Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận kinh tế lượng mức độ tác ĐỘNG của các yếu tố đến kết QUẢ KINH DOANH của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM THÔNG QUA CHỈ số ROA năm 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.68 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
----------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THÔNG QUA CHỈ SỐ ROA
NĂM 2016
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Lớp tín chỉ: KTE 309.3
Họ tên

Mã sinh viên

Hoàng Thị Nhung

1613330087

Vũ Minh Thúy

1613330113

Nguyễn Thị Giang

1613330033

Phạm Hoàng Minh

1613330077


Nguyễn Anh Tuấn

1613330124

HàNội, tháng 12 năm 2017


ĐÁNH GIÁ CHÉO
Người đánh giá
Hoàng Thị
Nhung

Vũ Minh
Thúy

Nguyễn Thị
Giang

Phạm
Hoàng
Minh

Nguyễn
Anh Tuấn

-

10

10


10

10

10

-

10

10

10

10

10

-

10

10

Phạm Hoàng
Minh

10


10

10

-

10

Nguyễn Anh Tuấn

10

10

10

10

-

Người được
đánh giá
Hoàng Thị Nhung

Vũ Minh Thúy

Nguyễn Thị Giang

Trong quá trình làm tiểu luận chúng em đã cùng nhau hợp tác và tìm hiểu cùng nghiên cứu đề tài,
đánh giá trên đây dựa trên thái độ làm việc và đóng góp của các thành viên cho bài tiểu luận. Dưới đây

là bài tiểu luận nhóm của chúng em, chúng em gửi cô.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3


Chương I...............................................................................................................5
Chỉ số ROA phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam5
1.1 Lý thuyết liên quan đến đề tài..............................................................................5
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nghiên cứu đã được thực hiện về yếu tố ảnh hưởng
kết quả kinh doanh ngân hàng..................................................................................5
1.3 Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................9

Chương II............................................................................................................11
Xây dựng mô hình..............................................................................................11
2.1 Phương pháp luận của nghiên cứu...................................................................11
2.2 Xây dựng mô hình lý thuyết...............................................................................13
2.3 Mô tả số liệu.......................................................................................................15

Chương III..........................................................................................................18
Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê..........................................................18
3.1 Kết quả ước lượng ban đầu...............................................................................18
3.2 Kiểm định, khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả ước lượng mô hình đã khắc phục
khuyết tật.................................................................................................................. 19
3.3 Kiểm định giá trị................................................................................................21
3.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu......................................................................22
3.5 Giải pháp thực tiễn............................................................................................23

KẾT LUẬN.........................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................26

PHỤ LỤC............................................................................................................28


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, ngành ngân hàng đang tăng trưởng khá mạnh, số phòng giao dịch được
mở thêm, sự hiện diện của ngân hàng ở mọi nơi, cho thấy nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng
tăng cao cũng như hệ thống quản lí vận hành của ngân hàng đang hoạt động tốt, tối ưu hóa lượng tài
sản. Đồng thời để có thêm hiểu biết về chuyên ngành chính mà nhóm đang theo học Khoa Tài chính
ngân hàng, chúng em tiến hành tìm hiểu hệ thống ngân hàng hiện nay, có những ngân hàng tăng
trưởng, lớn mạnh nhanh chóng, tạo niềm tin và thu hút khách hàng cao, nhưng có những ngân hàng
tăng trưởng lợi nhuận âm và tự đặt ra câu hỏi: Những yếu tố nào đang trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động ngân hàng? Từ những nguyên nhân đó, chúng em quyết định lựa chọn đề tài nghiêm cứu:
MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA CHỈ SỐ ROA NĂM 2016.
Mục tiêu của nghiên cứu, trước hết là tiếp thu và thực hành kiến thức môn Kinh tế lượng, bên
cạnh đó, xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các nhân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam 2016 từ đó đưa ra một số gợi ý với nhà quản trị để nâng cao hiệu quả hoạt động ngân
hàng.
Để thực hiện đề tài, đối tượng tập trung là các ngân hàng TMCP Việt Nam, nghiên cứu sử dụng số
liệu của 23 ngân hàng lớn nhỏ thống kê trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán toàn bộ năm 2016.
Cấu trúc tiểu luận
Chương I: Cơ sở lý thuyết về ROA: Trình bày tổng quan ROA, các yếu tố nghiên cứu từ công
trình trước có ảnh hưởng đến.
Chương II: Xây dựng mô hình: Tiến hành xây dựng mô hình, phân tích dự đoán sự ảnh hưởng
của các yếu tố.
Chương III: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê: Tiền hành hồi quy trên Gretl, kiểm định
và khắc phục mô hình.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng em gặp một số khó khăn, hạn chế: thiếu kinh nghiệm trong
thực hiện một đề tài nghiên cứu, các kĩ năng cũng như kiến thức về Kinh tế lượng chưa thành thục,
mức độ hiểu biết về hệ thống ngân hàng chưa thật sự sâu rộng, luồng thông tin chính là báo điện tử,..

Vì những khó khăn và hạn chế đó, chắc chắn tiểu luận sẽ có những sai sót, rất mong cô có thể thông
cảm, đưa ý kiến đóng góp để bài tiều luận của chúng em hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm
ơn!


