Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tiểu luận kinh tế lượng NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến CHỈ số VN – INDEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.3 KB, 27 trang )

ĐẠIHỌC NGOẠITHƯ ƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LU Ậ N
KINH TẾ LƯỢNG I

CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯ ỞNG ĐẾN
CH ỈSỐ VN-INDEX
H À N ỘI,TH Á N G 05/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG I
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN CHỈ SỐ VN – INDEX
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh
Nhóm thực hiện: Nhóm 17
Lớp tín chỉ: KTE218(2–1819).1_LT
Chuyên ngành: KTQT

Hà Nội, tháng 05 năm 2019


Thành viên
STT



Họ và tên

MSV

1

Phan Chí Trọng

1614410182

2

Nguyễn Thị Vân Anh

1714410023

3

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

1714410173

4

Phạm Thị Nguyệt

1714410174

Đánh giá từng cá nhân trong nhóm

Người

Trọng

Minh Nguyệt

Vân Anh

Phạm Nguyệt

x

10

10

10

Minh Nguyệt

10

x

10

10

Vân Anh


10

10

x

10

Phạm Nguyệt

10

10

10

x

Điểm TB cá nhân

10

10

10

10

đánh giá
Trọng



MỤC LỤC
Lời mở đầu........................................................................................................................... 1
Chương 1: Cơ sở lý luận..................................................................................................... 2
I. Các lí thuyết kinh tế liên quan...................................................................................... 2
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................ 4
Chương 2: Xây dựng mô hình............................................................................................. 8
I. Phương pháp luận của nghiên cứu............................................................................. 8
II. Xây dựng mô hình lý thuyết...................................................................................... 12
III. Mô tả số liệu............................................................................................................. 15
Chương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê....................................................... 17
I. Mô hình ước lượng..................................................................................................... 17
II. Kiểm định và so sánh ước lượng.............................................................................. 18
III. Khuyến nghị, giải pháp............................................................................................ 20
Kết luận.............................................................................................................................. 21
TÀI LIỆU........................................................................................................................... 22


Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính,
với chức năng huy động vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, TTCK trở thành một công cụ
cho các quốc gia phát triển lĩnh vực nền kinh tế thị trường tập trung, nhất là những nước
đang phát triển cần phải thu hút nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế như Việt Nam.
Năm 2006, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả
về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Không chỉ vậy, Thị trường chứng
khoán đã có sự phát triển về tính thanh khoản của thị trường. Cho đến nay, mặc dù đã có
những bước phát triển ấn tượng nhưng thị trường giao dịch cổ phiếu còn nhiều biến động
và hạn chế về tính thanh khoản, rủi ro cao đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu suy giảm chất
lượng chưa đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư và phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư.

Nghiên cứu về TTCK không thể không quan tấm đến những biến số vĩ mô những
nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến nền kinh tế nói chung và thị trường chứng
khoán nói riêng. Hiện nay số lượng giao dịch trên TTCK ngày càng tăng nhưng để các nhà
đầu tư có thể đưa ra những quyết định kinh tế chính xác và tối ưu nhất thì cần phải có sự
nghiên cứu tác động của những nhân tố đối với TTCK. Trên thế giới đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu ảnh hưởng của các biến số vĩ mô đến TTCK của từng quốc gia như
Australia, Ấn Độ, Mỹ… Tuy nhiên mỗi thị trường tài chính ở mỗi quốc gia là khác nhau
nên không thể áp dụng những công trình nghiên cứu đó vào TTCK ở Việt Nam. Chính vì
những lý do trên nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài:” Nghiên cứu một số yếu tố
ảnh hưởng đến chỉ số VN INDEX ở Việt Nam”
Trong nghiên cứu này chúng em có sử dụng phương pháp định lượng với việc ước
lượng bằng Mô hình hồi quy bình phương tối thiểu OLS. Bài tiểu luận gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Xây dựng mô hình
Chương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Chúng em mong muốn thông qua bài tiểu luận này có thể 1 phần nào nghiên cứu
được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số Vn-index ở Việt Nam góp phần làm rõ hơn
sự tác động của những nhân tố này để các nhà đầu tư có thể tối ưu hóa trong việc ra quyết
định.
Về mặt chủ quan nhóm chúng em còn gặp phải khó khăn trong việc tìm dữ liệu và
những kiến thức về mảng tài chính và kinh tế, chúng em xin chân thành cảm ơn ThS
Nguyễn Thúy Quỳnh đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Trong quá trình
nghiên cứu chúng em còn nhiều sai sót mong nhận được đánh giá góp ý từ cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1


Chương 1: Cơ sở lý luận
I. Các lí thuyết kinh tế liên quan

1. Chỉ số Vn-Index
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Vn-Index thể hiện biến động
giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng đối
với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ
phiếu hàng ngày.
Index được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số
giá bình quân Passcher. VN-Index được tính theo công thức sau:
Vn-Index =

∗∑

=



=






á





á




ườ


ườ









=

Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kì gốc
Chỉ số Vn-Index là giá trị thống kê phản ánh những diễn biến của thị trường cổ
phiếu. Các nhà đầu tư và quản lý thị trường có thể thông qua đó để mô tả thị trường
và so sánh lợi nhuận trước khi đưa ra các quyết định đầu tư. Hiện nay có các
phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc tính chỉ số giá cổ phiếu như phương
pháp Passcher, phương pháp Laspeyres, phương pháp chỉ số giá bình quân Fisher,
phương pháp số bình quân đơn giản, phương pháp bình quân nhân đơn giản.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số Vn-Index
1.2.1. Lãi suất

