Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

tiểu luận kinh tế lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát tại các quốc gia ASEAN giai đoạn 2004 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.54 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
--------o0o--------

BÀI GIỮA KÌ MÔN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT
TẠI CÁC QUỐC GIA ASEAN GIAI ĐOẠN 2004 – 2014
Lớp tín chỉ: KTE309(2-1920).2
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Đồng Diễm Quỳnh
Nguyễn Huyền My

1811110502
1811110414

Lê Thị Nhung

1811110460

Vũ Thị Quỳnh Hoa

1811110233

Lưu Vũ Quỳnh Giang

1811110149

Phạm Thị Hà Phương

1811110485



Hà Nội – 03/2020


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LẠM PHÁT
1.1 Tổng quan về lạm phát..........................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm và phân loại lạm phát.................................................................................5
1.1.2 Đo lường lạm phát........................................................................................................6
1.1.3 Các lý thuyết cơ bản tiếp cận sự hình thành lạm phát............................................... 6
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát.........................................................................8
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:.........................................................................................9
1.2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài:............................................................................. 9
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước:............................................................................10
1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu:...............................................................................................11
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY
2.1. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................................12
2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết..............................................................................................13
2.2.1 Mô hình lý thuyết........................................................................................................13
2.2.2 Mô hình hồi quy......................................................................................................... 13
2.3.1. Nguồn dữ liệu đã sử dụng.........................................................................................14
2.3.2. Mô tả thống kê........................................................................................................... 14
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
3.1 Mô hình ước lượng...............................................................................................................16
3.2. Phân tích kết quả.................................................................................................................17
3.3. Kiểm định khuyết tật mô hình...........................................................................................17
3.3.1. Kiểm định dạng của mô hình....................................................................................17
3.3.2 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu.....................................................................17

3.3.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:...................................................................... 18
3.3.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.......................................................................18

2


3.3.5 Kiểm định sự tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên.........................................19
3.4 Kiểm định giả thuyết............................................................................................................19
3.4.1 Các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê không?.........................................................19
3.4.2 Mô hình có phù hợp không?......................................................................................19
3.5 Suy diễn thống kê.................................................................................................................20
3.6 Lý giải kết quả nghiên cứu..................................................................................................21
3.7 Khuyến nghị chính sách kiểm soát lạm phát của Chính phủ........................................21
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát là hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, có ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt
kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia trong các giai đoạn phát triển kinh tế. Vì “lạm phát
là một căn bệnh mãn tính, những lúc ngớt cơn chỉ là thời kỳ ủ bệnh và khi phát cơn thì như
một ngọn lửa bùng” (Maurice Flamant, 1992) nên việc ổn định và kiểm soát lạm phát luôn là
một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi
quốc gia. Trong hai thập kỷ vừa qua, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là các cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm tụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và khiến
lạm phát tăng cao ở nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á - nơi tập trung nhiều
quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm

phát cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng để đưa ra các giải pháp phù hợp với các quốc gia
là rất cần thiết. Với lý do trên, nhóm đã quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hưởng đến lạm phát tại các quốc gia ASEAN giai đoạn 2004-2014”.
Về mục tiêu, nghiên cứu tập trung vào ba mục tiêu chính. Thứ nhất, đánh giá các nhân
tố tác động đến lạm phát tại các quốc gia ASEAN giai đoạn 2004-2014. Thứ hai, từ số liệu đã
có xây dựng được mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát ở các quốc gia ASEAN
giai đoạn 2004-2014. Thứ ba, kiến nghị những giải pháp ổn định và kiểm soát lạm phát cho
các quốc gia.
Về đối tượng, nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát, với phạm
vi không gian là các quốc gia ASEAN và phạm vi thời gian là giai đoạn 2004-2014.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục cùng các tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu này
gồm ba chương:
Chương 01: Cơ sở lý luận về lạm phát và các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát.
Chương 02: Phương pháp nghiên cứu và mô hình xây dựng để đánh giá ảnh hưởng của các
yếu tố đến lạm phát
Chương 03: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn và giảng dạy của TS Chu
Thị Mai Phương trong quá trình làm bài nghiên cứu này. Do kiến thức còn hạn chế nên chúng
em không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện. Chúng em kính mong nhận
được sự góp ý và nhận xét của cô để hoàn thiện hơn!

4


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LẠM PHÁT

1.1 Tổng quan về lạm phát
1.1.1 Khái niệm và phân loại lạm phát
a.


Khái niệm

-

Trong bộ tư bản nổi tiếng của mình, K.Marx cho rằng lạm phát là tình trạng xảy ra khi giá
trị của tiền giấy giảm xuống khi khối lượng tiền giấy được Nhà nước phát hành vào lưu
thông vượt quá số lượng vàng hoặc bạc mà nó đại diện.

-

Milton Friedman lại quan niệm rằng lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài.

-

Samuelson định nghĩa lạm phát đơn giản chính là sự tăng lên của giá cả.

-

Trong kinh tế học vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa dịch vụ trong
nền kinh tế trong một thời gian dài. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ
mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy
giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự
giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

b.

Phân loại lạm phát
Người ta chia lạm phát thành 3 mức độ với những tỷ lệ và tác động khác nhau


-

Lạm phát vừa phải: lạm phát xảy ra khi giá tăng chậm. Tình trạng này chỉ xảy ra khi tỷ lệ
lạm phát thấp hơn 10%/năm. Trong điều kiện lạm phát vừa phải và giá cả biến động
không nhiều thì đồng tiền có thể duy trì được giá trị của nó. Tác động vào nền kinh tế đối
với lạm phát vừa phải là không đáng kể.

-

Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng từ 20-200%/năm. Lúc này, đồng
tiền mất giá một cách nhanh chóng, tỷ lệ giữ tiền mặt giảm nhanh và thị trường tài chính
trở nên đông cứng. Nếu lạm phát phi mã xảy ra thường xuyên sẽ gây ra những biến dạng
nghiêm trọng trong nền kinh tế.