Chương I
Chỉ số ROA phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt
Nam
Lý thuyết liên quan đến đề tài
Đo lường hiệu quả kinh doanh qua chỉ số ROA-tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ
suất sinh lời trên tổng tài sản), ROA ( Return on Assets), là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả
năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức: ROA =
Đánh giá công ty dựa trên chỉ số ROA ( phản ánh bao nhiêu % hiệu quả kinh doanh) và ý nghĩa
của ROA
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh
nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn không có lãi. Mức lãi
hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu
quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.
Do đó, người phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với
bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và các nghiên cứu đã được thực hiện về yếu tố ảnh hưởng
kết quả kinh doanh ngân hàng
Mối quan hệ giữa hệ số nợ trên tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh
Tỷ số nợ trên tài sản (D/A) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản
lý nợ của ngân hàng.
Tỷ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) của ngân
hàng trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy

từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Công thức tính như sau:
D/A =
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của ngân hàng là từ đi vay. Qua đây biết được
khả năng tự chủ tài chính. Tỷ số này quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít, ngân hàng có khả năng tự
chủ tài chính cao. Song đó cũng thể ngân hàng chưa khai thác đòn bẩy tài chính - chưa biết cách huy


động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, chỉ số này quá cao, ngân hàng không đủ tiềm lực tài chính
mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doing, mức độ rủi ro của ngân hàng cao hơn.
Mối quan hệ giữa lãi suất tiền gửi tiết kiệm và hiệu quả kinh doanh
Lãi suất ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa tiền vốn gửi vào hoặc cho vay với mức lãi trong một
thời kỳ nhất định do ngân hàng quy định hoặc thỏa thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng. Như vậy, lãi
suất thể hiện tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong khoảng thời gian thường là một năm.
Ý nghĩa của lãi suất:
Xét trên yếu tố vĩ mô, lãi suất tín dụng là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần thực hiện
các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Ý nghĩa này của lãi suất tín dụng được thể hiện trên nhiều
mặt.
Thứ nhất, nhà nước có thể thông qua lãi suất tín dụng để thực hiện điều chỉnh lượng cung ứng
tiền, từ đó tác động đến sự tăng giảm sản lượng để thực hiện điều tiết nền kinh tế (ổn định lạm phát,
công ăn việc làm và phát triển sản xuất).
Thứ hai, lãi suất tín dụng tác động tới tổng cung và tổng cầu thông qua tác động tới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, đến tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư. Khi lãi suất tín dụng tăng cao,
người dân sẽ hạn chế tiêu dùng, gửi tiết kiệm nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ thận trọng trong các hoạt
động đầu tư vì vậy tổng cầu và tổng cung đều có xu hướng giảm. Ngược lại, lãi suất tín dụng hạ thấp
khuyến khích tiêu dùng, các khoản gửi tiết kiệm sẽ hạn chế hơn trong khi đó doanh nghiệp có điều kiện
mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tổng cung và tổng cầu đều có xu hướng tăng cao.
Thứ ba, lãi suất tín dụng được sử dụng làm công cụ điều hòa cung cầu ngoại tệ, góp phần cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế. Nâng cao lãi suất tín dụng sẽ hút ngoại tệ vào trong nước làm tăng
cung ngoại tệ. Hạ thấp lãi suất tín dụng sẽ đẩy ngoại tệ ra ngoài nước, làm giảm cung và tăng cầu ngoại
tệ.

Thứ tư, trong chừng mực nhất định, người ta có thể sử dụng lãi suất để thực hiện điều chỉnh cơ
cấu ngành, cơ cấu khu vực nhằm đảm bảo sự thích ứng của nền kinh tế với nhu cầu của thị trường
trong nước và quốc tế. Nhà nước có thể thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi cho những doanh nghiệp
thuộc những ngành nghề, khu vực kinh tế được khuyến khích nhờ vậy có thể kích thích sự phát triển
của những ngành nghề và những khu vực này nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Xét trên góc độ vi mô, sự ảnh hưởng của thay đổi lãi suất tín dụng thể hiện ở hai khía cạnh.
Một là, lãi suất tín dụng là công cụ thực hiện các hoạt động của các trung gian tài chính trong điều
kiện cạnh tranh lành mạnh để đảm bảo tính tự chủ tài chính của các tổ chức này, tạo ra nguồn lực tài
chính để các tổ chức này tồn tại và phát triển.


Hai là, lãi suất tín dụng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và đời
sống của dân cư. Đối tượng sử dụng dịch vụ này thông thường các khách hàng cá nhân. Khi gửi tiết
kiệm một số tiền vào một khoảng thời gian nhất định, bạn được hưởng lãi suất tiết kiệm tương ứng với
kỳ hạn đó. Ngân hàng sẽ phát hành cho bạn sổ tiết kiệm tương ứng số tiền, kỳ hạn và lãi suất...
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm càng lớn càng thu hút người có tiền gửi vào ngân hàng, tăng nguồn vốn
hoạt động của ngân hàng.
Mối quan hệ giữa sự niêm yết cổ phiếu và hiệu quả kinh doanh
Khi niêm yết giá cổ phiếu sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh cao cho các ngân hàng.
Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
(TTCK), doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát
hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường.
Huy động theo cách này, doanh nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống
như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và
chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu
trên TTCK.
Tăng uy tín của doanh nghiệp: để được niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng được
những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất - kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức...
Do đó, những công ty được niêm yết trên thị trường thường là những công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.
Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp: khi doanh nghiệp niêm yết trên TTCK sẽ

giúp các cổ đông của doanh nghiệp dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm giữ, qua đó tăng tính
hấp dẫn của cổ phiếu.
Gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp: xét về dài hạn, giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm
yết đều tăng so với mức giá tại thời điểm trước khi niêm yết.
Những ngân hàng niêm yết trên thị trường sẽ là những ngân hàng tốt. Việc trở thành ngân hàng
được niêm yết sẽ giúp cho nhiều người biết đến ngân hàng làm ăn có hiệu quả, luôn được các cơ quan
thông tin đại chúng quan tâm thông tin tình hình ngân hàng với công chúng. Khi cổ phiếu được niêm
yết, chúng có thể được nâng cao tính thanh khoản, mở rộng phạm vi chấp nhận làm vật thế chấp và dễ
dàng được sử dụng phục vụ cho các mục đích về tài chính, thừa kế và các mục đích khác.


Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và hiệu quả kinh doanh
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả
nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản
hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng
căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và
bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các
khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh
nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,.... Nhìn chung, một ngân hàng luôn phải ước tính trước những
khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước.
Như vậy, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng càng lớn dẫn đến thu hồi vốn kém làm cho hiệu quả kinh
doanh thấp. Ngược lại , tỉ lệ nợ xấu càng bé dẫn đến thu hồi vốn cao làm hiệu quả kinh doanh cao.
Giả thuyết nghiên cứu
Ảnh hưởng của quy mô đến kết quả kinh doanh
Quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận chiều. Điều này có nghĩa rằng,
các ngân hàng quy mô lớn thường có tỷ lệ nợ cao hơn, hay đòn bẩy tài chính lớn hơn các ngân hàng
nhỏ do mức độ chấp nhận và quản trị rủi ro tốt hơn. Cùng với đó, khả năng huy động vốn từ tiền gửi
của công chúng và đi vay các tổ chức khác của các NHTM lớn cũng dễ dàng hơn so với các ngân hàng
nhỏ do mức độ tín nhiệm cao hơn. Với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài

chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp
các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng. Các ngân hàng này có dòng tiền ổn định, và đặc biệt, khả năng
phá sản là nhỏ hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ.
Tỷ lệ nợ xấu
Phòng Thống kê – Liên hợp quốc cho rằng về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá
hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các loại lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái
cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận: hoặc các khoản phải thanh toán nhưng đã quá hạn dưới 90 ngày
nhưng có lý do, chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đủ. Như vậy, nợ xấu
có ảnh hưởng không nhỏ tới chủ nợ cũng như ngân hàng, khiến cho cả 2 đều có nguy cơ mất vốn.
Niêm yết cổ phiếu
Việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán giúp ngân hàng mở ra cơ hội thuận lợi hơn cho việc
huy động vốn kinh doanh. Mọi doanh nghiệp khi niêm yết cổ phiếu đều phải công khai minh bạch báo
cáo tài chính của mình và điều này làm tăng thêm phần nào uy tín cho chính ngân hàng. Nhóm nghiên


cứu kỳ vọng có thể tìm được tác động thuận chiều của việc niêm yết cổ phiếu với chỉ số ROA trong bài
nghiên cứu này.
Tác động của lãi suất tiết kiệm
Khách hàng luôn muốn số tiền của mình phải được sinh lời ở mức cao nhất. Chính vì vậy, một
ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao sẽ thu hút khách hàng hơn, từ đó tiềm lực tài chính vững chắc
hơn. Lãi suất tiền gửi sẽ tác động phần nào đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.


Chương II
Xây dựng mô hình
Phương pháp luận của nghiên cứu
Mô hình hồi quy
Hồi quy là phương pháp chính trong kinh tế lượng, lần đầu tiên phương pháp được thực hiện do
nhà khoa học Franisis Galton, năm 1886 ông sử dụng nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều cao người
cha và người con trai. Thuật ngữ Regression to mediocrity ( quy về giá trị trung bình) do Galton dùng

cho đến nay các nhà nghiên cứu gọi là phân tích hồi quy.
Về toán học: Phân tích hồi quy nói lên mối quan hệ phụ thuộc giữa một biến với một hay nhiều
biến khác



Biến phụ thuộc vào biến khác được gọi là biến phụ thuộc: biến Y
Biến xác định sẵn, giá trị cho trước: biến X

Về kinh tế: Phân tích hồi quy nói lên mối quan hệ giữa một yếu tố kinh tế bị tác động bởi một hay
nhiều nhân tố tác động



Yếu tố bị tác động: biến Y
Các nhân tố tác động: biến X

Về kỹ thuật: Phân tích hàm hồi quy là:


Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của biến độc lập nhằm tìm ra



các hệ số hồi quy
Kiểm định các kết quả hồi quy tìm được như kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định hàm hồi quy.
Mô hình hồi quy tổng thể cho biết giá trị trung bình của biến Y thay đổi khi các biến X thay đổi.

Hàm tổng thể có một biến X là hàm hồi quy đơn, nếu có nhiều biến X được gọi là hàm hồi quy bội.
Chúng ta sẽ xem xét mô hình hồi quy tuyến tính:

Yi = β1 + β2X2i + … + βk Xki + ui
Trong đó:
β1 : Hệ số chặn, là giá trị trung bình của biến Y khi X2i = … = Xki = 0
βj (j = ): Các hệ số hồi quy riêng, chúng phản ánh ảnh hưởng của biến giải thích đối với giá trị trung
bình của biến phụ thuộc khi giá trị của biến giải thích khác chứa trong mô hình không đổi.
ui : Sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i
Trong mô hình chúng ta sẽ nghiên cứu, ngoài các biến giải thích là các biến số lượng còn có
biến giả: STOCK. Biến giả STOCK giải thích cho việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng. STOCK
nhận một trong hai giá trị:
STOCK = 0 nếu ngân hàng không niêm yết cổ phiếu


STOCK = 1 nếu ngân hàng niêm yết cổ phiếu
Hàm hồi quy mẫu được xây dựng trên cơ sở thống kê số liệu ngẫu nhiên, số liệu mẫu. Các quan
sát dưới đây là các quan sát ngẫu nhiên, chúng là những ngân hàng khác nhau, bao gồm các ngân hàng
tư nhân, ngân hàng nhà nước; ngân hàng lớn, ngân hàng nhỏ; ngân hàng phía Bắc, ngân hàng phía
Nam.
Phương pháp ước lượng OLS
Mẫu nghiên cứu là 23 ngân hàng với các số liệu của năm 2016. Các số liệu được lấy từ bảng báo
cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và tính toán theo công thức. Phương pháp phân tích dữ
liệu được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu OLS. Phương
pháp OLS được sử dụng phổ biến vì nó đơn giản và cho ước lượng tối ưu khi thỏa mãn các giả thiết
sau:
Giả thiết 1: Các biến giải thích là phi ngẫu nhiên, tức là các giá trị của chúng được cho trước hoặc được
xác định
Giả thiết 2: Kỳ vọng của các yếu tố ngâu nhiên ui bằng 0
Giả thiết 3: Các ui có phương sai bằng nhau
Giả thiết 4: Không có sự tương quan giữa các ui
Giả thiết 5: Không có sự tương quan giữa ui và Xi
Giả thiết 6: Mô hình được xác định đúng