Lãi suất là chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của
người cho vay. Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế. Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích
cực đến chỉ số giá cổ phiếu. Bởi vì khi giá vốn rẻ hơn so với trước sẽ giúp các công
ty dễ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, cũng như giảm chi phí cho
các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, từ đó sẽ làm cải thiện lợi nhuận của công
2


ty và làm tăng giá cổ phiếu của công ty. Ngược lại, khi lãi suất tăng sẽ có tác động
tiêu cực đến hoạt động chung của nền kinh tế. Khi lãi suất tăng lên sẽ làm gia tăng
lãi suất cho vay đối với khách hàng, làm giảm nhu cầu cho các hoạt động chi tiêu,
mua sắm của người tiêu dùng. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh,
lợi nhuận của công ty và các chứng khoán đó trở nên kém hấp dẫn hơn trên thị
trường.
1.2.2. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽ đổi
thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định. Có 2 cách yết giá là yết giá trực tiếp
và yết giá gián tiếp, tùy theo từng quốc gia mà sẽ chọn cách yết giá phù hợp đối với
từng loại ngoại tệ. Theo các lý thuyết kinh tế thì tỷ giá hối đoái có thể tác động lên
giá cổ phiếu theo hai hướng khác nhau.
- Khi tỷ giá hối đoái tăng lên theo cách yết giá trực tiếp thì đồng nội tệ sẽ bị
mất giá cộng thêm môi trường đầu tư ổn định sẽ thu hút được nhiều lượng vốn từ
nước ngoài đầu tư vào trong nước đề tìm kiếm lợi nhuận và hưởng chênh lệch giá.
Cụ thể là khi đồng USD tăng giá đồng nghĩa với đồng Việt Nam (VNĐ) mất giá.
Khi đó, 1 USD sẽ đổi được nhiều VNĐ hơn và như vậy, sẽ có được một khoản lời
từ việc gia tăng trong tỷ giá này nếu như đổi từ đồng USD sang VNĐ, nhà đầu tư đã
có một khoản lời để đầu tư, nhà đầu tư có thể sẽ dùng khoản lời đó để đầu tư vào
TTCK hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Hoặc là, sẽ đầu tư vào vàng, bất động sản. Như
vậy, khi đồng USD tăng giá đã mang đến cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội kinh

doanh hơn là đầu tư vào TTCK.
- Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm đồng USD giảm giá. Khi đó việc chuyển
đổi từ USD sang VNĐ không phải là một lựa chọn tốt. Để giao dịch chứng khoán
thì nhà đầu tư phải chuyển từ USD sang VNĐ và sẽ phải chịu một khoản tiền mất đi
do đồng USD mất giá. Nếu như TTCK chưa cho nhà đầu tư cơ hội kiếm lời, phương
án chuyển đổi này khiến việc đầu tư chứng khoán sẽ tăng thêm rủi ro cho khoản tiền
của họ, do đó, lợi nhuận đôi khi có thể bằng không hoặc thấp hơn mức này.
1.2.3. Giá vàng
Tại Việt Nam, TTCK và thị trường bất động sản đang là kênh nhà nước đã áp
dụng biện pháp quản lý, trong khi thị trường vàng đến nay vẫn đang buông lỏng, vì
vậy, luồng tiền đầu tư đổ vào thị trường vàng là điều tất yếu. Tuy nhiên ở nước ta,
vàng chưa phải là một kênh đầu tư lớn, mà vàng chủ yếu được coi là phương tiện
3


cất trữ giá trị. Nguyên nhân giá vàng trong nước tăng mạnh chủ yếu là do vàng thế
giới tăng. Khi giá vàng tăng mọi người tăng cất trữ vàng giảm tiền mặt trong lưu
thông thì lãi suất sẽ cao hơn do lượng tiền lưu thông đã giảm xuống so với trước.
Khi lãi suất cao hơn sẽ làm cho các nguồn vốn có chi phí cao hơn trước sẽ gây ra
tác động làm giảm lượng vốn đầu tư vào cổ phiếu cũng như làm giảm giá cổ phiếu.
Tuy nhiên, mức ảnh hưởng đó là không lớn.
II. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu từng yếu tố lãi suất giá vàng và tỷ giá hối đoái tác
động đến chỉ số giá chứng khoán trên thế giới.
1. Mối quan hệ của lãi suất và giá cổ phiếu ở các nước phát triển và đang
phát triển Mahmudul và Salah Uddin (2009)
Nghiên cứu này tìm kiếm bằng chứng ủng hộ sự tồn tại hiệu quả thị trường cổ
phiếu dựa trên dữ liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 1988 đến tháng 3 năm 2003 và
cũng cho thấy mối quan hệ thực nghiệm giữa chỉ số chứng khoán và lãi suất cho
mười lăm nước phát triển và đang phát triển - Úc, Bangladesh, Canada, Chile,