-

Siêu lạm phát: lạm phát xảy ra khi mức giá chung tăng ở mức 600%/năm. Siêu lạm phát
gây nên những tác hại nghiêm trọng tới các hoạt động kinh tế. Nó cản trở việc sử dụng
tiền tệ trong thanh toán, người dân quay trở lại sử dụng hàng đổi hàng hoặc sử dụng vàng
làm phương tiện thanh toán, điều này ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất trong nước.

5


1.1.2 Đo lường lạm phát
-

Lạm phát được đo bằng một số chỉ tiêu khác nhau, trong đó phổ biến nhất là chỉ số giá
tiêu dùng CPI (consumer price index). Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số đo lường mức giá
trung bình của một giỏ hàng hóa dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.


-

Chỉ số giá tiêu dùng được tính theo công thức:
=

. .


=

Trong đó, là chỉ số giá tiêu dùng năm t tính theo một giỏ hàng hóa gồm n loại hàng hóa
(thường gồm thực phẩm, quần áo, nhà cửa …). là giá của hàng hóa thứ i trong năm t. là
giá của hàng hóa thứ i trong năm 0 (năm gốc). là tỷ trọng chi tiêu cho mặt hàng i trong
tổng chi tiêu của tất cả các loại hàng hóa.
-

Từ chỉ số giá tiêu dùng, ta có công thức tính tỷ lệ lạm phát:




=

.

%




1.1.3 Các lý thuyết cơ bản tiếp cận sự hình thành lạm phát
a.

Lý thuyết số lượng tiền tệ

-

Thuyết số lượng tiền tệ là lý luận cho rằng trong dài hạn số lượng tiền tệ không phụ thuộc
vào quy mô của GDP mà phụ thuộc vào thay đổi của giá cả hoặc thay đổi của mức giá
chung của nền kinh tế (lạm phát) phụ thuộc vào tốc độ tăng số lượng tiền.

-

Mối quan hệ giữa lạm phát và cung tiền được thể hiện như sau:
Giả sử là mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra trong một năm và là giá của một đơn vị sản
lượng, khi đó số đồng được trao đổi trong năm bằng P.Y. Mặt khác, khi chúng ta ký hiệu
là tốc độ chu chuyển của tiền mặt và là lượng cung tiền, thì số đơn vị tiền tệ trao đổi trong
năm bằng M.V. Khi đó ta có đồng nhất thức:
.

= .

Phương trình trên phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền cung ứng ( ) và GDP danh nghĩa
( . ) hay chính là phương trình số lượng. Nhìn chung, tốc độ chu chuyển tiền tệ tương đối
ổn định theo thời gian. Khi đó, lạm phát (P tăng) chỉ có thể xảy ra khi lượng tiền cung ứng
(M) tăng nhanh hơn sản lượng (Y) và tốc độ tăng của cung tiền (M) càng cao thì tỷ lệ lạm
phát càng cao. Hay nói cách khác, tỷ lệ lạm phát chính là tỷ lệ tăng cung tiền. Như vậy, theo
lý thuyết số lượng tiền tệ, lạm phát chính là một hiện tượng tiền tệ. Đồng thời, các biện pháp
chính sách tiền tệ sẽ là chính sách then chốt nhằm kiểm soát lạm phát.


6


Lý thuyết đường cong Phillips

Lý thuyết đã chứng minh rằng tồn tại một mối quan hệ ổn định và nghịch biến giữa tỷ lệ
lạm phát và thất nghiệp, khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống và
ngược lại. Các nhà kinh tế của trường phái kinh tế học vĩ mô tổng hợp đã sử dụng kết quả
nghiên cứu của nhà kinh tế học W.Phillips (1958) và vẽ đường cong Phillips, được miêu tả
qua công thức = − ( − ∗) trong đó là tỷ lệ lạm phát, là tỷ lệ thất nghiệp thực tế, ∗ là
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và là độ dốc của đường Phillips.

Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến, vì thế đường Phillips đã được các nhà kinh tế
Friedman (1960) và Pheps (1967) mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến ( ) dạng = ( ) − ( − ∗). Đồng thời,
các nhà kinh tế cũng phân biệt giữa đường Phillips trong ngắn hạn và dài hạn ( khi = ∗), được thể hiện qua mô hình:

Đường Phillips đã gợi ý cho những nhà hoạch định chính sách để lựa chọn các chính sách
kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài khóa cho chính phủ hay chính sách tiền tệ cho
Ngân hàng Trung ương để phù hợp với từng thời kỳ nhất định của nền kinh tế.
Lý thuyết Ngang giá sức mua (PPP)

Cách tiếp cận lạm phát này xuất phát từ Luật Một giá. Điều này nghĩa là khi không tính
đến chi phí vận chuyển và các chi phí giao dịch khác, mối quan hệ giữa giá thế giới và
b.

giá trong nước trở thành:

=

-


7


-

-

c.
-


trong đó là tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ, là giá hàng hóa trong nước và là giá
hàng hóa nước ngoài.
-

Lý thuyết này thể hiện rằng lạm phát chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự gia tăng của cầu
trong nước hoặc gián tiếp khi giá nhập khẩu cao hơn. Sự phá giá của đồng nội tệ có thể
tác động trực tiếp lên giá của hàng hóa trong nước và gián tiếp tác động vào mức giá
chung nếu các quyết định về giá chịu ảnh hưởng của chi phí nhập khẩu. Điều này đặc biệt
đúng với những nước phụ thuộc vào việc xuất khẩu hàng hóa trung gian và/hoặc có hiện
tượng đô la hóa cao như Việt Nam hay Trung Quốc. Chi tiết về sự cơ chế tác động sẽ
được giải thích ở phần sau.

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát
a. Chi tiêu chính phủ
-

Theo Ogbole & Momodu (2015), chi tiêu công (hay chi tiêu của Chính phủ) là khoản tiền
mà Chính phủ của bất kỳ quốc gia nào chi ra để thực hiện trách nhiệm hiến pháp trong

việc cung cấp các phúc lợi xã hội cho công dân của mình và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia. Chi tiêu công bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính
quyền từ TW đến địa phương như chi cho quốc phòng, luật pháp, đường xá, cầu cống,
giáo dục, y tế...

