chặn β0 dương vì CO2 là thành phần trong không khí, lượng
CO2 dương cho biết mô hình được xây dựng tuân theo khoa học.
Kỳ vọng hệ số góc β1 dương vì quá trình đốt cháy hóa thạch sinh ra carbon
dioxide. Đồng thời, tỷ trọng năng lượng hóa thạch của một nước phản ánh tính
ưa thích sử dụng nhiên liệu chất đốt tại nước đó nên một đất nước càng sử dụng
nhiều hóa thạch sản xuất năng lượng thì lượng CO2 tạo ra từ nước đó càng tăng.
Kỳ vọng hệ số góc β2 dương vì công nghiệp khai thác và chế tạo sử dụng
nguồn nhiên liệu không tái tạo được là chủ yếu, ngành công nghiệp này chiếm tỷ
trọng kinh tế cao đồng nghĩa với việc các mỏ khoáng sản được khai thác, nhà
máy đi vào sản xuất nhiều hơn và lượng CO 2 thải ra không khí cũng theo đó
tăng cao.

Kỳ vọng hệ số góc β3 âm vì rừng đóng vai trò hấp thụ khí CO 2, diện tích
rừng cao phản ánh lượng khí thải giảm đi nhiều hơn.

10


d. Nguồn số liệu
Qua tìm hiểu trang , nhóm đã có số liệu về
lượng khí thải CO2 bình quân của 185 quốc gia trên thế giới cũng như số liệu về
các nhân tố ảnh hưởng đến lượng khí thải CO 2 bình quân theo năm: tỷ trọng
năng lượng hóa thạch trong tổng năng lượng tiêu thụ, giá trị ngành công nghiệp
và diện tích rừng trong trong năm 2014 của 185 quốc gia kể trên. Số liệu được
tổng hợp trong phần Danh sách các hình vẽ-bảng biểu để tiến hành hồi quy, ước
lượng.
e. Mô tả số liệu thống kê
Bảng 2: Mô tả số liệu thống kê
Variables

Mean

Median

Minimum

Maximum

lco2

0.4408


0.5604

-1.1981

1.6573

ffc

66.272

73.577

5.356

99.995

lind

1.7297

1.6712

-1.7367

4.3437

lfa

4.8633


4.9198

0.5441

7.6023

Hình 1: Đồ thị phân bố của biến ffc

Hình 2: Đồ thị phân bố của biến lind
11


Hình 3: Đồ thị phân bố của biến lfa

f. Mô tả sự tương quan giữa các biến
Bảng 3: Mô tả sự tương quan giữa các biến
lco2
Ffc
Lind
Lfa

Lfa

Lind

ffc

lco2

-0.0928

0.0097
0.6860
1.0000

0.3821
0.4544
1.0000

0.7153
1.0000

1.0000

Hình 4: Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc lco2 và biến độc lập ffc

12


Biến được giải thích lco2 và biến giải thích ffc có tương quan tuyến tính,
đường mô tả tương quan tương tương đối thoải.
Theo bảng thống kê trên, hệ số tương quan giữa lco2 và ffc bằng 0.7153 >0,
nên hai biến có tương quan cùng chiều.
Hệ số tương quan gần về 1, nên mối liên hệ giữa lco2 và ffc khá chặt.
Hình 5: Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc lco2 và biến độc lập lind

Biến được giải thích lco2 và biến giải thích lind có tương quan tuyến tính,
đường mô tả tương quan thoải.
Theo bảng thống kê trên, hệ số tương quan giữa lco2 và lind bằng 0.3821 >
0, đây là tương quan dương.
Hệ số tương quan gần về mốc 0 hơn, nên tương quan giữa 2 biến tương đối

chặt.
Hình 6: Biểu đồ tương quan giữa biến phụ thuộc lco2 và biến giải thích lfa
13


Biến được giải thích lco2 và biến giải thích lfa có tương quan tuyến tính,
đường mô tả tương quan rất thoải.
Theo bảng thống kê trên, hệ số tương quan giữa lco2 và lfa bằng -0.0928 <
0, đây là tương quan âm. Hệ số tương quan gần mốc 0, nên tương quan 2 biến
không chặt.

III. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
1. Mô hình hồi quy bội
Ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương
nhỏ nhất (OLS)

Kết quả trả về
Residuals:

14


Min

1Q Median

3Q

Max


-2.1879 -0.5676 -0.0076 0.4320 3.5731
Coefficients:
Estimate Std. Error t value Pr(>|t|)
(Intercept) 0.162256 0.345838 0.469

0.64

ffc

0.025986 0.002945 8.822 9.32e-16 ***

lind

0.406866 0.091045 4.469 1.38e-05 ***

lfa

-0.323462 0.068307 -4.735 4.40e-06 ***

--Signif. codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1
Residual standard error: 0.8396 on 181 degrees of freedom
Multiple R-squared: 0.5692,

Adjusted R-squared: 0.562

F-statistic: 79.7 on 3 and 181 DF, p-value: < 2.2e-16

Bảng 4: Kết quả hồi quy OLS
Biến


Tên biến

Hệ số OLS
Hệ số

t-value

Signif.code

Tỷ trọng năng
lượng hóa thạch
trong tổng năng
lượng tiêu thụ
Giá trị ngành
công nghiệp khai
khoáng và chế tạo

ffc

lind
(log industry)

8.822

0.026

(0.003)

4.469


0.407

(0.091)

lfa

Diện tích rừng

(log forest

-4.735

-0.323

(0.068)

area)
Hệ số chặn

(intercept)

***

***

***

0.469

0.162


(0.346)



0.5692

Số lượng quan sát

185

15


Tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% nên ta không thể loại ra
mô hình. Hệ số xác định R²=0.5692 thể hiện các biến động lập: tỷ trọng năng
lượng hóa thạch trong tổng năng lượng tiêu thụ, giá trị ngành công nghiệp, diện
tích rừng giải thích được 56,92% sự thay đổi trong giá trị của biến phụ thuộc
lượng khí thải CO2 được đưa ra ngoài không khí.
Như vậy, mô hình hồi quy mẫu có dạng:
= 0.162 + 0.026 * ffc + 0.407 * lind – 0.323 * lfa
Nhận xét:
Hệ số chặn =0.162: khi giá trị các biến độc lập trong mô hình bằng 0 thì
trung bình lượng khí thải đưa ra ngoài không khí là 0.162%
Hệ số =0.026: khi năng lượng chất đốt tăng 1% thì lượng CO2 trung bình
thải ra ngoài không khí tăng 2.6%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết
quả phù hợp với kỳ vọng.
Hệ số =0.407: khi tỷ trọng công nghiệp tăng 1% thì lượng CO2 trung bình
thải ra ngoài không khí tăng 0.407%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Kết quả này phù hợp với kỳ vọng.

Hệ số = -0.323: khi diện tích rừng tăng lên 1% thì lượng CO2 trung bình thải
ra ngoài không khí giảm 0.323%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết
quả này phù hợp với kỳ vọng.
2. Kiểm định mô hình
a. Kiểm định giả thiết về hệ số hồi quy
Cặp giả thuyết:

(

Ta sẽ kiểm định hệ số hồi quy bằng phương pháp ước lượng khoảng tin cậy,
dưới đây sẽ là bảng khoảng tin cậy của các hệ số hồi quy với mức ý nghĩa bằng
5%.
- Phương pháp tìm khoảng tin cậy: sử dụng lệnh confint(ln)
- Kết quả trả về với n=185 và α=5%
16


2.5 %

97.5 %

(Intercept)