Colombia, Đức, Ý, Jamaica, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Philippine, S. Châu Phi,
Tây Ban Nha và Venezuela. Để điều tra lý do của sự kém hiệu quả của thị trường,
mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lãi suất, và thay đổi của giá cổ phiếu và thay đổi
lãi suất được xác định thông qua cả hai chuỗi thời gian và hồi quy bảng.
Đối với tất cả các quốc gia, người ta thấy rằng lãi suất có mối quan hệ tiêu cực
đáng kể với giá cổ phiếu và đối với sáu quốc gia. Vì vậy, nếu lãi suất được kiểm
soát đáng kể đối với các quốc gia này, thì đó sẽ là lợi ích lớn của các quốc gia này
khi trao đổi chứng khoán qua cách kéo cầu của nhiều nhà đầu tư trên thị trường cổ
phiếu, và thúc đẩy đầu tư mở rộng của các công ty.
Ở đây mối quan hệ tuyến tính giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập được xác
định để phân tích hồi quy và suy luận đã được rút ra:
Y1it = β0i + β1i X1it + u1t
Trong đó:
Y1it: Giá cổ phiếu thời kỳ t β0i, β1i: hệ số biến độc lập
X1it: Lãi suất thời kỳ t

u1t: sai số ngẫu nhiên

Kết quả của nghiên cứu cho thấy lãi suất có tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu ở
14 nước (Úc, Bangladesh, Canada, Chile, Colombia, Đức, Ý, Jamaica, Nhật Bản,
4


Malaysia, Mexico, Nam Phi, Tây Ban Nha và Venezuela) trong nghiên cứu ngoại
trừ trường hợp của Philippines.
2. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu tại Úc trong nghiên cứu
của Noel Dilrukshan Richards và John Simpson
Tác giả Noel Dilrukshan Richards và John Simpson đã thực hiện nghiên cứu về
sự tương tác giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái ở Úc. Thông qua việc kiểm định về
sự đồng liên kết và mô hình Granger, Noel Dilrukshan Richards và John Simpson

đã thấy được mức độ tương tác của tỷ giá hối đoái lên giá cổ phiếu. Với quan sát
trong giai đoạn 2003- 2006, nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn thì việc gia tăng tỷ
giá hối đoái có tác động tích cực đến giá cổ phiếu của TTCK Úc. Hơn thế nữa, khi
tiến hành kiểm định đồng liên kết thì kết quả cũng cho thấy có sự tác động trong dài
hạn của tỷ giá hối đoái đến giá cổ phiếu.
Hồi quy của tỷ giá đô la Úc so với giá chứng khoán Úc được phân tích để kiểm
tra mối quan hệ giữa hai biến. Các biến đã được xác định trước đó. Hồi quy được
thực hiện như sau:
Log( Ext) = a + β1 Log(SPt) + et
Trong đó:
Ext: Tỷ giá hối đoái
SPt: Giá cổ phiếu
et : phần dư
Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu khác thì lại cho kết quả trái ngược như
Rahman và Uddin (2009) đã nghiên cứu về sự tác động của tỷ giá hối đoái đến chỉ
số giá cổ phiếu ở một số nước đang phát triển như Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan.
Kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu ở các
nước này trong dài hạn.
3. Mối quan hệ giữa gía vàng và giá cổ phiếu thị trường Ấn Độ trong nghiên
cứu của Dr. Naliniprava Tripathy
Nghiên cứu điều tra sự tích hợp giữa giá vàng và giá thị trường chứng khoán
(Nifty) bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng tháng từ tháng 7 năm 1990
đến tháng 4 năm 2016. Nghiên cứu sử dụng thử nghiệm đơn vị gốc, thử nghiệm
Tương quan, thử nghiệm quan hệ nhân quả Granger và thử nghiệm hợp tác của
Johansson để đánh giá mối quan hệ của họ. Nghiên cứu cho thấy rằng không có mối
quan hệ nhân quả tồn tại ở giữa giá vàng và giá thị trường chứng khoán trong ngắn
5


hạn. Tuy nhiên, giá vàng và giá thị trường chứng khoán được hợp nhất cho thấy mối

quan hệ cân bằng dài hạn giữa chúng và chúng di chuyển cùng nhau. Thử nghiệm
CUSUM cũng xác nhận rằng mối quan hệ lâu dài là sự hiện diện giữa giá vàng và
thị trường chứng khoán và thể hiện sự ổn định của đồng hiệu quả. Giá thị trường
chứng khoán có thể được sử dụng để dự đoán giá vàng. Nghiên cứu khuyến nghị
rằng việc tích hợp giữa giá vàng và giá thị trường cần phải có các nhà đầu tư toàn
cầu theo chiến lược lựa chọn danh mục đầu tư để tăng giá trị từ đầu tư vào Ấn Độ.
Tuy nhiên, phạm vi của những cơ hội này bị hạn chế trong ngắn hạn.
Kết quả là nghiên cứu xem xét mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa giá vàng
và giá thị trường chứng khoán ở Ấn Độ. Nghiên cứu đã sử dụng thử nghiệm ADF,
thử nghiệm PP và thử nghiệm KPSS để thử nghiệm gốc đơn vị cho giá vàng và giá
thị trường chứng khoán. Kết quả chỉ ra rằng thị trường chứng khoán (tiện lợi) và giá
vàng đang đứng yên ở mức của họ. Mối quan hệ nhân quả giữa thị trường chứng
khoán và thị trường vàng đã được kiểm tra bằng thử nghiệm Granger Causality. Kết
quả cho thấy rằng không có nhân quả tồn tại từ thị trường chứng khoán đến thị
trường vàng. Mối quan hệ lâu dài giữa thị trường Vàng và Chứng khoán cũng được
khám phá bằng cách sử dụng thử nghiệm hợp nhất Johansen. Nghiên cứu cho thấy
có mối quan hệ lâu dài tồn tại giữa thị trường chứng khoán và thị trường vàng.
Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán sụp đổ
nhưng giá vàng vẫn tiếp tục tăng ở Ấn Độ. Vì việc tích hợp giá vàng và thị trường
chứng khoán là một điều quan trọng và có ý nghĩa đối với đa dạng hóa danh mục
đầu tư quốc tế, đây là một chủ đề được quan tâm đối với các học viên, các nhà
nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ngày nay. Nghiên cứu này có ý nghĩa
quan trọng đối với các nhà đầu tư toàn cầu và tổ chức để đưa ra quyết định đầu tư
tốt hơn. Nghiên cứu này cũng sẽ cung cấp hiểu biết cho các nhà đầu tư để xây dựng
chiến lược đầu tư theo cách tốt hơn để quản lý theo các biến động thị trường rộng
lớn. Một ý nghĩa quan trọng của những phát hiện này là đầu tư vàng vào Ấn Độ
xứng đáng nhận được phản hồi chính sách hiệu chỉnh tốt.
4. Lổ hổng nghiên cứu
Cả 3 công trình nghiên cứu trên đều có những thành tựu là xét từng mối quan hệ
riêng biệt của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá vàng lên giá chứng khoán, tuy nhiên