-

Khi Chính phủ gia tăng đầu tư và chi tiêu công để tăng trưởng kinh tế, sẽ làm tăng tổng
cầu. Việc duy trì liên tục chi tiêu công ở mức cao dẫn đến tăng mức giá, gây ra lạm phát.
Đầu tiên, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) tăng dần theo thời gian do liên tục tăng chi
tiêu công cao. Tăng chi NSNN để kích cầu tiêu dùng, kích thích đầu tư và tăng đầu tư
phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Đồng thời, nếu tăng chi quá mức cho phép của nền
kinh tế, dẫn đến thâm hụt NSNN quá cao. Khi ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp
bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây ra nguy cơ lạm phát tăng.

b.

Tỷ giá hối đoái

-

Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng này so với một đồng tiền khác. Tỷ giá cũng có thể
hiểu là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một đồng tiền của quốc gia
khác.

-

Nhìn chung, tỷ giá hối đoái tác động gián tiếp thông qua các con đường như xuất khẩu
ròng, cán cân thanh toán hay cán cân thương mại. Như đã phân tích ở trên, khi tỷ giá hối
đoái tăng, giá trị và/hoặc sức mua của đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ, xuất khẩu

ròng sẽ tăng lên dẫn đến tăng lạm phát. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu ròng tăng, lãi suất
trong nước tăng lên kéo theo cán cân vốn tăng và tổng thể cải thiện cán cân thanh toán.

8


Đối với các nước bị đô la hóa cao, khi có một lượng ngoại tệ đáng kể tăng lên trong nền
kinh tế, tổng phương tiện thanh toán tăng cao sẽ gây sức ép lên giá cả và đẩy lạm phát
tăng lên.
c. Cung tiền của chính phủ
-

Cung tiền là một trong những công cụ của ngân hàng Nhà nước nhằm duy trì ổn định kinh
tế vĩ mô. Ảnh hưởng của cung tiền đến lạm phát đã được giải thích rất rõ ở mục 1.1.3a,
phần Lý thuyết số lượng tiền tệ. Do đó, bất cứ sự gia tăng nào về cung tiền cũng có thể
làm tăng GDP danh nghĩa.

d. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
-

Tốc độ tăng trưởng kinh tế phản ánh sự gia tăng thu nhập của một quốc gia.

-

Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, thu nhập tương đối của quốc gia tăng lên, người tiêu
dùng cảm thấy tự tin để chi tiêu nhiều hơn và chịu nợ bằng cách vay nhiều hơn. Nhu cầu
tăng lên và khi tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng của nền kinh tế, hiện tượng lạm phát
do cầu kéo sẽ xảy ra. Ngoài ra, khi cung trong nước không đủ đáp ứng, người tiêu dùng có
xu hướng sử dụng hàng hóa nhập khẩu, cầu ngoại tệ có thể tăng lên dẫn đến đồng tiền nội
tệ mất giá cũng sẽ gây ra lạm phát.


1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
1.2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài:
-

Lim và Papi (1997), Nghiên cứu lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1970-1995: Xây dựng mô
hình lạm phát gồm 4 nhóm nhân tố: thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường lao
động và thị trường bên ngoài. Kết quả khẳng định cung tiền, tỷ giá và sản lượng GNP là
nhân tố quan trọng nhất quyết định lạm phát.

-

Akinboade và các cộng sự (2004), Mối quan hệ giữa lạm phát ở Nam Phi với thị trường
tiền tệ, thị trường lao động và thị trường ngoại hối: Qua việc xem xét yếu tố quyết định
lạm phát ở Nam Phi và sử dụng phương pháp hồi quy OLS. Họ phát hiện ra rằng trong
dài hạn lạm phát tương quan ngược chiều với lãi suất và cùng chiều với tăng cung tiền.

-

Koo Hoon Kwon và Lavern McFarlane (2006) nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ
giữa nợ công, cung tiền và lạm phát trên dữ liệu bảng của 42 quốc gia phát triển và đang
phát triển đã chỉ ra mối tương quan mạnh cùng chiều giữa nợ công và lạm phát ở các quốc
gia có tỷ lệ nợ công cao, nhưng mối quan hệ này mờ nhạt đối với những quốc gia phát
triển và những quốc gia đang phát triển có tỷ lệ nợ công thấp. Đồng thời, yếu tố cung tiền
luôn là nguyên nhân gây ra lạm phát ở cả hai nhóm quốc gia này dù có vay nợ hay không
vay nợ.

9



-

Jongwanich và Park (2008), Nghiên cứu lạm phát ở 9 nước đang phát triển ở Châu Á:
Tác giả đã sử dụng mô hình kết hợp giữa các nhân tố do “chi phí đẩy” (giá dầu quốc tế và
chỉ số giá lương thực) và các nhân tố do “cầu kéo” (tổng cầu, sự truyền dẫn tỷ giá, giá
nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và CPI chỉ số giá tiêu dùng). Theo nghiên cứu, từ 20072008, lạm phát diễn ra tại Châu Á gia tăng chủ yếu do tổng cầu và lạm phát kỳ vọng mà
không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố “chi phí đẩy” mặc dù khoảng thời gian đó, lạm phát
gia tăng cùng với giá dầu quốc tế và giá lương thực. Cầu quá mức cùng với chính sách
tiền tệ lỏng lẻo đã khiến cho kỳ vọng lạm phát gia tăng càng làm trầm trọng hơn tình hình
lạm phát ở những nước này.

-

Nhóm tác giả Fadli Fizari Abu Hassan Asari, Nurul Syuhada Baharuddin, Nurmadihah
Jusoh, Zuraida Mohamad, Norazidah Shamsudin và Kamaruzaman Jusoff (2011),
Nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất, lạm phát và sự biến động của tỷ giá tại Malaysia
giai đoạn 1999-2009: Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM. Kết quả kiểm định quan hệ
nhân quả Granger-cause cho thấy lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất, sau đó lãi suất tác động
đến tỷ giá. Nhưng trong dài hạn lãi suất ảnh hưởng tích cực của lạm phát ảnh hưởng tiêu
cực đến biến động tỷ giá ở Malaysia. Hệ quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng sự gia tăng
lãi suất có hiệu quả hạn chế sự biến động của tỷ giá.