Giả thiết 7: Không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến độc lập
Với các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, ước lượng của mô hình hồi quy tuyến
tính theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường là ước lượng tuyến tính, không chệch và tốt
nhất.
Xây dựng mô hình lý thuyết
Dựa trên phương pháp luận, xây dựng mô hình cho nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố lên hiệu quả
hoạt động ngân hàng ở Việt Nam năm 2016:
Mô hình hồi quy tổng thể(PRF):
ROA = β1+ β2NREV + β3RATE + β4SCALE + β5ASSET+ β6D/A+ β7BADEB + β8STOCK + ui
Mô hình hồi quy mẫu(SRF):
ROA = + NREV + RATE + SCALE + ASSET + D/A + BADEB + STOCK + ei
ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (%)
NREV: Lợi nhuận ròng (Tỷ VNĐ)


RATE: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng (%)
SCALE: Số phòng giao dịch (Phòng)
ASSET: Tổng tài sản (Tỷ VNĐ)
D/A: Hệ số nợ trên tổng tài sản
BADEB: Tỷ lệ nợ xấu (%)
STOCK: Sự niêm yết cổ phiếu
Giải thích các biến, ký hiệu, ý nghĩa, cách đo và đơn vị
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ số ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng, phản ánh hiệu quả
sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng linh hoạt các nguồn lực: ROA
càng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng tốt.
Trong mô hình hồi quy bội, ROA đóng vai trò là biến phụ thuộc các biến còn lại là biến độc lập.
Cách đo lường
ROA = x 100%
Tổng tài sản bình quân =

Lợi nhuận ròng (NREV)
Lợi nhuận ròng - khoản tiền thực thu về sau khi trừ đi các chi phí quản lý, vận hàng, dự phòng,..
và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp - Chi phí hoạt động, quản lí - Chi phí dự phòng - Thuế thu nhập doanh
nghiệp - Cổ tức (nếu có)
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng (RATE)
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của mỗi ngân hàng là khác nhau, lãi suất này khá
cạnh tranh giữa các ngân hàng vì chúng quyết định tỉ lệ huy động vốn, tạo ra dòng tiền cho ngân hàng
lưu chuyển trong quá trình hoạt động để sinh lời. Tuy nhiên, thực tế không phải ngân hàng nào cũng
thiết lập lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng cao nhưng vẫn lượng vốn huy động vẫn lớn.
Quy mô hoạt động (SCALE)
Quy mô hoạt động của ngân hàng được lượng hóa bằng số các phòng giao dịch trên toàn quốc
năm 2016 thể hiện sự phủ sóng hệ thống của mỗi ngân hàng, sự tiếp cận khách hàng và chất lượng dịch
vụ tại các điểm giao dịch xây dựng lên hình ảnh ngân hàng, niềm tin với khàng. Như thế số phòng giao
dịch biểu thị cho quy mô hoạt động có thể phản ánh một phần nào đó hiệu quả hoạt động ngân hàng.


Tổng tài sản (ASSET)
Dựa vào bảng cân đối của mỗi ngân hàng ta có thể dễ dàng nhận thấy tổng tài sản, cách tính
toán:
Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A)
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) cho biết tổng số tài sản hiện tại của ngân hàng được tài trợ
khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay, phản ánh mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ
cho tổng tài sản.
Hệ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợTổng tài sản
Tỷ lệ nợ xấu (BADEB)
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng
đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.
Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng nợ xấu = Nợ dưới tiêu chuẩn + Nợ nghi ngờ + Nợ có khả năng mất vốn
Tổng dư nợ = Nợ đủ tiêu chuẩn + Nợ cần chú ý + Nợ dưới tiêu chuẩn + Nợ nghi ngờ + Nợ có khả năng
mất vốn
Sự niêm yết cổ phiếu (STOCK)
Sự niêm yết cổ phiếu là biến giả, mang tính định tính được lượng hóa để đưa vào mô hình. Biến
giả nhận 2 giá trị:
STOCK = 1 nếu ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán
STOCK = 0 nếu ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán
Khi niêm yết cổ phiếu các ngân hàng phải công bố toàn bộ báo cáo tài chính, các chỉ số nghành,
ban đầu nhìn vào đó có thể tạo ra niềm tin cho khách hàng để quyết định giao dịch tại ngân hàng, đồng
thời có thể đánh giá hoạt động hiện thời của ngân hàng.
Mô tả số liệu
Nguồn số liệu
Bộ số liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp và được tổng hợp từ báo cáo thường niên
sau kiểm toán của 23 ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm 2016. Các ngân hàng thương mại sau
mỗi kỳ kinh doanh đều tiến hành tổng kết báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh,... và công bố
rộng rãi trên trang chủ của mình. Số liệu của một số biến như “Lợi nhuận ròng” (NREV), “Quy
mô”(SCALE), “Niêm yết cổ phiếu”( STOCK) đều được thể hiện rõ ràng trong báo cáo thường niên.