mỗi công trình nghiên cứu lại có hạn chế nhất định. Một hạn chế của nghiên cứu
trong nghiên cứu ảnh hưởng giá vàng lên thị trường chứng khoán của Ấn Độ là
nghiên cứu chỉ lấy giá vàng và giá thị trường chứng khoán, do đó kết quả có thể dẫn
đến mức độ thiên vị nhất định. Trong nghiên cứu Mối quan hệ của lãi suất và giá
cổ
6


phiếu ở các nước phát triển và đang phát triển của Mahmudul và Salah Uddin
(2009) chỉ xét đến yếu tố lãi suất ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà không hề có
những yếu tố khác tác động nên kết quả trong 15 nước được nghiên cứu duy chỉ có
thị trường Philipin là không chịu tác động của lãi suất, liệu có phải vậy không, nếu
như bên cạnh lãi suất còn có yếu tố khác như lạm phát tỷ giá hối đoái hay giá vàng
thì lãi suất vẫn có thể có ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu ở Philippin. Và trong
nghiên cứu Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu tại Úc trong nghiên
cứu của Noel Dilrukshan Richards và John Simpson, tỷ giá hối đoái có tác động tích
cực đến thị trường chứng khoán Úc nhưng trong 1 nghiên cứu khác lại cho ra 1 kết
quả khác. Điều đó thể hiện khi các yếu tố đứng độc lập thì sẽ cho ra những kết quả
chưa được chính xác bởi mỗi yếu tố còn có các yếu tố khác rang buộc chịu tác động
và cùng nhau ảnh hưởng đến Thị trường chứng khoán. Thị trường Chứng khoán
Việt Nam hiện nay vẫn chưa có 1 công trình nghiên cứu nào nổi bật về tác động ảnh
hưởng trực tiếp của 3 biến Lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá vàng đến chỉ số VNIndex.

7


Chương 2: Xây dựng mô hình
I. Phương pháp luận của nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu, phân tích
Có 2 phương pháp nghiên cứu đề tài: định lượng và định tính. Trong bài báo cáo

này, để đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến chỉ số Vn-Index chúng em sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó, phương pháp ước lượng được
chúng em sử dụng để phân tích vấn đề là “Phương pháp bình phương tối thiểu
OLS”.
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:
Yi = β0 + β1 X1 + β2 X2 +…+ βn Xn + ui
Trong đó:
Yi: biến phụ thuộc của mô hình
X1, X2, ..., Xn: biến độc lập của mô hình
ui: sai số ngẫu nhiên
2. Các mô hình trong các nghiên cứu trước
2.1. Mô hình của “Trung tâm nghiên cứu các yếu tố tác động tới thị trường
chứng khoán Việt Nam”:
Mô hình nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán là:
- Xét về nhân tố nội sinh: Các nhân tố làm tăng, giảm giá trị của cổ phiếu gắn
với công ty niêm yết được gọi là nhân tố nội sinh. Giá trị cổ phiếu giai đoạn trước,
giá dầu thô, giá vàng, tỷ giá đô la mỹ, Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor).
- Xét về nhân tố ngoại sinh: Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành
trong thị trường tài chính nên nó bị chi phối trực tiếp từ những biến cố phát triển
lành mạnh hoặc gặp rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài chính.
- Xét về nhân tố khác: Trong thị trường chứng khoản ở nước ta hiện nay có lẽ
nhân tố thông tin và một số nhân tố không quan sát được khác cũng tác động tới chỉ
số chứng khoán. Thông tin tố hay xấu đều có tác động tới giá chị cổ phiếu. Do vậy,
việc xem xét tính toán các yếu tố này là rất quan trọng trong việc dự báo chỉ số
chứng khoán trong thị trường ngày tới.
Trong mô hình này, trung tâm đã sử dụng mô hình GJR- GARCH để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán ở Việt Nam có xét tới các yếu tố
8



thông tin và không quan sát được. Phương trình hồi quy của các biến tác động lên
lợi suất của chỉ số VNINDEX như sau:
RVININDEX = b1 + b2*RVNINDEX(-1) + b3*RSP500(-1) + b4*RCRUDE(1) + b5*RVNINDEX(-4) + b6*RCRUDE(-4) + ut