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước:
-

Võ Trí Thành và đồng tác giả (2001), Nghiên cứu các mối quan hệ giữa tiền tệ, CPI, tỷ
giá và giá trị sản lượng công nghiệp thực tế: Các tác giả sử dụng số liệu từ năm 1992 đến
năm 1999 trong một mô hình tự hồi quy vector (VAR) với sai số ECM (error correction
terms). Họ đã cho thấy rằng tiền tệ chịu tác động của lạm phát và sản lượng nghĩa là chính
sách tiền tệ có tính bị động trong giai đoạn nghiên cứu. Tỷ giá cũng có ảnh hưởng đến lạm

phát trong khi cung tiền không có tác động đến các biến động trong tương lai của giá cả.

-

Vương Thị Thảo Bình (2009) đã sử dụng mô hình OLS để phân tích động thái giá cả - lạm
phát ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2008 cho kết luận ngoài những yếu tố như cung tiền,
lạm phát kỳ vọng, giá dầu thì khoảng chênh sản lượng (chênh lệch giữa sản lượng thực tế
và sản lượng tiềm năng) có tương quan dương đến lạm phát.

-

Phạm Thế Anh (2009), Nghiên cứu sự phụ thuộc của lạm phát vào sự thay đổi của giá
hàng hóa thương mại, giá hàng hóa phi thương mại: Dựa trên số liệu giai đoạn quý 1 năm
1995 đến quý 4 năm 2008, tác giả xây dựng mô hình lạm phát phụ thuộc vào sự thay đổi
của giá hàng hóa thương mại, giá hàng hóa phi thương mại. Phương pháp ước lượng được
sử dụng là mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM). Các biến sử dụng gồm: CPI, cung tiền, lãi

10


suất, tỷ giá, sản lượng công nghiệp và sai số ECM từ kiểm định tự tương quan mối quan
hệ về cầu tiền. Mô hình cho thấy không có mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến giá cả
trong nước, giá cả quốc tế, và tỷ giá hối đoái hay còn gọi là điều kiện ngang bằng sức
mua. Kết quả ước lượng khẳng định vai trò của yếu tố lạm phát trong quá khứ, sản lượng
và tốc độ tăng cung tiền (sau 3 quý) đến lạm phát. Riêng giá dầu quốc tế không có ảnh
hưởng đến lạm phát hiện tại.
-

Nghiên cứu của Phan Lê Trung và Phạm Lê Thông (2014), nghiên cứu này nhằm phân
tích các nhân tố tác động đến lạm phát trong giai đoạn 1992-2012, từ đó đề xuất một số

giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Kết quả ước lượng mô hình véc tơ điều chỉnh sai số
VECM với các biến số chỉ số giá tiêu dùng CPI, GDP, lượng cung tiền M2, tín dụng, lãi
suất, tỷ giá, giá dầu và giá gạo quốc tế cho thấy lạm phát ở Việt Nam chịu tác động nhiều
bởi lạm phát kỳ vọng và tỷ giá hối đoái. Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ không phản
ứng nhanh và hiệu quả trong việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.

1.2.3 Giả thuyết nghiên cứu:
-

H1: Chi tiêu chính phủ có tác động cùng chiều đến lạm phát
Khi Chính phủ gia tăng đầu tư và chi tiêu công để tăng trưởng kinh tế, sẽ làm tăng tổng
cầu. Việc duy trì liên tục chi tiêu công ở mức cao dẫn đến tăng mức giá, gây ra lạm phát.

-

H2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến lạm phát
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, thu nhập tương đối của quốc gia tăng lên, người tiêu
dùng chi tiêu nhiều hơn, nhu cầu tăng lên. Khi tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng của
nền kinh tế, hiện tượng lạm phát do cầu kéo sẽ xảy ra dẫn đến lạm phát tăng.

-

H3: Tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều đến lạm phát
Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá trị và/hoặc sức mua của đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại
tệ, xuất khẩu ròng sẽ tăng lên dẫn đến tăng lạm phát.

-

H4: Lượng cung tiền M2 có tác động cùng chiều đến lạm phát
Khi lượng tiền cung ứng (M) tăng nhanh hơn sản lượng (Y) khiến mức giá chung (P) tăng

gây ra lạm phát. Tốc độ tăng của cung tiền (M) càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao.

11


CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY

2.1. Phương pháp nghiên cứu:
 Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên: Yi = β1 + β2 X2i + … + βk Xki + u i
̂̂
Mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên: Yi = β1

̂̂

̂̂

+ β2X2i + … +

βkXki + ei

Trong đó: Yi là biến phụ thuộc, Xi là các biến độc lập
ui là sai số ngẫu nhiên của tổng thể ứng với quan sát thứ i
ei là phần dư ứng với quan sát thứ i
β1 là hệ số chặn
β2 ,…, βk là hệ số hồi quy riêng
Các giả thiết của mô hình:
Giả thiết 1: Mô hình hồi quy tuyến tính theo tham số
Giả thiết 2: Các biến độc lập X là các biến phi ngẫu nhiên tức là các giá trị của chúng
được cho trước hoặc được xác định

Giả thiết 3: Kỳ vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiêu u i bằng không, tức là E(ui | Xi ) = 0
Giả thiết 4: Các ui có phương sai bằng nhau tại mọi quan sát tức là:
Var [ui / Xi ] = Var [uj / Xj ]
Giả thiết 5: Không có sự tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên u i
Cov[ui , uj / Xi , Xj ] = E[ui , uj / Xi , Xj ] = 0
Giả thiết 6: Mô hình được xác định đúng
Giả thiết 7: Số quan sát n lớn hơn số tham số của mô hình
Giả thiết 8: Giá trị của X không được đồng nhất ở tất cả các quan sát
Giả thiết 9: Không tồn tại đa cộng tuyển hoàn hảo giữa các biến giải thích
Chạy phần mềm Stata hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS)
để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến. Vì theo định lý Gauss – Markov:
“Với các giả thiết 1 - 6 của phương pháp bình phương nhỏ nhất, các ước lượng bình phương

12


nhỏ nhất là các ước lượng tuyến tính, không chệch và có phương sai nhỏ nhất (BLUE) trong
lớp các ước lượng tuyến tính không chệch”. Từ phần mềm Stata ta dễ dàng: Xét phân tử
phóng đại phương sai VIF nhận biết đa cộng tuyến. Dùng kiểm định White để kiểm định
phương sai sai số thay đổi. Tiến hành kiểm định Xtserial nhận biết tự tương quan. Dùng Sktest
để kiểm tra phân phối chuẩn của nhiễu. Dùng kiểm định P- value nhận xét sự phù hợp của mô
hình và kiểm định t để ước lượng khoảng tin cậy cho các tham số trong mô hình.

