Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận kinh tế lượng phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên đại học ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.61 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI
Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả học tập của sinh
viên Đại học Ngoại thương

Nhóm thực hiện:

Nhóm 12

Lớp tín chỉ:

KTE309.3

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh

Thành viên:
Họ và tên
Hà Thị Yến
Lê Minh Ngọc
Quách Thị Châm Anh
Hoàng Thị Phương Anh
Đỗ Hoàng Duy

1

Mã số sinh viên


1513310170
1417740061
1417710018
1511110031
1511110183


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................4
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:........................................................................4
4. Phương pháp định lượng...................................................................................4
5. Cấu trúc bài nghiên cứu:...................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................6
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................6
I. Các khái niệm :..............................................................................................6
II. Một số nghiên cứu liên quan :.......................................................................7
CHƯƠNG II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH- MÔ TẢ DỮ LIỆU..................................9
I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔNG QUÁT.......................................................9
II. MÔ TẢ SỐ LIỆU..........................................................................................10
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI
QUY......................................................................................................................13
I. Bảng kết quả và phân tích kết quả...............................................................13
II. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật.......................................................14
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..............................................................26
ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................29

2



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều đó
đòi hỏi một lực lượng trí thức trẻ có chuyên môn và năng lực làm việc cao. Và sinh
viên một trong những lực lượng trí thức đó, đã và đang không ngừng nỗ lực học
tập, trau dồi vốn kiến thức để có thể chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp và
hướng đi phù hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ
đất nước lớn mạnh, để sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác đã dạy.
Một thực tế hiện nay xảy ra trong nhiều trường đại học trên cả nước: Như chúng ta
đã biết, môi trường học tập của sinh viên trong Đại học rất đa dạng, nó có thể giúp
sinh viên có thể tiến bộ nhưng cũng có thể là những cám dỗ kéo theo. Vì vậy đòi
hỏi sinh viên phải có sự tự giác, nỗ lực cá nhân rất lớn, đặc biệt là hình thức đào tạo
theo tín chỉ. Tuy nhiên, nhiều sinh viên hiện nay vẫn không đạt được kết quả mong
muốn mặc dù có chăm chỉ. Có thể là vì phương pháp học của họ chưa thực sự đúng
đắn. Thực tế khác cho thấy, sinh viên đại học sau khi ra trường muốn tìm được một
việc làm đúng chuyên ngành, lương cao và ổn định thì rất khó với tấm bằng Trung
bình và cơ hội cao hơn khi họ đạt được những tấm bằng cao hơn. Với những người
còn ngồi trên ghế nhà trường nói chung và sinh viên nói riêng thì “điểm trung bình
học tập” là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau
mỗi kỳ học kỳ. Kết quả của mỗi kỳ sẽ quyết định xem sinh viên có được học bổng
hoặc bị buộc thôi học hay không, xếp loại học lực gì và tấm bằng mà họ đạt được
sau khi kết thúc chương trình đào tạo của nhà trường… Đứng trước thực tế đó,
chúng em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố
đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Ngoại thương”.

3



2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trong bài tiểu luận này, nhóm nghiên cứu tác động của các nhân tố có ảnh hưởng
đến kết quả học tập của sinh viên Hà Nội. Cụ thể là từ các biến : số giờ tự học ở nhà, số
buổi nghỉ học, tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa, thời gian sử dụng internet, thời
gian làm thêm, thời gian lên thư viện và tình yêu.
Cụ thể hơn đánh giá được thực trạng và kết quả học tập của sinh viên Hà Nội hiện nay,
đồng thời tìm hiểu nguyên nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến học tập, để từ đó
đề xuất ra giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo cho sinh viên.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
 Phạm vi : Từ số liệu khảo sát 200 sinh viên các trường Đại học, Cao Đẳng trên địa
bàn Hà Nội.
 Đối tượng : Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.
4. Phương pháp định lượng
Nhóm tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp định lượng với sự hỗ trợ của phần
mềm thống kê Grelt
5. Cấu trúc bài nghiên cứu:
Ngoài những mục yêu cầu cần có của bài tiểu luận như lời mở đầu, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm các phần như sau





Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Chương 2 : Xây dựng mô hình
Chương 3 : Ước lượng, suy diễn thống kê
Chương 4 : Giải pháp, kiến nghị, nâng cao kết quả
Nhóm xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh đã tận tình hướng dẫn


trong quá trình học hỏi và làm bài nghiên cứu. Thông qua bài tiểu luận này, chúng em có
điều kiện củng cố kiến thức đã được giảng dạy và biết cách vận dụng kinh tế lượng để
phân tích, làm rõ và hiểu được một số vấn đề trong cuộc sống.
4


Mặc dù đã cố gắng hết sức, song vì thời gian có hạn, cũng như những hạn chế về
hiểu biết và phương pháp thu thập dữ liệu, bài tiểu luận của chúng em không thể tránh
khỏi sai sót, kính mong được nhận sự phê bình, góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng
em hoàn thiện hơn.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.
Các khái niệm :
 Học tập :
Học tập là quá trình tích lũy kiến thức. Tiếp thu tinh hoa của các thế hệ đi trước
một cách có chọn lọc để kế thừa và sáng tạo ra cái mới tốt hơn
Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ
sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có
thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau. Khả năng học hỏi là sở hữu
của loài người, một số động vật và một số loại máy móc nhất định. Tiến bộ theo thời
gian có xu hướng tiệm cận theo đường cong học tập.
Học tập cũng như việc học tập bài bản không bắt buộc, tùy theo hoàn cảnh. Nó
không xảy ra cùng một lúc, nhưng xây dựng dựa trên và được định hình bởi những gì
chúng ta đã biết. Học tập có thể được xem như một quá trình, chứ không phải là một tập
hợp các kiến thức thực tế và các hủ tục giáo điều. Việc học tập của con người có thể xảy

ra như là một phần của giáo dục, đào tạo phát triển cá nhân. Chơi đùa đã được tiếp cận
dưới một số nhà lý luận xem như là hình thức đầu tiên của việc học. Trẻ em thử nghiệm
với thế giới, tìm hiểu các quy tắc, và học cách tương tác thông qua chơi đùa.
Theo Skinner và Waston thì học tập là một quá trình lĩnh hội kiến thức mới hoặc
kĩ năng mới, sự học được xác định bởi những hành động “khử” và “sai”
Theo quan niệm của Jean Piaget và Gaston Bachelard thì học tập là quá trình hình
thành và phát triển của các dạng thức hoạt động, là sự thích ứng của chủ thể với hoàn
cảnh thông qua sự đồng hóa và sự điều tiết

 Kết quả học tập :
6


Hầu hết các trường Đại học trên Hà Nội đều áp dụng quy chế đào tạo tín chỉ. Nên,
theo quy chế 43/2007/QĐ-BGD&đT thì :
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:
 Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt
là khối lượng học tập đăng ký).
 Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà
sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của
từng học phần.
 Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những
học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.
 Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh
giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa
học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.

Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về
học lực như sau:
 Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.

 Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào
trường hợp bị buộc thôi học.
Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay
trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.
II.
Một số nghiên cứu liên quan :
 Evans (1999), “School-leaver, Transition to Teritary Study : A Literature Review”
Tác giả đã chia các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên thành 5 nhóm
yếu tố tất cả bao gồm :
7