Hệ
số
Sai
số chuẩn

b1
0,00004

b2
0,22
3

b3
0,22
2

b4
0,04
4

b5
0,05
0

b6
0,02

9

0,00
0035

0,02
50

0,02
98

0,01
70

0,02
40

0,01
52

RVININDEX = -0,00004 + 0,223*RVNINDEX(-1) + 0,222*RSP500(-1) +
0,044*RCRUDE(-1) + 0,050*RVNINDEX(-4) + 0,029*RCRUDE(-4)
Phương trình mô tả phương sai các yếu tố không quan sát được:
σ2= a1+a2*u2t-1 + a3*S–t-1*u2t-1 + a4σ2t-1 +a5*σ2t-2

Hệ số
Sai số
chuẩn

a1

1,39E-5
4.25E-06

a2
0,100
0.0407
1

a3
0,052
0.0374
4

a4
0,85611
0.34202

a5
0,054
0.287
9

σ2= 1,39E-5 +0,100*u2t-1 + 0,052*S–t-1*u2t-1 + 0,85611σ2t-1 – 0,054*σ2t-2
Từ phương trình hồi quy đã chỉ ra, RVNINDEX phụ thuộc vào RVNINDEX ở
giai đoạn trước ở độ trễ 1 và 4, RSP500 tác động lên RVNINDEX ở cả độ trễ 1 và
giá trị ở hiện tại. RCRUDE ở giai đoạn trước cũng tác động tỷ lệ thuận lên
RVNINDEX. Kết quả của phương trình miêu tả các yếu tố không quan sát được ảnh
hưởng tới RVNINDEX như thế nào được thể hiện rõ ở các độ trễ phần dư trước đó
1 và 2 thời kì.
2.2. Mô hình của ThS. Nguyễn Ngọc Thức, ThS. Bùi Ngọc Toản, ThS. Hoàng Như

Anh

Mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
Pit = β0 + β1 PEit + β2 EPSit + β3 DAit + β4 SIZEit + β5 INFt + εit
9


Trong đó:
Biến phụ thuộc: Giá đóng cửa hàng năm của cổ phiếu (P);
Các biến độc lập:
-

Giá trên thu thập mỗi cổ phiếu (PE),
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS),
Tỷ lệ nợ của DN (DA),
Quy mô DN (SIZE)
Tỷ lệ lạm phát (INF)

Như vậy, kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
Pit = -0,0572 + 4,2962 EPSit - 0,0067 DAit + 0,0056 SIZEit + εit
Kết quả cho thấy, EPS tác động cùng chiều, mạnh nhất (4,2962) đến P và có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cũng khá phù hợp với thực tế trong
thời gian qua tại Việt Nam, thu nhập trên mỗi cổ phiếu gia tăng sẽ mang lại nhiều
giá trị cho nhà đầu tư, đồng thời phản ánh triển vọng của DN trong tương lại.
2.3. Mô hình của T.S Lê Tấn Phước
10


Mô hình ước lượng của nghiên cứu này dựa trên mô hình của các tác giả AL
Tamimi và ctv. (2007)

Yt = β0 + β1X1t + β2X2t + β3X3t + β4X4t + β5X5t + β6X6t + ut
Trong đó:
Biến phụ thuộc Yt là sự thay đổi giá (tỷ suất sinh lời) của các cổ phiếu trong
danh mục và được tính như sau: Yt = Rt = log(Pt) - log(Pt-1) = log( pt/pt-1)
- Pt: Chỉ số giá của danh mục ở quý thứ t;
- Pt-1: Chỉ số giá của danh mục ở quý thứ t-1.
Các biến độc lập
X1: EPS
X2: tỷ lệ lạm phát CPI
X3: GDP

X4: Giá vàng
X5: Lãi suất (log)
X6: Tỷ giá usd/vnd.

Tương quan giữa các biến:

11


Kết quả hồi quy:

Kết quả mô cho thấy khi tỷ lệ lạm phát tăng sẽ làm cho giá chứng khoán có xu
thế giảm xuống và ngược lại nếu lạm phát giảm sẽ kéo giá chứng khoán tăng lên.
Biến giá vàng và lãi suất có tác động tích cực tới giá chứng khoán (hệ số beta
dương). Kết quả này chỉ ra việc giá vàng và lãi suất tăng sẽ làm cho giá chứng
khoán tăng theo và ngược lại.
Nhận xét rút ra:
- Có rất nhiều yếu tố tác động lên thị trường chứng khoán, muốn đánh giá đúng
bản chất của các chỉ số chứng khoán, phải phân tích nhiều khía cạnh từ cả môi

trường bên ngoài và nội tại bên trong nhà đầu tư.
- Thị trường chứng khoán thường biến động không ngừng, tần suất trong
khoảng thời gian ngắn nên ta nên phân tích các yếu tố có điểm chung như vậy. Vì
thế, nhóm em quyết định chọn những yếu tố (biến độc lập) có đầy đủ yếu tố này.
II. Xây dựng mô hình lý thuyết
1. Xác định dạng mô hình
Trong nghiên cứu này chúng em xây dựng các mô hình hồi quy dạng ngẫu nhiên
(có bao gồm sai số ngẫu nhiên).
Mô hình hồi quy tổng thể
12


Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ui
Trong đó:
Yi: chỉ số Vn.Index tính theo ngày
X1: lãi suất qua đêm tính theo ngày
X2 : Tỷ giá trung tâm
X3 : Giá vàng tính theo ngày
ui : sai số ngẫu nhiên
β0 : hệ số chặn của mô hình
β1 , β2 , β3: hệ số góc đo mức độ tác động của từng yếu tố lên mô hình
Mô hình hồi quy mẫu
̂

̂

̂

=++++


Trong đó, các hệ số β0, β1

, β2, β3

lần lượt là các ước lượng tương ứng của β0 ,

β1, β2 , β3.