2.2. Xây dựng mô hình lý thuyết
2.2.1 Mô hình lý thuyết
Trong bài, mô hình lý thuyết được xác định là: các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát
của các nước Đông Nam Á, tập trung ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ giá hối đoái
của đồng nội tệ so với đồng đô la Mỹ USD, chi tiêu công của chính phủ và mức cung tiền.
2.2.2 Mô hình hồi quy
Mô hình nghiên cứu bao gồm các biến được kế thừa từ ý tưởng của mô hình điều chỉnh

của Solomon và Wet (2004) và các nghiên cứu khác có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình
thực tế tại các nước Đông Nam Á, cũng như khả năng thu thập số liệu từ các nguồn đáng tin
cậy. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu để lượng hóa tác động của chi tiêu công đến
lạm phát tại các nước Đông Nam Á như sau:
- Biến phụ thuộc: Tỉ lệ lạm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
- Biến độc lập:
Chi tiêu công (GE): tốc độ tăng trưởng chi tiêu của chính phủ các quốc gia qua các năm
Tỷ giá hối đoái (ER): tỷ giá đồng nội tệ so với USD của các nước
Tăng trưởng kinh tế (GDP): tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm
Cung tiền (M2): tốc độ tăng trưởng mức cung tiền của chính phủ các quốc gia
- Đề xuất mô hình nghiên cứu:
 Mô hình hàm hồi quy tổng thể:
(FRF): CPI = β1 + β2GE + β3ER + β4GDP + β5M2 + ui
 Mô hình hàm hồi quy mẫu:
(SRF): CPI = ̂ + ̂ GE + ̂ ER + ̂ GDP + ̂ M2 + eβββββ 1

13

2

3

4

5

i


Biến phụ thuộc: CPI

Biến độc lập: GE, ER, GDP, M2
Mô tả biến và kì vọng ảnh hưởng:
STT

Kí hiệu biến

Nội dung

Đơn vị

Dấu kỳ vọng

1

CPI

Tỉ lệ lạm phát

%

2

GE

Tốc độ tăng trưởng chi tiêu công

%

+


3

ER

Tỷ giá hối đoái

Nội tệ/USD

+

4

GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP

%

+

5

M2

Tốc độ tăng trưởng cung tiền

%

+


Mô tả các biến trong mô hình
2.3. Mô tả số liệu mô hình
2.3.1. Nguồn dữ liệu đã sử dụng
Mẫu gồm 110 quan sát. Dữ liệu lấy từ website chính thức của Ngân hàng Thế giới
(World Bank), Quandl và IMF của 10 quốc gia thuộc ASEAN trong vòng 11 năm, từ năm
2004 đến năm 2014.
2.3.2. Mô tả thống kê
Chạy lệnh SUM trên phần mềm STATA thu được kết quả sau:
Biến

Quan sát

Trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

CPI

110

5.430782

5.61208

-0.846

35.025


GDP

110

5.914574

3.431377

-2.349747

14.52565

GE

110

21.21782

5.982642

12.02

36.18

M2

110

71.30707


39.99601

17.22931

140.0924

ER

110

4114.095

5993.692

1.249567

21148

Bảng 1: Mô tả thống kê
Từ kết quả trên kết hợp với bảng phụ lục cuối bài, ta thấy cả 5 biến đều có đặc điểm
chung là độ lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất so với giá trị trung bình là khá lớn.
Nguyên nhân nằm ở một số nước như Laos, Vietnam có mức tăng trưởng về GDP, CPI,
GE, M2, ER đều cao, và các nước như Singapore, Phillipines có các giá trị về các biến là
khá nhỏ. Tuy nhiên các giá trị đột biến này không làm ảnh hưởng nhiều tới kết quả hồi quy,
vì thế không nhất thiết phải loại bỏ ra khỏi mô hình.

14


2.3.3. Ma trận tương quan giữa các biến

Chạy lệnh corr trong Stata thu được kết quả sau:
CPI

GDP

GE

M2

ER

CPI

1

GDP

0.3819

GE

-0.2666 -0.5723 1

M2

-0.3242 -0.3441 0.384

1

ER


0.3415

-0.1429 1

1

0.145

0.1656

Bảng 2: Ma trận tương quan giữa các biến
Dựa vào ma trận hệ số tương quan ta thấy:
-

gdp,cpi=

0.3819. => mức độ tương quan thấp, cùng chiều. Như vậy, biến GDP có

ảnh hưởng thấp, cùng chiều đến CPI, phù hợp lí thuyết.
-

ge,cpi

= -0.2666. => mức độ tương quan thấp, ngược chiều. Như vậy, biến GE có

ảnh hưởng thấp, ngược chiều đến CPI.
-

m2,cpi=


-

er,cpi=

-0.3242. => mức độ tương quan thấp, ngược chiều. Như vậy, biến M2 có ảnh hưởng thấp, ngược chiều đến CPI.

0.3415. => mức độ tương quan thấp, cùng chiều. Như vậy, biến ER có ảnh hưởng thấp, cùng chiều đến CPI.

Nhận thấy không có hệ số tương quan nào lớn hơn 0,8 nên khả năng cao mô hình không
mắc phải khuyết tật đa cộng tuyến. Kiểm định đa cộng tuyến về sự tương quan của các biến
độc lập sẽ được trình bày ở chương 3.