Bên cạnh đó, số liệu các biến còn lại được nhóm nghiên cứu tính toán trực tiếp từ các dữ liệu có liên
quan, được thể hiện trong bản báo cáo của các ngân hàng.
Mô tả thống kê số liệu
Thống kê mô tả dữ liệu (Bảng 1) trích xuất từ công cụ Excel cung cấp cái nhìn chung nhất về
hoạt động các ngân hàng năm 2016 thông qua các biến số. Các thông số như :Giá trị trung bình, sai số
chuẩn, độ lệch chuẩn, vùng chứa biến, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của 23 mẫu quan sát đều được thể
hiện rõ trong bảng.
Bảng 1 Thống kê mô tả các biến
NREV
RATE

ASSET
SCALE ROA D/A
BADEB
Trung bình
1983,68 6,97
235372,13 438,69 0,69 0,92
1,94
Sai số chuẩn
548,49
0,09
51155,14
102,35 0,14 0,006 0,22
Độ lệch chuẩn
2630,49 0,41
245331,41 490,86 0,65 0,03
1,03
Vùng chứa biến
8217,14 2,1
773206
2165
2,7
0,11
4,84
Giá trị lớn nhất
32,86
6,2
24753
68
0,03 0,85
0,51

Giá trị nhỏ nhất
8250
8,3
797959
2233
2,73 0,96
5,35
Tổng tài sản bình quân các ngân hàng là 235372,13 tỷ với lợi nhuận trung bình 1983,68 tỷ đồng. Số
lượng phòng giao dịch/chi nhánh trung bình là 438,69 trên cả nước. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng mà
ngân hàng cho khách hàng hưởng trung bình đạt 6,97% với mức cao nhất là 8,3% (ngân hàng Tiền phong
Tpbank) .
Bình quân chỉ số ROA là 0,69% cho thấy rằng từ mỗi đồng tài sản đang sở hữu, các ngân hàng thu
được trung bình 0,69% lợi nhuận. Bên cạnh đó, giá trị sai số chuẩn nhỏ- chỉ 0,14% cho thấy dòng tài sản
được sử dụng hiệu quả là tương đối ổn định.
Hệ số nợ D/A bình quân là 0,92 cho thấy cứ 100 đồng tài sản thì có tới 92 đồng ngân hàng đi vay.
D/A giao động trong khoảng 0,85-0,96, đây là mức tương đối cao nhưng phổ biến trong ngành ngân hàng.
Ngoài ra tỷ lệ nợ xấu trung bình là 1,94% cho thấy khả năng kiểm soát nợ của các ngân hàng khá tốt.
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến giải thích
Trước khi bước vào kiểm định sự phù hợp của mô hình, nhóm nghiên cứu kiểm tra sự tương quan
giữa các biến nhằm tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Kết quả kiểm tra trích xuất từ công cụ Gretl, được trình
bày tại bảng dưới đây:
NREV RATE
1
-0,3483
1

ASSET
0,849
-0,4184
1


SCALE
0,4544
-0,4302
0,7222
1

STOCK
0,4347
-0,214
0,5225
0,1296
1

D/A
0,3671
-0,1099
0,4836
0,4316
0,2164

BADEB
-0,1598
-0,1339
0,0055
-0,0467
0,1583

ROA
0,6316

-0,1682
0,2253
0,0184
0,0166

NREV
RATE
ASSET
SCALE
STOCK


1

-0,1739
1

0,151
-0,181
1

D/A
BADEB
ROA

Các biến NREV, ASSET, SCALE, STOCK, D/A có tác động cùng chiều với biến ROA, đặc biệt
NREV có tác động lớn nhất. Ngược lại, hai biến RATE và BADEB tác động ngược chiều với ROA.
Ngoài ra, ma trận hệ số tương quan còn giúp phát hiện đa cộng tuyến giữa các biến giải thích. Hệ số
tương quan giữa biến tài sản ASSET và lợi nhuận ròng NREV lên đến 0,849 lớn hơn mức 0,8 cho thấy đã
xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến và điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của mô hình. Việc nghiên cứu

và khắc phục sẽ được trình bày cụ thể ở chương sau của tiểu luận.


Chương III
Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Kết quả ước lượng ban đầu
Sau khi nhập số liệu vào phần mềm Gretl và tiến hành chạy mô hình ta được kết quả mô hình hồi
quy mẫu:
ROA = -2,6423 + 0,0004547NREV - 0,0927RATE + 0,000335SCALE - 4,24.10-6ASSET + 4,0867DA
+ 0,1044BADEB - 0,0748STOCK + ei
Dựa vào mô hình, có thể nhận thấy β2 và β4 có mức ý nghĩa thống kế kinh tế là 1%; β1, β3, β5, β6,
β7 và β8 không có ý nghĩa tại mức 1%, 5%, 10%.
Các biến độc lập có sai số chuẩn, giá trị quan sát t và P_Value như bảng sai:
Const

NREV

RATE

SCALE ASSET DA

BADE

STOC

B

K

Std.Err


3,0702

6,493.1 0.2053

0.0002

1,0125

3.0927

0.0792

0.1990

or (Sai

9

0-5

84707

6.10-6

6

881

81


T-ratio

−0,860

7,003

1.177

-4,190

1.321

1.316

−0.375

(Giá trị

6

số tiêu
chuẩn)
−0.451
3

8

quan
sát t)

P_Valu
e

0,4030

4,26.