 Nhóm 1 : Đặc trưng trong nhân khẩu (tuổi, giới tính, ngôn ngữ, nền tảng văn
hóa, tình trạng giáo dục, xã hội, nơi ở v..v)
 Nhóm 2 : Đặc trưng tâm lí (sự chuẩn bị cho việc học, chiến lược cho học tập,
cam kết mục tiêu v..v)
 Nhóm 3 : Kết quả học tập trước đây
 Nhóm 4 : Yếu tố xã hội
 Nhóm 5 : Yếu tố tổ chức
 Stinbrickner, TR, Stinebricer, R. (2001), “The relationship between Family income
and schooling attainment : Evidence from a liberal arts college with a full tution
subsiby program”, Berea College
Nghiên cứu đã khảo sát mối quan hệ giữa đầu vào gia đình và thành tích học tập
tại trường và đưa ra kết luận là : giới tính là nữ, điểm thi ACT của nữa, thu nhập gia
đình, thu nhập gia đình bạn cùng phòng và điểm thi ACT của nam có tác động tích cực
điểm điểm trung bình học tập, còn nam da đen có tác động nghịch đến kết quả học tập.
 Antionia Lozano Diaz (2003), “Personal, family and academic factors affecting
low achievement in secondary school”, Spain
Với các biến là trình độ học vấn của cha mẹ, giới tính, động lực của học tập, mối
quan hệ giữa các học sinh và với những người khác, bằng phân tích hồi quy và kiểm định

ANOVA, nghiên cứu kết luận : môi trường và động lực học tập có ảnh hưởng đến kết
quả học tập còn trình độ của người mẹ thì không.
 Darling – Hammond (2000), “Chất lượng giáo viên và thành quả học tập của học
sinh”
Sử dụng số liệu từ một cuộc khảo sát 50 bang về chính sách nghiên cứu phân tích
các trường học, khảo sát nhân sự và các đánh giá quốc gia về chương trình giáo dục,
nghiên cứu này đã xem xét các cách thức mà các giáo viên có liên quan đến thành tích
học tập của học sinh trên các tiểu bang. Bằng phân tích định tính và định lượng, tác giả
đã kết luận : đầu tư và chất lượng giáo viên có liên quan đến việc cải thiện thành tích học
8


sinh. Đồng thời, các chính sách quốc gia về đào tạo giáo viên, cấp phép, tuyển dụng ... có
thể tạo nên một sự khác biệt quan trọng đến trình độ và năng lực mà các giáo viên mang
đến cho công việc của họ.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đều chỉ rõ mối quan hệ và mức độ tác động của
các yếu tố lên kết quả học tập của sinh viên ở các nhóm yếu tố thuộc về đặc trưng trong
nhân khẩu, đặc điểm xã hội và kinh tế.
Tiếp thu kiến thức từ những nghiên cứu đi trước và muốn tìm hiểu ở những khía
cạnh khác để hiểu rõ hơn nữa. Nên nhóm đã tiếp cận và tập trung nghiên cứu những yếu
tố liên quan đến việc phân chia thời gian và nhóm yếu tố tinh thần, cụ thể là số giờ tự
học ở nhà, số buổi nghỉ

học, tần suất tham gia hoạt động ngoại khóa, thời gian sử dụng

internet, thời gian làm thêm, thời gian lên thư viện và tình yêu.

CHƯƠNG II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH- MÔ TẢ DỮ LIỆU
I.


XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔNG QUÁT
1.




Xác định dạng mô hình
Biến phụ thuộc: A
Biến độc lập gồm 5 biến: B, C, D, E, F, G, H
Mô hình hồi quy tổng quát:
A= β1 + β2.B+ β3.C + β4.D + β5.E + β6.F + β7.G + β8.H + ui (1)

2. Giải thích các biến
 Biến phụ thuộc:
A : Điểm GPA trung bình của sinh viên đại học Ngoại Thương





Biến định tính:
H : sinh viên có đi làm hay không?( có đi làm=1, không đi làm= 0)
G: yếu tố yêu đương( không yêu= 1, yêu = 0).
Biến định lượng:
9