15


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ

3.1 Mô hình ước lượng
 Mô hình hàm hồi quy tổng thể:
(FRF): CPI = β1 + β2GE + β3ER + β4GDP + β5M2 + ui
 Mô hình hàm hồi quy mẫu:
(SRF): CPI = β1 + β2GE + β3ER + β4GDP + β5M2 + ei

̂̂

̂

̂


̂

̂

Ta có bảng kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên phần mềm Stata như sau:
Bậc tự do

4

Tổng số quan sát

110

Tổng biến động mà mô hình
ước lượng được (ESS)

935.7326

F(4, 105)

9.84

Tổng biến động mà mô hình
không giải thích được (RSS)

2497.2702

P-value

0.0000


Tổng biến động trong biến phụ

3433.0028

R2 - hệ số xác định

0.2726

thuộc Y (TSS)
Ước lượng độ lệch chuẩn của

4.8768

̂̅

2-

0.2449

hệ số xác định hiệu chỉnh

sai số ngẫu nhiên

Cpi

Hệ số hồi quy
ước lượng

Sai số tiêu

chuẩn

Giá trị t
quan sát

P-value

Khoảng tin cậy

GDP

0.3274569

0.1747709

1.87

0.064

-0.0190815

0.6739952

GE

-0.1356741

0.1044812

-1.3


0.197

-0.342841

0.0714929

M2

-0.0217314

0.0130586

-1.66

0.099

-0.0476242

0.0041615

ER

0.0002943

0.0000843

3.49

0.001


0.0001272

0.0004614

_cons

6.711603

2.850355

2.35

0.02

1.059875

12.36333

Bảng 3: kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên phần mềm Stata

16


3.2. Phân tích kết quả
Theo kết quả chạy hồi quy bằng phương pháp OLS trên Stata, ta có hàm hồi
quy mẫu (SRF) như sau:
CPI = 6.7116 - 0.1356GE + 0.0003ER + 0.3274GDP - 0.0217M2+ ei
3.3. Kiểm định khuyết tật mô hình
3.3.1. Kiểm định dạng của mô hình

Cặp giả thuyết: H0 : Mô hình được xác định đúng dạng, không bỏ sót biến bậc cao
H1 : Mô hình đã bỏ sót biến bậc cao
Sử dụng kiểm định Ramsey RESET trên phần mềm STATA, ta được:

P-value = 0.0833 > ∝= 0.05 => Chấp nhận H0

F(3, 102) =

2.29

Prob > F =

0.0833

Bảng 4: Kiểm định bỏ sót biến

=> Mô hình được xác định đúng dạng, không bị bỏ sót biến bậc
cao 3.3.2 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Một trong những giả thiết của mô hình hồi quy bội là sai số ngẫu nhiên ui có phân phối
chuẩn: ui ~ N (0, σ2 )
Cặp giả thuyết: H0: ui có phân phối chuẩn
H1: ui không có phân phối chuẩn
Chạy kiểm định Jacque-Bera bằng STATA, ta được:
Biến

Số quan sát

Tác
động 110
ngẫu nhiên


Pr(Độ lệch)

Pr(Độ nhọn)

adj chi2

Prob>chi2

0.0000

0.0000

67.20

0.0000

Bảng 5: Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Với mức ý nghĩa ∝= 5%, ta có P-value = 0.0000 < 0.05 => Bác bỏ H0

=> ui không tuân theo quy luật phân phối chuẩn.

17


3.3.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến:
Dấu hiệu: Xét nhân tử phóng đại phương sai VIF
Chạy lệnh estat vif trong Stata thu được bảng sau:
Biến


VIF

1/VIF

GE

1.79

0.558454

GDP

1.65

0.606701

M2

1.25

0.799871

ER

1.18

0.855323

VIF trung bình


1.46
Bảng 6: Kiểm định đa cộng tuyến

Như kết quả Bảng trên cho thấy, các biến đều có thừa số VIF nhỏ hơn 10, điều này chứng
tỏ trong mô hình có thể xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến không hoàn hảo nhưng ở mức
thấp và có thể chấp nhận được.
3.3.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Cặp giả thuyết: H0 : Mô hình có phương sai sai số đồng nhất
H1 : Mô hình có phương sai sai số thay đổi
Chạy kiểm định White bằng phần mềm Stata, ta được:
chi2(14)

22.19

Prob >chi 2

0.0748

Bảng 7: Kiểm định phương sai sai số thay đổi Với mức ý nghĩa ∝= 5%, ta có P-value = 0.0748 > ∝=
0.05

=> Chấp nhận giả thuyết H0. Do vậy, mô hình có phương sai sai số đồng nhất.

18


3.3.5 Kiểm định sự tự tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên
Để xác định sự tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi, ta sẽ dùng kiểm
định Xtserial và thu được kết quả sau:
F(1,9)


3.11

Prob > F

0.1116

Bảng 8: Kiểm định tự tương quan
Cặp giả thuyết: H0: không có hiện tượng tự tương quan

H1: xuất hiện hiện tượng tự tương quan
Nhận xét: Do p-value = 0.1116 > α = 0.05 nên mô hình không có hiện tượng tự
tương quan.

3.4 Kiểm định giả thuyết
3.4.1 Các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê không?
Cặp giả thuyết: H0:

j=

H:

Với mức ý nghĩa ∝= 5% (độ tin cậy 95%)

1

0
̅̅

0 (j = )


j



1,4

Ta có P-value của các biến ER (0.03), GE (0.029) đều < ∝= 0.05 => Bác bỏ H0

=> Các biến ER và GE đều có ý nghĩa thống kê với mô hình hồi quy tổng thể.
Trong khi đó, P-value của các biến M2 và GDP > ∝= 0.05 => Chấp nhận H0

=> Các biến M2 và GDP không có ý nghĩa thống kê với mô hình hồi quy tổng
thể. 3.4.2 Mô hình có phù hợp không?
Cặp giả thuyết: H0: Mô hình không phù hợp
H1: Mô hình có phù hợp

Với mức ý nghĩa ∝= 5% (độ tin cậy 95%)

Mô hình hồi quy có P-value (F) = 0.000 < ∝= 0.05 => Bác bỏ H0

=> Mô hình hoàn toàn phù hợp.