0.6582

0.2576

0,0008

0.2062

0.2078

0.7123

10-6

Từ kết quả hồi quy, ta được:
Giá trị trung bình của biến phụ thuộc ROA (Mean dependent var): 0,694348 (%)
Sai số tiêu chuẩn của biến phụ thuộc (S.D. dependent var): 0,647652
RSS (Sum squared resid) - Tổng bình phương phần dư: 1,712655
Sai số chuẩn của mô hình hồi quy (S.E. of regression): 0,337901
Hệ số xác định (R-squared - R2): các biến độc lập được lựa chọn giải thích được 81,44% cho sự phụ
thuộc của biến phụ thuộc ROA



Hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R-squared - R2): 0,727796
Thống kế F, kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy: F(7,15) = 9,403085
P_Value (F) = 0,000163
1.1 Kiểm định, khắc phục các khuyết tật của mô hình. Kết quả ước lượng mô hình đã khắc phục
khuyết tật
Kiểm định nhận dạng mô hình - RESET of Ramsey
Trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, giả thiết 6: Mô hình được xác định đúng. Sau khi chạy
mô hình thu được kết quả hồi quy, ta thực hiện kiểm định bỏ sót biến bằng kiểm định RESET’s
Ramsey.
Cặp giả thiết:
H0: Các hệ số của Yi2 , Yi3 đồng thời bằng 0
H1: Có ít nhất một hệ số Yi2 bằng 0 hoặc Yi3 bằng 0
Từ kết quả kiểm định RESET’s Ramsey (Hình 3- phụ lục) ta thấy p-value = 0,132 > 0,1 suy ra
sẽ không bác bỏ H0. Như vậy mô hình không bị bỏ sót biến, dạng mô hình ban đầu được xác định
đúng.
Kiểm tra phương sai sai số thay đổi
Theo các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, giả thiết 3: Phương sai sai số ngẫu
nhiên không đổi. Để kiểm định giả thiết này, nhóm em sử dụng kiểm định White.
Tiến hành hồi quy mô hình
= α1 + α 2X2i + α 3X3i + α 4X4i + … + α 35X6i X7i + α 36 X7iX8i+ vi
Kiểm định cặp giả thiết
H0: α 2 = α 3 = α 4 = ... = α 36= 0
H1: Ít nhất một giá trị ≠ 0
Theo kết quả kiểm định White (Hình 2 – Phụ lục): P_value = 0,470768 > =0,05Mô hình không
có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Kiểm định đa cộng tuyến

Sau khi chạy mô hình bằng Grelt, chúng ta sẽ xem xét mô hình có vi phạm giả thiết 7:
Không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến độc lập. Tiến hành kiểm định hiện
tượng đa cộng tuyến bằng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (Hình 4 – Phụ lục), ta

được VIF của các biến nhận giá trị như sau:
NREV

RATE

SCALE

ASSET

DA

BADEB

STOCK


5,621

1,362

3,763

11,890

1,420

1,291

1,811


Khi nhân tử phóng đại phương sai VIF > 10 thì tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Theo kết
quả trên, VIF tương ứng các biến độc lập NET REVENUE, RATE, SCALE, STOCK, DA,
BADED đều nhỏ hơn 10, chỉ có VIF tương ứng với biến ASSET = 11, 890 > 10 nên có hiện
tượng đa cộng tuyến.
Khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình chúng ta sẽ bỏ biến độc lập ASSET.
Thực hiện hồi quy với mô hình mới khi đã bỏ qua biến ASSET (Hình 5 – Phụ lục), ta được kết
quả giá trị VIF các biến như sau:
NREV
1,723

RATE
1,355

SCALE
1,640

ASSET

DA
1,362

BADEB
1,168

STOCK
1,368

Kết quả thu được sau khi bỏ biến ASSET, các VIF đều nhỏ hơn 10, mô hình không còn
hiện tượng đa cộng tuyến.


Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Ta có giả thiết : sai số ngẫu nhiên ui tuân theo phân phối chuẩn. Khi mô hình đảm bảo được 7 giả
thiết thì ước lượng OLS sẽ là không chệch và tốt nhất, độ chính xác của mô hình là cao nhất. Trong bài
tiểu luận này, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Jacque- Bera(JB) để kiểm tra sai số ngẫu nhiên có
tuân theo phân phối chuẩn hay không.
Xét cặp giả thuyết:
H0: sai số tuân theo phân phối chuẩn
H1: sai số không tuân theo phân phối chuẩn

Sử dụng chức năng Normality test của phần mềm Gretl (Hình 6 - Phụ lục) thu được giá
trị JB=0,735997 < χ20,05(2)=5,991 nên H0 không bị bác bỏ. Ta có thể kết luận mô hình có nhiễu tuân
theo phân phối chuẩn.
Kiểm định giá trị
Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy
Kiểm định cặp giả thiết
H0: β2 = 0
H1: β2 ≠ 0
Ta có Tqs= = = 0,07


= = 2,921 (α = 1%)
Tqs < nên β2 = 0, hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 1% biến độc lập NREV
- Lợi nhuận ròng không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ROA.
Tương tự, xét cặp giả thiết
H0: β4 = 0
H1: β4 ≠ 0
Ta có Tqs= = = -4,1874
= = 2,921 (α = 1%)
Tqs < nên β4 = 0, hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 1% , biến độc lập
ASSET - Tổng tài sản không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ROA.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Kiểm định này được thực hiện nhằm kiểm tra các biến độc lập có đồng thời không ảnh hưởng
đến ROA hay không. Ta xét cặp giả thuyết
·