 B: số giờ tự học ở nhà ( đơn vị: giờ). Kỳ vọng dấu (+), số giờ càng lớn thì
điểm GPA cao
 C: Số buổi vắng ở trường (đơn vị: giờ).Kỳ vọng dấu (-),số buổi vắng nhiều

thì điểm trung bình càng giảm
 D: Thời gian một tuần lên thư viện (đơn vị: giờ)
 E: Thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa trong một ngày (Đơn vị: giờ)
 F: Thời gian dùng Internet một ngày (Đơn vị: giờ)
II. MÔ TẢ SỐ LIỆU
1. Nguồn số liệu
Từ kết quả Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Đại học Ngoại Thương
-

Số lượng khảo sát: 170 người

-

Thông tin từ bảng khảo sát của nhóm thực hiện:
 GPA
 Số tiếng một sinh viên dành thời gian tự học ở nhà
 Số buổi vắng trên lớp trong một kỳ
 Thời gian lên thư viện trong một ngày
 Thời gian dành cho hoạt động ngoại khóa trong một ngày
 Thời gian sử dụng Internet trong một ngày
 Có đi làm hay không ?
 Có người yêu không ?

2. Mô tả thống kê
Giá trị của các biến được thống kê trong bảng thổng hợp sau:
10


Tên biến

A
B
C
D
E
F
G
H

Số quan sát
170
170
170
170
1701
170
170
170

Giá trị trung Độ lệch

Giá trị min

bình
chuẩn
3.0142
0.61927
1.0000
2.7235
1.8558

0.0000
1.9412
1.7497
0.0000
1.2882
1.6334
0.0000
1.6588
1.6609
0.0000
2.9235
1.4956
0.0000
0.40588
0.49251
0.0000
0.41765
0.49463
0.0000
Bảng 1: Mô tả thống kê giá trị các biến

Giá trị max
4.0000
6.0000
8.0000
5.0000
5.0000
8.0000
1.0000
1.0000


3. Ma trận tương quan giữa các biến
Trước khi chạy mô hình hồi quy, chúng ta xem xét mức độ tương quan giữa
các biến bằng cách sử dụng lệnh corr . Ta thu được bảng tương quan giữa các biến
như sau:

A
B
C
D

A
1.0000

B
0.5890

C
-

1.0000

0.7278
0.5627
1.0000

D
0.4072

E

-

F
-

G
-

H
-

0.6355

0.4442
-

0.5677
-

0.1778
-

0.0392
-

-

0.3437
0.3473


0.6537
0.5997

0.1808
0.2133

0.0088
0.0012

0.4350
1.0000

-

-

-

0.1284

0.2318
1.0000

0.6619
0.2705

0.0580
-

0.1096


1.0000

0.0829
-

-

0.0058
1.0000

0.0366
-

E
F
G

0.0199
1.0000

H
Bảng 2: Sự tự tương quan giữa các biến
11


Kết luận:
Nhìn chung các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc khá thấp.
Biến B, D có có hệ số tương quan dương, cho thấy tác động cùng chiều lên biến
phụ thuộc. Các biến C, E, F, G, Hcó hệ số tương quan âm, cho thấy tác động ngược

chiều lên biến phụ thuộc.
 Hệ số tương quan giữa biến B và A là 0.5890
 Hệ số tương quan giữa biến C và A là -0.7278
 Hệ số tương quan giữa biến D và A là 0.4072
 Hệ số tương quan giữa biến E và A là -0.4442
 Hệ số tương quan giữa biến F và A là -0.5677
 Hệ số tương quan giữa biến G và A là -0.1778
 Hệ số tương quan giữa biến H và A là -0.0392
Như vậy, trong các nhân tố được nghiên cứu, biến B có mối tương quan
mạnh nhất đến A, hay số thời gian tự học ở nhà có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả
học tập của sinh viên đại học Ngoại thương.

12


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI
QUY
I.