-0.52013802

0.84464925

ffc

0.02017443


0.03179826

lind

0.22721960

0.58651146

lfa

-0.45824257

-0.18868178

Bảng 5: Kết luận về kiểm định hệ số hồi quy
βi

0 nằm trong

β1

khoảng tin cậy
Không

β2

Không

β3


Không

Kết luận

Kết quả

Mức

ý

Bác bỏ H0

Có ý nghĩa

nghĩa
5%

Bác bỏ H0

thống kê
Có ý nghĩa

5%

Bác bỏ H0

thống kê
Có ý nghĩa


5%

thống kê
-Phân tích kết quả:
Khoảng tin cậy 2 phía của β 1 là (0.0202;0.0318), vậy với mức ý nghĩa 5%,
khi tỷ trọng năng lượng chất đốt tăng 1% thì lượng CO2 trung bình thải ra ngoài
không khí tăng tối thiểu là 2.02% và tăng tối đa là 3.18%.
Khoảng tin cậy 2 phía của β 2 là (0.2272;0.5865), vậy với mức ý nghĩa 5%,
khi giá trị của ngành công nghiệp khai thác khoáng và chế tạo tăng 1% thì lượng
CO2 trung bình thải ra ngoài không khí tăng tối thiểu 0.2272% và tăng tối đa là
0.5865%.
17


Khoảng tin cậy 2 phía của β3 là (-0.4582;-0.1887), vậy với mức ý nghĩa
5%, khi diện tích rừng tăng 1% thì lượng CO2 trung bình thải ra ngoài không khí
giảm tối đa 0.4582% và giảm tối thiểu là 0.1887%
b. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định này nhằm xem xét trường hợp các tham số của biến độc lập
đồng thời bằng 0 có xảy ra hay không.
Giả thuyết thống kê:

Kết quả hồi quy OLS
Residuals:
Min

1Q Median

3Q


Max

-2.1879 -0.5676 -0.0076 0.4320 3.5731
Coefficients:
Estimate Std. Error t value Pr(>|t|)
(Intercept) 0.162256 0.345838 0.469

0.64

ffc

0.025986 0.002945 8.822 9.32e-16 ***

lind

0.406866 0.091045 4.469 1.38e-05 ***

lfa

-0.323462 0.068307 -4.735 4.40e-06 ***

--Signif. codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1
Residual standard error: 0.8396 on 181 degrees of freedom
Multiple R-squared: 0.5692,

Adjusted R-squared: 0.562

F-statistic: 79.7 on 3 and 181 DF, p-value: < 2.2e-16

Dựa theo kết quả hồi quy ở trên ta có:

18


Fqs = 79.7, P_value(F)< (2.2e-16) 111
và với mức ý nghĩa , P_value<
=> Bác bỏ giả thuyết H0.
c. Kiểm định sai phạm đa cộng tuyến
 Định nghĩa và hậu quả của đa cộng tuyến
o Định nghĩa.
Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong một mô hình
hồi quy phụ thuộc lẫn nhau là thể hiện được dưới dạng hàm số.
o Hậu quả của hiện tượng đa cộng tuyến
→ Không thể ước lượng được mô hình.
→ Phương sai và hiệp phương sai của OLS lớn.
→Khoảng tin cậy cho các hệ số ước lượng rộng hơn.
→Tỷ số t “không có ý nghĩa”.
→R2 cao nhưng tỷ số t có ít ý nghĩa.
→Các ước lượng bình phương bé nhất và các sai số tiêu chuẩn của chúng
trở nên nhạy với những thay đổi nhở trong số liệu.
→Dấu của các ước lượng của hệ số hồi quy có thể sai.
→Thêm vào hay bớt đi các biến cộng tuyến với các biến khác, mô hình sẽ
thay đổi về độ lớn của các ước lượng hoặc dấu của chúng.
 Kiểm định đa cộng tuyến
Bước 1: Hồi quy mô hình bằng phương pháp OLS
Bước 2: Kiểm định tương quan giữa các biến bằng cách sử dụng thừa số
tăng phương sai (VIF): thu được bảng kết quả như sau:

19



Bảng 6: Thừa số tăng phương sai của mô hình
Tên biến
Ffc
lind
Lfa
Mean VIF

VIF
1.609
3.039
2.412
2.353

Nhận xét: Ta thấy các thừa số tăng phương sai nhỏ hơn 9, nằm trong vùng
có thể chấp nhận.
Kết luận: Mô hình không xảy ra đa cộng tuyến

20


KẾT LUẬN
Mô hình hồi quy trên giải thích biến phụ thuộc là lượng khí CO 2 (co2)
bằng các biến độc lập bao gồm: giá trị ngành công nghiệp(lind), diện tích rừng
(lfa), tỷ trọng năng lượng hóa thạch trong tổng năng lượng tiêu thụ(ffc)với hàm
hồi quy tổng thể (PRF):
Sau khi phân tích hồi quy với 185 quốc gia, ta tính được hệ số của hàm
hồi quy mẫu (SRF):
= 0.162 + 0.026 * ffc + 0.407 * lind – 0.323 * lfa
Sau khi kiểm định, các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê và mô hình
hồi quy phù hợp.

Các biến độc lập trong mô hình giải thích được 56,92% biến phụ thuộc
Từ hàm hồi quy mẫu cho thấy:
 Nếu các yếu tố khác không đổi, khi năng lượng chất đốt tăng 1% thì
lượng CO2 trung bình thải ra ngoài không khí tăng 2.6%.
 Nếu các yếu tố khác không đổi, khi tỷ trọng công nghiệp tăng 1% thì
lượng CO2 trung bình thải ra ngoài không khí tăng 0.407%
 Nếu các yếu tố khác không đổi, khi diện tích rừng tăng lên 1% thì lượng
CO2 trung bình thải ra ngoài không khí giảm 0.323%
Như vậy, trong 3 tác động ảnh hưởng đã phân tích, tỷ trọng công nghiệp
có tác động lớn nhất, và tỷ trọng năng lượng hóa thạch trong tổng năng lượng
tiêu thụ có tác động nhỏ nhất đến lượng khí thải CO2. Tuy nhiên, nhiên liệu hóa
thạch là nguồn nhiên liệu không thể tái tạo được, thế nên lạm dụng quá nhiều
nguồn năng lượng này không phải là phương pháp tốt để hướng đến nền kinh
tế bền vững.
Trong tình hình lượng khí thải CO2 ở trái đất đang ở trạng thái mất cân
bằng đến mức báo động, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến biến đổi
khí hậu toàn cầu, nhóm thực hiện xin đề xuất một số giải pháp nhằm làm giảm
lượng khí thải CO2 dựa vào mô hình trên:
21


- Tăng cường trồng rừng, bảo vệ rừng, giáo dục, truyên truyền về vai trò
của rừng vừa là nơi hấp thụ CO2, vừa là các bể chứa carbon tự nhiên khổng lồ
- Chuyển hướng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng
gió, năng lượng mặt trời,… vì chúng không phải là các nguồn phát thải CO 2
lớn như các loại nhiên liệu hóa thạch.

22



Tài liệu và nguồn tham khảo
1. Số liệu thống kê từ World Bank

2. Richer and cleaner? A study on carbon dioxide emissions in developing
countries. – Marzio Galeotti and Alessandron Lanza
3. Carbon dioxide capture and storage – Intergovernmental Panel on
Climate Change.
/>4. Cảnh báo 2019 tiếp nối kỷ lục bốn năm nóng nhất trong lịch sử từng
ghi nhận.
/>fbclid=IwAR01QAPozZS9myBTsvqI8D-WlTcaMnXT8GngrUo_jPGZRCNM6KD244PA0o
5. Carbon pricing incentivizes clean energy innovation
/>6. High efficiency low emission coal
/>
23



×