2. Mô tả các biến
2.1. Giải thích biến
Biến độc lập:
- X1: Lãi suất: Từ cuối năm 2018, lãi suất tăng không ngừng, hầu hết bắt
nguồn từ thị trường liên ngân hàng do vấn đề thanh khoản gây ra và mối lo ngại về
việc tăng lãi suất của FED và rút vốn đầu tư nước ngoài. Nên rất có thể sẽ ảnh
hưởng xấu đến thị trường chứng khoán, vì vậy nhóm chúng em cho rằng biến X 1 sẽ
có ảnh hưởng nghịch đối với biến phụ thuộc.
- X2: Tỷ giá trung tâm: Theo chúng em, sự lên giá của đồng USD có thể là một
nguyên nhân khiến giới đầu tư toàn cầu rút vốn khỏi thị trường Việt Nam, nếu nhà
đầu tư nước ngoài bán ròng sẽ gây ra áp lực lớn lên VN-Index. Ngoài ra, nó còn tác
động đến tâm lý nhà đầu tư khi dấy lên những lo ngại về dự trữ ngoại hối của Việt
Nam và những vấn đề liên quan như “nhập khẩu” lạm phát, nợ quốc gia. Vì thế, kỳ
vọng X2 tác động theo chiều nghịch với biến phụ thuộc.
- X3: Giá vàng: Theo nhóm chúng em, vàng và chứng khoán là hai lựa chọn
đầu tư, nếu giá vàng tăng, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào chứng khoán. Vì thế, làm giá cổ
phiếu tăng, theo chúng em là X3 tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc.
Biến phụ thuộc:
13


Yi là chỉ số Vn-Index. Chỉ số Vn-Index thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ

phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Tuy
không còn được đánh giá quá mạnh mẽ nhưng thị trường chứng khoán năm 2019
vẫn còn rất nhiều cơ hội và triển vọng. Mặc dù, chịu sự ảnh hưởng của biến động
giá USD do FED nhiều lần tăng lãi suất, ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và đầu tư
nước ngoài. Nhưng do dịch chuyển vốn đầu tư từ Trung Quốc vào nước ta và các
hiệp định thương mại tự do mới kí kết. Nhiều nhóm ngành được hưởng lợi cao. Vậy
giá cổ phiếu chứng khoán sẽ biến động phụ thuộc như thế nào vào lãi suất, tỷ giá
trung tâm, giá vàng,.. cần được phân tích, ước lượng và kiểm định.
2.2 Cách đo lường các biến trong mô hình
Tên biến

Viết tắt

Chỉ số
Vn.Index

Yi

Lãi suất

X1

Tỷ giá
trung tâm

X2

Giá vàng

X3


Phương pháp
đo lường
Chỉ số thị
trường chứng
khoán Vn.Index
Lãi suất tính
theo ngày
(%)
Tỷ giá
USD/VNĐ
(VNĐ/USD)
Giá vàng
trong nước
(VNĐ/lượng)

Nguồn số liệu
Website: Ủy ban chứng
khoán nhà nước

Website: Ngân hàng nhà
nước Việt Nam

Website: Ngân hàng nhà
nước Việt Nam

Website: vietbao
/>et/gia-vang/

2.3. Kỳ vọng ảnh hưởng của các biến

Ký hiệu
Yi
X1
X2
X3

Ý nghĩa
Chỉ số thị trường chứng khoán Vn.Index
Lãi suất tính theo ngày (%)
Tỷ giá USD/VNĐ (VNĐ/USD)
Giá vàng trong nước (VNĐ/lượng)

Kỳ vọng
dấu
+

14


III. Mô tả số liệu
1. Mô tả thống kê của các biến
Số quan
Biến

sát

Giá trị
trung
bình


Độ lệch

Giá trị

Giá trị

chuẩn

nhỏ nhất

lớn nhất

Chỉ số
VnIndex

59

980.6153

14.48656

947.01

1011.86

Lãi suất
Tỷ giá
trung tâm

59


3.679661

0.5292446

2.29

4.56

59

22934.24

384.1042

20046

23057

Giá vàng

59

36.52932

0.1558056

36.26

36.88


(Bảng kết quả từ phần mềm Stata)
Nhận xét:
- Mẫu số liệu với 59 quan sát là số lượng phù hợp để nghiên cứu.
- Tuy nhiên, vì thống kê theo ngày nên sự khác nhau giữa các giá trị quan sát
của biến độc lập là không lớn, không phản ánh được hết đặc tính của tổng thể nên
có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của ước lượng; đặc biệt là biến “giá vàng”.
2. Ma trận tương quan giữa các biến
Yi