19


3.5 Suy diễn thống kê
Ta có mô hình hồi quy thu được từ phần mềm STATA:
CPI = 6.7116 - 0.1356GE + 0.0003ER + 0.3274GDP - 0.0217M2 + ei


Với R2 = 0.2726, các biến độc lập trong mô hình giải thích được 27.26% giá trị của biến phụ
thuộc. Như vậy các yếu tố mà nhóm nghiên cứu đưa vào mô hình tốc độ tăng trưởng GDP,
cung tiền M2, chi tiêu chính phủ, tỷ giá hối đoái giải thích được các giá trị của chỉ số lạm phát
CPI.
Ảnh hưởng của biến độc lập
đến biến phụ thuộc

Hệ số ước lượng

Ý nghĩa

GDP ảnh hưởng đến chỉ số CPI

0.3274569

Vì biến GDP không có ý nghĩa
thống kê với mô hình tổng thể nên
chỉ có thể kết luận GDP và chỉ số
lạm phát có mối quan hệ đồng
biến.

Mức tăng chi tiêu chính phủ
ảnh hưởng đến chỉ số CPI

-0.1356741

Khi chi tiêu chính phủ tăng 1 đơn
vị (%) thì chỉ số lạm phát giảm
0.1356741 đơn vị (%), nếu các yếu
tố khác không thay đổi.


Mức tăng cung tiền ảnh hưởng
đến chỉ số CPI

-0.0217314

Vì biến M2 không có ý nghĩa thống
kê với mô hình tổng thể nên chỉ có
thể kết luận cung tiền và chỉ số lạm
phát có mối quan hệ nghịch biến.

Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến
chỉ số CPI

0.0002943

Khi tỷ giá hối đoái tăng 1 đơn vị
(nội tệ/USD) thì chỉ số lạm phát
giảm 0.0002943 đơn vị (%), nếu
các yếu tố khác không thay đổi.

20


3.6 Lý giải kết quả nghiên cứu
-

Trên thực tế, tuỳ theo tình hình của mỗi nước, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
GDP có thể cùng chiều và cũng có thể ngược chiều. Trong mô hình này, tốc độ tăng
trưởng của GDP cùng chiều với lạm phát, có nghĩa là các nước Đông Nam Á muốn đẩy

nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đánh đổi với việc tỉ lệ lạm phát gia tăng.

-

Tỷ lệ chi tiêu công trên GDP (GE) trong mô hình có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ lạm
phát tính theo CPI. Điều này đi ngược lại với lý thuyết: khi chính phủ tăng mức chi tiêu,
tổng cầu tăng. Chi tiêu tăng kéo dài vì vậy sẽ dẫn đến sự tăng giá, gây ra lạm phát. Để lý
giải điều này, chính sách này có thể không có tác động mạnh đến lạm phát trong biến động
kinh tế ngắn và trung hạn, hoặc khi cả lạm phát và thất nghiệp đều tăng. Đồng thời, lạm
phát còn do nhiều yếu tố khác tác động nên chi tiêu công chỉ có tác động hỗ trợ.

-

Tỷ lệ cung tiền trên GDP (M2) có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ lệ lạm phát tính theo
CPI. Điều này không phù hợp với lý thuyết vì khi lượng tiền cung ứng (M) tăng nhanh
hơn sản lượng khiến mức giá chung (P) tăng gây ra lạm phát. Có thể giải thích rằng ở các
nước Đông Nam Á những năm gần đây tốc độ tăng của cung tiền không vượt quá tốc độ
tăng GDP, do đó không gây tác động làm tăng tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa khi nền kinh tế
không toàn dụng (tức là các doanh nghiệp vẫn còn có khả năng sản xuất theo nhu cầu, các
nguyên vật liệu vẫn còn để khai thác sử dụng). Đồng thời trong ngắn hạn, cầu chưa vượt
quá cung thì lạm phát chưa bị kéo đi lên.

-

Tỷ giá hối đoái (ER) có ảnh hưởng cùng chiều với tỷ lệ lạm phát tính theo CPI của các
nước Đông Nam Á. Khi tỉ giá hối đoái tăng, hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn, làm lạm phát gia
tăng.

3.7 Khuyến nghị chính sách kiểm soát lạm phát của Chính phủ
Một là, thực hiện chính sách tỷ giá phù hợp. Trong giai đoạn 2015-2020, với định hướng

của Ngân hàng nhà nước (NHNN) về chính sách tỷ giá linh hoạt, Chính phủ cần thực hiện
một số biện pháp như đặt ra mục tiêu của chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá, theo dõi,
đánh giá và dự báo xu hướng của các dòng vốn quốc tế; hạn chế tình trạng “đô la hóa”, nâng
cao vị thế của đồng nội tệ. Bên cạnh đó, NHNN cần chú ý điều chỉnh lãi suất, phải phản ánh
đầy đủ mức độ tăng giảm của cung tiền nội tệ. NHNN chỉ mua vào và bán ra ngoại tệ trong
trường hợp cung cầu không cân bằng tại mức tỷ giá cân bằng trung tâm.