Bảng kết quả và phân tích kết quả
Sau khi chạy mô hình (1) trên Gretl với 170 mẫu số liệu chọn lọc ta được

bảng kết quả sau:

Từ bảng số liệu trên ta có:
 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
Mô hình hồi quy mẫu:
A=3.55173+0.0610393.B - 0.170950.C – 0.0246532.D – 0.0714051.E –
0.0623420.F – 0.0785691.G – 0.0180598.H +



=3.55173. Điểm số trung bình tối đa của sinh viên đại học Ngoại Thương
khi các biến giải thích bằng 0 là 3.55173
13




=0.0610393. Khi số giờ tự học của sinh viên tăng lên 1 thì điểm GPA của
sinh viên tăng lên 0.0610393



= - 0.170950. Điểm số GPA và số buổi nghỉ học có tỷ lệ nghịch với nhau.
Khi số buổi nghỉ học tăng lên 1 buổi thì điểm số GPA của học sinh giảm
xuống 0.170950 điểm



= - 0.0246532. Có nghĩa là khi số giờ lên thư viên tăng lên 1 giờ thì điểm
trung bình giảm xuống 0.0246532



= - 0.0714051. Có nghĩa là khi số giờ tham gia hoạt động ngoại khóa trong
một ngày tăng lên 1 giờ thì điểm số GPA trung bình sẽ giảm xuống
0.0714051 điểm




= - 0.0623420. Khi tăng số giờ sử dụng Internet trong ngày tăng lên 1 giờ
đồng hồ thì điểm số GPA cũng giảm là 0.0623420



= - 0.0785691. Việc đi làm và kết quả học tập có tỷ lệ nghịch với nhau. Đi
làm sẽ kéo theo kết quả học tập cũng giảm đi



= - 0.0180598. Yêu cũng tỷ lệ nghịch với kết quả học tập, làm cho kết quả
học tập giảm 0.0180598 so với người không yêu

Vậy, với các biến ban đầu trong mô hình, Mô hình 1 giải thích được 61,5% sự thay
đổi của biến A. Hay nói cách khác, các biến độc lập B, C, D, E, F, G, H giải thích
được 61,5% sự thay đổi của biến A
II. Kiểm định và khắc phục các khuyết tật
Chọn mức ý nghĩa α=5%
1. Kiểm định các biến bị bỏ xót
Dùng kiểm định Ramsey-Reset để kiểm định xem mô hình có bỏ sót biến
không?
14


*Cặp giả thuyết:
*Tiêu chuẩn kiểm định: p-value <0,05 => Bác bỏ . Mô hình có bỏ sót biến.
Chạy phần mềm Gretl ta thu được bảng số liệu sau:

Auxiliary regression for RESET specification test
OLS, using observations 1-170

Dependent variable: A
coefficient std. error t-ratio

p-value

-------------------------------------------------------const

5.93723

10.8735

0.5460

0.5858

B

0.136666

0.252100

0.5421

0.5885

C

-0.367014

0.700584


-0.5239

0.6011

D

-0.0554590

0.0992941 -0.5585

E

-0.164526

0.292293

-0.5629

0.5743

F

-0.145426

0.256066

-0.5679

0.5709


G

-0.208749

0.320144

-0.6520

0.5153

H

-0.0544335

0.0962895 -0.5653

0.5727

yhat^2

-0.113263

1.49038

yhat^3

-0.0220805

0.177476


0.5773

-0.07600 0.9395
-0.1244

0.9011

Test statistic: F = 3.218570,
with p-value = P(F(2,160) > 3.21857) = 0.0426

p-value=0,0426<0,05=> Bác bỏ => Mô hình bỏ sót biến
15


2. Khắc phục mô hình
Thêm biến độc lập I có giá trị là bình phương của biến E rồi thực hiện kiểm
định bỏ sót biến bằng Ramsey được kết quả như sau:
Auxiliary regression for RESET specification test
OLS, using observations 1-170
Dependent variable: A
coefficient std. error t-ratio p-value
------------------------------------------------------const