H0: β2=β3=β4=β5=0

·

H1: β22+ β32+β42+β52 ≠0
Dựa vào kết quả hồi quy ta có Fqs= 9,403085

Tra bảng giá trị tới hạn Fisher: F0,05(7,15)= 2,71
Vậy Fqs > F0,05(7,15) =>bác bỏ H0. Mô hình hoàn toàn phù hợp để xem xét tác động các biến độc lập lên
chỉ số ROA.
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Theo giả thuyết nghiên cứu từ ban đầu, nhận định quy mô có lợi nhuận biến đổi thuận chiều làm
ROA tăng, biểu hiện cho hiệu quả hoạt động tốt của ngân hàng. Từ bảng số liệu thu thập cùng phương
pháp kinh tế lượng, mô hình ước lượng biểu hiện mối quan hệ quy mô – SCALE và ROA biến đổi
thuận chiều với nhau: Khi quy mô tăng lên 1 đơn vị, các yếu tố khác không đổi thì ROA tăng 0,000335
đơn vị. Giả thuyết nghiên cứu phù hợp.
Giả thuyết tỉ lệ nợ xấu và ROA biến đổi ngược chiều với nhau, nhưng theo mô hình kinh tế lượng
nhóm nghiên cứu mối quan hệ tỉ lệ nợ xấu và ROA là thuận chiều: khi tỉ lệ nợ xấu tăng lên 1 đơn vị,
các yếu tố khác không đổi, ROA tăng 0,1044 đơn vị. Như vậy giả thuyết chưa hoàn toàn phù hợp.
Cũng như tỉ lệ nợ xấu, theo giả thuyết nghiên cứ sự niêm yết cổ phiếu, lãi suất tiền gửi tiết kiệm
ngân hàng kì vọng biến đổi thuận chiều với ROA nhưng khi hồi quy mô hình, các yếu tố này biến đổi
ngược chiều với ROA: nếu ngân hàng niêm yết cổ phiếu và các yếu tố khác không đổi, ROA ngân hàng
giảm 0,0748 đơn vị; khi lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng 1 đơn vị, các yếu tố khác không đổi thì ROA



giảm 0,092 đơn vị. Có thể nhận định giả thuyết đưa ra chưa phù hợp. Cần nghiên cứu để đưa ra giả
thuyết tốt hơn và khắc phục mô hình hoàn hảo hơn.
Giải pháp thực tiễn
Việc phân tích tỉ suất lợi nhuận trên tài sản ròng (ROA) giúp nhà quản lí nắm được thực trạng
hiệu quả tài chính cũng như năng lực tài chính, từ đó, thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng một
cách khoa học, tiến đến phát triển bền vững và duy trì khả năng cạnh tranh với các tổ chức tài chính
quốc tế trong tương lai.
Chỉ số ROA của ngành ngân hàng nếu nằm ở ngưỡng:
+ Nhỏ hơn 0,5%: Tạo lợi nhuận kém, thường chỉ các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng vay nợ
nhiều trong phần nợ trên bảng cân đối hoặc trích lập dự phòng nhiều khi cho vay
+ Từ 0,5%-1%: hầu hết các ngân hàng đều nằm ở nhóm này
+ Từ 1%- 2%: Lợi nhuận khỏe mạnh
+ Từ 2%- 2,5%: Lợi nhuận tốt nhưng cần lưu ý tới những mô hình bất thường trong hoạt động ( do độc
quyền ngân hàng) hoặc ngân hàng tham gia vào các nghiệp vụ cho lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao.
+ Lớn hơn 2,5%: Lợi nhuận bất thường, cần cẩn trọng xem xét kĩ vì hoạt động rủi ro của ngân hàng.
Đối với ROA, một ngân hàng lành mạnh thường chỉ có khả năng tạo ra ROA nằm trong khoảng
từ 1%- 2% và còn phụ thuộc vào các thị trường, quốc gia khác nhau. Các yếu tố từ vĩ mô như lãi suất
các loại (cho vay, huy động), luật pháp, cạnh tranh cũng đóng góp không nhỏ vào việc lí giải sự khác
nhau giữa các chỉ số ROA.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu, những yếu tố như tiền gửi của khách hàng, đòn
bẩy tài chính và dư nợ cho vay là các yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng. Như vậy, để tăng
hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là, tăng cường huy động vốn bằng nhiều phương pháp. Hiện tại các ngân hàng chủ yếu huy
động thông qua phương pháp truyền thống đó là gửi tiết kiệm. Để huy động được nhiều hơn, các ngân
hàng cần quan tâm và đầu tư về các dịch vụ hiện đại như: huy động thông qua tài khoản thanh toán, tài
khoản đầu tư hay thị trường phái sinh.
Hai là, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lí. Đòn bẩy tài chính là yếu tố làm tăng ROA. Tuy nhiên sử
dụng đòn bẩy tài chính có tính hai mặt, trong trường hợp sử dụng không hợp lí sẽ làm giảm tính thanh
khoản, thậm chí làm mất khả năng thanh toán, tăng khả năng phá sản dẫn đến sụp đổ của ngân hàng.
Chính vì vậy, tùy theo từng thời điểm kinh doanh để quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lí.

Ba là, tăng cường mở rộng các dịch vụ ngân hàng, vừa góp phần gia tăng các khoản thu dịch vụ,
vừa hỗ trợ tích cực cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, qua đó sẽ làm tăng lợi nhuận.



KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng bằng phương
pháp kinh tế lượng chúng em đã rút ra một số kết luận: hiệu quả hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có sự ảnh hưởng nhiều ít khác nhau; mô hình không bị bỏ sót biến, các biến
trong mô hình giải thích được 81,44% cho sự phụ thuộc của biến phụ thuộc ROA. Từ bài tiều luận
nhóm hình thành kinh nghiệm khi tiến hành nghiên cứu một vấn đề:






Thu thập số liệu ngẫu nhiên của tổng thể
Giả thuyết nghiên cứu chọn lọc và phù hợp giữa lý thuyết với thực tế
Phân tích và đưa ra hướng giải quyết đúng đắn
Lựa chọn biến độc lập có cân nhắc để tránh hiện tượng đa cộng tuyến và bỏ sót biến
Chú ý đến các giả thuyết ban đầu của mô hình tuyến tính cổ điển
Lời cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thúy Quỳnh, những kiến thức về

Kinh tế lượng được cô giảng dạy và hướng dẫn đã giúp chúng em có kiến thức nền tảng để hoàn thành
tiểu luận, hiểu sâu hơn về một vấn đề, có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực hành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO





Giáo trình “Kinh tế lượng”, GS.TS. Nguyễn Quang Dũng, PGS.TS. Nguyễn Thị
Minh, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2013.
Báo cáo tài chính của 23 ngân hàng lấy từ Website chính thức của 23 ngân hàng và tra cứu thông tin



tại Cafef.vn
Các link tìm kiếm thông tin:

/> /> />
/> />wRQDsqLrJLmp56zn1JhLpgJ9RXBGpX1lmLqkJ0LZ51QJWwb!970056597!2132578063?
centerWidth=80%25&dDocName=SBV245046&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&show
Footer=false&showHeader=false&_adf.ctrlstate=wkssy30qy_9&_afrLoop=49116808533000#
%40%3F_afrLoop%3D49116808533000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName
%3DSBV245046%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter
%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Drf2twpd9y_4
/> />%3D5A32C3A1%26dl
%3D1&h=ATOy0qdigw8mjE79_WXCEMKn20yyXCFNx7wTKMvtILFL7YXEgYhJSqCToV
d3vkEElFtMKzyF09LeBJfZ1mUliRvu0v7v4ki2zaLMR9CppR2ZzjxTpqQW1EeQ6CTgSM10
Hk_dLY53jHOz3FXsuVKw&s=1&enc=AZM9ow8pi4MIqpdfwmwIdOPNA2deQ4ZtCILzy7f8
x0J0NVrb279m5NeS6525R83kHJKMA19q2rCUd9ruINKLIDCRe91nXb-c5VS6iaIb_IY7Cw
/>%3D43e644b247b34dbf0551f0972d1b97f7%26oe%3D5A31FD87%26dl
%3D1&h=ATMc3jL698zmYaMThRpUsQ2lv25VVD9w7zjVUgl8vV8i81tNuYgJHWdsbM9ldNqPfOmDpd1Z9P1m62Va3Sm1H5M5pswfdRsxRaZj4CnJlLlJcu7a4BQRMyOWZG9bIngkrbPs2D
QnD5jjvbUKIw&s=1&enc=AZPfbSAki8GLat7hA_H5mjfnBjoCHpk2WExfBNPLWEkG9mU
L8vuwymOWtDqilT_oWnQXpbSPppIpv47dMkyP_eYRSj6S1aY4zxzQEJmBO-lz7g
/>


DTNH_18_2013_19trang1.pdf%3Foh%3D0d649ebdaa082a0b8d53940a58d1a4cc%26oe
%3D5A31F1F3%26dl
%3D1&h=ATPs3CBu1CdF53JSx0sR5mGQ8WkMU1_V3HMi9azOwpJx9fIEarcE_dICK4nnEl
RUzHjvrNOFDr0fK2MViOpalfZ2kH5X6JSEh7xazJClEwpjWbbZWzz6libVuXQpFQx0wEO5
6j6aI0argSHsRCrzhzA&s=1&enc=AZNodmmOk_UNa3Wl_s3MHwKQNp1qybTXxUSRwTf5
6h3IlifTQjEARCr_VepgLLZy9n6ZvMV7octzGwwtp1EYZlCPHEz0JLks6fJ_d16YntRuw


PHỤ LỤC
Bảng 1 Mẫu số liệu tiến hành nghiên cứu

Ngân hàng Nông
nghiệp và phát
triển nông thôn
AgriBank
Ngân hàng đầu
tư và phát triển
BIDV
Ngân hàng Thịnh
vượng Việt Nam
VPBank
Ngân hàng công
thương
ViettinBank
Ngân hàng Kỹ
thương VN
Techcombank
Ngân hàng Phát
triển TP.HCM
HDBank

Ngân hàng
Ngoại thương
Vietcombank
Ngân hàng xăng
dầu Petrolimex
PG bank
Ngân hàng Đại
chúng Việt Nam
PVcomBank
Ngân hàng Á
Châu ACB
Ngân hàng Sài
Gòn Thương tín
Sacombank
Ngân hàng xuất
nhập khẩu Việt
Nam Eximbank
Ngân hàng Quốc
tế VIB
Ngân hàng Sài
Gòn Hà Nội SHB

NET
REVENUE

RATE

4185.00

6.50


7500.00
4900.00
8250.00
3997.00
914.50

6.90
6.90
6.80
6.60
7.00

ASSET

SCALE

STOCK

ROA

797959.00

2233.00

0.00

0.52

724814.00

179295.00

651.00
215.00

685746.0
0

1155.00

192009.00

315.00

128390.00

219.00

1.00
0.00
1.00
0.00

123.00
40.10
1325.00
88.61
308.93

6.50

6.88
6.97

6.20
6.80
7.30

731151.00
24753.00
106276.00

496.00
70.00
116.00

2.08

0.96

1.96

0.92

2.79

0.92

1.02

0.92


1.58

0.93

1.5

0.94

1.84

0.86

2.47

0.91

1.96

0.94

0.88

0.93

5.35

0.89
6


2.95

0.92

2.58

0.94

1.93

0.89

1.06

0.94

1.06

0.89

1.32

0.94

1.29

1.20
2.08

0.00

1.00
0.00
0.00

0.94
0.50
0.04

350.00

1.00

0.60

312283.00

564.00

1.00

0.03

207.00

0.95

2.73

217569.00


126826.00

BADEB

1.03

0.66

6851.00

D/A

1.00

0.24

561.73

6.70

94413.00

160.00

0.00

0.59

913.06


7.10

219326.00

500.00

1.00

0.42

Ngân hàng Kiên
Long KLB
Ngân hàng Bưu
điện Liên Việt
Lienvietpostbank
Ngân hàng Quân
đội MB Bank

120.99

7.10

30451.00

159.00

0.00

1062.79


6.80

141865.00

1014.0
0

0.00

2883.55

7.20

238650.00

268.00

1.00

1.21

Ngân hàng Đông
Nam Á SeAbank

116.79

6.80

94061.00


713.00

0.00

0.12

0.40

0.75


×