21


Hai là, coi trọng việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, kiểm soát chi tiêu
công một cách hiệu quả. Chi tiêu Chính phủ có tác động rất lớn tới việc gia tăng chỉ số CPI,
do đó, trong thời kỳ lạm phát cao, các biện pháp kiểm soát chi tiêu chính phủ là rất quan
trọng. Nhà nước cần xây dựng khuôn khổ chi tiêu để phân bổ các nguồn lực hợp lý cho các
chương trình, dự án ưu tiên trong đời sống xã hội; áp dụng hệ thống giám sát và chi tiêu công
vào tổng chi tiêu công nhấn mạnh đến việc phát triển bền vững, kiểm soát chặt chẽ chi tiêu
công để không vượt ngưỡng gây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát, các
khoản chi ngoại bảng cân đối phải tuyệt đối tránh. Ngoài ra, quan trọng nhất, chi tiêu công
phải thật sự minh bạch, rõ ràng và hợp lý, giải quyết các vấn đề kinh tế vĩ mô và vi mô.
Ba là, cân nhắc kỹ và sử dụng phối hợp nhiều công cụ để điều tiết lượng cung tiền. Để
giải quyết vấn đề lạm phát tại các nước có tỷ lệ cung tiền cho nền kinh tế cao như Việt Nam,
Thái Lan, Malaysia, Singapore, cần thực hiện các giải pháp như tính toán kỹ lưỡng mức cung
tiền tệ để phù hợp với mục tiêu tăng trưởng GDP và mục tiêu lạm phát, thực hiện chính sách
điều chỉnh cung tiền chủ động, phối hợp linh hoạt, đúng thời điểm giữa các công cụ như tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, thị trường mở, lãi suất để tránh gây ra các tác động tiêu cực hoặc các cú sốc
cho nền kinh tế.
Bốn là, cần phải lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp. Theo nghiên cứu, tốc độ
tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến tỷ lệ lạm phát, có nghĩa là các nước Đông
Nam Á muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đánh đổi với việc tỷ lệ lạm phát gia
tăng. Chính vì vậy, về mặt dài hạn, định hướng chính sách cho mô hình tăng trưởng nên xác

định tỷ lệ tăng trưởng hợp lý và không nên trông chờ vào chính sách mở rộng tiền tệ, thay vào
đó nên tận dụng triệt để nguồn vốn từ trong nền kinh tế, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài
khóa, giá cả và chính sách tiền tệ. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á cũng cần tăng cường tận
dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại quốc tế và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để đa
dạng hóa, thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu. Đồng thời đẩy mạnh việc đa dang,,̣ mở rộng thị
trường xuất khẩu, tiêu dùng trong nước...

22


KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới lạm phát ở các quốc gia ASEAN
giai đoạn 2004 - 2014” đã chỉ ra những ảnh hưởng của các chỉ số tỷ giá hối đoái, lượng cung
tiền, tổng sản phẩm quốc nội, chi tiêu chính phủ và chỉ số giá tiêu dùng đến mức độ lạm phát
thông qua mô hình hồi quy mẫu dưới đây:
CPI = 6.7116 - 0.1356GE + 0.0003ER + 0.3274GDP - 0.0217M2 + ei
Từ việc ước lượng, kiểm định sự ảnh hưởng giữa các biến và các khuyết tật, tuy mô
hình vẫn còn hạn chế nhiễu không tuân theo quy luật phân phối chuẩn, tuy nhiên vẫn có
thể khẳng định kết luận về nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chỉ số lạm phát trên là tương đối
chính xác, chỉ ra các ưu, nhược điểm trong chính sách điều chỉnh lạm phát của các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ này. Kết quả trên đồng thời là cơ sở giúp các
nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định đúng đắn trước những biến đổi của
nền kinh tế trong và ngoài nước nhằm đưa nền kinh tế Đông Nam Á nói chung và Việt
Nam nói riêng đạt tăng trưởng ở mức tốt nhất.
Đề tài trên được hoàn thành trên cơ sở sự đóng góp của các thành viên với vốn kiến thức
được đúc kết ra từ quá trình học và nghiên cứu môn Kinh tế lượng và các môn học khác như
Kinh tế vĩ mô, Tài chính – tiền tệ. Qua đây, nhóm chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của TS Chu Thị Mai Phương. Do vốn kiến thức và kĩ năng
còn hạn chế nên đề tài này không thể tránh khỏi việc mắc một vài sai sót. Chúng em rất mong
nhận được sự góp ý động viên của cô để chúng em có thể hoàn thiện hơn, áp dụng tốt hơn

trong các công việc sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Anh
1.

Camen, U. (2006), “Monetary Policy in Vietnam: The Case of a Transition Country,”

BIS, Working Paper No. 31. Bank for International Settlement, Basel.
2.

David Oluseun Olayungbo, (2013),“ Government Spending and Inflation in Nigeria:

An Asymmetry Causality Test ”, International Journal of Humanities and Management

3.

Mala R., Param S., (2007), Structural VAR approach to Malaysian monetary policy

framework: Evidence from the Pre- and Post-Asian crisis periods, Department of
Econometrics and Business stastistics Monash University.
4.

Ogbole o. F. Momodu a. A, (2015), “Government Expenditure and Inflation Rate in

Nigeria: An Empirical Analyses of Pairwise Causal Relationship”, Research Journal of

Finance and Accounting, Vol.6, No.15.
5.

Robert J. Barro (1995) “ Inflation and Economic growth”, National Bureau of

Economic Research, 1050 Massachusetts Avenue, Cambridge, MA 02138.
B. Tài liệu tiếng Việt
1.

Nguyễn Thị Cành (2009) “Kinh tế Việt Nam qua các chỉ số phát triển và những tác
động của quá trình hội nhập”, Tạp chí phát triển kinh tế, số 219.

2.

Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2010) “Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm
phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: Các bằng chứng và thảo luận”

3.

ThS Nguyễn Thị Thái Hưng(2009) “Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ở
Việt Nam” - Học viện Ngân hàng

4.

PGS., TS. Nguyễn Ngọc Hùng (2019) “Đánh giá tác động của chi tiêu công đến
lạm phát ở các quốc gia Đông Nam Á”- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – Tạp chí
Tài chính.

5.


ThS. Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê (2015) “Lạm phát và tăng trưởng
kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển và trường hợp Việt Nam” Đại học Ngân hàng TP. HCM.

6.

Huỳnh Thế Nguyễn, Vũ Thị Tươi (2016) "Tác động của các yếu tố Vĩ mô đến lạm
phát tại Việt Nam", Tạp chí ĐH Khoa học Mở TP Hồ Chí Minh - Số 4(49).

7.

ThS. Trương Minh Tuấn (2018) “Ảnh hưởng của chính sách tài khóa lên lạm phát và
tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Nam Á” - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh –Tạp chí Công thương.

24


×