8.58078

11.9127

0.7203 0.4724


B

0.208317

0.295247

0.7056 0.4815

C

-0.510703

0.732059

-0.6976 0.4864

D

-0.0924227

0.131336

-0.7037 0.4826

E

0.173937

0.314941


0.5523 0.5815

F

-0.199262

0.274878

-0.7249 0.4696

G

-0.297754

0.388927

-0.7656 0.4451

H

-0.0290593

0.0655261 -0.4435 0.6580

I

-0.101602

0.161572


yhat^2

-0.548995

1.69705

yhat^3

0.0367083

0.205601

-0.6288 0.5304
-0.3235 0.7467
0.1785 0.8585

Test statistic: F = 1.884166,
with p-value = P(F(2,159) > 1.88417) = 0.155

p-value=0,155>0,05=> Không có căn cứ bác bỏ => Mô hình không bỏ sót
biến
16


 Sau khi khắc phục khuyết tật sót biến, chạy mô hình ta được kết quả
sau:

3. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Ta có mô hình hồi quy mới như sau:
A= β1 + β2.B+ β3.C + β4.D + β5.E + β6.F + β7.G + β8.H + β9.E2 + ui

Suy ra:
A=3.48328 + 0.0639795*B - 0.159815*C - 0.0292512*D – 0.0650838*E 0.0603604*F - 0.0863688*G - 0.00519816*H – 0.034618*E2 +

(2)

 β1 =3.48382. Điểm số trung bình tối đa của sinh viên đại học Ngoại
Thương khi các biến giải thích bằng 0 là 3.48382
 β2=0.06397995. Khi số giờ tự học của sinh viên tăng lên 1 thì điểm
GPA của sinh viên tăng lên 0.0639795
 β3= - 0.159815. Điểm số GPA và số buổi nghỉ học có tỷ lệ nghịch với
nhau. Khi số buổi nghỉ học tăng lên 1 buổi thì điểm số GPA của học
sinh giảm xuống 0.159815 điểm
17


 β4 = - 0.0246532. Có nghĩa là khi số giờ lên thư viên tăng lên 1 giờ thì
điểm trung bình giảm xuống 0.0246532
 β5 = - 0.02922512. Có nghĩa là khi số giờ tham gia hoạt động ngoại
khóa trong một ngày tăng lên 1 giờ thì điểm số GPA trung bình sẽ
giảm xuống 0.0292512 điểm
 β6 = 0.0650838. Khi tăng số giờ sử dụng Internet trong ngày tăng lên 1
giờ đồng hồ thì điểm số GPA cũng tăng là 0.0650838
 β7= -0.0603604. Việc đi làm và kết quả học tập có tỷ lệ nghịch với
nhau. Đi làm sẽ kéo theo kết quả học tập cũng giảm đi
 β8 = -0.00519816. Yêu cũng tỷ lệ nghịch với kết quả học tập, làm cho
kết quả học tập giảm 0.0180598 so với người không yêu
 β9=-0.0346180: là ước lượng của biến thêm vào mô hình sau đó, biến
này cũng tỷ lệ nghich với lại biến phụ thuộc
 =63.32% . Có nghĩa là:với các biến trong mô hình giải thích được 63.32%
sự thay đổi của biến A. Hay nói cách khác, các biến độc lập B, C, D, E, F, G,

H giải thích được 63.32% sự thay đổi của biến A

4. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

a. Kiếm định các hệ số tương ứng với các biến
 Kiểm định β2 (với mức ý nghĩa α = 5%): Đặt giả thiết

Ta dùng phương pháp P-value:
18


P-value = 0.0095 <α=0,05
Nên chấp nhận H0 tức là với mức ý nghĩa α=5%, β2 có ý nghĩa thông kê

 Kiểm định β3 (với mức ý nghĩa α = 5%)

Ta dùng phương pháp P-value: P-value = 1.94> α=0,05
Nên chấp nhận H0 tức là với mức ý nghĩa α=5%, β3 không có ý nghĩa thống


 Kiểm định β4 (với mức ý nghĩa α = 5%)