X1

X2

Yi

1.0000

X1

-0.3471

1.0000

X2

-0.0848

0.1106


1.0000

X3

-0.7280

0.2941

0.1144

X3

1.0000

(Bảng kết quả từ phần mềm Stata)
Từ ma trận tương quan các biến, ta có thể nhận xét:
- Biến có tác động lớn nhất đến Y là X3 (giá vàng trong nước) do có hệ số
tương quan cao nhất, và có tác động ngược chiều; sai so với kỳ vọng
- Biến có tác động nhỏ nhất đến Y là X2 ( tỷ giá USD/VNĐ) do có hệ số tương
quan thấp nhất và có tác động ngược chiều; đúng với kỳ vọng
- Biến X1 ( lãi suất ) có tác động ngược chiều đối với Y; đúng với kỳ vọng.
1
5


Để phân tích rõ hơn về mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, ta
nghiên cứu thêm về “Biểu đồ phân tán giữa biến phụ thuộc và biến độc lập”. Ở mô
hình này, nhóm chúng em chọn đồ thị phân tán Scatter Plot:
- Dựa vào “Biểu đồ 1: Tương quan
giữa X1 và Y” tức tương quan giữa lãi suất

và chỉ số Vn.Index, ta thấy các điểm trên đồ
thị nằm phân bố xung quanh một đường
thẳng hướng xuống nhưng các điểm này lại
phân bố rải rác, không đồng đều. Do đó, lãi
suất và chỉ số Vn.Index có thể có mối tương
quan nghịch yếu hoặc thậm chí không có
tương quan.
- Dựa vào “Biểu đồ 2: Tương quan giữa
X2 và Y” tức tương quan giữa tỷ giá trung tâm
và chỉ số Vn.Index, ta thấy các điểm trên đồ
thị nằm phân bố không theo một đường thẳng
nhất định mà phân bố không theo quy luật,
hầu hết các điểm nằm dồn về một phía cuối
của đường thẳng, thậm chí có điểm nằm cách
xa về phía đầu. Do đó, tỷ giá trung tâm và chỉ
số Vn.Index có thể không có mối tương quan.
Điều này cần được chạy mô hình để kiểm
định.
- Cuối cùng là “Biểu đồ 3: Tương quan
giữa X3 và Y” tức tương quan giữa giá vàng
trong nước và chỉ số Vn.Index, ta nhận thấy
các điểm phân bố gần như trên một đường
thẳng hướng xuống, đa số các điểm nằm sát
nhau nên giữa giá vàng trong nước và chỉ số
Vn.Index có thể có mối tương quan nghịch
mạnh.

16



Chương 3: Kết quả ước lượng và suy
diễn thống kê
I. Mô hình ước lượng
Bảng kết quả chạy Stata:
Biến động
mô hình giải
thích được
Biến động
mô hình không
giải thích được
Tổng biến
động

Chỉ số VNIndex (VI)
Lãi suất (X1)
Tỷ giá
USD/VNĐ (X2)
Giá vàng
(X3)
Hệ số chặn

6687.39315
5484.50672
12171.8999

Số quan sát
Giá trị kiểm
định F 3 biến 55
bậc tự do
Mức ý nghĩa

của kiểm định F

59
22.35

Hệ số xác
định
Hệ số xác
định hiệu chỉnh
Độ lệch chuẩn

0.5494

0.0000

0.5248
9.9859

Giá trị hệ
số hồi quy
mẫu
-4.007772

Sai số
của hồi quy
mẫu
2.600682

Giá trị kiểm
định


Pvalue

-1.54

0.129

0.0003734

0.0034476

0.11

0.914

-63.78843

8.837885

-7.22

0.000

3316.947

322.9366

10.27

0.000


Mô hình hồi quy mẫu:
VI = 3316.947 - 4.0078X1 + 0.0004X2 - 63.7884X3
Hệ số xác định: R2 = 54.94%. Hệ số xác định cho biết, mô hình giải thích
được 54.94% biến động của biến phụ thuộc.
Ý nghĩa các hệ số ước lượng:
̂

-

1=

cho biế tkhi Lãi suất tăng 1 đơn vị, các yế utố khác không đổi

−4.0078

thì chỉ số VN-Index giảm 4.0078 đơn vị.
17


= 0.0004 cho biết khi tỷ giá USD/VNĐ tăng 1 đơn vị và các yếu tố
-

2

khác
không đổi thì chỉ số VN-Index tăng 0.0004 đơn vị. Biến động là rất nhỏ, có thể coi
như không có tác động.
̂


cho biết khi giá vàng tăng 1 đơn vị, các yếu tố khác không - 3 = −63.7884

đổi thì chỉ số VN-Index giảm 63.7884 đơn vị.
thuộc có giá trị bằng 3316.947
̂

cho biết khi các biến độc lập có giá trị bằng 0 thì biến phụ - 0 = 3316.947

II. Kiểm định và so sánh ước lượng
1. Kiểm định sự phù hợp của các ước lượng nhận được với lý thuyết thống kê
thì chỉ số VN-Index dương.
̂

-

> 0 phù hợp với lý thuyết kinh tế. Vì các yếu tố khác bằng 0 - 0 = 3316.947

̂

= −4.0078 < 0 phù hợp với lý thuyết kinh tế. Vì khi lãi suất tăng thì
1

lượng cầu giảm, do đó giá giảm.
̂

= 0.0004 > 0 không phù hợp với lý thuyết kinh tế. Vì khi tỷ giá
2

USD/VNĐ tăng sẽ tác động tâm lý nhà đầu tư, nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường
Việt Nam, giá chỉ số VN-Index có xu hướng giảm.

tăng, nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào chứng khoán, chỉ số VN-Index có xu
hướng tăng cùng chiều
̂

2.