Ta dùng phương pháp P-value:
P-value = 0.2675>α=0,05
Nên bác bỏ H0, công nhận H1 tức là với mức ý nghĩa α=5%, β4 không có ý
nghĩa thống kê (hay biến D không có ảnh hưởng đến diem số trung binh của
sinh viên)

 Kiểm định β5 (với mức ý nghĩa α = 5%)


Ta dùng phương pháp P-value:
19


P-value = 0,2142 > α=0,05
Nên chấp nhận H0 tức là với mức ý nghĩa α=5%, hệ số chặn β5 không có ý
nghĩa thống kê (hay biến E không ảnh hưởng đến điểm trung bình của sinh
viên)

 Kiểm định β6 (với mức ý nghĩa α = 5%)

Ta dùng phương pháp P-value:
P-value = 0,0581 > α=0,05
Nên chấp nhận H0 tức là với mức ý nghĩa α=5%, hệ số chặn β6 không có ý
nghĩa thống kê (hay biến F không ảnh hưởng đến GPA)

 Kiểm định β7

Ta dùng phương pháp P-value:
P-value = 0,1840 > α=0,05
Nên chấp nhận H0 tức là với mức ý nghĩa α=5%, hệ số chặn β7 không có ý
nghĩa thống kê (hay biến G không ảnh hưởng đến GPA)

 Kiểm định β8 (với mức ý nghĩa =5%)

Ta dùng phương pháp P-value:
20


P-value = 0,9325 > α=0,05

Nên chấp nhận H0 tức là với mức ý nghĩa α=5%, hệ số chặn β8 không có ý
nghĩa thống kê (hay biến H không ảnh hưởng đến GPA)

 Kiểm định β9

Ta dùng phương pháp P-value:
P-value = 0,0053< α=0,05
Nên chấp nhận H0 tức là với mức ý nghĩa α=5%, hệ số chặn β9 có ý nghĩa
thống kê (hay biến I – là biến thêm vào để khắc phục khuyết tật, có ảnh
hưởng đến GPA của sinh viên đại học Ngoại Thương)
Như vậy: Qua kiểm định trên ta thấy các biến C, D, E, F, G, H không có ý
nghĩa thống kê.

b. Kiểm định R2, đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Cặp giả thiết:
Ta dùng phương pháp P-value:
Ta có P- value tương ứng với
Với mức ý nghĩa α=5%, ta thấy P-value < α
Do đó, bác bỏ giả thiết H0, công nhận H1 tức là R2 ≠ 0, nghĩa là mô hình xây
dựng giải thích được sự biến động trong biến A- điểm trung bình môn GPA
của sinh viên Đại học Ngoại thương.
Theo mô hình, ta có R2=0.6332, cho thấy mô hình chỉ giải thích được 63.32
tổng biến động trong giá trị của biến phụ thuộc A
21


5. Kiểm định đa cộng tuyến
*Cặp giả thuyết:

*Tiêu chuẩn kiểm định: =

Trong đó:

VIF >10 => Bác bỏ . Đa cộng tuyến tồn tại
Chạy mô hình Gretl thu được kết quả sau:
Variance Inflation Factors
Minimum possible value = 1.0
Values > 10.0 may indicate a collinearity problem
B 2.340
C 1.936
D 2.110
E 8.600
F

2.561

G 1.164
H 1.052
I

8.979

VIF(j) = 1/(1 - R(j)^2), where R(j) is the multiple correlation coefficient
between variable j and the other independent variables
22


Properties of matrix X'X:
1-norm = 27530
Determinant = 7.8211718e+020
Reciprocal condition number = 0.00013880669


Tất cả các VIF<10 nên chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết

 Mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
6. Kiểm định Phương sai sai số thay đổi
Dựa vào kiểm định White để phát hiện phương sai sai số thay đổi:
Cặp giả thuyết:
H0:Không có phương sai sai số thay đổi.
H1: Có phương sai sai số thay đổi
Tiêu chuẩn kiểm định: p-value <0,05 => Bác bỏ . Có hiện tượng phương sai sai số
thay đổi.
Chạy phần mềm Gretl ta thu được các số liệu sau:
White's test for heteroskedasticity
OLS, using observations 1-170
Dependent variable: uhat^2
Omitted due to exact collinearity: sq_E
coefficient std. error t-ratio

p-value

--------------------------------------------------------const

-0.810534

0.528606

-1.533

0.1277
23



B

0.263919

0.140027

1.885

C

0.0525725

0.111289

0.4724

0.6374

D

0.0651260

0.112973

0.5765

0.5653


E

0.806692

0.626890

1.287

0.2005

F

0.246630

0.192494

1.281

0.2024

G

0.173176

0.292343

0.5924

0.5546


H

-0.366758

0.249423

-1.470

0.1439

I

-0.834342

sq_B

0.556746

-0.0113415

-1.499

0.0133910

0.0617 *

0.1364

-0.8469


0.3986

X2_X3

-0.00382908

0.0152613

-0.2509

0.8023

X2_X4

-0.0108475

0.0207792

-0.5220

0.6025

X2_X5

-0.0316293

0.0344256

-0.9188


0.3599

X2_X6

-0.0479963

0.0233749

-2.053

0.0421 **

X2_X7

-0.0319580

0.0458275

-0.6974

0.4868

X2_X8

-0.0269011

0.0402321

-0.6686


0.5049

X2_X9

0.00946232

0.00854907

1.107

0.2704

sq_C

0.00164883

0.00897568

0.1837

0.8545

X3_X4

0.000364743 0.0206780

X3_X5

-0.0406824


0.0397400

-1.024

0.3079

X3_X6

-0.0107449

0.0241298

-0.4453

0.6569

X3_X7

-0.0225446

0.0424548

-0.5310

0.5963

X3_X8

0.0394956


0.0369905

1.068

0.2877

X3_X9

0.0162174

0.0104658

1.550

0.1237

-0.00464226

0.0166249

-0.2792

0.7805

X4_X5

0.0521254

0.0439890


1.185

0.2382

X4_X6

-0.0214530

0.0233002

-0.9207

0.3589

X4_X7

0.00694668

0.0473687

0.1467

0.8836

X4_X8

0.0791644

0.0413628


1.914

0.0579 *

X4_X9

-0.0172478

0.0128216

-1.345

0.1809

X5_X6

0.0461577

0.0463186

0.9965

0.3209

X5_X7

-0.113770

0.0955750


X5_X8

-0.00548479

sq_D

0.0840385

0.01764 0.9860

-1.190

0.2361

-0.06527 0.9481
24


X5_X9
sq_F

0.283150

0.166245

1.703

-0.0155564

0.0204134


-0.7621

0.4474

X6_X7

0.00646335

X6_X8

0.122829

0.0520308

2.361

0.0198 **

X6_X9

-0.0209927

0.0118119

-1.777

0.0779 *

X7_X8


0.0390326

0.105140

0.3712

0.7111

X7_X9

0.0248989

0.0243800

1.021

0.3090

X8_X9

-0.0190633

0.0202538

-0.9412

sq_I

-0.0283078


0.0626499

0.0910 *

0.0159519

0.1032

-1.775

0.9180

0.3484

0.0783 *

Unadjusted R-squared = 0.435458
Test statistic: TR^2 = 74.027853,
with p-value = P(Chi-square(41) > 74.027853) = 0.001197

p-value=0.001197 < 0.05 => Bác bỏ . Có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
7. Kiểm định tự tương quan: mô hình mặc định có sự tự tương quan vì
không sử dụng bộ số liệu chuỗi thời gian với số liệu chéo
8. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu: luôn có phân phối chuẩn vì lượng

mẫu khảo sát lớn hơn 120 mẫu.

25



×