< 0 không phù hợp với lý thuyết kinh tế. Vì khi giá vàng - 3 = −63.7884

Kiểm định tính thống kê của hệ số góc Với n = 59, k =3,

/2



= = 2.047

* Kiểm định với hệ số góc của Lãi suất
- Cặp giả thuyết:
H0: β1 = 0
H1: β1 ≠ 0
̂

- Tính giá trị tổng thể:

−4.007772

1

=


=

= −1.54105

̂

2.60068
( 1)

- So sánh và đưa ra kết luận: -tqs < ts , suy ra thừa nhận H0, bác bỏ H1. Biến
lãi suất không có ý nghĩa thống kê.

18


* Kiểm định với hệ số góc của tỷ giá USD/VNĐ
- Cặp giả thuyết: H0:
H0: β2= 0
H1: β2≠ 0
- Tính giá trị tổng thể:
- So sánh và đưa ra kết luận: ts = 2.047
̂

2

=

̂

=


0.00037

= 0.11
( 2)

0.00344

- Từ đây ta có: tqs < ts , suy ra chấp nhận H0 và biến tỷ giá USD/VNĐ
không có ý nghĩa thống kê.
*) Kiểm định với hệ số góc của giá vàng
- Cặp giả thuyết:
H0: β3 =0

H1:β3≠0
Tính giá trị tổng thể:
So sánh và đưa ra kết luận: ts = 2.047
- Từ đây ta có: tqs < ts, suy ra bác bỏ H0 và biến Giá vàng có ý nghĩa thống kê
3. Kiểm định tính phù hợp của mô hình
Với n = 59, k = 3,
H0:R2=0
H1:R2≠ 0
̂

3

=

̂


=

−63.78843

= −7.22

8.837885

( 3)

= 5%, cặp giả thuyết thống kê:

2

/( −1)

=

Tiêu chuẩn kiểm định:

/( − )

=

(1−

2)/(

/( −1)


− )

Miền bác bỏ:
=( :

/( − 1)
=

=

>

( −1; − ))

2

/( − 1)

/( − )

(1 −

Tra bảng phân phối F ta được:

= 22.35

2

)/( − )
( −1; − )


=

(3;55)
0
.05

= 2.7725

19


(3;55)

Như vậy, Fqs = 22.35 > 0

.05

= 2.7725, suy ra bác bỏ H0, thừa nhận H1. Vậy, với mức ý nghĩa 5%, mô hình hồi quy là phù hợp.

III. Khuyến nghị, giải pháp
TTCK là một trong những kênh luân chuyển vốn quan trọng của nền kinh tế. Sự
biến động của giá chứng khoán, cụ thể là giá cổ phiếu, là kết quả của những thay đổi
trong nền kinh tế vĩ mô, của nhà đầu tư và của chính các công ty niêm yết. Vì vậy,
việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự thay đổi giá cổ phiếu giữ vai trò rất quan
trọng trong việc điều hành thị trường, định hướng đầu tư hiệu quả. Các nghiên cứu
về vấn đề này tuy không quá mới mẻ nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên
cứu được thực hiện, đặc biệt là trên HNX.
Nghiên cứu đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng
đến sự thay đổi giá cổ phiếu niêm yết trên HNX Kết quả nghiên cứu này phù hợp

với kết quả của nhiều nghiên cứu được thực hiện trước đây. Tuy nhiên, do hạn chế
về dữ liệu nghiên cứu nên trong nghiên cứu này, chúng ta mới chỉ đưa vào 3 yếu tố
tỷ giá VND/USD, giá vàng, lãi suất cho vay
Trong khi, vẫn còn những yếu tố ngoại sinh và nội sinh có thể tác động đến sự
thay đổi giá của cổ phiếu. Bên cạnh đó, số lượng cổ phiếu được lựa chọn chưa
nhiều, tần suất dữ liệu có thể thu thập theo tần suất tháng thay vì tần suất quý. Đây
là những khía cạnh nghiên cứu khá hấp dẫn mà các nghiên cứu tiếp theo có thể thực
hiện

20


Kết luận
Những kết quả nghiên cứu ở trên đã cho chúng ta có một cách nhìn rõ
ràng và tương đối đấy đủ về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị Chỉ số VN
INDEX, trong đó giá vàng là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất, các yếu tố lãi suât
hoăc tỷ giá USD có ảnh hưởng không đáng kể . Qua việc phân tích số liệu, chạy
mô hình và tiến hành các kiểm định chúng em đã có những nhận xét đầy đủ về
sự ảnh hưởng của từng biến được đưa vào, ý nghĩa của chúng đối với biến phụ
thuộc, qua đó giúp chúng ta đưa ra được các kiến nghị giúp phát triển thị trường
chứng khoán ở Việt Nam và từ đó đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô phù
hơp để phát triển nền kinh tế.
Bài tiểu luận của chúng em xin dừng lại ở đây,trong quá trình làm bài tiểu
luận, dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, kính
mong được cô góp ý để nhóm chúng em có thể hoàn hiện hơn bài tiểu luận này.
Qua đây, nhóm chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên bộ môn
Kinh tế lượng cô giáo Nguyễn Thúy Quỳnh đã hướng dẫn tận tình qua những
tiết học bổ ích trên lớp cũng như có những chỉ dẫn sát sao đã giúp chúng em
hoàn thành bài tiểu luận này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!


21


×